Tiểu luận Mua bán xấu và vai trò của công ty VAMC

Xử lý nợ xấu hiện nay đang là một y êu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà còn cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Riêng với các TCTD thì xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách và mang tính chiến lược, bởi lẽ nợ xấu đến nay đã ở mức lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh khoản, hiệu quả và sự an toàn của bản thân các TCTD này. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuy ển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với các TCTD mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các TCTD không có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững. Xử lý nợ xấu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong mà NHNN cần phải xử lý trong năm 2013 như đã nêu trong Chỉ thị số 06. Nghị quyết của Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư (Quốc hội khóa XIII) cũng đã giao nhiệm vụ cho Thống đốc NHNN năm tới phải tạo được chuyển biến tích cực về xử lý nợ xấu. Sự ra đời của VMAC sau nhiều lần lỗi hẹn phần nào giải tỏa đi nỗi lo lắng của vấn đề nợ xấu đang đè nặng lên nền kinh tế. Tuy nhiên, còn rất nhiều ý kiến trái chiều về sự ra đời, mục đích hoạt động, cũng như hiệu quả thực sự của VAMC. Cũng còn một thực tế đáng phải để tâm nữa là công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính: DATC – doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt được thành lập đã lâu mà không thể đánh tan cục máu đông nợ xấu của nền kinh tế thì một VAMC – Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, công cụ đặc biệt của NHNN, liệu rằng có làm được gì hay lại đi theo bước chân của DATC và liệu rằng hai công ty này sẽ bắt tay, hay dẫm chân lên nhau trong vấn đề xử lý nợ? tất cả những vấn đề này sẽ phải chờ thời gian trả lời. Nhưng cho dù thế nào đi nữa thì cuối cùng công bằng mà nói sự ra đời của VAMC cũng sẽ là một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế, tạo ra nhiều lợi ích cho khối doanh nghiệp, tuy rằng có thể nó chỉ là lợi ích trong ngắn hạn

pdf29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mua bán xấu và vai trò của công ty VAMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong sản xuất kinh doanh hiện nay. Nếu không có công ty nào tham gia vào việc mua các khoản nợ đó thì các công ty sẽ lâm vào sản xuất, kinh doanh cầm chừng, hoặc thu hẹp, thậm chí chờ xin phá sản. Rõ ràng, để thị trường mua bán nợ hình thành thì điều tiên quyết là phải có chính sách hỗ trợ phát triển cho các công ty chuyên mua bán nợ và tài sản tồn đọng của các thành phần kinh tế. Các công ty mua bán nợ với sứ mệnh cao cả là mua bán các tài sản, khoản nợ của các công ty sản xuất, kinh doanh đang gặp rủi ro lớn về vốn, sẽ tạo điều kiện cho các công ty nợ tái vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, cũng phải có những công ty do nhiều nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan) dẫn đến nảy sinh những khoản nợ không thể tự mình trả được, sẵn sàng bán các tài sản, khoản nợ đó cho các công ty mua bán nợ. Cũng như mọi thị trường khác, trên thị trường mua bán nợ sẽ có các lực của thị trường: các công ty mua bán nợ là bên cầu, còn các công ty chuyển nhượng nợ là bên cung. Khi đã có cung và cầu thì phải xây dựng cơ chế vận hành, quản lý; phải có sự cạnh tranh nếu không sẽ làm cho thị trường mua bán nợ bị méo mó. Để bên cầu và bên cung hợp tác thuận lợi, hiệu quả thì cần phải có hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách vĩ mô tạo hành lang pháp lý cho thị trường vận hành trôi chảy như những thị trường khác. Nguồn cung chủ yếu trên thị trường mua bán nợ là các ngân hàng thương mại, với các PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 5 khoản nợ xấu khổng lồ chủ yếu từ cho vay kinh doanh bất động sản. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN, 31/3/2012), con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay là 8,6% trên tổng dư nợ (tương đương 202.000 tỷ đồng). Đặc biệt nguy hiểm, đó là số dư nợ tập trung ở một vài cá nhân, doanh nghiệp ước tính lên đến ngàn tỷ, do vậy khả năng thu hồi nợ là rất khó khăn. Theo tiến trình phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp sẽ tăng lên khoảng 1 triệu doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp sẽ tăng lên, thị trường sản xuất, kinh doanh không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra toàn cầu. Khi đó, tình hình sản xuất, kinh doanh sẽ càng phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược tốt, năng lực điều hành sản xuất, kinh doanh tốt nếu không sẽ bị rơi vào nguy cơ rủi ro cao, sẽ nảy sinh nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bán các khoản nợ và tài sản, dẫn đến nguồn cung sẽ rất nhiều và đa dạng. Lúc đó, nhu cầu mua lại các khoản nợ sẽ rất lớn. Trong khi đó, Việt Nam hiện có rất ít công ty mua bán nợ hoạt động, chỉ có duy nhất Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, và một số công ty mua bán nợ tư nhân. Tuy nhiên, các công ty mua bán nợ tư nhân này chỉ hoạt động với vai trò tư vấn doanh nghiệp hoặc chỉ là các tổ chức cho vay nặng lãi, vay nóng trá hình. Như vậy, cơ sở hình thành độc quyền mua trên thị trường là có khả năng, mà độc quyền thì sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề về tính minh bạch, vấn đề lợi ích nhóm, hiệu quả hoạt động, tiêu cực, gây phương hại cho người muốn bán. Có thể nói, sự hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ là yêu cầu khách quan hiện nay ở Việt Nam. Cũng như các thị trường khác, thị trường mua bán nợ gồm có các doanh nghiệp sẵn sàng bán (bên cung) và doanh nghiệp có nhu cầu mua (bên cầu). Nghĩa là phải có nhiều chủ thể mua bán trên thị trường, phải có cơ chế, chính sách, luật pháp tạo môi trường, hành lang pháp lý cho thị trường hình thành, hoạt động, phát triển và chịu sự quản lý của Nhà nước. Thị trường mua bán nợ cũng là một loại thị trường nên sẽ chịu sự chi phối của các quy luật thị trường, nhất là quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và các phạm trù về giá cả, chi phí, lợi nhuận... Do vậy, việc phát triển thị trường mua bán nợ là cần thiết, phải hình thành trên cơ sở minh bạch, công khai về "hàng hóa" và giá cả. Đây đang là một PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 6 thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và trong hệ thống ngân hàng nói riêng. 