Chuyên đề tiểu luận:
+Tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người trong nền kinh tế tri thức? Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở VN hiện nay?
+Nền kinh tế tri thức?
+Quan điểm triết học Mác về con người và tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người?
+Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay?
Nội dung trình bày:
Tri thức là gì?
Tri thức của con người hiện nay và nền kinh tế tri thức
Quan điểm triết học của Mac về con người
Tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người
Thực trạng giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay
1/Định hướng và chủ trương phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước
2/Ở bậc giáo dục mầm non
3/Ở bậc giáo dục phổ thông
4/Giáo dục dạy nghề
5/Giáo dục đại học và sau đại học
6/Giáo dục không chính quy
Giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay
Tài liệu tham khảo
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6424 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Môn Mác - Lênin về nền kinh tế tri thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó
BÀI TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Chuyên đề tiểu luận:
Tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người trong nền kinh tế tri thức? Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở VN hiện nay?
Nền kinh tế tri thức?
Quan điểm triết học Mác về con người và tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người?
Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay?
Nội dung trình bày:
Tri thức là gì?
Từ thời kì xa xưa, con người đã có tri thức. Tri thức được hình thành trước cả khi hình thành xã hội, có thể nói, từ khi con người bắt đầu có tư duy thì lúc đó có tri thức. Ví dụ, người tiền sử sau một thời gian quan sát biết được rằng đàn voi mamut thường xuyên đi qua một hẻm núi nào đó, lúc đó là thời điểm thích hợp nhất để tấn công đàn voi, đó chính là tri thức từ xưa, và họ đã vận dụng tri thức này trong việc săn bắt voi làm thức ăn. Trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử, cho đến ngày nay, khi mà sự trao đổi thông tin, tri thức của con người được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng đã hình thành nên một lượng lớn tri thức trong rất nhiều lĩnh vực mà vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội mới được đề cập nhiều. Thế nhưng, tri thức là gì?
Có rất nhiều cách định nghĩa về tri thức nhưng có thể hiểu “Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó (hiểu biết và sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội.
Tri thức bao gồm tất cả những thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng (sáng tạo), khả năng, kỹ năng, quan niệm về giá trị và những sản phẩm mang tính tượng trưng xã hội khác. Hay có thể nói, tri thức là những gì con người đúc kết từ những quan sát, tiếp nhận từ thế giới bên ngoài và những gì được hình thành, sáng tạo trong ý thức con người từ những sự vật, hiện tượng bên ngoài (hay ta gọi đó là sự sáng tạo).
Tri thức của con người hiện nay và nền kinh tế tri thức
Trong những thập niên gần đây, nhờ sự phát triển vượt bậc của nền vật lý hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin, tri thức của con người được phát sinh ngày càng nhiều do có sự trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa các nước trên thế giới. Cứ mỗi năm, lượng tri thức của con người lại tăng lên theo cấp số nhân. Có thể nói, lượng tri thức của loài người hiện nay đã vượt xa khả năng lưu trữ của bất cứ người nào và bất cứ thiết bị lưu trữ nào trên thế giới.
Tri thức của con người được hình thành trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế chính trị và khoa học kỹ thuật, mà nền tảng là tri thức khoa học kỹ thuật đã tạo sự thúc đẩy cho các tri thức trong lĩnh vực khác phát triển. Tri thức khoa học đã có từ lâu, nhưng sự phát triển của tri thức khoa học chỉ thực sự vượt bậc trong 2 cuộc cách mạng công nghiệp trong các thế kỷ trước. Một là cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 16 bắt nguồn ở nước Anh và cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 19 đã tạo nên bộ mặt thế giới ngày nay. Hai cuộc cách mạng này cùng với các sản phẩm công nghiệp của nó đã giúp con người có được cuộc sống tiện lợi và thoải mái hơn, đồng thời thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của con người. Điển hình là sự ra đời của các phương tiện giao thông vận tải mới như ô tô, máy bay,… đã rút ngắn khoảng cách giữa các châu lục, các đại dương với nhau và các công cụ máy móc hỗ trợ con người trong quá trình làm việc như máy vi tính, robot,…
Trong sự phát triển vượt bậc của tri thức nhân loại, kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới. Đó là trình độ mà “nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn tri lực và việc sáng tạo, phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành kĩ thuật cao”. Tiêu chí chủ yếu của nó là lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao động và tài nguyên. Đó là thời đại mà “Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội”
Chính vì vậy, nền kinh tế hiện nay được gọi là nền kinh tế tri thức. Vậy nền kình tế tri thức là nền kinh tế trong đó quá trình thu nhận truyền bá, sử dụng, khai thác, sáng tạo tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải vật chất.
