Tiểu luận Môn tài chính doanh nghiệp chính sách cổ tức

Ảnh hưởng đến tốc độ đ ầu tư các dự án mới. Trong thực tế, việc cân đối luồng tiền cho hoạt động của DN làm đau đầu các nhà quản trị. Khi dự án đầu tư mới phát sinh và cần triển khai ngay thì DN cần một lượng tiền mặt rất lớn và DN chưa có kế hoạch cho luồng tiền đầu tư p hát sinh này. Trong khi việc chi trả cổ tức lại căn cứ vào kế hoạch chi trả đã được thông qua của ĐHĐCĐ hay Hội đồng quản trị. Vì vậy, việc chi trả cổ tức cao trùng với thời điểm giải ngân của dự án sẽ ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân, tiến độ hoàn thành của các dự án. - Khi lượng tiền mặt không đáp ứng cho nhu cầu hoạt động, DN có thể tăng các khoản vay ngân hàng và như vậy tổng số tiền lãi vay phải trả tăng lên kết quả làm giảm lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, sử dụng vốn tín dụng cũng có 2 mặt của nó, một mặt nó là tấm chắn thuế cho DN nhưng mặt khá c có thể làm tăng rủi ro trong các dự án đầu tư khi tỷ trọng tiền vay ở mức lớn làm phát sinh chi phí kiệt quệ tài chính.

pdf56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Môn tài chính doanh nghiệp chính sách cổ tức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền mặt ở mức cao. Cuối cùng nó có thể giữ chân các cổ đông trung thành, nhất là các cổ đông lớn, đồng thời tạo nguồn cổ tức để có thêm nhiều cơ hội đầu tư cho các cổ đông lớn. - Lãi suất ngân hàng tăng cao cộng thêm biến động rủi ro tăng cao của đầu tư bất động sản, đầu tư vàng đã thu hút lượng vốn tiền gửi tiết kiệm thay vì đầu tư vào chứng khoán như trước đây. Tâm lý nhà đầu tư không còn chuộng trả cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng do giá chứng khoán giảm sâu và có thể tiếp tục giảm trong tương lai. Khi thông tin công ty nào phát hành thêm và chia CP, giá CP này thường có xu hướng giảm, hoàn toàn trái ngược so với trước đây. Do đó, các công ty sử dụng chính sách cổ tức 38 “tiền tươi thóc thật” thay cho chính sách cổ tức “ảo” nhằm đáp ứng sự mong đợi của nhà đầu tư. Chính sách cổ tức cao bằng tiền mặt hỗ trợ đắc lực cho những nhà quản lý của DN đang nắm giữ lượng cổ phiếu lớn của DN. Chúng ta thường thấy một số nhân vật nòng cốt trong DN như Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc....nắm giữ nhiều cổ phần, trong thời điểm này họ càng không thể bán số cổ phần mà họ nắm giữ, vì làm như vậy là hạ sách, không thuận lợi cho hình ảnh DN mà họ cũng khó giải quyết được nhu cầu cần tài chính của mình. Trả cổ tức cao sẽ giúp cho họ có lượng tiền mặt lớn và nguồn tiền này có thể giúp họ đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu hoặc gia tăng luợng cổ phần mà họ nắm giữ. Trong thời điểm này rõ ràng những nhân vật chủ chốt trong DN đang nắm giữ nhiều cổ phiếu sẽ nhận thấy việc nhận nhiều tiền mặt sẽ ý nghĩa hơn nhiều lần so với nhận thêm cổ phiếu thưởng, vì nếu nhận cổ phiếu thưởng thì sẽ khó giải quyết vấn đề tài chính cho họ. - Chính sách thuế của Việt Nam từ trước đến nay chưa thu thuế TNCN đối với cổ tức. Nhưng khi Luật thuế TNCN sẽ chính thức có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2009 thì cổ tức được đưa vào diện chịu thuế và thuế TNCN được tính trên thu nhập và thời gian thực nhận. Các công ty các công ty cổ phần tất bật với việc trả cổ tức sớm cho cổ đông và thực hiện kết thúc trước 31 tháng 12 năm 2008 để né thuế TNCN. Ước tính có đến vài ngàn tỉ đồng được chia cho cổ đông. Chỉ riêng bảy công ty có vốn hóa lớn tại sàn chứng khoán TP.HCM là Vinamilk (VNM), Đạm Phú Mỹ (DPM), Chứng khoán Sài Gòn (SSI), FPT, thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VHS), Khoan và dịch vụ dầu khí (PVD), Hòa Phát (HPG), tổng số tiền trả cổ tức cuối năm 2008 là 1.550 tỉ đồng. Còn tại sàn chứng khoán Hà Nội, bốn đơn vị niêm yết lớn gồm Ngân hàng Á Châu (ACB), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VCG), Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS), Tổng công ty CP Bảo hiểm dầu khí (PVI) đã chi gần 1.600 tỉ đồng cổ tức. Như vậy, chỉ với 11 công ty có vốn hóa lớn ở hai sàn chứng khoán, số tiền trả cổ tức là hơn 3.100 tỉ đồng. Các khoản chia này không chỉ từ lợi nhuận của năm 2008 mà từ lợi nhuận lũy kế các năm trước để lại và thặng dư bán cổ phần nên nhìn chung mặc dù chia cổ tức tiền mặt cao đột biến nhưng các công ty vẫn đảm bảo được tình hình tài chính. Bên cạnh chính sách cổ tức cao bằng tiền mặt thì các CTNY cũng đã thực hiện mua lại cổ phiếu quỹ. Mục đích của hầu hết các công ty nhằm bình ổn giá thị trường. Số lượng các công ty thực hiện mua cổ phiếu quỹ trong năm là 83 công ty chiếm tỷ trọng đến 25%. Tuy nhiên số lượng cổ phiếu quỹ thực hiện mua còn thấp so với vốn chủ sở hữu nên mục tiêu trên chưa đạt được.  Năm 2009 Sang năm 2009, tình hình kinh tế vĩ mô đã có nhiều khởi sắc. Việt Nam trở thành một trong những thị trường hoạt động tốt nhất trên thế giới trong những tháng đầu năm nay. Lạm phát đã trở về một con số và TTCK VN là một trong những thị trường hồi phục mạnh mẽ nhất. Tình hình hoạt động của các CTNY đã có dấu hiệu phục hồi so với quý 4 năm trước. Nếu nhìn vào kế hoạch lợi nhuận năm 2009 của các DN, có thể thấy đa số các DN đều đặt mục tiêu cao hơn so với kết quả đã đạt được trong năm 2008, ngoại trừ 2 ngành vật liệu cơ bản và dầu khí có kế hoạch lợi nhuận năm 2009 39 thấp hơn so với kết quả đã đạt được trong năm 2008 do trong năm 2008 các DN thuộc 2 nhóm ngành này được hưởng lợi khá lớn từ việc giá các mặt hàng cơ bản trên thế giới tăng mạnh, giúp cho lợi nhuận năm 2008 có sự tăng trưởng khá cao. Tỷ lệ cổ tức/mệnh giá vẫn duy trì ở mức trung bình của toàn thị trường các năm qua là 15% giảm 1% so với năm 2008 với mức giảm 6.25%. Trong đó số lượng các công ty giữ mức cổ tức không đổi là 82 công ty chiếm tỷ trọng 34%, số công ty giảm tỷ lệ cổ tức/mệnh giá là 90 chiếm 37%, số lượng công ty gia tăng là 69 chiếm tỷ trọng 29%. Điều đó cho thấy các công ty đã có xu hướng giảm chi cổ tức trong năm 2009. Hầu hết các công ty tăng cổ tức kế hoạch năm 2009 dưới 10%. Những công ty có mức cổ tức gia tăng cao trên 10% đa số là các công ty không trả cổ tức