2. Thực trạng nợ xấu và thị trường mua bán nợ của Việt Nam hiện nay Thị trường mua bán nợ ở VN đang trong tiến trình hình thành. Nên nhu cầu (cung) hiện nay khá nhiều, vì số tổng công ty, DNNN có nợ xấu đang tăng lên như: các tổng công ty xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thông & Vận tải, các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, một số tổng công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị thành viên thuộc Vinashin...chưa kể đến các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, thậm chí cả liên doanh. Cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế thị trường toàn cầu hóa, cạnh tranh ngày cành gay gắt, với năng lực điều hành không theo kịp thì nợ của các doanh nghiệp sẽ tăng lên. Nhu cầu bán tài sản và khoản nợ sẽ ngày càng tăng về số lượng, quy mô và tính đa dạng. Chẳng hạn riêng trong hệ thống ngân hàng thương mại, tỉ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống đang tăng rất nhanh - từ hơn 3% vào cuối năm 2011, lên 6% vào đầu năm 2012 và hiên nay lên đến 10%.Với tỉ lệ nợ xấu 10% trong hệ thống ngân hàng thì chắc hẳn nhiều ngân hàng sẽ có tỉ lệ nợ xấu trên 10% và cũng sẽ có những ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu lên tới 30-40% như Habubank vừa qua. Những ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất tập trung tại các ngân hàng thuộc nhóm 3 và nhóm 4. Tuy nhiên cũng không nên loại trừ cả các ngân hàng thuộc nhóm 1 và nhóm 2. Bằng các nghiệp vụ kế toán tinh vi, ngân hàng có thể tránh được việc phải hạch toán các khoản nợ vào các nhóm nợ 3,4,5. Điều này phản ánh trên thực tế, trong thời gian qua số liệu về nợ xấu công bố luôn ở mức an toàn. Nhu cầu mua lại các khoản nợ của các công ty cũng đang gia tăng, hiện nay ở VN, ngoài công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính thì có khoảng 20 công ty quản lý và khai thác tài sản (A.M.C). Các công ty quản lý và khai thác tài sản ở VN hiện nay hầu như là do các ngân hàng thương mại (NHTM) đứng ra thành lập và quản lý. Đồ thị dưới đây thể hiện vốn của một số công ty quản lý và khai thác tài sản thuộc các ngân hàng lớn: Còn với giá trị nợ xấu từ 14 tỉ USD thì thực sự quy mô của các công ty quản lý và khai thác tài sản VN là không tương xứng khi mà vốn của các công ty mua bán nợ chỉ vài trăm tỉ. Bên cạnh đó, nếu nhìn vào các ngân hàng PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 7 nhóm 1, chủ yếu các NHTM cổ phần như Eximbank, ACB, MBB còn các NHTM có vốn nhà nước không thực sự tham gia như CTG, VCB, Agribank, BIDV. Nợ xấu theo báo cáo chính thức của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/3 là 8,6%, tương đương với 202.000 tỉ đồng. Để xử lý khoản nợ xấu này, nhà điều hành cũng gợi ý giải pháp thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) với số vốn 100.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, giải pháp về công ty mua bán nợ xấu vẫn dừng lại ở mức tham khảo và bàn bạc, chứ chưa có gì chính thức, cụ thể. Để xử lý nợ của các công ty, để có vốn tiếp tục SXKD, Công ty mua bán nợ cần một lượng vốn khoảng 40.000-80.000 tỉ đồng tương đương với khoảng 1,6-3,2% GDP của VN năm 2011, trong đó các công ty mua bán nợ có thể huy động trên thị trường gấp 3 lần số vốn hiện có, thì Nhà nước cần cấp cho Công ty này là 15.000 - 20.000 tỉ đồng. Đây thực sự là một khó khăn khó vượt qua trong điều kiện nền kinh tế VN. Những số liệu trên cho thấy tại VN, nợ xấu phát sinh cao, nhưng thị trường mua bán nợ lại chưa phát triển, do đó việc xây dựng một thị trường mua bán nợ quốc gia được xem là giải pháp để giải cứu thị trường tài chính. Theo ước tính giá trị các khoản nợ xấu của hệ thống NHTM VN là vào khoảng 14 tỉ USD, để công ty công ty quản lý và khai thác tài sản có thể hoạt động thì phải cần 5-7 tỉ USD để xử lý các khoản nợ xấu này. Điều này có nghĩa là các NHTM chỉ có thể thu hồi từ 30-40% giá trị các khoản nợ. Hệ quả sẽ ảnh hưởng đến tổng tài sản và các hệ số an toàn tài chính; tuy nhiên đấy là một điều cần thiết để làm trong sạch thị trường tài chính. Nhiều chuyên gia cho rằng xử lý nợ xấu là việc nên quyết định và hành động nhanh thông qua thị trường mua bán nợ, để tránh những hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cũng hứa sẽ đưa ra những biện pháp cụ thẻ trong năm nay để trình Chính phủ. Thực tế cho thấy kể từ khi thành lập đến nay, Công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính đã thực hiện 118 phương án xử lý nợ với giá trị sổ sách là hơn 7.400 đồng. Như vậy, trung bình mỗi năm, công ty xử lý được 928 tỉ đồng nợ. Tuy nhiên với khoản nợ xấu ngân hàng gia tăng đột biến khoảng 270 nghìn tỉ cuối năm 2012, thì tốc độ xử lý của Công ty mua bán nợ quốc gia phải tăng vốn nhiều lần thì mới đáp ứng đủ. Ở VN, thị PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 8 trường mua bán nợ đã manh nha hình thành với sự ra đời của các công ty quản lý tài sản thuộc các ngân hàng và công ty mua bán nợ - DATC thuộc Bộ Tài chính. Do năng lực tài chính hiện tại của các chủ thể thị trường mua bán nợ chưa đủ để giải quyết lượng nợ xấu tăng mạnh lên đến hơn 85 nghìn tỉ đồng, tương đương 3,39% của tổng dư nợ hiện nay.Thực tế cũng cho thấy điều kiện cho hoạt động như vốn, nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật ... chưa đảm bảo cho công ty mua bán nợ phát huy hiệu quả. Trong bối cảnh năng lực tài chính trong nước hạn chế, nhiều người hiện kỳ vọng vào nguồn vốn nước ngoài. Thị trường mua bán nợ của VN được coi là cơ hội hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng khuôn khổ pháp lý đang là rào cản hạn chế nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt tài sản đảm bảo. II. VAMC - TỔ CHỨC MUA BÁN NỢ VIỆT NAM 1. Sơ lược về VAMC VAMC (Vietnam Asset Management Company) là tên viết tắt của công ty quản lý tài sản quốc gia, được thành lập theo QĐ số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là một trong những đề án nhằm xử lý nợ xấu của NHNN. Trong bước đầu tiên của quá trình cơ cấu nợ, ngân hàng sẽ “chuyển giao” giá trị sổ sách nợ xấu sang VAMC. Đổi lại, VAMC sẽ phát hành trái phiếu đặc biệt với lãi suất cực thấp cho ngân hàng. a. Thông tin pháp lý của VAMC Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM Tên viết tắt bằng tiếng Việt: CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VAMC Địa chỉ trụ sở chính: Số 22 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 9 Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng (năm trăm tỷ đồng) Người đại diện theo pháp luật Họ và tên: Đặng Thanh Bình Chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên Địa chỉ thường trú: Số 332B đường Âu Cơ, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội Quốc tịch: Việt Nam Số Giấy chứng minh nhân dân: 010107962 b. Nghiệp vụ chính của VAMC Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm. Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay. Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ. Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay. Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản. Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần. Tổ chức bán đấu giá tài sản. Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng. Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép. Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được qui định tại điểm b, c, d, e. 2. Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của VAMC a. Cơ cấu tổ chức của VAMC  Hội đồng thành viên PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 10 1. Ông Đặng Thanh Bình – Phó Thống đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC. 2. Ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch thường trực. 3. Ông Nguyễn Hữu Thủy – Uỷ viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc.  Ban điều hành 1. Ông Nguyễn Hữu Thủy – Uỷ viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc. 2. Ông Bùi Tín Nghị - Phó Tổng Giám đốc. 3. Ông Lê Quang Châu - Phó Tổng Giám đốc. 4. Ông Đoàn Văn Thắng - Phó Tổng Giám đốc.  Ban Kiểm soát 1. Bà Lê Thị Mai Hương - Trưởng Ban Kiểm soát. 2. Ông Phạm Tiến Thành - Thành viên  Các ban nghiệp vụ 1. Ban Hành chính – Nhân sự 2. Ban Mua bán xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng nhà nước 3. Ban Mua bán xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng cổ phần 4. Ban Tài chính – Kế toán 5. Ban Công nghệ thông tin 6. Ban Kiểm tra – Giám sát 7. Ban Pháp chế PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 11 b. Cơ chế hoạt động của VAMC 3. Đặc trưng và định hướng hoạt động của VAMC Trờ thành một đơn vị đặc biệt của Nhà nước nhằm chuyên xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Công ty quản lý tài sản hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Công ty Quản lý tài sản là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Công ty Quản lý tài sản hoạt động với số vốn điều lệ 500.000.000.000 đ (năm trăm tỷ đồng) và theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu. PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 12 4. Các hình thức và điều kiện mua nợ của VAMC  VAMC mua nợ xấu theo giá trị ghi sổ và thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt Khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm; Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; Khách hàng vay còn tồn tại; Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.  VAMC mua nợ xấu theo giá trị thị trường Đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại điểm 1 nêu trên Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ. 5. Khung pháp lý và cơ chế giám sát Hỗ trợ cho hoạt động của VAMC, ngày 10.9.2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 21/2013/TT-NHNN, quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại có hiệu lực từ ngày 23.10.2013. Để được thành lập chi nhánh ở trong nước các NHTM phải đáp ứng một số điều kiện như: - Thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên. PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 13 - Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán… - Đặc biệt, NH phải thực hiện đầy đủ quy định về phân loại, nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định và tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ không được vượt quá 3%. Cũng theo thông tư này, các NHTM được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành TP.Hà Nội hoặc nội thành TP.HCM. NH có hoạt động dưới 12 tháng chỉ được phép thành lập không quá ba chi nhánh và các chi nhánh này không được thành lập cùng trên một địa bàn tỉnh, thành phố. Đối với các NH hoạt động từ 12 tháng trở lên được thành lập không quá 5 chi nhánh trong một năm tài chính. Đối với các phòng giao dịch, chỉ được thành lập khi các chi nhánh quản lý có tỷ lệ nợ xấu không quá 3% tổng dư nợ. Các phòng giao dịch không được cấp tín dụng vượt quá 2 tỉ đồng/khách hàng, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được bảo đảm bằng toàn bộ tiền, thẻ thiết kiệm, giấy tờ có giá cho chính NH đó phát hành. Ngày 06.9.2013 Thông tư 19/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành quy định trái phiếu đặc biệt dùng mua nợ xấu do VAMC phát hành dưới hình thức chứng chỉ ghi danh, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử có định danh. Một trái phiếu được phát hành tương ứng với một khoản nợ xấu được mua, bán và mệnh giá có giá trị bằng giá mua của các khoản nợ xấu. Các TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ trở lên phải bán nợ cho VAMC. Trường hợp không bán nợ, NHNN xem xét áp dụng các biện pháp kiểm soát. Trên cơ sở thanh tra, định giá, kiểm toán, NHNN yêu cầu TCTD phải bán nợ cho VAMC. Sau khi mua nợ xấu, VAMC xem xét, điều chỉnh lãi suất đang áp dụng với khoản nợ xấu đã mua về mức lãi suất hợp lý, phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng vay phải có phương án trả nợ khả thi. VAMC bán nợ xấu đã mua theo hình thức đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh với sự tham gia của ít nhất 3 bên mua không có liên quan với nhau. Trường hợp PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 14 không thể đấu giá, chào giá cạnh tranh thì VAMC bán khoản nợ xấu trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp với bên mua nợ. Ngoài ra, VAMC cũng có thể bán nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt hoặc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu thành vốn điều lệ, vốn cổ phần tại các doanh nghiệp mua nợ. Tuy nhiên, thông tư quy định, tổng mức đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh của VAMC đối với một khách hàng không vượt quá 50% vốn điều lệ củaVAMC(không quá 250 tỉ đồng). Ngày 09.09.2013, Thông tư số 20/2013/TT-NHNN thì quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC. Theo nội dung thông tư, NHNN xem xét và quyết định tái cấp vốn khi TCTD đáp ứng đủ các điều kiện. Mức tái cấp vốn đối với TCTD trên cơ sở mệnh giá trái phiếu đặc biệt do Thống đốc NHNN quyết định căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kết quả trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và kết quả xử lý nợ xấu nhưng không vượt quá 70% so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt. Lãi suất tái cấp vốn đối với TCTD do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ; Lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng giữa NHNN và TCTD. Thời hạn tái cấp vốn dưới 12 tháng nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt. NHNN xem xét, quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với TCTD, thời gian gia hạn mỗi lần không vượt quá thời hạn tái cấp vốn lần đầu của khoản tái cấp vốn đó. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể về trình tự xem xét tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn; Trả nợ vay tái cấp vốn; Xử lý đối với việc TCTD không trả nợ đúng hạn; Trách nhiệm của TCTD, VAMC và trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHNN. Cùng ngày, NHNN cũng ban hành Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM. Theo đó, kể từ ngày 23/10, để được thành lập chi nhánh ở trong nước, các ngân hàng phải đáp ứng một số điều kiện như PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 15 thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên; hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán; có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ không được vượt quá 3%. Ngân hàng được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành Hà Nội hoặc nội thành TP.HCM. Các ngân hàng có hoạt động dưới 12 tháng chỉ được phép thành lập không quá 3 chi nhánh và các chi nhánh này không được thành lập trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố. Đối với các ngân hàng hoạt động từ 12 tháng trở lên được thành lập không quá 5 chi nhánh trong một năm tài chính. Thông tư 21 đồng thời quy định, số lượng chi nhánh được thành lập của ngân hàng thương mại phải đảm bảo yêu cầu: 300 tỷ đồng x N1 + 50 tỷ đồng x N2 < C (Trong đó: C là giá trị thực của vốn điều lệ của NHTM đến thời điểm đề nghị; N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực nội thành TP Hà Nội và khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh; N2 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương). Quy định này cao hơn rất nhiều so với trước đây là chỉ cần 100 tỷ x N1 + 50 tỷ x N2 < C. 6. Hoạt động của VAMC trong thời gian qua a. VAMC và Agribank Ngày 01/10/2013, VAMC đã chính thức ký hợp đồng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) mua lại 27 khoản nợ xấu từ 11 khách hàng doanh nghiệp với giá 1.723 tỷ đồng. VAMC tuyên bố từ nay đến hết năm sẽ mua về 35.000 - 40.000 tỷ đồng nợ xấu, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đang lo ngại về đầu ra của các khoản nợ xấu sau khi VAMC mua về. Giá trị phát hành của trái phiếu đặc biệt cho hợp đồng là 1.723 tỉ đồng. Giá trị của khoản nợ trên sổ sách là 2.451 tỉ đồng. Giá trị của tài sản đảm bảo các khoản nợ trong hợp đồng khung có tổng 3.640 tỉ đồng. Các điều kiện của các khoản nợ đảm bảo được yêu cầu đặt ra của Thông tư 19/2013 quy định về việc PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 16 mua, bán, xử lý nợ xấu của VAMC. Sau hợp đồng khung này, các hợp đồng con giữa VAMC và Agribank về các khoản nợ cụ thể cũng sẽ được ký kết riêng biệt. Cũng trong ngày 1-10, VAMC và Agribank đã ký một số hợp đồng mua nợ cụ thể với từng khoản nợ trong hợp đồng khung này và các hợp đồng con tiếp theo sẽ được tiếp tục ký ngay khi thủ tục hoàn tất. VAMC sẽ thanh toán cho Agribank bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Agribank được sử dụng trái phiếu đặc biệt này để vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Agribank sẽ tiếp tục cho vay các dự án có hiệu quả, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà trực tiếp là các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh. Với việc bán các khoản nợ xấu cho VAMC đợt này, Agribank giảm được 7,56% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. b. VAMC và SHB, PGBank và SCB Ngày 04/10/2013, VAMC hoàn tất hợp đồng ký kết mua nợ xấu của 3 ngân hàng là Sài Gòn Hà Nội (SHB), Xăng dầu (PGBank) và Sài Gòn (SCB). Tổng giá trị sổ sách của các món nợ xấu là 1.159 tỷ đồng nhưng được VAMC mua lại với giá 846 tỷ. Hiện tại, nợ xấu của SHB đang ở mức 9%, PGBank là 8%. Và dự kiến trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán nợ xấu với VAMC với tổng giá trị dự kiến hơn 1.000 tỉ đồng, hầu hết các món nợ xấu này đều là của Habubank chuyển về sau khi sáp nhập vào SHB. Ngoài những khoản nợ đã bán cho VAMC chiều 4-10, còn những khoản nợ khác mà VAMC đang trong quá trình rà soát. c. VAMC và ACB ACB hiện đang có 3.090 tỷ đồng nợ xấu, chiếm khoảng 2,9% tổng dư nợ. So với cùng kỳ, số nợ xấu của ACB đã tăng thêm 20%. Tuy tỷ lệ nợ xấu của ACB vẫn thấp hơn 3%, mức bắt buộc phải bán lại nợ cho VAMC nhưng ACB đang là ngân hàng đầu tiên dám lên tiếng về khả năng bán lại nợ xấu cho VAMC, với khoản nợ trị giá khoảng 1.500 tỷ đồng, tức là một nửa số nợ xấu. Trên thực tế chưa có một cuộc tiếp xúc chính thức nào giữa ACB với VAMC. Con số 1.500 tỷ PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 17 đồng ngân hàng dự kiến của ACB đưa ra mới chỉ là con số nợ xấu đáp ứng được các tiêu chí mua lại mà VAMC đặt ra. Còn việc bán nợ hiện mới chỉ là một khả năng. 7. Đánh giá hoạt động của VAMC Theo chủ quan của VAMC: " Một mũi tên trúng 