Trong xã hội phát triển với tốc độ nhanh chóng như ngày này, chúng ta cần
tham khảo thêm pháp luật một số nước có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này,
để có quy định hợp lý hơn và hoàn thiện hơn về NĐD theo pháp luật của DN
nhằm tạo điều kiện cho giới doanh nhân; đồng thời, cũng là để phù hợp với xu thế
chung của thế giới khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO).
Thiết nghĩ những quy định pháp luật cần phải mang hơi thở cuộc sống, nếu
các nhà lập pháp không quy định chặt chẽ và cụ thể hơn thì sẽ khó bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất - kinh
doanh trong mọi lĩnh vực dưới hình thức DN.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4504 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 3
Tiểu luận
Người đại diện theo pháp luật của
Doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ 5
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................................................... 5
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 5
PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................. 5
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 6
ĐÓNG GÓP ................................................................................................................... 6
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP THEO
LUẬT VIỆT NAM QUI ĐỊNH ..................................................................................... 7
1. Khái niệm về Người đại diện theo pháp luật ...................................................... 7
2. Yêu cầu của Người đại diện theo Pháp luật ....................................................... 7
2.1. Điều kiện để được là Người đại diện theo pháp luật ................................ 7
2.2 Những trường hợp không được làm Người đại điện theo pháp luật .......... 8
3. Người đại diện theo Pháp luật của các loại Doanh nghiệp Việt Nam ................. 8
II. THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY ............. 10
1. Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty ............................. 10
1.1. Thông báo người thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty (
theo mẫu) có chữ ký của: ..................................................................................... 10
1.2. Quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của: ............. 11
1.3. Biên bản họp về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của: ......... 11
1.5. Xuất trình bản chính và nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của doanh nghiệp. .................................................................................... 11
2. Các lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty .................... 11
III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ..................................................................................... 11
1. Mâu thuẫn giữa "Chủ quyền" và "Pháp quyền"................................................ 11
2. Lòng vòng một thuật ngữ ................................................................................ 12
3. Mối quan hệ người đại diện và con dấu ........................................................... 13
4. Sự phân chia quyền hành trong công ty ........................................................... 13
IV. NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM VỀ QUY ĐỊNH NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP
LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................................. 14
1. Rủi ro bên ngoài .............................................................................................. 15
2. Ôm đồm bên trong........................................................................................... 16
3. Cứng nhắc và máy móc ................................................................................... 16
V. GIẢI PHÁP ............................................................................................................. 17
1. Tìm một mô hình khác .................................................................................... 17
2. Giám sát thông tin ........................................................................................... 18
3. Điều hành của chính phủ ................................................................................. 18
4. Nắm quyền kiểm soát ...................................................................................... 18
5. Tăng lợi nhuận cho người đại diện .................................................................. 18
VI. KẾT LUẬN............................................................................................................ 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 20
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NĐD : Người đại diện
ĐKKD : Đăng kí kinh doanh
BLDS : Bộ Luật Dân sự
DN : Doanh nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
CTCP : Công ty cổ phần
CTHD : Công ty hợp danh
HTX : Hợp tác xã
HĐTV : Hội đồng thành viên
HĐQT : Hội đồng quản trị
CSH : Chủ sở hữu
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta, hoạt động kinh doanh
thương mại ngày càng đa dạng, không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực
kinh doanh sản xuất, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư...
Từ nhu cầu cấp thiết đó, Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp ra
đời. Mỗi DN cần có Người đại diện theo pháp luật để thực hiện các giao dịch của
DN.
Để bảo vệ lợi ích của các bên trong hoạt động kinh doanh thương mại, pháp
luật Việt Nam đã có những quy định về Người đại diện theo pháp luật của Doanh
nghiệp và đang trong quá trình hoàn thiện hơn.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu về Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp.
- Nắm bắt thực trạng về Người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp.
- Thấy được điểm yếu của các quy định về Người đại diện theo pháp luật cùa
Doanh nghiệp.
- Tìm ra giải pháp cho vấn đề.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề kinh tế, tổ chức liên quan đến Người
đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp. Những vấn đề kinh tế, tổ chức được
nghiên cứu và phân tích dưới góc độ kinh tế chính trị học. Các loại hình doanh
nghiệp Việt Nam hoạt động dưới những quy định của pháp luật Việt Nam.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Nghiên cứu ở các doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi cả
nước. Do phạm vi nghiên cứu rộng, tiểu luận giới hạn nghiên cứu về Người đại
diện theo pháp luật của Doanh nghiệp.
- Về thời gian: Nghiên cứu quy định Người đại diện theo pháp luật của
Doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế Thế giới.
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 6
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp chuyên khảo.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức (SWOT).
ĐÓNG GÓP
- Hệ thống hoá và phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
quy định Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp và những vấn đề đặt ra.
- Những hệ thống và phân tích đó là cơ sở khoa học cho các đánh giá thực tiễn
và đề xuất các phương hướng và giải pháp giải quyết các vấn đề tiểu luận nghiên
cứu.
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 7
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP
THEO LUẬT VIỆT NAM QUI ĐỊNH
1. Khái niệm về Người đại diện theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật Dân sự ( Năm 2005), NĐD theo pháp
luật của DN là người đứng đầu pháp nhân của DN, được DN uỷ quyền, thay mặt
DN thực hiện các giao dịch vì lợi ích của DN, với đối tác, khác hàng và với cơ
quan Nhà nước.
