Tiểu luận Nguồn của luật quốc tế- Case Gabcikovo –Nagymaros

- Sau đó Tòa dẫn chiếu đến điều 12 Công ước Viên 1978 về th ừa kế quốc gia đối với điều ước. Điều 12 này quy định rằng những điều ước về đặc điểm lãnh thổ phải được đánh giá cả traditional doctrine và quan điểm hiện đại như không bị ảnh hưởng bởi một sự kế thừa quốc gia. Tòa cho rằng điều 12 phản ánh một quy tắc của luật tập quán quốc tế, và lưu ý rằng không có ai trong số các bên bàn cãi về điều này. - Tòa kết luận rằng nội dung của Điều ước 1977 cho biết nó phải được đánh giá như sự thiết lập một chế độ quản lý lãnh thổ trong ý nghĩa của điều 12 Công ước Viên 1978. Nó tạo ra quyền và nghĩa vụ đối với những quốc gia liên quan đến sông Danube; vì vậy bản thân Điều ước 1977không thể bị ảnh hưởng bởi một sự kế thừa quốc gia.

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguồn của luật quốc tế- Case Gabcikovo –Nagymaros, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khi quyết định thông qua Điều ước 1977, Hungary đã ý thức được tình huống sau này; và các nước phải ý thức được việc cần thiết phải bảo vệ môi trường. Tòa luận ra rằng trong vụ này cho dù có hình thành một tình trạng cấp thiết liên quan đến việc thực hiện Điều ước 1977 thì Hungary cũng không được phép dựa vào tình trạng đó để bào chữa cho việc không tuân theo những nghĩa vụ điều ước của mình, vì Hungary đã giúp bằng hành động hay sự bỏ sót để làm cho nó xảy ra. Dựa trên nhũng kết luận trên, tòa nhận thấy rằng Hungary không có quyền đình chỉ và sau đó từ bỏ vào năm 1989 những công việc của dự án Nagymaros và một phần dự án Gabcikovo mà trách nhiệm của nó đã được quy định ở điều ước 1977 và các văn kiện liên quan. II. Sửa đổi điều ước 1. Tranh tụng của Czechoslovakia Việc áp dụng Variant C là phù hợp và là hành động cần thiết trong trường hợp này 1.1 Mục đích của Variant C Tiếp tục thực hiện đúng những nghĩa vụ của hung như đã cam kết trong Treaty 1977. Hạn chế hiệu quả những thiệt hại gây ra do sự đình chỉ và hành động đơn phương chấm dứt hiệp định của Hungary. Nhưng thiệt hại đó bao gồm: Thiệt hại về tài chính (Czechoslovakia đã sử dụng rất nhiều tiền bạc vào dự án này Ảnh hưởng tới khả năng thủy lợi (khả năng ngăn ngừa lũ lụt) ở khu vực sông này Ảnh hưởng tới khả năng về hàng hải (Navigation capacity) Thiệt hại về khả năng khai thắc năng lượng thủy điện Thiệt hại về môi trường (xói mòn đất,…) Nguy cơ về sự xuống cấp nghiêm trọng của dự án đang dở dang. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 11 Do đó, việc đình chỉ chấm dứt dự án sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích kinh tế, môi trường và rất nhiều lợi ích khác của Sec Cần phải tìm một phương án thay thế 1.2 Tại sao lại lựa chọn Variant C? Sec khi lựa chọn phương án thay thế có “care” tới ý kiến của Hungary hay không? Trên thực tế, Sec đã rất nhiều lần đề nghị với Hung để bàn bạc vấn đề phương án thay thế. Tuy nhiên, Hung đã phớt lờ và không chịu hợp tác Variant C được lựa chọn vì nó đáp ứng 2 điều kiện: Thứ nhất, nó giải quyết được những vấn đề mà Sec đang quan tâm (giúp giảm thiệt hại cho Sec đồng thời giúp Sec thực hiện đúng Treat 1977) Thứ hai, nó là phương án thay thế gần với Treat 1977 nhất.  Czechoslovakia khẳng định việc Czechslovakch áp dụng Variant C là phù hợp với nội dung cũng như mục đích của Treaty 1977 và phù hợp với qui tắc của Luật quốc tế. Hơn nữa, đó cũng là phương án tương tự có thể thay thế phương án cũ duy nhất có thể áp dụng nhằm tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đã qui định trong điều ước trên. 2. Tranh tụng của Hungary Sự phủ nhận HĐ thông qua việc thực hiện và vận hành kế hoạch Variant C (Repudiation through implementation and operation of Variant C) - Việc thực hiện Variant C được xem là vi phạm Hiệp định1977, đặc biệc là điều 19 khi gây ra các thiệt hại môi trường cho khu vực Szigetkoz. - Variant C do Slovakia, là một thành viên của CHLB Czech and Slovak, thực hiện trong khi tại thời điểm đó trách nhiệm pháp lý vẫn còn thuộc về nhà nước liên bang. Do đó, thông qua Variant C Slovakia đã phủ nhận Hiệp định 1977. 3. Phán quyết của tòa Tòa cho rằng không cần thiết để quyết định xem liệu có tồn tại một nguyên tắc của luật quốc tế hay một nguyên tắc chung của luật về việc “áp dụng gần đúng” – “a general principle of law of approximate application”, bởi vì cho dù một nguyên tắc như thế có tồn tại đi chăng nữa thì nó chỉ có thể Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 12 được viện dẫn trong phạm vi giới hạn của điều ước về vấn đề này. Vì thế tòa cho rằng Variant C không đáp ứng được điều kiện quan trọng đó liên quan đến Điều ước 1977. Theo điều 1 của Điều ước 1977, tòa cho rằng việc xây dựng Gabcikovo – Nagymaros System of Locks là một hệ thống những công việc được vận hành đơn nhất – a single and indivisible operational system of works. Điều 8 và điều 10 của điều ước cũng phản ánh yếu tố này. Điều ước này quy định việc sở hữu chung những công việc quan trọng nhất của dự án Gabcikovo – Nagymaros và việc vận hành những tài sản chung như một đơn vị hợp tác đơn nhất. Với việc định nghĩa tất cả những điều trên như thế thì dự án này có thể không được tiến hành bằng hành động đơn phương. Thay vì đưa ra một giải pháp thay thế tương tự với dự án ban gốc về mặt vật lý bên ngoài, Variant C do đó khác biệt hoàn toàn so với dự án gốc về mặt pháp lý. Theo đó tòa kết luận rằng việc Cộng hòa Séc đưa Variant C vào hoạt động là không áp dụng điều ước 1977; nhưng mặt khác lại vi phạm những quy định riêng biệt nhất định và do đó tạo ra một hành động vi phạm luật quốc tế. Hơn nữa, trên thực tế, việc vận hành Variant C làm cho Czechoslovakia chiếm đoạt khoảng 80 đến 90% lượng nước sông Danube trước khi chuyển nguồn nước về dòng chính, bất chấp thực tế là sông Danube không chỉ là nguồn nguồn nước quốc tế chia sẻ chung mà còn là một đường biên giới quốc tế. Czechoslovakia biện minh rằng bản chất của Variant C không khác so với những gì mà Hungary đã đồng ý và chỉ là sự thay đổi được đưa ra mà đã trở nên cần thiết bởi hiệu lực của quyết định của Hungary đối với việc không thực hiện những nghĩa vụ điều ước của mình. Đúng là theo điều ước 1977, Hungary đã đồng ý ngăn nước sông Danube và làm lệch hướng chảy của sông sang vòng qua con kênh. Nhưng điều đó là chỉ trong trường hợp vận hành chung và cùng chia sẻ những lợi ích của nó mà Hungary đã đồng ý. Việc đình chỉ và rút khỏi điều ước đã thiết lập sự vi phạm những nghĩa vụ hợp pháp của Hungary được chứng minh bởi việc từ chối vận hành chung của Hungary. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 13 Hungary bị tước đi những quyền lợi cơ bản của nó đối với việc chia sẻ hợp lý đối với nguồn nước quốc tế chung. Tòa án lưu ý rằng giữ tháng 11/1991 và tháng 10/1992, Séc đã tự ràng buộc với việc thực hiện những công việc được thực hiện ở trên lãnh thổ của mình; những công việc này là cần thiết đối với việc thực hiện Variant C, nhưng nếu hai bên đã đạt được một sự đồng ý thì việc sử dụng biện pháp thay thế có lẽ sẽ không được thực hiện; và vì vậy đã không định trước được quyết định cuối cùng. Vì chỉ cần đập Danube không được chứa nước một cách đơn phương thì thực tế là Variant C không được áp dụng. Một tình huống như vậy không phải là không bình thường trong luật quốc tế hay trong nội luật. Việc làm sai và vi phạm thì thường được thể hiện trước bởi những hành động bước đầu mà không thể bị lẫn lộn với chính hành động và sự vi phạm. Nó cũng là để phân biệt giữa sự can phạm thật sự của một hành động sai phạm với hành vi sai phạm chỉ mới chỉ mới ở dạng khả năng. Slovakia cũng lập luận rằng họ đang thực hiện một nhiệm vụ nhằm làm giảm nhẹ những sự thiệt hại khi cho vận hành Variant C. Slovakia tuyên bố rằng một nguyên tắc chung của luật quốc tế là một bên bị thiệt hại bởi việc không hoàn thành nhiện vụ của bên đối tác khác thì phải tìm kiếm giải pháp để giảm nhẹ những thiệt hại mà anh ta phải gánh chịu. “It is a general principle of international law that a party injured by the non – performance of another contract party must seek to mitigate the damage he has sustained”. Nhưng tòa cho rằng trong khi nguyên tắc này có thể cung cấp một nền tảng cho việc tính toán những thiệt hại, nhưng mặt khác nó không thể biện minh cho một hành động sai phạm. Hơn nữa Tòa án cho rằng việc làm lệch đi hướng chảy của sông Danube do Cộng hòa Séc gây ra không phải là một biện pháp trã đủa đũa hợp pháp bởi vì nó không tương xứng; bởi vì Séc tuyên bố Variant C có thể được xem là một biện pháp trả đũa hợp lý đối với hành động phi pháp của Hungary. "Variant C could be presented as a justified countermeasure to Hungary's illegal acts". Tòa cho rằng, để được coi là hợp lý thì hành động trả đũa đó phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Thứ nhất, nó phải được thực hiện nhằm đáp trả lại một hành động vi Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 14 phạm luật quốc tế trước đó của một quốc gia khác và phải trực tiếp chống lại quốc gia đó. Ở đây có thể thấy là việc thực hiện Variant C là phản ứng của Czechoslovakia đối với việc Hungary đình chỉ và sau đó chấm dứt những công việc mà được quy định đối với Hungary, và điều này trực tiếp chống lại quốc gia đó; và tòa cũng thấy rõ rằng hành động của Hungary là phạm luật. Thứ hai, nước bị tổn thương phải kêu gọi nước kia chấm dứt việc làm sai luật và bồi thường cho những tổn thương đó; cũng rõ rành rằng Czechoslovakia đã yêu cầu Hungary khôi phục lại việc thực hiện những nghĩa vụ điều ước của Hungary trong nhiều dịp. Theo tòa, vấn đề quan trọng là phải xem xét những ảnh hưởng của hành động trả đũa có tương xứng với những tổn thương mà nước đó gánh chịu, kể đến những quyền lợi trong vấn đề này. Năm 1929, Pháp viện quốc tế thường trực, liên quan đến vấn đề hàng hải trên sông đã tuyên bố rằng: "[the] community of interest in a navigable river becomes the basis of a common legal right, the essential features of which are the perfect equality of al1 riparian States in the user of the whole course of the river and the exclusion of any preferential privilege of any one riparian State in relation to the others" (Territorial Jurisdiction of the International Commission of the River Oder, Judgment No. 16, 1929, P. C. I. J., Series A, No. 23, p. 27).” Tòa cho rằng việc Czechoslovakia đơn phương chiếm lấy nguồn nước sử dụng chung, và do đó đã lấy đi quyền lợi chia sẻ hợp lý nguồn nước sử dụng chung với những ảnh hưởng liên tục của việc làm lệch hướng dòng nước này đối với môi trường sinh thái khu vực ven sông Szigetkoz. Do đó việc thực hiện VC là không tôn trọng tính tương xứng mà luật quốc tế yêu cầu. Hơn nữa, việc Hungary đình chỉ những công việc theo nghĩa vụ của Hungary không có nghĩa là no strao quyền cho Czechoslovakia đơn phương tiến hành việc chuyển dòng quan trọng này mà không có sự đồng ý của Hungary. Vì vậy, tòa phán rằng việc tách dòng sông Danube được tiến hành bởi Czechoslovakia không phải là một hành động trả đũa hợp pháp, bởi vì nó không hợp pháp. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 15 Dựa vào những điều kết luận ở trên, Tòa phán rằng Cộng hòa Séc có quyền tiến hành xây dựng Vaariant C vào tháng 11/1991, nhưng lại không được quyền đưa Variant C vào vận hành từ tháng 10/1992. III. Chấm dứt điều ước 1. Tranh tụng của Hungary 1.1 Tính trạng cấp thiết - State of necessity 1.1.1 Tính chất quan trọng của các lợi ích liên quan (“Essential” character of the Interest involved). Hungary đưa ra 2 điểm sau: - Hoạt động của hệ thống đập theo HĐ 1977 và sau đó việc đơn phương thực hiện Variant C tạo ra mối đe dọa kinh tế và môi trường đối với dân cư. Thứ nhất là tổn hại nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp của Hungary và khu vực do việc hoạt động của hệ thống đập và đe dọa cuộc sống của các cư dân nông nghiệp ở đây. - Các tác động nghiêm trọng trong tương lai có thể được nhìn thấy trước như là kết quả của sự ô nhiễm nguồn nước mặt và gần mặt đất, nguồn cung cấp nước uống cho hàng triệu người ở cả hai bên biên giới. Thảm hoạ này đã liên tục được Hungary đưa ra thảo luận với Czechoslovakia trong giai đoạn trước khi có thông báo hủy bỏ HĐ 1977. - Ví dụ tầng đá Sziggetkoz là nguồn nước ngầm lớn nhất ở Trung Âu chứa 12km3 nước, trong đó 5km3 nước thuộc lãnh thổ Hungary. Trong Hội nghị các chuyên gia Hungary-Czechoslovakia về sinh thái, thủy văn, địa chất, động đất, thổ nhưỡng và hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra vào 17-19/7/1989 tuyên bố rằng đây là lợi ích sống còn cần phải được bảo vệ. Đây là nguồn cung cấp nước cho 3 triệu người (trong dài hạn là 5 triệu) ở Hungary và 5 triệu người ở Czechoslovakia.” “It is of vital interest to keep undisturbed water supply from Danube terrace concerned. This is the water supply for 3 million (or, in long-run, 5 million) people in Hungary and 5 million people in Czechoslovakia.” Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 16 - Hoạt động của hệ thống đập nước theo HĐ 1977 và Variant C tạo ra nguy cơ đe dọa đối với nguồn nước ngầm này. Điều này được các chuyên gia đáng tin cậy trong nước và quốc tế công nhận. - Lợi ích quan trọng thứ hai của Hungary là việc bảo vệ môi trường tự nhiên của nước này. Tác động sinh thái nghiêm trọng của việc thực thi HĐ 1977 và Variant C là việc suy giảm lượng nước ở dòng chính của sông Danube là nơi cung cấp nước cho hệ thống thủy lợi của cả vùng Szigetkoz. Hậu quả không thể tránh từ những kế hoạch mạo hiểm này bao gồm việc suy giảm lưu lượng nước, sự thay đổi trong mực nước ngầm, sự gia tăng bồi lắng, tạo nên các khu vực ngập nước,… - Trong khi xem xét sự cần thiết sống còn, một quốc gia phải bảo vệ cuộc sống của nhân dân nước đó. Quy tắc truyền thống này của công pháp quốc tế cần được giải thích bao gồm cả các quyền đối với môi trường. 1.1.2 Mối đe dọa sắp xảy ra (The Imminent nature of the peril) - Điều kiện thứ hai theo quy định của luật tập quán quốc tế là mối đe doạ sắp xảy ra cũng được thỏa mãn trong vụ việc này. - Các sự kiện diễn ra sau khi bắt đầu đưa vào vận hành hoạt động của kế hoạch Variant C, tác động tiêu cực lớn ngay lập tức xảy ra đặc biệt là cho nguồn nước ngầm, nước uống, rừng, ngư nghiệp, nông nghiệp, phong cảnh, và các giá trị giải trí của một trong những vùng nổi tiếng nhất của Danube, mà phần lớn nằm trên lãnh thổ của Hungary. - Hoạt động của kế hoạch Variant C và việc thực thi Dự án gốc không thể tách biệt trong khi xem xét đến tác động tiêu cực đối với nước ngầm và nước uống. Sự vận hành theo kế hoạch Variant C đã đe dọa biến thành sự thật các mối nguy cơ môi trường mà trong nhiều năm Hungary đã cố gắng tránh bằng đề nghị mở các cuộc thương lượng quan trọng. - Hơn nữa, Variant C tạo nên các thiệt hại tương tự như việc vận hành Dự án gốc. - Nguy cơ bắt đầu rõ ràng từ đầu năm 1992 khi Czechoslovakia từ chối xem xét bất kỳ đề nghị trì hoãn kế hoạch xây dựng. Trong thời gian Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 17 dài nhất có thể, Hungary đã cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận của nước đó nhưng không đạt được kết quả. Ngược lại Czechoslovakia lại quyết định thực thi Variant C. - Khi Hungary quyết định hủy bỏ HĐ 1977 vào tháng 5/1992, mối nguy cơ đã rõ ràng sắp xảy ra khi ngày 23/4/1992, Thủ ttướng Czechoslovakia trong một bức thư đã thông báo việc đơn phương chuyển dòng Danube vào tháng 10/1992. Trong trường hợp đó, Hungary phải nhanh chống tìm giải pháp để chóng lại hành động đơn phương đó. Khả năng pháp lý duy nhất có thể có là hủy bỏ HĐ 1977. 1.1.3 Quyết định của Hungary là không thể tránh được (The unavoidable character of the Hungarian decision) - Điều kiện thứ ba của luật tập quán quốc tế là quyết định được đưa ra có tính chất không thể tránh. Hungary đã cung cấp cho đối tác các dữ liệu liên quan đến tác động tổn hại trong dài hạn và ngay lập tức của HĐ 1977. Hungary chỉ tiến hành các cuộc thảo luận quan trọng trong khi Czechoslovakia lại đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống đập. Cuối cùng, quyết định đưa vào vận hành kế hoạch Variant C, một trong những vi phạm các nghĩa vụ trong HĐ giữa hai bên, đã thuyết phục Hungary rằng việc tìm kiếm các giải pháp bền vững thông qua việc xem xét lại HĐ1977 là vô vọng. - Do sự cố chấp của Czechoslovakia, cách giải quyết cuối cùng còn lại đối với Hungary để tránh các thiệt hại lớn hơn trong tương dẫn đến 2 vấn đề: 1) việc hủy bỏ HĐ 1977; 2) bắt đầu một tiến trình thủ tục tư pháp nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp. 1.1.4 Các điều kiện khác - Hungary đã không gây ra tình trạng cần thiết. - Hungary không gây thiệt hại cho lợi ích quan trọng của Czechoslovakia mà ngược lại đã thông báo với nước đó về những nguy cơ đối với môi trường sinh thái của khu vực và sức khỏe của dân cư hai nước cả hai bờ sông. - Hành động của Hungary nhằm tránh các tổn hại môi trường cho dân cư hiện tại và cho những thế hệ sau. Quyền con người mới về môi Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 18 trường xác định quyền của mỗi thế hệ được hưởng lợi và phát triển tài sản văn hóa và tự nhiên theo phương thức mà nó có thể được chuyển giao cho thế hệ kế tiếp. - Hungary xem sông Danube như một nguồn tài nguyên thiên nhiên không chỉ của người Hungary mà cho cả các quốc gia khác, cho nên việc hủy bỏ HĐ 1977 là hành động nhằm bảo vệ môi trường của cả khu vực. 1.2 Việc không thể thực hiện Điều ước (Impossibility of performance) - Cơ sở thứ hai đề Hungary hủy bỏ HĐ 1977 là việc không thể thực hiện HĐ. Tuyên bố ngày 16/5/1992 dựa trên nguyên tắc “ad impossibilia nemo tenatur maxima” và tuyên bố rằng Hungary không bị ràng buộc phải thực hiện các nhiệm vụ bất khả thi, ở đây là việc xây dựng hệ thống đập nước trên phần lãnh thổ của nó, vì điểu này có thể dẫn đến những tác hại cho môi trường không thể khắc phục được. - Điều 61 của VCLT quy định việc hủy bỏ điều ước khi xảy ra tình trạng việc không thể thực hiện điều ước. Và tuy rằng, VCLT chưa có hiệu lực khi HĐ 1977 được ký kết nhưng ICJ xét rằng một số điều trong VCLT chỉ là việc pháp điển hoá các quy định tập quán quốc tế đã tồn tại trước đó. - Điều 61 quy định 2 điều kiện để hủy bỏ một điều ước quốc tế, trong vụ việc này là: 1.2.1 Đối tượng quan trọng gắn liền với việc thực hiện HĐ không còn tồn tại (Disappearance of an Object indispensable for the execution of the treaty) Art. 61(1): A party may invoke the impossibility of performing a treaty as a ground for terminating or withdrawing from it if the impossibility results from the permanent disappearance or destruction of an object indispensable for the execution of the treaty. If the impossibility is temporary, it may be invoked only as a ground for suspending the operation of the treaty. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 19 - Trong HĐ 1977, đối tượng của HĐ: 1) hệ thống đập ngăn hoạt động an toàn trên lãnh thổ của nước liên quan, ví dụ như hệ thống không gây ra các tác hại môi trường không thể khắc phục được; 2) sự đồng-quản-lý giữa các bên trong một dự án mà cả hai bên đầu tư đều có lợi. Theo sự nhận thức các quy định về môi trường sau này, đối tượng thứ nhất - hệ thống đập ngăn an toàn với môi trường – rõ rằng đã không đạt được. Do một loạt các sự kiện dẫn đến việc thực hiện Variant C, đối tượng của việc đồng-đầu-tư cùng hưởng lợi đã trở nên bất khả thi. Cả hai diễn biến trên đã cho thấy tình trạng bất khả thi theo nghĩa của Art. 61 trong VCLT hay các luật tập quán tương ứng. 1.2.2 Sự biến mất này không phải do kết quả từ việc vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của Hungary (The disappearance was not the result of a breach of the international obligations of Hungary) Art. 61(2): Impossibility of performance may not be invoked by a party as a ground for terminating, withdrawing from or suspending the operation of a treaty if the impossibility is the result of a breach by that party either of an obligation under the treaty or of any other international obligation owed to any other party to the treaty. - Việc thực hiện Variant C của Czechoslovakia là một sự vi phạm đối với HĐ 1977 và do đó, Hungary có quyền dựa và quy định về việc không thể thực hiện điều ước để hủy bỏ HĐ 1977. 1.3 Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh (Fundamental change of circumstances) Sự thay đổi cơ bản trong hoàn cảnh là cơ sở thứ ba pháp lý của Hungary. 1.3.1 Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh là cơ sở cho việc hủy bỏ các điều ước Quy định này liên quan là điều 62 VCLT 1969: Article 62 Fundamental change of circumstances Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 20 1. A fundamental change of circumstances which has occurred with regard to those existing at the time of the conclusion of a treaty, and which was not foreseen by the parties, may not be invoked as a ground for terminating or withdrawing from the treaty unless: (a) the existence of those circumstances constituted an essential basis of the consent of the parties to be bound by the treaty; and (b) the effect of the change is radically to transform the extent of obligations still to be performed under the treaty. 2. A fundamental change of circumstances may not be invoked as a ground for terminating or withdrawing from a treaty: (a) if the treaty establishes a boundary; or (b) if the fundamental change is the result of a breach by the party invoking it either of an obligation under the treaty or of any other international obligation owed to any other party to the treaty. 3. If, under the foregoing paragraphs, a party may invoke a fundamental change of circumstances as a ground for terminating or withdrawing from a treaty it may also invoke the change as a ground for suspending the operation of the treaty. 1.3.2 Sự thay đổi quan trọng trong hoàn cảnh trong vụ việc này i. Các nhân tố quan trọng - HĐ 1977 thể hiện các mục đính sau: o Là phương tiện để “hội nhập xã hội chủ nghĩa” thông qua COMECON; o Tạo một hệ thống hoạt động thống nhất, kết nối các phần ở thượng nguồn và hạ lưu thành một hệ thống sản xuất địên; o Là sự đồng-đầu-tư; o Là một thỏa thuận khung cần thiết việc tái xem xét để phù hợp với các hoạt động lập kế hoạch, khám phá và nghiên cứu; o Là một thỏa thuận phù hợp với việc bảo vệ môi trường. - Tuy vậy, đến năm 1992, hoàn cảnh đã thay đổi như sau: Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 21 o Ý tưởng về sự “hội nhập xã hội chủ nghĩa” đã biến mất cùng với việc COMECON tự giải tán. Liên Xô đã không cung cấp các thiết bị như đã cam kết cho Dự án dựa trên thỏa thuận về “tín dụng mềm” được áp dụng bên trong khối COMECON. o Hệ thống hoạt dộng đơn nhất không còn tồn tại, với việc đình chỉ công việc tại đập nước Nagymaros vì những quan ngại về môi trường; đập nước ở Gabcíkovo chỉ được xây dựng đơn phương và không phù hợp với những quy định của HĐ 1977. o Dự án đầu-tư-chung không mang lại lợi ích cho hai bên mà được xem như là một “sai lầm đầu tư khổng lồ” theo lời của Thủ tướng Németh. Từ khi ký kết HĐ 1977, các tiêu chí kinh tế của dự đã mất dần giá trị. Công nghệ mới (ví dụ như sản xuất định bằng turbine khí) đã giảm chi phí sản xuất điện. Cả hai nước đang trải qua thời kỳ khó khăn trong chuyển đổi nền kinh tế. o HĐ 1977 được ký kết với triển vọng trở thành một hiệp định khung, cần được xem xét lại cùng với những nghiên cứu, khám phá và hoạt động kế hoạch, đã trở thành một HĐ không thể thay đổi theo phía Czechoslovakia. o HĐ yêu cầu phải phù hơp với việc bảo vệ môi trường, theo phía Hungary, đã trở thành công thức cho một thảm họa môi trường. ii. Sự thay đổi hoàn cảnh không phải gây ra bởi việc Hungary vi phạm các nghĩa vụ quốc tế - Theo điều 62(2), loại trừ 2 trường hợp mà các bên không thể viện dẫn sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh để hủy bỏ một điều ước: 1) điều ước là một thỏa thuận về biên giới; 2) sự thay đổi là kết quả của việc vi phạm điều ước của bên đưa ra viện dẫn ra sự thay đổi đó. - HĐ 1977 không phải là một hiệp định về biên giới. - Năm sự thay đổi cơ bản được nêu lên ở trên không phải gây ra bởi một quốc gia nào. Các thay đổi trong đời sống chinh trị, kinh tế của khu vực là một tiến trình xã hội lâu dài. Sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh không phải Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 22 là kết quả của việc Hungary vi phạm các nghĩa vụ quốc tế đối với Czechoslovakia. 1.3.3 Kết luận - Hungary có quyền viện dẫn sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh để hủy bỏ HĐ 1977. 