Sau khi chạy bảng tần số đánh giá mức độ quan tâm thứ 2 của khách hàng thì từ
bảng 2.21 ta có thể nhận thấy là khách hàng quan tâm đến “ khả năng giao tiếp và
ứng xử “ chiếm 30,7% trong tổng số, qua đây cho thấy ngoài thái độ phục vụ của
nhân viên được khách hàng quan tâm nhiều nhất thì khả năng giao tiếp của nhân
viên cũng được khách hàng quan tâm đến thứ 2. Thái độ phục vụ của nhân viên
được khách hàng đánh giá thông qua khả năng giao tiếp và ứng xử, một nhân viên
giỏi trong lĩnh vực giao tiếp với khách hàng thì họ sẽ có khả năng lấy lòng được
khách hàng cao hơn. Khi xảy ra một số yếu tố gây ảnh hưởng đến quyền lợi của
khách hàng thì chính những nhân viên này có khả năng ứng xử tốt làm khách hàng
giảm bớt căng thẳng và có cái nhìn thân thiện hơn đối với siêu thị, và nhờ khả năng
giao tiếp mà nhân viên là những người cởi mở có thể giải đáp tất cả các thắc mắc
của khách hàng khi khách hàng cần. Do đó để nâng cao được chất lượng phục vụ
của đội ngũ nhân viên cần có các khóa đào tạo các kỹ năng về giao tiếp và ứng xử
cho nhân viên khi các tính huống xảy ra trong siêu thị.
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4619 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng tại siêu thị Big C Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vụ của nhân viên tốt 0.842
Khả năng cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc
khách hàng tốt
0.837
Trang phục, tác phong, ý thức làm việc của nhân viên tốt 0.834
Khả năng giao tiếp, ứng xử của nhân viên tốt 0.889
Chất lượng phục vụ của nhân viên nói chung tốt 0.921
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 34
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Kết quả kiểm định cho thấy độ tin cậy của thang đo khá cao nên thang đo tốt và
có thể sử dụng để tiếp tục phân tích ở các phần sau.
Thái độ phục vụ của nhân viên
Nhân viên bán hàng là đội ngũ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, họ chính
là người đại diện cho siêu thị, do đó, thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên
ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, hình ảnh của siêu thị. Khách hàng sẽ cảm thấy ấn
tượng và trân trọng khi thấy nhân viên có phong cách làm việc tốt và thái độ nhiệt
tình, vui vẻ, qua đó sẽ có cái nhìn tốt về hình ảnh của siêu thị.
Để xác định tính chính xác của giả thiết về giá trị trung bình của tổng thể, ta tiến
hành kiểm định One Sample T-Test với khoảng tin cậy 95% (mức ý nghĩa α=0.05)
và thu được bảng kết quả sau
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định One Sample T-Test về thái độ phục vụ của nhân
viên
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Ghi chú: - Các biến có phân phối xấp xỉ chuẩn
- Sử dụng thang đo Likert có 5 mức độ
từ 1 - rất không đồng ý đến 5 - rất đồng ý
Cặp giả thuyết thống kê
H0: µ = 4
H1: µ # 4
Dựa vào kết quả kiểm định bảng trên ta thấy giá trị kiểm định tiêu thức “thái độ
phục vụ của nhân viên” có Sig < 0.05, đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ H0.
Biến quan sát Trung bình Giá trị kiểm định
Mức ý nghĩa
(Sig)
Thái độ phục vụ của nhân
viên tốt
3.1800 4 0.000
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 35
Căn cứ vào trung bình mẫu bằng 3.18 và kết quả kiểm định này, có thể nói rằng
khách hàng chưa thực sự đồng ý về “Thái độ phục vụ của nhân viên tốt”.
Khả năng cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của khách hàng
Siêu thị Big C với hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm khách nhau về giá cả và chất
lượng sẽ khiến khách hàng phân vân không biết chọn sản phẩm nào, vì vậy nhân
viên bán hàng tư vấn giải thích thông tin về sản phẩm môt cách đầy đủ sẽ là điểm
khác biệt mà khách hàng mong đợi khi đến với siêu thị thay vì đi chợ truyền thống.
Nhân viên bán hàng siêu thị phải có đầy đủ các thông tin về sản phẩm và ngành
hàng mà mình phụ trách, nắm bắt tốt tâm lí khách hàng nhằm kích thích khách hàng
mua hàng hóa trong siêu thị và có thể đáp ứng được những yêu cầu, giải đáp thắc
mắc cho khách hàng khi cần thiết. Nếu nhận được tư vấn đầy đủ để hiểu hơn về sản
phẩm, mua đúng sản phẩm như mong muốn thì khách hàng sẽ tin tưởng, nhớ đến
siêu thị và lần sau tiếp tục mua hàng ở siêu thị.
Để xác định tính chính xác của giả thiết về giá trị trung bình của tổng thể, ta tiến
hành kiểm định One Sample T-Test với khoảng tin cậy 95% (mức ý nghĩa α=0.05)
và thu được bảng kết quả sau
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định One Sample T-Test về khả năng cung cấp thông
tin của nhân viên
Yếu tố Trung bình
Giá trị kiểm
định
Mức ý
nghĩa
(Sig)
Khả năng cung cấp
thông tin, giải đáp thắc
mắc của khách hàng tốt
3.3733 4 0.000
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Ghi chú: - Các biến có phân phối xấp xỉ chuẩn
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 36
- Sử dụng thang đo Likert có 5 mức độ
từ 1 - rất không đồng ý đến 5 - rất đồng ý
Cặp giả thuyết thống kê
H0: µ = 4
H1: µ # 4
Dựa vào kết quả kiểm định bảng trên ta thấy giá trị kiểm định tiêu thức “Khả
năng cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của khách hàng tốt” có Sig < 0.05, đủ
bằng chứng thống kê để bác bỏ H0.
Căn cứ vào trung bình mẫu bằng 3.37 và kết quả kiểm định này, có thể nói
rằng khách hàng chưa thực sự đồng ý về “Khả năng cung cấp thông tin, giải đáp thắc
mắc của khách hàng tốt”.
Trang phục, tác phong và ý thức làm việc
Nhân tố bề ngoài, trang phục của nhân viên luôn có ảnh hưởng tích cực đến cách
nhìn nhận của khác hàng về công ty nói chung và bộ phận nhân viên nói riêng. Đặc
biệt đối với các công ty kinh doanh lĩnh vực dịch vụ thì yếu tố này càng trở nên quan
trọng. Đó là ấn tượng đầu tiên của khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mặt khác,
khi nhân viên ăn mặc đàng hoàng, lịch sự sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy mình
được tôn trọng. Bên cạnh đó, khi khách hàng muốn tìm kiếm đến bộ phận nào để
thắc mắc hay cần giúp đỡ thì họ sẽ dễ dàng tìm ra nhân viên trong bộ đồng phục đặc
trưng.
Qua số liệu phân tích cho thấy các tiêu chí đánh giá đạt mức trung bình giao
động từ 3.30 đến 3.89.
Bảng 2.10 :Kết quả đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí về trang
phục, tác phong và ý thức làm việc của nhân viên
Biến quan sát
Giá trị
trung bình
Luôn mặc đồng phục, đeo thẻ 3.89
Đồng phục phù hợp và đẹp mắt 3.71
Gương mặt luôn vui vẻ 3.34
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 37
Dáng điệu nhanh nhẹn 3.30
Ngoại hình đẹp, đồng đều 3.33
(Nguồn: Số liệu điều tra của
nhóm)
Đối với tiêu chí “luôn mặc đồng phục, đeo thẻ” đạt mức TB khá cao 3.89 và với
tiêu chí “Đồng phục phù hợp và đẹp mắt” đạt mức TB 3.71. Các tiêu chí này cũng
chính là những nội quy của siêu thị nên nhân viên thực hiện tương đối tốt, khách
hàng đánh giá gần đến mức hài lòng.
