Như vậy những rủi ro mà Doanh Nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi đầu tư tại
Campuchia :
1. Quốc hữu hóa, nội địa hóa và các rủi ro khác từ chính sách kiểm soát ngoại hối,
kiểm soát giá cả, rủi ro về bản quyền thương hiệu hàng hóa.
2. Bên cạnh những rủi ro về kinh tế, doanh nghiệp VN có thể bị kẹt giữa những
tranh chấp chính trị trong quốc gia đó và trở thành nạn nhân vô tình của các cuộc
xung đôt chính trị, tôn giáo.
3. Những rủi ro chính trị liên quan đến cộng đồng như chủ nghĩa dân tộc, quyền dân
chủ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3634 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Môi trường chính trị của Campuchia có ảnh hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Môi trường chính trị của Campuchia có ảnh
hưởng như thế nào đến các doanh nghiệp Việt
Nam khi tiến hành hội nhập.
2
Lời nói đầu
Mở rộng đầu tư ra nước ngoài là một chủ trương lớn của Chính phủ trong thời kỳ hội
nhập và phải mất nhiều năm mới có được những bước đi ban đầu. Nhóm chúng tôi cho
rằng các Doanh Nghiêp Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích khi hội nhập thị
trường Campuchia. Theo chúng tôi Campuchia vừa là thị trường nhiều tiềm năng với
doanh nghiệp Việt Nam do có nhiều thuận lợi về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật,
điều kiện địa lý, có quá trình quan hệ làm ăn lâu dài... Một trong những yếu tố ảnh
hưởng mạnh và sâu sắc nhất tới các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập Campuchia
chính là Chính Trị. Hệ thống thể chế chính trị có thể tạo diều kiện hay gây nên rủi ro
không lường được đối với các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thương mại
quốc tế hay xuất khẩu hàng hóa vào các quốc gia. Nghiên cứu môi trường chính trị là
một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường nước
ngoài
I. Campuchia là điểm đến đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam
Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1967. Tháng 10/1991,
Việt Nam tham gia ký Hiệp định Paris về hòa bình ở Campuchia.
Tháng 5/1993, Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức, bầu
Quốc hội lập hiến, sau đó Chính phủ Hoàng gia Campuchia được thành lập. Từ năm 1993
đến nay, quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển.
Đặc biệt, tại chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005,
hai nước đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ trong thời kỳ mới theo hướng “láng
giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” (Theo Bộ
Ngoại giao Việt Nam).
Hiện Việt Nam đang có 63 dự án (DA) đầu tư tại nước này với tổng vốn gần 900 triệu
USD. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn có mặt tại Campuchia như Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội (Viettel) đầu tư mạng di động trên 200 triệu USD; DA trồng cây cao su 73 triệu
USD của Hoàng Anh Gia Lai; Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và Ngân
hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) thành lập Hãng hàng không Combodia Angkor
Air;… Trong vòng 5 năm tới, với việc triển khai các dự án thủy điện Stung Treng (công
suất 980 MW), thủy điện hạ Sesan 2 (công suất 420 MW)… thì giá trị đầu tư của Việt
Nam vào nước này sẽ đạt tối thiểu 6 tỷ USD.
Bộ trưởng kiêm Tổng Thư ký CDC Sok Chanda Sophea cho rằng, có 8 lý do để đầu tư
vào Campuchia, đó là đất nước này có sự ổn định về chính trị; ổn định về kinh tế vĩ mô;
Chính phủ ủng hộ kinh doanh; khuyến khích cạnh tranh đầu tư; bảo đảm đầu tư; đất đai
và lao động dồi dào; đã hội nhập thị trường quốc tế và có vị trí chiến lược. Campuchia
cũng đối xử bình đẳng với tất cả các nhà đầu tư, không phân biệt trong và ngoài nước.
