Tiểu luận Ngân hàng trung ương các mô hình tổ chức & vị trí pháp lý

 Không có mô hình NH TW nào là lý tưởng cho mọi quốc gia. Sự lựa chọn này không hoàn toàn nằm trong ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của từng nước.  Trong thời điểm hiện nay cũng như trong nhiều năm tới, mô hình N HN N là một cơ quan thuộc Chính phủ như hiện nay vẫn phù hợp nhất với thể chế chính trị, đặc thù kinh tế - xã hội và hệ t hống luật pháp của nước ta.  Việc nâng cao tính độc lập của N HN N là hết sức cần thiết nhưng không có nghĩa là phải tách NH NN ra khỏi bộ máy Chính phủ. Vấn đề là cần phải trao thêm quyền cho Thống đốc, người đứng đầu N HN N trong việc chủ động điều hành các công cụ chính sách tiền tệ.  Cần trao cho NHN N quyền chủ động quyết định về tài chính, tức là tự chủ về ngân sách. Có như vậy thì NHN N mới có đủ nguồn lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất

pdf25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6019 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ngân hàng trung ương các mô hình tổ chức & vị trí pháp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC & VỊ TRÍ PHÁP LÝ 2 MỤC LỤC  BẢN CAM KẾT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề t ài ------------------------------------------------------------------------------- 4 2. M ục đích & nhiệm vụ ---------------------------------------------------------------------------------- 4 3. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------ 4 4. Ý nghĩa của đề tài --------------------------------------------------------------------------------------- 5 PHẦN NỘI DUNG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN NHTW CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ I: 1.1 Khái niệm -------------------------------------------------------------------------------------------- 5 1.2 Lịch sử hình thành --------------------------------------------------------------------------------- 5 1.3 Chức năng của NHTW --------------------------------------------------------------------------- 8 a.Phát hành giấy bạc và điều hòa lưu thông tiền tệ ------------------------------------------ 8 b.Là ngân hàng của các ngân hàng -------------------------------------------------------------- 8 c. Là cơ quan xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia -------------------------- 8 d.Là ngân hàng của chính phủ-------------------------------------------------------------------- 8 1.4. Các mô hình NHTW & vị trí pháp lý 1.4.1 M ô hình N gân hàng trung ư ơng là một cơ quan trực thuộc chính phủ ------------- 9 1.4.2 M ô hình NH TW độc lập với chính phủ--------------------------------------------------- 10 1.4.2 Tính độc lập của Ngân hàng Trung ư ơng------------------------------------------------- 11 3 1.5 Vai trò của NH TW các nước trong bối cảnh hiện nay------------------------------------ 15 2. ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠ NG VIỆT NAM 2.1 Những nhược điểm trong mô hình tổ chức hiện nay ------------------------------------- 17 2.1.1Mô hình tổ chức hiện nay của N gân hàng Nhà nước Việt Nam ---------------------- 17 2.1.2 Một số nhược điểm của Mô hình tổ chức hiện nay của NHNN Việt Nam -------- 17 2.2 Định hướng mô hình tổ chức của NHTW VN theo đề xuất của nhóm -------------- 17 PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Như chúng ta đều biết, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 mà khởi nguồn từ Hoa Kỳ, một quốc gia có hệ thống tài chính hàng đầu trên thế giới, đã lan rộng hầu như khắp các nước thế giới, gây ra những hậu quả nặng nề mà đến nay chính phủ các nước vẫn còn phải làm đủ mọi cách để hạn c hế tối đa những tác động từ nó. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, chính cuộc khủng hoảng này cũng đã làm nổi bật lên vai trò của Ngân Hàng Trung Ương (NHTW) trong việc “chẩn đoán” và “kê toa” căn bệnh “khủng hoảng tài chính” nhằm giúp nền kinh tế của quốc gia đứng vững trước những “đợt dịch bệnh” tấn công dồn dập như những đợt sóng thần của biển cả. Chính NHTW với những công cụ chính sách tiền tệ của mình đã trở thành “nhân vật chính” trong việc giải cứu nền kinh tế thế giới qua khỏi cuộc đại suy thoái mang tính chất toàn cầu. Việc NHTW có triển khai và phát huy được tối đa sức mạnh các công cụ chính sách tiền tệ của mình hay không phụ thuộc rất nhiều vào mô hình và vị trí pháp lý của nó. Tại Việt Nam, hiện nay quốc hội đang thảo luận đóng góp cho “Luật Ngân Hàng Nhà Nước sửa đổi”, nên việc nghiên cứu mô hình & vị trí pháp lý của NHTW các nước trên thế giới để từ đó định hướng được mô hình NHTW cho Việt Nam là một việc làm rất cần thiết và hữu ích. Chính vì vậy mà nhóm chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài : NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC & VỊ TRÍ PHÁP LÝ 2. Mục đích & nhiệm vụ: Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích xem xét các mô hình & vị trí pháp lý của NHTW các nước trên thế giới, mô hình hiện nay của NHTW Việt Nam, những ưu nhược điểm của chúng, để từ đó định hướng được mô hình tổ chức của NHTW Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: 5 Sử dụng các tài liệu chuyên ngành về ngân hàng, kết hợp với các thông tin trên internet, các thông tư, nghị định của Chính Phủ và ngành ngân hàng cũng như diễn biến thực tế của nền kinh tế & thị trường để phân tích, so sánh, đối chiếu giữa lý thuyết với thực tế, từ đó giải quyết mục tiêu cần nghiên cứu. 4. Ý nghĩa của đề tài: Đề tài nghiên cứu này trước mắt và chủ yếu để phục vụ cho công tác học tập của Nhóm, sau đó là cơ sở để Nhóm có thể có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về NHTW. PHẦN NỘI DUNG 1. LỊC H SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN NHTW C ÁC NƯỚ C TRÊN THẾ GIỚI: 1.1 Khái niệm: Ngân hàng trung ương là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. 1.2 Lịch sử hình thành: NHTW có nguồn gốc từ các ngân hàng phát hành. Cho đến đầu thế kỷ 20, các ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do ảnh hưởng của những bài học kinh nghiệm từ cuộc Đ ại suy thoái năm 1929 - 1933 cũng như sự phát triển của các học thuyết kinh tế của K eynes (vào cuối những năm 1930) và M ilton Friedman (năm 1960) về sự cần thiết của vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế và ảnh hưởng của khối lượng tiền cung ứng đối với các biến số kinh tế vĩ mô, các nước đã nhận thức được tầm quan trọng phải thành lập một NH TW đóng vai trò quản lý lưu thông tiền tệ, tín dụng và hoạt động của hệ thống ngân hàng trong một quốc gia. Các N HTW được thành lập hoặc bằng cách quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành hiện có hoặc thành lập mới thuộc quyền sở hữu nhà nước. Các nước tư bản phát triển có hệ thống ngân hàng phát triển lâu đời như Pháp, Anh... thì thành lập N HTW bằng cách quốc hữu hoá ngân hàng phát hành thông qua mua lại cổ phần 6 của các ngân hàng này rồi bổ nhiệm người điều hành. M ột số nước tư bản khác thì N hà nước chỉ nắm cổ phần khống chế hoặc vẫn để thuộc sở hữu tư nhân nhưng N hà nước bổ nhiệm người điều hành. Ví dụ: Ngân hàng trung ương ở N hật bản (tên chính thức là Ngân hàng Nhật bản) có 55% cổ phần thuộc quyền sở hữu của N hà nước, 45% còn lại thuộc sở hữu tư nhân nhưng bộ máy quản lý ngân hàng là H ội đồng chính sách có 7 thành viên lại do Chính phủ bổ nhiệm. Ở M ỹ, Ngân hàng trung ương được gọi là Cục dự trữ liên bang (Fed), là ngân hàng cổ phần tư nhân nhưng cơ quan lãnh đạo cao nhất của N gân hàng này là Hội đồng Thống đốc có 7 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm. Còn lại hầu hết các nước khác thì thành lập N HTW mới thuộc sở hữu nhà nước CÁC NHTW ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI. Ngân hàng Thụy Điển Ngân hàng Anh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ngân hàng Trung Quốc Năm ra đời 1668 1694 1913 1979 7 1.3 Chức năng của NHTW: a.Phát hành giấy bạc và điều hòa lưu thông tiền tệ NHTW được độc quyền phát hành tiền nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia. Đồng tiền do NHTW phát hành là đồng tiền lưu thông hợp pháp duy nhất. Việc phát hành tiền của NHTW tác động trực tiếp tới tình hình lưu thông tiền tệ do đó lượng tiền và thời điểm phát hành phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế cả về số lượng lẫn cơ cấu. Đồng thời NHTW cần kiểm soát toàn bộ khối lượng tiền cung ứng, tổ chức công tác điều hòa lưu thông tiền tệ nhằm vừa đảm bảo đủ phương tiện lưu thông, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. b.Là ngân hàng của các ngân hàng Chức