Tuy nhiên, khách hàng còn nhiều đánh giá chưa cao về các tiêu chí “gương mặt
luôn vui vẻ”, “dáng điệu nhanh nhẹn”, “ngoại hình đẹp đồng đều” với các mức TB
không cao tương ứng là 3.34, 3.30, 3.33.
Để xác định tính chính xác của giả thiết về giá trị trung bình của tổng thể, ta tiến
hành kiểm định One Sample T-Test với khoảng tin cậy 95% (mức ý nghĩa α=0.05)
và thu được bảng kết quả sau.
Bảng 2.11 : Kết quả kiểm định One Sample T-Test về trang phục tác phong
làm việc của nhân viên
Yếu tố
Trung
bình
Giá trị
kiểm định
Mức ý nghĩa
(Sig)
Trang phục, tác phong
làm việc của nhân viên
tốt
3.6333 4 0.000
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Ghi chú:
- Các biến có phân phối xấp xỉ chuẩn
- Sử dụng thang đo Likert co 5 mức độ
từ 1 - rất không đồng ý đến 5 - rất đồng ý.
Cặp giả thuyết thống kê
H0: µ =4
H1: µ #4
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 38
Dựa vào kết quả kiểm định bảng trên ta thấy giá trị kiểm định tiêu thức “Trang
phục, tác phong làm việc của nhân viên tốt ” có Sig < 0.05, đủ bằng chứng thống kê
để bác bỏ H0.
Căn cứ vào trung bình mẫu bằng 3.63 và kết quả kiểm định này, có thể nói rằng
khách hàng chưa thực sự đồng ý về “Trang phục, tác phong làm việc của nhân viên
tốt”.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử là nhân tố quan trọng, cần thiết cho nhân viên bán
hàng vì nhân viên giao tiếp tốt sẽ tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, khách
hàng sẽ có thiện cảm tốt và duy trì việc mua hàng ở siêu thị cho những lần sau.
Để xác định tính chính xác của giả thiết về giá trị trung bình của tổng thể, ta tiến
hành kiểm định One Sample T-Test với khoảng tin cậy 95% (mức ý nghĩa α=0.05)
và thu được bảng kết quả sau
Bảng 2.12: Kết quả kiểm định One Sample T-Test về kỹ năng giao tiếp của
nhân viên
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Ghi chú: - Các biến có phân phối xấp xỉ chuẩn
- Sử dụng thang đo Likert có 5 mức độ
từ 1 - rất không đồng ý đến 5 - rất đồng ý
Cặp giả thuyết thống kê
H0: µ = 4
H1: µ # 4
Dựa vào kết quả kiểm định bảng trên ta thấy giá trị kiểm định tiêu thức “Kỹ năng
giao tiếp của nhân viên” có Sig < 0.05, đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ H0.
Yếu tố
Trung
bình
Giá trị
kiểm định
Mức ý nghĩa
(Sig)
Kỹ năng giao tiếp,
ứng xử tốt
3.3467 4 0.000
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 39
Căn cứ vào trung bình mẫu bằng 3.35 và kết quả kiểm định này, có thể nói rằng
khách hàng chưa thực sự đồng ý về “ Kỹ năng giao tiếp ứng xử của nhân viên tốt”.
Trên đây chỉ là kết quả mức độ đánh giá trung bình của tổng thể mẫu khách hàng
được điều tra. Tuy nhiên, qua điều tra phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy lại có sự khác
nhau trong việc đánh giá về chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng tại siêu thị
Big C Huế giữa hai nhóm khách hàng nam và nữ. Để xác minh lại nhận định trên,
chúng tôi đã tiến hành kiểm định ANOVA đối với đánh giá từng yếu tố về chất
lượng phục vụ của nhân viên bán hàng giữa hai nhóm khách hàng theo giới tính như
sau:
Kết quả kiểm định đánh giá về Thái độ phục vụ của nhân viên
- Qua điều tra đa số khách hàng đều không đồng ý với ý kiến nhân viên bán
hàng của siêu thị Big C Huế luôn chào hướng mắt về khách hàng khi bắt đầu phục
vụ. Có 11 người có ý kiến rất không đồng ý, 36 người đánh giá không đồng ý và 61
người đánh giá bình thường. Do vậy, mức trung bình chỉ đạt 2.92.
- Đối với ý kiến nhân viên Big C tươi cười, thân thiện với khách hàng mức trung
bình chỉ đạt 2.84 trong đó, 6% khách hàng đánh giá rất không đồng ý, 32% khách
hàng không đồng ý.
Đối với ý kiến nhân viên luôn chào và cảm ơn khách hàng sau khi phục vụ mức
độ trung bình cũng rất thấp, giá trị trung bình chỉ 2.88 trong đó có 7.3% khách hàng
rất không đồng ý và 30% khách hàng không đồng ý.
Trên đây là một số ý kiến thuộc về tinh thần, thái độ, phong cách làm việc của
nhân viên Big C Huế không được khách hàng hài lòng. Đây là một số yếu tố cơ bản
khách hàng cần khi được phục vụ trong bất cứ loại hình dịch vụ nào. Chỉ khi chúng
ta đem đến cho khách hàng những sự thỏa mãn cơ bản này chúng ta mới tạo được sự
hài lòng từ khách hàng, tạo cho họ cảm giác thích thú khi đến với chúng ta. Việc
hướng mắt về phía khách hàng khi bắt đầu phục vụ, tươi cười, thân thiện với khách
hàng cũng như chào và cảm ơn khách hàng sau khi phục vụ thể hiện phép lịch sự và
là kỹ năng giao tiếp cơ bản mà nhân viên bán hàng nào cũng cần phải có nhưng
những yếu tố đó của nhân viên Big C huế không được đánh giá cao.
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 40
Bên cạnh đó những yếu tố như nhân viên không phân biệt đối xử khách hàng, có
mặt kịp thời khi khách hàng cần, sẵn sàng tìm hàng hóa khách cần của nhân viên Big
C được khách hàng đánh giá cao hơn, giá trị trung bình ở khoảng giữa 3-4. Cụ thể ý
kiến NV không phân biệt, đối xử với khách hàng được đánh giá có giá trị trung bình
là 3.4. Có 38.7% khách hàng đồng ý và 8% khách hàng rất đồng ý với ý kiến này. Ý
kiến Nhân viên có mặt kịp thời khi quý khách cần cũng có mức trung bình đánh giá
là 3.1. Ý kiến Nhân viên sẵn sàng tìm hàng hóa khách cần được đánh giá ở mức
trung bình là 3.13. Với những yếu tố này thì nhân viên Big C Huế không bị đánh giá
quá thấp nhưng vẫn chỉ ở mức trên trung bình. Như vậy khách hàng vẫn chưa thực
sự đồng tình với các ý kiến đánh giá trên.
Để có thể nhìn nhận rõ hơn đánh giá về Tinh thần, thái độ, phong cách làm việc
của nhân viên có mức độ khác nhau như thế nào giữa các nhóm khách hàng, nhóm
nghiên cứu đã tiên hành kiểm định ANOVA để xem xét sự khác biệt về đánh giá
giữa nhóm khách hàng nam và nữ.
(Đánh giá theo thang điểm Likert với 5 mức độ: 1- rất không đồng ý, 2- không
đồng ý, 3- bình thường, 4- đồng ý, 5- rất đồng ý)
Sử dụng kiểm định ANOVA với giả thiết
Ho: không có sự khác biệt trong đánh giá giữa nhóm khách hàng nam và nữ
H1: có sự khác biệt trong đánh giá giữa khách hàng nam và nữ
Với Sig<0.05 bác bỏ giả thuyết Ho
Sig>0.05 chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0
Trong bảng phụ lục A.13 Levene sig đều > 0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt
về phương sai giữa các nhóm.
