Tiểu luận Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thị giá chứng khoán

Theo các tài liệu thu thập được thì cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến thị giá chứng khoán trên thị trường. Việc kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thua lỗ sẽ làm giá cổ phiếu giảm. Hơn nữa qua 9 tháng đầu năm tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đều ở trình trạng thua lỗ do nền kinh tế khó khăn, dựa vào số liệu báo cáo kết quả kinh doanh mà các doanh nghiệp đã công bố. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp lớn vẫn đạt được lợi nhuận cao, cho nên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giá tiếp tục tăng. Trong khi đó giá của một số cổ phiếu của các doanh nghiệp không có lợi thuận hoặc thua lỗ nhưng vẫn tăng giá bởi vì nó bị ảnh hưởng của các thông tin nội bộ doanh nghiệp đã đẩy giá cổ phiếu lên cao hoặc ngược lại

pdf12 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thị giá chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh Tế Tp HCM Môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ Bài tiểu luận Số 8: MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ THỊ GIÁ CHỨNG KHOÁN Tp Hồ Chí Minh, Ngày 31 tháng 10 năm 2012 GVPT: Trương Minh Tuấn Lớp: Thực hiện: Nhóm 8 MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ THỊ GIÁ CHỨNG KHOÁN 1 CÁC KHÁI NIỆM 1.1 Kết quả kinh doanh  Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.  Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau quá trình sản xuất kinh doanh nhất định. Trong quá trình kinh doanh thì kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu lợi nhuận... và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định lượng như uy tín, chất lượng sản phẩm 1.2 Thị giá cổ phiếu (chứng)  Thị giá cổ phiếu biểu hiện mức độ đầu tư tài chính, trạng thái kinh tế của doanh nghiệp, đặc biệt là mức cổ tức mà các cổ đông được hưởng và giá thặng dư của cổ phiếu thể hiện khả năng mang lại lợi tức và thu nhập của doanh nghiệp cho các cổ đông của mình  Cổ phiếu có ba loại giá:  Mệnh giá: là giá trị danh nghĩa, được ghi trong điều lệ công ty, hiếm khi thay đổi, theo quy định hiện nay là 10.000 đồng  Thị giá là giá mua bán thực tế, thường biến động theo quan hệ cung cầu  Giá trị thực hay còn gọi là giá trị nội tại Cụ thể theo nguồn thông tin từ Giá trị - Thị giá Khi nói rằng “thị giá là những gì chúng ta bỏ ra, giá trị là những gì chúng ta nhận lại”, Warren Buffet – nhà đầu tư theo trường phái giá trị thành công nhất – đã tách biệt rõ giữa thị giá và giá trị. Nhưng nếu chúng ta cố tình “biện luận” và xảo ngôn, thì chúng ta sẽ dùng chính câu nói của Warren Buffet để đưa giá trị và thị giá về một. Giả sử ngày hôm nay chúng ta mua cổ phiếu A với thị giá 40, qua 10 ngày sau chúng ta bán với thị giá 43. Trong ví dụ trên, rõ ràng Giá trị - số tiền chúng ta nhận được từ việc bán cổ phiếu, theo định nghĩa của Warren Buffet – trong trường hợp này chính là thị giá. Lý luận trên hoàn toàn đúng, nó chỉ cố tình hiểu sai một ý còn lại không nói ra của Warren Buffet, đó là chúng ta phải nắm giữ cổ phiếu mãi