trong năm 2008. Nếu kết quả kinh doanh của các công ty đạt được kế hoạch đề ra năm 2009, thì theo ước tính tỷ suất lợi nhuận trả cổ tức của thị trường giảm xuống so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao từ t rên 40%, 50%. Tóm lại, chính sách cổ tức được thực hiện thời gian qua của các công ty cổ phần niêm yết trải qua các giai đoạn biến động nhất định. Đánh giá chung chính sách cổ tức đã phản ánh được tình hình hoạt động của các DN, phản ảnh được biến động thị trường, động thái của nhà đầu tư, chủ trương của Nhà nước,…Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề bất cập về chính sách cổ tức của các công ty mà chúng ta sẽ bàn thêm vào phần sau. 3. Phân tích những bất cập trong chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trong thời gian qua Các vấn đề bất cập xung quanh chính sách cổ tức của các CTNY thời gian qua là rất nhiều. Dưới đây là các vấn đề nổi bật cần quan tâm: 3.1. Sử dụng chính sách cổ tức như một công cụ đánh bóng hình ảnh công ty quá mức Khi đồng vốn của DN ngày càng được xã hội hóa, áp lực của công chúng cổ đông đối với thành tích của DN ngày càng tăng. Và đối với phần lớn cổ đông đại chúng thì thành tích hoạt động của DN cuối cùng được đo lường bằng mức cổ tức được chia cho mỗi cổ phần hoặc là sự tăng giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Xu hướng chia cổ tức cao của nhiều DN Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy họ đã bị cuốn theo chiều ngọn gió đòi hỏi của công chúng với một mục tiêu kép, vừa quảng cáo hiệu quả của DN, vừa nâng giá cổ phiếu. Mức cổ tức cao được hiểu đồng nghĩa với mức lợi nhuận cao. DN trả cổ tức cao cũng được coi là DN “ăn nên làm ra” và Hội đồng quản trị có năng lực. Do đó, cổ phiếu có mức cổ tức không cao thường bị thị trường đánh giá thấp và tính thanh khoản kém. Thậm chí, cổ tức đang trở thành công cụ để đánh bóng hình ảnh quá mức của công ty. Có một thời gian, khi công ty công bố trả cổ tức mức cao, trả bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng thì giá của của cổ phiếu này liên tục tăng. Việc chia cổ phiếu thưởng sẽ tác động đến tâm lý được mua “rẻ” của số đông nhà đầu tư, dẫn đến các nhà đầu tư t ìm cách mua cổ phiếu trước khi chia cổ phiếu thưởng đã làm cho cầu về cổ phiếu 40 tăng cao. Bên cạnh đó, do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, nhiều DN cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho cổ đông nhằm xoa dịu và giữ vị trí quản lý của những người lãnh đạo. Việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cao đối với những DN làm ăn kém hiệu quả sẽ làm giảm giá trị DN, giảm khả năng huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu, giảm tốc độ tăng trưởng của DN. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do DN đã tận dụng được hạn chế do thông tin bất cân xứng trong thời gian vừa qua. Mức độ tuân thủ pháp luật về công bố thông tin của tổ chức phát hành chưa cao. Các quy định pháp luật về công bố thông tin trên TTCK đã được quy định tương đối đầy đủ, song ở nước ta, các chủ thể có nghĩa vụ công bố thông tin không phải là không công bố thông tin mà công bố thông tin không kịp thời. Thứ hai là tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư t rong nước. Chơi chứng khoán đã được nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền với tốc độ cực nhanh. Thứ 3 là trình độ của nhà đầu tư chưa cao, chưa mang tính chuyên nghiệp và chưa có được các kỹ năng để phân tích thông tin. Để có được cái nhìn toàn cảnh về TTCK thì nhà đầu tư không chỉ am hiểu lĩnh vực kinh tế vĩ mô mà cả kinh tế vi mô cũng như kỹ năng phân tích diễn biến thị trường trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên nhiều công cụ khác nhau. Việc căn cứ mức cổ tức cao để đánh giá giá trị cổ phiếu thời gian qua chỉ mang tính nhất thời. Sau thời gian tăng nóng, thị trường đi vào giai đoạn trầm lắng và suy giảm, nhà đầu tư đã “bừng t ỉnh”, khi đó việc thông tin cổ tức cao cũng không thể cứu được giá chứng khoán. 3.2. Chưa có quan điểm dài hạn trong xây dựng chính sách cổ tức Xem xét Bản cáo bạch của các CTNY có thể thấy các công ty hầu như chưa có định hướng dài hạn xây dựng trong xây dựng chính sách cổ tức, các công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh và chính sách cổ tức trong vòng 3 năm. Nội dung về chính sách cổ tức đều là: “Chính sách cổ tức căn cứ kết quả kinh doanh của công ty và được Đại hội đồng cổ đông thông qua”. Đa phần các công ty cổ phân hoạt động hiệu quả đều có chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao trong những năm qua, phổ biến từ 12%-30%/vốn điều lệ và chiếm khoảng từ 30%- 80% của lợi nhuận sau thuế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển thì mức cổ tức nói trên đã làm cho các cổ đông tăng lòng tin và sự phấn khởi vào Ban Quản lý, cổ phiếu có tính thanh khoản cao và đi kèm với việc gia tăng giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ có những hạn chế: - Chia cổ tức bằng tiền mặt cao sẽ làm giảm việc tích luỹ nguồn vốn lưu động do đó công ty có thể gặp khó khăn trong quá trình đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động cho quá trình sản xuất và khả năng thanh toán của DN cũng giảm sút. Vốn tích luỹ bị giảm và về mặt tương đối do dùng lượng tiền mặt để 41 phân phối cho các cổ đông do đó trong tương lai công ty có thể không có đủ nguồn vốn cho đầu tư tài sản cố định, mở rộng qui mô sản xuất. - Ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư các dự án mới. Trong thực tế, việc cân đối luồng tiền cho hoạt động của DN làm đau đầu các nhà quản trị. Khi dự án đầu tư mới phát sinh và cần triển khai ngay thì DN cần một lượng tiền mặt rất lớn và DN chưa có kế hoạch cho luồng tiền đầu tư phát sinh này. Trong khi việc chi trả cổ tức lại căn cứ vào kế hoạch chi trả đã được thông qua của ĐHĐCĐ hay Hội đồng quản trị. Vì vậy, việc chi trả cổ tức cao trùng với thời điểm giải ngân của dự án sẽ ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân, tiến độ hoàn thành của các dự án. - Khi lượng tiền mặt không đáp ứng cho nhu cầu hoạt động, DN có thể tăng các khoản vay ngân