Các doanh nghiệp có khuynh hướng biến đổi doanh nghiệp theo hướng đa ngành
nghề dựa trên từ năng lực cốt lõi của mình. Họ đã xác định lại danh mục mặt hàng kinh
doanh , loại bỏ các sản phẩm không còn đủ khả năng cạnh tranh hiệu quả, cố gắng cũng
cố thị trường nội địa thông qua phát triển mạng lưới phân phối, quan tâm đến dịch vụ sau
bán, thực hiện marketing quan hệ với các nhà cung cấp, các nhà phân phối và khách
hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm thị trường mới cho XK và có chiến
lược đẩy mạnh XK, vươn ra thị trường thế giới. Trên hết, các Doanh nghiệp chú trọng tạo
dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận : Môi trường tác động vào tổ chức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TL: Môi trường tác động vào tổ chức Lớp: Nhóm 10 - Đêm 1- K19
GV: TS.N.T.M.Châu Trang 1/10
TIỂU LUẬN:
MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG VÀO TỔ CHỨC
Câu 1: Các loại môi trường, Các yếu tố của từng loại môi trường? Xu hướng mà
mỗi yếu tố sẽ ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp Kinh Đô.
1. Phân loại môi trường:
Theo cấp độ
o Bên ngoài : Toàn cầu, tổng quát, ngành
o Nội bộ
Theo mức độ phức tạp và biến động: đơn giản - ổn định, đơn giản – năng động,
phức tạp - ổn định, phức tạp – năng động.
2. Các yếu tố môi trường và ảnh hưởng của các yếu tố trong doanh nghiệp Kinh Đô
a. Môi Trường Bên ngoài:
o Khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước
giảm
o Kinh Đô là doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo, hầu hết nguyên liệu là nhập
khẩu, do đó bị ảnh hưởng bởi tỷ giá.
b. Môi trường Tổng quát
o Xã hội Việt Nam phát triển, nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh nhiều
o Văn hóa người Việt Nam: thích ăn quà vặt, hay tổ chức tiệc tùng, có thói
quen tặng quà
o Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang rất nóng, khiến người tiêu
dùng phải chọn những sản phẩm có thương hiệu như Kinh Đô
o Năm 2009, Kinh Đô mua lại công ty bánh kẹo Vinabico
o Năm 2009, kinh tế Việt Nam suy thoái, người dân cắt giảm chi tiêu, giảm
tiêu dùng những sản phẩm không thiết yếu, trong đó có sản phẩm của công
ty Kinh Đô.
TL: Môi trường tác động vào tổ chức Lớp: Nhóm 10 - Đêm 1- K19
GV: TS.N.T.M.Châu Trang 2/10
o Quy trình đăng ký sản phẩm mới phức tạp nên việc đa dạng hóa sản phẩm
gặp nhiều khó khăn
o Quản lý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn lỏng lẻo, tạo áp lực cạnh
tranh bởi những nhãn hàng kém chất lượng.
o Luật bảo vệ bản quyền chưa chặt chẽ, bị cạnh tranh bởi hàng nhái.
c. Môi trường ngành:
o Khách hàng: sản phẩm đa dạng, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng
(Khách hàng có thu nhập thấp, trung bình, cao)
o Nhà cung cấp:
Nguồn nguyên liệu nhập từ Châu Âu, đây là dòng sản phẩm để tăng
tính cạnh tranh với những dòng sản phẩm chất lượng cao nhập từ
nước ngoài.
Nguồn nguyên liệu nhâp từ Châu Á chủ yếu để cạnh tranh về giá với
dòng sản phẩm thường, trong nước.
o Đối thủ:
Đức Phát: cạnh tranh sản phẩm bánh tươi
Bibica: cạnh tranh về sản phẩm đóng hộp.
Đồng Khánh: cạnh tranh về sản phẩm bánh trung thu.
