(1)Xem việc giảm dần bội chi NSNN là một trong những ưu tiên trong
điều hành chính sách tài khóa thời gian tới, qua đó từng bước mởrộng
“không gian tài khóa”, góp phần đảm bảo được sự ổn định kinh tếvĩmô
trong trung và dài hạn.
Bội chi NSNN là cần thiết trong những thời kỳkinh tếtăng trưởng chậm, tổng
cầu của khu vực tưnhân suy giảm. Song bội chi NSNN ởmức cao và kéo dài
sẽtiềm ẩn nhiều nguyên nhân gây bất ổn kinh tếvĩmô. Bài học từcuộc
khủng hoảng nợcông ởHy Lạp và một sốquốc gia trong EU gần đây là
minh chứng rõ nét nhất cho vấn đềnày. Bội chi NSNN bình quân giai đoạn
2006-2010 ước lên đến 5,5%, cao hơn mức 4,9% GDP của giai đoạn 5 năm
trước đó.
Sựgia tăng vềbội chi NSNN dựbáo sẽ đặt công tác quản lý, điều hành ngân
sách những năm tới trước một sốkhó khăn nhất định do “không gian chính
sách tài khóa” đã bịthu hẹp đáng kểso với trước. Theo đó, điều kiện đểChính
phủcó thểphản ứng lại với các tác động tiêu cực từbên ngoài nhưtừng thực
hiện trong hai năm 2009-2010 sẽrất hạn chế.
17 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN
Đề tài
MỐI QUAN HỆ GIỮA
BỘI CHI NGÂN SÁCH
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
GV: Trương Minh Tuấn
SVTH: Nhóm 2
Tp. HCM, tháng 10 năm 2012
CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÓM:
- Nguyễn Hoài Phương Thảo
- Nguyễn Thanh Trúc Ngân
- Nguyễn Thị Thùy Linh
- Nguyễn Thị Sáng
- Nguyễn Đức Hoàng
Mục lục
Giới thiệu
Phần 1
Tổng quan về bộ i chi ngân sách và mối quan hệ giữa thâm hụt ngân
sách với tăng trưởng kinh tế .....................................................................1
1. Một số vấn đề về bội chi ngân sách ..................................................... 1
1.1. Khái niệm bội chi ngân sách ...................................................................................... 1
1.2. Những yếu tố tác động đến bội chi ngân sách .................................... 2
2. Một số vấn đề về tăng trưởng kinh tế ..................................................... 3
2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế ......................................................................... 3
2.2. Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế ................................................... 4
3. Bội chi ngân sách và mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế ................... 5
Phần 2
Quan hệ giữa bội chi ngân sách với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam….9
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 1 / 13
PHẦN 1
Tổng quan về bội chi ngân sách và mối quan hệ giữa bội chi ngân sách với
tăng trưởng kinh tế
1. Một số vấn đề về bội chi ngân sách
1.1. Khái niệm bội chi ngân sách
Xuất phát từ quan điểm về quản lý ngân sách giữa các quốc gia và các tổ
chức, có nhiều quan niệm khác nhau về bội chi ngân sách. Hiểu một cách cơ
bản nhất, bội chi ngân sách là tình trạng tổng chi trong ngân sách nhà nước mà
chính phủ phải thực hiện lớn hơn các khoản thu trong ngân sách nhà nước mà
chính phủ thu được tính trong một năm tài chính. Ở phạm vi rộng hơn, bội chi
ngân sách là hiện tượng ngân sách nhà nước không cân đối được (thể hiện ở
chênh lệch giữa cung và cầu về nguồn lực tài chính của Nhà nước). Việc tính
toán mức bội chi ngân sách ở mỗi quốc gia thường có sự khác biệt do cách
thức xác định phạm vi thu, chi ngân sách có sự không đồng nhất.
Cẩm nang Thống kê tài chính của chính phủ,bội chi ngân sách được xác
định bằng chênh lệch giữa chi ngân sách và thu ngân sách. Ở đây sự khác biệt
giữa các quốc gia chính là phạm vi các khoản thu và chi ngân sách được đưa
vào trong cân đối ngân sách. Việc xác định phạm vi các khoản thu, chi ngân
sách khác nhau sẽ đem đến các kết quả khác nhau về mức bội chi ngân sách.
