Với hơn 30 năm thành lập và phát triển, nhờ có cách làm hiệu quả trong
công tác quản lý và tiếp thị, không ngừng thay đổ i và áp dụng công nghệ tiên
tiên nhất trong khu vực, cùng với mạng lưới bán và giới th iệu sản phẩm trên
khắp các tĩnh thành trong cả nước, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải
khát Sài Gòn (SA BECO) đã có bước phát t riển mạnh mẽ không ng ừng.
Với sự phấn đ ấu không ng ừng t rong quá trình xây dựng và t rưởng
thành, nỗ lực của toàn CBCNV Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải
khát Sài Gòn (SA BECO ) đã được ghi nhận bở i những phần thưởng cao quý
mà Đảng và Nhà nước trao tặng như:
• Huân chương Độc lập hạng ba, nă m 2002
• Huân chương Lao động hạng nhất, năm 1996.
• Huân chương Lao động hạng ba , năm1997
• Huân chương Chiến công hạng ba , nă m 2001
• Huân chương LĐ hạng ba cho 03 CBLĐ, nă m 2006
• Huân chương Lao động hạng 3 nă m 2008
• Huân chương Anh Hùng Lao động nă m 2008
• Huân chương LĐ hạng 2 cho 02 CBLĐ, năm 2008
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5116 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mục tiêu và chiến lược thực hiện của Tổng Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Mục tiêu và chiến lược thực hiện của Tổng Công ty cổ
phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
2
Mục Lục
Trang
Mục lục 1
Phần I: Giới thiệu chung về Tổng Công ty cổ phần bia rượu nước
giải khát Sài Gòn (SABECO)
2
Người thực hiện: Nguyễn Ngọc Thức, Phan Hoằng Khanh
Phần II: Phân tích cấu trúc thị trường 5
Người thực hiện: Hà Thị Thu Hương, Ngô Thế Hải, Lê Quyết Thắng
Phần III: Phân tích các điều kiện cung cầu trên thị trường 8
1. Cung của ngành bia và các yếu tố xác định cung 8
Người thực hiện: Nguyễn Đức Long, Nguyễn Anh Tuấn
2. Cầu của ngành bia và các yếu tố xác định cầu 10
Người thực hiện: Đặng Quang Hưng, Phạm Văn Thắng
Phần IV: Mục tiêu và chiến lược thực hiện của Tổng Công ty cổ
phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO )
12
1. Mục t iêu 12
2. Chiến lược 12
Người thực hiện: Phan Nho Hiếu , Phạm Thị Thu Hằng
3. Dự báo doanh thu 16
Người thực hiện: Trần Thị Thuỷ, Nguyễn Xuân Kỷ
Phần V: Kết luận 19
3
PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO)
Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
tiền thân là Nhà máy bia Chợ Lớn từ Hãng BGI và h ình thành nên Nhà máy
bia Sài Gòn. Năm 1988, Nhà máy bia Sài Gòn t rở thành đơn v ị hạch toán độc
lập trực thuộc Xí nghiệp Liên h iệp Rượu Bia NGK II. Trong giai đoạn này hệ
thống tiêu thụ của Công ty bia Sài Gòn với 20 chi nhánh trên cả nước và phát
triển cùng với các thành viên mới như: Nhà máy nước đá Sài Gòn - Nhà máy
cơ khí Rượu Bia - Nhà máy nước khoáng ĐaKai - Công ty liên doanh thủy
tinh Malaya Việt Nam sản xuất chai thủy tinh; Năm 1996 - 1998 thành lập các
công ty liên kết sản xuất b ia Sài Gòn với các thành viên như: Nhà máy bia
Phú Yên, Nhà máy bia Cần Thơ.
Đến giai đoạn năm 1999 - 2003 Công ty thành lập các công ty liên kết
sản xuất bia như: Công ty bia Sóc Trăng - Nhà máy bia Henninger - Nhà máy
bia Hương Sen - Nhà máy bia Hà Tĩnh - Công ty rượu Bình Tây - Công ty
nước giải khát Chương Dương - Nhà máy thủy t inh Phú Thọ.
Đến năm 2004, thành lập Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải
khát Sài Gòn (SA BECO) chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ - công ty con theo quyết định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ
trưởng Bộ Công nghiệp.
Ngay sau khi được thành lập, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước
giải khát Sài Gòn (SABECO) liên tục phát triển lớn mạnh với chủ đạo là sản
xuất , kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư mới trên nhiều lĩnh vực,
sản phẩm khác và đã nhanh chóng có mặt t rên thị trường trong nước và nhiều
nước trên thế giới, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong cả nước.
Hiện nay Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
(SABECO) có tổng cộng 28 thành viên.
4
Đến nay, Tổng công ty đã có hơn 5.000 cán bộ công nhân viên trong đó
chiếm phần lớn là đội ngũ công nhân thành thạo công nghệ và đội ngũ chuyên
gia kỹ thuật ở trình độ cao.