NĐD theo pháp luật của DN phải được ghi nhận trong Điều lệ, đồng thời
phải được ghi nhận trên Giấy chứng nhận ĐKKD của DN.
Quyền, nghĩa vụ và chức danh của NĐD theo pháp luật của DN được quy
định trong điều lệ doanh nghiệp, các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.
* Con dấu là tài sản của DN. NĐD theo pháp luật của DN phải chịu trách
nhiệm quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp
cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, DN có thể có con dấu thứ hai.
2. Yêu cầu của Người đại diện theo Pháp luật
2.1. Điều kiện để được là Người đại diện theo pháp luật
NĐD phải là người bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
- NĐD theo pháp luật của DN phải cư trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt
ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực
hiện quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của DN.
+ Người đại diện theo ủy quyền có số phiếu biểu quyết tương ứng với
phần vốn góp được ủy quyền.
* Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà NĐD theo pháp luật của DN chưa
trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
+ Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của NĐD theo pháp luật của DN tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến
khi NĐD theo Pháp luật của DN trở lại làm việc tại DN.
+ Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của NĐD theo Pháp luật của công ty THHH, CTCP, CTHD trong phạm vi đã được
ủy quyền cho đến khi NĐD theo Pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty
hoặc cho đến khi HĐTV, CSH công ty, HĐQT, HĐTV CTHD quyết định cử
người khác làm NĐD theo pháp luật của DN.
* Trường hợp vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho
người khác thực hiện các quyền và nhiệm vụ của NĐD theo Pháp luật của DN thì
HĐTV, CSH công ty, HĐQT, HĐTV CTHD cử người khác làm đại diện theo
Pháp luật của công ty.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ đảm đương nhiệm vụ.
- Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành luật pháp.
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 8
- Có trình độ chuyên môn về tài chính, có năng lực kinh doanh và tổ chức
quản lý DN.
- Không là bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột với những người là
đại diện CSH, người trong HĐQT, Giám đốc DN có vốn góp vào DN mà người đó
được giao trực tiếp quản lý.
NĐD tham gia ứng cử vào HĐQT, Giám đốc của DN khác phải có đủ tiêu
chuẩn và điều kiện tương ứng như thành viên HĐQT, Giám đốc công ty nhà nước
theo quy định của pháp luật.
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý DN.
2.2 Những trường hợp không được làm Người đại điện theo pháp luật
NĐD theo pháp luật của DN không thuộc diện quy định sau:
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các DN 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn
góp của Nhà nước tại DN khác.
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị
mất năng lực hành vi dân sự.
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề
kinh doanh.
- Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên
HĐQT của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không
được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ DN nhà nước nào, kể từ ngày công
ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản.
- Người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở DN khác mà DN
đó bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ
DN nào có vốn của Nhà nước.
- Chủ DN tư nhân, thành viên hợp danh của CTHD, Giám đốc (Tổng giám
đốc), Chủ tịch và các thành viên HĐQT, HĐTV của DN, Chủ nhiệm, các thành
viên Ban quản trị HTX bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập DN,
HTX, không được làm người quản lý DN, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba
năm, kể từ ngày DN, HTX bị tuyên bố phá sản.
- Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu cơ quan (Nhà nước) không được góp vốn vào DN hoạt động trong phạm
vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
- Và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Người đại diện theo Pháp luật của các loại Doanh nghiệp Việt Nam
( Các điều 46, 67, 95 và 116, Luật DN năm 2005), cụ thể với từng loại DN là
những người dưới đây:
- Đối với công ty TNHH một thành viên
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 9
* Đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức
Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền
với nhiệm kỳ không quá 5 năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo
quy định của pháp luật. Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo
uỷ quyền bất cứ lúc nào.
+ Trường hợp có ít nhất 2 người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ
quyền thì cơ cấu tổ chức của công ty gồm: Hội đồng thành viên; Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Hội đồng thành viên gồm tất cả những người
đại diện theo uỷ quyền.
+ Trường hợp một người được bổ nhiệm là đại diện theo uỷ quyền thì
cơ cấu tổ chức của công ty gồm: Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
và Kiểm soát viên.
Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng
mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác
làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ
công ty.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty,
Giám đốc (Tổng giám đốc) và Kiểm soát viên do Luật Doanh nghiệp và Điều lệ
công ty quy định (Điều 68 đến Điều 71 Luật Doanh nghiệp).
* Đối với công ty TNHH một thành viên là cá nhân
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên là cá nhân gồm: Chủ tịch
công ty; Giám đốc (Tổng giám đốc).
Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc
Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy
định tại Điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác
làm Giám đốc (Tổng giám đốc).
Quyền, nghĩa vụ cụ thể của Giám đốc (Tổng giám đốc) do Điều lệ công ty
quy định hoặc hợp đồng lao động mà Giám đốc (Tổng giám đốc) đã ký với Chủ
tịch công ty.
- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, là Chủ tịch HĐTV hoặc Giám
đốc. Nếu Chủ tịch HĐTV là NĐD theo pháp luật, thì các giấy tờ giao dịch phải ghi
rõ điều đó (khoản 4, Điều 49, Luật DN).