3 đích" Thứ nhất, doanh nghiệp được vay vốn, ngân hàng lành mạnh hơn và kích hoạt được tín dụng, nền kinh tế được kích cầu khi dòng vốn được kích hoạt. Cụ thể, sau khi bán nợ ngân hàng có cơ hội cơ cấu lại chính mình để đảm bảo hoạt động an toàn. Ngân hàng có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt vay vốn của Ngân hàng Nhà nước tối đa 70% để đảm bảo nguồn vốn cho vay tới doanh nghiệp. Thứ 2, khi nợ xấu giảm, trong điều kiện trích dự phòng rủi ro tối thiểu chỉ 20%/năm sẽ giúp họ đạt chuẩn nợ xấu theo quy định, nâng được uy tín trong và ngoài nước. Thứ 3, đối với TCTD sau khi bán nợ cũng được lợi là có cơ hội để tái cơ cấu lại nợ và cơ cấu lại chính bản thân tổ chức tín dụng để từng bước ổn định hoạt động. Thêm nữa, tài sản đảm bảo của khách hàng không phải bán rẻ nên họ và ngân hàng đều được lợi. Đặc biệt, tại thời điểm này lĩnh vực bất động sản đanh rất trầm lắng thì bán rẻ rất phí nên thông qua xử lý nợ, ngân hàng và doanh nghiệp đều giữ được tài sản, vẫn có vốn để hoạt động. Ngoài ra, sau khi bán được nợ các doanh nghiệp cũng được xem xét vay các khoản mới. Theo đánh giá khách quan của các nhà kinh tế và dư luận: "Còn nhiều vấn đề cần phải cân nhắc" Thứ nhất, Công ty mua bán nợ xấu sẽ mua các khoản nợ xấu của các NHTM và tổ chức tín dụng khác. Hệ quả tỉ lệ nợ xấu của các NHTM sẽ giảm đi. Nhưng xét trên bình diện tổng thể của nền kinh tế, nhất là Ngân hàng Nhà nước, thì Công ty mua bán nợ xấu là thuộc NHNN, nên các khoản nợ xấu của các NHTM chỉ PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 18 chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác trong hệ thống ngân hàng mà thôi và cuối cùng Nhà nước phải gánh chịu các khoản nợ đó. Thứ 2, các doanh nghiệp vay vốn của NHTM, do gặp khó khăn trong SXKD nên không trả được nợ đúng hạn. Do đó, doanh nghiệp không thể tiếp tục vay vốn cho sản xuất, kinh doanh. Và, đó cũng là một nguyên nhân quyết định phát sinh nợ xấu của NHTM. Khi Công ty mua bán nợ xấu mua một khoản nợ xấu của NHTM thì doanh nghiệp vay vốn chưa trả được nợ sẽ trở thành “con nợ” của Công ty mua bán nợ xấu. Khi “chuyển chủ nợ” thì các doanh nghiệp là “con nợ” về bản chất không gì thay đổi lớn. Liệu khoản nợ đã “chuyển chủ” có được khoanh lại và doanh nghiệp sẽ tiếp tục được vay vốn ở các NHTM? Chỉ có ngân hàng thương mại nào cho vay mới quyết định vấn đề này. Thứ 3, sau khi mua các khoản nợ xấu của các NHTM, Công ty mua bán nợ xấu sẽ làm gì với khoản nợ mà doanh nghiệp chuyển sang. Bằng cách nào và bao lâu sẽ thu hồi số hàng hóa nợ xấu đã mua. Rất có thể đem khoản nợ đã mua bán cho một công ty mua bán nợ khác khi họ có nhu cầu. Đây là điều rất dễ diễn ra trong thị trường mua bán nợ. Nếu không thực hiện được những vấn đề trên, thì Công ty mua bán nợ xấu sẽ khó mà tồn tại được lâu dài v.v.. Cơ chế, chính sách, nhất là hệ thống luật pháp chưa đủ để tạo hành lang cho thị trường phát triển. Chẳng hạn công ty mua bán nợ quốc gia nhận sứ mạng mua các món nợ của các công ty nhà nước và cả công ty cổ phần (trường hợp Công ty Bình An TP. Cần Thơ). Vậy thì lợi ích về kinh tế - tài chính mà công ty này nhận được là gì nếu rủi ro ai sẽ gánh chịu, chẳng lẽ Nhà nước. Nghĩa là lợi ích mà Nhà nước, công ty mua, công ty bán nhận được là gì, nếu không quản lý tốt sẽ phục vụ cho lợi ích nhóm. Thứ 4, VAMC đang sử dụng đòn bẩy tài chính quá rủi ro. Theo bố cáo thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của VAMC chỉ 500 tỷ đồng. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước hy vọng VAMC xử lý nợ xấu khoảng 40 - 70 nghìn tỷ đồng, còn Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng sẽ xử lý được 100 nghìn tỷ. Giả định, lấy mục tiêu xử lý khoảng 50 nghìn tỷ đồng thì khi VAMC mua nợ 50 nghìn PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 19 tỷ đồng và trao lại cho ngân hàng những tờ trái phiếu đặc biệt, trong bảng cân đối tài sản của VAMC ở một thời điểm nào đó trong tương lai, sẽ là: bên “Nợ” 50 nghìn tỷ đồng nhưng bên “Có” chỉ 500 tỷ đồng từ vốn điều lệ. Đòn bẩy tài chính ở đây là 50 nghìn tỷ/500 tỷ đồng, bằng 100/1. Thông thường, tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở một ngân hàng đang hoạt động khoảng 10/1, những đơn vị nào có tỷ lệ này 15/1 được coi là rủi ro, còn nếu ở mức 20/1 là quá rủi ro, hơn nữa thì ngấp nghé phá sản bất cứ lúc nào. Một VAMC tầm cỡ quốc gia mà đòn bẩy tài chính như trên là khó thuyết phục về mặt kỹ thuật tài chính. Tiếp nữa, trái phiếu “đặc biệt” của VAMC là loại trái phiếu gì? Chắc chắn là không phải trái phiếu Chính phủ, không phải trái phiếu công ty được Chính phủ bảo lãnh như trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội và cũng khác xa với tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, vốn là loại giấy tờ có giá đứng đầu về giá trị trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. Và cũng vì chưa có tiền lệ nên vẫn còn một băn khoăn nữa về mặt pháp lý: VAMC hoạt động theo luật công ty, nếu trái phiếu đó không có giá trị do VAMC hoạt động không hiệu quả thì ai sẽ có trách nhiệm? Do đó, rất nhiều khả năng là khi các ngân hàng thương mại cầm trái phiếu VAMC, họ sẽ đến Ngân hàng Nhà nước chiết khấu ngay để lấy tiền tươi thóc thật thay vì giữ lại. Hiện tỷ lệ chiết khấu cũng chưa rõ bao nhiêu vì Ngân hàng Nhà nước cần phải thống nhất với Bộ Tài chính. Trong khi đó, mỗi năm các ngân hàng lại phải trích lập dự phòng rủi ro khoảng 20% trong vòng 5 năm để giảm trừ giá trị trái phiếu về số nợ cần cân bằng trước khi bán. 8. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trên thế giới: Các công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng quốc gia đã trở thành một phần của các chiến lược giải quyết vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng trên thế giới. Các mô hình xử lý nợ xấu sử dụng công ty quản lý tài sản quốc gia thường chỉ chọn một trong 2 nhiệm vụ hoặc tập trung thanh lý tài sản hoặc tập trung tái cơ cấu nợ để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu. Và các công ty này chỉ tồn tại trong khoản thời gian nhất định, vừa tạo áp lực khẩn trương để hoàn thành PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 20 nhiệm vụ, vừa dẹp bỏ tâm lý ỷ lại tiếp tục dựa dẫm các AMC của các tổ chức tín dụng sau khi giải quyết nợ xấu. Một số mô hình AMC điển hình trên thế giới: *Korean Asset Management Corporation - KAMCO (Hàn Quốc) Tính đến năm 1998, nợ xấu của toàn bộ hệ thống tài chính Hàn Quốc lên tới 118 ngàn tỉ won, bằng 18% tổng dư nợ (tương đương khoảng 27% GDP của Hàn Quốc năm 1998), trong đó có 42% là nợ quá hạn từ 3 – 6 tháng, và 58% là nợ quá hạn trên 6 tháng. Để giải quyết lượng nợ xấu khổng lồ, Chính phủ Hàn Quốc đã cải tiến lại chức năng và nhiệm vụ của KAMCO, vốn là một Cty quản lý tài sản nợ thuộc NH phát triển Hàn Quốc - KDB.  