Phân tích các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển và liệu Việt Nam có xẩy ra 1 cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai gần hay không?
1. Khái niệm khủng hoảng tài chính là gì?
2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính:
3. Việt Nam có xẩy ra 1 cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai gần hay không?
Những tín hiệu xấu
Dấu hiệu “Thái lan 1997”
4. Nếu Khủng hoảng xảy ra, Việt Nam nên làm gì?
Các quốc gia Đông Á biến động thế nào trong cuộc khủng hoảng năm 1997:
Philippines
Hồng Kông
Hàn Quốc
Malaysia
Nước Mỹ và Nhật Bản
Bài học cần rút ra:
Bài học thứ nhất: Phải có công cụ điều tiết luồng vốn.
Bài học thứ hai: Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp.
Bài học thứ ba: Nguy cơ dư thừa vốn.
5. Kết luận
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Môn tài chính ngân hàng và sự phát triển - Khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân tích các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển và liệu Việt Nam có xẩy ra 1 cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai gần hay không?
1. Khái niệm khủng hoảng tài chính là gì?
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình.
Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn cung. Nhu cầu về tiền mặt của người dân hay các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ.
Theo quy luật của sự phát triển, khi một nền kinh tế đi đến điểm phát triển cực đại, chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế, chính trị, xã hội, nền kinh tế đó sẽ chuyển sang chu kỳ đi xuống suy thoái, khủng hoảng. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sự lây lan của cuộc khủng hoảng tài chính thường đi kèm với tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài.
Dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính bao gồm:
+ Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.
+ Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
+ Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính:
Khủng hoảng tài chính bao gồm khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng nợ nần.
Khủng hoảng tiền tệ theo nghĩa hẹp: thường gắn liền với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, tức trong một hoàn cảnh hết sức bị động, như kinh tế đi xuống hoặc vấp phải sự đầu cơ cực lớn, một quốc gia đang áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định sẽ phải điều chỉnh chế độ này ở trong nước và chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Và mức độ tỷ giá hối đoái mà thị trường quyết định thường cao hơn rất nhiều mức độ mà chính phủ cố gắng duy trì và khó kiểm soát. Hiện tượng này chính là khủng hoảng tiền tệ.
Theo nghĩa rộng: Khủng hoảng tiền tệ là hiện tượng biến động của tỷ giá hối đoái vượt quá phạm vi mà một quốc gia cố thể gánh chịu.
Khủng hoảng ngân hàng: Là hiện tượng ngân hàng can thiệp quá sâu hoặc cho doanh nghiệp vay vốn vào các hoạt động có độ rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán. Vốn tín dụng được đầu tư quá nhiều cho bất động sản và những lĩnh vực phi sản xuất sẽ dẫn tới mất cân đối tài chính kinh tế, tỷ lệ nợ xấu quá lớn khiến hoạt động kinh doanh tiền tệ bị trì trệ dẫn đến nguy cơ phá sản.
Khủng hoảng nợ nần: xảy ra ở một số nước đang phát triển khi tỷ lệ thanh toán nợ nước ngoài vợt quá khả năng thanh toán của nước đó. Tỷ lệ này thường là 20%. Khi đó chính phủ sẽ không có khả năng trả nợ, các chủ nợ lại đua nhau đến đòi dẫn tới việc chính phủ phải vay nợ trong nước hoặc in tiền. Nếu vay vốn trong nước trả nợ đương nhiên làm cho sản xuất trong nước bị ảnh hưởng rất lớn, suy thoái là điều chắc chắn. Nếu nhà nước in tiền sẽ dẫn tới lãi suất giảm, tiền mất giá và lạm phát lên cao.
Nguyên nhân dẫn tới việc các khách hàng vay vốn không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán là do gặp phải vấn đề thanh khoản, hoặc do cố tình chiếm dụng vốn vì điều này có thể có lợi ở khía cạnh nào đó. Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền. Vì vậy, khủng hoảng tài chính là điều dễ xảy ra.
Một điều nữa, thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông tin không đối xứng. Thông tin không đối xứng có vai trò chính yếu trong các giao dịch tài chính. Nó đưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm mống cho những kỳ vọng xấu của người cho vay về người đi vay. Vì vậy, để hạn chế những thông tin không đối xứng thì hai bên đi vay và cho vay cần có càng nhiều thông tin càng tố về nhau thông qua những câu hỏi và người cho vay hỏi người đi vay để tránh sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư.