1.4 Việc vi phạm HĐ 1976 và HĐ 1977, cụ thể thông qua việc xây dựng kế hoạch variant C (The breach of the Treaty 1976 and 1977, inparticular through construction Variant C) - Điều 60 của VCLT quy định về việc các bên có quyền việc dẫn sự vi phạm của một bên tham gia để hủy bỏ hay đình chỉ điều ước quốc tế. Article 60 Termination or suspension of the operation of a treaty as a consequence of its breach 1. A material breach of a bilateral treaty by one of the parties entitles the other to invoke the breach as a ground for terminating the treaty or suspending its operation in whole or in part. 3. A material breach of a treaty, for the purposes of this article, consists in: (a) a repudiation of the treaty not sanctioned by the present Convention; or (b) the violation of a provision essential to the accomplishment of the object or purpose of the treaty. - Trong vụ này, Czechoslovakia đã và liên tục vi phạm các nghĩa vụ về bảo vệ nguồn nước và môi trường theo quy định ở điều 15 và 19 của HĐ 1977. Cụ thể là: nước này đã không điều chỉ kế hoạch xây dựng hệ thống đập ngăn để đảm bảo chất lượng nguồn nước không bị tác động và môi trường được bảo vệ. Article 15. Protection of water quality 1. The Contracting Parties shall ensure, by the means specified in the joint contractual plan, that the quality of the water in the Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 23 Danube is not impaired as a result of the construction and operation of the System of Locks. 2. The monitoring of water quality in conneçtion with the construction and operation of the System of Locks shall be carried out on the basis of the agreements on frontier waters in force between the Governments of the Contracting Parties. Article 19. Protection of nature The Contracting Parties shall, through the means specified in the joint contractualplan, ensure cornpliance with the obligations for the protection of nature arising in connection with the construction and operation of the System of Locks. - Quyết định tiến hành kế hoạch Variant C là một hành động vi phạm nghiêm trọng HĐ 1977, và là một ví dụ rõ ràng cho việc phủ nhận điều ước được quy định ở điều 60(3)(a) trong VCLT. Art. 60(3): A material breach of a treaty, for the purposes of this article, consists in: (a) a repudiation of the treaty not sanctioned by the present Convention; or (b) the violation of a provision essential to the accomplishment of the object or purpose of the treaty. - Hungary, do đó, có quyền viện dẫn sự vi phạm này để hủy bỏ HĐ 1977 một khi Czechoslovakia rõ ràng không dình chỉ việc thực hiện kế hoạch Variant C hay không sửa HĐ 1977 cho phù hợp với các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đầy đủ. 1.5 Mâu thuẫn với các nghĩa vụ sau này của các nguyên tắc của luật quốc tế (Conflict with subsequent obligations under general international law) - Cở sở thứ 6 cho hành động của Hungary là việc các yêu cầu của luật quốc tế xuất hiện sau này liên quan đến bảo vệ môi trường đã ngăn cản thực hiện HĐ 1977. Đây cũng là một nhân tố góp phần tạo nên sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 24 - Hungary viện dẫn Nguyên tắc Stockholm 21 theo đó các quốc gia có nghĩa vụ không được gây ra các tổn hại lớn đối với lãnh thỗ của quốc gia khác, hay khu vực bên ngoài thẩm quyền tài phán quốc gia. Principle 21 States have, in accordance with the Charter of the United Nations and the principles of international law, the sovereign right to exploit their own resources pursuant to their own environmental policies, and the responsibility to ensure that activities within their jurisdiction or control do not cause damage to the environment of other States or of areas beyond the limits of national jurisdiction. (Declaration of the United Nations Conference on the Human Environment, Stockholm, 1972). - Hungary cho rằng HĐ 1977 không loại trừ việc áp dụng các quy định luật quốc tế chung xuất hiện sau này, và các nghĩa vụ theo điều 15, 19 có thể được giải thích phù hợp với sự phát triển của luật quốc tế chung. Và nước này có quyền giải thích điều ước như thế. 1.6 Thủ tục hủy bỏ HĐ 1977 của Hungary (The procedure adopted by Hungary in terminating the 1977 Treaty) - Việc hủy bỏ một điều ước không thể diễn ra một cách tự động mà cần nước thành viên nêu ra các cơ sở pháp lý để hủy bỏ; Hungary đã nêu ra trong Tuyên bố ngày 16/5/1992. - Theo điều 65-67, VCLT, yêu cầu quốc gia (1) thông báo cho bên kia tuyên bố của nó hay hay dự định hủy bỏ hay đình chỉ điều ước của nó; (2) trừ trường hợp đặc biệt khẩn cấp, phải thông báo trước đó 3 tháng; (3) trong trường hợp bên kia phản đối việc hủy bỏ điều ước, quốc gia phải tìm các giải pháp thông qua các phương tiện được nêu ra trong điều 33 của Hiến chương LHQ; (4) thông báo cho các bên khác bằng một văn bản được ký bởi nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao hay một cá nhân khác có thẩm quyền. - Theo đó, từ cuối năm 1991 cho đến đầu năm 1992, Hungary đã đưa ra hàng loạt cảnh báo nếu công việc liên quan đến kế hoạch Variant C Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 25 không bị đình chỉ, nước này bắt buộc phải xem xét hủy bỏ HĐ 1977. Thông báo cuối cùng của Hungary thực hiện 5 tháng trước khi phát đi Tuyên bố hủy bỏ HĐ 1977 ngày 16/5/1992 ký bởi Thủ tướng và được chuyển đến bên liên quan thông qua đường ngoại giao. 1.7 Hủy bỏ HĐ do sự biến mất của một bên tham gia (Termination of the Treaty through the disappearance of one of the parties) - Trong trường hợp, HĐ 1977 vẫn có hiệu dù cho có tuyên bố hủy bỏ nó của Hungary và việc thực hiện đơn phương Variant C, HĐ 1977 cũng chấm dứt hiệu lực vì Czechoslovakia không còn tồn tại từ ngày 31/12/1992. - Một thỏa thuận song phương không thể tồn tại nếu một bên tham gia biến mất trừ phi có một quốc gia thừa kế nó thông qua hoặc là áp dụng luật thừa kế quốc gia hoặc bằng một thỏa thuận giữa quốc gia với lại bên còn lại. Trong trường hợp này, CH Czech đã từ bỏ vai trò thành viên của HĐ 1977, CH Slovakia đang tìm kiếm một thỏa thuận song phương với hungary nhưng chưa đạt được kết quả nào. Dù cho thỏa thuận đặc biệt giữa Hungary và Slovakia có ghi rằng “Slovakia là một trong 2 quốc gia thừa kế của CHLB Czech và Slovak và là nước thừa kế duy nhất quyền và nghĩa vụ liên quan đến dự án Gabcíkovo – Nagymaros”, thì HĐ 1977 cũng không còn có hiệu lực vì Hungary đã huỷ bỏ nó trước đó vào tháng 5/1992. - Không có một quy định luật quốc tế nào liên quan đến việc thừa kế tự