Quan hệ với ASEAN nói chung cũng như với từng quốc gia thành viên nói riêng luôn là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của những nhà hoạch định chính sách của đất nước.
ASEAN không chỉ là nền tảng cho một khu vực Đông Nam Á thống nhất, hòa bình, ổn định
cho sự phát triển của toàn khu vực cũng như mỗi quốc gia mà còn là cầu nối để các nước bắt
kịp với xu thế chung của thời đại và nâng cao vị thế chung của khu vực trên trường quốc tế.
Trong suốt gần 14 năm qua kể từ khi gia nhập, Việt Nam đã khẳng định được vai trò của
mình trong ASEAN bằng những đóng góp cụ thể và thiết thực trong cả hoạt động “đối nội”
lẫn “đối ngoại” của Hiệp hội. Chúng ta tin tưởng rằng vai trò và tiếng nói của Việt Nam trong
ASEAN sẽ ngày càng có giá trị để góp sức đưa ASEAN lên một tầm cao mới trên bản đồ
chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nguyên nhân gia nhập và vai trò của Việt Nam đối với ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
NGUYÊN NHÂN GIA NHẬP VÀ VAI TRÒ CỦA
VIỆT NAM ĐỐI VỚI ASEAN
2
NỘI DUNG CHÍNH
Qua bài viết này, em xin được trình bày quan điểm của mình về nguyên nhân của việc Việt Nam
gia nhập vào ASEAN và vai trò của Việt Nam đối với tổ chức này kể từ ngày trở thành thành
viên chính thức. Trong khuôn khổ giới hạn của một bài tiểu luận, em chỉ xin đưa ra những vấn đề
khái quát nhất về chính sách đối với mỗi bên của Việt Nam và ASEAN kể từ khi ASEAN được
thành lập cho đến năm 1995, để từ đó thấy được tại sao Việt Nam lại gia nhập vào ASEAN tại
thời điểm tháng 7 năm 1995 mà không phải là bất cứ thời điểm nào trước đó. Tất nhiên việc Việt
Nam gia nhập vào ASEAN còn chịu sự tác động, chi phối của rất nhiều yếu tố khác nữa nhưng
em thấy rằng ý chí, nguyện vọng của bản thân các bên luôn được coi là nguyên nhân chủ yếu,
mang tính định hướng, quyết định trong tất cả các mối quan hệ. Em cũng hi vọng rằng từ đó
người đọc sẽ hình dung được bức tranh cụ thể về quan hệ Việt Nam – ASEAN trong từng giai
đoạn của thời kỳ từ 1967 đến 1995 để thấy rõ hơn từng bước chuyển biến của mối quan hệ này
cho đến khi đạt được kết quả là sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN. Không dừng lại ở đó, bài
viết cũng xin được trình bày bốn vai trò chính của Việt Nam đối với ASEAN kể từ khi gia nhập
tổ chức này đến nay. Qua đó người đọc sẽ thấy được những đóng góp của Việt Nam đối với
ASEAN và cả những lợi ích mà Việt Nam có được từ việc trở thành thành viên của ASEAN.
3
LỜI MỞ ĐẦU
ASEAN, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, là một liên minh chính trị, kinh tế, xã hội và văn
hóa của các nước trong khu vực Đông Nam Á. ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967,
trong bối cảnh mà tình hình khu vực cũng như thế giới đang diễn ra nhiều biến động, bao gồm cả
những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong
mỗi nước. Mong muốn của các nước trong khu vực Đông Nam Á muốn xích lại gần nhau, hợp
tác cùng tồn tại trong một tổ chức thống nhất để tăng cường sức mạnh cho bản thân mỗi quốc gia
cũng là nhu cầu tất yếu nhằm đối phó với những thách thức của thời cuộc. Cũng chính vì nhu cầu
đó mà từ con số 5 thành viên ngày đầu thành lập, cho đến nay ASEAN đã là nơi hội tụ đầy đủ 10
nước khu vực Đông Nam Á (chỉ thiếu Đông Timo hiện đang là ứng cử viên). Có được điều này
là do nhu cầu hội nhập của các quốc gia thành viên mới đã bắt gặp mong muốn xây dựng
ASEAN thành một tổ chức khu vực Đông Nam Á đầy đủ và thống nhất của 5 quốc gia sáng lập.