Mặt hàng kinh doanh chính của Tổng công ty là các sản phẩm: Bia lon
333, bia chai, cồn và rượu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của
CHLB Đức đã được người tiêu dùng t ín nhiệm và sử dụng t rong rất nhiều
năm vừa qua. Để đảm bảo uy t ín và chất lượng sản phẩm Tổng công ty đã áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và được tổ
chức tư vấn quản lý chất lượng quốc tế Vương quốc Anh công nhận. Sản
phẩm của Tổng công ty đã được nhiều Huy chương vàng tại các Hội chợ triển
lãm trong nước, được bình chọn là hàng Chất lượng cao trong nhiều năm vừa
qua.
Cụ thể:
- Danh h iệu “Thương hiệu tín nhiệm" Bia Sài Gòn trong 22 năm.
- Sản phẩm Bia Sài Gòn - Hàng Việt Nam chất lượng cao, được
người tiêu dùng bình chọn liên tục t rong 14 năm từ 1997, 1998, 1999, 2000,
2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007,2008, 2009, 2010.
- Sản phẩm Bia lon 333 đạt Huy Chương Bạc tại cuộc th i b ình chọn
Bia quốc tế tổ chức tạ i AUSTRALIA năm 1999, 2000 và 2001.
5
CÁC DANH HIỆU, KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC PHONG TẶNG:
- Huân chương Độc lập hạng ba , năm 2002.
- Huân chương Lao động hạng nhất, năm 1996.
- Huân chương Lao động hạng ba, năm 1997.
- Huân chương Chiến công hạng ba, năm 2001.
- Huân chương Lao động hạng ba cho 03 cán bộ lãnh đạo, năm 2006.
- Huân chương Lao động hạng 3 năm 2008.
- Huân chương Anh Hùng Lao động năm 2008.
- Huân chương Lao động hạng 2 cho hai cán bộ lãnh đạo, năm 2008.
Trong xu thế đổi mới và hội nhập kinh tế như hiện nay, Tổng Công ty
cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đang từng bước nghiên
cứu phát triển sản phẩm mới, mở rộng th ị trường, hợp tác sản xuất với các bạn
hàng trong nước và quốc tế.
6
PHẦN II
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
Theo đặc điểm và số lượng doanh nghiệp trong ngành thì Tổng Công ty
cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) nằm trong cấu trúc độc
quyền nhóm. Điều đó được thể hiện qua một vài đặc điểm sau đây:
* Cã mét sè Ýt c¸ c h·ng lín trong ngµnh trªn ®Þa bµn trong c¶ níc
Tính trên đ ịa bàn t rong cả nước ta hiện nay đã có rất nhiều doanh
nghiệp lớn nhỏ cùng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng rượu, b ia nước giải
khát , t rong đó phải kể đến là: Công ty TNHH Carlsberg Đông Dương, Công
ty Bia Huế (Huda), Nhà máy bia Đông Nam Á, Nhà máy Bia Hà Nội Habeco,
Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) v.v ...
Các công ty đều cung cấp các mặt hàng đa dạng cho thị trường đồ uống như:
bia hơi, b ia chai, b ia lon , rượu các loạ i,...
* Sản phẩm các hãng gi ống nhau hoặc ít khác biệt
Về cơ bản các doanh nghiệp đều cung ứng mặt hàng tương đối g iống
nhau, tuy nhiên tùy thuộc vào định hướng chiến lược, công nghệ, vốn mỗi
doanh nghiệp cung cấp sản phẩm của mình với những đặc tính có sự khác biệt
hóa so với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Chúng ta có thể thấy sự khác
biệt đó qua một vài đặc điểm sau:
- Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giả i khát Sài Gòn (SABECO):
sản phẩm chủ yếu là bia cha i, b ia lon 333. Ra đời cách đây hơn 30 năm, cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, SABECO đã không
ngừng đổi mới, phát triển để t rở thành tập đoàn hàng đầu trong ngành hàng
bia Việt Nam với các thương hiệu nổi t iếng 333, Saigon Special, Saigon
Export, Saigon Lager. Thương hiệu bia 333 là một trong những thương hiệu
dẫn đầu ngành hàng bia tại thị t rường Việt nam và một hệ thống phân phối
được phủ rộng trên 40 tỉnh, thành trong cả nước. Sản phẩm bia lon 333 là một
sản phẩm truyền thống lâu đời không chỉ được người tiêu dùng trong nước t ín
nhiệm mà còn không ngừng khẳng định đẳng cấp về chất lượng sản phẩm trên
thị trường quốc tế khi đã được xuất khẩu và tin dùng trên 17 quốc gia với các
thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Đức, Hà Lan, Mỹ…
- Công ty TNHH Carlsberg Đông Dương: Là đối tác chiến lược với
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO). Sự hợp tác
giữa 2 công ty sẽ tạo cơ hội cho hai cùng nhau t iếp tục củng cố vị thế của
7
mình tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Hiện tạ i, với Công ty Bia Huế,
Carlsberg đang dẫn đầu thị trường bia miền Trung.