Qua kết quả kiểm định, chỉ có một số ít đánh giá khác nhau giữa nhóm khách
hàng nam và nữ:
- Tươi cười, thân thiện với khách hàng
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 41
Kiểm định ANOVA cho thấy sự khác biệt lớn giữa giới tính (sig=0.001). Đánh
giá trung bình của khách nam 3.16, nữ là 2.65.
- Nhân viên sẵn sàng tìm hàng hóa khách cần
Kiểm định ANOVA cũng cho thấy sự khác biệt giữa giới tính (sig=0.000). đánh
giá trung bình của khách nam là 3.47, khách nữ là 3.06.
Như vậy, đánh giá của khách hàng nữ đối với nhân viên bán hàng của Big C huế
có phần khắt khe hơn so với khách hàng nữ.
- Không phân biệt đối xử khách hàng (sig=0.536)
- Nhân viên có mặt kịp thời khi quý khách cần (sig=0.153)
Các yếu tố này, không có sự khác biệt trong đánh giá giữa nhóm khách hàng nam
và nữ.
Bảng 2.13: Sự khác biệt về mức độ đánh giá của hai nhóm đối tượng bằng
kiểm định one-way ANOVA về Thái độ phục vụ của nhân viên
STT Biến quan sát
Bình
quân
chung
Mức ý nghĩa
thống kê (sig)
1
Nhân viên luôn chào hướng mắt về
khách hàng khi bắt đầu phục vụ
2.92 0.128
2
Tươi cười, thân thiện với khách
hàng
2.84 0.001
3 Không phân biệt đối xử khách hàng 3.4 0.536
4
Nhân viên luôn chào và cảm ơn
khách hàng sau khi phục vụ
2.88 0.720
5
Nhân viên có mặt kịp thời khi quý
khách cần
3.1 0.153
6 Nhân viên sẵn sàng tìm hàng hóa 3.13 0.000
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 42
khách cần
(Nguồn: Số liệu điều tra của
nhóm)
Kết quả kiểm định đánh giá về Khả năng cung cấp thông tin và giải đáp
thắc mắc khách hàng
- Đánh giá về ý kiến nhân viên hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của siêu thị
mức trung bình là 3.37. trong đó có 41.3% khách hàng đồng ý và 5.3% khách hàng
rất đồng ý. Như vậy mức độ hiểu về sản phẩm, dịch vụ của siêu thị của nhân viên
bán hàng của Big C được khách hàng đánh giá khá cao.
- NV cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm của siêu thi: Đối với ý kiến này
mức đánh giá trung bình của khách hàng là 3.34. trong đó có 39.3% khách hàng
đồng ý, 6% khách hàng rất đồng ý.
- NV bán hàng phối hợp tốt với nhau nhằm đáp ứng tốt tối đa nhu cầu của khách
hàng: đối với yếu tố này, mức đánh giá trung bình của khách hàng là 3.33 trong đó
34.7% khách hàng đánh giá đồng ý và 8% khách hàng đánh giá rất đồng ý với ý kiến
này. Nhìn chung khả năng cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của khách hàng
của nhân viên Big C được đánh giá tương đối nhưng mức trung bình vẫn chưa đạt 4.
Trong bảng phụ lục A.14 Levene sig đều > 0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt
về phương sai giữa các nhóm.
Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định ANOVA để kiểm định mối quan hệ
giữa đánh giá về khả năng cung cấp và giải đáp thắc mắc khách hàng:
- Giải đáp hầu hết các thắc mắc của khách hàng (sig=.014): có sự khác nhau
trong đánh giá giữa nam và nữ. trung bình đánh giá của nam là 3.38 và nữ là 3.0
- Nhân viên nhiệt tình tư vấn giúp quý khách lựa chọn những mặt hàng
(sig=.005): có sự khác nhau trong đánh giá giữa nam và nữ. trung bình đánh giá của
nam là 3.49 va nữ là 3.05
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 43
- Theo kiểm đinh ANOVA cho thấy rằng không có sự khác biệt giữa nam và nữ
khi đánh giá về sự hiểu biết của nhân viên đối với sản phẩm, dịch vụ của siêu thị
(sig=0.509), khả năng cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm của siêu thị
(sig=0.615) và khả năng phối hợp tốt với nhau nhằm đáp ứng tốt tối đa nhu cầu của
khách hàng (sig=0.706) của nhân viên bán hàng tại siêu thị BigC Huế.
Như vậy, đánh giá về Khả năng cung cấp và giải đáp thắc mắc của khách hàng
của nhân viên siêu thị chủ yếu được đánh giá không có sự khác biêt giữa nam và nữ.
những tiêu chí có sự đánh giá khác nhau thường nữ thấp hơn nam vì nữ giới thường
có cái nhìn khắt khe, khó tính hơn.
Bảng 2.14: Sự khác biệt về mức độ đánh giá của hai nhóm đối tượng bằng
kiểm định one-way ANOVA về khả năng cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc
của khách hàng
STT Biến quan sát
Giá
trị trung
bình
Mức ý
nghĩa
thống kê
(sig)
1
NV hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ
của siêu thị
3.37 0.509
2
NV cung cấp đầy đủ thông tin về
sản phẩm của siêu thị
3.34 0.615
3
Giải đáp hầu hết các thắc mắc
của khách hàng
3.16 0.014
4
NV bán hàng phối hợp tốt với
nhau nhằm đáp ứng tốt tối đa
nhu cầu của khách hàng
3.33
0.706
5
Nhân viên nhiệt tình tư vấn giúp
quý khách lựa chọn những mặt
hàng
3.22 0.005
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 44
Kết quả kiểm định đánh giá về Trang phục, ý thức và tác phong làm việc
của nhân viên
Trong bảng phụ lục A.15 Levene sig đều > 0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt
về phương sai giữa các nhóm.
Bảng2.15: Sự khác biệt về mức độ đánh giá của hai nhóm đối tượng bằng
kiểm định one-way ANOVA về trang phục, ý thức và tác phong làm việc của nhân
viên
Biến quan sát
Giá trị
trung bình
Mức ý nghĩa
thống kê (sig)
Nhân viên luôn mặc đồng phục,
đeo thẻ
3.8867 0.325
Đồng phục nhân viên phù hợp và
đẹp mắt
3.7067 0.150
Gương mặt nhân viên luôn vui vẻ 3.3400 0.002
Dáng điệu nhanh nhẹn 3.300 0.047
Ý thức làm việc nghiêm túc không
cẩu thả
3.3933 0.243
Tác phong nhanh nhẹn, chu đáo 3.3133 0.032
Ngoại hình nhân viên đẹp, đồng
đều
3.3333 0.013
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Từ bảng trên có thể nhận xét rằng:
- Nhân viên siêu thị luôn mang đồng phục và đeo thẻ trong quá trình làm việc,
đồng phục nhân viên phù hợp, gọn gang và đẹp mắt. Không có sự khác biệt so với
giới tính.
- Có sự khác biệt ở gương mặt nhân viên khi phục vụ khách hàng theo giới tính.
Cụ thể đối với khách hàng nam gương mặt nhân viên tươi tắn hơn, vui vẻ hơn, còn
đối với khách hàng nữ thì mức độ hài long thấp hơn. (sig=0.002).
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 45
- Dáng điệu nhanh nhẹn, tác phong làm việc chu đáo: Đối với nam giới thì hài
lòng với nhân viên bán hàng của Big C, nhưng nữ thì không đồng ý với điều đó.