Các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông mở cửa 100%. Bên cạnh đó là các chính
sách như miễn thuế lợi tức 6-9 năm, miễn thuế nhập khẩu, được tự do chuyển lợi nhuận
về nước… Đặc biệt, Campuchia là 1 trong 50 nước nghèo nhất trên thế giới và được rất
3
nhiều nước như Mỹ, EU miễn thuế ở các ngành may mặc, da giày… Vì vậy, nếu DN Việt
Nam đầu tư vào Campuchia, làm ra sản phẩm dưới xuất xứ của nước này để xuất đi các
nước sẽ được mức thuế ưu đãi 0%. Tuy nhiên, Bộ trưởng kiêm Tổng Thư ký CDC cũng
cho biết, đây là sự ưu đãi chỉ đặc biệt với Việt Nam chứ không phải dành cho tất cả các
nhà đầu tư các nước khác.
II. Thể chế chính trị và quan điểm chính trị của Campuchia
1- Thể chế nhà nước: Theo Hiến pháp năm 1993 qui định Campuchia là quốc gia Quân
chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp
gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng
Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.
2- Hành pháp: Đứng đầu nhà nước: Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni, lên ngôi ngày
29/10/2004. Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Quốc vương ký sắc lệnh bổ nhiệm. Hiện
nay, đứng đầu Chính phủ gồm 01 Thủ tướng và 08 Phó Thủ tướng. Thủ tướng đương
nhiệm là Xăm-đéc Ạ-kẹ Mô-ha Xê-na Pạ-đây Tê-chô HUN XEN (Samdech Akka Moha
Sena Padei Techo HUN SEN) (người của CPP).
3- Lập pháp: Lưỡng viện (ngày 08/3/1999 Campuchia sửa đổi Hiến pháp, lập thêm
Thượng viện).
- Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội Xăm-đéc Ạ-kẹ Mô-ha Pô-nhia Chạ-kơ-rây HÊNG XOM-
RIN (Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei HENG SAMRIN) (người của CPP); có 123
ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ
chức bầu cử Quốc hội 4 lần (1993, 1998, 2003, 2008).
- Thượng viện: Chủ tịch: Xăm-đéc Ạ-kẹ Mô-ha Thôm-mẹ Pô-thị-xan CHIA XIM
(Samdech Akka Moha Thamma Pothisal CHEA SIM) (người của CPP); nhiệm kỳ 5 năm;
Thượng viện có 61 ghế, trong đó 02 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc hội
chỉ định. Thượng viện nhiệm kỳ I thành lập tháng 3/1999 không qua bầu cử, các đảng có
chân trong Quốc hội bổ nhiệm thành viên theo tỷ lệ số ghế có trong Quốc hội. Bầu cử
Thượng viện nhiệm kỳ II diễn ra ngày 22/1/2007 thông qua bỏ phiếu kín và không trực
tiếp (indirect), kết quả CPP giành 45/61 ghế, FUN: 10 ghế và SRP: 02 ghế.
- Tư pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997);
Toà án Tối cao và các Toà án địa phương.
- Các đảng chính trị: Hiện nay, ở Campuchia có 57 đảng chính trị, trong đó có các Đảng
lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Xam Rên-xy (SRP) của Xam Rên-xy,
Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và
thống nhất (FUNCINPEC), Đảng Nô-rô-đôm Ra-na-rit (NRP) của Hoàng thân Nô-rô-
đôm Ra-na-rit tách ra từ Đảng FUNCINPEC. Đảng FUNCINPEC hiện nay do Nhiếc Bun
Chay (Nhiek Bun Chhay) đứng đầu. Hiện nay, SRP của Xam Rên-xy và Đảng Nhân
quyền (HRP) của Kim Xô-kha (Kim Sokha) là hai đảng đối lập chính.
4
- Bầu cử cấp phường xã: Campuchia đã tổ chức hai lần bầu cử xã phường (tháng 4/2002
và tháng 4/2007). Kết quả cuộc bầu cử xã phường lần hai: Đảng CPP giành được
1.592/1.621 xã phường, đảng SRP giành 27/1.621 xã/phường, đảng NRP được 2
xã/phường. Đảng FUNCINPEC không giành được xã/phường nào.