Mặt khác, một trong những yếu tố căn bản khác dẫn đến cuộc khủng hoảng là tình trạng xấu đi nhanh chóng của bảng cân đối kế toán ngân hàng mà nguyên nhân trực tiếp là từ những khoản vay không có khả năng thanh toán ngày càng tăng.
Cộng với khả năng giám sát yếu của các cơ quản điều hành pháp lý ngân hang dẫn đến những khoản lỗ do nợ xấu bắt đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực của ngân hàng. Nguồn lực bị bào mòn, ngân hàng không còn đủ khả năng cho vay, khi hoạt động cho vay không còn được tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế bị thu hẹp.
Một kết quả tất yếu khác từ sự mất giá tiền tệ là lạm phát thực tế và lạm phát kỳ vọng đều tăng, từ đó lãi suất trên thị trường cũng tăng chóng mặt. Doanh nghiệp và các hộ gia đình do đó cũng phải thanh toán lãi suất rất cao, tác động tiêu cực đến bảng cân đối tài sản của họ.
3. Việt Nam có xẩy ra 1 cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai gần hay không?
Những tín hiệu xấu
IMF cho biết thâm hụt cán cân thanh toán của VN là trên 8,8 tỷ USD trong năm 2009, và triển vọng thâm hụt cán cân thanh toán vẫn là thách thức. Đây là con số thực sự báo động nếu xét theo khả năng xấu đi về các nguồn tài trợ vốn ngoại tệ hiện tại.
Bộ Kế hoạch – Đầu tư cũng cho biết, nhập siêu của năm 2009 là 12 tỷ USD, vượt so với mục tiêu đề ra là nhập siêu dưới 10 tỷ USD. Nhập siêu với tốc độ tiếp tục tăng cho thấy khả năng kiềm chế nhập siêu dưới 20 tỷ USD của Việt Nam theo kế hoạch khó thành hiện thực. Tỷ trọng nhập siêu của Việt Nam chiếm 21,1% kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ này cho thấy, Việt Nam không đạt mục tiêu đề ra là nhập siêu phải có tỷ trọng dưới 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Quan trọng hơn, nhập siêu đang gia tăng trong bối cảnh nguồn tài trợ vốn vào Việt Nam đang ngày một bất ổn và chứa đựng nhiều rủi ro hơn.
Dấu hiệu “Thái lan 1997”
So sánh với tình hình Thái Lan giai đoạn cuối năm 1996 đầu 1997, trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính Đông Á, ta thấy Việt Nam hiện đang chứa một số dấu hiệu khá tương đồng.
Tăng trưởng nóng sau một thời gian dài, GDP tăng trung bình > 8%. Tại Thái Lan nền kinh tế phát triển mạnh thành tình trạng bong bóng khi được bơm bởi các nguồn vốn “nóng”.
Dòng vốn ngoại đổ vào mạnh do hấp dẫn về lãi suất và lợi nhuận. Tại Thái Lan vốn đặc biệt đổ vào đầu tư tư nhân nội địa, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi chảy quá nhiều vào những lĩnh vực có tính đầu cơ cao như bất động sản và xây dựng văn phòng.
Bong bóng bất động sản: rủi ro tiềm tàng lớn nhất, khi khủng hoảng sẽ tác động trực tiếp lên hệ thống tài chính ngân hàng khi hàng loạt người vay mất khả năng trả nợ. Tại Việt Nam hiện nay cho vay BĐS chiếm trên 10% tổng tài sản ngân hàng, song bất động sản thế chấp lên tới 50-60% tổng tài sản ngân hàng.
Thâm hụt thương mại ngày càng lớn do nhu cầu nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu sụt giảm. Tại Thái Lan và các nước Đông Á xuất khẩu sụt giảm do bị cạnh tranh khốc liệt từ phía Trung Quốc. Hơn nữa việc neo tỉ giá vào USD trong lúc đồng USD lên giá càng làm giảm sự cạnh tranh đối với xuất khẩu.