- Nhà máy bia Đông Nam Á: được thành lập theo giấy phép Đầu tư số
528/GP do Bộ KH & ĐT cấp ngày 8/2/1993. Là Liên doanh giữa Nhà Máy
Bia Việt Hà (Việt Nam), Quỹ Công Nghiệp Hóa giành cho các nước đang
phát triển IFU (Đan Mạch) và CA RLSBERG INTERNATIONA L A/S (Đan
Mạch) với t ỉ lệ góp vốn: VIỆT HÀ (40%), CARLSBERG (35%) & IFU
(25%). Năm 2004, Carlsberg đã mua lại phần vốn của IFU và cho đến nay, tỉ
lệ vốn góp trong công ty là VIỆT HÀ (40%), CARLSBERG (60% ). Nhà máy
có trụ sở chính tại 167B Minh Khai, Hà Nội và văn phòng chi nhánh tại hầu
khắp các tỉnh thành t rên cả nước như Hải phòng, Quảng Ninh, Nam Định,
Nghệ An, Thanh Hóa & TP Hồ chí Minh .... với hệ thống các nhà phân phối
rộng khắp trên các vùng miền, nhà máy luôn sẵn sàng đưa sản phẩm tới tay
người tiêu dùng ở khắp mọi nơi trong toàn lãnh thổ Việt Nam. Sản phẩm
chính của công ty là mặt hàng bia hơi và bia chai, với thương hiệu bia nổi
tiếng Halida. Đến nay sản phẩm của nh à máy đã ngày càng trở nên phong
phú, phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều tầng lớp người tiêu dùng như các
nhãn hiệu bia Carlsberg, Halida và Halida Thăng Long...
* Có sự phụ thuộc lẫn nhau cao
Quyết định của doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của
doanh nghiệp khác và ngược lại. Khi một doanh nghiệp đưa ra quyết định về
giá cả, sản lượng thì quyết định đó tác động đáng kể lên lợi nhuận của công ty
khác. Bên cạnh đó mỗi khi ra quyết định thì mỗi công ty đều phải tính tới
phản ứng của đối thủ. Có thể chấp thuận theo phương án cùng tăng hoặc giảm
giá theo mùa vụ.
* Mỗi hãng nắm một số quyền lực thị trường:
Các sản phẩm đồ uống trên th ị trường hiện nay hết sức phong phú, đa
dạng. Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đạc điểm yêu tố nguồn lực của mình
để đầu tư vào một vài sản phẩm đặc thù có th ị phần lớn trong ngành và nắm
quyền lực nhất định trên thị trường .. Đối với Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu
Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), sản phẩm được ưa chuộng và có vị thế
trên thị trường là sản phẩm bia cha i, b ia lon 333, chiếm 25% thị phần trong cả
nước. Sản phẩm của công ty có hương vị độc đáo, mức giá phải chăng phù
hợp với thu nhập chung của người dân trên các đ ịa bàn t ỉnh, thành trong cả
nước bởi vậy sức t iêu thụ của sản phẩm là khá lớn. Các mặt hàng này đã tạo
được thương hiệu trên th ị trường và có được vị trí tương đối vững chắc. Để
8
mở rộng th ị trường, hiện nay công ty có xu hướng phát t riển danh mục sản
phẩm, liên kết với các doanh nghiêp bạn để đưa ra thị trường những sản phẩm
mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nước và nước ngoài.
* Những rào cản khi gia nhập ngành:
- Chính sách của nhà nước: các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn
thực phẩm, vấn đề về môi trường và chống ô nhiếm môi trường, ...
- Quy mô về vốn và các yêu cầu kỹ thuật .
- Địa điểm kinh doanh
- Nguyên nh iên liệu đầu vào cho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Sự phát triển nhanh của KH& CN
9
PHẦN III
PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN CUNG CẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG
1. Cung của ngành bia và các yếu tố xác định cung
Các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm bia khá nhiều có cả công ty trong
nước và ngoài nước t rên các thị t rường bình dân, trung cấp và cao cấp. Thị
trường bia cao cấp chủ yếu do ba nhãn hiệu Heineken , Carlsberg và Tiger
chiếm lĩnh. Thị trường b ia bình dân bia hơi là sản phẩm dành cho th ị t rường
bình dân thuộc về các công ty bia đ ịa phương và các cơ sở sản xuất b ia thủ
công. Thị trường bia trung cấp chủ yếu thuộc về một số nhãn hiệu nh ư
Sabeco, Habeco , Halida, Huda,...
Các yếu tố xác định cung của ngành bia:
- Giá sản phẩm bia: Bia có các chủng loại như bia chai, bia lon và b ia
hơi. Giá của sản phẩm bia cha i và b ia lon là cao hơn. Bia là mặt hàng ch ịu
thuế tiêu thụ đặc biệt . Vào mùa hè lượng bia tiêu thụ là rất lớn, dịp lễ tết cũng
khá cao dẫn tới giá sản phẩm tăng theo và các nhà cung ứng vẫn luôn luôn sẵn
sàng. Đối với b ia hơi, theo tiến trình thực hiện cam kết gia nhập WTO, đến
năm 2010, thuế bia hơi sẽ nâng lên tới 45% tương đương với thuế bia chai và
bia lon. Trong khi bia hơi là sản phẩm dành cho thị trường b ình dân, nếu nâng
thuế lên tương đương với bia chai và bia lon thì các doanh nghiệp sản xuất bia
hơi sẽ rất khó khăn , có lẽ các doanh nghiệp này sẽ phải chuyển sang sản xuất,
kinh doanh bia cha i, b ia lon hoặc đi gia công cho các đơn vị sản xuất lớn.
