TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU
Quy hoạch đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hoá, tận dụng tối đa mọi nguồn lực và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội – môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu về bộ môn kiến trúc và quy hoạch này rất có ích trong thời buổi hiện nay, đặc biệt là đối với sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
CHƯƠNG I: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ . CÁC LOẠI HÌNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC ĐÔ THỊ CỔ
I.Quy hoạch đô thị
1.Định nghĩa
- Quy hoạch đô thị, còn gọi là quy hoạch không gian đô thị nghiên cứu có hệ thống các phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kĩ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó
- Quy hoạch đô thị là môn khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều vấn đề: đời sống, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật và cấu tạo môi trường sống
- Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường.
2. Một số đặc điểm và yêu cầu của công tác quy hoạch đô thị
2.1 Đặc điểm
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính chính sách
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính tổng hợp
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính địa phương và tính kế thừa
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính dự đoán và cơ động.
2.2 Yêu cầu
Quy hoạch đô thị phải đạt được 3 yêu cầu sau:
- Tạo lập tối ưu các điều kiện không gian cho quá trình sản xuất và mở rộng của xã hội.
- Phát triển tổng hợp toàn diện những điều kiện sống, điều kiện lao động và tiền đề phát triển nhân cách, quan hệ cộng đồng của con người.
- Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên, khai thác tài nguyên môi trường
3.Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch đô thị và xây dựng đô thị.
3.1. Mục tiêu
-Công tác quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, trước tiên là cụ thể hoá chiến lược phát triển của đô thị đối với nền kinh tế quốc dân.
- Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch: quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản. Ở Việt Nam theo quy định của Bộ xây dựng thì đồ án quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm các giai đoạn sau:
Quy hoạch vùng lãnh thổ -> Quy hoạch chi tiết đô thị -> Quy hoạch chi tiết cụm công trình -> Thiết kế xây dựng công trình
3.2 Nhiệm vụ
a. Tổ chức sản xuất:
- Quy hoạch đô thị phải đảm bảo hợp lý các khu vực sản xuất, trước tiên là các khu công nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở thủ công nghiệp và các loại hình đặc trưng khác. Phải giải quyết các mối quan hệ giữa các khu công nghiệp với khu dân cư như với các khu hoạt động khác.
b. Tổ chức đời sống:
- Quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tổ chức tốt đời sống và mọi hoạt động khác của người dân đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong việc phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị nhất là trong việc tổ chức các khu ở, các khu công cộng, phúc lợi xã hội, các khu cây xanh, khu vui chơi giải trí
c. Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan, môi trường đô thị:
- Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hoá công tác xây dựng đô thị, tạo cho mỗi đô thị một đặc trưng riêng về bộ mặt kiến trúc, hài hoà với khung cảnh thiên nhiên và địa hình. Cho nên quy hoạch đô thị cần xác định hướng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình khối của các công trình mang tính chủ đạo của đô thị.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4261 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Môn học cơ sở quy hoạch và kiến trúc "quy hoạch đô thị", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
&
Tiểu luận môn học
Cơ sở quy hoạch và kiến trúc
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Đăng
Mã sinh viên: 444553
Lớp: 53XD5
Quy hoạch vùng ven đô có mật độ dân cư thấp ở Cincinnati, Hoa Kỳ.
LỜI NÓI ĐẦU
Quy hoạch đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hoá, tận dụng tối đa mọi nguồn lực và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội – môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu về bộ môn kiến trúc và quy hoạch này rất có ích trong thời buổi hiện nay, đặc biệt là đối với sinh viên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
CHƯƠNG I: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ . CÁC LOẠI HÌNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC ĐÔ THỊ CỔ
I.Quy hoạch đô thị
1.Định nghĩa
- Quy hoạch đô thị, còn gọi là quy hoạch không gian đô thị nghiên cứu có hệ thống các phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kĩ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó
- Quy hoạch đô thị là môn khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều vấn đề: đời sống, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật và cấu tạo môi trường sống…
- Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường.
2. Một số đặc điểm và yêu cầu của công tác quy hoạch đô thị
2.1 Đặc điểm
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính chính sách
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính tổng hợp
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính địa phương và tính kế thừa
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính dự đoán và cơ động.
2.2 Yêu cầu
Quy hoạch đô thị phải đạt được 3 yêu cầu sau:
- Tạo lập tối ưu các điều kiện không gian cho quá trình sản xuất và mở rộng của xã hội.
- Phát triển tổng hợp toàn diện những điều kiện sống, điều kiện lao động và tiền đề phát triển nhân cách, quan hệ cộng đồng của con người.
- Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên, khai thác tài nguyên môi trường
3.Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch đô thị và xây dựng đô thị.