Cơ chế tỷ giá cố định, neo theo đồng USD. Điều này làm cho công cụ chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả theo quy tắc “bộ ba bất khả thi” trong lý thuyết tiền tệ, đặc biệt trong trường hợp dòng vốn nước ngoài không ổn định
Sự khác nhau đáng chú ý nhất giữa Việt Nam và Thái Lan có lẽ là cơ chế kiểm soát dòng vốn. Thái Lan đã mở cửa tự do dòng vốn bằng việc bãi bỏ kiểm soát vốn từ những năm 90, trong khi tại Việt Nam việc lưu thông dòng vốn ngoại vẫn có những cản trở nhất định (đặc biệt với nguồn vốn đầu tư qua các Quỹ, nhà đầu tư vẫn phải quy đổi sang VND mới có thể đầu tư). Ngoài ra, các quy định hành chính, quy định trên thị trường ngân hàng… khiến cho dòng vốn này chưa thể ra vào tự do và “dễ dãi” được.
Đây có thể coi như là Việt Nam đang được mặc một cái “áo giáp” bảo vệ, tuy nặng nề song có khả năng hạn chế được phần nào những cú sốc về cán cân thanh toán.
Theo các chuyên gia kinh tế trưởng Harvard:
Trong chương trình “Việt Nam cùng các cộng sự” đã đưa ra 4 dấu hiệu chính dẫn đến khủng hoảng tài chính ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, mặc dù thị trường chứng khoán đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chịu sự chi phối bởi các ngân hàng thương mại không được kiểm soát một cách hiệu quả với lượng nợ xấu khá lớn.
Thứ hai, đầu tư quá mức (gần 40% GDP) và hệ số ICOR 4,4 (có nghĩa là Việt Nam hiện cần 4,4 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng) là rất cao so với các nước khác trong khu vực ở những giai đoạn phát triển tương đương như Việt Nam bây giờ (hệ số ICOR trung bình của các nước trong khu vực là khoảng 3).
Thứ ba, một lượng tiền lớn có nguồn gốc tham nhũng, rửa tiền, và đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán, tạo nên bong bóng tài sản.
Thứ tư, thâm hụt thương mại tăng nhanh và tỷ giá dao động bất thường là những dấu hiệu của những rủi ro ngầm ẩn. Việt Nam cũng đang tích luỹ một lượng lớn nợ ngoại tệ không được phòng vệ.
Và trong số 10 triệu chứng dẫn đến khủng hoảng 1997, thì các chuyên gia thống kê được có 8 triệu chứng Việt Nam bị “dính”, gồm: thâm hụt tài khoản vãng lai, bong bóng tài sản, vay ngoại tệ không phòng vệ, hệ số ICOR cao, đầu tư công kém hiệu quả, kiểm soát bất cẩn đối với ngân hàng, nợ xấu cao, vay nợ chéo trong tập đoàn; và chỉ có 2 triệu chứng là không có, gồm: nợ nước ngoài ngắn hạn và tự do hóa tài khoản vốn.
Tuy nhiên, theo nhóm chuyên gia, tất cả những rủi ro trên chưa dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính là nhờ Việt Nam vẫn chưa tự do hóa tài khoản vốn, dư nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam còn ở mức kiểm soát được, và lượng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục đổ vào giúp cân đối lại phần nào cán cân tài khoản vãng lai.
Ngoài ra, tình hình nền kinh tế Việt Nam thực tế trong thời gian vừa qua như sau:
Bất chấp những trở ngại, Việt Nam vẫn vượt qua năm 2008 khá thành công và tính cả năm 2009, tăng trưởng dự báo chậm lại ở mức 5,5%. Nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam thấp.
Những lo ngại về những vấn đề trong nước bắt nguồn từ việc cho vay đầu tư bất động sản thiếu thận trọng vào cuối 2007 đầu 2008 đang dần lắng xuống. Tình trạng bong bóng bất động sản cũng chưa hẳn đã đúng vì nhu cầu nhà ở tại Hà nội và Hồ Chí Minh thật sự là rất lớn. Lượng học sinh, sinh viên và những người từ nông thôn ra thành thị lập nghiệp ngày càng lớn và không có dấu hiệu giảm xuống. Theo dự báo thì giá thành bất động sản chỉ có lên chứ không có xuống. Điều này có nghĩa là thị trường bất động sản đổ vỡ là rất nhỏ.