- Ý thức làm việc nghiêm túc, không cẩu thả: kiểm đinh ANOVA cho thấy không
có sự khác biệt giữa hai nhóm khách hàng.
Nhận xét: Theo kiểm định ANOVA đã có sự khác nhau về trang phục, tác phong
và ý thức của nhân viên bán hàng trong siêu thị giữa hai nhóm khách hàng là nam
giới và nữ giới. Chứng tỏ mức độ hài lòng của nữ cao hơn rất nhiều so với nam, điều
này cấn được lưu ý để nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng. Đặc biệt là
nữ.
Kết quả kiểm định đánh giá về Khả năng giao tiếp ứng xử của nhân viên
Trong bảng phụ lục A.16 Levene sig đều > 0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt
về phương sai giữa các nhóm.
Bảng 2.16: Sự khác biệt về mức độ đánh giá của hai nhóm đối tượng bằng
kiểm định one-way ANOVA về khả năng giao tiếp ứng xử của nhân viên
Biến quan sát
Giá trị
trung bình
Mức ý nghĩa
thống kê (sig)
Giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe 3.30 0.006
Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc 3.42 0.002
Ứng xử nhanh nhẹn và xử lý
các tình huống xảy ra
3.27 0.084
Nhân viên làm việc chuyên
nghiệp
3.28 0.044
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
- Theo kiểm định ANOVA cho thấy rằng: cả nam và nữ giới dều cho rằng khi
xảy ra các tình huống bất ngờ, nhân viên siêu thị xử lý chưa nhanh, chưa đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng (sig=0.084)
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 46
- Còn các yếu tố khác như: giọng nói nhẹ nhàng, ngôn ngữ mạch lạc,làm việc
chuyên nghiệp thì khách hàng nam đánh giá dễ tính hơn, dễ chấp nhận hơn so với
giới nữ.
Phân tích tương quan và hồi quy
Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng khách hàng không hài lòng lắm đối với
chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng siêu thị Big C Huế để xem xét và kết
luận sự hài lòng của khách hàng từ sự dẫn dắt ở những phần trước trong bài nghiên
cứu này chúng tôi sử dụng hàn hồi quy đa biến (hồi quy bội, hồi quy tuyến tính),
LINEAR REGRESSION xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0 để tìm mối quan
hệ ảnh hưởng giữa các yếu tố đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng phục vụ của nhân viên.
Sự lựa chọn biến nào trong ba biến để dự đoán sự hài lòng của khách hàng có
tính chất chủ quan. Xét về mặt nguyên lý, đó là 3 yếu tố cấu thành nên sự hài lòng
của khách hàng. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đối với từng yếu tố khác nhau. Một
vài biến độc lập sẽ được chọn vào mô hình mà không hề nghi ngờ gì, trong lúc đó
một vài biến được chọn lại chưa hẳn là biến quyết định sự hài lòng. Điều này cũng
không phải là bất thường vì rõ ràng để xây dựng được mô hình sự hài lòng của
khách hàng phải xuất phát từ những dự kiện có sẵn, nên các dữ kiện có thể là rất
nhiều hoặc không đủ. Các thủ tục chọn biến thường được áp dụng là: đưa vào dần
(forward selection) loại trừ dần (backward elimination), và chọn từng bước
(stepwise regression). Tất nhiên không có thủ tục chọn biến là tốt nhất: chúng chỉ
đơn giản nhận ra các biến nào có khả năng dự đoán tốt biến phụ thuộc sự hài lòng.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp chọn biến
độc lập từng bước (stepwise regression), kết hợp của phương pháp đưa vào dần và
loại trừ dần. Về mặt thực tiễn nó cũng là phương pháp được sử dụng thông thường
nhất.
Mô hình hồi quy có dạng như sau:
HAI LONG = β0 + β1*THAIDO + β2*KIENTHUC + β3*TRANGPHUC +
β4*GIAOTIEP
Trong đó:
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 47
HAI LONG: giá trị của biến phụ thuộc sự hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng phục vụ của nhân viên
THAIDO: giá trị của biến độc lập thứ nhất là thái độ phục vụ của nhân viên.
KIENTHUC: giá trị của biến độc lập thứ hai là kiến thức về sản phẩm
TRANGPHUC: giá trị của biến độc lập thứ ba là trang phục, tác phong, ý thức
của nhân viên.
GIAOTIEP: giá trị của biến độc lập thứ tư là khả năng giao tiếp, ứng xử của
nhân viên.
β0 : hệ số tự do của mô hình
β1, β2, β3, β4 : hệ số hồi quy từng phần tương ứng với các biến độc lập.
Bảng 2.17. Bảng kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình
Mô
hình
R R2 R2 đi
chỉnh
Sai số chuẩn
lượng
Durbin-
Watson
1 0.572a 0 .327 0.323 0.60414
2 0.599b 0.358 0.350 0.59191 1.681
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Bảng 2.18 Kết quả mô hình hồi quy sự hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng phục vụ của nhân viên siêu thị Big C Huế
Mô hình Hệ số
không
chuẩn hóa Hệ số chuẩn
hóa
Phân
phối t
Mức
ý
nghĩa
quan
sát
(Sig.t)
Thống kê
cộng tuyến
(Tiêu
chuẩn
chấp nhận
Tolerance)
β Sai số chuẩn
1 Hằng số 0.504 0.224 6.731 0.000
Khả năng giao
tiếp ứng xử tốt 0.555 0.065 0.572 8.481 0.000 1.000
2 Hằng số 1.054 0.276 3.816 0.000
Khả năng giao
tiếp ứng xử tốt 0.527 0.065 0.543 8.111 0.000 1.027
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 48
Thái độ phục vụ
của nhân viên tốt 0.171 0.064 0.179 2.679 0.008 1.027
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Bảng 2.19 : Biến loại trừ
Mô hình
β
Phân
phối t
Mức ý
nghĩa
(Sig.t)
Tương quan
từng phần
1
Thái độ phục vụ của nhân
viên tốt
0.179a
2.679 0.008 0.216
Trang phục, tác phong
làm việc
0.181a 2.429 0.016 0.196
Khả năng cung cấp
thông tin và giải đáp
thắc mắc
0.050a 0.683 0.496 0.056
2
Trang phục, tác phong
làm việc
0.148b 1.973 0.050 0.161
Khả năng cung cấp và
giải đáp thắc mắc
0.000b 0.000 1.000 0.000
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu xây dựng phương trình dự đoán sự hài lòng
của khách hàng đối với chất lượng phục vụ của nhân viên:
HAILONG =1.054 + 0.171*THAIDO +0 .527*GIAOTIEP
Giải thích ý nghĩa của các nhân tố tác động lên sự hài lòng
Phương trình hồi quy bội được ước lượng trên cho thấy cả hai yếu tố đều có ảnh
hưởng đến sự hài của khách hàng về chất lượng phục vụ của nhân viên.
Sau khi đưa lần lượt các biến vào mô hình, phương trình có hệ số R2 điều chỉnh
có giá trị 0.35 (tương ứng 35%) thể hiện sự phù hợp của mô hình với tổng thể. R2
điều chỉnh tăng lên đưa thêm biến khẳng định sự ảnh hưởng của các biến độc lập
này. Ý nghĩa của con số này có thể hiểu là: 35% biến thiên của sự hài lòng của
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 49
khách hàng đối với chất lượng phục vụ của nhân viên có thể được giải thích bởi hai
yếu tố thái độ và giao tiếp.
Các hệ số hồi quy β đều dương phản ánh các yếu tố tỷ lệ thuận với sự hài lòng
của khách hàng đối với chất lượng phục vụ của nhân viên. Khi các yếu tố này tăng
lên thì sự hài lòng cũng tăng lên.