Pepsico: dòng sản phẩm bánh Snack…
o Áp lực:
Về giá cả
Dịch vụ: hệ thống phân phối rộng khắp
Kỹ thuật – công nghệ: thường xuyên phát triển sản phẩm mới
o Môi trường nội bộ:
Nguồn nhân lực trẻ, chuyên môn cao
Bộ máy quản lý chặt chẽ
Tiếp thu được công nghệ mới từ nước ngoài
Tài chính: có thương hiệu, khả năng huy động vốn lớn
Cơ sở, vật chất, thiết bị: hiện đại
TL: Môi trường tác động vào tổ chức Lớp: Nhóm 10 - Đêm 1- K19
GV: TS.N.T.M.Châu Trang 3/10
Marketing: luôn theo sát nhu cầu thị trường
Câu 2: Ý nghĩa của Kỹ thuật SWOT trong phân tích môi trường. Sử dụng để xây
dựng Ma trận SWOT của CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ?
1. Ý nghĩa của kỹ thuật SWOT trong phân tích môi trường:
Một công ty hay doanh nghiệp muốn định hình và phát triển nói chung cần phải
tập hợp được nhiều yếu tố từ việc hoạch định chiến lược, tiến hành quan hệ khách hàng,
đưa ra sản phẩm mũi nhọn…Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất mà mỗi công ty muốn thành
công trên thương trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay cần biết có lẽ là thành ngữ: “Biết
người, biết ta. Trăm trận, trăm thắng”.Còn với ngôn ngữ kinh doanh , đó là kỹ thuật phân
tích SWOT: Strength –Weakness –Opportunities –Threats.
Thực ra, SWOT chính là phân tích môi trường thông qua việc phân tích tinh hình
bên trong công ty (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài công ty (Opportunities và
Threats). SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.
Thực tế, đối với bất kỳ kế hoạch hoặc chiến lược kinh doanh nào thì phân tích
SWOT vẫn phải tiến hành đầu tiên với mức ưu tiên cao nhất vì những lý do sau:
- Phân tích điểm mạnh (strength) giúp công ty xác định được các lợi thế nhất định
ban đầu cho một kế hoạch kinh doanh , đồng thời cũng là một sự đảm bảo cho
thành công
- Phân tích điểm yếu (weakness): khi thấy được điểm yếu, công ty hay doanh
nghiệp sẽ phải tiến hành bước cải tiến để loại bỏ nó hoặc ít ra cũng hoạch định
chiến lược nhằm tối thiểu hóa những hạng mục thuộc về yếu điểm nhằm tránh rủi
ro, thất bại
- Phân tích cơ hội: để thành công, cần phải tận dụng thật tốt cơ hội. Do đó, việc
phân tích cơ hội nhằm giúp nhà quản trị nắm được nhiều thông tin để thực hiện
những quyết định chiến lược, chiến thuật giúp tăng tỷ lệ thành công
- Phân tích đe dọa/ thách thức (Threats): Đe dọa hay thách thức bước đầu là rào cản
rất lớn cho các doanh nghiệp hay nhà quản trị. Thành công hay thất bại phụ thuộc
rất lớn vào việc nhà quản trị có đưa công ty vượt qua được thử thách hay không.
TL: Môi trường tác động vào tổ chức Lớp: Nhóm 10 - Đêm 1- K19
GV: TS.N.T.M.Châu Trang 4/10
Vì vậy xác định được“cái gì là thách thức” là cực kỳ quan trọng.
2. Xây dựng ma trận SWOT của công ty Kinh Đô
2.1. Điểm mạnh:
- Hội đồng quản trị năng động, có tầm nhìn chiến lược hợp lý về đầu tư mở rộng
quy mô, phát triển các sản phẩm mới để duy trì và đẩy mạnh thương hiệu Kinh Đô
trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.
- Kinh Đô là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành bánh kẹo Việt Nam về quy mô,
trình độ công nghệ, thương hiệu và hệ thống phân phối. Chiếm lĩnh thị trường
trong nước trong thời gian dài 10 năm: 40% thị phần thị trường bánh kẹo nội địa
và là một trong 10 công ty có hệ thống bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đến nay đã có
nhiều sản phẩm của Kinh Đô đã chiếm được vị trí độc tôn.