3.1. Mục tiêu
- Công tác quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, trước tiên là cụ thể hoá chiến lược phát triển của đô thị đối với nền kinh tế quốc dân.
- Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch: quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản. Ở Việt Nam theo quy định của Bộ xây dựng thì đồ án quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm các giai đoạn sau:
Quy hoạch vùng lãnh thổ -> Quy hoạch chi tiết đô thị -> Quy hoạch chi tiết cụm công trình -> Thiết kế xây dựng công trình
Nhiệm vụ
a. Tổ chức sản xuất:
- Quy hoạch đô thị phải đảm bảo hợp lý các khu vực sản xuất, trước tiên là các khu công nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở thủ công nghiệp và các loại hình đặc trưng khác. Phải giải quyết các mối quan hệ giữa các khu công nghiệp với khu dân cư như với các khu hoạt động khác.
b. Tổ chức đời sống:
- Quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tổ chức tốt đời sống và mọi hoạt động khác của người dân đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong việc phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị nhất là trong việc tổ chức các khu ở, các khu công cộng, phúc lợi xã hội, các khu cây xanh, khu vui chơi giải trí…
c. Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan, môi trường đô thị:
- Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hoá công tác xây dựng đô thị, tạo cho mỗi đô thị một đặc trưng riêng về bộ mặt kiến trúc, hài hoà với khung cảnh thiên nhiên và địa hình. Cho nên quy hoạch đô thị cần xác định hướng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình khối của các công trình mang tính chủ đạo của đô thị.
II. Các loại hình quy hoạch đô thị
* Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch:quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị.Các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng đô thị,tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản.
* Có 4 loại hình quy hoạch đô thị:
- Quy hoạch vùng
- Quy hoạch chung
- Quy hoạch phân khu
- Quy hoạch chi tiết
1. Quy hoạch vùng
- Tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng và các nguồn lực phát triển của vùng, dự báo các khả năng phát triển, xây dựng mục tiêu và định hướng phát triển vùng, từ đó đề ra các chính sách, cơ chế quản lý và các bước phát triển của vùng
2. Quy hoạc chung
- Xác định mục tiêu phương hướng xây dựng cải tạo xây dựng về sử dụng đất, tổ chức không gian hạ tầng kĩ thuật môi trường nhằm tạo ra một môi trường sống thích hợp và phát triển bền vững
- Đồ án được nghiên cứu theo từng giai đoạn
+ Dài hạn: 10 – 20 năm
+ Ngắn hạn: 5 – 10 năm
3. Quy hoạch phân khu:
- xác định phạm vi ranh giới diện tích tính chất khu vực lập QH.Chỉ tiêu dự kiến về dân số về sử dụng đất,hạ tầng kĩ thuật,hạ tầng xã hội,yêu cầu nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để đảm bảo phù hợp về không gian kiến trúc đầu nối hạ tầng kĩ thuật với quy hoạch chungđã được phê duyệt và quy hoạch xung quanh
4. Quy hoạch chi tiết:
- Là việc cụ thể hóa ý đồ của quy hoạch chung và quy hoạch phân khu.Đồ án QH chi tiết thường được nghiên cứu ở tỉ lệ:1/2000;1/1000;1/500.Tùy theo mức độ và yêu cầu cụ thể
III. Một số đặc trưng của các đô thị cổ
Khoảng 200.000 năm trước ở thời đồ đá cũ, những tổ tiên của loài người đã sử dụng những công cụ đơn giản trong hàng nghìn năm nhưng cùng với thời gian các công cụ đó trở nên tinh xảo và phức tạp hơn. Con người ở thời này sống theo kiểu săn bắt – hái lượm, cuối cùng đa số các xã hội săn bắt – hái lượm đã phát triển, hay buộc phải hấp thu vào những tổ chức xã hội nông nghiệp lớn hơn. Một sự thay đổi lớn, được miêu tả như là một “ cuộc cách mạng” đã diễn ra khoảng thiên niên kỷ 19 TCN với việc hình thành nghề nông. Nông nghiệp đã tạo cơ hội cho các xã hội phức tạp hơn, cũng được gọi là những nền văn minh. Các vùng lưu vực ven sông trở thành những cái nôi của những nền văn minh đầu tiên như lưu vực sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, sông Nin ở Ai Cập, và lưu vực sông Ấn ở Pakistan.
Nông nghiệp dẫn tới nhiều thay đổi lớn, nó cho phép một xã hội đông đúc hơn rất nhiều, và nó tự tổ chức mình vào trong những quốc gia. Nông nghiệp cũng tạo nên và cho phép sự tích trữ lương thực thặng dư có thể dùng để cung cấp cho những người không dính dáng trực tiếp tới việc sản xuất lương thực. Sự phát triển của nông nghiệp cho phép sự xuất hiện của những thành phố đầu tiên. Dần dần các thành phố xuất hiện ngày càng nhiều trên mỗi quốc gia, bắt đầu hình thành lên những đô thị như là Ai Cập, La mã, Hy Lạp …
1. Đô thị cổ Ai Cập
- Nhà nước Ai Cập cổ đại là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Nin vùng đông bắc châu Phi. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại.
- Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí. Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ đại, phải nói đến sự khéo tay trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội Ai Cập có nhiều loại: đá vôi, đá sa thạch, đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc. Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại. Trong suốt các triều đại Ai Cập cổ, vật liệu đá được dùng hầu hết cho các công trình như lăng mộ và đền đài. Đôi khi, các vật liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu đài của các vua, pháo đài và một số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu đài, đền đài và đô thị và các công trình phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài. Rất nhiều công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và cuốn trôi theo những cơn giận giữ bất thường của sông Nil. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khô, nóng của Ai Cập cũng giúp bảo tồn được khá nhiều các công trình xây bằng gạch chưa nung. Ví dụ, ngày nay còn lại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Các công trình bằng đá ở các khu đất cao, không ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nil nhưng cũng chịu tác động không nhỏ của các cơn bão cát sẵn có ở vùng này.
- Kim tự tháp
Người cổ đại ở nhiều nơi trên thế giới đã từng xây dựng các kim tự tháp. Nhưng những kim tự tháp Ai Cập vẫn là những kim tự tháp lớn nhất và nổi tiếng nhất hành tinh và luôn ẩn tàng những bí ẩn về khả năng xây dựng tuyệt vời của người Ai Cập cổ đại. Suốt từ năm 2630 tới 1530 trước Công nguyên, họ đã xây dựng cả thảy hơn 90 kim tự tháp.
Kim tự tháp Ai Cập được xây bên bờ tây của sông Nil ngoại thành Cai Rô. Với cách làm thủ công, không dùng các kỹ thuật cơ giới, kiệt tác về xây dựng và kiến trúc này sừng sững như một tuyên ngôn về tài nghệ xây dựng vô song của người xưa.
Các kim tự tháp đều được xây dựng xếp theo các hướng chính của la bàn (các mặt của chúng theo hướng Nam - Bắc và Đông -Tây) và phần lớn nằm trên các đồi sa mạc ở bờ tây sông Nil, phía mặt trời lặn… Người Ai Cập cổ tin rằng linh hồn của các hoàng đế qua đời vẫn ở trong thân thể và du ngoạn hằng ngày cùng mặt trời. Khi mặt trời lặn phía tây, linh hồn của người quá cố trở về hầm mộ kim tự tháp và phục sinh...
- Sơ đồ bên trong của các kim tự tháp thay đổi theo từng thời kỳ xây dựng. Nhưng cửa vào thì luôn ở chính giữa mặt phía bắc. Từ đây có một lối đi xuống, đôi khi đi thẳng tới hầm mộ hoàng đế ở điểm giữa kim tự tháp. Trong kim tự tháp có nhiều phòng kho, một số để chứa những đồ vật tế lễ vật dụng cho cuộc sống sau khi chết. Có khá nhiều đồ quý trong kim tự tháp đã bị mất cắp theo thời gian.
Kim Tự Tháp Cheops ( thuộc quần thể khu lăng mộ Giza)
- Đô thị cổ đại Ai Cập ở hạ lưu sông Nin thường là hình chữ nhật,xây dựng vào khoảng 3500 năm trước CN.Thành phố Kahan là một ví dụ:Thành phố có mật độ xây dựng cao,cơ cấu thành phố phân rõ khu chủ nô và nô lệ.Khu ở cho người giàu là nhà ở có vườn với diện tích mỗi lô 600m2.Nhà ở cho người nghèo là những khu ở thấp tầng,đặc biệt có hệ thống tưới nước cho cây,các đường phố đã được trồng cây,cây xanh được coi là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc đô thị
2.Đô thị cổ Hy Lạp:
- Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Αιγαίον, Aigaion), khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập. Ở nơi đây, người ta thường tổ chức các lễ hội, tiến hành thi đấu thể dục thể thao, bình luận văn chương, diễn thuyết, ngâm thơ và biểu diễn kịch, ngoài ra còn có thể trao đổi, mua bán. Do đó, về sau người ta đã xây thêm xung quanh các quần thể này những sân bãi thi đấu, quán trọ, hội trường, các hành lang cột và các loại đền đài.
- Thành phố bàn cờ của Hyppodamus là điểm đặc trưng của quy hoạch Hy Lạp cổ đại.Bố cục mặt bằng của thành phố được chia thành các lô phố theo hệ thống đường ô cờ với hai đường chính Nam Bắc và Đông Tây;khoảng cách giữa các đường nói chung khoảng từ 30 đến 50 m.
