Tiểu luận Nghiệp vụ thanh toán ngân hàng

Về cơ chế chính sách: khi tham gia vào hệ thống TTĐTLNH (Citad) của NHNN, một số ngân hàng vẫn chưa được phép thanh toán giá trị thấp. Lý do: tại Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế TTĐTLNH có quy định: để đ ược tham gia thanh toán giá trị thấp, các đơn vị tham gia phải thiết lập hạn mức nợ ròng và ký qu ỹ bằng giấy tờ có giá trị giá 10% hạn mức nợ ròng đã thiết lập. Do các ngân hàng này không có giấy tờ có giá để làm tài sản thế chấp nên NHNN chưa cho phép tham gia. Điều này gây bất lợi cho ngân hàngvề mặt chi phí do mức phí thanh toán giá trị thấp thấp hơn khá nhiều so với mức phí thanh toán giá trị cao. Về công nghệ và chương trình: hàm lượng công nghệ thông tin trong các giao dịch thanh toán thấp. Các phần mềm liên quan như CTĐT nội bộ, Kế toán tuy đã đáp ứng được yêu cầu của thanh toán nhưng đã bộc lộ những bất cập cần phải thay thế, nâng cấp về tốc độ xử lý, tính an toàn bảo mật, giao tiếp với các kênh thanh toán khác Việc thanh toán đư ợc thực hiện qua nhiều phần mềm khác nhau. Do vậy, cán bộ thanh toán phải thực hiện nhiều thao tác thủ công. Ảnh hưởng đến tính an toàn, chính xác, nhanh chóng của việc thanh toán.

pdf40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4360 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiệp vụ thanh toán ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chủ tài khoản làm thủ tục xin mua séc trắng tại đơn vị nơi mình mở tài khoản. (2a) Người bán giao hàng cho người mua. (2b) Người mua phát hành séc giao trực tiếp cho người bán. (3) Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ hoặc chuyển nhượng séc. (4a) Đơn vị thanh toán ghi nợ tài khoản của người phát hành rồi gửi giấy báo nợ. (4b) Đơn vị thanh toán ghi có tài khoản người thụ hưởng hoặc cho người thụ hưởng rút tiền mặt. 2.1.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi: 2.1.2.1 Khái niệm: Ủy nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hóa dịch vụ hoặc chuyển vào một tài khoản khác của chính mình. 2.1.2.2 Quy trình lập chứng từ và thanh toán: Chú thích: (1) Bên bán giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho bên mua. (2) Bên mua lập ủy nhiệm chi theo mẫu gửi đến ngân hàng phục vụ mình để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho bên bán. (3) Ngân hàng bên mua kiểm tra ủy nhiệm chi do bên mua chuyển đến, nếu hợp lệ thì trích tiền trên tài khoản của bên mua để trả tiền cho bên bán. (4) Ngân hàng bên bán ghi có vào tài khoản của bên bán. 2.1.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu: 2.1.3.1 Khái niệm: Ủy nhiệm thu là thể thức thanh toán được tiến hành trên cơ sở giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa đơn do người bán lập, chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu hộ tiền từ người mua, với điều kiện hai bên mua bán phải thống nhất với nhau, và phải thông báo cho ngân hàng về việc áp dụng thể thức ủy nhiệm thu để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh toán. 2.1.3.2 Quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm thu: Chú thích: (1) Căn cứ vào hợp đồng đã ký bên bán tiến hành gửi hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho bên mua. (2) Bên bán lập UNT(4liên) kèm theo các hóa đơn, vận đơn liên quan gửi đến ngân hàng phục vụ mình, hoặc gửi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ người mua (2’) để nhờ thu hộ tiền. (3) Ngân hàng bên bán kiểm tra bộ chứng từ UNT, nếu hợp lệ và khớp đúng ghi ngày tháng nhận chứng từ vào UNT, ghi ngày tháng kiểm soát, gửi 3 liên(1,2,3) và các chứng từ kèm theo cho NH phục vụ người mua. (4) NH bên mua nhận được 3 liên UNT và các hóa đơn thì kiểm tra kĩ lưỡng tính hợp lệ khớp đúng của chứng từ thanh toán, sự phù hợp tất yếu giữa các chứng từ hóa đơn, vận đơn và UNT. Nếu tất cả hợp lệ, đúng đắn và phù hợp với các điều kiện thanh toán mà bên mua thông báo cho ngân hàng, NH bên mua ghi chéo ngày nhận và ngày thanh toán vào UNT rồi trích tài khoản của bên mua để thanh toán cho người bán, thông qua ngân hàng bên bán theo phương thức thích hợp. Gửi liên 3 UNT cho NH bên bán. (4a) Việc thực hiện thanh toán tại NH bên mua phải hoàn thành trong phạm vi một ngày làm việc kể từ ngày nhận được UNT. Nếu tài khoản bên mua không đủ tiền để thanh toán thì phải chờ khi TK có đủ tiền mới thanh toán đồng thời tính số tiền phạt để chuyển đến cho bên bán. (4b) NH bên mua đóng dấu “đã thanh toán” lên các chứng từ hóa đơn, vận đơn, gửi cho bên mua kèm liên 2 UNT. Bên mua dùng bộ chứng từ này để nhận hàng. (5) Khi nhận được tiền từ NH bên mua chuyển đến hoặc nhận được giấy báo Có theo phương thức thanh toán giữa hai NH, NH bên bán ghi có vào TK bên bán ròi ghi ngày tháng thanh toán vào UNT và gửi cho bên bán. 2.1.4 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng: 2.1.4.1 Khái niệm: Thẻ ngân hàng là một loại công cụ thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành và bán cho các đơn vị, cá nhân để họ sử dụng trong thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay tại các máy ATM. 2.1.4.2 Phân loại thẻ: Tại Việt Nam, các NHTM đang phát hành và sử dụng chủ yếu 2 loại:  Thẻ thanh toán: thẻ thanh toán áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng trong và ngoài nước, với điều kiện khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng. Những khách hàng đặc biệt, được ngân hàng tin tưởng, được phép chi vượt số dư tài khoản của mình trong hạn mức cho phép (thấu chi), trường hợp này gọi là thẻ ghi nợ.  