Nếu NĐD theo pháp luật của công ty bị tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư
trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền
hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế,
lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thì thành viên còn
lại đương nhiên làm NĐD theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định
mới của HĐTV (khoản 2, Điều 12, Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05-9-
2007 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật DN).
- Đối với CTCP, Giám đốc (Tổng giám đốc) do HĐQT bổ nhiệm và có thể là
thành viên HĐQT hoặc không phải là thành viên HĐQT. Giám đốc (Tổng giám
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 10
đốc) là NĐD theo pháp luật của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định Chủ
tịch HĐQT của công ty có tư cách này. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc CTCP
không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của DN khác.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng
ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao
động ký với công ty và quyết định của HĐQT. Nếu điều hành trái với quy định
này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Các quyền và nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc (Tổng giám đốc) được quy định
trong Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể
được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Riêng khoản 3, Điều 9, Quy định về tổ chức và hoạt động của HĐQT, Ban
kiếm soát, Tổng giám đốc ngân hàng TMCP, ban hành kèm theo Quyết định số
1087/2001/QĐ-NHNN ngày 27-8-2001 của Thống đốc NHNN lại chốt cứng khác
với luật là: “Chủ tịch HĐQT là NĐD theo pháp luật của Ngân hàng TMCP và
được ghi trong Điều lệ Ngân hàng TMCP”.
- Đối với CTHD, là Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc), đại diện công ty trong
quan hệ với cơ quan Nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc
nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp.
- Đối với công ty nhà nước, là Giám đốc (khoản 1, Điều 23 và khoản 1, Điều
38, Luật DNNN).
- Đối với DN tư nhân, là chủ DN. Không có sự phân biệt tư cách pháp lý của
chủ doanh nghiệp với chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp. Vì chủ doanh nghiệp
chịu trách nhiệm vô hạn nên tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của
chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh
nghiệp.
- Đối với HTX, là Trưởng Ban quản trị hoặc Chủ nhiệm HTX.
Như vậy, các chức danh khác như Phó chủ tịch, Phó tổng giám đốc, giám đốc
chi nhánh,… chỉ có thể là NĐD hợp pháp theo uỷ quyền, chứ không bao giờ là
NĐD theo pháp luật của DN. Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc DN, nếu không phải là
NĐD theo pháp luật của DN thì không có quyền đương nhiên được ký kết văn bản
giao dịch với các đối tác.
II. THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG
TY
(Theo Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1. Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
1.1. Thông báo người thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty (
theo mẫu) có chữ ký của:
- Chủ tịch HĐTV (đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên), NĐD
theo pháp luật cũ và mới.
- Chủ tịch HĐQT (đối với CTCP), NĐD theo pháp luật cũ và mới.
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 11
- CSH hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH một thành viên do một
cá nhân làm CSH), NĐD theo pháp luật cũ và mới.
- CSH hoặc Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch HĐTV ( đối với công ty TNHH
một thành viên do một tổ chức làm CSH).
1.2. Quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của:
- HĐTV ( đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).
- CSH công ty (đối với công ty TNHH một thành viên).
- Đại hội đồng cổ đông ( đối với CTCP).
- Các thành viên hợp danh ( đối với CTHD).
1.3. Biên bản họp về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của:
- HĐTV ( đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).
- Đại hội đồng cổ đông ( đối với CTCP).
- Các thành viên hợp danh ( đối với CTHD).
1.4. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo pháp
luật mới:
- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân
dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các
giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ
chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
1.5. Xuất trình bản chính và nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của doanh nghiệp.
Lưu ý: Quyết định và biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi
trong điều lệ công ty.
- Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ (trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày
quyết định thay đổi NĐD theo pháp luật của công ty).
- Thời hạn hẹn cấp Giấy Chứng Nhận ĐKKD là 07 ngày làm việc.
2. Các lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
NĐD theo pháp luật của DN mới không được thuộc danh sách những người
trong 2.2
III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Mâu thuẫn giữa "Chủ quyền" và "Pháp quyền"
Với những quy định của pháp luật như đã trình bày trên, đã có những mâu
thuẫn phát sinh giữa quyền của CSH với quyền của NĐD theo pháp luật của DN.
Trong các DN dân doanh, tùy theo hình thức tổ chức của DN, Chủ tịch công
ty hoặc Chủ tịch HĐTV hay Chủ tịch HĐQT là CSH hoặc là đại diện của các
CSH. Để điều hành hoạt động hằng ngày của DN, tất nhiên phải có chức danh
Giám đốc. Sẽ không có mâu thuẫn phát sinh khi CSH DN đồng thời là NĐD theo
pháp luật như trong phần lớn các công ty TNHH và công ty cổ phần hiện nay, Chủ
tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT đều kiêm Giám đốc. Mô hình này có một nhược điểm
lớn là tập trung mọi quyền lực vào một cá nhân, chấp nhận tình trạng "vừa đá
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 12
bóng, vừa thổi còi" trong quản trị DN. Điều đó tiềm ẩn những rủi ro lớn trong
quản trị DN, nhất là những DN có quy mô lớn.