Lý thuyết kinh tế vĩ mô cũng như nhiều công trình nghiên cứu kiểm định
thực chứng đã cho thấy bội chi ngân sách có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đến các sự tăng trưởng kinh tế theo các cách thức khác nhau. Mức độ và
cách thức tác động lại chịu sự chi phối của tỷ lệ bội chi và thời gian bội chi
cũng như phương thức tài trợ cho bội chi ngân sách. Trong đó, vấn đề thường
nhận được sự đồng thuận chung là bội chi ngân sách cao và kéo dài sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là đối
với các nước đang phát triển.
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 2 / 13
Hiện nay, để đảm bảo được sự ổn định về kinh tế vĩ mô nhiều nước đã
đưa ra các giới hạn trần về bội chi ngân sách và xem đây như là một yêu cầu
cần thiết để đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể trong trung và dài hạn. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp mức độ bội chi ngân sách không phải là vấn đề
quan trọng mà thay vào đó là hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực
tài chính có được từ việc chấp nhận bội chi ngân sách mới là vấn đề cần lưu
tâm nhất.
1.2. Những yếu tố tác động đến bội chi ngân sách
Tình trạng bội chi ngân sách của mỗi quốc gia chịu sự tác động của
nhiều yếu tố, trong đó những yếu tố cơ bản là:
Thứ nhất, do tác động của chu kỳ kinh doanh, trong thời kỳ khủng
hoảng hay suy giảm kinh tế sẽ làm cho thu nhập của quốc gia bị thu hẹp lại,
đồng thời nhu cầu chi tiêu tăng lên để đáp ứng những khó khăn về kinh tế xã
hội, từ đó dẫn đến bội chi ngân sách tăng. Ngược lại, ở giai đoạn nền kinh tế
tăng trưởng nhanh, thu ngân sách tăng cao trong khi đó các khoản chi liên quan
đến an sinh xã hội như bảo hiểm thất nghiệp và hỗ trợ cho người nghèo có xu
hướng giảm xuống nên cán cân tài khóa của chính phủ được cải thiện, hay nói
cách khác bội chi ngân sách sẽ giảm xuống.
Thứ hai, bội chi ngân sách chịu tác động của hệ thống chính sách cũng như
các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ.
Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của nhà
nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn phát
triển khác nhau. Ví dụ, khi sản lượng của nền kinh tế ở mức thấp dưới mức sản
lượng tiềm năng, chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận có bộ i
ch i ngân sách để tăng tổng cầu, qua đó thúc đẩy sự mở rộng của nền kinh tế.
Bội chi ngân sách thường xảy ra với các nước đang phát triển do nhu cầu
đầu tư xã hội là rất lớn, nhất là đầu tư về phát triển hạ tầng kinh tế XH Việt
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 3 / 13
Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ở Việt Nam, trong một số năm kinh tế
tăng trưởng nhanh, thu ngân sách tăng cao song Chính phủ vẫn chấp nhận bội
chi ngân sách để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đối với các nước phát triển, chi ngân sách được sử dụng như một công
cụ điều tiết vĩ mô, khi kinh tế suy thoái và tổng cầu giảm thì chính phủ thường
tăng chi tiêu để kích cầu tiêu dùng, đầu tư và ngược lại khi kinh tế phát triển
nóng, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu, giảm thâm hụt để đưa nền kinh tế
trở về mức sản lượng tiềm năng. Đây cũng là lý do làm cho bội chi ngân sách
không chỉ phổ biến ở các nước đang phát triển mà còn ở các nước phát triển.
Thứ ba, những vấn đề về thiên tai, dịch bệnh, tình hình chính trị bất ổn
cũng có thể tác động làm tăng chi ngân sách, qua đó gây ra bội chi ngân sách
nhà nước. Việc quản lý và điều hành ngân sách không hiệu quả, chi tiêu ngân
sách lãng phí cũng là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến mức bội chi ngân
sách.