Β1= 0.171: Phản ánh sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng lên 0.171 đơn vị khi
Thái độ tăng lên 1 đơn vị
Β4 = 0.527: Phản ánh sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng lên 0.527 đơn vị khi
Giao tiếp tăng 1 đơn vị
Β0= 1.054: Phản ánh sự hài lòng của khách hàng sẽ tăng lên 1.054 đơn vị khi các
nhân tố khác ngoài các yếu tố trong mô hình tăng lên 1 đơn vị; ví dụ như ảnh hưởng
của chất lượng bảng hỏi điều tra khách hàng; độ chính xác, độ chính xác, tin cậy về
câu trả lời của người tham gia phỏng vấn,…
Khả năng giao tiếp ứng xử của nhân viên là biến quan sát có tác động mạnh nhất
đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng phục vụ của nhân viên (β4 = 0.527).
Thái độ phục vụ của nhân viên cũng có ảnh hưởng khá lớn đến sự hài lòng về
chất lượng phục vụ của nhân viên (β1= 0.171).
Tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance) của các biến đưa vào mô hình lớn hơn 0.1 (cụ
thể là 0.974;0.974) nên hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập khó xảy ra.
Mặt khác, hệ số Durbin-Watson là 1.681 nằm trong đoạn chấp nhận từ 1.5 đến 2.5
nên có thể chấp nhận hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập không xảy ra.
Vì vậy mô hình dự đoán trên được chấp nhận.
Đánh giá về mức độ quan trọng của các tiêu chí về chất lượng phục vụ
của nhân viên bán hàng tại siêu thị Big C Huế
Bảng 2.20: Bảng tần số về Đánh giá của khách hàng về mức độ quan tâm
nhất của các tiêu chí
Biến quan sát Số người
Phần trăm số người
(%)
Thái độ phục vụ của nhân viên 90 60.0
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 50
Khả năng cung cấp thông tin và
giải đáp thắc mắc
19 12.7
Trang phục, tác phong, y phục 21 14.0
Khả năng giao tiếp, ứng xử 20 13.3
Tổng 150 100
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Sau khi chạy bảng tần số để đánh giá thứ tự quan tâm của khách hàng về các
yếu tố thì theo bảng 2.20 ta có thể nhận thấy được “thái độ phục vụ của nhân viên”
được khách hàng quan tâm đến nhiều nhất: 90 người (chiếm 60%), điều này cho
thấy thái độ phục vụ của nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm hài lòng
khách hàng. Một doanh nghiệp muốn tồn tại được lâu thì họ phải làm hài lòng khách
hàng của mình trước tiên, do đó hơn ai hết chính nhân viên là người trực tiếp tiếp
xúc với khách hàng nên nhân viên cần có thái độ phục vụ niềm nở, luôn tươi cười,
chào và cám ơn khách hàng mỗi khi khách hàng đến và đi, để khách hàng cảm thấy
mình được tôn trọng và họ cảm nhận được mình có vai trò quan trọng đối với doanh
nghiệp. Từ đây ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ
của nhân viên thông qua tiêu chí là “ thái độ phục vụ của nhân viên”.
Bảng 2.21: Bảng tần số về Đánh giá của khách hàng về mức độ quan tâm thứ
2 của các tiêu chí
Biến quan sát Số lượng Phần trăm số người(%)
Thái độ phục vụ của nhân viên 35 23.3
Khả năng cung cấp thông tin và
giải đáp thắc mắc
35 23.3
Trang phục, tác phong, ý thức 34 22.7
Khả năng giao tiếp, ứng xử 46 30.7
Tổng 150 100
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 51
Sau khi chạy bảng tần số đánh giá mức độ quan tâm thứ 2 của khách hàng thì từ
bảng 2.21 ta có thể nhận thấy là khách hàng quan tâm đến “ khả năng giao tiếp và
ứng xử “ chiếm 30,7% trong tổng số, qua đây cho thấy ngoài thái độ phục vụ của
nhân viên được khách hàng quan tâm nhiều nhất thì khả năng giao tiếp của nhân
viên cũng được khách hàng quan tâm đến thứ 2. Thái độ phục vụ của nhân viên
được khách hàng đánh giá thông qua khả năng giao tiếp và ứng xử, một nhân viên
giỏi trong lĩnh vực giao tiếp với khách hàng thì họ sẽ có khả năng lấy lòng được
khách hàng cao hơn. Khi xảy ra một số yếu tố gây ảnh hưởng đến quyền lợi của
khách hàng thì chính những nhân viên này có khả năng ứng xử tốt làm khách hàng
giảm bớt căng thẳng và có cái nhìn thân thiện hơn đối với siêu thị, và nhờ khả năng
giao tiếp mà nhân viên là những người cởi mở có thể giải đáp tất cả các thắc mắc
của khách hàng khi khách hàng cần. Do đó để nâng cao được chất lượng phục vụ
của đội ngũ nhân viên cần có các khóa đào tạo các kỹ năng về giao tiếp và ứng xử
cho nhân viên khi các tính huống xảy ra trong siêu thị.
Những mong muốn của khách hàng về đội ngũ nhân viên bán hàng tại
siêu thị Big C Huế
Trong hoạt động bán lẻ của siêu thị Big C, chất lượng sản phẩm dịch vụ mà
khách hàng cảm nhận được chính là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong
đó quan trọng nhất là các yếu tố thuộc về đội ngũ nhân viên bán hàng. Nhân viên là
người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì vậy, thái độ và trình độ của họ quyết định
phần lớn chất lượng phục vụ và hình ảnh của siêu thị. Tìm hiểu những mong muốn
của khách hàng đối với nhân viên sẽ giúp cho siêu thị ngày càng hoàn thiện hơn nữa
trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên của mình. Sau đây là
kết quả điều tra mong muốn của khách hàng về nhân viên của siêu thị Big C Huế.
Bảng 2.22: Bảng tần suất về mong muốn của khách hàng đối với chất lượng
phục vụ của nhân viên
Biến quan sát Số người Phần trăm số người (%)
Nhân viên thân thiện,tươi cười
với khách hàng
67
33.2
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 52
NV giải đáp thắc mắc của
khách hàng
32
15.8
NV nhiệt tình hơn với khách
hàng
31
15.3
NV chào,cảm ơn khách hàng 32 16.8
Khác 38 18.8
Tổng 202 100
(Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm)
Qua cuộc điều tra ta thấy được phần lớn khách hàng khi đến siêu thị Big C đều
mong muốn nhân viên thân thiện, tươi cười hơn với khách hàng. Ý kiến này được rất
nhiều khách hàng đề cập đến (67 ý kiến chiếm 33.2%) bởi với nhân viên khi thân
thiện, tươi cười hơn với khách sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, sẽ thể
hiện thiện chí của mình hơn đối với khách hàng. Thân thiện với khách hàng thì họ sẽ
cảm thấy được chia sẻ hơn, sẽ bớt sự hoài nghi của khách hàng về dịch vụ của siêu
thị và việc quay trở lại của khách hàng đối với siêu thị lớn hơn. Một khuôn mặt tươi
cười và thân thiện có thể gạt bỏ được khoảng cách của nhân viên và khách hàng.
Nhân viên phục vụ hãy luôn luôn tiếp đãi khách hàng bằng khuôn mặt tươi cười và
thân thiện để khách hàng có thể cảm nhận được sự thân thiện và chân thành.