Thẻ tín dụng: là loại thẻ áp dụng cho những khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng phát hành thẻ cho vay vốn để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. Khách hàng sau khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng sẽ được ngân hàng cấp thẻ tín dụng với một hạn mức tín dụng để thanh toán với người bán. Sau khi sử dụng thẻ khách hàng phải trả nợ gốc cho ngân hàng phát hành thẻ trong thời gian quy định. 2.1.4.3 Quy trình thanh toán bằng thẻ ngân hàng Chú thích: (1a) Người sử dụng thẻ liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ. (1b) Ngân hàng phát hành thẻ phát hành và cung cấp thẻ thanh toán cho khách hàng theo từng loại phù hợp với đối tượng và điều kiện đã quy định. (2) Người sử dụng thẻ liên hệ mua hàng hóa dịch vụ của các công ty, xí nghiệp đồng ý tiếp nhận thanh toán bằng thẻ. (3) Trong 10 ngày làm việc, người tiếp nhận thẻ cần nộp biên lai vào ngân hàng đại lý dể đồi tiền kèm theo các hóa đơn chứng từ hàng hóa có liên quan. (4) Trong phạm vi 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai và chứng từ hóa đơn, nếu hợp lệ, ngân hàng đại lý trả tiền cho người tiếp nhận theo số tiền phản ánh ở biên lai. (5) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ lập bảng kê và chuyển biên lai đã thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ. (6) Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh toán trên cơ sở các biên lai hợp lệ. (7) Ngân hàng phát hành và người sử dụng hoàn tất quy trình sử dụng thẻ. Với những phương thức thanh toán trong nước đã nêu trên, tại Việt Nam, việc ứng dụng các phương thức này đang ngày càng trở nên phổ biến. Thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ 21, thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong thanh toán không dùng tiền mặt với sự ra đời của nhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần như trước đây xuống chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn) và thậm chí chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn). Từ chỗ chỉ có khoảng 135.000 tài khoản vào năm 2000, đến cuối năm 2004số tài khoản đã tăng gần 10 lần lên 1.297.000 tài khoản và năm 2007 là trên 7 triệu tài khoản. Tốc độ tăng trung bình mỗi năm từ 130%-150% về số tài khoản và 120% về số dư. Theo Vụ Thanh toán của NHNN, hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được thiết lập, kết nối ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Từ chỗ chỉ có hơn 300 máy ATM và khoảng 7000 POS năm 2003, đến cuối tháng 5/2010, cả nước có gần 11.000 máy ATM, hơn 37.000 các điểm chấp nhận thẻ POS được lắp đặt và trên 24 triệu thẻ với 48 tổ chức phát hành thẻ và hơn 190 thương hiệu thẻ. Hệ thống ATM, POS đã được kết nối thành một hệ thống trong đó 3 liên minh thẻ Banknet, Smartlink, VNBC đã kết nối liên thông 10 thành viên là những NHTM có số lượng thẻ phát hành chiếm 87% tổng số thẻ phát hành của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và 75% số lượng ATM trên toàn quốc. Biểu đồ 1: Số lượng máy ATM và POS từ năm 2003 đến tháng 5/2010 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN và Hiệp hội thẻ ngân hàng) Thẻ ngân hàng mang lại khá nhiều tiện ích như chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại POS, trả phí định kỳ với các khoản thanh toán thường xuyên (tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet), mua hàng trực tuyến tại các siêu thị online,... Ngoài dịch vụ thẻ, các ngân hàng cũng chú trọng tới các loại sản phẩm, dịch vụ hiện đại, tiện lợi hơn như ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, ví điện tử... Các tổ chức không phải là đơn vị tín dụng chuyên cung cấp các giải pháp trung gian, hỗ trợ dịch vụ thanh toán như MobiVi, VietUnion, M_Service… đã được hình thành và ngày càng có sự liên kết chặt chẽ với ngân hàng, công ty viễn thông. Biểu đồ 2: Tỷ trọng thanh toán trong nền kinh tế Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNN Tuy nhiên, việc mở rộng và sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng trong khu vực dân cư vẫn còn ở mức khiêm tốn. Tỷ trọng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần từ mức 23,7% năm 2001 xuống còn 13% - 15% năm 2010 nhưng vẫn còn cao so với thế giới. Tỷ trọng này ở các nước phát triển như Thụy Điển là 0,7%; Na Uy là 1%, còn ở các nước đang phát triển như Trung quốc cũng chỉ ở mức 9,7%, Thái Lan là 6,3%. Một số nguyên nhân của vấn đề hạn chế trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam có thể kể đến như sau: - Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Nhiều người dân còn mang tấm lý “để tiền trong tài khoản ngân hàng thì không yên tâm”. Còn không ít người dân cho rằng, cứ phải tiền trong tay mới là tiền của mình, còn để trong tài khoản thì không biết thế nào. Trong mua sắm cũng vậy, phần đông người mua và người bán vẫn quen thực hiện theo phương thức thanh toán bằng tiền mặt ngay khi giao hàng, vì người tiêu dùng lo ngại khi mua hàng qua mạng có thể sẽ mua phải sản phẩm không dùng được hoặc chất lượng không đạt như mong muốn hoặc thậm chí là không nhận được hàng hoá mặc dù tiền đã được chuyển khoản, trong khi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Ngoài ra, niềm tin của người dân vào chiếc máy ATM cũng còn thấp sau không ít những vụ việc mất an ninh, giao dịch bị lỗi, đánh cấp mã pin, máy ATM bị rò rĩ điện nên người dân cũng ngại thực hiện các giao dịch trên máy ATM. Khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt và cũng vì thế chiếc máy ATM ở Việt Nam được gọi là máy rút tiền tự động trong khi bản chất của ATM là máy giao dịch tự động. - Những bất cập trong hành lang pháp lý Thời gian qua, mặc dù hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện khá nhiều song vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2005 nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,…). Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng, để cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ. Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng thương mại điện tử. - Những hạn chế của các sản phẩm dịch vụ được cung cấp Chất lượng, tiện ích và tính đa dạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu của nhiều loại đối tượng sử dụng. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chưa đạt được tính tiện ích và phạm vi thanh toán để có thể thay thế cho tiền mặt. Phương thức giao dịch chủ yếu tiếp xúc trực tiếp và mặt đối mặt. Để được nhận một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các chủ thể tham gia thường phải đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Phương thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như giao dịch qua internet, qua mobile, homebanking... còn ở quy mô nhỏ hẹp. Tính cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vẫn ở mức thô sơ và phát triển dưới mức tiềm năng. Cạnh tranh bằng thương hiệu, chất lượng dịch vụ chưa phổ biến. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thay vì sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc tạo ra giá trị gia tăng trên sản phẩm cùng loại trên thị trường lại tập trung vào yếu tố giá cả nhằm đánh bại đối thủ cạnh tranh. Điều đó không chỉ làm tổn hại chính lợi nhuận của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà còn tổn hại tới sự gắn kết chính bản thân họ và khách hàng. Hơn nữa, khi cạnh tranh bằng giá, các tổ chức cung ứng dịch vụ sẽ tìm mọi cách giảm giá thay vì phải tăng chất lượng dịch vụ và cải tiến phương thức phục vụ, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ và điều này sẽ hạn chế sự phát triển thị trường này. Khi khách hàng không nhận thấy sự khác nhau, họ sẽ dễ dàng từ bỏ một sản phẩm dịch vụ để chuyển sang sản phẩm khác chỉ đơn giản vì phí rẻ hơn, và như vậy, các tổ chức cung ứng sẽ rất khó duy trì được cơ sở khách hàng của mình. - Những hạn chế về hạ tầng kỹ thuật Một trở ngại không nhỏ nữa đối với quá trình thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là sự thiếu thống nhất trong hệ thống các thiết bị tiếp nhận thẻ tại Việt Nam. Người dùng thẻ thanh toán tại Việt Nam gặp khó khăn do hệ thống chấp nhận thẻ của các ngân hàng chưa có sự liên thông đầy đủ. Thực tế hiện nay ở một số trung tâm mua sắm và siêu thị có trang bị POS nhưng lượng khách thanh toán qua thẻ chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi các máy POS này chỉ chấp nhận thẻ VISA và Master chứ chưa dùng được cho các thẻ nội địa, vì thế gây bất tiện cho người dùng. Thời gian gần đây, trước sự đòi hỏi của thị trường và cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng, tình hình đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng đã được cải thiện. Tuy nhiên, vì trong phát triển hoạt động thanh toán, vốn đầu tư đòi hỏi rất lớn mà thời gian thu hồi lại lâu mà hiệu quả đầu tư cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn, nên thường các ngân hàng lớn mới có khả năng tập trung vốn đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán. 2.2 Thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác để hoàn thành các quan hệ kinh tế, thương mại, quan hệ xã hội, ngoại giao..Thanh toán quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay khi các quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Không nằm ngoài xu hướng đó, các ngân hàng Việt Nam đã không ngừng phát triển, đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán quốc tế của mình. Trong thanh toán quốc tế, người ta sử dụng nhiều loại phương tiện thanh toán khác nhau, có thể kể đến như:  Hối phiếu: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày xác định. Hối phiếu là một phương tiện thanh toán quốc tế phổ biến được sử dụng và luân chuyển rộng rãi nhờ phương pháp ký hậu. Bên cạnh đó, như chúng ta cũng đã biết cùng với sự phát triển của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, được sự đảm bảo chi trả của ngân hàng ( là phát hành tín dụng thư, ngân hàng xác nhận....), hối phiếu đã và đang được sử dụng trong hoạt động thanh toán tế một cách tin cậy. Các thành phần tham gia vào việc thanh toán hối phiếu bao gồm: người ký phát,người bị ký phát (người trả tiền), và người thụ hưởng Có nhiều loại hối phiếu khác nhau tùy theo từng tiêu chí phân loại. Nhìn chung, nếu căn cứ theo thời hạn của hối phiếu, ta có hai loại hối phiếu phố biến là hối phiếu trả ngay (At sight) và hối phiếu trả sau trong đó thời hạn hối phiếu cũng như cơ sở tính ngày đáo hạn ( chẳng hạn như ngày Bill of lading, ngày ký phát hối phiếu...) được thể hiện rõ trong hối phiếu. Mẫu hối phiếu:  Kỳ phiếu (lệnh phiếu): Ngược lại với hối phiếu, kỳ phiếu do người mua ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác. Kỳ phiếu hiện nay ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế như hối phiếu  Séc Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện về trả tiền do một khách hàng chủ tài khoản của ngân hàng ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ định trên séc hoặc trả theo lệnh của người ký phát séc hoặc trả tiền cho người cầm séc. Các bên tham gia vào quá trình thanh toán séc bao gồm: người kí phát séc, người thụ lệnh ( ngân hàng giữ tài khoản thanh toán của người ký phát séc) và người thụ hưởng. Một số loại séc có thể kể đến như: séc đich danh chỉ rõ người thụ hưởng trên séc, séc theo lệnh được chuyển nhượng nhờ thủ tục ký hậu, séc du lịch.....Do tính chất phức tạp của hoạt động thanh toán quốc tế cũng như các rủi ro nảy sinh của việc sử dụng séc trong thanh toán quốc tế nên ở nước ta séc ít được sử dụng. Hiện nay chỉ có séc du lịch, đặc biệt được phát hành bởi các thương hiệu nổi tiếng như American Express được ưa chuộng hơn cả bởi tính phổ biến trong thanh toán đáp ứng phần lớn nhu cầu của các khách hàng cá nhân đi du lịch, học tập ở nước ngoài.  