Nguyên nhân cho sự gia nhập của Việt Nam nói riêng vào Hiệp hội cũng không nằm ngoài mối
quan hệ tương tác ấy. Chính vì thế, bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân Việt Nam gia nhập vào
ASEAN từ hai góc độ: chính sách của ASEAN đối với Việt Nam và chính sách của Việt Nam
đối với ASEAN trong từng giai đoạn khác nhau kể từ khi tổ chức này được thành lập. Có thể nói,
thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN chính là lúc mà mối quan hệ Việt Nam – ASEAN đủ chín
muồi để hai bên hòa hợp, gắn kết với nhau và tìm được những lợi ích tương đồng có thể đạt được
từ sự gắn kết ấy. Vậy, đâu là lợi ích mà ASEAN có được từ Việt Nam? Vai trò của Việt Nam kể
từ ngày trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội là gì và liệu rằng, cho đến nay, Việt Nam có
hoàn thành được những trách nhiệm và nghĩa vụ mà ASEAN giao phó hay không? Để trả lời cho
những câu hỏi này, em sẽ tập trung phân tích vai trò, những đóng góp của Việt Nam đối với
ASEAN kể từ khi gia nhập cho đến nay.
4
I. Nguyên nhân Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7/1995
1. Những chuyển biến trong tình hình nội khối và chính sách đối với Việt Nam của
ASEAN
ASEAN ra đời ngày 8 tháng 8 năm 1967 trong bối cảnh tình hình thế giới cũng như khu vực
rất phức tạp và có thể nói, ASEAN như là một sự tập hợp lực lượng để ứng phó với những
khó khăn bên trong và những diễn biến phức tạp ở bên ngoài. Kể từ khi gia nhập, tình hình
nội khối ASEAN đã có nhiều bước chuyển biến, gắn liền với những thay đổi trong tình hình
quốc tế và khu vực. Những chuyển biến đó cũng đã dẫn đến những thay đổi trong chính sách
đối với Việt Nam của bản thân từng nước ASEAN nói riêng cũng như chính sách của ASEAN
nói chung.
1.1. Giai đoạn 1967-1978
Ngay từ thập niên đầu kể từ khi ASEAN được thành lập, chính sách của ASEAN đối với Việt
Nam đã có những chuyển biến quan trọng, nhưng chỉ mang tính riêng lẻ của từng quốc gia
thành viên. Vào thời kỳ cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, thắng lợi của nhân
dân các nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những nhân tố tác động sâu
sắc tới cục diện Đông Nam Á giai đoạn này, buộc các nước ASEAN phải tính toán lại chiến
lược của mình. Năm 1971, ASEAN đưa ra sáng kiến lập Khu vực hòa bình, tự do và trung lập
ở Đông Nam Á (gọi tắt là ZOPAN). Năm 1976, Hội nghị cấp cao đầu tiên của ASEAN họp
tại Bali (In-đô-nê-xi-a) đã thông qua Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, khẳng định năm
nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Kéo theo đó cũng là những thay đổi trong chính sách đối
ngoại của các nước thành viên ASEAN: những nước vốn là đồng minh của Mỹ nay muốn
tách ra, đứng ngoài cuộc giằng co của các nước lớn, thể hiện chính sách không liên kết với
nước lớn, chấm dứt việc ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam; bản thân các nước ASEAN
cũng gia tăng hợp tác với nhau trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế - thương mại, văn hóa –
xã hội, khoa học – công nghệ… Đặc biệt, chính sách với Việt Nam của các nước ASEAN có
nhiều thay đổi to lớn thể hiện ở việc các nước Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po bắt đầu
thăm dò khả năng phát triển quan hệ với Việt Nam về cả kinh tế, thương mại lẫn ngoại giao
và lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta.