Trường hợp Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch HĐTV hay Chủ tịch HĐQT
không phải là NĐD theo pháp luật của DN, mà NĐD theo pháp luật là Giám đốc,
thì cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là khi Giám đốc không phải là CSH
hoặc chỉ sở hữu một số vốn nhỏ. CSH rất khó có thể kiểm soát được hoạt động của
Giám đốc với tư cách là NĐD theo pháp luật của DN bởi vì: Chủ tịch HĐTV, Chủ
tịch HĐQT không được phép can thiệp vào công việc điều hành hoạt động hằng
ngày của Giám đốc; không được ký kết các văn bản giao dịch với các đối tác của
DN trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Theo đúng quy định, Chủ tịch HĐTV,
Chủ tịch HĐQT - "ông chủ" DN - muốn ký kết hợp đồng, lại phải "xin" giấy uỷ
quyền của Giám đốc - người làm thuê. Không những thế, Chủ tịch HĐTV, Chủ
tịch HĐQT không được hành động nhân danh cá nhân. Văn bản do Chủ tịch
HĐTV, Chủ tịch HĐQT ký phải ghi "T/M HĐTV" hoặc "T/M HĐQT" vì mọi vấn
đề do Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT đưa ra đều phải dựa trên nghị quyết của
tập thế HĐTV, HĐQT. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, Giám đốc -
NĐD theo pháp luật của DN lại gần như có toàn quyền thực hiện các giao dịch dân
sự, kinh tế. Với quyền hạn luật định của mình, Giám đốc DN có thể thực hiện
những việc gian lận để tư lợi, bố trí lao động là thân nhân nhằm thiết lập mô hình
gia đình trị trong DN... Nếu phát hiện ra những việc làm không ổn của Giám đốc,
về lý, Chủ tịch HĐTV, HĐQT cũng khó có thể ngăn chặn ngay lập tức. Sau khi
đưa vấn đề ra cuộc họp và có được kết luận cần thiết thì sự đã rồi và chỉ còn giải
quyết, khắc phục hậu quả.
2. Lòng vòng một thuật ngữ
Ngày nay, việc người nước ngoài giữ chức vụ quản lý trong các công ty cả
“thuần Việt” lẫn có vốn đầu tư tại Việt Nam đã trở nên phổ biến. Ngoài ra, người
nước ngoài cũng có thể nắm giữ chức danh NĐD theo pháp luật của các DN tại
Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
NĐD theo pháp luật không phải là một chức vụ độc lập mà luôn gắn liền với
một vị trí lãnh đạo trong công ty, ví dụ: NĐD theo pháp luật của công ty TNHH
thường là Giám đốc hoặc Chủ tịch HĐTV, của công ty cổ phần thường là Tổng
giám đốc hay Chủ tịch HĐQT. Công ty khi nhân danh mình tham gia vào mối
quan hệ với thế giới bên ngoài đều phải thông qua NĐD theo pháp luật hoặc người
được NĐD theo pháp luật uỷ quyền. NĐD theo pháp luật còn có một số nghĩa vụ
quan trọng được Luật DN 2005 quy định như quản lý việc sử dụng con dấu, thông
báo tiến độ góp vốn đến cơ quan đăng ký kinh doanh, kiểm soát những giao dịch
nội bộ trong công ty…
Với vai trò quan trọng của NĐD theo pháp luật, Luật DN quy định NĐD theo
pháp luật phải “thường trú” tại Việt Nam. Đòi hỏi này, nếu hiểu theo đúng thuật
ngữ “thường trú” theo quy định của Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam thì rất ít người nước ngoài có thể trở thành NĐD
theo pháp luật của DN Việt Nam khi mà chỉ có những người nước ngoài có công
lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ cho Tổ quốc Việt Nam hay có vợ,
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 13
chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam mới có thể
được cấp Thẻ thường trú.
Có lẽ chính vì điều này mà Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Luật DN đã “mềm dẻo” hơn khi chỉ yêu cầu người nước ngoài “tạm trú” tại Việt
Nam là đủ. Nay nghị định này đã được thay thế bằng Nghị định 102/2010/NĐ-CP
có hiệu lực từ ngày 15/11/2010 của Chính phủ. Nghị định 102/2010/NĐ-CP lại sử
dụng thuật ngữ mới đó là người nước ngoài phải “cư trú” tại Việt Nam. Trong khi
đang mập mờ chưa rõ “cư trú” ở đây phải hiểu là “thường trú” hay “tạm trú” tại
Việt Nam thì cơ quan đăng ký kinh doanh (cụ thể là Phòng đăng ký kinh doanh
thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh) vẫn duy trì việc yêu cầu Thẻ tạm
trú của người nước ngoài khi DN đăng ký thay đổi NĐD theo pháp luật mới của
mình là một người nước ngoài. Cụ thể theo yêu cầu của cơ quan này, một trong
những loại giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký thay đổi NĐD theo pháp luật mới của
DN mà người đó là người nước ngoài là Thẻ tạm trú tại Việt Nam của người mới.
Yêu cầu này có lẽ xuất phát từ quy định về giấy tờ chứng thực cá nhân trong
hồ sơ đăng ký DN tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký DN, theo đó
đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam thì giấy tờ chứng thực cá nhân
sẽ là Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ
chiếu còn hiệu lực.