mãi, hay rất dài hạn. Như vậy, đối với các nhà đầu tư chỉ sỡ hữu cổ phiếu trong thời gian ngắn, thì giá trị của cổ phiếu chính là thị giá. Đây chính là quan điểm đầu tư của các nhà đầu tư theo các trường phái đầu tư sau: theo thông tin, phân tích kỹ thuật, cơ lợi, chỉ số thị trường. Nhà đầu tư theo trường phái thông tin, thì cho rằng tin tốt sẽ làm giá lên, tin xấu làm giá xuống. Nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật thì cho rằng, thị giá thể hiện tâm lý con người và lập lại theo những mô hình nhất định. Nhà đầu tư theo trường phái chỉ số thì lựa chọn những cổ phiếu tạo ra một danh mục có thị giá lên xuống theo như diễn biến của chỉ số. Giá trị - Nội tại Nếu nắm giữ ngắn hạn, thì giá trị của cổ phiếu chính là thị giá, nắm giữ mãi mãi hay rất dài hạn, giá trị của cổ phiếu được gọi là Giá Trị Nội Tại (intrinsic value). Chữ nội tại cho thấy rõ rằng, đây là giá trị bên trong của cổ phiếu chứ không phụ thuộc vào yếu tố thị trường bên ngoài. Nói một cách khác, thị trường định giá cổ phiếu như thế nào là quyền của thị trường, nhưng cổ phiếu sẽ luôn cung cấp cho người sỡ hữu một giá trị nhất định. Giá trị đó không gì khác hơn chính là những dòng tiền mà người làm chủ cổ phiếu mãi mãi hay dài hạn sẽ được nhận. Chiết khấu những dòng tiền này về hiện tại sẽ cho ta giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Nói thì đơn giản, nhưng để tính toán giá trị nội tại và ra quyết định đầu tư là một việc hết sức khó khăn, nhất là đối với thị trường Việt Nam lúc này. Việc đầu tiên nhà định giá cần làm là phải nghiên cứu cơ bản từ mội trường vĩ mô, cho đến nội tại của công ty. Phân tích đựơc lợi thế cạnh tranh, hướng đi tương lai, và sau đó nghiên cứu đến cơ cấu vận hành, các chỉ số tài chánh, từ đó mới có thể dự đoán được những dòng tiền trong tương lai. Thường thì chúng ta tính một trong 3 dòng tiền: (1) Dòng tiền cổ tức dành cho người sở hữu cổ phiếu, (2) Dòng tiền cho vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp, (3) Dòng tiền dành cho cả doanh nghiệp. Sau đó phải xác định một chỉ số chiết khấu phù hợp dành cho chủ sỡ hữu công ty hay cổ phiếu. Công ty có mức độ rủi ro cao trong tương lai thì chỉ số chiết khấu phải cao hơn công ty có ít rủi ro. Riêng dòng tiền dành cho cả công ty, thì phải dùng chỉ số chiết khấu bình quân gia quyền của chi phí vốn chủ sỡ hữu và của vốn vay. Còn có một cách xác định giá trị nội tại nữa đó là giả sử chúng ta không hoạt động công ty nữa mà bán tài sản công ty để thu tiền về. Dòng tiền mà người chủ sỡ hữu công ty được hưởng sẽ là dòng tiền một lần dựa vào giá trị thị trường của các tài sản hữu hình thuần (trừ nợ), cộng với các tài sản vô hình, đặc biệt là thương hiệu, Việc xác định và dự báo những dòng tiền trên, cũng như chỉ số chiết khấu, tuy dựa vào những phương pháp và phân tích cơ bản giống nhau, nhưng do nhận định chủ quan của mỗi người khác nhau, kết quả cũng sẽ khác nhau. Nhà đầu tư giá trị thành công sẽ là người dự đoán chính xác hay gần chính xác nhất giá trị nội tại của cổ phiếu. Khi đã tìm ra giá trị này rồi, thì nhà đầu tư giá trị sẽ chờ khi thị trường mắc sai lầm khi