- Campuchia đã tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng thủ đô/tỉnh/thành và quận/huyện lần
đầu tiên vào ngày 17/5/2009. Kết quả đảng CPP đã giành thắng lợi trong cả 2 cấp
thủ đô/tỉnh/thành và quận/huyện
III. Yếu tố chính trị của Campuchia có ảnh hưởng sâu sắc và rõ nét đến việc hội
nhập kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất, đó là tình hình chính trị, an ninh được cải thiện đáng kể, nền kinh tế thị
trường được thiết lập tốt. Campuchia thực hiện chính sách tự do kinh tế và được coi
là 1 trong những nền kinh tế cởi mở nhất ở châu Á. Tạo điều kiện cho các Công ty
Việt Nam xuất khẩu hàng tiêu dùng vào Campuchia. Người dân Campuchia vốn quen sử
dụng hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan, đã chuyển sang dùng hàng Việt Nam. Dạo quanh
một vòng các cửa hàng, cửa hiệu trên các đường phố chính ở thủ đô Phnôm Pênh dễ dàng
nhìn thấy hàng Việt Nam bày bán. 30 - 40% hàng trên đất Campuchia Đây là cơ hội để
DN VN tiếp tục đưa hàng vào Campuchia, từ đó xuất sang những thị trường khác, kể cả
thị trường Thái Lan.
1. Mặc dù được xem là nước nghèo trên thế giới nhưng Campuchia đang chuẩn bị
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO . Chính
phủ Campuchia muốn thu hút đầu tư nước ngoài để thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước.
Một trong những chính sách đầu tiên mà Chính phủ Campuchia thực hiện là ổn định
chính trị và an ninh quốc gia. Ông Saroeun nói rằng, Chính phủ Campuchia đã rất thành
công trong chính sách an dân và giữ gìn an ninh quốc gia trong mấy năm qua, và kết quả
là có nhiều nhà đầu tư vào Campuchia làm ăn.
2. Campuchia kêu gọi Việt Nam Hợp tác để
có "nguồn gốc xuất xứ"
STT Các ngành được khuyến khích
đầu tư
1
2
3
4
5
Sản phẩm vật nuôi, cây trồng
Ngư nghiệp
Sản xuất chế biến thực phẩm
Sản phẩm dệt may thêu
Sản xuất giấy
5
Ông Tổng cục trưởng Campuchia không dừng
lại ở việc kêu gọi đầu tư, mà ông còn đề nghị
các DN Việt Nam hợp tác trong đầu tư đề
hình thành chuỗi liên kết quốc gia trong sản
xuất. Ý tưởng của ông là sản xuất ở các
nước và đóng gói hoặc thực hiện một số chi
tiết tại Campuchia để tạo nguồn gốc xuất
xứ. Khi hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ
Campuchia sẽ được hưởng thuế suất thấp
hơn.
"Các DN Việt Nam có thị trường và có
năng lực, trong khi Campuchia có qui chế
ưu đãi, vì vậy sự hợp tác trong đầu tư sẽ có
lợi cho DN của cả hai nước", ông Saroeun phát biểu với DN Việt Nam. "Lợi ích đó
còn nhiều hơn khi DN đầu tư tại Việt Nam."
Không những thế với tư cách là thành viên của WTO, ông còn nói rằng hàng hóa từ
Campuchia không bị hạn ngạch, đặc biệt là hàng may mặc - cơ hội tốt cho DN Việt Nam;
cộng với chi phí lao động ở Campuchia tương đối cạnh tranh so với các nước.
Các cơ hội đầu tư và thương mại với Campuchia thực sự hấp dẫn đối với nhiều DN,
không chỉ riêng DN Việt Nam.
Thứ 2, Ngày 26-12, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư của Việt
Nam vào Campuchia do Bộ KH&ĐT Việt Nam và Hội đồng Phát triển Campuchia
(CDC) tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng
gia Vương quốc Campuchia Samđếch Hun Xen chủ trì hội nghị.Phát biểu tại hội nghị,
Thủ tướng Hun Xen cho biết, Chính phủ Hoàng gia Campuchia coi lĩnh vực kinh tế
tư nhân là đầu tàu để tăng trưởng nên rất khuyến khích lĩnh vực này phát triển.