5
Giai đoạn 1973-1978, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến. Tháng 8 năm 1973, Hiệp định
Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết và đến tháng 8 năm
1973, Mỹ buộc phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Đông Dương. Bối cảnh đó đã dẫn
đến việc xu thế hòa bình, trung lập ở khu vực tăng cao. Các nước ASEAN buộc phải có
những điều chỉnh phù hợp trong chính sách đối ngoại của mình. Đặc biệt, tại Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (15/2/1973), các nước ASEAN đã kêu gọi viện trợ kinh
tế cho các nước Đông Dương và thiết lập Ủy ban phối hợp các nước ASEAN về việc tái thiết
và khôi phục lại các nước Đông Dương. Các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói
riêng đã trở thành một nhân tố quan trọng, chủ chốt trong chính sách đối ngoại của ASEAN
giai đoạn này. Quan hệ Việt Nam – ASEAN có nhiều chuyển biến tốt đẹp.
1.2. Giai đoạn 1979-1991
Giai đoạn những năm 1979-1991, vấn đề Cam-pu-chia đã khiến cho quan hệ giữa Việt Nam
với các nước ASEAN chuyển sang đối đầu.
Lấy cớ Việt Nam đưa quân vào Cam-pu-chia trước việc phe nhóm Polpot có hành động xâm
lược ở biên giới Tây Nam và tiến hành chính sách diệt chủng đối với nhân dân Cam-pu-chia,
nhiều nước ASEAN đã thực thi chính sách bao vây, cô lập Việt Nam. Toàn bộ hoạt động của
ASEAN chịu sự ảnh hưởng của vấn đề Cam-pu-chia, quan hệ Việt Nam - ASEAN trở nên
lạnh nhạt, trì trệ. Bản thân sự hợp tác nội khối ASEAN cũng không tiến triển nhiều.
1.3. Giai đoạn 1992-1995
Giai đoạn đầu những năm 1990 với những chuyển biến sâu sắc trong tình hình thế giới cũng
như khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là việc đàm phán và ký kết Hiệp định về giải pháp chính
trị toàn bộ cho vấn đề Cam-pu-chia, nội dugn hoạt động của ASEAN cũng như mối quan hệ
giữa các nước thành viên ASEAN với Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Trong
hoạt động của ASEAN, hợp tác kinh tế nổi dần lên như một hướng quan trọng. Sau khi Việt
Nam rút quân khỏi Cam-pu-chia, các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ song phương
với Việt Nam. Mối quan hệ Việt Nam – ASEAN bước sang thời kỳ hợp tác khu vực.
Với tiền đề vững chắc là những thành tựu đạt được từ những năm đầu thập kỷ 90, ASEAN đã
đặt ra cho mình những mục tiêu cao hơn, rộng lớn và lâu dài: chuyển mạnh sang hợp tác kinh
tế. Để thực hiện được những mục tiêu đó, ASEAN cần có một môi trường hòa bình và ổn
định cũng như một thị trường rộng lớn. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện những khái niệm về
“ASEAN mở rộng”, từng bước tranh thủ sự tham gia của mười nước khu vực Đông Nam Á,
6
trước mắt là Việt Nam, tiếp đến là Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma. Từ năm 1992, ASEAN mời
Việt Nam tham dự các cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN hàng năm với tư
cách quan sát viên. Từ năm 1993, ASEAN đã thiết lập cơ chế hiệp thương giữa ASEAN và
Việt Nam nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 26 ở Xing-ga-po. Đặc
biệt, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN họp ở Băng-cốc (7/1994) đã chính thức “khẳng
định sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên của ASEAN và chỉ thị cho các quan chức
cấp cao và Tổng thư ký ASEAN sớm tiếp xúc trao đổi quan điểm với các quan chức Việt
Nam về những dàn xếp thủ tục”. Lịch sử quan hệ Việt Nam – ASEAN đã mở ra một trang
hoàn toàn mới, chuyển từ sự nghi kị, thù địch sang hợp tác.