3. Mối quan hệ người đại diện và con dấu
Pháp luật Công ty cần phải làm thêm một việc nữa để hoàn chỉnh cho ý niệm
con người Công ty, đó là qui định mối quan hệ giữa NĐD và con dấu. Theo đó,
vai trò của NĐD là thay mặt cho Công ty. Nói cho dễ hiểu, người này nói gì, làm
gì người ta sẽ mặc nhiên hiểu là Công ty đang nói. Nhưng để tránh sự nhập nhằng
về tư cách cá nhân và tư cách thay mặt cho Công ty khi nhân danh Công ty, các
giấy tờ giao dịch mà NĐD ký phải thể hiện rõ là họ đang thay mặt Công ty và phải
đóng dấu của Công ty vào. Thiếu một trong hai yếu tố trên là không được. Người
không có quyền đại diện mà có kí tên và đóng cả chục con dấu vào văn bản thì
cũng không có ý nghĩa gì. Nhưng nếu NĐD kí tên phát hành các văn bản mà
không đóng dấu của Công ty các bên liên quan sẽ không chịu, họ sẽ nghi ngờ về
việc đại diện của anh Pháp luật của Việt Nam chưa thể hiện được một cách minh
thị là trong trường hợp văn bản, giả sử như hợp đồng do NĐD ký mà không đóng
dấu thì hợp đồng này có vô hiệu hay không... Cho nên cách tốt nhất là phải có cả
hai.
Cũng từ mối quan hệ khắng khít giữa NĐD và con dấu nên để giản tiện luật
qui định luôn NĐD thì quản lí con dấu. “Người đại diện theo pháp luật của DN
phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật” -
(Điều 36 luật DN).
4. Sự phân chia quyền hành trong công ty
Trong nội bộ công ty, người có quyền hành có thể là một người không làm
đại diện pháp lý.
Sự phân chia quyền hành trong công ty là việc nội bộ và được ghi trong các
văn kiện hay - quy củ hơn - trong cẩm nang điều hành tổng quát của công ty (mà
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 14
hiện nay đa số công ty của ta chưa có) và việc đó không thể buộc người ngoài phải
nhìn nhận. Nhân viên của công ty được cho biết khi vào làm là họ thuộc quyền ai
và ai có quyền gì đối với họ.
Những người có quyền đối với nhân viên thường không phải là NĐD theo
pháp luật. Khi họ làm đúng theo cẩm nang, ký tên mình và đóng dấu của công ty
thì hành động ấy là của công ty và nó ràng buộc công ty. Bên trong công ty không
cần ng mà là ai có quyền hành gì.
Vì người giao dịch với bên ngoài không nhất thiết phải là người nắm quyền
hành trong công ty cho nên đề nghị nêu ra ở đây là không nên để cho chủ tịch
HĐQT làm NĐD theo pháp luật mà hãy để cho tổng giám đốc. Có vài lý do để
làm như thế:
Thứ nhất, HĐQT quyết định những vấn đề mang tính dài hạn, lâu lâu mới
họp một lần; để chủ tịch hội đồng giữ nhiệm vụ gửi, nhận thư với bên ngoài là
không thích hợp. Người ấy đi vắng thì sao? Thứ hai, công ty cần một sự liên tục
khi giao tiếp với bên ngoài. Việc này chỉ nên do một người làm; kẻo người nhận
bên ngoài bị lẫn lộn. Hơn nữa, chủ tịch hội đồng quyết định thường phải tham
khảo ý kiến các thành viên khác của hội đồng nên khó lòng đáp ứng tình hình khi
cấp bách.
Thứ ba, HĐQT do đại hội đồng cổ đông bầu, việc bầu chọn có khi gặp rắc rối
vì có đông người, trong khi tổng giám đốc do hội đồng bổ nhiệm và ở bước sau;
trục trặc của đại hội cổ đông không kéo dài xuống việc chọn lựa tổng giám đốc;
nhờ vậy tính liên tục của công ty được bảo đảm.
NĐD theo pháp luật của công ty có ý nghĩa là ở đó. Họ không nhất thiết phải
nắm quyền cao nhất trong công ty mà chỉ là người liên lạc chính thức với bên
ngoài và - quan trọng hơn - không được đứt đoạn.
IV. NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM VỀ QUY ĐỊNH NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO
PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
Trong quá trình làm việc với công ty nước ngoài, rất nhiều luật sư gặp tình
huống khi nhận được những hồ sơ được ký bởi luật sư của công ty mà đáng lẽ cần
phải được ký bởi NĐD theo pháp luật. Lý do được giải thích rất đơn giản là luật sư
là NĐD cho công ty về những vấn đề pháp lý, chứ trong công ty của họ, không có
chức danh NĐD theo pháp luật.
Tình huống trên khiến chúng ta có dịp xem lại một cách nghiêm túc vị trí
pháp lý của NĐD theo pháp luật của DN trong pháp luật Việt Nam.
Vậy Luật của Việt Nam quy định thế nào?
NĐD theo pháp luật trước tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự, theo đó
đây là người đứng đầu pháp nhân (là các DN, trừ DN tư nhân không được coi là
pháp nhân) và được ghi trong điều lệ hoặc quyết định thành lập (1). Và với tư cách
NĐD theo pháp luật, họ có quyền nhân danh DN xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự vì lợi ích của DN (2).