Campuchia đang tiến hành cải tổ một cách thận trọng trong tất cả lĩnh vực, bao gồm tài
chính công, cải cách hành chính, luật pháp để giúp môi trường kinh doanh thông thoáng
hơn…Thủ tướng Hun Sen khẳng định Chính phủ Hoàng gia là những nhà hoạch định
chiến lược, quản lý sự phát triển, đảm bảo tạo môi trường kinh doanh tốt và nhất là đạt
được sự công bằng, ổn định, có tính dự báo đối với kinh tế tư nhân. Ngay từ năm 1999,
Chính phủ Hoàng gia đã tổ chức diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ và khu vực tư nhân
nhằm thông báo những ý tưởng của chính phủ với tư nhân, đồng thời tìm hiểu, giải quyết
những tồn tại của khu vực này. Diễn đàn diễn ra hai lần/năm dưới sự chủ trì của Thủ
tướng và các vấn đề của diễn đàn được coi là cuộc họp mở rộng của Hội đồng Bộ trưởng.
Thủ tướng Hun Sen kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia diễn đàn này cùng giúp
giải quyết các vấn đề vướng mắc, tạo ra môi trường đầu tư tốt.
Thứ 3, Vào ngày 16-7-2009 Chính phủ Campuchia ban hành công văn số 29TTg-QHQT
giao cho BIDV xây dựng đề án thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang
Campuchia. Đích thân Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia chỉ đạo quá trình ra đời của hiệp
hội.26-12-2009 diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào Campuchia tại
6
7
8
9
10
11
....
Cao su và nhựa
Da
Thép
Điện và thiệt bị điện
Giao thông và các thiết bị
Xây dựng khách sạn
...
6
TP. Hồ Chí Minh Tập trung vào ba mảng hoạt động chính gồm cung cấp thông tin
về các chính sách kinh tế của Nhà nước Campuchia cũng như sự phát triển của
nước này cho các doanh nghiệp Việt Nam; hỗ trợ liên doanh liên kết; hỗ trợ pháp lý,
tư vấn, bảo vệ quyền lợi của hội viên, sự xuất hiện của hiệp hội phát đi tín hiệu giai
đoạn đầu tư kinh doanh lẻ tẻ, mạnh ai nấy làm của các công ty Việt Nam vào Campuchia
đang dần kết thúc.
Thứ 4, Hiện tại Campuchia đang thực hiện một chính sách kinh tế mở khá thông
thoáng với tất cả các nhà đầu tư, không phân biệt nước ngoài hay trong nước. Họ
mở cửa cả những lĩnh vực nhạy cảm như bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng... vốn là những
lĩnh vực mà nhiều quốc gia khác yêu cầu phải có doanh nghiệp nội địa tham gia góp vốn.
Thủ tướng Hun Sen thậm chí cam kết biến Campuchia thành nước có môi trường kinh
doanh tốt nhất khu vực và đảm bảo với các nhà đầu tư về một môi trường có lợi và thúc
đẩy đầu tư. Theo quy định tại Luật Đầu tư, khi đầu tư vào Campuchia, doanh nghiệp sẽ
không bị phân biệt đối xử, không bị quốc hữu hóa, không giới hạn vốn đầu tư, không bị
can thiệp vào giá cả, được tự do chuyển tiền về nước và được hưởng nhiều ưu đãi như
quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ nhiều nước, nhất là các nước ở khu vực Liên
minh châu Âu (EU).
Thứ 5, Vấn đề tôn giáo được Việt Nam – Campuchia rất chú trọng. Sáng 16/12,
Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thái Bình đã tiếp đoàn Bộ Lễ nghi-Tôn giáo
Vương quốc Campuchia do Bộ trưởng Min Khin dẫn đầu, nhân dịp đoàn sang thăm làm
việc tại Việt Nam. Bộ trưởng Min Khin khẳng định Nhà nước Campuchia luôn quan tâm
đến quyền tự do tín ngưỡng của người dân và được quy định trong Hiến pháp, đồng thời
bày tỏ mong muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác với Ban Tôn giáo của Việt Nam.