năng này được biết đến thông qua vai trò người cho vay cuối cùng. Ngoài ra, NHTW còn có chức năng tổ chức hệ thống thanh toán quốc gia, là nơi mở tài khoản và thực hiện trung gian thanh toán cho các ngân hàng trung gian. NHTW cũng là cơ quan có chức năng tổ chức giám sát, quản lý hoạt động của các ngân hàng trung gian 8 c. Là cơ quan xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia NHTW sử dụng các công cụ để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia thông qua việc tác động đến mức cung tiền trong nền kinh tế. Các công cụ được sử dụng cho việc thực thi chức năng này bao gồm: + Nghiệp vụ thị trường mở + Dự trữ bắt buộc + Lãi suất chiết khấu d.Là ngân hàng của chính phủ Là ngân hàng của chính phù, NHTW thực hiện các dịch vụ tiền tệ, tín dụng cho nhà nước qua các nghiệp vụ chủ yếu sau:  NHTW nhận tiền gửi của kho bạc nhà nước,  Tổ chức thanh toán giữa kho bạc với ngân hàng trung gian,  Quản lý dự trữ quốc gia và cho chính phủ vay để cân bằng thu – chi ngân sách trong những trường hợp cần thiết. 1.4. Các mô hình NHTW & vị trí pháp lý: Trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng trên thế giới ghi nhận có 3 mô hình Ngân hàng Trung Ương (NHTW) đã hình thành và phát triển. Đó là: (1) NHTW độc lập với Chính phủ, (2) NHTW là một cơ quan thuộc Chính phủ và (3) NHTW thuộc Bộ Tài chính. Hiện nay, mô hình NHTW trực thuộc bộ tài chính đã không còn được các nước trên thế giới áp dụng. Do đó, Nhóm chỉ nêu và phân tích hai mô hình: NHTW độc lập với Chính phủ và NHTW là một cơ quan thuộc Chính phủ. 1.4.1 . Mô hình N gân hàng trung ương là m ột cơ quan trực thuộc chính phủ: M ô hình NH TW là một cơ quan trực thuộc Chính phủ: là mô hình trong đó N HTW là một cơ quan ngang Bộ thuộc chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về mô hình tổ chức, nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. 9 Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nước Đông Á (H àn quốc, Đ ài loan, Singapore, Indonesia, Việt nam ...) hoặc các nước thuộc khối X HCN trước đây. Sơ đồ m ô hình Ngân hàng Trung Ương Trực thuộc Chính phủ Ưu điểm của mô hình này là Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của N HTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong thời kỳ. M ô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển. Đ iểm hạn chế chủ yếu của mô hình này là N HTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Ngoài ra, việc tạm chi cho ngân sách trung ương bù đắp thâm hụt ngân sách sẽ làm gia tăng lạm phát. Tuy nhiên, sự lớn mạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NIEs như Singapore, H àn quốc, Đài loan... nơi N HTW là một bộ phận trong guồng máy chính phủ là một bằng chứng có sức thuyết phục về sự phù hợp của mô hình tổ chức này đối với truyền thống văn hoá Á đông. 1.4.2. Mô hình N HTW độc lập với chính phủ: Là mô hình trong đó NHTW không chịu sự chỉ đạo của chính phủ mà là quốc hội. Q uan hệ giữa NH TW và chính phủ là quan hệ hợp tác. Các NH TW theo mô hình này là Hệ thống dự trữ liên bang M ỹ, N HTW Thụy sĩ, Chính phủ Ngân hàng trung ương H ội đồng chính sách tiền tệ gồm: Thống đốc NHTW và các thành viên khác 10 A nh, Pháp, Đ ức, Nhật bản và NHTW châu  u (ECB). Xu hướng tổ chức ngân hàng trung ương theo mô hình này đang càng ngày càng tăng lên ở các nước phát triển. QUỐC HỘI NH TW CHÍNH PH Ủ Theo mô hình này, NH TW có toàn quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác. Tuy nhiên, không phải tất cả các NH TW được tổ chức theo mô hình này đều đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của chính phủ khi điều hành chính sách tiền tệ. M ức độ độc lập của mỗi NH TW phụ thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu nhà nước vào cơ chế lập pháp và nhân sự của NH TW. Đ iểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó có sự kết hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ - do N HTW thực hiện và chính sách tài khoá - do chính phủ chi phối để quản lý vĩ mô một cách hiệu quả. 1.4.3 . Tính độc lập của Ngân hàng Trung ương: Các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập của NHTW: Thứ nhất, là tính độc lập về mặt chính trị của NHTW. Độc lập về mặt chính trị được giải thích là mức độ phụ thuộc về mặt thể chế, tổ chức mô hình hoạt động và