Nhiệm vụ: giải quyết nợ xấu của hệ thống tín dụng nhằm giúp nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng. KAMCO có nhiệm vụ điều hành một quỹ quản lý nợ xấu (NPA) có thời hạn hoạt động năm năm để giải quyết nợ xấu của toàn bộ hệ thống.  Phương pháp xử lý: KAMCO phân các tài sản mà nó mua thành 2 loại: tài sản thông thường và tài sản đặc biệt. Tài sản thông thường là những khoản nợ xấu mà khả năng được thanh toán là không chắc chắn. Tài sản đặc biệt là những khoản nợ xấu cho các công ty đang trong quá trình tái tổ chức doanh nghiệp, do đó các khoản nợ được cơ cấu lại với lãi suất thấp hơn và kéo dài thời gian trả nợ. Các loại tài sản này lại tiếp tục đươc phân thành các khoản vay có đảm bảo và không có đảm bảo. Sau khi mua lại, KAMCO sẽ nhóm các khoản nợ xấu này lại và bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế hoặc KAMCO sẽ phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua. KAMCO cũng có thể tịch thu thế chấp của các tài sản có đảm bảo. Đôi khi, KAMCO nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi nợ - vốn chủ nếu KAMCO cho rằng công ty đó có khả năng hồi phục.  Kết quả: Bằng việc mua lại và xử lý các khoản nợ xấu, KAMCO đã thành công trong việc xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng. Tỉ lệ an toàn vốn theo BIS đã tăng đáng kể từ 7% năm 1997 lên 10,8% vào PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 21 tháng 3 năm 2002, đồng thời tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các ngân hàng giảm từ 16,9% vào năm 1998 xuống còn 2,8% vào năm 2001.  Giải pháp hỗ trợ: Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành những luật thuế đặc biệt - một số đã tỏ ra rất có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định như: (1) Giảm thuế trên thặng dư vốn: Thặng dư vốn thu đươc từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO đều được giảm 50% thuế. (2) Tính vào chi phí: Khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phòng mất vốn, tổ chức tín dụng được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phòng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của tổ chức tín dụng. (3) Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán: Khi KAMCO hay tổ chức tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế. *Danaharta - Malaysia: Khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 đã làm đồng Ringgit mất đến 50% giá trị, niềm tin tiêu dùng suy giảm trầm trọng. Nếu như các khoản nợ xấu tại thời kỳ ngay trước khủng hoảng dao động từ 2-3% thì khi bong bóng vỡ ra, tỷ lệ nợ xấu tăng lên hai con số, đỉnh điểm vào tháng 8/1998 khi nợ xấu lên đến 11,4%. Đối mặt với khủng hoảng kinh tế, tháng 6/1998, Chính phủ Malaysia đã thành lập ra Danaharta để xử lý nợ xấu, lành mạnh hệ thống tài chính và khôi phục lại đà tăng trưởng  Nhiệm vụ: Với tỷ lệ nợ xấu lên 11,4% vào tháng 8/1998, nhiệm vụ của Danaharta là đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 10%. Tuy nhiên AMC này đặt ra mục tiêu chỉ mua những khoản nợ xấu trên 5 triệu Ringit, tức là gần 70% tổng nợ xấu trong hệ thống tài chính. Điều này tương đương với khoảng từ 2.000 đến 3.000 khoản PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 22 nợ xấu, một con số khả thi với năng lực xử lý của Danaharta trong thời gian 5 năm.  Phương pháp xử lý: Danaharta mua lại nợ xấu theo giá trị thị trường và trả bằng 2 cách: tiền mặt hoặc phát hành trái phiếu với lãi suất coupon bằng 0%. Điều này gúp Danaharta tổi thiểu hóa chi phí đi mua và khiến cho danh mục tài sản của nó trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt các nhà đầu tư. Cũng nhờ mua nợ theo giá thị trường, Danaharta nắm rõ đặc điểm của từng món nợ và doanh nghiệp mắc nợ, từ đó có nhiều cách để thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp và thu lợi nhuận lớn sau khi xử lý xong các khoản nợ xấu này.  Kết quả: Danaharta đã mua 23.1 tỷ Ringgit Malaysia (RM), tương đương 31.8% nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đưa nợ xấu của Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa năm 2009. Việc mua bán nợ được thực hiện trong vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra.  Giải pháp hỗ trợ: Một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng giúp cho Danaharta thành công đó là bởi nó được sự hậu thuẫn đặc biệt từ chính quyền Malaysia. Vào tháng 8/1998, Luật Danaharta ra đời đem lại bộ khung pháp lý rất đặc biệt cho tổ chức này. Đạo luật này cho phép Danaharta những đặc quyền mà không một tổ chức tài chính nào có thể có được trong lịch sử ngành tài chính quốc gia, đó là: mua lại tài sản của các tổ chức tài chính; bổ nhiệm lãnh đạo ở các tổ chức đang nợ và có quyền tịch biên những tài sản thế chấp. * Thai Asset Management Corporation – TAMC (Thái Lan): Năm 2001, Thái Lan thành lập một công ty quản lý tài sản tập trung có tên Thai Asset Management Corporation (TAMC)  Nhiệm vụ: xử lý triệt để vấn đề nợ xấu cho tất cả các TCTD.  Phương pháp xử lý: Việc xử lý nợ xấu sẽ dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời – lỗ giữa TAMC và các TCTD bán nợ. Nếu nợ xấu có thể sinh lời thì ngân hàng bán nợ sẽ được hưởng 80% phần lợi nhuận, còn nếu nợ xấu tạo lỗ thì ngân hàng đó sẽ phải chịu 20% khoản lỗ ấy. Hầu hết nợ xấu của các ngân hàng chuyển sang TAMC quản lý xuất phát từ các doanh nghiệp bất động sản và sản xuất. Đối với các khoản vay có thế chấp không còn khả năng trả nợ, TAMC thực hiện tịch thu PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 23 tài sản thế chấp và bán thanh lý để hoàn phần vốn vay dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời-lỗ. Đối với các khoản vay mà TAMC nhận thấy còn khả năng trả nợ, TAMC đã chủ động phối hợp với các cơ quan đại diện cho các khu vực kinh tế để đưa ra các giải pháp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực đó, tạo nguồn vốn trả nợ.  