- Kinh Đô còn có tiềm lực tài chính mạnh, marketing – PR chuyên nghiệp và có ưu
thế nổi trội trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và công thức pha
chế phụ gia riêng biệt.
- Có một hoạt động kinh doanh hiệu quả, các nhà cung cấp vốn, các đối tác góp
vốn làm ăn rất tin tưởng nên dễ dàng huy động được nguồn vốn khi cần thiết.
Đồng thời các đối tác làm ăn cũng được lựa chọn kỹ như Vinacapital, Temaek,
Prudential… làm tăng thêm nguồn lực tài chính và cơ hội hợp tác mở rộng đầu tư,
kinh doanh cho công ty trong tương lai.
- Thương hiệu Kinh Đô là một thế mạnh đặc biệt mà công ty đã xây dựng trong
lòng người tiêu dùng Việt Nam. Có những khách hàng đã trung thành, quen dùng
sản phẩm.
- Sản phẩm của Kinh Đô luôn dẫn đầu thị trường về chủng loại, mẫu mã chất lượng,
luôn được cải tiến trong khi các doanh nghiệp cùng ngành khác chỉ mạnh về một
loại sản phẩm.
- Công nghệ sản xuất của Kinh Đô hiện đại vượt trội so với các doanh nghiệp cùng
ngành. Công ty luôn trao đổi, mua bán nhiều máy móc thiết bị tiên tiến hơn phục
vụ cho quá trình sản xuất.
- Sản phẩm phong phú (bánh Snack, bánh mì tươi, bánh cake, biscuit… các loại)
TL: Môi trường tác động vào tổ chức Lớp: Nhóm 10 - Đêm 1- K19
GV: TS.N.T.M.Châu Trang 5/10
2.2 Điểm yếu:
- Do nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên biến động
nguyên vật liệu như: dịch cúm gia cầm, biến động giá đường…ở Việt Nam trong
những năm gần đây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty.
- Số nhân lực được đào tạo đầy đủ, chuyên sâu chưa nhiều.
- Giá cả các mặt hàng bánh kẹo của Kinh Đô còn khá cao so với các nhãn hiệu khác
cùng ngành.
2.3 Cơ hội:
- Nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ cao, trung bình đạt 7.3%/năm. Tốc độ
phát triển kinh tế và thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng tới việc tiêu thụ
sản phẩm bánh kẹo. Sự tăng trưởng này có tác động tích cực đến sự phát triển của
ngành bánh kẹo Việt Nam.
- Tình hình chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để các công ty phát triển hoạt
động kinh doanh của mình.
- Năm 2001, công ty mở rộng bước đầu xuất khẩu ra 20 nước trên thế giới như Mỹ,
Châu Âu, Singapore, Trung Quốc… và đạt được thành công lớn. Cuối năm 2006,
Việt Nam chính thức gia nhập WTO, điều này giúp công ty có thể phát huy mạnh
hơn thương hiệu của mình ra thị trường thế giới và tăng tính cạnh tranh.
- Việc hợp tác, liên doanh , liên kết với tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới là
Calbury Schweppes của Kinh Đô là một lợi thế rất lớn của công ty trong môi
trường gia nhập WTO . Việc này không những hỗ trợ Kinh Đô có thể cạnh tranh
tốt với các sản phẩm bánh kẹo nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam mà
còn có thể phát triển mạnh thị trường xuất khẩu của Kinh Đô thông qua hệ thống
sẵn có toàn cầu của Calbury Schweppes.
- Các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo được nhà nước dành cho những chính sách
ưu đãi nhất định để từ đó có cơ hội phát triển và mở rộng quy mô (trong luật
Khuyến khích đầu tư trong nước về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế nhập khẩu máy móc thiết bị…)
TL: Môi trường tác động vào tổ chức Lớp: Nhóm 10 - Đêm 1- K19
GV: TS.N.T.M.Châu Trang 6/10
- Khí hậu nước ta phù hợp để phát triển ngành nông nghiệp, cung cấp các nguyên
liệu đầu vào cho Kinh Đô.