Thẻ Thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại và khá phổ biến hiện nay, đặc biệt nó được sử dụng rộng rãi và thường xuyên hơn trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như hoạt động thương mại điện tử. Cùng với sự ra đời và phát triển của các hình thức bảo mật tiên tiến như vạch từ, CHIP,...thẻ thanh toán ngày càng trở thành một công cụ thanh toán khá phổ biến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại nhiều tiện ích trong cuộc sống. Chính vì lẽ đó, hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiệnnay đều thực hiện ký kết các hợp đồng hợp tác liên kết với các thương hiệu thẻ quốc tế phổ biến như Master, Visa, UnionPay....cho ra đời các sản phẩm thẻ thanh toán theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng của khách hàng. Tóm lại, mỗi một phương tiện thanh toán đều có những ưu và nhược điểm khác nhau phù hợp cho hoạt động kinh tế hay phi kinh tế. Do đó, tùy theo từng trường hợp mà mỗi phương tiện thanh toán trên được sử dụng hay không. Nhằm để xử lý các mối quan hê giữa các bên liên quan đến việc thanh toán theo một trinh tự nhất định, người ta sử dụng một trong những phương thức thanh toán sau: 2.2.1 Phương thức chuyển tiền: Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định. Quy trình chuyển tiền bằng điện Chú thích: (1) Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ hàng hóa hoặc các thỏa thuận. (2) Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng của mình chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. (3) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền. (4) Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi. (5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền. (6) Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi. Tùy theo thỏa thuận giữa người chuyển tiền và người thụ hưởng mà việc thực hiện nghĩa vụ ở bước (1) có thể được tiến hành trước hoặc sau khi viêc thanh toán hoàn tất. Trong phương thức thanh toán này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán để hưởng phí dịch vụ. Tuy nhiên, việc thanh toán phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của Ngân hàng chuyển tiền Người yêu cầu chuyển tiền Người hưởng lợi Ngân hàng trả tiền 4 3 2 1 6 5 pháp luật nhằm chứng minh tính xác thực của giao dịch, đúng mục đích, phục vụ cho công tác phòng chống rửa tiền quốc tế. 2.2.2 Phương thức nhờ thu: 2.2.2.1 Nhờ thu trơn (Clean collection) Phương thức nhờ thu trơn là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ. Quy trình nghiệp vụ nhờ thu trơn Chú thích: (1) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ và gửi trực tiếp chứng từ giao hàng cho người nhập khẩu. (2) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ ký phát một hối phiếu, một hóa đơn đòi tiền người nhập khẩu và viết lệnh nhờ thu ủy thác cho ngân hàng nước mình thu tiền từ người nhập khẩu. (3) Ngân hàng chuyển ủy thác cho ngân hàng đại lý của nước mình ở nước người nhập khẩu bằng thư nhờ thu và kèm với hối phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu ngân hàng này thu tiền từ người nhập khẩu. (4) Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu người nhập khẩu trả tiền nếu là hối phiếu trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền nếu là hối phiếu trả chậm. (5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người hưởng lợi, nếu nhờ thu hối trả chậm thì ngân hàng sẽ chuyển trả hối phiếu đã được người nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán. 7 2 Ngân hàng chuyn Ngi hng li Ngân hàng thu Ngi tr tin 6 1 3 4 5 (6) Ngân hàng đại lý báo có tài khoản của ngân hàng chuyển. (7) Ngân hàng chuyển báo có tài khoản của người hưởng lợi. Theo phương thức thanh toán này, ta thấy phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán: Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Như vậy thông thường hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán. Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu, từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập khẩu từ chối. Vì vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phương thức này. Nếu áp dụng phương thức thanh toán này, thì chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin cậy của nhau, giá trị hàng hóa nhỏ , thăm dò thị trường , hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ… đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng cũng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán.Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. 2.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) Phương thức nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanh toán áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định. Có ba loại nhờ thu kèm chứng từ: Một là, nhờ thu trả tiền đổi lấy chứng từ - D/P (Documents Against Payment). Loại này thường được áp dụng trong mua bán trả ngay, người bán yêu cầu ngân hàng chỉ trao chứng từ cho người mua khi người mua đã trả tiền hối phiếu cho người ký phát. Hai là, nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ - D/A (Documents Against Acceptance), người bán yêu cầu ngân hàng chỉ trao chứng từ cho người mua khi người mua chấp nhận trả tiền hối phiếu do người bán ký phát. Ba là, nhờ thu trao chứng từ khi thực hiện các điều kiện khác – D/TC (Documents Against other Terms and Conditions), người bán yêu cầu ngân hàng chỉ trao chứng từ cho người mua khi người mua chấp nhận các điều kiện khác do người bán yêu cầu. Ngân hàng chuyn Ngi hng li Ngân hàng thu Ngi tr tin 6 7 2 1 3 4 5 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ Chú thích: (1) Giao hàng. (2) Lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu. (3) Ủy thác cho ngân hàng đại lý thu hộ tiền. (4) Xuất trình hối phiếu đòi tiền và yêu cầu thực hiện các điều kiện nhờ thu: D/P, D/A, D/TC. (5) Người trả tiền chấp nhận hay từ chối thanh toán. (6) Ngân hàng thu thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán. (7) Ngân hàng chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán. Trong phương thức này, nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng. Như vậy, phương thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán. Như vậy, trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này dảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Đã có sự ràng buộc chặc chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm. 2.