- Thành phố Mile của Hyppodamus có kích thước các lô phố là 47,2 . 25,4m.Tuyến đường chính Đông Tây rộng 7,5m đi qua trung tâm có thể đi xe,còn tuyến Bắc Nam rộng từ 3-4 m có độ dốc lớn nên chủ yếu dành cho đi bộ.
+Các thành phố đều có các trung tâm và quảng trường chính là Acropolis và Agora. Acropolis là khu vực trung tâm của thành phố,nơi tập trung các đền thờ mang tính tâm linh và nhà ở của các quan tòa cao cấp.Agora thực chất là một quảng trường ở
trung tâm,nơi tập trung các sinh hoạt về thương mại và hành chính của thành phố
Đền thờ Hy Lạp cổ đại
- Xã hội Hy Lạp cổ đề cao tính dân chủ quan tâm đến việc giáo dục con người và môi trường sống ở đô thị.Quan điểm thành phố Nhà Nước lí tưởng có quy mô 10000 dân được chia thành 3 phần và 3 cấp theo hệ thống luật lệ.
- Đô thị có địa điểm dựa trên cơ sở hướng gió,nguồn nước và khai thác tài nguyên.Về mặt môi trường và thẩm mỹ,mỗi thành phố phải cách biển ít nhất 14 km.Mỗi thành phố đều có cảng để phát triển về thương mại,hang hải.Về quy mô,thành phố được tính toán dựa theo thuyết huyền nhiệm toán học:Một thành phố Nhà Nước lí tưởng là 5040 người.Đất nông nghiệp được chia thành 12 khu vực còn trung tâm thành phố có các đền thờ,nhà ở và nơi làm việc của các chức sắc cấp cao.Các lô ở của dân chúng bố trí bao quanh trung tâm thành phố vừa tạo cảm giác đông đúc vừa có tác dụng bảo vệ thành phố.Thành phố Hy Lạp cổ đại không có thành,các dịch vụ thương mại bố trí bên ngoài thành phố
+Theo Aritotle,trong công tác quy hoạch xây dựng có 4 điều kiện cơ bản:sức khỏe,an ninh quốc phòng,ổn định chính trị,thẩm mĩ.Dân số và các khu chức năng đô thị được phân chia trên cơ sở lao động theo 3 thành phần:tri thức,binh lính và thợ thủ công.
+Về bố cục,Agora được bố trí phía dưới Acropolis giữa các công trình công cộng và khu ở của các chức sắc cao cấp của thành phố.riêng quảng trường buôn bán được
chuyển ra phía ngoài cùng với khu ở của các nhân viên hành chính cấp thấp,các nhà buôn,thợ thủ công nông dân
3 Đô thị cổ La Mã:
- Quy hoạch và kiến trúc La Mã cổ đại đã tiếp thu được những thành tựu của nền văn hóa trước đó cũng như bị ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Hy Lạp.
- Số lượg kiến trúc rất lớn, các loại hình kiến trúc chủ yếu là:
+Đền thờ thần, miếu thờ thần.
+Basilica (nơi xử án và sinh hoạt công cộng).
+Các công trình hành chính(Curia-Viện nguyên lão), lưu trữ, thư viện.
+Quảng trường
+Nhà tắm công cộng(Therma)
+Hý trường , kịch trường.
+Đấu trường.
+Khải hoàn môn.
+Các loại nhà ở, cung điện.
+Cầu dẫn nước,cầu cống, đường sá.
La Mã cổ đại
- Quy mô kiến trúc đồ sộ, tường dày, hoành tráng bề thế, gây ấn tượng về sức mạnh,quyền lực, tạo cảm giác về một sự bền vững lâu dài, nhiều công trình đã chịu đựng được thử thách của thời gian.Về độ lớn của công trình, có thể kể ra Nhà trò lớn ở Roma dài 635m chứa được 150000 người, Basilica Julia có Dt rộng 5000m2, nhà tắm công cộng Caracalla cùng 1 lúc có sức chứa 1600 người... Nếu nghệ thuật Hy lạp tìm đến 1 sự hài hòa giữa hình thức và cấu trúc, giữa kiến trúc và trang trí, thì kiến trúc La mã, ngược lại, lại là 1 nghệ thuật ứng dụng nhằm đáp ứng tính cách sôi động và thực ụng của người La Mã.
- Tổ hợp không gian của kiến trúc La mã rất phức tạp do công năng của công trình cần đáp ứng được các yêu cầu ngày càng đa dạng của cuộc sống. Kết cấu các công trình kiến trúc La mã có nhiều tiến bộ kỹ thuật xây dựng vòm, cuốn bằng đá và nhờ việc tìm ra bêtông thiên nhiên, người La mã đã thực hiện được những kết cấu không gian lớn.
- Người La mã đã tiếp tục phát triển ba loại thức cột Doric, Ionic và Corinth của Hy lạp cổ đại, làm phong phú thêm hình thức của ba loại thức cột này và sang tạo thêm hai lạoi tức cột mới là Toscan và Compozit.