Kết quả: tính đến tháng 6/2003, số nợ xấu được TAMC giải quyết là 784,4 tỷ Baht, đạt 73,46% tổng số nợ cần xử lý. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Thái Lan giảm rõ rệt xuống 12,9% năm 2003, 10% năm 2004 và tiếp tục giảm dần ở mức ổn định qua các quý từ năm 2005 đến nay. Để các AMC thành công thì kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Quy trình xử lý nợ xấu của các AMC gồm 2 khâu chính quan trọng là khâu thu mua các khoản nợ xấu và khâu xử lý các khoản nợ xấu đã được mua lại. Dù rằng mục đích của các AMC thường được cho là làm trong sạch bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính thông qua nghiệp vụ mua lại nợ xấu, nhưng trong thực tế nó còn phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản thanh lý và nợ xấu đã mua ở mức cao nhất có thể. Thứ nhất, để làm được điều này thì một trong những yếu tố quan trọng là phải đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng ảm đạm và suy thoái. Nếu không làm được điều đó thì nợ xấu của các ngân hàng sẽ không thực sự mất đi mà nó chỉ chuyển lòng vòng trong nền kinh tế. Thứ hai, nhà nước cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt. Chứ không chỉ hỗ trợ nguồn vốn ban đầu rồi để các AMC tự xử lý nợ xấu. Thứ ba, cơ chế định giá các khoản nợ xấu một cách công khai và minh bạch giảm bất cân xứng thông tin giữa AMC và các ngân hàng, bởi vì các ngân hàng luôn có nhiều thông tin hơn AMC về những khoản nợ xấu để không thất thoát vốn nhà nước mà không đạt được hiệu quả. Và các quyết định mua bán nợ cần phải được độc lập về chính trị để đảm bảo các AMC có thể đạt mục tiêu xử lý nợ. Thứ tư, các AMC phù hợp về qui mô, phải có đầy đủ các nguồn lực về vốn, nhân sự, năng lực đánh giá được rủi ro và xếp loại các tài sản, nợ xấu mà các PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 24 ngân hàng mang đến bán cho mình. Đồng thời phải ngăn ngừa được rủi ro đạo đức, tâm lý ỷ lại của các ngân hàng khi bán nợ xấu cho AMC. Không để phát sinh nhiều nợ xấu mới trong nền kinh tế trong khi nợ xấu cũ vẫn chưa xử lý xong. III. Giải pháp : 1. Giải pháp về phía VAMC: Một là,chốt lại mục đích chính nhất của VAMC là gì? Vì với một số vốn nhỏ 500 tỷ đồng mà vừa muốn xử lý nợ xấu , vừa muốn tái cơ cấu doanh nghiệp thì giống như một chân hai thuyền. Với số vốn điều lệ là 500 tỷ đồng chủ yếu để duy trì hoạt động của mình, để giải cứu được số nợ xấu bằng giải pháp mua theo giá thị trường có lẽ số vốn VAMC cần phải lên đến hàng trăm nghìn tỷ nhưng điều này đã không được Quốc hội chấp nhận Hai là, có nguồn vốn thích hợp và ban quản lý chuyên nghiệp và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn.Việc mua theo giá thị trường cần quá trình đánh giá tài sản phức tạp và mất nhiều thời gian cũng như nguồn lực và sự đồng thuận của tổ chức bán nợ, kể cả tất cả điều này diễn ra một cách thuận lợi thì VAMC cũng không thể mua được vì không có vốn, tất cả vốn điều lệ của VAMC chỉ là 500 tỷ đồng, trong khi số nợ xấu lên đến hàng trăm nghìn tỷ. Xử lý và tái cơ cấu nợ xấu đòi hỏi phải có lượng nhân sự giàu kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn, chịu trách nhiệm cao bởi khối lượng tài sản xử lý lên đến hàng nghìn tỷ, phải có đãi ngộ tương xứng với đóng góp của họ. Điều này xem ra khó khả thi bởi VAMC là một công ty nhà nước với cơ chế lương thưởng, khuyến khích đã được đóng khung, đến hiện tại ngoài bộ khung lãnh đạo VAMC được công bố, các vị trí khác VAMC vẫn đang tuyển. Ba là, sự độc lập chính trị của VAMC, đây là điều rất khó khả thi vì VAMC sẽ chịu nhiều áp lực từ các nhóm lợi ích khác nhau.Một phần nợ xấu rất lớn chiếm 70% tổng mức nợ xấu trong nền kinh tế tập trung ở các Doanh nghiệp nhà nước khoản nợ này đã làm điêu đứng rất nhiều ngân hàng buộc họ phải sát nhập hay bị thâu tóm để tránh nguy cơ phá sản.Với khoản nợ rất lớn như vậy nhưng tài sản đảm bảo không có, hoặc rất khó xử lý, nếu theo khoản 1, điều 8 PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 25 của Nghị định 53 thì các khoản nợ của các tập đoàn này chắc chắn không được VAMC mua. Tuy nhiên, theo khoản 3 của điều này thì Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Công ty Quản lý tài sản mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện, điều này cho thấy một ngoại lệ hay một kẽ hở rất lớn trong nghị định này.Không có gì đảm bảo rằng Chính phủ không sử dụng VAMC như một công cụ bơm tiền gián tiếp cho các tập đoàn nhà nước này với các lý do thuyết phục như cứu Vinashin, Vinalines là cứu nền kinh tế, chỉ khi các tập đoàn nhà nước khỏe mạnh thì nền kinh tế mới khỏe mạnh. Điều này nhiều khi không giải quyết được vấn đề nợ xấu cốt lõi là do tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả mà nó còn gia tăng nợ xấu cũng như lạm phát. 2. Giải pháp về phía các Ngân hàng * Ngân hàng thương mại : + Tuân thủ chặt chẽ các quy định về trích lập dự phòng. + Gấp rút tái cơ cấu lại các khoản nợ đối với nhóm khách hàng có năng lực kinh doanh tốt nhưng gặp khó khăn tạm thời hoặc thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của DN phá sản. + Thực hiện các biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho DN khách nợ, giá trị chiết khấu do ngân hàng và DN thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho DN nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, ngân hàng tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này. + Một hướng đi mới trong việc xử lý nợ xấu là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN, đây là hoạt động khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có DATC đã thực hiện thành công hoạt động này. Sau khi mua nợ từ các chủ nợ, DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của DN để chuyển nợ thành vốn góp (riêng đối với DNNN thực hiện cổ phần hoá thì DATC phải tham gia đấu giá cổ phần theo quy định). Sau khi trở thành cổ đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 