Nền kinh tế tri thức có nhiều đặc điểm cơ bản khác biệt so với các nền kinh tế trước đó:
Tri thức khoa học-công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là cơ sở chủ yếu và phát triển rất mạnh.
Nguồn vốn quan trọng nhất, quý nhất là tri thức, nguồn vốn trí tuệ.
Sáng tạo và đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển.
Nền kinh tế mang tính học tập.
Nền kinh tế lấy thị trường toàn cầu là mổi trường hoạt động chính
Nền kinh tế phát triển bền vững do được nuôi dưỡng bằng nguồn năng lượng vô tận và năng động là tri thức.
Quan điểm triết học của Mac về con người
Nền kinh tế là do con người hình thành nên và cũng vì lợi ích của con người. Do đó, khi nói đến nền kinh tế tri thức không thể không nói đến con người. Con người là chủ thế chính trong nền kinh tế.
Theo chủ nghĩa Mac – Lênin, con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con người là sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Do vậy nhiều quy luật sinh học cùng tồn tại và tác động đến con người. Để tồn tại, con người cũng phải ăn, uống, mặc, ở… Do đó, mục tiêu của nền kinh tế chính là phục vụ con người, thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của con người. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế từ xưa đến nay.
Nếu chỉ dừng lại ở thuộc tính sinh học của con người thì vẫn chưa đủ. Các nhu cầu của con người không còn mang tính hoang dã như các động vật khác mà đã được xã hội hóa. Mác viết : “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội” Luận điểm trên của Mac không có ý phủ nhận vai trò của các yếu tố và đặc điểm sinh học của con người mà chỉ khẳng định rằng ngoài mặt sinh học, con người còn có mặt xã hội của mình, không có con người trừu tượng thoát ly khỏi hoàn cảnh xã hội. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, quan hệ chính trị, kinh tế, quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
Mác nói” Bản thân con người bắt đầu bằng việc tự phân biệt với súc vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình”, như vậy con người đã gián tiếp sản xuất ra đời sống vật chất của mình. Đây là luận điểm quan trọng nhất trong việc khẳng định con người là chủ thể của nền kinh tế, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế trong nền kinh tế tri thức.
Tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người
Trong thời đại ngày nay, để kinh tế có thể phát triển bền vững thì ngoài yếu tố chính trị phải ổn định thì cần phải có các nguồn lực dồi dào và thường xuyên như nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, và đặc biệt quan trọng là nguồn lực con người. Vai trò nguồn lực con người quan trọng như thế nào đã được chứng minh trong lịch sử kinh tế của những nước phát triển, điển hình là Nhật Bản.
Sự tiếp thu khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến của các nước phát triển là điều tất yếu đối với các nước lạc hậu đang muốn vươn lên. Tuy nhiên, chỉ tiếp thu thôi mà không quan tâm đến việc con người trong nước sử dụng công nghệ đó như thế nào thì cũng vô ích, thậm chí nguy hiểm nếu như sử dụng mà thiếu hiểu biết (ví dụ như năng lượng hạt nhân). Do đó, vấn đề trang bị tri thức cho con người là hết sức quan trọng và cần thiết trong nền kinh tế tri thức hiện nay.
Trong thực tế, do các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên là hạn chế trong khi nguồn lực con người là dồi dào. Nó không chỉ tái sinh và tự sinh sản về mặt sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Trí tuệ con người còn có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thực tiễn nhiều nước cho thấy, nước nào có nguồn nhân lực giàu chất xám thì nước đó sẽ phát triển hơn các nước khác. Điển hình là Mỹ với chính sách thu hút nhân tài đã tạo nên cho chính nước Mỹ một lực lượng lao động giàu chất xám. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức một vai trò hết sức quan trọng. Tri thức là nguồn vốn quý nhất. Do đó, để có thể nắm giữ được tri thức thì cần phải đưa tri thức đó vào bộ óc con người thông qua việc đào tạo, huấn luyện con người.
Thực trạng giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay
1/Định hướng và chủ trương phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước:
Về mục tiêu giáo dục: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Về quan điểm chỉ đạo: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
2/Ở bậc giáo dục mầm non
Chúng ta đã bước đầu khôi phục và phát triển nền giáo dục mầm non sau một thời gian dài gặp khó khăn. Tỉ lệ trẻ đi học khi đến độ tuổi ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các vùng khó khăn còn hạn chế. Chất lượng chăm sóc trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non đã có tiến bộ song vẫn còn thấp và chưa đồng đều giữa các vùng. Hiện tại, trở ngại lớn nhất và đội ngũ giáo viên mầm non còn thiếu so với định mức, nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn, cơ sở vật chất trường học còn rất hạn chế.