4. Nếu Khủng hoảng xảy ra, Việt Nam nên làm gì?
Các quốc gia Đông Á biến động thế nào trong cuộc khủng hoảng năm 1997:
Philippines
Tháng 5/1997, Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ) Philippines tăng lãi suất lên1,75 điểm phần trăm và tiếp tục tăng lên 2 điểm vào tháng 6/1997. Ngày 3/7/1997, một ngày sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu diễn ra tại Thái Lan, NHTƯ Philippines bị buộc phải can thiệp sâu vào thị trường nhằm bảo vệ đồng peso, tăng mức lãi suất vay qua đêm từ 15% lên 24%. Giá trị đồng peso giảm mạnh từ 26 peso ăn một USD lên 38 peso vào năm 2000, và lên 40 peso khi kết thúc cuộc khủng hoảng.
Hồng Kông
Cuộc khủng hoảng nổ ra 24 giờ sau khi Vương Quốc Anh trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc. Tháng 10/1997, tỉ giá đô-la Hong Kong được cố định so với đô-la Mỹ là 7,8 nhưng chịu sức ép rất lớn từ hoạt động đầu tư bởi lạm phát của Hong Kong đã cao hơn rất nhiều so với lạm phát của Mĩ và tình trạng này kéo dài nhiều năm. Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông đã chi hơn một tỉ USD để bảo vệ đồng tiền trong nước.
Tuy giữ được tỉ giá đồng tiền, thị trường chứng khoán Hong Kong trở lên cực kỳ bất ổn, chỉ số Hang Seng tụt 23% chỉ trong vòng ba ngày từ 20-23/10/1997. Lãi suất tiền vay qua đêm được nâng lên chóng mặt, đứng trước sức ép từ hoạt động đầu cơ, Chính phủ Hồng Kông khẳng định tuyên chiến với hoạt động đầu cơ. Chính phủ đã kết thúc cuộc chiến này bằng việc bỏ ra xấp xỉ 120 tỉ đô-la Hồng Kông (khoảng 15 tỉ USD) để mua lại cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp, trở thành cổ đông lớn trong một số công ty, chẳng hạn tại HSBC Chính phủ nắm 10% cổ phần.
Hàn Quốc
Hàn Quốc được xếp hạng thứ 11 trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới. Khi khủng hoảng xảy ra, với tình trạng kém cỏi sẵn có của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những khoản nợ kém hiệu quả rất lớn, Moody"s đã hạ bậc tín dụng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3 vào tháng 11/1997 và tiếp tục hạ xuống B2 vào tháng 12.
Sự kiện này góp phần làm thị TTCK Hàn Quốc sụt giảm mạnh hơn, giảm 4% vào 7/11/1997, giảm tiếp 7% vào ngày 8/11 và 7.2% vào ngày 24/11/2997 khi có tin IMF yêu cầu Hàn Quốc thực hiện cải tổ hệ thống tài chính.
Năm 1998, Hyundai Motor mua lại Kia Motors. Quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 5 tỉ USD của Samsung cũng giải thế do tác động quá mạnh của cuộc khủng hoảng, tiếp đó Daewoo Motors phải bán lại cho General Motors.
Đồng won Hàn Quốc giảm từ 1000 xuống 1700 won đổi một USD. Dù có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện GDP trên đầu ngườ, sau khủng hoảng, nợ quốc gia của Hàn Quốc tăng gấp ba lần so với trước đó.
Malaysia
Trước khủng hoảng, tài khoản vãng lai của Malaysia thâm hụt 5%. Malaysia là quốc gia nhận được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, điều này phản ánh qua việc KLSE (sàn giao dịch chứng khoán chính thức của Malaysia) được coi là sàn giao dịch có hoạt động mạnh nhất trên thế giới (tổng giá trị giao dịch thậm chí vượt qua cả NYSE mặc dù có mức vốn hóa thị trường thấp hơn rất nhiều). Ở thời điểm đó, mọi người đều kỳ vọng quốc gia này tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và trở thành nước phát triển vào năm 2020.
Vào thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng, KLSE Index đang ở mức 1.200, đồng ringgit được giao dịch ở tỉ lệ 2.5:1 so với USD, lãi suất qua đêm dưới 7%. Lãi suất qua đêm tăng từ dưới 8% lên 40%, làm cho mức đánh giá tín dụng tụt xuống và xảy ra làn sóng bán chứng khoán và tiền tệ ồ ạt.
Cuối năm 1997, mức đánh giá tín dụng tụt xuống dưới mức bình quân cho các khoản đầu tư không đảm bảo, KLSE mất 50% điểm, tụt xuống dưới 600, đồng ringgit cũng mất 50% giá trị, còn 3.8 đồng đổi 1 USD. Năm 1998, GDP giảm 6,2%, đồng ringgit mất thêm 4,7% giá trị và KLSE tụt xuống dưới 270 điểm.