Khác với nhà nước Hy lạp cổ đại là nhà nước nô lệ cấp thấp, dân tự do có tính tích cực cao, nhà nước La Mã cổ đại có nền kinh tế nô lệ phát triển đến giai đoạn cao nhất, số nô lệ rất lớn và sau chiến tranh càng lớn được dùng đại quy mô và coác hoạt động xây dựng. Việc sử dụng phổ biến sức lao động rẻ mạt của nô lệ đã đẩy dân tự do và nông dân vào chổ phá sản. Do đó mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc, và ngoài mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ, mâu thuẫn bên trong nội bộ của giai câp thống trị, mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương và chính quyền hàng tỉnh cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
- Thương nghiệp trong xã hội La Mã cổ đại phát triển hơn và đa dạng hơn, ngoài thương nhân kim hoàn là những nhà giàu có vị trí trong xã hội, các thương nhân đầu cơ, cho vay nặng lãi, thương nhân cho thuê nhà ở cũng xuất hiện.
Về tôn giáo, người La mã thờ đa thần giáo và Cơ đốc giáo. Người La mã đã kế tục ton giáo Etrusque và Hy lạp nhưng đỗi tên các thần theo cáh gọi riêng của mình, người La mã thờ các thần Jupiter ( thần sức mạnh, tên Hy lạp trườc đây là Zeus), thần Junon ( nữ thần Bảo vệ, tên Hy lạp cũ là Hera). thần Apollo ( thần Mặt trời, bảo vệ nghệ thuật, người Hy lạp gọi là Apollo), ngoài ra còn có các thần biển Neptune ( Poseidon), thần tình yêu và sắc đẹp Venus ( Aphrodite), thần bảo vệ mùa màng Seres(Demeter)...
CHƯƠNG II: ĐƠN VỊ Ở - CÁC THÀNH PHẦN ĐẤT ĐAI TRONG ĐƠN VỊ Ở
I. Đơn vị ở
* Đơn vị ở là một điểm dân cư trong đô thị: Điểm dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị
- Đơn vị có các điều kiện thích nghi với một không gian và thời gian
- Đơn vị có các điều kiện thích nghi với chất lượng sống
- Đạt được mục tiêu tối thiểu khi xác định các tiêu chí
- Đơn vị ở hợp lí đảm bảo sự ổn định và tính chất toàn vẹn tương đối từng cấu trúc đô thị hướng tới sự phát triển bền vững
* Các khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở
- Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và các trung tâm dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong đơn vị ở...; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở...
- Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở (cấp I) và vườn hoa sân chơi trong đơn vị ở có bán kính phục vụ ≤500m. Quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2.800 người). Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở. Tùy theo quy mô và nhu cầu quản lý để bố trí trung tâm hành chính cấp phường.
II. Các thành phần đât đai trong đơn vị ở
1. đất ở đô thị
- Là đất xây dựng các công trình nhà ở các loại. Việc tổ chức hợp lý khu ở đô thị có ý nghĩa quyết định đến đời sống nhân dân đô thị , đến môi trường và khung cảnh sống đô thị. Trước đây đất ở đô thị được coi là những đơn vị ở tiểu khu được tổ chức theo một nguyên lí cứng nhắc và đồng đều trong một cuộc sống đô thị. Quan niệm bình quân và đồng đều trong việc phân chia, quản lí đất đai xây dựng nhà ở đã dẫn đến tình trạng mô nô tôn trong cấu trúc đô thị và hình thức tổ chức không gian kiến trúc các khu ở. Đất ở đô thị là phạm vi đất đai xây dựng các công trình nhà ở, các công trình phục vụ công cộng thiết yếu hàng ngày, các cửa hàng dịch vụ tư nhân, tập thể hoặc nhà nước gắn liền với công trình nhà ở có quy mô nhỏ dọc theo các đường phố nội bộ, các khu cây xanh vườn hoa nhỏ cho trẻ em trên các khu đất trống giữa các công trình. Đất ở đô thị được giới hạn bởi hệ thống đường nội bộ, phân thành các lô đất có quy mô vừa đủ để đảm bảo cuộc sống an toàn thoải mái và bền vững.
2. Đất xây dựng các công trình công cộng
- Là những lô đất dành riêng cho cac công trình dịch vụ công cộng cấp thành phố, cấp quận và khu nhà ở về các mặt văn hóa, chính trị hành chính, xã hội...Các công trình này trực tiếp phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày ở đô thị, xây dựng tập trung hoặc phân tán trong khu dân dụng tùy theo yêu cầu và chức năng dịch vụ
- Để phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, trong khu đô thị cần xây dựng một hệ thống các trung tâm công cộng từ thành phố đến các đơn vị ở nhỏ nhát, kể cả trong khu vực sản xuất công nghiệp bao gồm:
+ các công trình xây dựng ở trung tâm thành phố là những cửa hàng lớn xây dựng tập trung và phân tán trong khu trung tâm khác của toàn đô thị
+ Các công trình dịch vụ công cộng xây dựng ở các khu trung tâm thành phố, quận. khu nhà ở lớn, các khu vực nghỉ ngơi, các trung tâm chuyên ngành khác ( y tế, giáo dục, khoa học...)