Thứ tư, các nhân tố tác động đến mức bội chi ngân sách cũng cần phải kể
đến đó là các nhân tố kỹ thuật chuyên môn (phân loại, mục lục, phương pháp
cân đối, thời điểm ghi nhận thu chi ngân sách, phương pháp kế toán…). Theo
đó, có nhiều trường hợp thâm hụt thấp hay giảm không phải xuất phát từ sự
cải thiện về tình hình kinh tế vĩ mô và tài khóa của chính phủ mà do sự phản
ánh sai lệch về quy mô thu và chi ngân sách của chính phủ hay là do chi
ngân sách thiếu minh bạch hay là áp dụng phương pháp tính không phù hợp.
2. Một số vấn đề tăng trưởng kinh tế
2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người
hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).Tăng trưởng kinh
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 4 / 13
tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong
một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của
nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối
cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn
sống trong tình trạng nghèo khổ
2.2 Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các
nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của
phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng
trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn
nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác
nhau đưa đến kết quả tương ứng.
Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến
thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng
kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có
thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều
tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản
xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ
văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển,
những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ,
rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển
kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể
đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út.
Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà
người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản
trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 5 / 13
thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan
trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP
cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không
chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định
xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố
định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ
được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực
hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...),
sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....
Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng
không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và
tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất.
Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra
sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát
triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng
hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc
tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng
được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những
sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.
3. Bội chi ngân sách và mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế
3.1. Tổng quan
Tác động của bội chi ngân sách lên các biến số kinh tế vĩ mô luôn là một
chủ đề gây tranh luận trong nhiều thập kỷ qua và chiếm một vị trí nổi bật
trong các nghiên cứu của các học giả trên thế giới. Một câu hỏi luôn được đặt
ra trong các nghiên cứu là bội chi ngân sách có thực sự gây bất lợi cho nền kinh
tế hay không
.
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 6 / 13
Khảo sát sơ bộ các nghiên cứu nước ngoài cho thấy đã có nhiều bài
báo, công trình khoa học đã thực hiện phân tích mối quan hệ giữa bội chi ngân
sách và tăng trưởng kinh tế, trong đó có rất nhiều các công trình nghiên cứu
định lượng sử dụng dữ liệu của nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm các nước
phát triển và đang phát triển (ví dụ như nghiên cứu của Catão& Terrones, 2001;
Solomon và Wet, 2004; Keho, 2010; Rosa, 2011). Các phương pháp tiếp cận
của những nghiên cứu này cũng là rất khác nhau (ví dụ, có nghiên cứu sử
dụng mô hình chuỗi thời gian hay kiểm định nhân quả Granger hay là những
nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu chéo của nhiều quốc
gia...).
3.2. Bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế là một vấn
đề được nghiên cứu khá rộng rãi trên cả phương diện lý thuyết và kiểm định
thực nghiệm. Liên quan đến mối quan hệ này, các quan điểm của các trường
phái kinh tế khác nhau cũng rất khác nhau.
Trường phái tân cổ điển cho rằng tăng bội chi hiện tại sẽ kéo theo sự
gia tăng về gánh nặng thuế trong tương lai. Theo đó, người tiêu dùng sẽ có xu
hướng tăng tiêu dùng tại thời điểm hiện tại. Do đó, trong trường hợp bối cảnh
tổng cầu sụt giảm (ví dụ như trường hợp xảy ra suy thoái). Khi mà nền kinh tế
đang hoạt động ở mức toàn dụng nhân công (không có dư thừa về các yếu tố
sản xuất), việc tăng bội chi ngân sách không những không có tác động đến tổng
cầu mà còn có nguy cơ đưa nền kinh tế trước những rủi ro mới, trong đó đáng
kể nhất sẽ là sự gia tăng về sức ép lạm phát.