định giá thấp cổ phiếu - thị giá thấp hơn giá trị nội tại - để mua vào và nắm giữ dài hạn. Giá trị - Tương quan Đây là một phương pháp so sánh giá trị tương quan giữa các cổ phiếu gần giống nhau để tìm ra cổ phiếu nào có giá trị tương quan cao hơn. Chỉ số tương quan có tử số là Thị giá (P – Price), còn mẫu số là một trong những số sau: thu nhập/lợi nhuận (E), giá trị sổ sách của tài sản (BV– Book Value), doanh số (S-Sales)… Trong đó, PE là chỉ số tương quan thông dụng nhất, nó cho thấy chúng ta phải bỏ bao nhiêu đồng thị giá, để mua một đồng lợi nhuận. Những công ty cùng ngành, hay có tính chất, quy mô giống nhau, thường là sẽ có PE giống nhau. Những nhà đầu tư theo trường phái giá trị tương quan sẽ đầu tư vào những cổ phiếu có có PE thấp hơn PE tương quan, trong khi đó những nhà đầu tư tăng trưởng sẽ đầu tư vào cổ phiếu có PE hiện tại cao, nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai cao. Nói tóm lại, tuỳ vào quan điểm của nhà đầu tư, “giá trị” của một cổ phiếu có thể là thị giá, cũng có thể là giá trị nội tại, cũng có thể là giá trị so sánh tương quan giữa các loại cổ phiếu. Điều quan trọng là nhà đầu tư phải có một quan điểm nhất quán trong định nghĩa “giá trị” của mình, và quan trọng hơn nữa, nhà đầu tư phải biết cách dự đoán và tính toán “giá trị” của cổ phiếu thì mới có thể chiến thắng trong “cuộc chơi” đầu tư – một cuộc chơi có nhiều phần thưởng nhưng cũng không ít rủi ro. 2 CÁC NHẬN ĐỊNH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾT QUÀ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỊ GIÁ CHỨNG KHOÁN 2.1 Kết quả kinh doanh gây ảnh hưởng đến giá cả thị trường chứng khoán  Về mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh, đôi khi xảy ra sau. Thời gian xảy ra và mức độ biến động này có sự chênh lệch đáng kể qua theo dõi tình hình. Qua một thời gian dài, nhiều người cho rằng giá cổ phiếu phổ thông thay đổi trước hoạt động kinh doanh cong-ty-khi-niem-yet-phu-thuoc-vao-dieu-gi.html  Anh Hùng - nhà đầu tư tại một sàn chứng khoán lớn trên đường Láng Hạ - Hà Nội vừa bán xong một loạt cổ phiếu và đang "săn" những mã mới. Theo nhận định của anh, thời điểm này rất nhạy cảm để nhảy vào thị trường, bởi xu hướng tăng giảm rất khó đoán. "Giá nhiều cổ phiếu đã xuống rất thấp, tôi cho rằng, đây vừa là cơ hội cho những nhà đầu tư bản lĩnh, nhưng cũng là thời điểm thử thách ý chí của họ", anh Hùng nói. Bốn năm lăn lộn trên thị trường cổ phiếu mà theo anh là thua nhiều hơn được, nhà đầu tư này chia sẻ, thị trường chứng khoán đang phản ánh khá đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Anh Hùng nhận định: "Chơi cổ phiếu giá thấp bây giờ là mạo hiểm, bởi công ty dễ phá sản".  Nhìn nhận về cổ phiếu có thị giá thấp, ông Nguyễn Việt Đức – Giám đốc phân tích Quỹ Sài gòn Hà Nội (SHF) phân tích, ở đây có 2 loại cổ phiếu giá thấp. Loại thứ nhất, giá thấp vì bản thân kinh doanh kém, tất nhiên nhà đầu tư không thể mạo hiểm. Loại thứ hai, theo ông Đức, cổ phiếu giá thấp nhưng các chỉ tiêu như Hệ số giá trên thu nhập (P/E), Hiệu năng trên giá cả (P/P), lợi nhuận và tỷ lệ cổ tức vẫn tăng hoặc ổn định qua các năm, thì đây là do tâm lý thị trường, và có thể là cơ hội tốt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, ông Đức khẳng định, hiện thị trường chứng khoán và giá cổ phiếu cũng phán ánh khá chính xác với kết quả kinh doanh của doanh nghiêp. Nhưng, vị này còn cho rằng, "thị trường chứng khoán hiện tại vàng thau vẫn lẫn lộn" và "nhà đầu tư cần có tiêu chí cụ thể để mua hay bán cổ phiếu, thị giá chỉ là một phần".  