26 hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ DN kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành DN hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động của DN sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC. Các DN đã được DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, đã trả hết nợ ngân sách, nợ bảo hiểm xã hội, trả gần hết nợ cho DATC, đặc biệt một số đơn vị đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 30%. + Khi được tái cấp vốn ngân hàng phải sử dụng vốn tái cấp đúng mục đích, cho vay, đầu tư vào các khách hàng tiềm năng tránh cho vay đảo nợ hoặc cho vay các khách hàng không có khả năng phục hồi. + Minh bạch và hợp tác chặt chẽ với VAMC trong công tác xử lý nợ xấu. *Ngân hàng Nhà nước: + Là đầu tàu trong việc thúc đẩy xử lý nợ xấu trong nền kinh tế, Ngân hàng Nhà Nước cần hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trong việc giải quyết nợ xấu. + Công khai, minh bạch trong quản lý giám sát, tránh tiêu cực trong nghiệp vụ tái cấp vốn. + Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, bộ ngành có liên quan. + Công tác xử lý nợ xấu phải theo lộ trình đồng thời phải kiên trì và quyết liệt mới có thể xử lý triệt để. + Trong cơ chế giám sát nếu lỏng lẻo sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho hệ thống ngân hàng và cho cả nền kinh tế. + Tiếp tục công tác hoàn thành sửa đổi, bổ sung các quy định an toàn hoạt động ngân hàng; tiếp tục triển khai lành mạnh hóa tài chính của các tổ chức tín dụng, bao gồm xử lý nợ xấu và tăng vốn điều lệ. + Triển khai cơ cấu lại hoạt động và quản trị; hoàn thành căn bản cơ cấu lại sở hữu, pháp nhân của ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; hoàn thành cơ cấu lại các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 27 + Thành lập ban thanh tra, giám sát độc lập kiểm tra hoạt động VAMC, TCTD và các khách hàng bán nợ. 3. Giải pháp về phía các doanh nghiệp : VAMC không thể thành công nếu không đi kèm tái cơ cấu doanh nghiệp một cách quyết liệt. Nếu không nỗ lực tái cơ cấu, VAMC sẽ chỉ trở thành nơi gom giữ nợ xấu, vì trên thực tế, một phần khá lớn nợ xấu hiện thuộc về các doanh nghiệp nhà nước. Sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước đang ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy, cải cách những doanh nghiệp nhà nước như Vinashin, Vinaline... phải là ưu tiên hàng đầu và cần có quyết tâm cao. Muốn vậy, VAMC phải có năng lực tốt và một số ủy quyền pháp lý để thực hiện việc tái cơ cấu của doanh nghiệp vay tiền. Ngoài ra, cần phải có một đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật giỏi. Đây mới chính là những yếu tố quyết định thành công của xử lý nợ xấu Mặt khác để có thể giải quyết nợ nhanh cũng như thúc đẩy tín dụng phục hồi , điều quan trọng nhất đó là nguồn tiền.Nếu xử lý nợ xấu bằng nguồn tiền từ ngân sách bao giờ cũng nhanh hơn.GDP có thể phục hồi 7,5-8%, tín dụng phục hồi , song rủi ro cũng lớn hơn.Trong khi đó nguồn tiền từ NHNN bao giờ cũng chậm hơn , vì NHNN vừa xử lý nợ xấu, vừa dè chừng lạm phát. Cơ quan này sẽ hút tiền nếu lạm phát có dấu hiệu tăng, do đó qua trình xử lý nợ xấu, tăng trưởng thấp , chỉ khoảng 5,5-6%/ năm Việt Nam đang đi theo cách kết hợp, như vậy chúng ta đã kỳ vọng xử lý trong vòng 4-5 năm, tín dụng tăng trưởng thấp, bất động sản phục hồi chậm. Do đó, cần có sự kết hợp linh hoạt của nguồn tiền để có thể giải quyết được nợ xấu như kỳ vọng cũng như duy trì được sự ổn định trong nền kinh tế. PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 28 KẾT LUẬN Xử lý nợ xấu hiện nay đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà còn cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Riêng với các TCTD thì xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách và mang tính chiến lược, bởi lẽ nợ xấu đến nay đã ở mức lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh khoản, hiệu quả và sự an toàn của bản thân các TCTD này. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với các TCTD mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các TCTD không có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững. Xử lý nợ xấu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong mà NHNN cần phải xử lý trong năm 2013 như đã nêu trong Chỉ thị số 06. Nghị quyết của Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư (Quốc hội khóa XIII) cũng đã giao nhiệm vụ cho Thống đốc NHNN năm tới phải tạo được chuyển biến tích cực về xử lý nợ xấu. Sự ra đời của VMAC sau nhiều lần lỗi hẹn phần nào giải tỏa đi nỗi lo lắng của vấn đề nợ xấu đang đè nặng lên nền kinh tế. Tuy nhiên, còn rất nhiều ý kiến trái chiều về sự ra đời, mục đích hoạt động, cũng như hiệu quả thực sự của VAMC. Cũng còn một thực tế đáng phải để tâm nữa là công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính: DATC – doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt được thành lập đã lâu mà không thể đánh tan cục máu đông nợ xấu của nền kinh tế thì một VAMC – Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, công cụ đặc biệt của NHNN, liệu rằng có làm được gì hay lại đi theo bước chân của DATC và liệu rằng hai công ty này sẽ bắt tay, hay dẫm chân lên nhau trong vấn đề xử lý nợ? tất cả những vấn đề này sẽ phải chờ thời gian trả lời. Nhưng cho dù thế nào đi nữa thì cuối cùng công bằng mà nói sự ra đời của VAMC cũng sẽ là một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế, tạo ra nhiều lợi ích cho khối doanh nghiệp, tuy rằng có thể nó chỉ là lợi ích trong ngắn hạn. PGS.TS BÙI KIM YẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY (VAMC) NH ĐEM 1 – K22- Nhóm 4 Page 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO VAMC Website: www.sbvamc.vn Tạp chí phát triển và hội nhập số 8 (18) - Tháng 01- 02/2013 Cổng thông tin website bộ tài chính: nif.mof.gov.vn ngan-ty-no-xau-da-mua-c161a577941.html benh-vien-no-xau-2888382.html cua-shb-pgbank-va-scb-787575.htm mua-no-de-day-tpp.html ten-trung-3-dich/201310/218647.vnplus dong-no-xau-cho-agribank.htm va-PGBank/283597.vov no-xau-cua-shb-pgbank-va-scb.htm 9641

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvamc_nhom_4_nhd1_k22_6835.pdf
Luận văn liên quan