hàng và như vậy tổng số tiền lãi vay phải trả tăng lên kết quả làm giảm lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, sử dụng vốn tín dụng cũng có 2 mặt của nó, một mặt nó là tấm chắn thuế cho DN nhưng mặt khác có thể làm tăng rủi ro trong các dự án đầu tư khi tỷ trọng tiền vay ở mức lớn làm phát sinh chi phí kiệt quệ tài chính. - DN càng lớn thì tổng số tiền thanh toán cổ tức càng lớn, hiện số DN hàng năm thanh toán cổ tức trên 50 tỷ đồng/năm ngày càng tăng lên, đây là số tiền không nhỏ nếu như có biện pháp thích hợp để chuyển lượng vốn này tái đầu tư thì sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Khi lợi nhuận được tích lũy thay vì mang đi chia, phần giá trị tăng thêm cho cổ phiếu vẫn còn đó. Quan trọng hơn, phần tích lũy đó lại có thể sinh sôi, không chỉ dưới dạng tài sản vật chất mà còn phi vật chất. Việc cải tiến quy trình công nghệ sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và mở rộng thị phần cho sản phẩm. Nhiều người tiêu dùng hơn, trong nước cũng như ngoài nước, sẽ nhận biết sản phẩm của DN. Năng lực cạnh tranh của DN gia tăng và giá trị thương hiệu của DN cũng gia tăng. Do đó, ai cũng sẽ nhận ra rằng, một đồng tiền tích lũy cho tái đầu tư sẽ có hiệu quả làm tăng giá cổ phiếu cao gấp nhiều lần đồng tiền được mang ra chia. Trong bối cảnh thị trưòng chứng khoán đang phát triển như hiện nay thì việc chi trả cổ tức bằng tiền ở mức cao sẽ còn ít ý nghĩa với các cổ đông và các nhà đầu tư. DN Việt Nam, trước làn sóng cạnh tranh của hội nhập, cần có một tầm nhìn và một chiến lược dài hạn hơn. Từ một xuất phát điểm thấp, họ có thuận lợi là có thể phát triển nhanh hơn trong giai đoạn đầu. Sự tăng trưởng nhanh chóng của nhiều DN Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như ngân hàng, công nghệ thông tin, công nghiệp nặng (cement, sắt thép), phân phối, dịch vụ… với tốc độ phát triển hai chữ số mỗi năm minh chứng điều này. Tuy nhiên, xét về đồng vốn, về quy mô hoạt động, về thị phần của sản phẩm, về danh tiếng thương hiệu, họ vẫn còn quá bé nhỏ so với những quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Các công ty của Việt Nam cần phải mạnh mẽ hơn, được trang bị tốt hơn về các mặt khi ra đấu trường quốc tế. Để làm được điều này, chính sách phân chia lợi nhuận của DN cần thay đổi. Tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất và thị trường cho sản phẩm phải là một sự lựa chọn ưu t iên hơn thay vì chia cổ tức với một tỷ lệ cao. 42 Đây không phải là một sự chọn lựa dễ dàng. Đó là cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ cổ đông giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài và không phải lúc nào những người có tầm nhìn xa đều thắng. Đầu tư cho tương lai là một quyết định khó khăn vì đầu tư cho tương lai đòi hỏi không những sự chấp nhận hy sinh lợi ích hiện tại mà còn phải có một niềm tin vào sự thành công lớn hơn trong tương lai, một niềm tin chắn chắn rằng đó không phải là một việc thả mồi bắt bóng. Khi đa số các cổ đông sẽ biểu quyết cho một chiến lược tích lũy dài hạn thay vì biểu quyết cho việc phân chia cổ tức theo một tỷ lệ cao. Nền văn hóa “ăn xổi ở thì” sẽ chấm dứt để nhường chỗ cho một nền văn hóa mới được hình thành. Đó là nền văn hóa hướng về tương lai, với một sự tự tin mãnh liệt rằng Việt Nam cũng sẽ xây dựng được những DN hùng mạnh như những nước công nghiệp phát triển khác và trở thành cường quốc kinh tế như họ, bằng cách tích lũy tái đầu tư ngay từ lúc này. 3.3. Chưa có phương án sử dụng hiệu quả vốn tăng quá mức do chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng Nhìn chung, từ năm 2006, tỷ lệ các công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tăng đáng kể, nhất là ở các công ty mới niêm yết, và nhiều công ty đã thành công khi áp dụng phương thức này để huy động vốn. Nhưng việc áp dụng hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu vẫn còn một số điểm cần lưu ý như sau: - Việc chi trả này ở nhiều công ty là chưa diễn ra thường xuyên và liên tục (trừ các công ty đã có truyền thống chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, đồng thời vẫn phải thường đi kèm với việc trả cổ tức bằng tiền mặt). - Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thường ở tỷ lệ cao, phổ biến ở mức từ 30%/- 100% /vốn điều lệ và sau đó tiếp tục chính sách trả bằng tiền mặt ở mức cao. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu ở tỷ lệ cao sẽ dẫn tới chi phí cổ tức ở các năm sau tăng lên buộc công ty phải sử dụng vốn huy động một cách có hiệu quả. Đó là chưa kể nếu chi ở tỷ lệ cao như vậy thì công ty sẽ khó áp dụng một cách liên tục, nhất quán trong nhiều năm. Ở thị trường nước ngoài, khi DN công bố dự án tốt, giá cổ phiếu sẽ tăng. Nếu DN phát hành trái phiếu thì nhà đầu tư thường tăng mua cổ phiếu trên thị trường, ngược lại nếu phát hành cổ phiếu huy động vốn thì nhà đầu tư thường tăng cường bán ra. Ở thị trường Việt Nam, xu hướng thời gian qua diễn ra ngược lại. Thời gian qua nhiều DN bám theo “cơn mê” huy động vốn nên quên áp lực đảm bảo mức cổ tức hấp dẫn trên lượng cổ phiếu tăng thêm. Việc chớp cơ hội phát hành cổ phiếu tăng vốn đã được hầu hết các CTNY áp dụng để xác lập vị thế tài chính. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đem lại cơ hội cho DN Việt Nam khả năng chuyển từ quy mô nhỏ thành các tập đoàn kinh tế đa ngành. Tuy nhiên do số lượng cổ phiếu lưu hành tăng thêm làm xấu đi chỉ số EPS, khiến cổ phiếu kém sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. 