Campuchia duy trì quan điểm chính trị trung lập, chính sách không liên kết vĩnh viễn,
không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Trên đây là những đặc điểm về mặt chính trị của Campuchia tạo điều kiện thuận lọi cho
các Doanh Nghiệp Việt Nam tiến sâu vào thị trường Campuchia. Song còn điểm hạn chế
như sau:
Thứ nhất Ông Saroeun so sánh môi trường đầu tư của Campuchia với các nước và với
Việt Nam, đồng thời khẳng định làm ăn ở Campuchia, DN VN có lợi hơn nhiều so với
làm ăn tại Việt Nam. Ông giải thích: "Campuchia được nhiều nước áp dụng qui chế ưu
đãi về thuế hơn Việt Nam, vì vậy hàng hóa được sản xuất tại Campuchia xuất đi các nước
sẽ thấp hơn từ Việt Nam." Theo ông, châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...
cho Campuchia hưởng qui chế GSP (General System of Preferential - Hệ thống chung về
Ưu đãi) trong khi Việt Nam chỉ có qui chế MFN (Qui chế Tối huệ quốc). Với GSP (dành
cho một nhóm hàng hóa), hàng hóa từ Campuchia xuất vào các nước nói trên bị đánh
thuế rất thấp từ 0 - 5%. Đây cũng là ưu điểm nếu các doanh nghiệp Việt Nam hơp tác với
Campuchia và cùng xuất khẩu hàng hóa sang nước khác. SOng sẽ là bất lợi cho VN nếu
Vn và Campuchia không cùng hợp tác song lại cùng xuất khẩu mặt hàng này sang 1 đất
nước khác thì hàng của Campuchia sẽ có giá cạnh tranh hơn của Việt Nam vì thuế suất họ
thấp hơn
7
Thứ 2 Từ sau khi có Hiệp định Hoà bình về Campuchia năm 1991, quan hệ của
Campuchia với các nước tài trợ, với giới kinh doanh đặc biệt là khu vực tư nhân được
duy trì tốt. Các nhà tài trợ luôn dành cho Campuchia những cam kết viện trợ đáng
kể. Trung bình mỗi năm Campuchia nhận được 500 triệu USD tiền viện trợ từ các nước
tài trợ (năm 2006 được 601 triệu USD). Hiện nay Trung Quốc được coi là nước viện trợ
nhiều nhất cho Campuchia. Việc này có thể dẫn đến sự tranh giành ảnh hưởng sự thống
trị của của Trung Quốc đối với các nước viện trợ.
Ví dụ như tại Tháng 10 vừa rồi, Trung Quốc cam kết ủng hộ công trình xây dựng tuyến
đường sắt trị giá 600 triệu đô la giữa Phnom Penh và Việt Nam. Tuyến đường này sẽ giúp
cho Trung Quốc tiến được một bước quan trọng trong việc hòa nhập toàn bộ Đông Nam
Á, kể cả Singapore ở xa tận phía Nam, vào mạng lưới xe lửa của họ.
Trên khắp Campuchia, hàng chục công ty quốc doanh Trung Quốc đang xây dựng 8 đập
thủy điện, bao gồm đập thủy điện khổng lồ với công suất 246 megawatt trên sông Tatay ở
Koh Kong. Tổng số chi phí cho các con đập này sẽ vượt mức 1 tỷ đô la. Theo ông Cheam
Yeap, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân Dân Campuchia đang cầm quyền, tổng cộng
Campuchia đang nợ Trung Quốc 4 tỷ đô la.
« Khả năng (Trung Quốc) chiếm quyền kiểm soát là điều không thể tránh khỏi ». Lak
Chee Meng, thông tín viên kỳ cựu của báo Sin Chew Daily tại Phnom Penh đã nhận định
như vậy. Theo Sin Chew Daily là một trong 4 nhật báo Hoa Ngữ tại Campuchia cho
rằng« Campuchia ngả vào Trung Quốc với vòng tay mở rộng. Đó là cách thức trước đây
Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát các láng giềng. Địa lý chính trị là như vậy ».
Thứ 3, Sau Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn.