- Giá của các yếu tố đầ u vào : Cơ bản chế bia cần có 5 nguyên liệu
chính là: nước, malt, gạo, ho a houblon và con men, sau quá trình lên men, sẽ
cho ra một loại đồ uống giàu dinh dưỡng, có hương thơm đặc trưng, độ cồn
thấp, vị đắng dịu và lớp bọt trắng mịn với hàm lượng CO2 phù hợp. Ngoài ra,
trong bia còn chứa một hệ enzim khá phong phú, đặc biệt là nhóm enzim kích
thích tiêu hoá amylaza.. Chất lượng của các nguyên liệu này có ảnh hưởng
trực t iếp đến sản phẩm được chế ra. Sự hiểu biết về đặc tính của nguyên liệu,
ảnh hưởng của nguyên liệu đến quá t rình sản xuất và sản phẩm là điều cơ bản
để lèo lái quy trình và cho ra một sản phẩm hoàn hảo. Hai t rong 5 nguyên vật
liệu chính là malt và hoa houblon chúng ta phải nhập khẩu, làm cho giá thành
sản xuất sản phẩm tăng. Ngành Bia có thể thay thế khoảng 30 - 40% malt
nhập ngoại bằng malt chế biến từ đại mạch t rồng trong nước với đ iều kiện,
chất lượng gần tương đương. Nếu chúng ta có gieo trồng đại mạch t rên diện
10
tích vài nghìn ha, cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi. Trong khi, trên
thực tế, chúng ta mới chỉ trồng được vài chục ha thử ngh iệm. Ðể nhân cấy và
phát triển lên vài nghìn ha cần phả i có một thời gian dài nhiều năm nữa. Thực
ra, nhà sản xuất chỉ mong thay thế được khoảng 10% malt nhập khẩu là đã rất
tốt. Ðể thay thế được 10% malt, ước t ính chúng ta phải t rồng được khoảng
6000 ha đại mạch mới đủ. Chúng ta nhận thấy rằng mùa đông ở các t ỉnh miền
núi cũng không canh tác được gì, thời gian nông nhàn nhiều mà nhà nông lại
thiếu cái ăn. Do vậy, về lâu dài, tập trung đẩy mạnh trồng cây đại mạch là một
giải pháp hữu hiệu vừa giả i quyết được nhu cầu thay thế nguyên liệu ngoại
nhập của ngành công ngh iệp sản xuất bia, vừa góp phần vào công tác xoá đói
giảm ngh èo cho bà con dân tộc các t ỉnh miền núi phía Bắc.
- Số lượng nhà cung ứng: Với quá t rình hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng rộng và sâu số lượng các nhà cung ứng sẽ ngày càng tăng cạnh tranh lớn
với các nhà cung ứng t rong nước.
- Công nghệ: Công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sản
phẩm chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Các doanh
nghiệp trong nước cần phải thật sự nhạy bén trong việc tiếp thu những kỹ
thuật sản xuất mới, đồng thời cũng phải tự nghiên cứu tạo ra sản phẩm bia có
hương vị thật sự khác biệt sẽ làm cung sản phẩm tăng.
- Giá hàng hóa liên quan: Doanh nghiệp sản xuất b ia không chỉ là sản
phẩm duy nhất mà th ường sản xuất các sản phẩm kèm theo như nước giải
khát, rượu... Mỗi một doanh nghiệp phả i quyết đ ịnh cân bằng tố i ưu t ìm cơ
cấu sản xuất tối ưu nhất g iữa tất cả những hàng hóa mà doanh nghiệp sản
xuất . Như vậy, quyết định cung sản phẩm bia không chỉ là giá của chính sản
phẩm mà còn do giá của các sản phẩm khác doanh nghiệp sản xuất .
- Các kỳ vọng : Việt Nam hiện là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 33
triệu người t rong độ tuổi 20 đến 40, độ tuổi có tỷ lệ t iêu thụ các sản phẩm bia
cao nhất. Đến năm 2011, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 3,1 - 3,2 tỷ lít bia,
bình quân 35 - 36 lít/người/năm; 370 - 380 triệu lít rượu, bình quân 4,2 - 4,3
lít/người/năm; 2,1 - 2,2 tỷ lít nước giải khát, bình quân 24 - 25 lít/người/năm.
Đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,6 - 4,7 tỷ lít bia, 530 - 540
triệu lít rượu, 4,3 - 4,4 tỷ lít nước giải khát. Còn đến năm 2020, Việt Nam sẽ
sản xuất và tiêu thụ 6 - 6,5 tỷ lít bia, 670 - 680 triệu lít rượu, 7,5 - 7,8 tỷ lít
nước giải khát. Và đến năm 2025, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 7 - 7,5 tỷ
lít bia, 770 - 790 triệu lít rượu, 12 - 13 tỷ lít nước giải khát.
