Nhằm nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên và môi
trường ở các cấp địa phương, cần kiện toàn lại tổ chức bộ máy theo hướng thống
nhất các tổ chức quản lý chuyên ngành ở các Sở Tài nguyên và Môi trường, hạn
chế và xác định rõ tiêu chí thành lập các tổ chức đặc thù, thống nhất các tổ chức
sự nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước. Từ những tồn tại, hạn chế về việc
thực hiện chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, sau đây là một số kiến nghị và
giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính, chức năng, nhiệm vụ của
ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương:
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4040 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề về việc tổ chức bộ máy và thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
Tiểu luận
Một số vấn đề về việc tổ chức bộ máy và thực hiện chức
năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế
Giáo viên hướng dẫn: PGS, Ts. Võ Kim Sơn
Họ và tên: Hồ Đắc Trường
Lớp: 16M
Huế, tháng 8/2012
1
Ở Việt Nam, chính quyền địa phương gồm có 3 cấp với những thẩm
quyền về pháp lý và hành chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Qua nghiên cứu, học tập bộ môn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, để làm rõ
hơn cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của ngành Tài nguyên và
Môi trường địa phương, tôi xin chọn đề tài: “Một số vấn đề về việc tổ chức bộ
máy và thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế”
1. Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường của các cấp chính quyền địa phương.
Hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương
được tổ chức thành ba cấp với các cơ quan tham mưu về chuyên môn gồm: ở
cấp tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường; ở cấp huyện có Phòng Tài nguyên và
Môi trường; cấp xã có cán bộ chuyên trách về tài nguyên và môi trường1 .
Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm
2008 của liên bộ Tài nguyên và Môi trường - Nội vụ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên
và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền
hạn của các cấp địa phương trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường:
- Đối với cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh
vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quản lý
tổng hợp về biển và hải đảo; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Sở.
- Đối với cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, biển và hải đảo. Như vậy đối với cấp
huyện không quy định chức năng quản lý về đo đạc bản đồ và khí tượng thủy
văn.
- Đối với cấp xã, cán bộ chuyên trách về tài nguyên và môi trường tham
mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường trên địa bàn; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Cán bộ chuyên môn cấp xã chủ
yếu thực hiện một số nhiệm vụ về đất đai và môi trường.
1 Theo Luật Cán bộ, công chức đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13
ngày 11 tháng 2008, chức vụ cấp xã có cán bộ địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường
(đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã)
2
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan chuyên môn về tài
nguyên và môi trường đã tham mưu cho ủy ban nhân dân các cấp trong việc
quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương, bước đầu đạt được kết quả trên
một số lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn ở các cấp địa phương đã bộc lộ nhiều bất cập, cần có sự
điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ. Cụ thể đối với từng lĩnh vực chuyên môn
như sau:
a) Lĩnh vực đất đai
- Về xác định giá đất để cho thuê, giao đất hiện nay gặp rất nhiều khó
khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức giữa ngành tài nguyên môi
trường và ngành tài chính. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất trong những năm
qua được tổ chức rất tốt, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Tuy
nhiên, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ quy định
việc đấu giá quyền sử dụng đất do Sở Tư pháp chủ trì, phải do đơn vị chuyên
nghiệp tổ chức đấu giá. Thực tế trong những năm qua việc tạo quỹ đất để đấu
giá là rất khó khăn.
Theo Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BTNMT-BNV ngày
02/02/2010 hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Sở Tài
nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh về công tác định giá đất do Bộ Tài nguyên và Môi
trường và Bộ Nội vụ ban hành vẫn còn một số khó khăn và bất cập trong quá
trình thực hiện, chưa quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa ngành tài chính
và ngành tài nguyên và môi trường như sau: theo quy định tại Điều 1 của Thông
tư liên tịch, Sở Tài nguyên và môi trường có chức năng điều tra, khảo sát, thống
kê các loại đất và xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất hàng năm, trong khi đó việc
khảo sát giá đất của các dự án đầu tư do Sở Tài chính thực hiện, gây sự chồng
chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa 2 ngành. Bên cạnh đó, chưa có văn bản quy
định, hướng dẫn thực hiện công tác lập giá đất thị trường của các dự án bồi
thường do ngành nào thực hiện, chưa quy định về quy trình thực hiện.