Khác với hai trường phái nói trên, quan điểm của trường phái Ricardo
cho rằng, bội chi ngân sách không tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô cả
trong ngắn hạn và dài hạn. Theo trường phái này ảnh hưởng của bội chi ngân
sách và thuế đối với tiêu dùng là tương đương nhau. Việc tăng bộ i chi ngân
sách do giảm thuế ở thời điểm hiện tại sẽ phải trả giá bằng việc tăng thuế
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 7 / 13
trong tương lai, bao gồm cả trả lãi cho khoản vay. Do vậy bội chi ngân sách
dẫn đến vay nợ trong hiện tại sẽ đồng nghĩa với việc tăng thuế trong tương lai.
Với hàm ý này, người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại sẽ tiết kiệm một
khoản cần thiết để trả cho tương lai. Nói cách khác, người tiêu dùng thường dự
đoán tương lai, quyết định tiêu dùng của họ không chỉ dựa vào thu nhập hiện
tại mà còn dựa vào thu nhập kỳ vọng trong tương lai.
Theo trường phái Ricardo, bội chi ngân sách sẽ không có tác động đến
tiết kiệm và đầu tư. Theo họ khi bội chi ngân sách tăng do giảm thuế thì thu
nhập khả dụng của người dân tăng lên, hơn nữa người dân ý thức được cắt
giảm thuế trong hiện tại sẽ dẫn đến tăng thuế trong tương lai, do vậy họ sẽ
tiết kiệm nhiều hơn. Trong khi đó, bội chi ngân sách làm cho tiết kiệm của khu
vực nhà nước giảm xuống. Theo đó, tiết kiệm quốc gia được hiểu là tổng của
tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm của nhà nước sẽ không đổi. Do vậy, bội chi ngân
sách sẽ không tác động đến tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng (và cả lạm phát) như
lập luận của các trường phái nói trên (Saleh, 2003).
Tương tự như các trường phái lý thuyết nói trên, các nghiên cứu kiểm
chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng cũng
đưa ra nhiều kết quả không đồng nhất. Ví dụ, Keho (2010) sử dụng mô xuống.
Khi tiết kiệm quốc gia giảm, lãi suất trên thị trường sẽ tăng và lãi suất tăng sẽ
làm giảm đầu tư, qua đó tạo ra hiện tượng thoái lui đầu tư (crowding out). Vì
thế, trường phái này cho rằng tăng bội chi ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế.
Trường phái này còn cho rằng nếu như việc tài trợ bội chi ngân sách
thông vay nợ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất trong nền kinh tế, do
vậy sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Theo đó, tăng bội chi ngân
sách có thể dẫn đến tăng giá và giảm sản lượng sản xuất trong nền kinh tế.
Một giải thích khác là khi chính phủ vay nợ trên thị trường trong nước, lãi
suất sẽ bị đẩy lên và khi mặt bằng lãi suất bị đẩy lên, khu vực tư nhân sẽ
giảm nhu cầu huy động vốn của mình, theo đó sẽ hạn chế đến sự mở rộng
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 8 / 13
sản xuất của khu vực tư nhân. Hay nói cách khác, sự gia tăng về cầu của
chính phủ thông qua tăng chi tiêu (tăng bội chi ngân sách) đã “chèn lấn” cầu
khu vục tư nhân (Saleh, 2003).
Trong khi đó, trường phái Keynes lại cho rằng tăng bội chi ngân sách sẽ tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Khi chính phủ tăng chi ngân sách từ
nguồn bộ i chi thì tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên, làm cho các nhà đầu
tư tư nhân trở nên lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và sẽ quan tâm hơn đến
việc tăng đầu tư. Trong trường hợp khác, nếu chính phủ chấp nhận bội chi
thông qua việc giảm thuế thì thu nhập khả dụng của khu vực hộ gia đình cũng
tăng lên. Theo đó, người dân sẽ tăng chi tiêu. Tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ
sẽ tăng lên.
Trường phái Keynes lập luận rằng mặc dù tăng bội chi ngân sách có thể
tăng lãi suất song vẫn có thể tăng được mức tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế theo trường
phái này cũng cho rằng tác động của bộ i chi ngân sách đến tăng trưởng
kinh tế chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn.