Tranh chấp và xung đột biên giới xẩy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978, nhưng
cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi Sài Gòn thất thủ. Ngày 4 tháng 5 năm
1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc, sáu ngày sau quân Khmer Đỏ
đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu[4]. Tức giận vì hành vi gây
hấn của Khmer Đỏ, Hà Nội phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở Phú Quốc làm
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó,
quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện
diện của cố vấn Trung Quốc ở Campuchia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự
cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ[5].Chính vì thế, một bộ phận không nhỏ người
campuchia cũng không thích Việt Nam. Điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp việt
nam khi tấn công vào bộ phận khách hàng này. Điều đáng lưu ý là Trung Quốc cũng coi
Việt Nam là cản lực của Trung Quốc tại Campuchia. Việt Nam, nước từng lật đổ chế độ
Khmer Đỏ vào năm 1979 và đưa ông Hun Sen lên nắm quyền, đã tỉnh giấc trước mối đe
dọa của ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và đã chỉ đạo cho các công ty
quốc doanh Việt Nam đổ tiền vào Xứ Chùa Tháp. Từ 28 triệu đô la năm 2008, mức đầu
tư của Việt nam vọt lên 268 triệu năm 2009 và đến 1,2 tỷ đô la trong năm nay, theo số
liệu thống kê của chính quyền Campuchia.
Quân đội Việt Nam đang điều hành công ty viễn thông số 2 – sắp tới đây sẽ trở thành số
1- của Campuchia. Đa số giới chức chính quyền Campuchia sử dụng dịch vụ của công ty
8
Việt Nam vì được tặng thẻ sim với thời lượng gọi miễn phí.
Nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng phản công chống Việt Nam. Vào tháng 11/2010,
Trung Quốc và Campuchia ký kết một thỏa thuận tín dụng 591 triệu đô la, trị giá lớn
chưa từng thấy tại Campuchia – mà ngân hàng Trung Quốc Bank of China dành cho các
công ty viễn thông chủ yếu khác của Campuchia. Trong thỏa thuận này có 500 triệu đô la
dùng để mua trang bị từ tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc.
IV. Giới thiệu thêm một số chính sách, ưu đãi của Campuchia đối với các doanh
nghiệp Việt Nam
1. Luật Đầu tư.
Nhằm khuyến khích đầu tư và tạo ra môi trường thương mại tự do, công bằng, tháng
3/2003, Quốc Hội Campuchia đã thông qua Luật Sửa đổi Luật Đầu tư (ban hành 8/1994)
với 1 số quy định mới như sau:
- Các nhà đầu tư không phải đóng thuế trong 3 năm và được hưởng thêm 3 năm nữa tuỳ
thuộc vào hoạt động hoặc lĩnh vực đầu tư. Việc không phải đóng thuế được tính từ năm
đầu tiên có lợi nhuận nhưng không được quá năm thứ tư kể từ khi hoạt động.
- Được miễn thuế nhập khẩu 100% đối với các mặt hàng là nguyên vật liệu xây dựng,
trang thiết bị sản xuất, máy móc, các sản phẩm trung gian, nguyên liệu thô và các loại
phụ tùng.
- Được bảo đảm không bị quốc hữu hoá.
- Được thuê đất dài hạn 99 năm trên các vùng đất chuyển nhượng cho mục đích nông
nghiệp, hoặc có thể sở hữu một phần đất thông qua liên doanh với 1 đối tác địa phương
có trên 50% cổ phần.
- Không bị kiểm soát giá cả.
- Không phân biệt giữa các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
- Thực hiện dịch vụ một cửa ở Hội đồng phát triển Campuchia (CDC) nhằm tạo thuận lợi
và thúc đầy quá trình đầu tư; cấp giấy Xác nhận đăng ký đủ điều kiện hoặc Thư không
đồng ý trong vòng 3 ngày (không tính ngày nghỉ) và cấp giấy Xác nhận đăng ký chính
9
thức trong vòng 28 ngày (không tính ngày nghỉ) kể từ ngày cấp giấy Xác nhận đăng ký
đủ điều kiện.
Tất cả các lĩnh vực đều được mở cho đầu tư nước ngoài, trừ những lĩnh vực liên quan đến
anh ninh quốc gia. Luật đầu tư nước ngoài hiện nay khuyến khích các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: các dự án xuất khẩu, du lịch, các ngành sản xuất
nông nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng, năng lượng và khai thác mỏ.
2.. Ưu đãi thuế
Một số ưu đãi thuế theo quy định tại Luật Đầu tư năm 1994 như sau:
- Thuế suất thuế TNDN theo luật định là 20%, thấp hơn đáng kể so với các quốc gia
ASEAN khác.