Luật Doanh nghiệp không có quy định nào cụ thể hơn về NĐD theo pháp luật
mà chỉ xác định ai là NĐD trong DN đối với từng loại hình DN (chủ tịch hội đồng
thành viên và giám đốc đối với công ty TNHH, chủ tịch hội đồng quản trị và giám
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 15
đốc đối với công ty cổ phần…). Có thể nói, Luật Doanh nghiệp còn nợ DN một
quy định rõ ràng về NĐD theo pháp luật.
Trong thực tế, có quy ước chung là NĐD theo pháp luật có quyền đại diện
đương nhiên cho DN về cả đối nội lẫn đối ngoại. NĐD theo pháp luật được quyền
ký kết hợp đồng, thỏa thuận mà không cần ủy quyền hoặc chấp thuận nào – nói
cách khác, quyền đại diện cho DN của NĐD theo pháp luật là vô hạn. Trong nội
bộ, NĐD theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều
hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu
của DN.
1. Rủi ro bên ngoài
Thói quen cho rằng quyền đại diện cho DN của NĐD theo pháp luật là không
hạn chế khiến DN Việt Nam ít quan tâm đến việc xác định thẩm quyền của người
ký hợp đồng phía đối tác. Thói quen này rất nhiều khi là một sai lầm và tăng rủi ro
cho các bên khi giao kết hợp đồng.
Quyền của NĐD theo pháp luật được quy định trong điều lệ của DN hoặc
trong quyết định bổ nhiệm hoặc quy chế nội bộ của DN. Trong rất nhiều trường
hợp, NĐD theo pháp luật chỉ là một người làm thuê và quyền của họ còn bị giới
hạn trong hợp đồng lao động ký với DN. Như vậy, quyền đại diện cho DN của
NĐD theo pháp luật không phải là vô hạn.
Trong trường hợp NĐD theo pháp luật ký kết hợp đồng vượt quá thẩm
quyền, hợp đồng đó vẫn có thể bị tòa án tuyên vô hiệu. Tòa án khi đó xem như
không tồn tại hợp đồng giữa hai bên và mỗi bên về nguyên tắc phải hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận được. Nói cách khác, mục đích mà các bên hướng tới khi
ký hợp đồng sẽ không đạt được.
Ở góc độ khác, việc dồn toàn bộ quyền đại diện cho DN vào tay NĐD theo
pháp luật còn tạo khả năng cho người này trốn tránh trách nhiệm với đối tác từ các
hợp đồng đã ký. Khi nhận thấy một hợp đồng do cấp dưới ký kết bất lợi, NĐD
theo pháp luật chỉ cần khẳng định rằng mình không hề biết việc ký kết hợp đồng
đó là hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu. DN mà họ đại diện nhờ vậy sẽ trốn tránh
trách nhiệm phát sinh hoặc ít nhất NĐD theo pháp luật sẽ phủi sạch trách nhiệm cá
nhân của mình. Thiệt hại bây giờ sẽ chuyển sang phía đối tác.
Thêm vào đó là vấn đề về dòng tiền mặt của DN. Dòng tiền mặt là chêch lệch
giữa tiền mặt nhập vào và tiền mặt xuất ra. Dòng tiền mặt tự do là dòng tiền mặt
vượt quá lượng tiền cần thiết để sử dụng cho mục đích sinh lợi của công ty, doanh
nghiệp. Khi một NĐD nhận thấy số tiền mặt tự do của công ty lớn, dư dả, họ sẽ sử
dụng nó với các mục đích cá nhân hơn là các mục đích sinh ra lợi nhuận cho công
ty. Do đó, dòng tiền mặt tự do càng lớn thì vấn đề ông chủ và NĐD càng trầm
trọng.
* Chú thích:
(1) Điều 141 BLDS
(2) Điều 140 BLDS
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 16
2. Ôm đồm bên trong
Về mặt hoạt động, NĐD theo pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các
vấn đề phát sinh như kinh doanh, thương mại, tài chính, kế toán thậm chí là các
vấn đề kỹ thuật. Các nhân viên quản lý khác trong DN, về mặt pháp lý, chỉ là
người thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền NĐD theo pháp luật, họ không trực
tiếp chịu trách nhiệm về việc làm của mình vì NĐD theo pháp luật mới là người
chịu trách nhiệm cuối cùng về công việc ấy. Vì vậy mà họ thường không chủ động
và không có động lực làm việc.
Trong khi đó, NĐD theo pháp luật, với tư cách là người chịu trách nhiệm
cuối cùng, rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: “buông” các công việc này cho nhân
viên cũng không được, còn nếu ôm đồm công việc thì không đủ thời gian. Và nếu
NĐD theo pháp luật vắng mặt vì một lý do nào đó, công việc kinh doanh của DN
ngay lập tức sẽ bị đình đốn vì không có người điều hành.
3. Cứng nhắc và máy móc
Việc các cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu DN phải nộp Thẻ tạm trú của
NĐD theo pháp luật là người nước ngoài khi thực hiện các thủ tục nói trên là
không hợp lý.