11
- Chính sách của chính p hủ: Chính sách khuyến khích sản xuất đối
với một mặt hàng của chính phủ sẽ làm tăng cung hàng hóa đó ra th ị t rường
hoặc ngược lại. Ở Việt Nam, có tới 60-70% nguyên liệu cho sản xuất bia phải
nhập khẩu, t rong đó có malt. Theo thống kê của H iệp hộ i Rượu - Bia - Nước
giải khát Việt Nam, mỗi năm ngành Bia Việt Nam phả i nhập khẩu khoảng
120.000 đến 130.000 tấn malt với giá 400 USD/tấn. Như vậy, lượng ngoại tệ
dùng để nhập nguyên liệu là khoảng 50 triệu USD/năm. với tốc độ tăng
trưởng của ngành Bia khoảng 10-12%/năm, nhu cầu malt vào năm 2005
khoảng 185.000 tấn và năm 2015 sẽ là 350.000 tấn . Nếu giữ nguyên t ình
trạng nhập khẩu như hiện nay, chúng ta sẽ phải bỏ ra khoảng 60 triệu
USD/năm vào năm 2005 và trên 180 triệu USD/n ăm vào năm 2015 cho việc
nấu bia! Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng ngành Rượu - Bia - Nước giải khát
Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh . Do vậy, việc sử dụng tối đa nguyên
liệu trong nước để phát triển sản xuất các sản phẩm chất lượng cao là một chủ
trương quan trọng và đúng đắn. Theo Quyết định 28/2002/QÐ-TTg, Chính
phủ cũng đã ch ỉ đạo Tổng Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam
phối hợp với đ ịa phương nghiên cứu trồng đại mạch t rong nước để thay thế
một phần nguyên liệu nhập khẩu. Đối với bia hơi, theo t iến t rình thực hiện
cam kết gia nhập WTO, đến năm 2011, thuế bia hơi sẽ nâng lên t rên 45%
tương đương với thuế bia chai và bia lon, đ iều này sẽ thật sự là khó khăn cho
các doanh nghiệp sản xuất bia ở địa phương. Cõ lẽ việc hợp tác bắt tay với
người “trong nhà” sẽ giúp cho ngành sản xuất bia ở Việt Nam phát triển và đủ
sức cạnh tranh trên th ị trường lớn.
2. Cầu của ngành bia và các yếu tố xác định cầu
- Sở thích và thị hiếu: Chúng ta nhận thấy rằng ý thích hay sự ưa
chuộng của người tiêu dùng đối với hàng hóa dịch vụ tăng kéo cầu về hàng
hóa dịch vụ đó cũng tăng lên . Người tiêu dùng luôn có xu hướng sử dụng
nhiều sản phẩm có uy tín, chất lượng như bia Sabeco, Habeco, Halida, Huda,
Heineken, Carlsberg và Tiger. Cầu về sản phẩm có chất lượng sẽ ngày càng
tăng lên.
- Thu nhập của người tiêu d ùng : Thu nhập của người dân ngày một
tăng cao, do vậy nhu cầu được sử dụng sản phẩm sẽ tăng. Đối với sản phẩm
bia cầu về sản phẩm bia Bình dân sẽ giảm đi nhưng sẽ d ịch chuyển sang cầu
về bia trung cấp và tăng rất nhanh, sản phẩm bia cao cấp chiếm tỷ trọng thấp
nhưng sẽ tăng tỷ t rọng t iêu thụ.
12
Cơ cấu thị trường tiêu thụ Bia
- Sự sẵn có và giá cả của hàng hóa thay thế: Bia là đồ uống giải khát
có hương vị đặc b iệt thực sự khác biệt đối với những đồ uống khác (Coke,
Pepsi…). Nếu nói về những sản phẩm cùng loại thì có nhiều hãng khác nhau
phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu giá sản phẩm tăng th ì cầu về
sản phẩm đó giảm đồng thời tăng cầu về sản phẩm thay thế. Gần đây chúng ta
thấy có sản phẩm bia Khói của Nhật bản là sản phẩm thay th ế có sức cạnh
tranh rất lớn.
- Kỳ vọng: Nếu Nhà nước có thể g iảm thuế nhập khẩu nguyên liệu sản
xuất b ia thì khi đó với giá thành giảm lượng cầu về bia sẽ tăng hơn, cùng theo
đó thu nhập của người dân tăng lên th ì sức tiêu thụ sản phẩm cũng tăng. Tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2010 đạt trên 7,5%.
Theo đó, GDP bình quân đầu người sẽ đạt mục t iêu hơn 1.000$ vào năm
2011, thúc đẩy nhu cầu t iêu thụ các sản phẩm bia, đặc b iệt là bia cao cấp và
trung cấp , đảm bảo cho tăng t rưởng theo chiều sâu của th ị t rường bia Việt
Nam trong tương lai. Sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp
tục tăng trưởng khoảng 13% - 14%/năm trong nh ững năm tới. Trong đó thị
trường bia Trung cấp được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, do có
sự chuyển d ịch của nhóm khách hàng thuộc th ị trường b ia Bình dân sang thị
trường t rung cấp khi mức thu nhập tăng lên.
- Số lượng người mua: Cầu về sản phẩm bia tăng mạnh vào mua hè,
vào dịp lễ tết, g iảm vào mùa đông vì nó là sản phẩm có công dụng giải khát.