Trong khi đó, trong trường hợp Niger có tồn tại mối quan hệ tác động
một chiều từ bội chi ngân sách đến tăng trưởng và đối với ba nước còn lại
thì giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng có mối quan hệ hai chiều, tác động
qua lại. Tác giả Đỗ Ngọc Huỳnh (2007) sau khi phân tích dự liệu của các
nước đang phát triển Châu Á trong giai đoạn 1990-2006 đã đưa ra lập luận
cho rằng bộ i chi ngân sách càng thấp thì tỷ lệ tăng trưởng càng cao. Trong
nước, ứng dụng mô hình chuỗi thời gian (mô hình VAR) để phân tích về mối
quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai
đoạn 2001 - 2010, tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo (2010) cho rằng quan hệ
giữa bộ i ch i ngân sách và tăng trưởng kinh tế là cùng chiều trong các năm
từ 2001-2007 và có quan hệ ngược chiều trong các năm 2008-2010.
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 9 / 13
PHẦN 2
Quan hệ giữa bội chi ngân sách với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Trong 10 năm qua, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế
diễn biến phức tạp, song Việt Nam vẫn đạt được một số thành tựu về tăng
trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2010 là
7,26%, trong đó giai đoạn 2001-2005 bình quân đạt 7,49%, giai đoạn 2006-
2010 đạt 7,02% (Tổng cục Thống kê, 2011). Tăng trưởng kinh tế nhanh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Việt Nam gia tăng mức sống của người dân, giảm dần
tỷ lệ hộ nghèo. Tính bình quân cả nước, tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2006-
2010 đã giảm từ mức 16% xuống 9,45%39, đạt được mục tiêu đề ra trong Kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010.
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP và thâm hụt ngân sách
Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng
GDP
Tỷ lệ thâm hụt
NSNN
1991-1995 8,21 4,1
1996-2000 7,00 4,0
2001-2005 7,49 4,9
2006-2010 6,90 5,5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính.
Số năm 2010 là số ước thực hiện.
Phân tích về diễn biến bộ i ch i ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
cho thấy trong giai đoạn 2001-2007 có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức
khá cao so với tốc độ tăng trưởng kinh tế ba năm trở lại đây. Đây cũng là giai
đoạn mà trong khi bộ i chi ngân sách tính theo cách tính của Việt Nam tương
đối ổn định, chỉ xoay quanh mức xấp xỉ 5% GDP (ngoại trừ năm 2007). Bên
cạnh đó, khi bao gồm cả nguồn trái phiếu chính phủ và vay về cho vay lại thì
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 10 / 13
mức độ bội chi ngân sách có xu hướng biến động cùng chiều với tăng trưởng
kinh tế, nghĩa là trong giai đoạn này có những năm bội chi ngân sách cao
cũng đồng thời có tăng trưởng kinh tế cao.
Kể từ năm 2009 đến nay, diễn biến về mức độ bộ i ch i NSNN và
tăng trưởng kinh tế là khá trái ngược. Năm 2009, thâm hụt NSNN đặc biệt
cao (theo tất cả các tiêu thức tính) song tăng trưởng kinh tế lại ở mức thấp
nhất trong 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do trong giai
đoạn 2008-2010 để đối phó với các tác động bất lợi do suy thoái kinh tế toán
cầu gây ra, một loạt các chính sách kích thích kinh tế đã được triển khai áp
dụng (bao gồm cả việc tăng chi ngân sách và giảm thuế) nên bội chi ngân
sách tăng cao, trong khi đó tác dụng của các chính sách kích thích kinh tế
này đối với tăng trưởng phải mất một thời gian mới phát huy tác dụng (độ
trễ của chính sách).
Một điều đáng lưu ý khác khi xem xét về mối quan hệ giữa bội chi ngân
sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là hệ số tương quan giữa bội chi ngân
sách và tăng trưởng kinh tế theo cả hai cách tính đều có giá trị âm (Bảng 2).