- Vị trí địa lý nước ta thuận lợi cho việc giao lưu mua bán hàng hóa với nước ngoài,
đây là cơ hội để mở rộng thị trường.
2.4 Thách Thức:
- Hệ thống pháp luật của nước ta chưa rõ ràng, thiếu minh bạch, không đáp ứng
được nhu cầu của các doanh nghiệp.
- Việc gia nhập WTO và AFTA làm giảm mức thuế nhập khẩu áp dụng cho các mặt
hàng bánh kẹo đang là một trong những thách thức lớn đối với những nhà sản xuất
bánh kẹo trong nước, đặc biệt là hàng bánh kẹo cao cấp.
- Trình độ dân trí còn thấp. An toàn thực phẩm gây chấn động cho việc tiêu thụ các
sản phẩm của Kinh Đô, gây bất an và mất niềm tin cho khách hàng , ảnh hưởng
đến tình hình kinh doanh của Kinh Đô.
- Lạm phát cao buộc các ngân hàng phải nâng cao lãi suất cho vay đối với doanh
nghiệp nên, điều này gây khó khăn cho Kinh Đô trong việc huy động vốn (hoặc
không vay được hoặc chi phí đầu vào tăng lên). Ảnh hưởng của lạm phát làm cho
giá nguyên liệu đầu vào tăng lên, nguyên liệu nhập khẩu cũng tăng do thuế nhập
khẩu tăng lên. Đồng thời người dân cũng e dè trong chi tiêu nên làm giảm sức mua
của người tiêu dùng.
- Khí hậu nhiệt đới nắng nóng, độ ẩm cao nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Rủi ro tỷ giá hối đoái làm ảnh hưởng đến doanh thu từ xuất khẩu, giá thành sản
phẩm do một số nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị nhập khẩu.
- Bánh kẹo là mặt hàng dễ bị làm nhái, làm giả, quản lý thị trường còn yếu nên ảnh
hưởng đến thương hiệu Kinh Đô.
- Có những sản phẩm mang tính thời vụ như bánh trung thu, bánh kẹo tết… rất dễ
thiệt hại lớn nếu không có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý vì mặt hàng bánh
kẹo có hạn dung ngắn.
- Cơ sở hạ tầng, đường sá… chưa cải thiện gây nhiều khó khăn cho việc vận chuyển
hàng hóa.
TL: Môi trường tác động vào tổ chức Lớp: Nhóm 10 - Đêm 1- K19
GV: TS.N.T.M.Châu Trang 7/10
- Công nghệ chưa phổ biến trong nước nên muốn áp dụng công nghệ mới công ty
phải tốn chi phí rất cao để mua công nghệ.
- Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu và công ty sản xuất trong
nước như Hải Hà, Orion…
3. Kết hợp các yếu tố:
Sau khi tiến hành phân tích SWOT đối với doanh nghiệp Kinh Đô ta có thể thấy
các yếu tố điểm mạnh (S), điểm yếu (W), Cơ hội (O) và thách thức (T) có sự tác động lên
nhau, cụ thể như sau:
3.1. SO: (mạnh – cơ hội)
Công ty có tiềm lực mạnh về tài chính, kết hợp với sự ổn định chính trị và dân số
đông của Việt Nam => do đó công ty cần tăng cường đầu tư sản xuất, đa dạng hoá sản
phẩm nhằm tăng thị phần
3.2. ST: (mạnh –thách thức)
Kinh Đô có đội ngũ marketing chuyên nghiệp kết hợp với thương hiệu Kinh Đô
khá mạnh => cần tăng cường marketing, khuyến khích người Việt dùng sản phẩm Việt,
tăng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu
3.3. WO: (yếu –cơ hội)
Việt Nam là nước nông nghiệp, có dân số đông => cần tận dụng nguồn nguyên
liệu và nhân lực trong nước để giảm chi phí sản xuất, phát triển sản phẩm có giá cả phù
hợp với mức sống người dân.
3.4. WT: (yếu –thách thức)
Tìm hiểu, rà soát lại quy trình công nghệ, loại bỏ yếu tố gây lãng phí => giảm giá
thành, tăng cạnh tranh.