động của một qúôc gia đối với một điều ước song phương. việc thừa kế điều ước phải được thực hiện thông qua một thỏa thuận của nước đó với các bên tham gia điều ước. 2. Tranh tụng của Czechoslovakia Mặc dù không phải là thành viên của CƯ Viên 1969, Hungary đã tích cực sử dụng những điều khoản có trong Công Ước _Công Ước Viên 1969 có qui định từ điều 54- điều 62 khá cụ thể, rằng một quốc gia có thể viện dẫn một số lí do nhất định trong một số trường hợp cụ thể để chấm dứt hoặc từ bỏ điều ước_ coi đó là Tập quán quốc tế theo hướng có lợi cho mình mà từ chối áp dụng những điều khoản Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 26 bất lợi. Ngoài ra, Hungary còn dựa vào một số qui định trong khác, ví dụ như dự thảo về trách nhiệm quốc gia (State Responsibility) của ILC (i) Ngày 13 tháng 5 năm 1989, Hungary đơn phương tạm ngừng việc thực hiện dự án với lí do cần phải xem xét lại những vấn để về tài nguyên sinh thái cũng như môi trường liên quan tới dự án. Bằng việc viện dẫn dự thảo về trách nhiệm quốc gia (State responsibility, Điều 33) của ILC, Hungary cho rằng ảnh hưởng của việc thực hiện dự án tới môi trường sinh thái của quốc gia này đã đặt quốc gia này vào “tình trạng cấp thiết” phải từ bỏ hiệp ước mà không hề vi phạm luật quốc tế. Ngay từ đầu và sau này, Czechoslovakia vẫn phản đối luận điểm này của Hungary. Czechslovakia không phủ nhận rằng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái được xem như một tình trạng cấp thiết để có thể chấm dứt một điều ước (state of neccessity). Tuy nhiên, trong trường hợp của Hungary thì mức độ nguy hại không nhiều và không có tính chất khẩn cấp (Điều 61 và 62 CƯ Viên 1969). Czechoslovakia phản đối những thông tin cung cấp từ phía Hungary và cho rằng những thông tin đấy đã phóng đại mức độ ảnh hưởng này nhằm giành lợi thế cho Hungary. Ngoài ra, Hungary còn cho rằng, tập quán quốc tế chấp nhận một nguyên tắc (ad impossibilia nemo tenetur) mà tương ứng với Điều 61 CƯ Viên 69 về việc nảy sinh một tình hình làm cho không thể thi hành điều ước để chứng minh hành động chấm dứt điều ước của mình là hợp pháp. Tuy nhiên, Czechoslovakcia bác bỏ những lý lẽ này của Hungary vì cho rằng theo điều 61 và 62 của CƯ Viên 1969, chỉ áp dụng khi đối tượng của việc thi hành điều ước đó đã bị mất đi hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn. Trường hợp của Hungary nêu ra không có bất cứ tiêu chuẩn - criteria nào được thỏa mãn và do đó không thể là đối tượng của qui phạm này. (ii) Sau đó, Hungary lại viện dẫn lí do có sự xuất hiện của “Những nhân tố mới, sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh” như một tập quán quốc tế đã được ghi nhận trong điều 61 khoản a CƯ Viên 82 để biện hộ cho mình (dù vậy, Hungary cũng tuyên bố rằng điều 61 khoản b không được áp dụng trong vụ này). Cụ thể là những thay đổi về mặt tư tưởng chính trị (do có sự chuyển đổi về quyền lực trong chính phủ Hungary với sự nắm quyền của Đảng Xã Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 27 hội), nhân tố mới Hội đồng tương trợ kinh tế (Council of Mutual Economic Assistance), những tiến bộ về nhận thức trong khoa học, môi trường, và những qui định mới xuất hiện trong luật môi trường được công nhận rộng rãi khắp thế giới. Điều này cũng không thể là lí do viện dẫn hợp lí cho những hành động của Hungary vì theo điều 62 khoản 1 CƯ Viên 1969, “những hoàn cảnh” này phải được hiểu là cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của các bên hay tác dụng của việc thay đổi đó cơ bản đã làm biến đổi phạm vi nghĩa vụ của các bên. Những viện dẫn của Hungary không thỏa mãn bất cứ criteria nào của qui phạm này. (iii) Ngoài ra, Hungary cũng lấy lí do chấm dứt hiệp ước đã kí với lí do Czechoslovakia đã vi phạm trước. Trong tuyên bố của mình năm 1992, Hungary đã cáo buộc Czechoslovakia không làm tròn những nghĩa vụ được qui định trong điều 15 và 19 Treaty 1977, đó là việc bảo vệ chất lượng nguồn nước, bảo vệ thiên nhiên. Và Hungary đã liên hệ tới điều 60 khoản 3b CƯ Viên 1969 và cho rằng mình có thể chấm dứt điều ước do Czechoslovakia trước đó đã vi phạm. Điều 15 “Contracting Parties sMI ensure, by the means specied in the joint contractual plan, that the quality of water in the Danube isnot impaired as a resuh of the construction and operation of the System of Locks". Điều 19 “Contracting Parties shall, through the means specified in the joint contractual pIan, ensure cornpliance with the obligations for the protection of nahire arising in:connecîion with the construction and operation of the System of locks” Czechoslovakia phản đối lập luận trên của Hungary và khẳng định rằng Czechoslovakia vẫn thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ qui định tại điều 15 và 19 trong Treaty 1977. Hungary còn cáo buộc Czechslovakch đã vi phạm cơ bản nội dung và mục đích của điều ước do đã áp dụng phương án thay thế Variant C, và do đó theo điều 60 khoản 2b CƯ Viên, Hungary hoàn toàn có thể chấm dứt thực hiện điều ước này. Bằng việc viện dẫn một số điều khoản trong Công ước Viên 1962, Hungary đã công Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 28 nhận những điều khoản đó như những tập quán quốc tế trong khi lại từ chối việc áp dụng một số điều khoản khác với lí do không công nhận đó là những nguyên tắc tập quán quốc tế được pháp điển hóa. Tuy nhiên, Czechoslovakia khẳng định việc Czechslovakch áp dụng Variant C là phù hợp với nội dung cũng như mục đích của Treaty 1977 và phù hợp với qui tắc của Luật quốc tế. Hơn nữa, đó cũng là phương án tương tự có thể thay thế phương án cũ duy nhất có thể áp dụng nhằm tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ đã qui định trong điều ước trên. Do đó, theo điều 30 của State Responsibility trước khi chứng minh được rằng Czechoslovakia bằng việc áp dụng Variant C là sai trước thì Hungary không được sử dụng hành động trả đũa (Counter Measure). 