Mong muốn của khách hàng khi đến siêu thị Big C đó là nhân viên giải đáp thắc
của họ (có 32 ý kiến chiếm 15.8%). Việc nhân viên tận tình giải đáp những thắc mắc
của khách hàng khi họ chưa hiểu biết về sản phẩm hay họ đang còn lưỡng lự về một
sản phẩm nào đó sẽ làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng, an tâm hơn đối với sản
phẩm đó. Việc làm này rất cần thiết đối với nhân viên bán hàng ở siêu thị Big C vì
điều này sẽ làm cho khách hàng nhận thấy được sự an toàn về mua sản phẩm hay
được quan tâm bởi nhân viên siêu thị. Việc tư vấn về sản phẩm sẽ làm cho quyết
định mua hàng của khách hàng diễn ra nhanh hơn và siêu thị cũng sẽ bán được nhiểu
sản phẩm hơn.
Nhân viên nhiệt tình là một phương thức bán hàng rất tốt, có thể làm cho
khách hàng có độ hài lòng cao. Vì vậy mong muốn đươc nhân viên nhiệt tình hơn
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 53
được khách hàng mong muốn là khá cao (31 ý kiến chiếm 15.3%). Nhiệt tình thể
hiện ở thái độ quan tâm của nhân viên đối với khách hàng.
Chào, cảm ơn khách hàng là công việc quan trọng của nhân viên bán hàng nhằm
tạo ấn tượng trong lòng khách hàng hơn. Qua quá trình đi siêu thị nhiều khách hàng
chưa nhận được ở nhân viên Big C những cử chỉ đó. Vì vậy, nhân viên Big C cần
chú trọng hơn lời chào, cảm ơn khi khách hàng đến với siêu thị, phải luôn tỏ thái độ
chào đón nhiệt tình và cảm ơn thật lòng sẽ làm cho khách hàng có những ấn tượng
tốt hơn về phong cách phục vụ của nhân viên trong siêu thị. Mong muốn khách hàng
đối với nhân viên siêu thị về những vấn đề khác như: bỏ hàng hóa vào bao bì của
khách hàng, nhân viên đứng ở quầy hàng quy định… Những ý kiến trên được khách
hàng quan tâm bởi vì khách hàng cảm thấy mình được thoải mái hơn khi tiếp xúc
với những người nhiệt tình và có thái độ lịch thiệp hơn trong giao tiếp. Họ cảm thấy
an toàn, tin tưởng hơn khi nhân viên là những người có sự thân thiện, nhiệt tình cũng
như sự nhanh nhẹn, năng động.
Về phía siêu thị Big C, để đem lại sự hài lòng cho khách hàng của mình thì cần
phải động viên, khuyến khích nhân viên bằng cách chính sách, chế độ hợp lý nhằm
tạo động lực giúp họ phục vụ khách hàng tốt hơn.
2.2.3.2 Đánh giá chung của khách hàng về chất lượng phục vụ của nhân viên
bán hàng tại siêu thị Big C Huế
Hoạt động kinh doanh của siêu thị đòi hỏi phải có sự tham gia, hợp tác của tất cả
các nhân viên trong siêu thị nói chung, đặc biệt giữa các nhân viên ở đội ngũ bán
hàng vì đây là những nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Các nhân viên bán
hàng này phải luôn luôn phối hợp, trao đổi thông tin với nhau như vậy sẽ góp phần
nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên bán hàng trong siêu thị nhằm
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Qua kết quả điều tra về đội ngũ bán hàng trong siêu thị Big C qua các tiêu chí:
thái độ phục vụ của nhân viên; khả năng cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc của
khách hàng; trang phục, tác phong, ý thức làm việc của nhân viên; khả năng giao
tiếp ứng xử. Đánh giá chung của khách hàng thật sự chưa được hài lòng lắm. Số
lượng người hài lòng về nhân viên bán hàng của siêu thị vẫn chiếm một tỉ lệ nhỏ,
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 54
nhân viên chưa làm cho đa số khách hàng cảm thấy hài lòng. Đây là điều mà siêu thị
cần xem xét lại và thay đổi vì tiêu chí chất lượng phục vụ là tiêu chí hết sức quan
trọng và để lại nhiều ấn tượng nhất đối với khách hàng.
Sau khi kiểm định Anova, thấy được một số khác biệt về mức độ hài lòng giữa
các nhóm khách hàng khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất và hầu hết tại các biến quan
sát đó là sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng phân theo giới tính. Khách hàng nữ
giới có ý kiến đánh giá khắt khe hơn và có mức độ đánh giá không hài lòng cao
nhất. Điều này rất hợp lý vì khách hàng nữ giới thường quan tâm và dễ bị tác động
bởi những chi tiết, vấn đề nhỏ hơn. Mặt khác nhân viên siêu thị chủ yếu là nữ nên
cách nhìn của khách hàng nữ về họ cũng khắt khe hơn. Còn khách hàng nam, khi họ
đánh giá về phong cách phục vụ cũng như thái độ của nhân viên nữ thì họ có cái
nhìn thoáng hơn và đánh giá hầu như ở thang điểm hài lòng.
Sự hài lòng của khách hàng đối với nhân viên bán hàng ở siêu thị Big C được
đánh giá theo các nhóm tiêu chí sau:
- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với thái độ phục vụ của nhân viên
(tinh thần, phong cách làm việc của nhân viên)
Đa số khách hàng vẫn còn chưa hài lòng về chất lượng phục vụ của nhân viên.
Vì vậy nhân viên cần phải chú trọng, quan tâm hơn đến thái độ phục vụ của mình
đối với khách hàng,cần chú trọng đến việc chào và cảm ơn khách hàng sau khi
khách hàng mua sắm, hướng mắt, tươi cười với khách hàng hơn nữa.
- Đánh giá của khách hàng về khả năng cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc
của nhân viên
Mặc dù khách hàng cũng chưa hài lòng lắm về khả năng cung cấp và giải đáp
thắc mắc của nhân viên nhưng nhìn chung khách hàng đã đánh giá khá cao về khả
năng hiểu biết về sản phẩm của nhân viên và sự nhiệt tình của nhân viên trong việc
giải đáp thắc mắc của khách hàng.
- Trang phục, tác phong, ý thức làm việc của nhân viên
Nhìn chung về trang phục của nhân viên bán hàng được khách hàng đánh gía với
mức độ hài lòng khá cao, với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động thì đây
cũng là lợi thế đối với siêu thị Big C.
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 55
- Khả năng giao tiếp, ứng xử của nhân viên
Nhân viên siêu thị cần có những kỹ năng xử lí các tình huống xảy ra nhanh nhẹn
hơn nữa, vì đa số khách hàng cảm thấy không hài lòng về tiêu chí này.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ
3.1 Định hướng
Trong thời gian tới, Siêu thị Big C cần thực hiện một số hoạt động để nâng cao
hiệu quả trong việc phục vụ của nhân viên để nâng cao sự hài lòng của khách hàng:
- Tăng cường công tác đào tạo, trau dồi kiến thức cho nhân viên để họ phục vụ
khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để nâng cao tinh thần tự giác đối với
hoạt động của nhân viên.
- Giáo dục ý thức nhân viên trong thái độ phục vụ với khách hàng.
- Bổ sung thêm lực lượng nhân viên ở những bộ phận thu hút nhiều khách hàng
để giúp khách hàng giải quyết ngay những thắc mắc.
- Áp dụng những chính sách đãi ngộ hợp lý để tạo động lực, nâng cao hiệu quả
làm việc cho nhân viên.
- Cần chú trọng ngày từ công tác tuyển chọn nhân viên để có được những nhân
viên năng động, nhiệt tình, ý thức làm việc cao.
- Nên khơi dậy tinh thần thi đua giữa các nhân viên như các cuộc thi để nâng cao
tinh thần sáng tạo của nhân viên.