Hiện tại an toàn thực phẩm gây bất an trong nhân dân, có nhiều sản phẩm nhái,
giả trên thị trường => công ty cần tăng cường kiểm tra,bảo đảm yếu tố chất lượng, tăng
niềm tin với khách hàng
TL: Môi trường tác động vào tổ chức Lớp: Nhóm 10 - Đêm 1- K19
GV: TS.N.T.M.Châu Trang 8/10
Câu 3: Cho ví dụ về ảnh hưởng của môi trường đến doanh nghiệp làm cho họ phải
thay đổi (lĩnh vực hoạt động, chiến lược kinh doanh, quy mô hoạt động…) để ứng
phó và tồn tại.
Khi Việt Nam gia nhập WTO thì các doanh nghiệp trong nước cũng dần chuyển sang
một sân chơi lớn, trong một môi trường mang tính quốc tế, chuyên nghiệp. Sân chơi này
mang lại nhiều cơ hội và cũng đầy thách thức mà các doanh nghiệp buột phải đối mặt và
vượt qua nếu muốn tồn tại và phát triển. Do đó, Các Doanh nghiệp cần phải có những
chiến lược phù hợp để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, đáp ứng những đòi hỏi
của cạnh tranh.
Việt Nam gia nhập WTO kéo theo nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường
quốc tế và được đối xử bình đẳng. Doanh nghiệp cũng nhận thức được rằng các rào cản
Caùc chieán löôïc WT
Tìm hiểu, rà soát lại quy trình công
nghệ, loại bỏ yếu tố gây lãng phí =>
giảm giá thành, tăng cạnh tranh. An
toàn thực phẩm gây bất an trong
nhân dân, có nhiều sản phẩm nhái,
giả trên thị trường =>cần tăng
cường kiểm tra,bảo đảm yếu tố chất
lượng, tăng niềm tin với khách hàng
Caùc chieán löôïc WO
Việt Nam là nước nông nghiệp, có
dân số đông => cần tận dụng nguồn
nguyên liệu và nhân lực trong nước
để giảm chi phí sản xuất, phát triển
sản phẩm có giá cả phù hợp với
mức sống người dân.
W: Những điểm yếu
Giá thành sản phẩm khá cao
Sản phẩm mang tính thời vụ
Biến động nguyên liệu
Nhân lực chưa chuyên sâu
Caùc chieán löôïc ST
. Kinh Đô có đội ngũ marketing
chuyên nghiệp kết hợp với thương
hiệu Kinh Đô khá mạnh => cần
tăng cường marketing, khuyến
khích người Việt dùng sản phẩm
Việt, tăng cạnh tranh với sản phẩm
nhập khẩu
Các chiến lược SO
. Công ty có tiềm lực mạnh về tài
chính, kết hợp với sự ổn định chính
trị và dân số đông của Việt Nam =>
do đó công ty cần tăng cường đầu
tư sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm
nhằm tăng thị phần
S: Những điểm mạnh
.Là doanh nghiệp hàng đầu,
40% thị trường
Tiềm lực tài chính mạnh
PR chuyên nghiệp
Thương hiệu mạnh
Công nghệ hiện đại
Sản phẩm đa dạng
T: Những đe dọa
An toàn thực phẩm
Mức thuế nhập khẩu bánh kẹo
giảm
Dễ bị làm nhái bánh kẹo
Lạm phát cao, kinh tế khó khăn
người dân cân nhắc hơn việc chi
tiêu
Cạnh tranh gay gắt
O: Những cơ hội
Kinh tế đang phát triển tác động
tích cực đến sự tiêu dùng bánh
kẹo.
Chính trị ổn định
WTO dễ phát triển ra thị trường
thế giới Việt Nam gia nhập
Dân số đông
Chính sách ưu đãi của nhà nước
Việt Nam là nước
TL: Môi trường tác động vào tổ chức Lớp: Nhóm 10 - Đêm 1- K19
GV: TS.N.T.M.Châu Trang 9/10
thuế quan và phi thuế quan sẽ giảm hoặc sẽ bị loại bỏ để từ đó có những kế hoạch xuất
nhập phù hợp hơn cho thị trường (điều chỉnh về giá cả, sản lượng xuất nhập khẩu...)