Như vậy, tình hình nội khối ASEAN dưới những ảnh hưởng của tình hình khu vực và thế giới
nói chung đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối ngoại của ASEAN nói chung và các nước
thành viên nói riêng. Trong đó, quan hệ với Việt Nam cũng như khu vực ba nước Đông
Dương là nhân tố quan trọng, được ưu tiên đẩy lên hàng đầu. Có thể nói, mong muốn của các
nước ASEAN đối với việc Việt Nam gia nhập tổ chức này là yếu tố tiền đề, tiên quyết, là
nguyên nhân khách quan cho việc hội nhập của Việt Nam vào ASEAN tháng 7/1995.
2. Chính sách của Việt Nam đối với ASEAN trong từng giai đoạn
Nếu như sự ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN của các nước thành viên là yếu tố tiền
đề, điều kiện khách quan cho việc Việt Nam tham gia vào tổ chức này như đã nói ở trên thì
điều kiện chủ quan chính là mong muốn hội nhập vào ASEAN của chúng ta. Quan hệ Việt
Nam – ASEAN là một mối quan hệ hai chiều và dù chịu những ảnh hưởng của tình hình thế
giới cũng như tình hình khu vực thì yếu tố quyết định vẫn là chính sách của hai phía. Chính
sách của Việt Nam đối với ASEAN cũng có những chuyển biến quan trọng theo những bước
chuyển của môi trường quốc tế cũng như sự vận động của chính sách đối ngoại Việt Nam nói
chung. Có thể nói, cùng với chính sách của ASEAN đối với Việt Nam như đã trình bày ở
trên, đây là “nửa” còn lại làm nên bộ mặt quan hệ Việt Nam – ASEAN trong từng giai đoạn
lịch sử.
Giai đoạn 1967-1978
Đây là giai đoạn mà quan hệ Việt Nam – ASEAN đã có những nét khởi sắc đầu tiên. Nhiều
nước thành viên ASEAN đã tìm hiểu việc thiết lập quan hệ với Việt Nam. Việt Nam cũng đã
khuyến khích thái độ của các nước ASEAN lảng tránh dần ra khỏi chính sách xâm lược của
7
Mỹ; tiến hành thiết lập cơ quan đại diện Tổng công ty xuất nhập khẩu ở Xing-ga-po, điều
chỉnh thái độ với Phi-líp-pin. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai bên vẫn chưa có tiến triển đáng kể.
Từ sau khi ký Hiệp định Paris, Việt Nam bắt đầu tích cực triển khai chính sách khu vực, đẩy
mạnh quan hệ song phương với các nước thuộc tổ chức khu vực ASEAN. Chính sách ngoại
giao của Việt Nam đối với khu vực lần đầu tiên được thể hiện rõ ràng thông qua chính sách
bốn điểm tháng 7/1976, trong đó nêu lên những nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển quan
hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á như: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của nhau, cùng tồn tại trong hòa bình, không để lãnh thổ của mình cho nước
ngoài sử dụng, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, phát triển hợp tác khu vực.
Đến tháng 8/1976, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả các nước thành
viên ASEAN. Trong các name 1977, 1978, quan hệ song phương của Việt Nam và các nước
ASEAN đã phát triển mạnh mẽ với các chuyến thăm hữu nghị của các nhà lãnh đạo cấp cao.
Ngoài ra, Việt Nam còn cử nhiều đoàn đại biểu của các ngành triển khai các hoạt động hợp
tác cụ thể khác.
Có thể nói trong thời kỳ này, quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN phát triển tốt đẹp hơn
so với trước đó. Tuy nhiên ở giai đoạn này, Việt Nam vẫn chưa có quan hệ hợp tác với tổ
chức ASEAN. Ngày 18/4/1973, tai Hội nghị bất thường của các Bộ trưởng ngoại giao
ASEAN, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được mời với tư cách quan sát viên nhưng đã từ
chối tham dự vì trong số các bên được mời có cả ngụy quyền Sài Gòn.
Giai đoạn 1979-1991
Đây là giai đoạn mà vấn đề Cam-pu-chia nổi lên như yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tình
hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng cũng
như chính sách đối ngoại của cả hai phía Việt Nam và ASEAN.