Tiến sĩ Alan Phan cũng cho rằng giá cổ phiếu chỉ là một phần trong quyết định đầu tư. "Tôi cho rằng, mấu chốt ở đây là khả năng sinh lợi của cổ phiếu trong tương lai, chứ không phải là thị giá trước mắt", ông nói. Tuy nhiên, ông nhìn nhận trong một thị trường minh bạch, giá cổ phiếu thường phản ánh đầy đủ sức khỏe của doanh nghiệp và có thể tham khảo thông tin đó trong quyết định đầu tư. Ông vẫn giữ quan điểm trong thời gian này không đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, dù có đắt hay rẻ.  Giá trị thị trường của thương vụ đầu tư vào cổ phiếu phụ thuộc kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bạn đầu tư vào. Nếu tình trạng kinh doanh của công ty bất ổn và công ty hoạt động không tốt, giá trị của cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ có thể giảm giá trị nhanh chóng.Tình trạng này luôn luôn xảy ra trong trường hợp cổ phiếu của công ty lập kỷ lục trên thị trường IPO, phát hành với lãi suất cao khi nền kinh tế đang trong tình trạng tốt và thị trường chứng khoán đang làm tăng giá cổ phần. Vì thế khi công ty không thể phân bổ như họ đã hứa, giá cổ phiếu của họ sẽ giảm trầm trọng. Khi bạn đầu tư tiền bạc vào các doanh nghiệp cho dù là thương mại, công nghiệp hay sản xuất, luôn luôn tồn tại khả năng ngành kinh doanh đó thất bại; và sau đó có thể bạn sẽ không thu được gì, hoặc thu được rất ít, trên cơ sở phân chia theo tỉ lệ khi công ty bị phá sản. Rủi ro lớn nhất trong quá trình mua cổ phiếu ở nhiều doanh nghiệp mới nổi đó là bản thân người chủ doanh nghiệp khi anh ta lỡ vung tay quá trán hoặc dùng thủ đoạn trong kinh doanh, khi đó công ty có thể rơi vào tình trạng phá sản.  Điểm qua một số DN (doanh nghiệp) lớn đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, một số DN được dự báo lợi nhuận lạc quan trong năm 2012 (lợi nhuận trước thuế của CTCP Sữa Việt Nam (VNM) đạt 5.001 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 89% kế hoạch năm. Tổng công ty Khí Việt Nam CTCP (GAS) đạt 46.907 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 7.316 tỷ đồng, số dư tiền và tương đương tiền của GAS là 10.462 tỷ đồng, tăng 2.150 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) gần hoàn thành chỉ tiêu 2.970 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2012, với 2.610 tỷ đồng lợi nhuận. Tổng CTCP Kỹ thuật dầu khí Việt Nam - PTSC (PVS) đạt tổng doanh thu 20.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 950 tỷ đồng …).Và xem xét diễn biến giá cổ phiếu của những DN này cho thấy, mặc dù khối lượng giao dịch cổ phiếu tương đối cao, nhưng mức giá thì hầu như “giậm chân tại chỗ”. Có thể nói, động lực từ báo cáo tài chính quý III của các DN đã không giúp thị trường bứt phá, cộng với tâm lý chưa hết bi quan của nhiều NĐT khiến thanh khoản trên hai sàn luôn ở mức thấp.  