13
PHẦN IV
MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN (SABECO )
1. Mục tiêu
Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bia, rượu, Tổng Công
ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã có được chỗ
đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế. Để đạt được bước phát
triển cao hơn nữa Tổng Công ty đặt ra mục t iêu cho th ời gian tới như sau:
- Mục tiêu chính là mở rộng hơn nữa thị t rường tiêu thụ sản phẩm ở
khắp các tĩnh, thành t rên cả nước và trên thị t rường th ế g iới.
- Nghiên cứu phát triển những dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng : b ia tươi, đa dạng các mặt hàng về rượu,...
- Đảm bảo các tiêu chuẩn ATVSTP và bảo vệ môi trường
- Cải tiến công nghệ để cung cấp những sản phẩm chất lượng ngày
càng cao cho khách hàng.
- Gia tăng sản lượng sản xuất, mở rộng qui mô, hợp tác với các doanh
nghiệp bạn để đa dạng hó a sản phẩm.
2. Các chiến lược
a. Chiến lược giá cả
Hiện nay những mặt hàng chính của công ty trên thị t rường gồm có: bia
lon 333, bia chai, rượu… so với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành
trên đ ịa bàn cả nước thì mức giá sản phẩm Tổng Công ty đưa ra là tương đối
phải chăng, phù hợp với mặt bằng thu nhập chung của người dân địa phương
trong cả nước. Tuy nhiên tùy vào những biến động kinh tế trong những thời
kỳ khác nhau mà Tổng Công ty linh hoạt đ iều ch ỉnh mức giá một cách phù
hợp. Tổng Công ty sử dụng chiến lược định giá cấp hai đối với các đại lý tiêu
thụ sản phẩm với số lượng lớn. Trong thời g ian tới, Tổng Công ty cũng dự
định nâng mức giá phù hợp để vừa đảm bảo lợi nhuận nhưng vẫn phù hợp với
mức thu nhập của người dân.
b. Chiến lược phi giá cả
- Chiến lược sản phẩm: Mục t iêu hướng tới của Tổng Công ty là đa
dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Chất
14
lượng cao và giá cả hợp lý với người t iêu dùng là chiến lược lâu dài của Tổng
Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Tổng Công ty
có các nhãn hiệu sản phẩm khác nh au phù hợp với từng nhóm đối tượng
khách hàng nhằm đem đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi sử dụng
các sản phẩm của Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
(SABECO).
- Chiến lược ph i sản phẩm: Từ ngày 1-7-2009, bia cha i Sài Gòn Lager -
nhãn bia lâu đời nhất của Sabeco t rên th ị trường Việt Nam đã thay “áo” mới
với thông điệp “Vẻ hợp thời - Vị truyền thống …”. Hình ảnh này mang t ính
mạnh mẽ, hiện đại, bố cục chặt chẽ nhưng vẫn giữ lại được tất cả nét ưu điểm
truyền thống vốn có của bia Sài Gòn Lager trước đây, kết hợp với vị bia ngon
truyền thống không chỉ đem đến cho khách hàng thân quen của bia Sài Gòn
một t rải ngh iệm về sự đổi mới tinh tế mà còn là cơ hội để sản phẩm tiếp cận
với các khách hàng mới trong ngành hàng bia và thực sự đã tiếp thêm “men
cảm hứng” cho từng người dân trên cả nước.
- Chiến lược thị trường: Tổng Công ty tổ chức đội ngũ cán bộ t iếp thị
thường xuyên gặp gỡ trao đổi cùng với khách hàng của công ty. Qua đó kịp
thời nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng để có các chính sách kịp th ời
nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng, đổi mới công tác bán
hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Hiện tại Tổng Công ty
đang chiếm lĩnh rất tốt th ị trường trong nước về sản phẩm bia cha i và b ia lon
333 chiếm 25% thị phần.
Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới mẫu mã
các nhãn hiệu bia, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
(SABECO) luôn chú trọng đến công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Nhờ
vậy, sản phẩm của Công ty được khách hàng rất tin dùng và gắn bó , không
chỉ tạ i t rong nước mà còn vươn xa đến các thị trường khó t ính t rên thế giới.
Không chỉ tập trung vào việc chiếm lĩnh thị t rường trong nước, công
tác xuất khẩu cũng được Tổng Công ty quan tâm ngay từ những năm đầu tiên
thành lập . Sản phẩm Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (SABECO đã có mặt tại thị
trường xuất khẩu và tin dùng trên 17 quốc gia, thành công ngay cả trên các thị
trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Đức, Hà Lan, Mỹ…
- Đối với hệ thống đại lý, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải
khát Sài Gòn (SABECO) có chiến lược phát triển và quan tâm đặc biệt thông
qua các chính sách ưu đãi về tài chính và hỗ trợ hấp dẫn như giao hàng tận
15
nơi cho đại lý , trang bị cho đại lý các trang thiết bị phục vụ cho việc bán
hàng, quảng cáo sản phẩm…
- Chiến lược nguồn nhân lực: Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm
và sử dụng hiệu quả trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại, Tổng Công ty
luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao tay nghề cho đội ngũ
lao động. Với dự kiến xây dựng nhà máy bia mới và đưa vào sử dụng dây
chuyền máy móc hiện đại trong thời gian tới Tổng Công ty đã lên kế hoạch
mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao kỹ năng cho cán bộ công nhân
viên nhằm tiếp cận và sử dụng tốt những công nghệ tiên tiến nhất. Dựa trên
nguồn nhân lực 100% là người Việt, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước
giải khát Sài Gòn (SABECO) đã chứng tỏ đ ược năng lực làm việc, khả năng
điều hành của trí tuệ Việt Nam, từ đó giữ vững niềm t in của cả đối tác lẫn
khách hàng, trở thành một trong mười đơn vị liên doanh làm ăn có hiệu quả
nhất tại Việt Nam.