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Thư tín dụng (Letter of credit- L/C): là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này ở nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho người hưởng lợi (người xuất khẩu) cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định trong phạm vi thời hạn quy định, với điều kiện người hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với nội dung, điều kiện quy định trong thư tín dụng. Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 5 Ngi hng li Ngi yêu cu Chi nhánh ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo Ngân hàng phát hành 7 6 3 5 2 1 6 7 8 8 1 1 4 Chú thích: (1) Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ. (2) Phát hành L/C qua ngân hàng đại lý cho người xuất khẩu hưởng lợi. (3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản L/C gốc cho người hưởng lợi. (4) Giao hàng. (5) Xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. (6) Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêu cầu. (7) Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán. (8) Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ. Với những điều khoản chặt chẽ hơn, đảm bảo được quyền lợi của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngoài các phương thức nêu trên, còn có phương thức COD & CAD.CAD Cash against documents , hay COD: Cash on delivery là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng ngọai thương sẽ yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận. Quy trình thanh toán: (1) Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở cho mình một tài khỏan tín thác, số dư tài khỏa bằng 100% trị gía hợp đồng và nó được dùng để thanh toán cho nhà xuất khẩu, theo đúng bản ghi nhớ (Memorandum) thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng . (2) Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu biết . (3) Nhà xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng . (4) Nhà xuất khẩu lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng. (5) Ngân hàng kiểm tra chứng từ , đối chiếu với bản ghi nhớ ,nếu phù hợp thì thanh toán cho nhà xuất khẩu. (6) Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín thác. Nhìn chung, các hoạt động thanh toán quốc tế đã và đang diễn ra một cách thường xuyên và các ngân hàng ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong tiến trình thanh toán quốc tế. Hiện nay, việc thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT, các ngân hàng tham gia vào hệ thống với tư cách thành viên.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ đóng vai trò kiểm tra giám sát báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của toàn hệ thống ngân hàng theo định kỳ phục vụ cho công tác quản lý cân cân thanh toán quốc tế cũng như công tác phòng chống rửa tiền (AML) đảm bảo cho hoạt động thanh toán ngân hàng minh bạch, hiệu quả. 3. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG: 3.1 Tổ chức và điều hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng: Các NHTM, các tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng, để phục vụ thanh toán chuyển tiền giữa người mua với người bán, giữa người trả tiền với người thụ hưởng… Trong quá trình thực hiện thanh toán nếu có phát sinh thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản tại một ngân hàng, hoặc tại hai ngân hàng nhưng nằm trong cùng một hệ thống của ngân hàng đó, thì các ngân hàng này tự tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ. Tổng giám đốc các NHTM sẽ quy định các điều kiện tiêu chuẩn, thủ tục và quy trình thanh toán của hệ thống thanh toán nội bộ. Trường hợp nếu người mua, người trả tiền có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nhưng người bán, người thụ hưởng lại có tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng khác thì phải thông qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng, tức nảy sinh vấn đề luân chuyển thanh toán giữa ngân hàng này với ngân hàng khác. Trong trường hợp như vậy, các NHTM, các TCTD cần có sự giúp đỡ của NHTW để thực hiện và hoàn thành quá trình thanh toán. Về cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán liên ngân hàng, NHNN đã ban hành các văn bản sau đây để điều hành hoạt động thanh toán: 1. Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Ngày văn bản có hiệu lực: 01/01/2002. 2. Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng. Ngày văn bản có hiệu lực: 1/1/2002 3. Quyết định số 456/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng. Ngày văn bản có hiệu lực: 18/6/2003 4. Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 về việc ban hành Qui trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. Ngày văn bản có hiệu lực: 23/6/2003 5. Quyết định số 50/2007/QĐ-NHNN ngày 28/12/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành mức thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Ngày văn bản có hiệu lực: 01/4/2008 6. Quyết định số 83/QĐ-NH2 ngày 09/04/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế ngân hàng thành viên tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng. Ngày văn bản có hiệu lực: 09/4/1996. 