3.2 Phân tích điểm yếu, điểm mạnh về chất lượng phục vụ của nhân viên
bán hàng
3.2.1 Điểm mạnh
Tuy mới đi vào hoạt động trong khoảng thời gian ngắn nhưng siêu thị Big C Huế
cũng đã có một đội ngũ nhân viên bán hàng tương đối mạnh
- Số lượng nhân viên lớn, được đào tạo cơ bản về những nghiệp vụ của nhân viên
bán hàng.
- Đội ngũ nhân viên được đánh giá tương đối đồng đều, có hình thức đẹp.
- Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình.
3.2.2 Điểm yếu
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 56
- Trình độ học vấn của nhân viên không đồng đều nên công tác đào tạo khó đạt
hiệu quả cao nếu không phân chia rõ từng nhóm đối tượng.
- Tác phong, ý thức, phong cách làm việc của nhân viên không được đánh giá
cao. Đây là những yếu tố thuộc phần ý thức nên công tác giáo dục sẽ mất nhiều thời
gian.
- Nhân viên vẫn chưa được đào tạo bài bản, tác phong làm việc vẫn chưa thực sự
chuyên nghiệp.
3.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng phuc vụ của nhân viên bán hàng.
3.3.1 Tuyển chọn và bổ sung thêm nhân viên bán hàng
Quá trình tuyển chọn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của nhân viên sau
này, vì vậy khi tuyển chọn cần chú ý:
- Đảm bảo thực hiện từng bước để chọn nhân viên chính xác, đúng với yêu cầu
dặt ra trong quá trình tuyển chọn.
- Khi đánh giá nhân viên cần khoa học và trung thực.
- Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch của siêu thị và kế hoạch nguồn nhân
lực
- Tuyển chọn những nhân viên có trình độ chuyên môn cần thiết cho hoạt động
bán hàng.
- Tuyển những những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công vệc ở siêu
thị.
- Cần thẩm tra lại các thông tin nhận được khi thực hiện tuyển chọn.
3.3.2 Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên
Đây là hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nhân viên của siêu thị là điều
kiện để giúp siêu thị đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó
công tác đào tạo và bồi dưỡng càn phải được thực hiện một cách có tổ chức và có
kế hoạch.
Cần xác định chính xác đối tượng, số lượng, mục tiêu, thời gian, những kỹ năng
cần được đào tạo và bồi dưỡng để đạt kết quả cao.
3.3.3 Tổ chức công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 57
Đánh giá công việc: Đánh giá chính xác tiến trinh phân tách khá khó khăn, nên
lập một uỷ ban đánh giá, các quản đốc tham gia, các nhân viên kiểm soát, có khi mời
công đoàn, nên giải thích lợi ích cho công nhân viên biết. Nên chọ chính xác các yếu
tố căn bản, kỹ năng, trách nhiệm công việc, điều kiện làm việc, và đối chiếu với các
công việc khác.
Đánh giá công việc là một thủ tục có tính hệ thống nhằm đo lường giá trị và tầm
quan trọng của công việc, dựa trên nhiều yếu tố nhằm loại bỏ bất bình trong công
việc chỉ vì cơ cấu lương bổng bất hợp lý.
Một số phương pháp đánh giá kết quả công việc của nhân viên
Hãy để nhân viên tự đánh giá về mình: Nhân viên dù ở bất cứ vị trí nào họ
cũng đều có quyền được đánh giá kết quả làm việc của mình. Hãy để nhân viên của
bạn được quyền tự nhìn nhận kết quả công việc mà họ tạo ra theo một mẫu hướng
dẫn chung của công ty trên cơ sở mục tiêu công việc mà họ đã cam kết. Chính trong
quá trình đánh giá đó, bản thân nhân viên sẽ nhìn nhận được sự cố gắng cũng như
những điểm chưa hoàn thiện của mình và chủ động có những giải pháp thay đổi
Bản đánh giá nhân viên của riêng Siêu thị: Song song với việc để nhân viên
của mình đánh giá kết quả công việc của chính họ, mình cũng cần có một bản đánh
giá của riêng mình trên góc độ người quản lý. Cố gắng đừng để cảm xúc và những
kỳ vọng ngoài khả năng với nhân viên ảnh hưởng tới quá trình này. Cần tách biệt
giữa đánh giá kết quả công việc với đánh giá bản chất con người nhân viên bởi đó
không phải là công việc của mình lúc này. Hãy căn cứ vào mục tiêu mà mình và
nhân viên đã thống nhất, hãy thẳng thắn nhìn nhận kết quả công việc mà họ tạo ra
cho tổ chức. Hãy thực sự công tâm cho dù mối quan hệ của mình với nhân viên đó ở
bất cứ tình trạng nào. Mỗi khi đánh giá nhân viên cần nhớ nguyên tắc: ghi nhận kết
quả làm việc trước, đề xuất các giải pháp thay đổi sau.
Hãy đàm phán với nhân viên để có một bản đánh giá công minh: Chắc chắn
khi so sánh 2 bản đánh giá của mình và nhân viên sẽ có những điểm khác biệt do sự
khác biệt về góc nhìn và những kỳ vọng. Khi đó, nhiệm vụ của mình là hãy đàm
phán, phân tích để đi đến thống nhất với nhân viên.
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 58
Xác định cấu trúc công việc, bình đẳng trật tự tương quan công việc, triển khai
thứ bậc giá trị công việc để thiết kế cơ cấu lương bổng, đạt được sự nhất trí giữa các
cấp quản trị nhân viên liên quan đến công việc.
Phương pháp phân loại: Xác định một số loại hạn ngạch rồi so sánh với bảng mô
tả công việc. Có thể từ 18-20 hạn ngạch.
Phương pháp so sánh các yếu tố: Quyết định các yếu tố công việc. Điều kiện về
trí óc, kỹ năng tay nghề, điều kiện về thể lực, trách nhiệm, điều kiện làm việc. Soạn
các yếu tố này thành ma trận mức độ phức tạp của công việc, phân bổ tiền lương,
đơn giá cho mỗi yếu tố công việc thực tế và bản cân đối so sánh công việc.
Phương pháp tính điểm: Là phương pháp ấn định giá trị bằng số cho các yếu tố
công việc và tổng số các giá trị này cung cấp một bản đánh giá giá trị tương đối của
một công việc đó.
Thủ tục tiến hành:
- Lựa chọn công việc điển hình theo nhóm như tại văn phòng báng hàng
- Nhà phân tách chuẩn bị bản mô tả trình lên ủy ban đánh giá công việc
- Tỉ lệ phần trăm các yếu tố như trình độ học vấn quan trọng chiếm tỉ trọng
- Xác định mỗi yếu tố có mấy thứ bậc, ví dụ giáo dục có năm thứ bậc
- Ấn định hệ thống điểm có thể 500 hoặc 1000, xác định tổng số điểm
- Khoản cách của thứ bậc = M-m/N-1; M,m: điểm tối đa, tối thiểu. N:số thứ bậc.
- Hoàn tất công việc lập ma trận
- Có thể dùng biểu đồ đánh giá công việc
3.3.5 Có chính sách thù lao và đãi ngộ phù hợp để động viên khuyến khích
nhân viên
Đối với từng cấp nhân viên, từng bộ phận, từng chuyên ngành khác nhau nên áp
dụng chính sách khuyến khích và đãi ngộ khác nhau sao cho thật hợp lý.
Nên đặt ra cho nhân viên những mục đích cụ thể, rõ ràng (chỉ cần một mục đích,
nhiệm vụ thật chuẩn). Phải làm sao cho người lao động hiểu được rằng, để đạt được
mức thưởng cao họ phải phấn đấu như thế nào. Có những công ty đưa ra những quy
chuẩn thưởng trên cơ sở 14-15 mục đánh giá phẩm chất nhân viên. Vậy nhưng,
người lao động lại làm việc hiệu quả, và nếu như trong một khoảng thời gian nhất
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 59
định nào đó mà họ được công nhận là "đáp ứng được yêu cầu đánh giá" thì đối với
họ, đây có lẽ là một món quà tinh thần rất lớn.