Nước Mỹ và Nhật Bản
Dịch cúm Châu Á cũng có ảnh hưởng đến nước Mỹ và Nhật Bản. Nền kinh tế tuy không sụp đổ nhưng cũng bị tác động nặng nề. Ngày 27/11/1997, chỉ số DJ công nghiệp giảm 554 điểm, tương đương 7,2%, NYSE tạm ngừng giao dịch trong thời gian ngắn.
Nhật Bản cũng chịu nhiều ảnh hưởng do là nền kinh tế lớn trong khu vực. Nhiều nước Châu Á khác ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với Nhật Bản. Vào cuộc khủng hoảng, đồng yen Nhật giảm còn 147:1 với USD khi có những đợt bán ra ồ ạt. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật giảm từ 5% xuống còn 1,6%. Cuộc khủng hoảng Châu Á cũng làm một số doanh nghiệp ở Nhật phá sản.
Bài học cần rút ra:
Bài học thứ nhất: Phải có công cụ điều tiết luồng vốn.
Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài - đó là các khoản vay ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức vay ngắn hạn - dưới 1 năm.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết trong 3 năm trước thời điểm 1997, các khoản nợ ngắn hạn của Thái Lan chiếm tới 7-10% GDP, trong khi tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 1% GDP.
Khi xảy ra khủng hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, vì không hề có các công cụ điều tiết.
Bài học thứ hai: Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp.
Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm 1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước châu Á, như Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan, kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế.
Việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí. Việc “thừa tiền” còn châm ngòi cho sự phát triển bong bóng của thị trường bất động sản, từ đó lại quay lại tình trạng dư thừa tín dụng, vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn giá trị thực của tài sản thế chấp. Kết quả là khi “bong bóng” vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả.
Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo còn cho phép các ngân hàng có tỷ lệ vốn lưu động không phù hợp.
Bài học thứ ba: Nguy cơ dư thừa vốn.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi luồng vốn đổ vào châu Á tăng lên, vì lãi suất ở châu Á cao hơn, còn các nước châu Á nhận thấy việc vay mượn quy đổi bằng đồng đôla Mỹ hoặc yên Nhật có lợi hơn là bằng đồng nội tệ.
Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối này không thể kéo dài. Việc tăng nguồn vốn đã gia tăng sức ép đối với việc tăng tỷ giá hối đoái, từ đó làm trầm trọng thêm tình hình thâm hụt thương mại. Và khi thị trường tạo sức ép giảm giá đồng tiền, tình hình càng trở nên xấu đi do sự rút vốn đột ngột của các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường tài chính châu Á chao đảo.
Hiện nay lại đang xảy ra tình trạng tính thanh khoản quốc tế lên quá cao. Tuy nhiên, lần này nguyên nhân lại khác - dự trữ của các nước châu Á đã tăng từ mức 250 tỷ USD của năm 1997 lên 2,5 nghìn tỷ USD trong năm nay, chủ yếu nhờ Trung Quốc. Luồng vốn chảy vào các thị trường châu Á mới nổi trung bình chiếm 6-7% GDP, cùng mức với thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-98. Tuy nhiên, không như hồi thập kỷ 90, hiện nay luồng vốn phần lớn là đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài (FDI và FPI) chứ không phải là đầu tư ngắn hạn.
Dù vậy, giới lãnh đạo tài chính châu Á đã chỉ ra rằng tỷ lệ lãi suất thấp trong suốt một thời gian dài đã dẫn đến sự phát triển bong bóng của thị trường chứng khoán, bất động sản, thị trường hàng hóa và hoạt động đầu tư tư nhân. Và như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã cảnh báo, nếu tình trạng mất cân đối trên thị trường tài chính quốc tế không được giải quyết một cách nhịp nhàng thì nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng.
5. Kết luận
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, trong ngắn hạn nền kinh tế Việt Nam là không lâm vào khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, nếu xét về dài hạn, cùng với sự diễn biến phức tạp của thị trường thế giới và những định hướng trong nước chúng ta khó có thể chắc chắn một kịch bản khả quan như trong ngắn hạn. Chính phủ phải luôn luôn tỉnh táo và liên tục điều chỉnh các chính sách của mình để suy trì một nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận môn tài chính ngân hàng và sự phát triển - khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển.doc