cơ cấu nhân sự chỉ định của Ngân hàng Trung ương vào Chính Phủ. Điều này có nghĩa là khả năng mà các thành viên cao cấp của Ngân hàng Trung ương được bổ nhiệm hay miễn nhiệm bởi người đứng đầu Chính phủ và độ lệch của nhiệm kỳ người đứng đầu chính phủ với nhiệm kỳ của Thống đốc NHTW. Đặc biệt mức độ ảnh hưởng hay khả năng chi phối của 11 Chính phủ đến Ban điều hành của NHTW. Sự ảnh hưởng này càng lớn thì mức độ độc lập của NHTW càng ít. Thứ hai, là tính độc lập về mặt kinh tế, được định nghĩa là khả năng NHTW có thể sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách độc lập, không bị giới hạn hay ràng buộc nào về mặt thực thi chính sách. Thứ ba, là độc lập về mục tiêu hoạt động của NHTW. Các mục tiêu hoạt động cụ thể của NHTW thường được thể hiện bằng việc quy định trong luật hoạt động của NHTW mỗi nước. Độc lập về mục tiêu hoạt động thể hiện bằng việc cho quyền NHTW thiết lập mục tiêu, xây dựng mục tiêu hay chỉ thực hiện mục tiêu sau khi được Chính phủ hay Quốc hội thông qua. Thứ tư, là độc lập trong cơ chế truyền tải và công bố thông tin. Mức độ minh bạch càng cao trong việc công bố thông tin thể hiện một sự độc lập nhất định về đường lối chính sách tiền tệ mà NHTW đang theo đuổi qua đó thể hiện mức độ độc lập nhất định với các chính sách tài khóa của Chính phủ. Về phân cấp độ độc lập, IMF chia ra làm bốn cấp độ: Mức độ độc lập thứ nhất: “Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”. Đây là mức độ độc lập cao nhất. Ở mức độ này, Ngân hàng trung ương có thể quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nếu như nó không được thả nổi. Chẳng hạn, Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ- Fed được lựa chọn mục tiêu hoạt động, quyết định các chính sách tiền tệ quốc gia. Mức độ độc lập thứ hai là: “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”. Ngân hàng trung ương được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nhưng khác với kiểu độc lập về mục tiêu, độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động có một mục tiêu chủ yếu đã được xác định rõ ràng trong Luật. Ví dụ, trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của ECB quy định mục tiêu là ổn định giá cả, và ECB được quyết định chỉ tiêu hoạt động. Mức độ độc lập thứ 3 là: “Độc lập trong việc lựa chọn công cụ điều hành”. Quốc hội hoặc Chính phủ quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm tư vấn đệ trình lên chính phủ hay Quốc hội quyết định các mục tiêu chính sách tiền 12 tệ và tỷ giá. Ngân hàng Trung ương được tự do lựa chọn các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu được giao. Mức độ độc lập thứ 4 là “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí không có”: Chính phủ sẽ quyết định chính sách cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động và có quyền can thiệp không hạn chế vào quá trình triển khai thực thi chính sách. Vị trí pháp lý và mức độ độc lập của Ngân hàng Trung Ương Việt Nam: Tại Việt Nam, khái niệm về NHTW lần đầu tiên được đề cập trong Pháp lệnh NHNN năm 1990 với tên gọi là NHNN(NHNN). Đến năm 1997, Việt Nam có Luật NHNN. Năm 2003 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN và năm 2009 Dự thảo Luật NHNN sửa đổi được NHNN soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ và Quốc hội xem xét. Qua quá trình đó, có một số đặc điểm nổi bật như sau: Về địa vị pháp lý: Trong Dự thảo Luật NHNN sửa đổi được NHNN soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ xem xét vẫn giữ nguyên địa vị pháp lý của NHNN là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ. Điều này cho thấy chính bản thân NHNN vẫn chưa sẵn sàng cho một địa vị mới có tính độc lập hơn đối với Chính phủ. Tuy nhiên cũng nhấn mạnh rằng với cấu trúc thể chính trị hiện nay, các mối quan hệ có tính mật thiết giữa NHNN với các cơ quan khác của Chính phủ thì mục tiêu độc lập hoàn toàn với các quyết sách Chính phủ là một điều không khả thi. Khi địa vị pháp lý không được độc lập thì khả năng độc lập về mục tiêu và quá trình thực thi chính sách cũng ít nhiều bị giới hạn. Phương án đặt ra là từng bước nâng cao dần tính độc lập cho NHNN là cần thiết và hợp lý trong điều kiện hiện tại. Bước đi đầu tiên có tính thử nghiệm cho một NHTW độc lập là cho phép NHNN được độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu chính sách ưu tiên trong nhóm các mục tiêu được chọn lựa phù hợp với điều kiện nền kinh tế vĩ mô mà không nhất thiết phải phù hợp với các chính sách khác của Chính phủ. Về mục tiêu: Dự thảo Luật NHNN sửa đổi đã cụ thể hơn các văn bản luật trước đó về các mục tiêu hoạt động của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, cần thiết phải xác định cụ thể hơn nữa các mục tiêu chính của NHNN. Các NHTW trên thế giới thường tập trung 13 vào các mục tiêu chính như: kiểm soát lạm phát, duy trì công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, ổn định hệ thống tiền tệ và thị trường tài chính. Đồng thời NHNN cần được trao quyền lựa chọn mục tiêu cho từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện lạm phát cao thì mục tiêu chính mà NHNN cần lựa chọn là kiểm soát lạm phát. Nếu lạm phát được kiểm soát tốt thì sẽ duy trì sức sản xuất của nền kinh tế, qua đó không những giải quyết được vấn đề việc làm mà còn góp phần làm cho kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, không phải lúc nào mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng có thể đồng thời đạt được mà đôi khi phải đánh đổi giữa lạm phát cao và duy trùy ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Về quyết định thực thi chính sách: Dự thảo đã bỏ qua Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia. Vai trò Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn ở mức cao hơn, “chủ động điều hành các công cụ chính sách tiền tệ và các giải pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia” (Khoản 6 Điều 6). Thống đốc có quyền thành lập “ các Ban, Hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước” (Điều 9). Như vậy, về mặt thực thi chính sách Ngân hàng Nhà nước đã có quyền chủ động hơn so với trước đây. Nhưng để quy định mới trong Dự thảo được thực thi tốt, thì cần phải trao thêm quyền cho Thống đốc trong bổ nhiệm và quy định mức lương để thu hút các chuyên gia giỏi cho các Ban tư vấn đặc biệt. Thống đốc phải có quyền lực nhất định trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ và những chính sách khác liên quan đến hoạt động tài chính, ngân hàng dựa trên ý kiến của các chuyên gia chứ không phải thông qua Chính phủ. Về quan hệ với ngân sách: Dự thảo không có thay đổi so với Luật NHNN hiện hành. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt chính sách tiền tệ và các mục tiêu của nó cần thiết phải thêm quyền cho NHNN có thể từ chối tạm chi cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời trong những trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu thâm hụt ngân sách được Quốc hội phê duyệt hàng năm và chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị trường. 14 Về bộ máy tổ chức và công tác nhân sự: Dự thảo luật sữa đổi vẫn chưa có các đột phá về bộ máy tổ chức và nhân sự của NHNH: “Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, sử dụng cán bộ, công chức của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng trung ương” (khoản 2 Điều 11). Tuy nhiên, có một điểm mới là Thống đốc có quyền thành lập các Ban, Hội đồng tư vấn chuyên môn khi cần thiết để hổ trợ điều hành chính sách. NHNN là một cơ quan có tính đặc thù cao, điều hành toàn bộ nền tài chính tiền tệ quốc gia nên đòi hỏi phải thu hút được đội ngũ lớn những chuyên gia đầu ngành về tài chính, ngân hàng. Do đó, cần trao thêm quyền cho NHNN trong việc quy định cơ chế tiền lương phù hợp để có thể giữ và thu hút nhân tài. 1.5 Vai trò của NHTW các nước trong bối cảnh hiện nay Trong giai đoạn khủng hoảng 2007 -2008 vừa qua các NHTW đã thể hiện vai trò cứu cánh cuối cùng trong kế hoạch giải cứu các Ngân hàng thương mại. Khi khủng hoảng xảy ra trên phạm vi t oán cầu, NHTM rơi vào t ình trạng mất khả năng thanh toán, NHTW không thể không thực hiện biện pháp cấp vốn cho các NHTM thông qua việc tái chiết khấu, tái cầm cố các giấy tờ có giá. Như tháng 1/2009, Chính phủ Đức thực hiện kế hoạch 500 tỷ USD cứu ngành ngân hàng, Commerzbank là ngân hàng đầu tiên nhận 13,7 tỷ USD từ chương trình hỗ trợ này.Cùng tháng, Nhật dành 13,3 tỷ USD hỗ trợ thị trường tín dụng.Chính phủ Pháp cung cấp thêm 13,6 tỷ USD để hỗ trợ những ngân hàng cho vay lớn nhất nước. Ngày 24/06, ECB bơm 442 tỷ euro cứu ngành ngân hàng. Gói kích