Ông Phạm Thành Thái Lĩnh, Trưởng bộ phận Phân tích CTCK (Thị trường chính khoán) Bảo Việt cho rằng, hai yếu tố quan trọng nhất có thể “đẩy” được TTCK đi lên là cổ phiếu tốt và dòng tiền. Thời điểm hiện tại, mặc dù nhiều DN duy trì được phong độ kinh doanh tốt, nhưng dòng tiền mới trên TTCK không có. Dòng tiền chủ yếu quay vòng để đảo nợ, khó có thêm dòng tiền mới cho thị trường. Do vậy, kể cả khi DN đạt được kết quả kinh doanh tốt, thì giá cổ phiếu cũng khó có sự bứt phá.  Theo ông Lĩnh, một số DN như GAS, PVS, PVD, HPG… có lợi nhuận 9 tháng rất tốt, nhưng kết quả này chưa phản ánh hết vào giá cổ phiếu, nên đầu tư vào những mã này hiện có nhiều cơ hội thành công. Trong khuyến cáo của mình, nhiều CTCK cũng khuyến nghị, NĐT nên tập trung đầu tư vào cổ phiếu của những DN đạt lợi nhuận cao và sớm hoàn thành kế hoạch.  Chứng khoán FPT-FPTS: Nhà đầu tư nên thận trọng những doanh nghiệp chậm nộp BCTC (báo cáo tài chính). Thị trường trong thời gian gần đây vẫn là xu thế đi ngang với những phiên tăng giảm xen kẽ và khả năng diễn biến này sẽ được duy trì trong ngắn hạn. Mặt bằng của đa số các cổ phiếu đều ở mức thấp nhưng do không có thông tin tích cực hỗ trợ từ doanh nghiệp, tình hình vĩ mô không chuyển biến nên có ít động lực để tăng giá. Chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư chỉ nên duy trì tỷ lệ cổ phiếu nhỏ trong danh mục, giữ tiền mặt chờ đợi những cơ hội rõ rệt hơn. Một lưu ý nữa là những công ty công bố thông tin chậm thường không mấy khả quan, trong những ngày gần đây bắt đầu xuất hiện nhiều cổ phiếu như vậy, hầu hết đều giảm mạnh và gây bất ngờ cho cổ đông, vì vậy nhà đầu tư nên thận trọng những doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính để tránh những rủi ro không kiểm soát được. 101090994.html Mùa báo cáo kết quả kinh doanh chỉ mới đi được 1/3 chặng đường. Còn rất nhiều doanh nghiệp chưa công bố kết quả kinh doanh nhưng việc thua lỗ là điều khó tránh trong bối cảnh hiện nay. Mùa Báo cáo tài chính quý 3 đã và đang diễn ra. Mùa Báo cáo tài chính quý 3 đã và đang diễn ra. Nhiều doanh nghiệp báo lãi, lãi vượt kế hoạch là điểm sáng của thị trường. Tuy nhiên, con số 50 doanh nghiệp báo lỗ quý 3 cho thấy một thực trạng buồn: Cái khó vẫn đeo đẳng nhiều công ty. Nhóm chứng khoán đứng top đầu số DN thua lỗ Ngoài những CTCK niêm yết báo lỗ như APG, BSI, KLS. ORS, SHS, VDS thì hàng loạt các công ty chưa niêm yết khác báo lỗ cho thấy: TTCK năm nay không phải là miếng bánh ngon cho các CTCK. Sự thua lỗ đến từ nhiều nguyên do khác nhau nhưng 2 lý do chính phải kể đến là: Thanh khoản TTCK xuống thấp, doanh thu môi giới không đủ bù đắp cho chi phí hoạt động đè nặng vai doanh nghiệp. Dù rằng, đoán biết khó khăn của TTCK và nhiều CTCK đã cắt giảm chi nhánh, cắt giảm nhân viên…nhưng nguồn thu eo hẹp vẫn không đủ bù đắp. Thị giá nhiều loại cổ phiếu xuống thấp, nhiều CTCK bắt sai đáy thị trường đã gánh lỗ khủng. Đa phần lỗ đến từ trích lập dự phòng cao. Nhiều mã cổ phiếu giảm giá hơn 50% trong suốt