Hay nói cách khác, xét trên giác độ này là giữa tăng trưởng kinh tế và bội chi
ngân sách diễn biến ngược chiều nhau. Tuy điều này không đồng nghĩa với
việc là tăng bộ i chi sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế hay ngược lại, song
cũng đã chỉ ra một số vấn đề cần lưu ý khi xem xét về mối quan hệ giữa bội
chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nhất là diễn biến trong
những năm gần đây, ít nhất là xét trên giác độ sự “chèn lấn” hay “lấn át” của
đầu tư công đối với đầu tư của khu vực tư nhân.
Bảng 2. Hệ số tương quan giữa bộ i chi ngân sách với tăng trưởng
kinh tế 1991-2010
BCVN1 BCQ GD
BCVN 1,00
BCQT 0,74 1,00
GDP - - 1,00
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 11 / 13
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính. Số năm 2010 là số ước thực
hiện. Ghi chú: BCVN1: bội chi theo cách tính Việt Nam và BCQT: bội chi
theo thông lệ quốc tế như định nghĩa ở trên.
Thực tế chiều tác động của mối quan hệ giữa bội chi NSNN và tăng
trưởng kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và đặc điểm phát triển của nền
kinh tế trong từng giai đoạn. Ngoài ra, một điểm khác biệt ở Việt Nam trong
việc phân tích tác động của chính sách chi ngân sách đến các biến số kinh tế vĩ
mô là do có sự xuất hiện của các khoản thu và chi chuyển nguồn. Theo đó,
rất khó xác định được thời điểm mà các khoản chi này thực sự diễn ra, mặc
dù được tính vào chi NSNN của năm trước để xác định mức bội chi NSNN
trong năm đó. Hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN còn hạn chế cũng là
nhân tố phần nào hạn chế các tác động tích cực mà bội chi ngân sách có thể
đem lại cho nền kinh tế.
Bội chi ngân sách ở Việt Nam hiện nay đã tới mức khá cao và kéo dài
nhiều năm. Phân tích ở trên đã cho thấy gia tăng bội chi ngân sách trong nhiều
trường hợp có thể có một số tác động bất lợi đến các chỉ số kinh tế vĩ mô, ví dụ
như dẫn đến giảm đầu tư tư nhân hay làm gia tăng sức ép lạm phát hay bội chi
thương mại. Ngoài ra, bội chi ngân sách cao, kéo dài còn làm giảm niềm tin
vào các chính sách vĩ mô của Chính phủ. Bên cạnh đó sự tăng nhanh của nợ
chính phủ và nợ công sẽ là điều không tránh khỏi nếu như bội chi ngân sách
kéo dài và điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế. Đây
cũng là lý do mà nhiều quốc gia sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã
xem việc giảm dần bội chi ngân sách để khôi phục sử ổn định tài khóa là một
trong các nhiệm vụ ưu tiên trong điều hành chính sách vĩ mô.
Đối với Việt Nam, bội chi NSNN và sự gia tăng nợ công thời gian qua
cho thấy đã đến lúc Việt Nam cần phải có những thay đổi trong cách thức
điều hành chính sách tài khóa. Bên cạnh đó, phân tích ở trên cũng đã cho
thấy tuy ở những mức độ khác nhau song bội chi ngân sách đều có mối quan
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 12 / 13
hệ mật thiết với các biến số kinh tế vĩ mô. Theo đó, đúc rút được từ kinh
nghiệm các nước trong việc xử lý bội chi ngân sách, để từng bước nâng cao
tính kỷ luật và bền vững tài khóa, một số kiến nghị cho Việt Nam trong thời
gian tới là:
(1)Xem việc giảm dần bội chi NSNN là một trong những ưu tiên trong
điều hành chính sách tài khóa thời gian tới, qua đó từng bước mở rộng
“không gian tài khóa”, góp phần đảm bảo được sự ổn định kinh tế vĩ mô
trong trung và dài hạn.