- Công tác đăng ký thống kê đất đai: quy định về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa xác
định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan liên quan như: nông nghiệp và phát triển
nông thôn hay quản lý tài sản của ngành xây dựng; việc giao thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân còn nhiều bất cập, cán bộ Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện còn yếu và thiếu, đã gây trở ngại không
nhỏ cho việc hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận lần đầu theo Nghị quyết
số 30/2012/QH13 của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIII.
3
- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án, chưa
xác định rõ dự án nào thuộc về Trung tâm phát triển quỹ đất cấp tỉnh thực hiện,
Dự án nào thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện thực hiện.
b) Lĩnh vực tài nguyên nước
Về quy hoạch tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm
vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản
lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn
nước; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tại địa phương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động bố trí ngân sách địa
phương để đầu tư cho các dự án về điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên nước,
hiện trạng khai thác, sử dụng, xả nước thải vào nguồn nước, lập quy hoạch tài
nguyên nước, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước ở địa phương.
Bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương còn nhiều bất
cập. Lực lượng các bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở các
địa phương rất ít và thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về tài nguyên nước.
c) Lĩnh vực địa chất và khoáng sản
Thẩm quyền lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh được lập, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (các cơ
quan có thẩm quyền gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ
Xây dựng). Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt sẽ phân vùng, xác định trữ
lượng và xác định khu vực được khai thác, sử dụng của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Trước đây Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy hoạch các khu
vực có khoáng sản không nằm trong quy hoạch cả nước. Điều này dẫn đến việc
nhiều vùng có khoáng sản nhưng chưa đủ thông tin để đưa vào quy hoạch, tỉnh
được lập quy hoạch cho vùng này và thực hiện việc cấp phép.
d) Lĩnh vực môi trường
Việc phân cấp quản lý nhà nước giữa 03 cấp địa phương (tỉnh, huyện, xã)
và phân công giữa các cơ quan chuyên môn có liên quan (Sở Tài nguyên và môi
trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp,…) chưa
hợp lý và thống nhất. Công tác ủy quyền thực hiện trên thực tế ở nhiều địa
phương khác nhau, hiệu quả còn hạn chế.
đ) Lĩnh vực khí tượng thủy văn
Theo quy định về công tác quản lý khí tượng thủy văn ở cấp tỉnh hiện
nay, Sở Tài nguyên và Môi trường được giao tổ chức thẩm định hồ sơ về việc
cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình
khí tượng thuỷ văn chuyên dùng; chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng,
cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thuỷ văn chuyên dùng, tuy nhiên trên
thực tế do hoạt động khí tượng thủy văn chưa xã hội hóa mạnh mẽ chỉ tập trung
4
trong hệ thống cơ quan ở trung ương, nên các nhiệm vụ nay chưa triển khai trên
thực tế ở địa phương.
Ngoài ra hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai các nhiệm vụ về
biến đổi khí hậu theo chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu; hướng
dẫn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện cơ chế phát triển sạch
(CDM); tuyên truyền về động đất, sóng thần.
e) Lĩnh vực đo đạc và bản đồ
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo
đạc bản đồ ở địa phương đã bộc lộ nhiều bất cập. Một số quy định cụ thể về
chuyên môn chưa rõ như quy định điều kiện hoạt động đo đạc bản đồ, điều kiện
cấp phép đầu tư, quy định về nội dung cụ thể cho các sản phẩn đo đạc bản đồ.
Hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương cũng liên quan đến nhiều ngành như
xây dựng, kiến trúc, nông nghiệp, nhiều hoạt động còn chồng lẫn giao thoa như
việc Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 05/2011/TT-BXD Quy định việc kiểm
tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy
hoạch và thiết kế xây dựng.
g) Lĩnh vực biển và hải đảo
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước tổng
hợp và thống nhất về biển, hải đảo của địa phương nổi lên một số bất cập, hạn
chế sau:
- Hiện nay, chưa có quy định rõ về việc phân cấp giữa Trung ương và địa
phương trong quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo. Cụ thể như sau:
+ Chưa có phân cấp thẩm quyền giữa Trung ương và địa phương trong
quản lý các vùng biển, cụ thể những vùng biển nào sẽ do Trung ương quản lý,
vùng biển nào do địa phương quản lý để đảm bảo khai thác, sử dụng biển, đảo
hợp lý, bền vững.