Lý do thứ nhất, nếu căn cứ vào quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-
CP thì đó là việc hiểu và áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc và máy móc. Điều
luật này chỉ nhằm liệt kê các loại giấy tờ chứng thực cá nhân của người nước
ngoài cho từng loại đối tượng người nước ngoài thường trú hay không thường trú
tại Việt Nam chứ không mang ý nghĩa bắt buộc người nước ngoài phải cư trú tại
Việt Nam tại thời điểm trở thành NĐD theo pháp luật của DN (thời điểm DN nộp
hồ sơ đăng ký) mà chỉ cần trong quá trình đảm nhiệm chức danh NĐD theo pháp
luật, người nước ngoài đó đáp ứng được yêu cầu cư trú tại Việt Nam là được.
Lý do thứ hai, việc đòi hỏi như vậy khiến DN phải “đi đường vòng” tức là
phải xin cấp Thẻ tạm trú cho người nước ngoài trước. Muốn vậy DN phải “đưa”
người nước ngoài vào DN trước (mà chưa giữ chức danh NĐD theo pháp luật)
bằng cách đăng ký người nước ngoài là thành viên công ty, thành viên hội đồng
quản trị hay xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài nhằm mục đích xin
cấp Thẻ tạm trú đã rồi mới tiến hành đăng ký để người nước ngoài trở thành NĐD
theo pháp luật. Điều này đương nhiên khiến DN mất thêm nhiều thời gian, công
sức và cả tiền bạc.
Lý do thứ ba, nếu việc yêu cầu Thẻ tạm trú là nhằm đảm bảo yêu cầu cư trú
tại Việt Nam của NĐD theo pháp luật thì hãy để quá trình “hậu kiểm” xử lý vì với
hành vi không có NĐD theo pháp luật cư trú tại Việt Nam DN đã có thể bị phạt
đến 7 triệu đồng cho hành vi này theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính.
Lý do thứ tư, nếu yêu cầu đó là nhằm đảm bảo sự hiện diện trên thực tế tại
Việt Nam của người nước ngoài tại thời điểm DN nộp hồ sơ thì chỉ cần đòi hỏi hộ
chiếu có xác nhận tạm trú (cái mà người nước ngoài có thể dễ dàng xin được khi
nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam) của cơ quan Hải quan cửa khẩu là đủ.
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 17
Như vậy việc yêu cầu DN phải nộp Thẻ tạm trú của NĐD theo pháp luật của
người nước ngoài như đề cập ở trên cần phải được chấm dứt ngay lập tức. Điều
đáng nói là ngay cả trong nội bộ cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh cũng không
có sự thống nhất cho cùng một loại thủ tục hành chính. Cụ thể, nếu DN thực hiện
thủ tục thay đổi NĐD theo pháp luật là người nước ngoài tại Phòng đăng ký kinh
doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh thì như đã nói ở trên, Thẻ tạm
trú của người nước ngoài là cần thiết, nhưng nếu những thủ tục đó mà thuộc thẩm
quyền của Phòng Đăng ký Đầu tư (phụ trách cấp phép các dự án đầu tư có vốn
trong nước lẫn nước ngoài) của chính Sở này thì lại không bắt buộc.
Có thể nói “sáng tạo” này của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh xuất
phát từ sự không rõ ràng, cụ thể, thống nhất trong các quy định có liên quan của
pháp luật, dẫn đến cơ quan quản lý mỗi nơi hiểu một kiểu, chỉ có DN là “loay
hoay” không biết đường nào mà lần. Đây cũng là biểu hiện của đặc trưng “chín
không” của hệ thống pháp luật về DN như đánh giá mới đây của Tổ công tác thi
hành Luật DN và Luật Đầu tư bao gồm: không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ
thể, không tương thích, không minh bạch và không tiên liệu trước được, không
hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực. Muốn cải cách thủ tục hành chính,
những “hạt sạn” như thế này trong hệ thống pháp luật phải sớm được loại bỏ.
V. GIẢI PHÁP
1. Tìm một mô hình khác
Từ phân tích nêu trên, có thể thấy sự bất cập và bất hợp lý trong cơ chế DN
chỉ có một NĐD theo pháp luật khi mà cơ cấu tổ chức của các DN không giống
nhau.
Theo cách tiếp cận khác, luật công ty tại rất nhiều nước không có chức danh
NĐD theo pháp luật. Quyền hạn và trách nhiệm của NĐD theo pháp luật (như theo
luật Việt Nam) được trao cho một ban giám đốc hoặc ban quản trị, trong đó từng
giám đốc có quyền đại diện cho công ty về những vấn đề trong phạm vi quyền hạn
của họ. Với cơ cấu này, các giám đốc sẽ tự chịu trách nhiệm về quyết định của
mình theo luật và điều lệ công ty, trừ những quyết định phải có ý kiến tập thể của
ban giám đốc hoặc ban quản trị.
Từ cách tiếp cận này, luật Việt Nam có thể áp dụng quy định về NĐD theo
pháp luật bằng cơ cấu ban giám đốc hoặc ban quản trị, và cho phép có hai thành
viên trở lên trong ban được làm đại diện hợp pháp của DN để giải quyết các vấn
đề liên quan đến hoạt động của DN, theo quy định hướng dẫn của Luật Doanh
nghiệp và được ghi tại điều lệ của DN. Qua đó, nội bộ DN có thể phân bổ chức
năng và quyền hạn của từng thành viên trong ban giám đốc hoặc ban quản trị chịu
trách nhiệm trước pháp luật cho từng vấn đề cụ thể.