7. Thông tư 23/2010/TT-NHNN ngày 09/01/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Để tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng, NHNN căn cứ vào những điều kiện cụ thể trong giao dịch, cơ sở vật chất kỹ thật, mạng lưới… để áp dụng hình thức thanh toán liên ngân hàng cho phù hợp. Đó là hình thức thanh toán liên ngân hàng song phương và hình thức thanh toán liên ngân hàng đa phương. Thanh toán song phương là thanh toán được tiến hành giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng (song phương, tức giữa hai ngân hàng, hoặc TCTD giống nhau). Trong đó, các điều kiện thanh toán, những cam kết, thủ tục và quy trình thanh toán đều do hai bên thỏa thuận với nhau, phù hợp với quy định của pháp luật – Thanh toán song phương được thực hiện bằng cách hai bên mở tài khoản thanh toán cho nhau, và mọi giao dịch thanh toán song phương đều được thực hiện từ tài khoản này. Thanh toán song phương chỉ áp dụng giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà quan hệ giao dịch phát sinh giữa hai bên là thường xuyên. Thanh toán liên ngân hàng đa phương Tất cả các NHTM, TCTD,… làm dịch vụ thanh toán, nếu phát sinh các quan hệ giao dịch với nhiều đối tác, và có tính chất thường xuyên thì được quyền tham gia vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng. NHNN có nhiệm vụ tổ chức hệ thống thanh toán này với 2 hình thức: thanh toán bù trừ và thanh toán từng lần. 3.2 Tổ chức thanh toán liên ngân hàng đa phương: 3.2.1 Thanh toán bù trừ 3.2.1.1 Khái niệm Thanh toán bù trừ là thanh toán được thực hiện bằng kỹ thuật xử lý bù trừ giữa các thành viên tham gia thanh toán trong một địa bàn nhất định. Theo đó các thành viên tham gia thanh toán chỉ nhận hoặc phải trả số chênh lệch sau khi đã bù trừ số phải thu và phải trả của họ đối với các thành viên khác. Thanh toán bù trừ là hình thức thanh toán tiên tiến, tiết kiệm được nhiều chi phí. Các NHTM, TCTD phi ngân hàng, quỹ tín dụng khi tham gia thanh toán bù trừ, phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Phải mở TK tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh NHNN chủ trì thanh toán. - Có đơn xin tham gia thanh toán bù trừ, trong đó phải giới thiệu tên của giao dịch viên (người trực tiếp giao nhận chứng từ) đăng ký chữ ký mẫu. - Có văn bản cam kết thực hiện giao dịch bù trừ theo quy định, và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với các thành viên khác. - Phải đủ điều kiện vật chất và đội ngũ chuyên môn để tiến hành giao dịch bù trừ. - Phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự chính xác của các số liệu theo các chứng từ thanh toán, nếu gây sai sót phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu kỷ luật thanh toán. 3.2.1.2 Hình thức bù trừ Tùy theo điều kiện kỹ thuật mà có thể áp dụng một trong hai hình thức bù trừ sau đây: + Thanh toán bù trừ thủ công (Thanh toán bù trừ giấy) Quy trình kỹ thuật thanh toán bù trừ thủ công (bù trừ giấy) - Mở tài khoản thanh toán bù trừ: Tài khoản này sẽ được mở tại chi nhánh NHNN chủ trì và tại các ngân hàng thành viên. - Đối với ngân hàng thành viên: ghi chép vào tài khoản như sau: Bên nợ ghi:  Các khoản phải thu từ ngân hàng khác  Số chênh lệch phải thu sau khi bù trừ Bên có ghi:  Các khoản phải trả ngân hàng khác  Số chênh lệch phải trả sau khi bù trừ Số dư bên NỢ qua tài khoản này phản ánh số chênh lệch phải thu và ngược lại số dư bên CÓ phản ánh số chênh lệch phải trả. Cách tổ chức thanh toán - Theo đúng giờ quy định (hai lần trong một ngày vào lúc 10 giờ và lúc 14 giờ 30 phút đối với các địa bàn có nhiều ngân hàng thành viên, khối lượng chứng từ nhiều, một lần vào lúc 14 giờ 30 phút đối với địa bàn có ít ngân hàng thành viên). Giao dịch viên thanh toán bù trừ để giao nhận chứng từ và ký nhận lên các bảng kê thanh toán cho nhau (bảng kê số 12), sau đó khi đã đối chiếu khớp đúng với số liệu trên bảng kê số 14 (nếu có sai sót thì sữa chữa hoặc nhập lại bảng kê số 14) rồi nộp cho NHNN (chi nhánh chủ trì thanh toán). - Ngân hàng chủ trì căn cứ số liệu ở bảng kê số 14 của các ngân hàng thành viên, sẽ lập bảng kết quả thanh toán bù trừ cho mỗi thành viên (bảng số 15). Đồng thời lập bảng tổng kết thanh toán bù trừ (bảng số 16) để kiểm tra sự chính xác của số liệu thanh toán. Nếu khớp đúng thì giao cho mỗi ngân hàng thành viên (01) bảng kết quả thanh toán (bảng số 15) và giải quyết như sau: - Đối với ngân hàng thành viên có số phải thu nhỏ hơn phải trả (thiếu), thì ngân hàng chủ trì sẽ trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng này (ghi NỢ) để chuyển vào tài khoản bù trừ (ghi CÓ); nếu tài khoản tiền gửi hết hoặc không đủ số dư để trả thì giao dịch viên của ngân hàng đó sẽ ký đơn vay nợ ngân hàng chủ trì, hoặc vay ngân hàng khác có tiền dư thừa trên tài khoản (theo quy chế thị trường liên ngân hàng) để trả đủ số thiếu. - Đối với ngân hàng thành viên có số phải thu lớn hơn phải trả (thừa) thì ngân hàng chủ trì sẽ trích tiền từ tài khoản thanh toán bù trừ (ghi NỢ) để chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng thành viên đó. + Thanh toán bù trừ điện tử Thanh toán bù trừ điện tử thực chất cũng là thanh toán bù trừ, nhưng áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiên tiến để truyền số liệu, nhận số liệu và xử lý số liệu qua mạng máy tính đã được mã hóa với hệ thống mã hóa bảo mật, chữ ký điện tử… cho phép xử lý bù trừ với tốc độ nhanh chóng, an toàn và chính xác cao. Bù trừ điện tử là hình thức bù trừ tiên tiến hiện đại được áp dụng phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam bù trừ điện tử đã được triển khai từ 2001; chỉ những ngân hàng nào có điều kiện về kỹ thuật và đội ngũ chuyên môn, và lực lượng giao dịch lớn mới tham gia hệ thống này. 3.2.2 Tổ chức thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN 3.2.2.1 Khái niệm Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN là phương thức thanh toán áp dụng cho các ngân hàng khác hệ thống, được áp dụng trong các trường hợp sau đây: + Áp dụng giữa các NHTM khác hệ thống, giữa các NHTM với các TCTD khác. + Các NHTM này mở tài khoản tiền gửi tại các chi nhánh NHNN khác nhau (không cùng địa bàn). Nếu tài khoản tiền gửi mở tại 1 chi nhánh NHNN thì thanh toán từng lần vẫn được, tuy nhiên trong trường hợp này các bên tham gia thanh toán bù trừ thì tốt hơn. 3.2.2.2 Hình thức thanh toán Có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức sau: + Thanh toán từng lần qua NHNN bằng chứng từ giấy Theo hình thức này, khi chi nhánh NHNN nhận