- Chiến lược công nghệ: Nói về thành công ngày hôm nay của Tổng
Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) th ì một trong
những yếu tố vô cùng quan trọng không thể không kể đến đó là việc dám
nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất máy móc thiết b ị, nâng cao
năng lực sản xuất, ch ính sự năng động và nắm bắt được thị hiếu của khách
hàng nên sản phẩm của công ty ra đến đâu bán hết ngay đến đó, t ình trạng
cung không đáp ứng đủ cầu diễn ra th ường xuyên. Trước đòi hỏi của thị
trường, ban lãnh đạo công ty đã bàn bạc và đi đến quyết định phải nhanh
chóng đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Để đáp ứng nhu cầu của trị trường cả trong nước lẫn quốc tế đối với sản
phẩm của Tổng Công ty tăng nhanh qua từng năm, Tổng Công ty cổ phần Bia
Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) liên tục mở rộng sản xuất, từ một
nhà máy công suất 50 triệu lít/năm, đến nay tổng công suất của Tổng Công ty
cổ phần Bia Rượu Nước giả i khát Sài Gòn (SABECO) và các đơn v ị liên kết
khác đã đạt hơn 600 triệu lít/năm với thiết b ị công nghệ hiện đạ i hàng đầu
Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của th ị trường, mới đây,
ngày 10/01 vừa qua, Tổng Công ty đã khởi công xây dựng mới nhà máy bia
Sài Gòn - Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng và dự kiến sẽ hoạt động
vào quý IV năm 2011 và ng ày 10 tháng 03 này đã khánh thành nhà máy Bia
Sài Gòn - Sông Lam với tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng, với công suất 150
triệu lít/năm. Ngày 20/03, Tổng Công ty đã khánh thành nhà máy Bia Sài Gòn
16
- Phủ Lý với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng, với công suất 100 triệu
lít/năm kịp thời cung cấp bia của SABECO cho thị trường vào thời kỳ cao
điểm nhất của năm sau, SABECO tiêu thụ 895 triệu lít sản phẩm các lại, đạt
tổng doanh thu 14.956 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 1.542 tỷ đồng.
Thành tích này đã đưa SABECO từ vị trí thứ 33, vươn lên thứ 21 tập đoàn sản
xuất bia lớn nhất thế giới.
17
3. Dự báo doanh thu
Dự báo số liệu doanh thu của Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (SAB ECO)
Số liệu thực tế
Bình quân d ao động 3 tháng Bình quân dao động 4 tháng Bình quân dao động 5 tháng
Dự báo Lỗi tuyệt đối Dự báo Lỗi tuyệt đối Dự báo Lỗi tuyệt đối
T4/2009 6.669.247.156
T5/2009 7.050.280.367
T6/2009 7.625.622.076
T7/2009 8.520.476.816 7.115.049.866 1.405.426.950
T8/2009 9.321.778.578 7.732.126.420 1.589.652.158 7.466.406.604 1.855.371.974
T9/2009 9.368.500.467 8.489.292.490 879.207.977 8.129.539.459 1.238.961.008 7.837.480.999 1.531.019.468
T10/2009 10.045.912.347 9.070.251.954 975.660.393 8.709.094.484 1.336.817.863 8.377.331.661 1.668.580.686
T11/2009 10.000.156.786 9.578.730.464 421.426.322 9.314.167.052 685.989.734 8.976.458.057 1.023.698.729
T12/2009 9.692.474.282 9.804.856.533 112.382.251 9.684.087.045 8.387.238 9.451.364.999 241.109.283
T1/2010 9.769.853.415 9.912.847.805 142.994.390 9.776.760.971 6.907.556 9.685.764.492 84.088.923
T2/2010 6.482.496.330 9.820.828.161 3.338.331.831 9.877.099.208 3.394.602.878 9.775.379.459 3.292.883.129
T3/2010 8.198.318.546 8.648.274.676 449.956.130 8.986.245.203 787.926.657 9.198.178.632 999.860.086
T4/2010 7.076.780.334 8.150.222.764 1.073.442.430 8.535.785.643 1.459.005.309 8.828.659.872 1.751.879.538
T5/2010 4.111.914.379 7.252.531.737 3.140.617.358 7.881.862.156 3.769.947.777 8.243.984.581 4.132.070.202
T6/2010 7.563.706.844 6.462.337.753 1.101.369.091 6.467.377.397 1.096.329.447 7.127.872.601 435.834.243
T7/2010 7.612.702.283 6.250.800.519 1.361.901.764 6.737.680.026 875.022.257 6.686.643.287 926.058.996
T8/2010 10.129.753.826 6.429.441.169 3.700.312.657 6.591.275.960 3.538.477.866 6.912.684.477 3.217.069.349