43 Trong khi việc huy động vốn đại chúng phải tuân theo điều kiện rất khắt khe là phải sử vốn huy động cho dự án được công bố trước. Một điểm đặc biệt, khả năng huy động nguồn vốn lớn và khá dễ dàng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu trong thời gian qua là lợi bất cập hại với DN: - Việc phát hành cổ phiếu không tăng vốn chủ sở hữu như chia cổ tức, thưởng bằng cổ phiếu là làm loãng giá cổ phiếu. - Việc sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư có chi phí sử dụng vốn cao nhất, bởi nếu kết quả kinh doanh không đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường. Khi khoản thặng dư vốn thu về lớn hơn số vốn huy động dự kiến, DN rơi vào tình trạng sử dụng đồng vốn không hiệu quả. Nhiều DN mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực nhiều rủi ro nhưng có lợi nhuận cao trước mắt như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Kết quả khi thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm thì nhiều DN đứng trước nguy cơ thua lỗ, giá chứng khoán sụt giảm. Thị trường chứng khoán đang được coi là mất cân đối cung – cầu nhưng vẫn sẽ là kênh huy động vốn dài hạn lý tưởng cho DN, dù huy động vốn sẽ không còn quá dễ dàng và đạt kỳ vọng cao như thời gian qua. Vì thế, mặc dù việc chuyển từ trả cổ tức toàn bộ bằng tiền mặt sang trả một phần bằng cổ phiếu là rất phù hợp trong thời điểm này nhưng các công ty không nên chỉ vì thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mà cần phải có chiến lược phát triển kinh doanh trong dài hạn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn huy động một cách tốt nhất. 3.4. Phát hành cổ phiếu thưởng quá nhiều Cơ cấu sở hữu trong công ty cổ phần tương ứng với một cơ cấu quyền lực và quyền lợi. Nguyên lý quản trị trong công ty cổ phần được chấp nhận trên toàn thế giới và cũng được quy định trong Luật Doanh nghiệp đó là các cổ đông đều được đối xử bình đẳng như nhau. Tuy nhiên, với chính sách thưởng cổ phiếu tràn lan như ở một số công ty cổ phần hiện nay thì cơ cấu quyền lực, quyền lợi sẽ thay đổi hay còn gọi là loãng giá. Vấn đề này đã được nêu ra, song với hàng loạt vụ việc cụ thể trong thời gian qua, dường như vẫn chưa có một dấu hiệu cải thiện nào trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số. Trong cuộc đua tăng vốn điều lệ của các DN cả niêm yết, dư luận đã lên tiếng chuyện một số DN như Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO, Công ty Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai, Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VITACO,…. Cụ thể, các DN này đã có sự phân biệt đối xử giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ về giá phát hành và tỷ lệ quyền mua cổ phiếu. Mặc dù vậy, phương án phát hành cổ phiếu mới vẫn được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông, do cổ đông thiểu số "thấp cổ, bé họng" không có đủ tỷ lệ biểu quyết để bác bỏ. Quan niệm cho rằng, các cổ đông sáng lập, cổ đông nhà nước có đóng góp nhiều hơn trong công ty nên được quyền mua nhiều hơn hoặc với giá thấp hơn là trái luật. Giá phải là giá thị trường. 44 Huy động vốn là quyền của DN được cổ đông thông qua, hiệu quả dự án thì phải sau một thời gian mới rõ trong khi UBCKNN lại không có thẩm quyền cũng như chức năng kiểm tra. Các nhà quản lý thị trường thì quá thờ ơ trước những thông tin phát hành cổ phiếu thưởng, họ liên tục chấp thuận cho các DN phát hành cổ phiếu tăng vốn, mà không đưa ra những quy chuẩn cho thị trường để đảm bảo sự phát triển có chất lượng của các hàng hóa trên thị trường. Như vậy, vấn đề nằm ở việc quản trị. Nhưng hiện khả năng quản trị của các công ty quá yếu, đã không kiểm soát được quá trình phát hành cũng như việc sử dụng vốn sau phát hành. Trong khi đó, điều bất cập là cổ đông chiếm tỉ trọng vốn lớn, có quyền quyết định đến các hoạt động của công ty chỉ có một số đối tượng, còn cổ đông số đông lại chiếm tỉ trọng vốn ít nên không có tiếng nói quyết định. Để tránh gây thiệt hại cho cổ đông, khi phát hành thêm, trước hết các thành viên hội đồng quản trị phải nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong việc quyết định: vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu hay phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Các cổ đông nhỏ cần phải tự bảo vệ mình thông qua kiểm soát các hoạt động của công ty. 3.5. Các vấn đề phát sinh khác  Chính sách thuế chưa khuyến khích công ty giữ lại lợi nhuận Thuế là nguồn thu chính của Chính phủ và là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô thị trường. Chính sách thuế giai đoạn hiện nay như sau: - Đối với tổ chức có đăng ký kinh doanh thì thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động đầu tư vốn trước ngày 01 tháng 01 năm 2009 là 28%, sau ngày này là 25%. - Đối với cá nhân thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn tạm thời miễn thuế đến 31 tháng 12 năm 2009, sau thời điểm này thì thuế suất thuế TNCN đối với cổ tức bằng tiền mặt là 5%; thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng là 20%. Khi DN có lợi nhuận, họ sẽ có hai lựa chọn, hoặc là chia cổ tức cho các cổ đông nếu không có nhiều cơ hội kinh doanh, hoặc là giữ lại khoản lợi nhuận để tái đầu tư. Do đó việc áp dụng một chính sách thuế cổ tức hợp lý cũng sẽ góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, cũng là làm gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Mức thuế chuyển nhượng vốn cao để tránh tình trạng đầu cơ và mua bán chứng khoán trong ngắn hạn tác động không tốt với thị trường chứng khoán. Nhưng đối với nhà đầu tư thì yêu cầu đặt ra là đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư bằng chất lượng hoạt động của DN chứ không hẳn là ưu đãi về thuế. Chính sách thuế TNCN trong thời gian qua đưa ra mức thuế suất khác biệt quá lớn giữa thuế suất của cổ tức bằng tiền mặt và thuế suất trên lãi vốn là không hợp lý, vô hình chung đã đánh mất nguyên tắc công bằng về thuế và không định hướng cho DN trong hoạch định cấu trúc vốn tối ưu, do đó: 45 - Tạo sức ép tâm lý cho các công ty phải xây dựng một chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao để tạo lập và cố duy trì vị thế của mình trên thị trường, không định hướng cho các công ty thấy được tầm quan trọng của tích lũy vốn qua thu nhập giữ lại để mở rộng quy mô và gia tăng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế. - Không định hướng cho nhà đầu tư thấy được TTCK là một thị trường “đầu tư” vốn chứ không phải là nơi để thực hiện “đầu cơ”, thông qua tạo lập cho họ nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo giá trị cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Khi chứng kiến sự tụt dốc và suy sụp của TTCK trong thời điểm những tháng đầu năm 2008 là một bằng chứng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, sự yếu kém kiến thức cơ bản về chứng khoán, về lý thuyết tài chính và khả năng phân tích giá trị doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư Việt Nam tham gia trên TTCK hiện nay. Trong thời gian tới cần xây dựng chính sách thuế hiệu quả và công bằng hơn đồng thời phù hợp với xu thế chung của thế giới.  