Trong giai đoạn này, Việt Nam vừa đấu tranh với vấn đề Cam-pu-chia và triển khai đấu tranh
ngoại giao, gắn việc giải quyết vấn đề Cam-pu-chia với việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn
định ở Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại để đẩy lùi sự đối đầu, phân hóa liên minh chống Việt
Nam.
Tại Diễn đàn Liên hợp quốc, từ năm 1980 đến năm 1985, hàng năm, Việt Nam, Lào cùng một
số nước bạn bè đều nêu lên vấn đề “hòa bình, ổn định và cùng hợp tác ở Đông Nam Á” nhằm
thúc đẩy xu hướng đối thoại giữa Đông Dương và ASEAN. Tuy nhiên, những đề nghị này
8
đều không được chấp nhận vì ASEAN cho rằng vấn đề Cam-pu-chia là nguyên nhân chủ yếu
gây mất ổn định khu vực và phải giải quyết vấn đề Cam-pu-chia trước nhất.
Cho đến năm 1986, Việt Nam chủ trương thực thi chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ. Thực hiện đường lối này, Việt Nam rút quân khỏi Cam-pu-chia và trở
ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam – ASEAN được gỡ bỏ. Hai bên xích lại gần nhau và
mối quan hệ này được đẩy mạnh.
Giai đoạn 1992-1995
Lợi ích lớn nhất của Việt Nam giai đoạn này là duy trì hòa bình ổn định khu vực, tạo dựng
một môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Với mục tiêu là hội
nhập vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã tăng cường và phát triển các mối quan hệ
hợp tác với bên ngoài, trước hết là với các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á. Đẩy mạnh
quan hệ với ASEAN là mục tiêu quan trọng đối với Việt Nam vì ASEAN là một tập hợp của
những nước nhỏ và vừa, có xuất phát điểm gần giống Việt Nam, đã vươn lên thành những
nước có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực hiện nay. Hợp tác chặt chẽ với ASEAN sẽ giúp
Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp và hòa nhập với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu
vực cũng như giúp làm tăng vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc phát triển quan hệ
Việt Nam – ASEAN trở thành một vấn đề có tính quan trọng chiến lược, cả về kinh tế, chính
trị đối với cả Việt Nam và ASEAN.
Trong bối cảnh đó, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã nhấn mạnh “phát
triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu
cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác”. Quan hệ giữa Việt Nam với từng nước
ASEAN phát triển nhanh chóng. Từ tháng 2/1993, Việt Nam đã tuyên bố “sẵn sàng tham gia
ASEAN vào thời điểm thích hợp”. Đáp lại, các nước ASEAN tuyên bố muốn thấy Việt Nam
sớm gia nhập ASEAN. Từ đó, Việt Nam xúc tiến các công việc chuẩn bị thiết thực để sớm trở
thành thành viên đầy đủ của ASEAN.
Sau một quá trình tăng cường quan hệ song phương với từng nước cũng như với cả tổ chức
ASEAN, đến tháng 7/1994, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã đạt được sự nhất trí từ cả hai
phía.
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 28 và ARF lần
thứ hai, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN.
I. Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
9
1. Vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy tiến trình thống nhất Đông Nam Á
trong một tổ chức khu vực chung
Trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Đông Nam Á đang bị phân
chia thành hai khối đối lập nhau: ASEAN đi theo con đường phát triển Tư bản chủ nghĩa và
Đông Dương phát triển lên Xã hội chủ nghĩa. Sự tồn tại đối lập đó đã không chỉ ngăn cản các
nước trong khu vực phát triển các quan hệ hòa bình, hợp tác với nhau, hỗ trợ nhau cùng phá
triển mà còn tạo cơ hội cho các thế lực bên ngoài có lợi ích trong khu vực và dễ dàng can
thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.
Nhận thức được mối nguy hại đó, trong Tuyên bố Băng-cốc 1967, những người sáng lập Hiệp
hội đã bày tỏ mong muốn nhìn thấy các nước trong khu vực còn đứng ngoài ASEAN sẽ chấp
nhận tổ chức này và sớm gia nhập.