Những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho nhân viên nên được thay đổi thường
xuyên. Chế độ khuyến khích và đãi ngộ lao động được coi là tương đối lý tưởng bởi
các nhiệm vụ, mục đích đặt ra cho các cán bộ phụ trách kinh doanh thường được
điều chỉnh nửa, hoặc một năm một lần: nhiệm vụ trước tiên của một cán bộ kinh
doanh mới là tìm được một lượng X khách hàng, sau đó là nhiệm vụ giữ được các
khách hàng đó, tiếp theo là nhiệm vụ bán hàng để đạt được một mức doanh thu nào
đó. Và cứ như vậy, qua mỗi lần thay đổi nhiệm vụ, những khả năng làm việc tiềm ẩn
của người lao động sẽ có cơ hội để bộc lộ và phát huy tác dụng.
- Mức tiền thưởng phải tương đối hấp dẫn đối với người lao động
Ngoài lương tháng 13, nhân viên được thưởng từ 2 - 4 tháng lương tùy theo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Siêu thị và căn cứ theo kết quả
thực hiện công việc của từng cá nhân
- Được xem xét cử đi đào tạo, huấn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ,
ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu công việc và định hướng phát triển của Siêu thị
- Có xe đưa rước đối với nhân viên ở xa
- Được thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép để đi du lịch hàng năm
- Được trang bị đồng phục hàng năm
- Chi trả các khoản bảo hiểm theo quy định của Luật lao động, Siêu thị mua bảo
hiểm tai nạn 24/24 cho bản thân Cán bộ Công nhân viên
- Được hưởng các khoản trợ cấp ốm đau, thai sản,... theo quy định của tổ chức
Công đoàn
3.3.6 Các giải pháp khác.
Các giải pháp khác:
- Lãnh đạo phải thường xuyên gặp mặt, động viên cổ vũ tinh thần làm việc cho
nhân viên để nhân viên thấy được sự quan tâm của cấp trên đối với mình và họ sẽ
làm việc năng suất hơn. Siêu thị phải tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc,
đừng tạo áp lực về khối lượng công việc quá nhiều cho nhân viên khiến họ thấy mệt
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 60
mỏi có như vậy thì họ mới luôn giữ được khuôn mặt tươi tắn để đón tiếp khách
hàng.
- Nhân viên phải được tổ chức những buổi gặp mặt nhau định kì để trao đổi kinh
nghiệm cho nhau, phải chỉ ra cho được những gì mà kỳ qua nhóm làm chưa tốt để
khắc phục. Siêu thị cần tổ chức quản lý chéo đối với các nhân viên để nhân viên
phục vụ khách hàng tốt hơn.
- Vào những ngày lễ, khối lượng khách hàng đến siêu thị đông thì nên bố trí
thêm lao động bán thời gian để giảm khối lượng công việc cho nhân viên, hạn chế
việc mất cắp hàng hóa và phục vụ khách hàng tốt hơn.
- Có thùng thư góp ý để khách hàng có thể góp ý đối với cách phục vụ của nhân
viên không làm khách hàng hài lòng đồng thời có một số ý kiến để nâng cao chất
lượng phục vụ của nhân viên bán hàng.
- Ban quản lý nên cho tổ chức những giải thưởng cho sáng kiến, nhan viên nào
có những sáng kiến thiết thực nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và tăng cường lòng
trung thành của khách hàng (vì nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
nên có thể họ đúc rút được nhiều kinh nghiệm thực tế từ quá trình mua hàng của
khách). Từ đó khơi dậy tính thi đua làm việc của nhân viên.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nhân viên bán hàng là yếu tố quan trọng nhất tác động đến đánh giá
chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ bán lẻ của siêu thị. Yếu tố này bao gồm
việc thái độ nhân viên siêu thị quan tâm đến từng khách hàng, đáp ứng yêu cầu
nhanh chóng, giải quyết than phiền trực tiếp một cách có hiệu quả, cư xử lịch sự nhã
nhặn, tạo niềm tin, cung cấp đúng dịch vụ, có kiến thức về sản phẩm và dịch vụ
cung cấp, v.v. Qua kết quả phân tích chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng của
siêu thị BigC-Huế ta thấy được mức độ hài lòng của khách hàng về nhân viên bán
hàng của siêu thị chưa được cao lắm. Cụ thể qua các tiêu chí mà khách hàng chưa
thực sự hài lòng đó là: nhân viên tươi cười hướng mắt về phía khách hàng, chào cảm
ơn khách hàng được khách hàng đánh giá không hài lòng nhất, các kỹ năng ứng xử,
giải quyết tình huống chưa được nhanh nhen,vv... Tuy nhiên nhân viên bán hàng
cũng được khách hàng đánh giá cao về bề ngoài trang phục, khả năng giải đáp thắc
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 61
mắc, hiểu biết về sản phẩm,vv… điều này nên được các nhân viên phát huy hơn nữa
để nâng cao chất lượng phục vụ của mình hơn.
Từ việc đánh giá của khách hàng vể chất lượng phục vụ của nhân viên siêu thị
Big C, tìm ra những điểm còn hạn chế trong phong cách phục vụ để từ đó đề ra
những giải pháp nhằm để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trong siêu thị
hơn nữa. siêu thị Big C cần phải không ngừng nâng cao hiệu quả làm việc của nhân
viên bán hàng. Có rất nhiều phương pháp để giúp nhân viên siêu thị cải thiện chất
lượng phục vụ trong đó các siêu thị cần phải chú trọng hơn nữa việc huấn luyện đào
tạo các kỹ năng cho nhân viên bán hàng, tổ chức các hội thảo, khóa học, bồi dưỡng
thêm các ngiệp vụ cũng như kỹ năng bán hàng nhằm giúp nhân viên hiểu rõ hơn về
tầm quan trọng của phục vụ khách hàng, có các chương trình thi đua khen thưởng,
thường xuyên tiến hành đánh giá lại chất lượng dịch vụ của nhân viên siêu thị và có
kế hoạch hành động cụ thể để cải thiện, v.v…
2. Kiến nghị
- Siêu thị nên tổ chức nhiều hơn và cụ thể hơn cho nhân viên các buổi tập huấn
về phong cách phục vụ khách hàng: từ những cử chỉ cụ thể nhất như ánh mắt, nụ
cười, tác phong làm việc với tiêu chí “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”.
- Siêu thị nên tổ chức các khóa học về sản phẩm cho nhân viên quầy hàng để họ
có những giải đáp tốt nhất cho thắc mắc của khách hàng.
- Siêu thị nên có những biện pháp cứng rắn đối với nhân viên chưa hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình và có những phần thưởng xứng đáng cho những nhân viên
làm tốt để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên hơn.
- Lãnh đạo siêu thị nên tổ chức các buổi nói chuyện thân mật với nhân viên để
động viên tinh thần làm việc của nhân viên và làm cho tinh thần đoàn kết trong
nhân viên tăng lên.
- Lãnh đạo có thể tạo điều kiện cho 1 số nhân viên có thể đi thăm quan học hỏi
kinh nghiệm phong cách phục vụ của nhân viên trong siêu thị khác để trao dồi thêm
kĩ năng làm việc cho mình hơn.
- Cần bố trí thêm nhân viên quầy thu ngân để công tác thanh toán cho khách
hàng diễn ra nhanh chóng hơn không phải để cho khách hàng đợi lâu.
Đề tài thực tập giáo trình
K42QTKDTM – NHÓM 3 62
- Siêu thị nên có chính sách thưởng ngày nghỉ cho nhân viên được nghỉ ngơi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b3_0848.pdf