3. Đất đường và quảng trường
- Đường trong đơn vị ở là mạng lưới giao thông nối liền các bộ phận chức năng với nhau thành một thể thống nhất.Không gian đường bao gồm các tuyến đường cho xe chạy, các lối đi và trang thiết bị dọc đường như vỉa hè, cây xanh, quảng trường. Đây là những không gian công cộng do thành phố quản lí và xây dựng
4. Đất cây xanh và thể dục thể thao
- Trong đơn vị ở có hệ thống cây xanh nhằm phục vụ cho vấn đề vui chơi giải trí
thể thao của trẻ em và ngưởi lớn .Khu cây xanh này thường được tổ chức gắn liền với hệ thống trường học và câu lạc bộ trong các đơn vị ở Đất cây xanh trong khu dân dụng không tính đến các công viên văn hóa nghỉ ngơi, cây xanh trong vườn phục vụ cho chức năng riêng như vường thú, vườn bách thảo, các dãy phòng hộ, các công viên rừng... ở phía ngoài thành phố
STT
Thành phần đất
Chỉ tiêu diện tích bình quân m2/người
Tỉ lệ diện tích %
1
Đất ở đô thị
30 - 40
40 – 45
2
Đất công trình công cộng
10 - 15
15 - 20
3
Đất cây xanh và TDTT
8 - 12
10 - 15
4
Đất đường và quảng trường
10 - 15
15 - 20
CHƯƠNG III: ĐÔ THỊ MỚI LINH ĐÀM
Ttạo dựng một khu dân cư hoàn chỉnh mang vẻ đẹp kiến trúc đô thị cho khu vực phía Nam TP. Đây cũng là khu đô thị mới đầu tiên của cả nước được xây dựng theo mô hình đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, được Bộ Xây dựng công nhận là 1 trong 2 khu đô thị kiểu mẫu của cả nước (cùng với khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng ở TP. Hồ Chí Minh)
1. Giao thông
Về giao thông, đảm bảo kết nối với hệ thống giao thông khu vực lân cận.Có xe bus chạy qua khu đô thị. Có đường xung quanh hồ Linh Đàm.Đường vào bán đảo Linh Đàm rộng. Có đường giao thông nối liền các khu chức năng trong đô thị. Đường trong đô thị thuận lợi trong sử dụng. Đường ô tô vòng sâu vào các công trình ít nhất là đầu hồi nhà.Ngoài ra còn có các bãi đỗ xe con (gara) cho những người không bố trí để xe con trong nhà.Hệ thống đường đi bộ được dặt trong công viên cách biệt với đường ô tô. Trong bán đảo Linh Đàm, hệ thống đường trục vuông vắn nối liền các khu biệt thự, trường học, công viên
Hiện nay một số hệ thống đường giao thông nối khu đô thị với các khu vực xung quanh chưa được cắm biển báo và làm vạch giảm tốc. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất an toàn giao thông.Đường vào khu đô thị nhỏ mật độ giao thông cao nên thường xuyên xảy ra tắc đường Dân cư đông, đường qua các nhà cao tầng nhiều khúc ngoặt nguy hiểm, ô tô, xe máy phóng nhanh, không có biển báo, biển hạn chế tốc độ để cảnh báo, nhắc nhở người điều khiển phương tiện nên nhiều tai nạn xảy ra, đã có người bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu. Cũng vì thiếu biển báo nên giao thông ở đây rất lộn xộn, người dân đi trên đường theo thói quen, tình trạng đi ngược chiều, đi không đúng làn đường diễn ra phổ biến.
Tăng cường quản lý trật tự đô thị, quản lý quy hoach xây dựng. Trước hết là quản lý hành lang giao thông, các vỉa hè. Quy hoạch nơi trông giữ ô tô nếu sử dụng tạm lòng đường không được gây khó khăn cho sinh hoạt của cư dân vì nhu cầu vỉa hè và lòng đường còn phục vụ nhân dân đi thể dục, các cháu đi chơi
2. Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan
Khu đô thị mới Linh Đàm có quy mô 184,09 ha, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km, có vị trí cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều công trình di tích lịch sử đã được xếp hạng và hồ nước được quy hoạch rộng 74 ha. Đến nay, sau hơn 10 năm đầu tư xây dựng với một khối lượng công việc lớn đã được thực hiện, từ một khu vực ao hồ, đồng ruộng trũng thấp khu hồ Linh Đàm đã trở thành một khu đô thị mới khang trang, sạch, đẹp với gần 4.000 căn nhà xây mới, trong đó có hơn 3.150 căn hộ...