+ Phân cấp giữa Trung ương và địa phương về thẩm quyền cấp phép khai
thác, sử dụng mặt nước biển (quy định tại Nghị định số 149/2004/NĐ-CP).
+ Phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến
quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo (Điều 20, Nghị
định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009).
- Chưa có sự phân công rõ ràng giữa các cơ quan chuyên môn quản lý nhà
nước liên quan đến biển, hải đảo ở địa phương, trong đó cần có ngành, lĩnh vực
đóng vai trò chủ trì hoặc phối hợp. Cụ thể như sau :
+ Vấn đề điều tra và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo, ứng phó
và khắc phục môi trường bờ biển đã giao cho Chi cục Biển và Hải đảo (Thông
tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV), tuy nhiên trên thực tế vẫn do Chi
cục Bảo vệ Môi trường thực hiện.
5
+ Chưa có sự phân định rõ ràng về khu bảo tồn đất ngập nước ven biển
(trong đó cũng bao gồm các yếu tổ về loài, đa dạng sinh học) với khu bảo tồn
biển mà cụ thể ở đây là khu bảo tồn loài sinh cảnh, điều này dẫn đến không xác
định được cơ quan chủ trì quản lý. Nếu là khu bảo tồn đất ngập nước do cơ quan
về môi trường quản lý, nếu là khu bảo tồn biển do cơ quan về nông nghiệp và
phát triển nông thôn quản lý.
- Ranh giới hành chính trên biển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ven biển vẫn chưa được xác định, do vậy địa phương sẽ rất khó xác
định phạm vi, phân vùng quản lý của mình.
- Sự phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển
trong vấn đến quản lý biển, hải đảo là rất hạn chế (Đặc trưng của quản lý biển,
hải đảo là luôn có sự tương tác, phối hợp giữa các địa phương, đặc biệt là vấn đề
kiểm soát ô nhiễm môi trường trên biển).
2. Tổ chức bộ máy và biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên
và môi trường ở địa phương
Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường ở
địa phương được quy định tại các văn bản: Thông tư số 03/2008/TTLT-
BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân
các cấp; Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC hướng dẫn về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức
phát triển quỹ đất; Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BTNMT-BNV hướng
dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài
nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh về công tác định giá đất; Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-
BTNMT-BNV-BTC hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất;
Nghị định số 81/2007/NĐ-CP Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ
môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; Thông tư liên tịch
số 12/2007/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ
chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh
nghiệp nhà nước; Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BNV-BTNMT hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm
công nghệ thông tin trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thông tư liên tịch
số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
tổ chức và biên chế của Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường.
Tình hình thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
6
a) Các tổ chức trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường: theo quy định tại
các văn bản trên cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường được xác định
gồm: 1) các tổ chức hành chính được thành lập thống nhất; 2) các tổ chức hành
chính đặc thù do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; 3) các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Các tổ chức hành chính được thành lập thống nhất gồm: Văn phòng,
Thanh tra, Phòng Tài nguyên khoáng sản, Phòng Tài nguyên nước và khí tượng
thủy văn, Phòng Đo đạc bản đồ, Chi cục Biển và Hải đảo, Chi cục Bảo vệ môi
trường, Chi cục quản lý đất đai.
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở gồm: Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và
môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất.
b) Các tổ chức quản lý tài nguyên và môi trường cấp huyện: theo quy định
cấp huyện có Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng tài
nguyên và Môi trường; Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện. Cho đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế có 9/9 huyện (cả nước có 637/649
huyện) có Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; có 9/9 huyện (cả nước có
249/649 huyện) có Trung tâm phát triển quỹ đất.
c) Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 153 đơn vị hành chính cấp xã.
Theo báo cáo đến nay 100% số xã có cán bộ chuyên trách quản lý tài nguyên và
môi trường. Thông thường mỗi xã có 01 cán bộ chuyên trách, tuy nhiên ở một số
xã khu vực đô thị hóa và cấp phường, thị trấn có từ 02 đến 03 cán bộ. Đặc biệt ở
một số xã, phường, thị trấn đã thành lập Ban Địa chính – Xây dựng.