thích kinh tế của Mỹ đi vào lịch sử với tổng quy mô lên đến 787 tỷ USD, khi đã chiết khấu hết các giấy tờ có giá chất lượng tốt, thì Fed còn mở rộng các giấy t ờ có giá chất lượng thấp hơn và mua các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại.Việt Nam cũng tung ra gói kích thích kinh tế có t ổng giá trị gần 10% GDP tương đương với 135,6 nghìn t ỷ đồng, trong đó hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng chiếm khoảng 17 nghìn tỷ đồng. Để các ngân hàng có thể vay vớI các mức chi phí thấp thì NHTW các nước còn tiếp tục giảm lãi suất cho vay : Tại Mỹ, lãi suất ngân hàng trung ương cấp vốn cho ngân hàng thương mại đã được hạ xuống còn 0% đến 0,25%. Tại Nhật, lãi suất ngân hàng trung ương chiết khấu và tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại được hạ xuống còn 0,3%. Tháng 2/2009, Việt Nam điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn từ 9,5%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm 15 từ 7,5/năm xuống 5%/năm. Bằng các biện pháp trên NHTW đã tác động nhanh chóng đến khối lượng tiền và số nhân t iền tệ trong nền kinh tế, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức t ín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả. Với kế hoạch giải cứu hệ thống ngân hàng tại hầu hết các quốc gia thì nền kinh tế một số nước đã thoát khỏi tình trạng tăng trưởng âm kéo dài từ cuối năm 2008 đến mấy tháng đầu năm 2009. Tiêu biểu như một vài nước sau:Nhật công bố trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc ngày 30/06/2009, GDP Nhật tăng trưởng với tốc độ 3,7% (tính theo trung bình năm). Mức suy giảm của quý trước đó là 11,7%.Kinh tế Mỹ thoát suy thoái vào quý 3/2009, tốc độ tăng t rưởng với quý 2/2009 đạt 2,2%. Việt Nam sau quá trình thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất, đến ngày 24/12/2009 tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của hệ thống các ngân hàng là 412.179,83 tỷ đồng. Năm 2009, nhằm ngăn ngừa bước tiến của cuộc khủng hoảng tài chính ngày 8/10/2009, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và một số ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới bất ngờ đồng loạt cắt giảm lãi suất cơ bản. Cùng tham gia vào đợt phối hợp hành động chưa từng có này với FED, ECB và BoE còn có Ngân hàng Trung ương Canada, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ. Trong đó, 5 ngân hàng trung ương trừ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ cùng hạ lãi suất cơ bản 0,5%. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm 0,27%. Với lần cắt giảm này, lãi suất cơ bản đồng USD được đưa về mức 1,5%, lãi suất cơ bản Euro giảm còn 3,75%, lãi suất Đô la Canada còn 2,5%, lãi suất cơ bản đồng Bảng Anh còn 4,5%, lãi suất đồng Krona của Thụy Điển giảm còn 4,25%. Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm còn 6,93%. Còn ở Việt Nam, từ tháng 5 - 9/2008, NHNN điều hành chính sách tiền tệ "thắt chặt", các mức lãi suất chủ đạo được điều chỉnh tăng, lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm lên 13%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 11,7%/năm lên 15%/năm. Từ tháng 10/2008 đến nay, NHNN chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ "thắt chặt" để chống lạm phát sang "nới lỏng" nhằm mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, điều chỉnh giảm mạnh lãi suất cơ bản từ 14% - 13% - 11% - 8,5% - 7%/năm tăng trở lại 8% từ ngày 01/12/2009 đến nay,, 16 lãi suất tái cấp vốn từ 15% - 13% - 12% - 9,5% - 8% - 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13% - 11% - 12% - 10% - 7,5% - 6%/năm, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ 15% - 14,3% - 13,5% - 11% - 9% - 8% - 7,5% - 7%/năm. Với việc cắt giảm lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở của NHTW trong thời gian qua, đã ngay lập tức làm giảm lãi suất cho vay, tỷ giá, sức mua của các đồng tiền, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các NHTM . N HTW thực hiện các công cụ đó nhằm kiểm soát hoạt động cho vay và hoạt động kinh doanh của các NHTM . 2. ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Những nhược điểm trong mô hình tổ chức hiện nay 2.1.1Mô hình tổ chức hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hiện ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là một thành viên Chính phủ và hoạt động như một bộ, như một cơ quan quản lý nhà nước khác trong bộ máy Chính phủ, cơ cấu tổ chức như sau: 17 - 2.1.2 Một số nhược điểm của Mô hình tổ chức hiện nay của NHNN Việt Nam - Mô hình tổ chức được quy định theo Luật NHTW Việt Namhiện tại chưa quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như thẩm quyền của NHTW Việt Namtrong điều hành các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ. - Cuộc khủng hoảng tài chính tại các nước phát triển vừa qua cũng cho thấy mô hình tổ chức của NHTW Việt Namđã thể hiện những bất cập trong việc giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng, công tác dự báo kém, biểu hiện lúng túng và không chủ động trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Điều này dẫn đến các chính sách của NHTW Việt Namtrong thời gian qua khi ban hành thường bị “giật cục”, gặp nhiều phản ứng và gây sốc đối với nền kinh tế. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa làm tốt về việc công khai chủ trương, chính sách và những thông tin cần thiết về tiền tệ, ngân hàng cho công chúng thường xuyên, kịp thời tạo lòng tin của công chúng vào chính sách của Nhà nước trong 18 bối cảnh thông tin có rất nhiều chiều và từ rất nhiều nguồn của nền kinh tế thị trường. Phát ngôn của Ngân hàng Nhà nước đối với công chúng còn thiếu chuyên nghiệp, chậm trễ, thiếu minh bạch và đôi khi “nói không đi đôi với làm”. Những nhược điểm như trên chỉ là một phần nhỏ so với thực tế, tất cả xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ đạo vẫn là NHTW Việt Nam chưa được trao đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm tương ứng với vai trò và sứ mệnh là Ngân hàng Trung ương của một quốc gia theo thông lệ. 2.2 Định hướng mô hình tổ chức của NHTW VN theo đề xuất của nhóm + Việc xây dựng mô hình tổ chức của Ngân hàng TW Việt Nam phải căn cứ vào trình độ phát triển, thể chế chính trị của Việt nam. Không thể áp dụng một cách máy móc các mô hình của một nước khác vào Việt Nam và việc cải cách cũng phải có lộ trình để thích ứng với những thay đổi. + Việc xây dựng mô hình tổ chức của NHTW Việt Namkhông phải hiểu đơn giản là tách ra khỏi Chính phủ hay không mà là phải nâng cao tính độc lập của NHTW Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ, phải trao cho NHTW Việt Nam quyền làm một NHTW thực sự, chí ít cũng được chủ động lựa chọn các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ để thực thi tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình: + Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy một mô hình NHTW độc lập giúp kiểm soát lạm phát tốt hơn, giảm thâm hụt ngân sách nhưng không đồng nghĩa với việc nó sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế cao. Duy trì lạm phát thấp là một mục tiêu quan trọng vì nó không những tạo điều kiện cho việc phân bổ có hiệu quả hơn các nguồn lực của nền kinh tế mà còn giúp duy trì tính ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội: Bảng 1: Mức độ độc lập NHTW với hiện trạng kinh tế tại các nước phát triển 19 Nguồn: duthaoonline.quochoi.vn - Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với mức lạm phát bình quân (Nghiên cứu của Alesina và Summers, 1993) Trong số những nước đã phát triển có mô hình NHTW độc lập, nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa sự độc lập của NHTW với lạm phát. Nghiên cứu của Alesina và Summers (1993) dựa trên các quan sát giai đoạn từ 1955 đến 1988 cho thấy có mối quan hệ nghịch biến khá rõ giữa tính độc lập của NHTW với lạm phát bình quân và với sự biến thiên của chỉ số lạm phát. Điều đó cho thấy cách thức độc lập của NHTW cũng có ảnh hưởng theo những mức độ khác nhau đến lạm phát. Mức độ độc lập của NHTW càng cao thì mức lạm phát bình quân càng giảm, như vậy mức độ độc lập của NHTW phản ánh trình độ điều hành các chính sách vĩ mô của nền kinh tế, những nước có NHTW độc lập thì việc quản lý giá cả sẽ được thực thi tốt hơn và ngược lại. Hình 1. Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với mức lạm phát bình quân 20 Nguồn: Alesina và Sum mers, 1993 - Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với thâm hụt ngân sách (Nghiên cứu của Pollard, 1993): Kết quả nghiên cứu của Pallard cho thấy: Ở các NHTW các nước có mức độc lập cao có mức độ thâm hụt ngân sách thấp và ngược lại. Điều này chứng tỏ mức độ độc lập của NHTW phản ánh trình độ quản lý ngân sách của một quốc gia, nhóm những nước có NHTW hoạt động có m ức độ độc lập cao thì việc quản lý chi tiêu sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn và ngược lại. Hình 3. Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với thâm hụt ngân sách 21 Nguồn: Pollard, 1993 - Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với tăng trưởng Nghiên cứu của Alesina và Summers cho thấy mức độ độc lập của NHTW và tăng trưởng GNP thực bình quân không có quan hệ nhiều. Vì vậy, nếu theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần thì việc lựa chọn mô hình NHTW sẽ không phải là yếu tố quyết định. Chẳng hạn, Thuỵ Sĩ là nước có NHTW độc lập nhất nhưng lại có mức độ tăng trưởng thực thấp hơn mức bình quân của các nước trong mẫu. Trong khi đó, Tây Ban Nha là nước có NHTW độc lập không cao nhưng lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhất. NHTW New Zealand cũng có mức độ độc lập không cao nhưng lại có tốc độc tăng trưởng kinh tế thấp. Hình 5. Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với tăng trưởng GNP thực bình quân 22 Nguồn: Alesina và Sum mers, 1993 - Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với thất nghiệp Nghiên cứu của Alesina và Summers cho thấy không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào giữa chỉ số độc lập của NHTW với tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế. Hình . Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với thất nghiệp bình quân Nguồn: Alesina và Sum mers, 1993 23 - Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với lãi suất Nghiên cứu của Alesina và Summers cho thấy không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào giữa chỉ số độc lập của NHTW với tình lãi suất của nền kinh tế. Hình 10. Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với lãi suất thực bình quân Nguồn: Alesina và Sum mers, 1993 24 PHẦN KẾT LUẬN Qua nghiên cứu và phân tích các mô hình và vị trí pháp lý của NHTW các nước trên thế giới nói chung cũng như tại Việt nam nói riêng, nhóm chúng tôi nhận thấy:  Không có mô hình NHTW nào là lý tưởng cho mọi quốc gia. Sự lựa chọn này không hoàn toàn nằm trong ý muốn chủ quan mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của từng nước.  Trong thời điểm hiện nay cũng như trong nhiều năm tới, mô hình NHNN là một cơ quan thuộc Chính phủ như hiện nay vẫn phù hợp nhất với thể chế chính trị, đặc thù kinh tế - xã hội và hệ thống luật pháp của nước ta.  Việc nâng cao tính độc lập của NHNN là hết sức cần thiết nhưng không có nghĩa là phải tách NHNN ra khỏi bộ máy Chính phủ. Vấn đề là cần phải trao thêm quyền cho Thống đốc, người đứng đầu NHNN trong việc chủ động điều hành các công cụ chính sách tiền tệ.  Cần trao cho NHNN quyền chủ động quyết định về tài chính, tức là tự chủ về ngân sách. Có như vậy thì NHNN mới có đủ nguồn lực để thực thi chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất Việc nghiên cứu đề tài của nhóm mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy, nhóm chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô và các bạn để giúp chúng tôi hoàn thiện hơn đề tài này. Nhóm chúng tôi cũng cảm ơn Thầy Hoàng Công Gia Khánh đã giảng dạy và gợi mở cho chúng tôi nhiều ý kiến quý báu nhằm hoàn tất đề tài này. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO   Tác giả Nguyễn Quang A - Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước- Báo Lao Động Cuối tuần số 31 Ngày 02/08/2009  TS. Hoàng Công Gia Khánh – Tóm tắt bài giảng TTNH - 2008  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003  Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam năm 1997  PGS.TS Lê Văn Tề, Tiền tệ và ngân hàng, NXB Lao Động – Xã Hôi - 2008  Tác giả Nguyễn Quang Thép– Tạp Chí Ngân Hàng Số 19 - 2006  TS Lê Thị Thu Thủy– Góp ý Dự thảo Luật NHNN Việt Nam sửa đổi - 2009  ThS. Phan Anh Tuấn – Đề cương bài giảng môn Lý thuyết TCTT – 2008  Trang web Bách Khoa Toàn Thư Mở  Trang web NHNN Việt Nam  Trang web scribd uong  Trang web Tuần Việt Nam  M ột số nguồn tư liệu khác như báo chí, tài liệu thư viện , vv…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nhtw_nhom_1_7043.pdf
Luận văn liên quan