3. Phán quyết của tòa Trong suốt vụ kiện, Hungary đưa ra 5 lý lẽ để biện minh cho tính hợp pháp và dẫn đến hiệu quả của việc tuyên bố chấm dứt điều ước. Đó là sự tồn tại của tình trạng cấp thiết; việc không thể thực hiện điều ước; sự xuất hiện của sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh; sự vi phạm điều ước của Séc, và cuối cùng là sự xuất hiện của quy tắc mới của luật môi trường quốc tế. Slovakia đã không thừa nhận những điều này. 3.1 Tình trạng cấp thiết Cho dù một tình trạng cấp thiết được tìm thấy là tồn tại thì nó cũng không phải là cơ sở cho việc chấm dứt một điều ước. Cho dù những tình trạng cấp thiết này được nhận thấy là hợp lý thì cũng không thể chấm dứt điều ước. Điều ước có thể không có hiệu lực chừng nào mà những điều kiện cấp thiết còn tiếp tục tồn tại. Điều ước có thể thật sự không được thực hiện nhưng nếu các bên không có sự đồng ý lẫn nhau đối với việc chấm dứt điều ước thì điều ước vẫn tiếp tục tồn tại. Tình trạng cấp thiết này chỉ có thể được viện dẫn để quy trách nhiệm cho quốc gia khi quốc gia đó không thực hiện điều ước. 3.2 Việc không thể thực hiện Sự giải thích của Hungary về mặt từ ngữ của điều 61 là không phù hợp với những thuật ngữ của điều 61, cũng như là tinh thần của Diplomatic Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 29 Conference mà đã thông qua Công ước. Điều 61 yêu cầu “sự không xuất hiện hoặc sự phá hủy hoàn toàn một đối tượng tuyệt đối cần thiết cho việc thực hiện điều ước” để hợp pháp hóa việc chấm dứt như là một nền tảng cho việc không thể thực hiện điều ước. Trong suốt hội nghị thì một sự đề nghị để mở rộng phạm vi của điều khoản này nhằm bao gồm những trường hợp của nó là việc không thể chi những khoảng tiền nhất định do vấn đề tài chính nghiêm trọng. Hungary cho rằng object quan trọng của điều ước là việc đầu tư chung phù hợp với việc bảo vệ mội trường và được vận hành chung đã không xuất hiện liên tục nên điều ước này trở nên không thể thực hiện. Tòa án nhận thấy rằng không cần thiết để xem xét liệu từ “object” trong điều 61 của Công ước Viên 1968 về luật điều ước cũng có thể được hiểu là để bao quát một phạm vi hợp pháp trong bất cứ sự kiện nào hay không, cho dù đó là một vụ kiện đi chăng nữa thì nó sẽ phải kết luận rằng trong trường hợp này phạm vi đó không được ngừng một cách rõ ràng để tồn tại. Điều ước 1977 mà cụ thể là trong điều 15; 19; 20 thật sự cung cấp cho các bên những biện pháp cần thiết để bất cứ lúc nào bằng đàm phán tiến tới sự điều chỉnh lại giữa những nhu cầu kinh tế và nhu cầu sinh thái mà được yêu cầu. Tòa cũng nói thêm rằng nếu việc khai thác chung của đầu tư không thể thực hiện được nữa thì cũng là do Hungary đã không tiến hành hầu hết các công việc mà nó có trách nhiệm theo hiệp định 1977. Điều 61 của Công ước Viên về luật điều ước cũng nói rõ rằng không thể viện dẫn việc không thể thực hiện điều ước làm lý do để chấm dứt điều ước nếu việc không thể thực hiện này là do một bên vi phạm nghĩa vụ của mình theo điều ước. 3.3 Sự thay đổi cơ bản của hòa cảnh. Theo cách nhìn nhận của tòa án, những điều kiện chính trị thường thấy không thật liên quan đến mục tiêu và mục đích của điều ước mà họ đã xây dựng một nền tảng cơ bản sự đồng ý của các bên, mà khi thay đổi đã biến đổi cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ của các bên. Tương tự đối với hệ thống kinh tế tồn tại tại thời điểm ký kết điều ước 1977. Tòa cũng không cho rằng sự phát triển mới của tình trạng môi trường và luật môi trường có thể được xem là hoàn toàn không dự kiến được. Hơn nữa, sự rõ ràng của điều 15; 19; 20 là để điều chỉnh sự thay đổi. Sự thay đổi hoàn cảnh mà Hungary đưa ra, như vậy, không phải một Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 30 vấn đề bản chất và cũng không phải ảnh hưởng của chúng sẽ thay đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ của các bên theo dự án. Một sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh phải là không thể dự kiến được; sự tồn tại của những hoàn cảnh tại thời điểm ký kết điều ước phải xây dựng một nền tảng cơ bản sự đồng ý giữa các bên để chịu sự ràng buộc của điều ước. Hơn nữa, rất rõ ràng từ điều 62 Công ước Viên về luật điều ước, sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh chỉ được viện dẫn trong những trường hợp ngoại lê. Article 15. Protection of water quality 1. The Contracting Parties shall ensure, by the means specified in the joint contractual plan, that the quality of the water in the Danube is not impaired as a result of the construction and operation of the System of Locks. 2. The monitoring of water quality in conneçtion with the construction and operation of the System of Locks shall be carried out on the basis of the agreements on frontier waters in force between the Governments of the Contracting Parties. Article 19. Protection of nature The Contracting Parties shall, through the means specified in the joint contractualplan, ensure cornpliance with the obligations for the protection of nature arising in connection with the construction and operation of the System of Locks. Sự vi phạm điều ước Lập luận chính của Hungary đối với cáo buộc về việc vi phạm điều ước là việc xây dựng và đưa vào vận hành của Variant C. Tòa chỉ ra rằng Séc chỉ vi phạm điều ước khi nó nước chứa nước sông Danube vào trong kênh vào tháng 10/1992. Đối với việc xây dựng mà có thể dẫn đến vận hành Variant C, Séc đã không phạm luật. Vì vậy, tòa phán rằng việc tuyên bố chấm dứt hiệu lực của Hungary vào ngày 19/5/1992 là hấp tấp. Séc chưa tạo ra một sự vi phạm điều ước nào và như vậy Hungary không có quyền để cáo buộc bất cứ một sự vi phạm điều ước nào như là cơ sở cho việc chấm dứt hiệu lực của điều ước. 3.4 Sự phát triển của những quy tắc mới của luật môi trường quốc tế. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 31 Tòa lưu ý rằng không có bên nào dám chắc rằng những quy tắc bắt buộc mới của luật môi trường quốc tế đã xuất hiện từ khi ký kết điều ước 1977; và do đó tòa sẽ không được yêu cầu để kiểm tra phạm vi của điều 64 Công ước Viên về luật điều ước (điều ước này điều chỉnh việc mất giá trị và chấm dứt điều ước bởi vì sự xuất hiện của một quy tắc bắt buộc mới của luật quốc tế chung – jus cogens). Mặt khác, tòa muốn chỉ ra rằng những quy tắc mới xuất hiện của luật môi trường quốc tế là phù hợp với việc thực hiện điều ước và các bên bằng việc đồng ý có thể kết hợp chúng thông qua việc áp dụng điều 15; 19; 20 của điều ước. Những điều này không nêu ra các nghĩa vụ cụ thể của việc thực hiện nhưng yêu cầu các bên đưa những quy tắc môi trường mới này vào xem xét trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình nhằm đảm bảo chất lượng của nguồn nước sông Danube là không bị suy kém và thiên nhiên được bảo vệ khi đồng ý dựa trên những phương tiện cụ thể trong Joint Contractual Plan. Bằng cách lồng những điều khoản này vào điều ước, các bên đã công nhận sự cấp thiết tiềm ẩn để điều chỉnh dự án. Kết quả là, điều ước không phải không thay đổi, và được mở để điều chỉnh những nguyên tắc mới xuất hiện của luật quốc tế. Theo điều 15; 19, những nguyên tắc môi trường mới có thể được kết hợp trong Joint Contractual Plan. Sự ý thức được tính chất có thể bị tổn thương của môi trường và công nhận những mối nguy hiểm đến môi trường phải được đánh giá trên một cơ sở liên tục đã trở nên mạnh mẽ hơn nhiều trong nhiều năm kể từ khi ký kết điều ước. Những điều liên quan mới này làm nổi bật sự phù hợp của điều 15; 19; 20. Tòa án công nhận cả hai bên đồng ý về việc cần phải quan tâm nghiêm túc đến những vấn đề môi trường liên quan và có những biện pháp phòng ngừa; nhưng về cơ bản họ không đồng ý về hậu quả của điều này đối với dự án. Trong trường hợp như vậy, sự liên quan của bên thứ ba có thể hữu ích và là phương tiện trong việc tìm ra cách giải quyết, cung cấp cho mỗi bên sự linh hoạt trong vị trí của nó. Cuối cùng, tòa cho rằng mặt dù tòa nhận thấy rằng cả Hungary và Séc đều không làm đúng theo với nghĩa vụ của họ theo điều ước 1977, nhưng hành vi sai trái ở cả đôi bên này đã không chấm dứt hiệu lực của Điều ước. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 32 Theo đó, tòa phán rằng tuyên bố của Hungary về việc chấm dứt điều ước là không có ảnh hưởng hợp pháp đối với điều ước 1977 và các văn kiện liên quan. 3.5 Sự giải tán của Liên bang Czechoslovakia - Tòa xem xét liệu Slovakia có trở thành một bên của Điều ước như là một người kế thừa của Séc hay không.Như là một cáo buộc thay thế, Hungary cho rằng Điều ước 1977 vẫn có hiệu lực dù cho có tuyên bố hủy bỏ nó của Hungary và việc thực hiện đơn phương Variant C, Điều ước 1977 cũng chấm dứt hiệu lực vì Czechoslovakia không còn tồn tại từ ngày 31/12/1992, mà thay vào đó là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia vào ngày 1/1/1993. - Tòa cho rằng không cần thiết đối với những mục đích của vụ kiện này để tranh luận xem liệu điều 34 Công ước viên 1978 về thừa kế quốc gia đối với điều ước có phản ánh luât quốc tế hay không. Bản chất và đặc điểm cụ thể của Điều ước 1977 thì phù hợp với những phân tích hiện tại của vụ kiện hơn. - Việc điều tra Điều ước 1977 cho thấy ngoài bản chất hiển nhiên như một sự đầu tư chung của Điều ước 1977 ra thì những yếu tố chính của nó là việc xây dựng được đề ra và việc vận hành chung những cấu trúc lớn, hợp nhất và phức tạp; và sự lắp đặt những phần cụ thể trên lãnh thổ của từng nước Hungary và Czechoslovakia dọc theo sông Danube. Điều ước 1977 cũng thiết lập chế độ quản lý hàng hải đối với một khu vực quan trọng của đường thủy quốc tế, cụ thể là việc xây dựng lại đường vận chuyển hàng hải quốc tế chính để đi vòng qua con kênh. Làm như thế, nó đã chắc chắn tạo ra một tình huống mà lợi ích của những đối tượng khác cùng sử dụng song Danube bị ảnh hưởng. Hơn nữa, lợi ích của những quốc gia thứ 3 đã được ghi nhận một cách rõ ràng trong điều 18, nhờ đó các quốc gia đã cam đoan để đảm bảo việc đi lại hàng hải an toàn và liên tục trên đường kênh đào quốc tế cho tàu thuyền đi lại - “uninterrupted and safe navigation on the international fairway”- sao cho phù hợp với những nghĩa vụ của họ theo Công ước 18/08/1948 liên quan đến chế độ quản lý hàng hải trên song Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 33 Danube – Convention of 18 August 1948 concerning the Regime of Navigation on the Danube. - Sau đó Tòa dẫn chiếu đến điều 12 Công ước Viên 1978 về thừa kế quốc gia đối với điều ước. Điều 12 này quy định rằng những điều ước về đặc điểm lãnh thổ phải được đánh giá cả traditional doctrine và quan điểm hiện đại như không bị ảnh hưởng bởi một sự kế thừa quốc gia. Tòa cho rằng điều 12 phản ánh một quy tắc của luật tập quán quốc tế, và lưu ý rằng không có ai trong số các bên bàn cãi về điều này. - Tòa kết luận rằng nội dung của Điều ước 1977 cho biết nó phải được đánh giá như sự thiết lập một chế độ quản lý lãnh thổ trong ý nghĩa của điều 12 Công ước Viên 1978. Nó tạo ra quyền và nghĩa vụ đối với những quốc gia liên quan đến sông Danube; vì vậy bản thân Điều ước 1977 không thể bị ảnh hưởng bởi một sự kế thừa quốc gia. - Vì vậy tòa kết luận rằng Điều ước 1977 trở nên có hiệu lực với Slovakia vào tháng 1 năm 1993. IV. Bài học rút ra Điều 59, 60, 61, 62, 63 và 64 của Công ước Viên quy định về việc chấm dứt và tạm đình chỉ việc thi hành các điều ước. Từ vụ việc trên, chúng ta có thể rút ra một vài bài học như sau: Tình trạng cấp thiết mà các quốc gia viện dẫn cho việc làm trái với một nghĩa vụ quốc tế thì phải được công nhận bởi luật tập quán quốc tế. Và hành động vi phạm nghĩa vụ quốc tế đó phải là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia đó; hành động đó phải không được ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến lợi ích quan trọng của quốc gia mà nghĩa vụ đó hướng đến; và quốc gia thực hiện hành vi đó phải không phải là đối tượng tạo ra sự xuất hiện của tình trạng cấp thiết đó. Không thể nêu lên việc không thể thi hành một điều ước làm lý do để chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó, nếu việc không thể thi hành đó là kết quả của chính bên nêu nó, đối với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc bất cứ nghĩa vụ quốc tế nào khác đối với bất cứ bên nào khác tham gia điều ước. Nguồn của Luật quốc tế – Case: Gabcikovo – Nagymaros – Date: 23/02/2009 Nhóm thuyết trình 5 Page 34 Một sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh so với hoàn cảnh đã tồn tại vào thời điểm ký kết và không được các bên dự kiến không thể được nêu lên làm lý do nếu sự thay đổi đó không làm thay đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên vẫn còn phải thi hành theo điều ước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgab_nagy_249.pdf
Luận văn liên quan