Một biệt thự trong khu đô thị Linh Đàm
Thiên nhiên của Linh Đàm vốn là một vùng, phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp được kết hợp hài hòa với những công trình sáng tạo của con người. Bài toán quan trọng hàng đầu trong lịch sử quy hoạch và phát triển Linh Đàm là xây dựng được một đô thị sinh động, sung túc và đủ điều kiện tiện nghi cho cư dân và du khách mà vẫn bảo vệ được giá trị của phong cảnh thiên nhiên
Cho đến nay, có thể khẳng định được những hiệu quả mà dự án khu đô thị mới Linh Đàm mang lại. Đó là tăng cường được kết cấu hạ tầng cho hệ thống hạ tầng của thành phố, tạo một khu dân cư đô thị hoàn chỉnh, phát triển đúng quy hoạch, đảm bảo vẻ đẹp kiến trúc đô thị, đóng góp cho thành phố một quỹ nhà ở lớn theo tiêu chuẩn cao, góp phần tích cực vào chương trình nhà ở quốc gia và của thành phố
Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới Linh Đàm được nghiên cứu thiết kế trên cơ sở khai thác điều kiện tự nhiên của khu vực, tạo ra môi trường sống khu dân cư hài hoà, phù hợp với cảnh quan chung của cả khu vực, tạo sự cân bằng cây xanh, mặt nước. Có thể nói, quy hoạch khu đô thị mới Linh Đàm đã hội đủ các tiêu chí phát triển bền vững
a. Yếu tố địa hình: Đặc trưng của địa hình Linh Đàm là những hình khối ổn định, chúng chia cắt không gian một cách mạnh mẽ thành những khu vực riêng biệt, rõ nét và tạo nên những chuỗi phong cảnh phong phú, đa dạng.
Với diện tích đất rộng lớn, các công trình biệt thự nêu trên là một quần thể kiến trúc với tòa nhà chính đồ sộ, bao bọc xung quanh có hệ sân đường ngoạn cảnh, vườn hoa, bồn nước... dẫn dắt công trình hoà nhập vào khung cảnh thiên nhiên. Các tòa biệt thự này với màu tường sáng, là những điểm nhấn, điểm chấm phá trong bức tranh phong cảnh tổng thể của khu đô thị. Việc xây dựng các khu biệt thự rất được chú trọng do sự hòa nhập hoàn toàn của công trình kiến trúc vào thiên nhiên. Người ta đã sắp xếp các tòa biệt thự với nhiều tầng nhiều cấp theo sát đường đồng mức để bám lấy địa hình mà không phải phá hủy nó. Do lấy thiên nhiên làm nền, làm không gian chính của cảnh quan nên người ta đã khống chế phạm vi xây dựng ở mật độ rất thấp so với diện tích phân lô rất lớn.
b. Yếu tố về mặt nước: Hồ Linh Đàm: ở đầu nguồn, vừa cung cấp nước uống vừa là hồ cảnh, đã cùng với các cây xanh chung quanh tạo thành bức tranh hữu tình nổi tiếng. Như vậy, tỷ lệ của diện tích mặt nước so với tổng diện tích đất là khoảng 10%, một tỷ lệ khá cao nếu so sánh với những khu đô thị khác. Ngoài công dụng cung cấp nước uống cho cư dân thành phố, điều hoà nước tưới cho nông dân, suối và hồ nước là trung tâm của các thắng cảnh: không cảnh đẹp nào của Linh Đàm mà thiếu vắng hình ảnh phẳng lặng và thoáng mát của mặt nước. Nó phản chiếu cảnh vật, làm tăng chiều cao không gian, điều hòa vi khí hậu, tạo bầu không khí trong lành và cảm giác thanh bình cho du khách.
Xung quanh khu vực Đại Kim, Hoàng Liệt còn có những quần thể hồ nhỏ, bao gồm cổng làng, ao sen đầy hoa mùa hè, tạo nên một không gian sống khá lý tưởng cho con người bởi nét phong thuỷ mềm mại và quyến rũ.