Bội chi NSNN là cần thiết trong những thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm, tổng
cầu của khu vực tư nhân suy giảm. Song bội chi NSNN ở mức cao và kéo dài
sẽ tiềm ẩn nhiều nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Bài học từ cuộc
khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và một số quốc gia trong EU gần đây là
minh chứng rõ nét nhất cho vấn đề này. Bộ i chi NSNN bình quân giai đoạn
2006-2010 ước lên đến 5,5%, cao hơn mức 4,9% GDP của giai đoạn 5 năm
trước đó.
Sự gia tăng về bội chi NSNN dự báo sẽ đặt công tác quản lý, điều hành ngân
sách những năm tới trước một số khó khăn nhất định do “không gian chính
sách tài khóa” đã bị thu hẹp đáng kể so với trước. Theo đó, điều kiện để Chính
phủ có thể phản ứng lại với các tác động tiêu cực từ bên ngoài như từng thực
hiện trong hai năm 2009-2010 sẽ rất hạn chế.
Việc huy động vốn của chính phủ sẽ trở nên khó khăn hơn nếu như
mức dư nợ công bị đẩy lên quá cao, hoặc nếu có huy động được thì chi phí
huy động cũng sẽ là khá cao. Điều này cho thấy không thể tiếp tục kéo dài
tình trạng bội chi ngân sách ở mức cao như những năm gần đây.
(2)Hình thành một lộ trình cụ thể để giảm dần mức bội chi ngân sách
với bước đi thích hợp
Giảm bội chi ngân sách luôn là vấn đề nhạy cảm, có quan hệ đan xen
với nhiều yếu tố khác. Phân tích ở trên tuy đã cho thấy sự cần thiết cũng như
yêu cầu trong thực hiện giảm bội chi, song kinh nghiệm của nhiều nước đã cho
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế
Trang 13 / 13
thấy việc giảm bội chi cần phải được thực hiện theo lộ trình xác định trước với
các bước đi thích hợp, đảm bảo cân đối giữa mục tiêu đảm bảo tổng vốn đầu
tư toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng vẫn lành mạnh
hóa được tình hình tài khóa. Trong điều hành ngân sách hàng năm cần ưu tiên
sử dụng số tăng thu so với dự toán để giảm thâm hụt ngân sách hoặc dành để
trả nợ trước hạn. Đây cũng là giải pháp cần thiết để tăng cường kỷ luật tài
khóa.
Về lộ trình giảm dần mức bội chi ngân sách, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần
thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu đến năm 2015 giảm
mức thâm hụt NSNN xuống 4,5% GDP (bội chi theo cách tính của Việt Nam).
Mục tiêu này cũng đến nay cũng đã được thể hiện trong dự thảo Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Việc giảm dần bội chi ngân sách
này sẽ góp phần từng bước mở rộng không gian tài khóa, hình thành được
các nền tảng vĩ mô cần thiết và vững chắc để hỗ trợ nền kinh tế có thể ứng
phó được các tác động bất lợi từ yếu tố bên trong và bên ngoài vốn có tần suất
xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc giảm con số bội chi nói trên cũng
cần phải được thực hiện đồng thời với việc điều chỉnh lại cách thức tính bội
chi ngân sách như trình bày. Việc giảm con số bội chi ngân sách sẽ không có
nghĩa nghĩa nếu như con số này không phản ánh đúng “thực chất” của mức
bội chi (ví dụ, còn có một số khoản chi còn để ngoài cân đối ngân sách).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Nhập môn Tài chính Tiền tệ của Tập thể GV Trường ĐH Kinh
Tế Tp. HCM ( NXB Lao Động Xã Hội- 2008)
2. Trịnh Huy Quách (2010), “Bội chi NSNN – Kinh nghiệm quốc tế và
thực tiễn Việt Nam”, Chuyên đề nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án
“Tăng cường năng lực quyết định và giám sát ngân sách của các cơ quan
dân cử ở Việt Nam”.
3. Tổng cục Thống kê (2011), ‘Số liệu thống kê’,
4. Bộ Tài chính (2011). Số liệu công khai ngân sách hàng năm,
www.mof.gov.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_2_tieu_luan_moi_quan_he_boi_chi_ns_va_tang_truong_kt_6103.pdf