Nguồn nhân lực quản lý tài nguyên và môi trường ở các cấp địa phương
hiện có 588 người, trong đó cấp tỉnh có 223 người, cấp huyện có 212 người, cấp
xã có 153 người.
Trong quá trình triển khai các quy định hướng dẫn về chức năng, nhiệm
vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường ở các cấp địa
phương xuất hiện nhiều bất cập:
+ Bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đã được kiện
toàn nhưng vẫn còn chưa đồng bộ và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương,
chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; chưa phù hợp với việc
phân cấp quản lý hiện nay.
+ Nhiều loại hình tổ chức quản lý về chuyên môn còn có sự lồng ghép cơ
học mà chưa có kết hợp và lồng ghép hoạt động chuyên môn như việc thành lập
Phòng Tài nguyên nước ghép với Khí tượng thủy văn.
3. Kiến nghị, giải pháp
7
Nhằm nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên và môi
trường ở các cấp địa phương, cần kiện toàn lại tổ chức bộ máy theo hướng thống
nhất các tổ chức quản lý chuyên ngành ở các Sở Tài nguyên và Môi trường, hạn
chế và xác định rõ tiêu chí thành lập các tổ chức đặc thù, thống nhất các tổ chức
sự nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước. Từ những tồn tại, hạn chế về việc
thực hiện chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, sau đây là một số kiến nghị và
giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính, chức năng, nhiệm vụ của
ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương:
- Về lĩnh vực đất đai
+ Kiện toàn hệ thống Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành một
cấp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm khắc phục hạn chế của hệ thống
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở hai cấp hiện nay. Ở nước ta, hiện đã có
một số tỉnh thực hiện thí điểm mô hình Văn phòng đăng ký một cấp. Mô hình
đăng ký một cấp là Văn phòng đăng ký cấp tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường, có các chi nhánh trực thuộc, mỗi chi nhánh phụ trách một đơn vị
hành chính cấp huyện
+ Thành lập phòng Bồi thường thuộc Sở tài nguyên và Môi trường để
thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí các khu tái định cư
trên địa bàn toàn tỉnh.
- Về lĩnh vực môi trường
+ Cần xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan
có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường.
+ Cần quy định rõ thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ
chức, cá nhân về lĩnh vực môi trường.
- Về lĩnh vực khoáng sản
Luật Khoáng sản mới đã giải quyết được nhiều bất cập trong quản lý tài
nguyên khoáng sản ở địa phương, tuy nhiên để bảo đảm phân cấp thẩm quyền
cho địa phương đạt hiệu quả cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, đặc biệt
là xây dựng các quy trình trong việc thăm dò, cấp phép.
- Về lĩnh vực đo đạc bản đồ
Cần quy định thêm nhiệm vụ quản lý đo đạc bản đồ cho Phòng Tài
nguyên và Môi trường cấp huyện vì hiện nay trên thực tế có nhiều dự án đầu tư
trong đó có hoạt động đo đạc bản đồ do các chủ dự án thực hiện, Phòng Tài
nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ giám sát, tuy nhiên cấp Phòng không
có chức năng quản lý đo đạc bản đồ.
- Về lĩnh vực tài nguyên nước và khí tượng thủy văn
8
Cần tách riêng thành phòng tài nguyên nước và phòng khí tượng thủy văn
và đưa lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu vào thành một nội dung trong lĩnh vực
khí tượng thủy văn.
- Về lĩnh vực biển và hải đảo
Việc đề xuất nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
biển, hải đảo của địa phương được giao cho Chi cục Biển và Hải đảo (Thông tư
liên tịch số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV), đây là nhiệm vụ cần có sự phối hợp
của các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển như nông nghiệp
và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch…
Ngoài ra, đối với cấp xã từng bước nâng cao trình độ và năng lực quản lý
của cán bộ làm công tác chuyên môn, chuẩn hóa trình độ cho đội ngũ cán bộ và
hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ.
4. Kết luận
Trong thời gian tới, ngành tài nguyên và môi trường tiếp tục đẩy mạnh
phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh, giữa chính
quyền địa phương các cấp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ, cụ
thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền
nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của Chính
phủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho_dac_truong_8854.pdf