3/Ở bậc giáo dục phổ thông
Số lượng học sinh theo học tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa. Điều đó chứng tỏ là sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng đang được thu hẹp. Khối lượng kiến thức cơ bản của học sinh phổ thông hiện nay lớn hơn và rộng hơn hơn so với trước đây, nhất là các môn tự nhiên, tin học, ngoại ngữ. Chương trình ở một số môn học đã tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực. Tuy nhiên, giáo dục ở bậc phổ thông tồn tại 2 điều bất cập lớn. Một là, do lượng kiến thức mà học sinh phải học quá nhiều, dẫn đến hệ lụy là giáo viên chạy giáo án và học sinh phải học tập căng thẳng do phải chịu áp lực của các kỳ thi, đặc biệt là kì thi Đại học. Điều này dẫn đến hậu quả: phương pháp học chủ yếu ở bậc phổ thông là thầy đọc trò chép, đồng thời thời gian để học sinh tự học cũng như thực hành các kiến thức vào thực tế hầu như là không còn. Điều bất cập thứ hai chính là hiện tượng chạy theo thành tích giữa các trường, các giáo viên, mà nạn nhân chính là giáo viên và học sinh. Đa số học sinh có cố gắng học tập và rèn luyện, song vẫn còn một bộ phận, nhất là học sinh THPT còn có thái độ thiếu trung thực trong học tập, một số rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Khó khăn ở bậc giáo dục phổ thông vẫn là tình trạng thiếu giáo viên
4/Giáo dục dạy nghề
Các trường dạy nghề trong những năm gần đây có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng. Số lượng học viên cũng tăng trong những năm gần đây, đồng thời các khóa dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề cho nông dân cũng được mở rộng.
Hiện nay, hầu hết các tỉnh đều đã có các trường dạy nghề, bước đầu phát triển các trường dạy nghề thuộc một số ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù vậy, quy mô dạy nghề dài hạn còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động. Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, còn tập trung ở các thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm.
Khối kiến thức nghề và công nghệ được dạy cho học viên cũng đã tương đương với trình độ tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên tại các trường nghề còn hạn chế về số lượng và chất lượng nên vẫn chưa thể truyền đạt hết những kiến thức và công nghệ tiên tiến cho học viên.
Ngoài ra, do tâm lý hiện nay của đa số các học sinh bậc THPT là muốn vào các trường Đại học, Cao đẳng nên phần lớn các học sinh chỉ coi các trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp là nơi học tạm thời để chờ thi vào Đại học, Cao đẳng.
Khó khăn hiện nay của bậc giáo dục dạy nghề vẫn là thiếu giáo viên có trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn rất nhiều.
5/Giáo dục đại học và sau đại học
Từ năm 1998 đến nay, quy mô giáo dục đại học và sau đại học đã tăng lên đáng kể. Hằng năm, số sinh viên đến từ khu vực nông thôn, miền núi đều chiếm khoảng 70% tổng số tuyển sinh mới. Chính phủ đã thông qua quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng làm cơ sở để phát triển thêm một số trường công lập và ngoài công lập ở Tây Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, nên đã khắc phục được một bước sự bất hợp lý trong việc phân bố các cơ sở giáo dục Đại học giữa các vùng miền.
Đa số sinh viên có ý thức chính trị tốt, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như phong trào thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh, thanh niên hưởng ứng giờ Trái Đất, an toàn giao thông, v.v., số sinh viên được kết nạp vào Đảng ngày càng nhiều. Ở một số ngành nghề trong một số trường trọng điểm có truyền thống như hai đại học Quốc gia, trình độ của sinh viên đã tiếp cận trình độ của các trường đại học trong khu vực.
Tuy nhiên, tình trạng đáng lo ngại hiện nay là còn nhiều sinh viên thiếu trung thực trong học tập và thi cử, môt bộ phận sinh viên chưa có hoài bão lý tưởng, một bộ phận khác sa ngã, đua đòi hưởng thụ, làm phát sinh tệ nạn xã hội. Việc tuyển sinh đầu vào rất chặt chẽ nhưng việc đánh giá quá trình học tập còn lỏng lẽo dẫn đến nhiều sinh viên chưa chăm chỉ học tập, khi tốt nghiệp sẽ có trình độ chuyên môn không tốt và đặc biệt là trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Chương trình đào tạo trong các trường Đại học, cao đẳng chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung còn lạc hậu, tài liệu tham khảo còn nghèo nàn.