được chứng từ (giấy) của NHTM bên trả tiền chuyển đến, chi nhánh NHNN sẽ ghi nợ TK tiền gửi của ngân hàng trả tiền để chuyển đến bên ngân hàng nhận qua NHNN. Chi nhánh NHNN bên nhận, khi nhận được báo Có sẽ ghi có vào TK tiền gửi của NH bên nhận và báo Có cho ngân hàng này. + Thanh toán từng lần qua NHNN bằng điện tử Cách thanh toán này cũng tương tự như trên, nhưng toàn bộ quy trình chuyển chứng từ, nhận chứng từ và xử lý thanh toán đều được thực hiện bằng kỹ thuật điện tử qua mạng máy tính. Các chứng từ sử dụng trong hình thức thanh toán này là chứng từ điện tử; các chữ ký liên quan cũng là chữ ký điện tử đã được mã hóa an toàn. Khi thực hiện thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN, các ngân hàng thành viên phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán. Trường hợp tài khoản không đủ số dư, thì NHNN thực hiện thanh toán theo trật tự ưu tiên sau đây: - Lệnh thanh toán khẩn được ưu tiên đầu tiên - Lệnh thanh toán đến trước Về thực trạng hệ thống thanh toán của Ngân hàng Việt Nam hiện nay có thể tóm tắt như sau: - Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng: Cuối năm 2008, Ngân hàng Nhà nước cho biết hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện đã có khả năng xử lý khoảng 35.000 giao dịch/ngày với giá trị gần 10.000 tỉ đồng, thời gian thực hiện mỗi lệnh thanh toán là 10 giây.Vào ngày cao điểm, hệ thống này thực hiện tới 50.000 giao dịch với giá trị 60.000-70.000 tỉ đồng. Năm 2009, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 đã được hoàn thành và đưa vào vận hành, đánh dấu một giai đoạn mới của hệ thống thanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán với dung lượng ngày càng cao của nền kinh tế. Đây cũng là cơ hội để mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng truyền thống, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ. Hệ thống đã được triển khai tới 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, 3 đơn vị thuộc NHNN, 81 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và trên 700 chi nhánh NHTM trong toàn quốc với bình quân 40.000 – 44.000 giao dịch/ngày, doanh số đạt khoảng 70.000 tỷ đồng/ngày. Đến nay hệ thống này đã kết nối 66 đơn vị thành viên thuộc NHNN và gần 800 đơn vị thành viên trực tiếp (chi nhánh) thuộc 97 Tổ chức tín dụng thành viên (hội sở chính). Hệ thống có 3 cấu phần: luồng thanh toán giá trị cao (cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến tổng tức thời); luồng thanh toán giá trị thấp (cung cấp dịch vụ thanh toán theo lô); xử lý quyết toán vốn. Số lượng giao dịch bình quân năm 2010 đạt khoảng 70.000 giao dịch/ngày, giá trị giao dịch trung bình khoảng 104.000 tỷ đồng/ngày, có khả năng đáp ứng tăng trưởng thanh toán đến năm 2020 với năng lực xử lý đến 2 triệu giao dịch/ngày. Có thể nói, đây là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, tạo ra bước phát triển đột phá về nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới. - Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử: Là một trong những hệ thống thanh toán quan trọng do NHNN chi nhánh quản lý, vận hành và triển khai tại từng địa bàn tỉnh, thành phố. Hệ thống được bắt đầu triển khai từ tháng 5/2002 và đến tháng 6/2008, TTBTĐT đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc. Hệ thống TTBTĐT thực hiện chức năng xử lý và quyết toán bù trừ các giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa các ngân hàng thành viên tham gia bù trừ điện tử trên địa bàn tỉnh, thành phố. Năm 2008 đã có 68 đơn vị của ngân hàng sử dụng hệ thống này với khoảng 1.500 giao dịch/ngày, đạt giá trị trung bình 8.100 tỉ đồng/ngày. Năm 2009, lượng giao dịch bình quân đạt trên 18.000 giao dịch/ngày với giá trị bình quân trên 8.500 tỷ đồng/ngày. Đến nay, hệ thống đang hoạt động ổn định, an toàn và phát huy hiệu quả tích cực với số lượng và giá trị giao dịch thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán liên ngân hàng. Cuối năm 2010, toàn Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử có khoảng 950 thành viên, với khối lượng giao dịch trong năm 2010 là 9,5 triệu giao dịch, đạt 2.444.827 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 48% về số lượng giao dịch và tăng gần 95% về giá trị giao dịch so với năm 2009. - Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất: NHNN đã phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (thực hiện từ 2009 - 2012) nhằm tiến tới kết nối các hệ thống thanh toán đối với giao dịch bán lẻ của các NHTM, các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc, tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ. - Phát triển hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM: Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM, nhất là các ngân hàng lớn, đã có sự phát triển vượt bậc, nhờ sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán. Hầu hết, các NHTM đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (core banking), hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho phép các NHTM cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Mặt khác, hệ thống core banking cũng có giao diện với các hệ thống thanh toán bên ngoài như SWIFT, Hệ thống thanh toán điện tử lien ngân hàng, thanh toán song phương, các hệ thống khác để xử lý các giao dịch thanh toán đi và đến từ ngoài hệ thống. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hệ thống thanh toán của các ngân hàng cũng còn bộc lộ những tồn tại cần khắc phục. Để đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng, phục vụ tốt hơn cho hoạt động của ngân hàng và của khách hàng, việc nâng cấp hoàn thiện hệ thống thanh toán là cần thiết, trong đó có vai trò quan trọng của yếu tố công nghệ thông tin và sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các đơn vị liên quan tại hội sở chính cũng như của các Chi nhánh, Sở giao dịch trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp. Một số tồn tại, vướng mắc cụ thể: Về cơ chế chính sách: khi tham gia vào hệ thống TTĐTLNH (Citad) của NHNN, một số ngân hàng vẫn chưa được phép thanh toán giá trị thấp. Lý do: tại Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế TTĐTLNH có quy định: để được tham gia thanh toán giá trị thấp, các đơn vị tham gia phải thiết lập hạn mức nợ ròng và ký quỹ bằng giấy tờ có giá trị giá 10% hạn mức nợ ròng đã thiết lập. Do các ngân hàng này không có giấy tờ có giá để làm tài sản thế chấp nên NHNN chưa cho phép tham gia. Điều này gây bất lợi cho ngân hàngvề mặt chi phí do mức phí thanh toán giá trị thấp thấp hơn khá nhiều so với mức phí thanh toán giá trị cao. Về công nghệ và chương trình: hàm lượng công nghệ thông tin trong các giao dịch thanh toán thấp. Các phần mềm liên quan như CTĐT nội bộ, Kế toán…tuy đã đáp ứng được yêu cầu của thanh toán nhưng đã bộc lộ những bất cập cần phải thay thế, nâng cấp về tốc độ xử lý, tính an toàn bảo mật, giao tiếp với các kênh thanh toán khác…Việc thanh toán được thực hiện qua nhiều phần mềm khác nhau. Do vậy, cán bộ thanh toán phải thực hiện nhiều thao tác thủ công. Ảnh hưởng đến tính an toàn, chính xác, nhanh chóng của việc thanh toán. Về nhân sự: đội ngũ nhân viên hầu như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh toán. Một số giải pháp phát triển hệ thống thanh toán tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay: - Hoàn thiện mô hình tổ chức công tác thanh toán Xác định, phân định rõ ràng cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hệ thống thanh toán, các đơn vị liên quan. Đảm bảo vận hành hệ thống thanh toán theo hướng quản lý thanh toán tập trung tại hội sở chính kết hợp tác nghiệp phân tán tại các chi nhánh. - Nâng cao năng lực cán bộ thanh toán trong hệ thống Đảm bảo hội sở chính đủ năng lực quản lý, thực hiện công tác thanh toán cho cả hệ thống. Rà soát đánh giá đội ngũ cán bộ làm thanh toán. Chú trọng đến công tác đào tạo và nhân sự cho thanh toán. Có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên tin học và nghiệp vụ ngân hàng để có khả năng quản lý và vận hành hệ thống công nghệ hiện đại. Thường xuyên thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ với mục tiêu cán bộ biết và thực hiện được tất cả nghiệp vụ thanh toán. - Hiện đại hóa công tác thanh toán Tăng cường đầu tư công nghệ thông tin (CNTT), gồm các máy tính, thiết bị ngoại vi, mạng cục bộ, mạng truyền thông hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế với giải pháp mở, đáp ứng yêu cầu hiện tại và có thể nâng cấp trong tương lai, hoạt động ổn định. Phát triển các chương trình phần mềm đồng bộ và tương thích, dựa trên công nghệ mới và hiện đại, cơ sở dữ liệu chuẩn, đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đối; khắc phục tình trạng không tương thích giữa các chương trình phần mềm và dữ liệu. Đảm bảo an ninh hệ thống CNTT, tăng cường đầu tư về kỹ thuật an ninh, an toàn hệ thống mạng CNTT ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu, chương trình phần mềm, tài sản của khách hàng và ngân hàng. Sử dụng ngôn ngữ thế hệ mới để xây dựng, cấp phát, quản lý mã khóa bảo mật và chữ ký điện tử, chống gian lận trong nội bộ và tin tặc tấn công từ bên ngoài. Khẩn trương xây dựng các trung tâm dự phòng thảm họa nhằm tránh xảy ra rủi ro do sự cố bất khả kháng đối với mạng nghiệp vụ thanh toán - Thực hiện tốt công tác marketing, công tác khách hàng Với định hướng phát triển dịch vụ thanh toán lấy khách hàng làm trọng tâm nên công tác khách hàng là đặc biệt quan trọng. Thực hiện tốt công tác marketing, quảng bá dịch vụ thanh toán trên các kênh như: website, tạp chí, trong các hội nghị khách hàng… Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, hội nghị khách hàng để nắm bắt kịp thời, chính xác nhu cầu của khách hàng đồng thời nhận phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụ thanh toán, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát Thường xuyên thực hiện công tác này để phát huy những mặt được, phát hiện những mặt còn tồn tại để điều chỉnh kịp thời. - Mở rộng hợp tác về thanh toán với các ngân hàng khác Mở rộng hợp tác về thanh toán với các ngân hàng trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ về nghiệp vụ và CNTT ngân hàng, chuẩn bị đủ năng lực để giành thế chủ động trong quá trình hội nhập tài chính ngân hàng. Kết hợp giữa ứng dụng kỹ thuật mới với nghiên cứu chỉnh sửa và xây dựng mới các quy trình nghiệp vụ, phù hợp với điều kiện kỹ thuật hiện đại. PHỤ LỤC Mẫu uỷ nhiệm thu: Mẫu số 08/KT UỶ NHIỆM THU SỐ:…… Ngày……tháng…..năm….. Tên đơn vị mua hàng:………………………………………………. PHẦN DO NH GHI Số tài khoản………………………………………………………… TÀI KHOẢN NỢ Tại Ngân hàng:……………………….Tỉnh, Tp…………………… Tên đơn vị bán hàng:………………………………………………… Số tài khoản………………………………………………………… Tại Ngân hàng:……………………… Tỉnh, Tp:…………………… TÀI KHOẢN CÓ Hợp đồng số (hay đơn đặt hàng.:…………….Ngày…tháng…năm… Số lượng các loại chứng từ kèm theo……………………………… Số tiền chuyển (bằng chữ)…………………….Bằng số…………… Số ngày chậm trả…………………………………………………… Số tiền phạt chậm trả (bằng chữ)………………Bằng số…………. Tổng số tiền chuyển (bằng chữ) ………………Bằng số……….… ĐƠN VỊ BÁN (Ký tên, đóng dấu) NGÂN HÀNG BÊN BÁN Nhận chứng từ ngày………………………… Đã kiểm soát và gửi đi ngày……………… NGÂN HÀNG BÊN MUA Nhận ngày……………………………... Thanh toán ngày………...…………….. Trưởng phòng kế toán (ký tên, đóng dấu) Kế toán Trưởng phòng kế toán NGÂN HÀNG BÊN BÁN THANH TOÁN Ngày……. tháng…….. năm……. Kế toán Trưởng phòng Kế toán Mẫu uỷ nhiệm chi: Mẫu séc: Mẫu thẻ thanh toán : TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, 2011, Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM 2. PGS.TS Trương Thị Hồng, 2010, Kế toán ngân hàng, NXB Lao Động 3. Báo cáo thường niên năm 2009 của NHNN Việt Nam 4. www.cafef.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nvhntu_3402.pdf
Luận văn liên quan