quý qua là tấm gương rõ nhất phản ánh nỗi đau của nhiều CTCK. 2.2 Kết quả kinh doanh không gây ảnh hưởng đến giá cả thị trường chứng khoán Nếu quan sát, nhà đầu tư có thể thấy rằng từ ngày 28-3 đến 3-4, CP của Công ty Cổ phần Cáp Sài Gòn (CSG) đã có 4 phiên tăng trần liên tiếp từ 7.000 đồng/CP lên 8.200 đồng/CP, do thông tin công ty dự tính sẽ giải thể. Theo tính toán, lượng tiền mặt của CSG (chưa tính tài sản) chia đều cho mỗi CP thì kết quả còn lớn hơn cả mức giá 7.000-8.000 đồng/CP, vì vậy có thể xem đây là động lực để thu hút lực mua vào CSG. Sau đó, CSG tiếp tục tăng giá rất mạnh, từ 8.000 đồng/CP lên 10.000 đồng/CP trong khoảng cuối tháng 4 và đầu tháng 5, thời điểm CSG xảy ra nhiều cuộc tranh cãi gay gắt về việc có giải thể hay không. Đến nay, vẫn chưa rõ động lực nào đã đẩy giá CSG tăng đến 25% chỉ trong một thời gian ngắn như vậy. Nhưng rõ ràng ai cũng công nhận rằng hoạt động kinh doanh của CSG từ lâu đã khá èo uột, rất khó tìm được lối thoát. Những cuộc tranh luận giữa ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và cựu CEO của HSG là ông Phạm Văn Trung diễn ra cũng là lúc HSG tăng giá từ 12.000 đồng/CP lên 20.000 đồng/CP. Trước đó, cuối tháng 3, CP Công ty Cổ phần Bibica (BBC) bắt đầu một đợt tăng giá rất mạnh trong thời điểm lình xình giữa nhóm cổ đông Việt Nam và nhóm cổ đông thuộc Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) tại BBC. Từ 14.000 đồng/CP, BBC đã tăng không ngừng nghỉ lên 25.000 đồng/CP vào giữa tháng 4. Trong khi đó, cuối tháng 4, BBC công bố kết quả kinh doanh quý I chỉ lãi 1,76 tỉ đồng, kém hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái (7,1 tỉ đồng). 2.3 Ý kiến cá nhân Theo các tài liệu thu thập được thì cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến thị giá chứng khoán trên thị trường. Việc kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thua lỗ sẽ làm giá cổ phiếu giảm. Hơn nữa qua 9 tháng đầu năm tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đều ở trình trạng thua lỗ do nền kinh tế khó khăn, dựa vào số liệu báo cáo kết quả kinh doanh mà các doanh nghiệp đã công bố. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp lớn vẫn đạt được lợi nhuận cao, cho nên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giá tiếp tục tăng. Trong khi đó giá của một số cổ phiếu của các doanh nghiệp không có lợi thuận hoặc thua lỗ nhưng vẫn tăng giá bởi vì nó bị ảnh hưởng của các thông tin nội bộ doanh nghiệp đã đẩy giá cổ phiếu lên cao hoặc ngược lại Cổ phiếu Apple lúc ra iPhone 5 https://www.google.com/finance?client=ob&q=NASDAQ:AAPL Mặc dù doanh số iPhone tăng mạnh nhưng giá cổ phiếu đi xuống 3. KẾT LUẬN Nhìn chung việc kinh doanh có lợi nhuận sẽ làm tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Tuy giá cổ phiếu phụ thuộc mạnh vào kết quả kinh doanh, nhưng nó cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác như các yếu tố phi kinhtế, chính trị hoặc thay đổi cơ cấu kinh tế quốc gia, lạm phát, tâm lý của các nhà đầu tư… Do đó đôi lúc giá cổ phiếu đi ngược lại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbia_9494.pdf
Luận văn liên quan