- Những ngành được ưu đãi thuế (không phải được miễn thuế) bao gồm: công nghệ cao,
xuất khẩu, du lịch, hạ tầng, năng lượng, phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường.
- Thời gian miễn thuế có thể lên tới 8 năm.
- Với những dự án được ưu tiên, sau thời gian miễn thuế có thể được hưởng thuế suất ưu
đãi 9%.
- Những lĩnh vực đầu tư được khuyến khích sẽ được miễn thuế nhập khẩu đầu vào.
- Thời gian chuyển lỗ lên tới 5 năm.
- Khấu hao nhanh.
- Năm 2005, Campuchia bổ sung thêm ưu đãi thuế suất 0% đối với các doanh nghiệp
trong nước cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất
khẩu.
- Năm 2008, Campuchia bãi bỏ quy định trả trước hàng tháng thuế TNDN đối với các
công ty sản xuất hàng xuất khẩu.
3. Chính sách khác:
1. Dịch vụ Một cửa: Hỗ trợ đầu tư bằng cách hướng dẫn và thúc đẩy quy trình nộp hồ sơ
và chúng nhận cho các dự án đầu tư. Ví dụ, với những dự án đầu tư yêu cầu chứng nhận
của Ban Lãnh đạo CDC thì quá trình xử lý hồ sơ chỉ mất tối đa 7 ngày.
2. Hợp tác giữa khu vực tư với các dự án về cơ sở hạ tầng: chương trình Tiểu vùng Sông
Mê Kông mở rộng (GMS), phát triển bởi ADB, đang nỗ lực thu hút nguồn vốn tư nhân
vào các dự án hạ tầng quan trọng.
10
V. Kết luận
Như vậy những rủi ro mà Doanh Nghiệp Việt Nam có thể gặp phải khi đầu tư tại
Campuchia :
1. Quốc hữu hóa, nội địa hóa và các rủi ro khác từ chính sách kiểm soát ngoại hối,
kiểm soát giá cả, rủi ro về bản quyền thương hiệu hàng hóa....
2. Bên cạnh những rủi ro về kinh tế, doanh nghiệp VN có thể bị kẹt giữa những
tranh chấp chính trị trong quốc gia đó và trở thành nạn nhân vô tình của các cuộc
xung đôt chính trị, tôn giáo...
3. Những rủi ro chính trị liên quan đến cộng đồng như chủ nghĩa dân tộc, quyền dân
chủ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng....
Đề xuất biện pháp
1. Tăng cường hoạt động liên doanh. Liên doanh về cơ bản sẽ làm giảm bớt rủi ro
chính trị. Liên doanh có thể giúp giảm thái độ chống đối các doanh nghiệp nước
ngoài của người dân quốc gia đó và tăng thêm tiềm lực đám phán với nước chủ
nhà.
2. Doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện việc cấp giẩy phép sử dụng công nghệ
hay bản quyền để thu phí bản quyền
3. Để ngăn chặn và giảm thiểu ảnh hưởng của việc xung công, doanh nghiệp có thể
thực hiện nội địa hóa theo kế hoạch. Với cách này Doanh Nghiệp Việt Nam tăng
được khả năng thu từ đầu tư và giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.
4. Tăng cường quảng cáo và tuyên truyền báo chí để tạo hình ảnh nơi người tiêu
dùng Campuchia vì ấn tượng quảng cáo trên truyền hình ảnh hưởng rất lớn đến
quyết định mua sắm của người Campuchia.
5. Quan tâm đến vấn đề an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Chính trị là một yếu tố hết sức nhay cảm giữa các nước. Việt Nam cần duy trì mối quan
hệ bằng hữu đối với các nước viện trợ Campuchia, thiết lập mối quan hệ lâu dài và gắn
bó với đất nước chùa Tháp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập
vào thị trường Campuchia. Song theo như chia sẻ của Ông Chan Long - Chủ tịch Hội
DN Việt Nam tại Vương quốc Campuchia: “Chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ
Campuchia đang thực sự mở rộng cho các nhà đầu tư và chúng ta không nên để vuột mất
cơ hội ngàn vàng này”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanluong_blogspot_pdf639_1152.pdf