Trong bối cảnh như vậy, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra triển vọng thống nhất
Đông Nam Á. Việc Việt Nam tham gia vào ASEAN cũng như những lợi ích mà Việt Nam có
được từ tổ chức này đã trở thành nguyên nhân khích lệ các nước còn lại trong khu vực như
Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia vững tâm tham gia vào ASEAN.
Với việc kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7/1997 và Cam-pu-chia vào tháng 4/1999, tầm
nhìn về một Đông Nam Á thống nhất trong ASEAN đã trở thành hiện thực.
Việt Nam chính là nước khởi đầu để biến khu vực Đông Nam Á thành một khu vực thống
nhất trong đa dạng và là nước đóng vai trò “đặc biệt” trong cả hai lần hội nhập của các nước
trong tổ chức ASEAN, đưa tổng số thành viên ASEAN từ 9 nước năm 1997 lên 10 nước năm
1999 và đưa tổng số thành viên ASEAN tham gia ASEAN tham gia ASEM từ 7 nước năm
2002 lên 10 nước năm 2004.
Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Ong Keng Yong cũng đã đánh giá
cao những đóng góp tích cực của Việt Nam đối với ASEAN kể từ khi gia nhập:
"Trước hết, nhìn vào bản đồ của hiệp hội, Việt Nam đã thực sự gắn kết vùng phía bắc với phía
nam của khu vực Đông Nam Á. Do đó, quốc gia này có một vai trò rất quan trọng. Xét về mặt
địa lý và nhân khẩu học, đóng góp chính của Việt Nam khi trở thành một thành viên của ASEAN
là đã kết hợp mọi vùng của Đông Nam Á thành một khối thống nhất.”
10
Trong thời gian qua, sự thống nhất này đã mang lại cho khu vực nhiều lợi ích quan trọng. Vị
thế của ASEAN nói chung và của từng nước thành viên nói riêng đã được nâng cao hơn một
bậc trong nền chính trị khu vực cũng như trên trường quốc tế. Các nước thành viên trong khu
vực đã có cơ hội để mở rộng và phát triển những mối quan hệ hợp tác với nhau trong mọi
lĩnh vực, kể cả song phương lẫn đa phương. Một ASEAN hòa bình, ổn định về chính trị và
tăng trưởng nhanh về kinh tế đang có vai trò ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á nói riêng,
châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới nói chung.
2. Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị và vấn đề bảo vệ hòa bình, an ninh
ổn định ở khu vực Đông Nam Á
Việc Việt Nam chính thức tham gia ASEAN tháng 7/1995 đã góp phần quan trọng trong việc
thúc đẩy quá trình thành lập một ASEAN bao gồm cả 10 nước khu vực Đông Nam Á, chấm
dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu, căng thẳng ở khu vực, mở ra một giai đoạn mới khác hẳn về
chất của quan hệ giữa các quốc gia ở khu vực, mở rộng hợp tác vì hòa bình phát triển, để
ASEAN thực sự là Đông Nam Á và là Đông Nam Á. ASEAN trở thành một nhân tố thiết yếu
cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương và trên
thế giới, ASEAN có vị trí ngày càng quan trọng hơn.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính 1997, do những khó khăn về kinh tế, trong nội bộ
một số nước ASEAN đã nảy sinh những bất ổn về chính trị. Quan hệ giữa một số nước thành
viên đã nảy sinh những vấn đề phức tạp. Đây là thời cơ cho các thế lực bên ngoài dễ dàng
gây ảnh hưởng xấu đến Hiệp hội. Trong bối cảnh đó, sự ổn định chính trị - xã hội, quốc
phòng – an ninh quốc gia được giữ vững của Việt Nam và một số nước thành viên khác đã
góp phần tạo nên một hình ảnh không quá bi quan về ASEAN, qua đó uy tín và vai trò của
Việt Nam trong Hiệp hội ngày càng tăng cao.
Việc Việt Nam gia nhập đã làm cho hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN có những chuyển
biến quan trọng. Trước hết, Việt Nam là một nước đi theo chế độ xã hội Xã hội chủ nghĩa,
hoàn toàn khác với các nước thành viên khác, đã đem đến cho ASEAN một sắc thái mới. Việt
Nam đã tham gia đầy đủ vào các cơ chế hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN cũng như tích
cực tham gia trao đổi ý kiến, đánh giá tình hình thế giới và khu vực, tăng cường phối hợp lập
trường về các vấn đề khu vực và quốc tế và khi cần thiết thì thỏa thuận về đối sách chung.