Số lượng giảng viên còn thấp so với số lượng sinh viên. Đồng thời, trình độ của các giảng viên đại học còn chưa cao. Trong khi đó, nhà nước chưa có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ khoa học trong các trường đại học, cao đẳng tham gia nghiên cứu khoa học. Đa số giảng viên chỉ tập trung vào giảng dạy, ít tham gia nghiên cứu khoa học.
6/Giáo dục không chính quy
Bên cạnh giáo dục chính quy, các cơ sở giáo dục không chính quy ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, khi mà yêu cầu trình độ của lao động, đặc biệt là trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ ngày càng cao. Chính vì thế, quy mô của các trường đào tạo không chính quy ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, công tác quản lý các cơ sở, trường này vẫn còn yếu kém và điều kiện đảm bảo chất lượng vẫn còn thấp. Do đó đã dẫn đến tình trạng “học giả, bằng thật”. Các chương trình giáo dục từ xa tuy đã xuất hiện ở nước ta nhưng nhìn chung vẫn chưa phổ biến. Trong khi các chương trình bổ túc văn hóa, phổ cập kiến thức, kỹ năng ngành nghề đơn giản, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Cũng như các loại hình giáo dục khác, giáo dục không chính quy vẫn gặp khó khăn về mặt đội ngũ giáo viên còn thiếu và trình độ còn thấp.
Giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, yếu tố con người với tri thức tiến bộ là yếu tố chủ chốt quyết định đến sự phát triển kinh tế của một nước. Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Do đó, với thực trạng giáo dục con người tại nước ta hiện nay, cần có những giải pháp để giải quyết các bất cập cũng như khó khăn trong nền giáo dục nước ta. Trong nội dung của bài tiểu luận này, em xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Đầu tiên, vấn đề thiếu hụt giáo viên được thấy xuyên suốt trong tất cả các loại hình giáo dục ở nước ta. Mặc dù trong hệ thống các trường đại học vẫn có các trường sư phạm. Tuy nhiên, một số sinh viên sư phạm sau khi ra trường lại được bố trí giảng dạy ở những nơi không phù hợp, hoặc do lương giáo viên quá thấp không đáp ứng được nhu cầu sống, dẫn đến việc họ chuyển sang ngành nghề khác. Một điều nữa là trình độ của các giáo viên hiện nay còn chưa cao, một phần là do nội dung đào tạo trong trường sư phạm không sát với thực tế. Để giải quyết 2 vấn đề này, nhà nước cần phải có chính sách phù hợp với những người đang đào tạo nên thế hệ tương lai của đất nước. Đồng thời cần phân bố các trường sư phạm thật hợp lý sao cho khi các sinh viên sư phạm này ra trường thì sẽ được phân bố giảng dạy ngay tại nơi mình sinh sống.
Vấn đề thứ hai, chính là vấn đề cơ sở vật chất. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước và các trường cần phải sử dụng nguồn tài chính dành cho giáo dục thật hợp lý. Đồng thời tăng ngân sách xây dựng các phòng thí nghiệm, thực hành cho học sinh sinh viên, bởi vì “học phải đi đôi với hành”.
Vấn đề thứ ba chính là nội dung chương trình học trong các trường phổ thông và đại học. Nhà nước cần quan tâm đúng mức hơn trong việc xây dựng nội dung chương trình học sát với thực tế hiện nay vì lý do học là để phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài ra, cũng cần phân bổ chương trình học hợp lý, tránh gây nên áp lực cho học sinh sinh viên, nhất là đối với học sinh THPT. Phần lớn, học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3 đều quên những kiến thức đã học, phải chăng là do sự nhồi nhét một lượng lớn kiến thức trong thời gian ngắn đã khiến nhiều học sinh sinh viên rơi vào tình trạng “quên bài ngay sau khi thi xong”.
Vấn đề cuối cùng chính là vấn đề mà nhiều học sinh sinh viên, đặc biệt là các bậc phu huynh quan tâm nhiều nhất, đó chính là học phí. Liệu rằng mức học phí hiện giờ có phù hợp với chất lượng đào tạo mà học sinh sinh viên đang nhận được hay không. Do đó, nhà nước cần phải có một cơ chế quản lý, kiểm soát chất lượng giáo dục tại các trường công lập cũng như ngoài công lập hiện nay, nhằm đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên.
Tài liệu tham khảo
1/www.google.com
2/Toàn văn báo cáo tình hình giáo dục Việt Nam của Bộ trưởng GD-DT Nguyễn Minh Hiển
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận môn Mác-Lênin về nền kinh tế tri thức.doc