Cụ thể về sự ảnh hưởng này đến doanh nghiệp ta có thể thấy họ tự điều chỉnh để thích
nghi với môi trường mới này qua các hoạt động sau:
1. Đổi mới sản phẩm theo hướng tích cực để tăng tính cạnh tranh:
Các doanh nghiệp nhận ra rằng việc hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội và sự
thuận lợi hơn trong tiếp cận thị trường thế giới. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận cạnh tranh
trên thị trường nội địa cũng sẽ khắc nghiệt hơn. Sự cạnh tranh này đến từ các sản phẩm
nhập khẩu, các nhà đầu tư nước ngoài. Họ tin rằng nếu không tự đổi mới và nâng cao khả
năng cạnh tranh thì có khả năng sẽ mất thị trường trong nước trước sự xâm nhập của các
sản phẩm từ các nước trong khu vực ASEAN và từ các quốc gia phát triển khác.
Trong một chừng mực nhất định, một vài rào cản mới, tinh vi hơn xuất hiện và
được sử dụng rộng rãi bởi các quốc gia như thuế chống phá giá, các phòng vệ đặc biệt,
những qui định kỹ thuật chặt chẽ hơn, chuẩn mực về vệ sinh, môi trường, lao động, trách
nhiệm xã hội…
2. Cổ phần hóa các doanh nghiệp và huy động vốn:
Thông qua cổ phần hóa, các doanh nghiệp tái cấu trúc lại nguồn vốn kinh doanh ,
cải thiện kết quả kinh doanh , nâng cao trách nhiệm trong quản lý hoạt động kinh doanh
. Ngoài ra, các doanh nghiệp cố gắng huy động nguồn vốn phục vụ đổi mới công
nghệ, phát triển sản xuất, quảng bá thương hiệu.
3. Tái cấu trúc doanh nghiệp:
Đi đôi với quá trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp cũng thực hiện tổ chức lại các
phòng ban, sắp xếp lại lực lượng lao động, tinh giảm lao động dôi dư, đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ lao động. Tổng số lao động giảm nhưng tỷ lệ lao động có trình độ tăng lên
làm cho năng suất lao động tăng.
4. Đầu tư và đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới:
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều dự án đầu tư máy móc
thiết bị, đổi mới công nghệ, thực hiện nhiều cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản
phẩm nhằm gia tăng giá trị bổ sung cho các sản phẩm XK, đứng vững trên thị trường và
TL: Môi trường tác động vào tổ chức Lớp: Nhóm 10 - Đêm 1- K19
GV: TS.N.T.M.Châu Trang 10/10
tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trình độ công nghệ tại các doanh nghiệp đang dần được cải
thiện đáng kể so với trước đây để đáp ứng nhu cầu mới. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn
chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng hiệu quả quản lý của mình.
5. Đảm bảo chất lượng hướng đến tiêu chuẩn Quốc Tế
Các Doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9001,
ISO 14000, SA 8000 và các chứng nhận môi trường khác để nâng cao khả năng cạnh
tranh của mình, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của các thị trường lớn trong WTO
như EU, Mỹ, Nhật Bản…
6. Chiến lược marketing:
Các doanh nghiệp có khuynh hướng biến đổi doanh nghiệp theo hướng đa ngành
nghề dựa trên từ năng lực cốt lõi của mình. Họ đã xác định lại danh mục mặt hàng kinh
doanh , loại bỏ các sản phẩm không còn đủ khả năng cạnh tranh hiệu quả, cố gắng cũng
cố thị trường nội địa thông qua phát triển mạng lưới phân phối, quan tâm đến dịch vụ sau
bán, thực hiện marketing quan hệ với các nhà cung cấp, các nhà phân phối và khách
hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm thị trường mới cho XK và có chiến
lược đẩy mạnh XK, vươn ra thị trường thế giới. Trên hết, các Doanh nghiệp chú trọng tạo
dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_swot_kinh_do_9273.pdf