Tính minh bạch trong công bố về tình hình tài chính của DN: Theo thống kê báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2007 do stox.vn thực hiện của 314 DN niêm yết trên hai sàn HOSE và HASTC đến hết ngày 31 tháng 8 năm 2008, có 50 Báo cáo tài chính có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên (KTV), gần 1/3 trong số 50 báo cáo này KTV có ý kiến không đồng ý với cách tính của DN và khoảng 10% báo cáo có ý kiến ngoại trừ của KTV do cả hai nguyên nhân trên. Điều này có nghĩa là gần 16% BCTC kiểm toán đã được công bố hoàn toàn có thể thay đổi nội dung, nếu một trong số các khoản ngoại trừ mà KTV đưa ra bị thay đổi trong kỳ kế toán tới, mà một ví dụ dễ thấy trong quá khứ là trường hợp của CTCP. Bông Bạch Tuyết (BBT). Những khoản ngoại trừ đã khiến kết quả kinh doanh của công ty này từ trạng thái lãi chuyển sang lỗ. Hay như một số công ty công bố "BCTC đã kiểm toán" mà không đưa kèm ý kiến của KTV. Suốt một thời gian dài nhà đầu tư rất khó khăn để có thể xác minh được tính đúng đắn của những số liệu đã công bố. Và hành vi công bố thông tin không đầy đủ, có thể dẫn đến hiểu lầm cho nhà đầu tư khi xem xét và phân tích nội dung của BCTC. Trên thực tế, kể cả việc đưa một BCTC có kiểm toán với đầy đủ ý kiến của KTV cũng chưa hẳn đã giúp nhà đầu tư nhận thức đầy đủ về tính tin cậy và hợp lý trong các khoản mục của báo cáo. Ngày 6/1/2009, UBCK đã có Công văn số 13/UBCK-QLPH gửi các công ty đại chúng về việc thực hiện kiểm toán BCTC năm 2008, công bố thông tin, phát hành và sử dụng vốn, quản trị công ty. Một trong những nội dung được cơ quan này nhấn mạnh là đề nghị các DN khẩn trương lựa chọn, ký hợp đồng kiểm toán với các công ty kiểm toán, nhằm hạn chế tối đa các khoản bị ngoại trừ. Trường hợp có các khoản mục trên, các công ty phải phối hợp với công ty kiểm toán để lượng hóa các ảnh hưởng của khoản ngoại trừ đến tình hình tài chính của công ty và công bố rộng rãi cho nhà đầu tư biết. 46 Đây là một tín hiệu đáng mừng từ phía cơ quan quản lý nhằm tăng cường tính minh bạch trên TTCK. Nếu các DN nghiêm túc và thực hiện đầy đủ các quy định của cơ quan quản lý, những vụ việc đáng tiếc như tại BBT chắc khó xảy ra hơn. Tuy nhiên, trong thực tế việc cố trì hoãn công bố thông tin, báo cáo tài chính vẫn xảy ra. Các chế tài linh hoạt và đủ sức răn đe, phòng ngừa vi phạm trên thị trường chưa hiệu quả, vì vậy mà tình trạng vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK không những không giảm mà ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đó là chưa kể đến việc lượng hóa một số thông tin trên Báo cáo tài chính không phải dễ dàng. Do đó, các cổ đông và nhà đầu tư cần ý thức được quyền lợi của mình để quan tâm sát sao hơn tới các BCTC của DN đưa ra. 4. Ảnh hưởng của thuế thu nhập các nhân đến chính sách cổ tức: 4.1. Chính sách thuế 2009 tác động như thế nào đến cổ tức và lãi vốn: (Luật thuế TNCN số 04/2007/QH 12 ngày 21/11/2007: thuế từ thu nhập kinh doanh; từ tiền lương, tiền công; từ đầu tư vốn; từ chuyển nhượng vốn; từ chuyển nhượng bất động sản……) Giới thiệu thuế TNCN đánh trên cổ tức và lãi vốn: Quy định chung về đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. a/ Cá nhân cư trú là người đáp ứng một số điều kiện sau đây: - Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. - Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. b/ Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện nêu trên. Thuế suất, cách tính thuế trên cổ tức và lãi vốn: a/ Đối với thu nhập từ đầu tư vốn (cổ tức): Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (5%) (Áp dụng cho cá nhân cư trú và không cư trú) Trong đó: Thu nhập tính thuế: cổ tức mà cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn. b/ Đối với lãi vốn: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (20%) (Chỉ đối với cá nhân là cư trú) 47 Hoặc: (Đối với cá nhân cư trú và không cư trú) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp =Giá chuyển nhượng x Thuế suất (0.1%) Cách xác định lãi vốn Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn góp và các chi phí liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. a/Giá chuyển nhượng Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự. b/ Giá mua Giá mua của phần vốn góp được xác định đối với từng trường hợp như sau: - Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ. - Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp. c/ Các chi phí liên quan :được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn: là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo chế độ quy định. Cụ thể như sau: - Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; - Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng; - Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn có hoá đơn, chứng từ hợp lệ. d/ Thời điểm xác định thu nhập tính thuế Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật. Thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành quy định tại khoản này là thời điểm các bên tham gia chuyển nhượng làm thủ tục khai báo, chuyển quyền sở hữu với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh hoặc doanh nghiệp quản lý vốn góp. 48 Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua, các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng. a/ Giá bán chứng khoán được xác định như sau: - Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Giá thị trường tại thời điểm bán là giá khớp lệnh do Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố. - Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. - Đối với chứng khoán của các công ty không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm bán. Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc ghi giá chuyển nhượng thấp hơn giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm bán thì giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định theo sổ sách kế toán của công ty phát hành chứng khoán tại thời điểm bán. b/ Giá mua chứng khoán được xác định như sau: - Đối với chứng khoán niêm yết: giá mua chứng khoán là giá thực mua tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán. - Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá thực tế mua tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. - Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua là giá trúng đấu giá. - Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: Giá mua chứng khoán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán tại thời điểm mua. Trường hợp giá mua trên hợp đồng ghi cao hơn giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán tại thời điểm mua thì giá mua được xác định căn cứ giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán tại thời điểm mua. c/Các chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; - Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước khi làm thủ tục chuyển nhượng; - Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán; 49 - Phí uỷ thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận uỷ thác; - Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh. d/ Thuế suất và cách tính thuế : * Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%, phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Đăng ký phương pháp nộp thuế theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. Thời hạn đăng ký được thực hiện như sau: + Năm 2009: cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký ngay từ đầu năm, thời hạn đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm 2009. + Từ năm 2010 trở đi cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm trước. - Thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế. - Thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng chứng khoán theo quy định. - Việc áp dụng thuế suất 20% phải tính trên tổng các loại chứng khoán đã giao dịch trong năm dương lịch. * Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần. * Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần. e/ Thời điểm xác định thu nhập tính thuế Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau: - Đối với chứng khoán niêm yết là thời điểm Trung tâm giao dịch hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện. - Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán là thời điểm Trung tâm giao dịch công bố giá thực hiện. - Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực. Trường hợp không có hợp đồng chuyển nhượng chứng khoản thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký chuyển tên sở hữu chứng khoán. Những bất cập trong việc xác định lãi vốn: Trên sàn giao dịch chứng khoán, nhiều cổ phiếu có giá thấp hơn mệnh giá, ngoài OTC cũng vậy. Lấy giá sổ sách kế toán để làm căn cứ là không hiện thực, bởi giá này cũng xê dịch, phụ thuộc vào hiệu quả làm ăn 50 của công ty (có doanh nghiệp lỗ, mất hết cả vốn,…) thì việc xác định được giá trị sổ sách là hết sức khó khăn. Thí dụ cổ phiếu ngân hàng X đang được mua bán OTC với giá 9.000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá trị sổ sách là 12.000 đồng. Nhà đầu tư ghi giá mua bán trên hợp đồng là 9.000 đồng/cổ phiếu, sẽ không được cơ quan hành thu chấp nhận. Giá áp để tính thuế sẽ là 12.000 đồng/cổ phiếu, hoàn toàn không thực tế. Hơn nữa việc cơ quan thuế được quyền ấn định giá chuyển nhượng phần vốn góp trong hợp đồng không phù hợp, sẽ dễ làm phát sinh tiêu cực. Ai dám đảm bảo cán bộ thu thuế 100% liêm khiết và không xảy ra trường hợp cán bộ thuế thông đồng với nhà đầu tư để đưa ra một mức giá chuyển nhượng có lợi cho cả đôi bên, mà chỉ ngân sách nhà nước thiệt? Thông tư đưa ra quy định này để tránh việc nhà đầu tư khai thấp giá bán, khai cao giá mua chứng khoán để giảm bớt mức thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên việc chống thất thu thuế như thế nào đều phải dựa trên thực tế cuộc sống, nếu không nó sẽ không khả thi. Đối với chi phí môi giới CK, nếu mua bán CK niêm yết còn có chứng từ pháp lý, nhưng nếu mua bán trên thị trường phi tập trung thì không thể có. Các khoản chi phí mua thông tin, chi phí đào tạo, chi phí vay vốn, đi lại ăn ở trong quá trình đầu tư,... đều là những khoản không thể xác định bằng chứng từ. Trong việc thu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán, đây đó các quan chức ngành thuế bày tỏ quan điểm khuyến khích NĐT nộp thuế với thuế suất 0,1% trên mỗi lần giao dịch. Tuy nhiên, đây chính là cách nộp thuế thiệt thòi nhất vì khi lỗ NĐT vẫn phải nộp thuế thu nhập. Điều này vi phạm nguyên tắc tối thượng của chính sách thuế: chỉ thu thuế khi phát sinh thu nhập. Trong khi đó, nếu nộp thuế 20% trên lợi nhuận thu được, NĐT sẽ đối mặt với hai khó khăn: một là, thuế suất cao; hai là, có quá nhiều thủ tục dễ làm nản lòng NĐT. Hơn nữa, họ cũng bị khấu trừ ngay 0,1% trong mỗi lần giao dịch. Đến hết năm (trong vòng 90 ngày đầu năm sau), cơ quan thuế mới quyết toán thuế và hoàn lại nếu NĐT nộp thừa. Vấn đề là số tiền NĐT nộp thừa cũng không được hưởng lãi suất. Với NĐT có giá trị giao dịch lớn, con số này không phải là nhỏ. Ảnh hưởng của thuế TNCN đến cổ tức và lãi vốn: Theo chính sách thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 01.01.2009 thì các khoản chi trả cổ tức bằng tiền hay chi trả cổ tức bằng cổ phiếu đều là đối tượng chịu thuế TNCN, do vậy việc xây dựng cơ chế tổ chức hợp lý là nội dung mà các doanh nghiệp (DN) phải nghiên cứu. Điều quan trọng là phải kết hợp chính sách phân phối cố tức với quyết định đầu tư và quyết định tài trợ trên cơ sở một cấu trúc vốn thích hợp. Bên cạnh đó các khoản thu nhập giữ lại không bị tính thuế sẽ là cơ hội cho các DN sử dụng khoản thu nhập này để tái đầu tư. DN có thể thực hiện các hình thức chi trả cổ tức như: - Chi trả cổ tức bằng tiền mặt; 51 - Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu; - Chi trả cổ tức vừa bằng tiền mặt vừa bằng cổ phiếu. Với thuế suất đánh trên cổ tức là 5%, đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn thuế suất là 0,1% trên giá bán, thuế suất trên lãi vốn là 20% và thuế suất thuế thu nhập DN là 25%. Đây là những vấn đề mà các DN cần quan tâm trong thời gian tới khi thực hiện chính sách cổ tức của mình, làm sao để tối đa hoá giá trị doanh nghiệp đồng thời làm gia tăng lợi ích của cổ đông. Ta xét thu nhập hoạt động DN 1$ (USD) DN CÓ VAY NỢ DN KHÔNG VAY EBIT LÃI VAY EBT THUẾ TNDN EAT THUẾ TNCN 1 R 1 – R Tc (EBIT – R)(1– Tc) Tp và Tpe 1 0 1 Tc EBIT(1 – Tc) Tpe TN:CĐ + TC R(1 – Tp)+(EBIT – R)(1 – Tc)(1 – Tpe) EBIT(1 – Tc)(1 – Tpe) Trường hợp tất cả lợi nhuận từ vốn cổ phần đều là cổ tức nghĩa là DN sẽ dùng tất cả lợi nhuận chia cho cổ đông Ta xét v í dụ 1: DN A có số cổ phần là 1.000, giá 1 cổ phiếu là 10 $, giá trị thị trường là 10.000 $. Giả sử DN A có vay từ chứng khoán nợ: 5.000 $. DN CÓ VAY NỢ DN KHÔNG VAY EBIT LÃI VAY (10%) EBT THUẾ TNDN (25%) EAT THUẾ TNCN (Tp = Tpe = 5%) 1.500 5.000*0,1 = 500 1.000 1.000 * 0,25 = 250 750 (500 + 750 ) * 0.05 = 62,5 1.500 0 1.500 1.500 * 0,25 = 375 1.125 1.125 * 0,05 = 56,25 52 TN:CĐ + TC (500 + 750) – 62,5 = 1.187,5 1.125 – 56,25 = 1.068,75 Theo ví dụ 1 thì cấu trúc DN vay nợ sẽ có lợi hơn cho trái chủ và cổ đông. Và đây là chính sách DN chia cổ tức bằng tiền mặt, cổ tức này chuyển giao giá trị kinh tế từ DN cho các cổ đông thay vì DN sử dụng số tiền đó cho hoạt động tái đầu tư của mình. Tuy nhiên, điều này gây ra một sự giảm mạnh trong giá cổ phần của DN một lượng đúng bằng cổ tức được chia. Nhưng ưu điểm của chi trả cổ tức bằng tiền mặt là tính thanh khoản cao và khi nhận được tiền mặt thì cổ đông có thể dùng nó để tái đầu tư vào công ty thông qua các dự án tái đầu tư từ cổ tức. Đối với chính sách DN không chia cổ tức và lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư hoặc mua lại cổ phần. Vẫn sử dụng số liệu ở ví dụ 1, thì trường hợp này lợi nhuận là lãi vốn và Tpe = 20%; Tp = 5% ; Tc = 25% DN CÓ VAY NỢ DN KHÔNG VAY EBIT LÃI VAY (10%) EBT THUẾ TNDN (25%) EAT THUẾ TNCN (Tp=5%;Tpe=20%) 1.500 500 1.000 1.000 * 0,25 = 250 750 (500*0,05)+(750*0,2 ) = 175 1.500 0 1.500 1.500 * 0,25 = 375 1.125 1.125 * 0,2 = 225 TN:CĐ + TC (500 + 750) – 175 = 1.075 1.125 – 225 = 900 Ở đây đề tài giả dụ là lợi nhuận của DN nếu không chia cổ tức thì lợi nhuận DN giữ lại chính là lãi vốn mà cổ đông sẽ nhận được. Với chính sách DN không chia cổ tức và lợi nhuận giữ lại thì DN có sử dụng vay nợ vẫn tốt hơn DN không vay nợ, nhưng so với chính sách chia cổ tức bằng tiền mặt từ ví dụ 1 ta thấy chính sách này nhà đầu tư thu được lợi nhuận ít hơn vì thuế suất đánh trên lãi vốn cao hơn so với thuế suất đánh trên cổ tức. DN sử dụng chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu: Cũng giống như chi cổ tức bằng tiền mặt, chi trả cổ tức bằng cổ phần không làm tăng giá trị của DN. Mà cổ tức bằng cổ phần là một sự gia tăng một lượng cổ phần của DN với các cổ phần mới được chia cho các cổ đông. Ví dụ 2: một DN quyết định chính sách chi trả cổ tức 5% nó sẽ gia tăng số lượng cổ phần lên 5%. Nếu DN có 1 triệu cổ phần có nghĩa là DN sẽ có thêm 50.000 cổ phần nữa. Nếu giá của một cổ phần lúc đầu là 10 $ thì giá trị DN sẽ là: 10 triệu $. Sau khi cổ tức bằng cổ phần được chia thì giá trị DN vẫn như cũ, nhưng giá trị mỗi cổ phần giảm xuống còn 9,524 $ (10 triệu $/1.050.000cp) để điều chỉnh cho khoản cổ tức mới 53 được chia. Theo quy định tại khoản 2 điều 6, Luật thuế TNCN thì cổ tức nhận được bằng cổ phiếu phải quy đổi ra tiền theo giá trị thị trường của cổ phiếu tại thời điểm cổ đông nhận chi trả. Giả định nếu cổ đông không thực hiện bán cổ phiếu mà giữ lại thì việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm giảm lợi ích của cổ đông, cụ thể là sẽ chịu 5% thuế suất trên cổ tức đó và sau này khi bán số cổ tức đó vẫn phải đóng thêm thuế suất 20% trên lãi vốn đó hoặc 0,1% trên giá chuyển nhượng. Các công ty có nên chi trả cổ tức nhiều hơn để giảm thuế mà các cổ đông chịu hay không? Ở hầu hết các doanh nghiệp, hội đồng quản trị triệu tập các cuộc họp hàng quý hay hàng nửa năm để thẩm định thành quả vừa qua của doanh nghiệp và quyết định mức cổ tức chi trả cho kỳ tới. Các thay đổi trong mức cổ tức chi trả không xảy ra thường xuyên, nhất là ở các doanh nghiệp theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, và chỉ có sau khi có chứng cứ rõ ràng là lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp sẽ hoặc là thường xuyên cao hơn hay thường xuyên thấp hơn các mức báo cáo trước đây. Về mặt lý thuyết, với giả định là một thị trường hoàn hảo, thì câu trả lời là chính sách cổ tức chẳng có tác động gì lên giá trị của công ty cả, đại diện cho lập luận này là kết quả nghiên cứu của hai ông Miller và Modigliani được công bố lần đầu vào năm 1961. Nhưng thực tế thị trường không hoàn hảo như lý thuyết đã giả định, vì tồn tại chi phí giao dịch, thuế, thông tin thiên lệch… cho nên câu trả lời sẽ là : trong thực tế, chính sách cổ tức có tác động không nhỏ đến giá trị của công ty và vì vậy sẽ có những tác động, không tốt thì xấu, lên lợi ích của các cổ đông. Do đó, cần thận trọng trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách cổ tức. Chính vì vậy, câu hỏi: “ các công ty có nên chi trả mức cổ tức nhiều hơn để giảm mức thuế mà cổ đông chịu hay không?” cũng cần được xem xét và tùy vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra các quyết định cụ thể. Về góc độ DN: theo chính sách thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 01.01.2009 thì các khoản cổ tức chi trả bằng tiền hay chi trả bằng cổ phiếu đều là đối tượng chịu thuế TNCN, do vậy việc xây dựng cơ chế cổ tức hợp lý là nội dung mà các CTCP phải nghiên cứu ngay từ bây giờ. Điều quan trọng là phải kết hợp chính sách phân phối cổ tức với quyết định đầu tư và quyết định tài trợ trên cơ sở một cấu trúc vốn thích hợp. Với quy định của luật thuế TNCN không tính thuế thu nhập đối với khoản thu nhập giữ lại, sẽ là cơ hội cho các CTCP sử dụng khoản thu nhập sau thuế để tái đầu tư, vừa giảm chi phí sử dụng vốn trong tình hình lãi suất vay ngân hàng thương mại đang tăng cao và không ổn định, vừa gia tăng giá trị