T9/2010 13.361.676.929 8.435.387.651 4.926.289.278 7.354.519.333 6.007.157.596 7.298.971.533 6.062.705.396
18
T10/2010 13.110.693.323 10.368. 044.346 2.742.648.977 9.666.959.971 3.443.733.353 8.555.950.852 4.554.742.471
T11/2010 10.946.512.978 12.200. 708.026 1.254.195.048 11.053.706.590 107.193.612 10.355. 706.641 590.806.337
T12/2010 10.507.592.094 12.472. 961.077 1.965.368.983 11.887.159.264 1.379.567.170 11.032. 267.868 524.675.774
T1/2011 7.987.656.083 11.521. 599.465 3.533.943.382 11.981.618.831 3.993.962.748 11.611. 245.830 3.623.589.747
T2/2011 5.460.486.441 9.813.920.385 4.353.433.944 10.638.113.620 5.177.627.179 11.182. 826.281 5.722.339.840
T3/2011 7.443.765.246 7.985.244.873 541.479.627 8.725.561.899 1.281.796.653 9.602.588.184 2.158.822.938
T4/2011 6.963.969.257 7.849.874.966 8.469.202.568
Tổng 39.010.040.940 41.444. 785.873 42.541. 835.137
MAD 1.857.620.997 2.072.239.294 2.239.043.955
Theo bảng tính ở trên ta chọn kích cỡ th ời kỳ sử dụng là N = 3 v ì tại đó MAD đạt giá trị nhỏ nhất và dự đoán vào tháng 4 năm
2011 doanh thu công ty đạt được là 6.963.969.257 đồng.
19
0
2.000.000.000
4.000.000.000
6.000.000.000
8.000.000.000
10.000.000.000
12.000.000.000
14.000.000.000
16.000.000.000
T
4 /
20
0
9
T
6 /
20
0
9
T
8 /
20
0
9
T
1 0
/2
0
0 9
T
1 2
/2
0
09
T
2/
20
1
0
T
4/
20
1
0
T
6/
20
1
0
T
8/
20
1
0
T
10
/2
0
10
T
12
/ 2
0
10
T
2/
2 0
1
1
T
4/
2 0
1
1
Số liệu thực tế
N=3
N=4
N=5
20
PHẦN V
KẾT LUẬN
Với hơn 30 năm thành lập và phát triển, nhờ có cách làm hiệu quả trong
công tác quản lý và tiếp thị, không ngừng thay đổi và áp dụng công nghệ tiên
tiên nhất trong khu vực, cùng với mạng lưới bán và giới th iệu sản ph ẩm trên
khắp các tĩnh thành trong cả nước, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải
khát Sài Gòn (SABECO) đã có bước phát t riển mạnh mẽ không ngừng.
Với sự phấn đấu không ng ừng t rong quá trình xây dựng và t rưởng
thành, nỗ lực của toàn CBCNV Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải
khát Sài Gòn (SABECO) đã được ghi nhận bởi những phần thưởng cao quý
mà Đảng và Nhà nước trao tặng như:
• Huân chương Độc lập hạng ba, năm 2002
• Huân chương Lao động hạng nhất, năm 1996.
• Huân chương Lao động hạng ba, năm1997
• Huân chương Chiến công hạng ba, năm 2001
• Huân chương LĐ hạng ba cho 03 CBLĐ, năm 2006
• Huân chương Lao động hạng 3 năm 2008
• Huân chương Anh Hùng Lao động năm 2008
• Huân chương LĐ hạng 2 cho 02 CBLĐ, năm 2008
Cờ thi đua và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:
Cờ th i đua của Chính phủ năm 1994, 1995, 1997,1998, 2003, 2004,
2005 và 2006
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Tổng công ty, năm 2002
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 07 cán bộ lãnh đạo Tổng
công ty, năm 2004 và 2006
Đảng ủy khối cơ sở Bộ Công nghiệp tặng thưởng cho Đảng bộ TCT:
Đảng bộ Tổng công ty đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh
năm 2000, 2001, 2003, 2004 và 2005
21
Công đoàn các cấp tặng thưởng cho Công đoàn Tổng công ty:
Tổng LĐLĐ VN tặng Cờ th i đua: năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001,
2003, 2004, 2005
Huân chương Lao động hạng 3 năm 2008
Và nhiều giải thưởng và bằng khen khác.
Với chiến lược phát t riển bền vững, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu
Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) không chỉ được biết đến như một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả hàng đầu Việt Nam mà còn là đơn v ị đầy
năng nỗ, nhịêt tình trong các hoạt động từ th iện, g iúp đỡ cộng đồng. Bằng
những nỗ lực của mình, Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài
Gòn (SA BECO) hiện là một trong những đơn vị đóng góp ngân sách đi đầu
trong cả nước, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh, giàu đẹp và
phát triển ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kdom_kthql_nhom_4_final__9439.pdf