Hồ Linh Đàm
c. Yếu tố về kiến trúc: Khu Đô Thị Linh Đàm đã tạo thành những không gian linh động, kết cấu kiến trúc đẹp. Mỗi một biệt thự là một đóa hoa kiến trúc xinh đẹp và cả thành phố là một vườn hoa lớn với những trục đường biệt thự muôn hình muôn vẻ. Biệt thự Linh Đàm đều là những biệt thự lớn có sân vườn rộng rãi bao quanh, với hình thức kiến trúc đối xứng, trang nghiêm và có mặt bằng đơn giản. Biệt thự có vị trí gần những công trình công cộng như: chợ, công viên, bệnh viện, trường học …, giao thông thuân tiện.
d. Các yếu tố cây xanh: khi Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã hình thành hàng nghìn KĐT nhưng Linh Đàm vẫn được các chuyên gia đô thị đánh giá là đẹp, duyên dáng, đáng yêu, đã kế thừa và khai thác tốt nhất các yếu tố đặc trưng của Hà Nội là cây xanh
. Tổng diện tích cây xanh của khu vực đạt hơn 31,5 ha
Tuy nhiên còn một số nhược điểm:
Mỗi chung cư cao tầng cần bố trí một phòng họp, sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Hiện nay một số chung cư đã có phòng sinh hoạt chung, nhưng còn một số chung cư chưa có. Mỗi buổi họp tổ dân phố phải ngồi sảnh hành lang đi lại thật bất tiện và không có tính ổn định và tính văn hoá. Ảnh hưởng chất lượng cuộc họp và ảnh hưởng sự giao thông của mọi người.
Cần bố trí đủ chỗ để xe máy, xe đạp cho mọi người dân cư trú cũng như khách vãng lai. Hiện nay một số chung cư như Nơ4a, xe máy để tràn hết sảnh và hành lang, ảnh hưởng sự đi lại của mọi người. Ban đêm cần lấy xe máy đột xuất phải sắp xếp chuyển dịch rất mất công sức và thời gian. Nhất là lúc có việc khẩn cấp hoặc có sự cố cần sơ tán không giải quyết được kịp thời rất nguy hiểm.
3. Kinh tế xã hội
- Kinh tế trong khu đô thị Linh Đàm chủ yếu là các dịch vụ. Có các siêu thị đặt ngay dưới các toà nhà chung cư cao tầng. Đầy đủ các dịch vụ giải trí ăn uống, các dịch vụ khác như các cửa hàng uốn tóc cắt tóc, nhà tắm hơi, các cửa hàng sửa chữa, các cửa hàng may đo, các công ty dịch vụ kinh tế, các cửa hàng dịch vụ đặc biệt như tư vấn, sửa chữa xe, bán xăng….
- Đầy đủ các công trình nghỉ ngơi như các khách sạn nhà nghỉ,khu du lịch, hồ câu cá… các khu vui chơi cho trẻ em kèm theo các dịch vụ. Công trình thể dục thể thao, các nhà thi đấu, sân tenis, các trung tâm thể thao tổng hợp, bể bơi…
- Khu đô thị dành khoảng gần 17 ha đất, làm khu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để thực hiện chủ trương của thành phố, chuyển nghề, giải quyết lao động, việc làm cho địa phương trong quá trình đô thị hoá của quận Hoàng Mai.
- Có ngân hàng GP.Bank Linh Đàm sẽ cung cấp cho các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Khu đô thị Linh Đàm và các vùng phụ cận đầy đủ gói sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, GP.Bank Linh Đàm đã được kết nối trực tuyến với các điểm giao dịch của GP.Bank trên toàn quốc cho phép thực hiện giao dịch gửi một nơi, rút nhiều nơi
- An ninh trật tự tương đối tốt, tuy nhiên vẫn xảy ra những vụ trộm cướp
4. Môi trường, văn hóa
- Thiên nhiên của Linh Đàm vốn là một vùng, phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp, có hồ nước đẹp, tuy nhiên việc giữ gìn môi trường xanh sạch cũng gặp nhiều khó khăn, việc nạo vét cải tạo hồ Linh Đàm đang triển khai khiến tình trạng ô nhiễm trên trục đường vào đô thị do các xe tải chở đất cát nạo vét từ hồ rơi vãi xuống đường do không được che chắn kín và do các lốp xe từ công trình không được rửa trước khi lưu thông trên đường gây bụi
- Một số quỹ đất dành cho cây xanh đang dần bị thay thế bởi những công trình nhà hàng, công trình công cộng khác… dần làm mất cảnh quan thiên nhiên
- Có đầy đủ các công trình giáo dục đào tạo như nhà trẻ, mẫu giáo trung học…, có nhà văn hóa, bệnh viện…
- Toàn khu vực Bán đảo Linh Đàm cần có quy hoạch bổ sung các công trình phụ trợ dịch vụ đồng bộ với quy hoạch dân cư. Cụ thể là trường học cho các cháu, bệnh viện, nhà văn hoá thể thao cho công đồng, mở rộng chợ bình dân.. Yêu cầu là phải tính toán để có cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Không để các gia đình phải đưa các cháu đi xa rất mất thời gian ảnh hưởng công tác và sức khoẻ
KẾT LUẬN
Công tác quy hoạch xây dựng đô thị nhằm xác định sự phát triển hợp lí của đô thị từng giai đoạn và việc ddingj hướng phát triển lâu dài cho đô thị đó về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận môn học Cơ sở quy hoạch và kiến trúc Quy hoạch đô thị.doc