công ty và đem lại lợi ích cho cổ đông qua trì hoãn được khoản thuế TNCN phải nộp. Bên cạnh những tác động tích cực, việc áp dụng phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng có thể đem lại những tác động không tốt, nhà đầu tư sẽ cho rằng CTCP kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo khả năng tạo ra tiền, quay vòng vốn không linh hoạt, từ đó sẽ làm dao động lòng tin của nhà đầu tư và làm giá cổ phiểu giảm mạnh. 54 Chính sách thuế năm 2010: Hiện nay, trong bối cảnh thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động chưa lâu, các chính sách thuế áp dụng trên thị trường được xây dựng và thực hiện theo hướng khuyến khích sự tham gia của các đối tượng khác nhau vào thị trường, trong đó có cả đối tượng là các nhà đầu tư. Theo Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với lĩnh vực chứng khoán và Thông tư số 72/2006/TT-BTC ngày 10/8/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 đều quy định không đánh thuế đối với thu nhập từ chứng khoán. Tuy nhiên, sau một thời gian trì hoãn, kể từ ngày 1/1/2010, ngành thuế sẽ chính thức triển khai việc thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán Tại công văn số 5050/TCT-TNCN ngày 08 tháng 12 năm 2009 Thu thuế TNCN đối với thu nhậptừchuyểnnhượngchứngkhoán được thực hiên như sau: Theo hướng dẫn tại Điều 1 của Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn miễn thuế TNCN năm 2009 theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội thì cá nhân chuyển nhượng chứng khoán được miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2009. Từ ngày 01/01/2010, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thực hiện nộp thuế TNCN theo qui định tại Luật Thuế TNCN và Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và công văn số 42/BTC-TCT ngày 02/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN đối với chuyển nhượng chứng khoán. Căn cứ hướng dẫn tại các văn bản nêu trên, Tổng cục Thuế lưu ý các Cục thuế một số vấn đề sau: - Đối tượng áp dụng: đối tượng áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. - Thời điểm tính thuế, khấu trừ thuế là thời điểm hoàn thành các giao dịch chuyển nhượng chứng khoán tính từ ngày 01/01/2010, cụ thể như sau: + Đối với chứng khoán niêm yết: là thời điểm Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện. + Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán là thời điểm Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện. 55 + Đối với chuyển nhượng chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực. Trường hợp không có hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký chuyển tên sở hữu chứng khoán. Công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo mức thuế suất 0,1% tính trên giá trị chứng khoán từng lần chuyển nhượng của nhà đầu tư theo từng trường hợp nêu trên và thông báo số thuế phải nộp cho người chuyển nhượng biết. - Phương pháp nộp thuế: + Công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán từ ngày 01/01/2010 có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai thuế TNCN và nộp tờ khai cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 20 của tháng sau đồng thời thực hiện nộp số thuế đã khấu trừ vào Ngân sách Nhà nước. + Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nếu áp dụng nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo thuế suất 20% thì phải thoả mãn điều kiện qui định tại khoản 2.2.2, tiết 2.2, điểm 2 Mục II Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC và phải thực hiện đăng ký phương pháp nộp thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú, chậm nhất là 31/12/2009. Việc triển khai thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán từ 1.1.2010 tới, theo nhận định chung là có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán nhưng không quá lớn. Nhà đầu tư hy vọng, chính sách thuế trên cũng là một cơ hội để các công ty chứng khoán cạnh tranh, tăng thị phần môi giới. Nếu thực hiện giảm một phần phí nhất định, ngoài chia sẻ với nhà đầu tư, công ty chứng khoán cũng tạo thêm sự hấp dẫn để gọi thêm tài khoản mới. Nếu triển vọng dòng tiền vào thị trường sáng sủa, giao dịch chứng khoán đạt mức khả quan, thì mức nộp 0,1% trên tổng giá trị bán sẽ không là trở ngại của nhà đầu tư khi mua bán cổ phiếu. 5. Kết luận Đến nay, TTCK VN đã thực sự là kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Đồng thời cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai của thị trường chứng khoán còn dồi dào. Tiếp theo luận văn nêu lên thực trạng chính sách cổ tức thông qua nêu lên các chính sách hiện hành ảnh hưởng đến cổ tức, thống kê tình hình chi trả cổ tức trong 8 năm qua và các hình thức chi trả cổ tức đã được áp dụng của các công ty cổ phần niêm yết. Hiện nay chưa có văn bản cụ thể nào chi phối chính sách cổ tức của DN, vẫn trên nguyên tắc tuân thủ quyền tự quyết của DN. Theo đánh giá là mức cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trong thời gian qua ở mức cao, không đảm bảo cho quá trình đầu tư mở rộng sản xuất. Hầu hết các công ty khi có dự án mới đều phát hành cổ phiếu huy động vốn trên thị trường. Về các 56 hình thức trả cổ tức được áp dụng đa dạng, nhưng phương thức và mức độ áp dụng chạy theo thị trường quá mức. Phương pháp phân tích chính sách cổ tức theo chiều ngang về số liệu thực tế về cổ tức, đồng thời đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết theo chiều dọc qua các giai đoạn biến động. Cuối cùng phân tích các bất cập nổi bật cần lưu ý bao gồm: sử dụng chính sách cổ tức như một công cụ đánh bóng hình ảnh công ty quá mức; chưa có quan điểm dài hạn trong xây dựng chính sách cổ tức; chưa có phương án sử dụng hiệu quả vốn tăng quá mức do chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng kết quả đều tư dàn trãi; phát hành cổ phiếu thưởng quá nhiều gây loãng giá; chính sách thuế chưa khuyến khích công ty giữ lại lợi nhuận, minh bạch trong công bố về tình hình tài chính của DN chưa cao;…để làm cơ sở cho xây dựng chính sách cổ tức trong chương sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchinh_suatonghop_chuong13_all_3264.pdf