Cơ chế này là hợp lý khi không dồn hết trách nhiệm pháp lý cho một người,
nhất là khi họ không phải là người làm trực tiếp và (hoặc) không có mặt tại thời
điểm cần phải đại diện cho DN đối với các vấn đề được quy định theo luật. Cơ chế
này nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân giám đốc đồng thời vẫn tận dụng được
trí tuệ của cả ban giám đốc hoặc ban quản trị của DN. Và một điều chắc chắn là
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 18
DN không bị ảnh hưởng quá nhiều khi một giám đốc vắng mặt như tình trạng
thường thấy trong DN Việt Nam.
2. Giám sát thông tin
Việc giám sát thông tin một cách chặt chẽ từ phía người sở hữu có thể làm
giảm thiểu rủi ro đạo đức gây ra từ việc thông tin phi đối xứng giữa người sở hữu
và NĐD theo pháp luật. Tuy nhiên, việc giám sát này có thể rất tốn kém, do dó nó
chỉ giải quyết một phần nào đó bởi vì sự hiện diện của vấn đề người đi xe không
trả tiền. Chẳng hạn, một cổ đông của công ty khi biết được người quản lý bị giám
sát chặt chẽ bởi các cổ đông khác, ông ta sẽ dành ít thời gian và tiền bạc hơn để
làm việc đó, cuối cùng sẽ dẫn đến việc giám sát sẽ trở nên thiếu hiệu quả vì không
ai thực hiện việc đó cả.
3. Điều hành của chính phủ
Điều hành của chính phủ bằng cách đưa ra các chuẩn mực kế toán giúp cho
người sở hữu có thể biết được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy
nhiên, NĐD theo pháp luật có thể sử dụng các biện pháp gian lận và phát hiện các
gian lận này không phải là dễ dàng. Điển hình nhất là vụ bê bối kế toán dẫn đến sự
phá sản của tập đoàn năng lượng Enron của Mỹ.
4. Nắm quyền kiểm soát
Để giải quyết vấn đề ông chủ và NĐD, CSH hay cổ đông lớn của công ty có
thể thực hiện việc đào thải ban quản trị không hiệu quả, tuy nhiên việc đó vô cùng
khó khăn. Cổ đông đó phải tồn thời gian, công sức và tiền bạc để xét xem ban
quản trị có thực sự làm việc tắc trách hay không. Ngoài ra, cơ chế pháp luật khiến
cho việc sa thải một người quản lý không giỏi là rất phức tạp và tốn nhiều thời
gian. Vì thế, việc nắm lại toàn quyền kiểm soát công ty bằng cách mua lại các hợp
đồng cổ phần để bố trí một đội ngũ ban quản trị mới là một giải pháp tốt cho vấn
đề CSH và NĐD.
5. Tăng lợi nhuận cho người đại diện
Thay vì là một người ngoài cuộc thực hiện việc nắm quyền kiểm soát công ty,
việc một thành viên trong ban quản trị là người thực hiện việc mua bán đó và kết
quà là NĐD lại sở hữu phần lớn công ty. Khi đó người ta gọi đây là việc mua cổ
phần kiểu đòn bẩy. Khi đó vấn đề CSH và NĐD sẽ được giảm thiểu.
VI. KẾT LUẬN
NĐD theo pháp luật của DN có vai trò quan trọng trong việc đại diện cho DN
thực hiện các giao dịch vì lợi ích của DN, với đối tác, khác hàng và với cơ quan
Nhà nước. Các quyền và nghĩa vụ của NĐD theo pháp luật của DN được ghi rõ
ràng trong điều lệ của DN. Đồng thời NĐD phải được ghi nhận trên Giấy chứng
nhận ĐKKD của DN.
Bộ luật Dân sự, Luật DNNN, Luật Doanh nghiệp cũng có những quy định rất
rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của NĐD theo pháp luật của DN. Theo đó, NĐD
theo pháp luật của DN là người có “quyền sinh”, quyền sát” của DN, ít nhất là về
mặt pháp lý thể hiện ra bên ngoài.
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 19
Trong xã hội phát triển với tốc độ nhanh chóng như ngày này, chúng ta cần
tham khảo thêm pháp luật một số nước có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này,
để có quy định hợp lý hơn và hoàn thiện hơn về NĐD theo pháp luật của DN
nhằm tạo điều kiện cho giới doanh nhân; đồng thời, cũng là để phù hợp với xu thế
chung của thế giới khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO).
Thiết nghĩ những quy định pháp luật cần phải mang hơi thở cuộc sống, nếu
các nhà lập pháp không quy định chặt chẽ và cụ thể hơn thì sẽ khó bảo vệ được
quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất - kinh
doanh trong mọi lĩnh vực dưới hình thức DN.
---------------o0o---------------
Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ luật Dân sự (năm 2005)
- Luật DN năm 2005
- Luật DNNN
- Nghị định số 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/02/2009
- Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010
- Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05-9-2007 của Chính phủ
- Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký DN
- Quyết định số 1087/2001/QĐ-NHNN ngày 27-8-2001 của Thống đốc NHNN
- Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Thời báo Kinh tế Sài Gòn
- www.phapluatvn.vn
- www.doanhnhan360.com
- www.vcci.com.vn
- www.luatcongdong.com
- www.sunlaw.com.vn
- www.dpi.hochiminhcity.gov.vn
-------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_9961.pdf