Tiểu luận Nâng cao hiệu quả công tác hỏi cung

ĐẶT VẤN ĐỀ Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành bởi người và cơ quan có thẩm quyền theo những nguyên tắc luật định nhằm phát hiện, thu thập, đánh giá và củng cố chứng cứ, lập hồ sơ đề nghị truy tố kẻ phạm tội để Viện kiểm sát nhân dân có căn cứ trong việc quyết định truy tố hoặc không truy tố bị can. Việc xét xử của Tòa án có được đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng điều tra và việc tuân thủ pháp luật trong quá trình điều tra. Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra có quyền tiến hành các hoạt động điều tra khác nhau theo quy định của luật tố tụng hình sự bao gồm những hoạt động như: khởi tố bị can; hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; đối chất và nhận dạng; khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản . Hỏi cung là một hoạt động quan trọng trong quá trình điều tra nói chung. Nó mang những đặc thù riêng biệt về cách thức, thủ tục, trình tự tiến hành . Việc thực hiện tốt công tác hỏi cung có ý nghĩa lớn trong việc chứng minh vụ án hình sự. I. Khái niệm và đặc điểm của hỏi cung trong tố tụng hình sự. 1. Khái niệm. Như đã biết, tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo từ điển Luật học thì hỏi cung là hoạt động tố tụng do Điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai của người này về các tình tiết của các hành vi phạm tội. 2. Đặc điểm của hỏi cung. Hỏi cung là một hoạt động tố tụng nằm trong giai đoạn điều tra – một trong bảy giai đoạn tố tụng hình sự. Do vậy nó mang đặc trưng riêng về chủ thể tiến hành, cách thức, trình tự, mục đích tiến hành. - Chủ thể có thẩm quyền hỏi cung là Điều tra viên - là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự( theo Điều 29 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 20/8/2004). khoản 1 Điều 131 Bộ luật TTHS 2003 chỉ rõ: “việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can .”. Cũng tại khoản 3 Điều này có ghi: “trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can .”. Tại thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ở khoản 14.1 có quy định rõ những trường hợp Kiểm sát viên có quyền hỏi cung bị can: “trong quá trình điều tra, khi có yêu cầu của Cơ quan điều tra hoặc qua kiểm sát việc hỏi cung phát hiện thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thống nhất lúc nhận tội, lúc không nhận tội; bị can có khiếu nại về việc điều tra; có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực của lời khai bị can; trường hợp vị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát có thể trực tiếp gặp, hỏi cung bị can. Khi cần hỏi cung, Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng và thông báo trước cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.”. Ngoài ra, trong Quy chế tạm thời về công tác thi hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra vụ án hình sự năm 2005 của VKSNDTC cũng có quy định: “những vụ án phức tạp hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì Kiểm sát viên phải trực tiếp tham gia việc hỏi cung bị can cùng với Điều tra viên.” - Đối tượng hỏi cung là bị can. Theo Điều 49 Bộ luật TTHS thì:“bị can là người đã bị khởi tố về hình sự”. Không ai có thể bị coi là bị can nếu không có quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền. - Việc hỏi cung được thực hiện sau khi có quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, nếu chưa có quyết định khởi tố bị can thì Kiểm sát viên không có quyền hỏi cung bị can.

pdf19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4929 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nâng cao hiệu quả công tác hỏi cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTiểu luận- Nâng cao hiệu quả công tác hỏi cung.pdf
Luận văn liên quan