Việt Nam cũng đã và đang tích cực cùng các nước ASEAN khác hoàn thiện chương trình
hành động thành lập Cộng đồng ASEAN cũng như tích cực vận động các nước bên ngoài
11
tham gia vào Hiệp ước Hợp tác và thân thiện của ASEAN. Việt Nam cũng đã tham gia ký kết
và phê chuẩn Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân nhằm xây dựng một Đông
Nam Á không có vũ khí hạt nhân và loại trừ nguy cơ hạt nhân ở khu vực.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn là thành viên của Diễn đàn khu vực ARF, diễn đàn an ninh đa
phương chính thức ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi mà các thành viên có thể bàn
về các vấn đề an ninh của khu vực, từ đó tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác
nhau. Việt Nam đã cùng các nước ASEAN khác đấu tranh giữ vững các nguyên tắc then chốt
và ASEAN phải đóng vai trò chủ động điều chỉnh để ARF là một quá trình tiệm tiến với
những bước đi phù hợp với tất cả các bên trên cơ sở đồng thuận.
Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã duy trì thúc đẩy các xu hướng tích cực trong ASEAN,
ngăn ngừa, hạn chế những xu hướng tiêu cực cũng như góp phần tăng cường và củng cố đoàn
kết nội khối. Việt Nam đã trở thành một thành viên hòa hợp và tích cực, có vai trò ngày càng
quan trọng trong ASEAN.
Việt Nam cũng đã tích cực trong đấu tranh duy trì các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội. kiên
trì đấu tranh bảo đảm nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” và chủ động hướng
Hiệp hội vào những ưu tiên hiện nay là thu hẹp khoảng cách phát triển và giúp đỡ các nước
thành viên mới tăng cường khả năng liên kết khu vực.
Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị và vấn đề bảo vệ hòa bình, an ninh ổn định ở khu
vực Đông Nam Á được thể hiện không chỉ trong việc cân bằng tương quan lực lượng giữa
các nước nội khối mà còn đem đến cho ASEAN những lợi thế trong quan hệ với các nước lớn
vốn có quan hệ truyền thống trước đây và cân bằng tương quan lực lượng giữa các nước đó
với nhau. Việt Nam trở thành cầu nối để ASEAN xích lại gần hơn các nước lớn như Nga và
Trung Quốc. Việt Nam cũng đã mở rộng quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, trên một phương diện
nào đó cùng các nước thành viên khác lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn khu vực châu Á
– Thái Bình Dương để các nước lớn này kiềm chế lẫn nhau nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh
ổn định khu vực.
3. Vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác (kinh tế) khu vực của ASEAN
(rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên)
Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp to
lớn trong việc khởi xướng cho sự hội nhập kinh tế khu vực cũng như tạo ra một cơ chế hợp
12
tác mới không chỉ đa dạng về chính trị mà còn đa dạng về kinh tế, không những tạo ra tiền lệ
cho khu vực Đông Nam Á mà còn cho các nước và các tổ chức khác trên thế giới.
So với các nước thành viên cũ của ASEAN thì Việt Nam là nước có trình độ phát triển kinh tế
đang ở mức thấp. Tuy nhiên, chính sự chênh lệch về kinh tế của Việt Nam so với các nước
ASEAN cũ ấy đã tạo nên một mô thức hợp tác mới tạo tiền đề cho các nước có trình độ phát
triển kinh tế thấp như Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia có thể tham gia vào quá trình hợp tác khu
vực. Điều đó đã làm thay đổi diện mạo ASEAN, từ chỗ là một tổ chức bao gồm các nước có
nền kinh tế phát triển sang một tổ chức bao gồm những nước có nền kinh tế phát triển không
đồng đều. Việt Nam đã thể hiện vai trò của một nước đầu tiên khai thông một mô hình hợp
tác mới – một mô thức chưa có tiền lệ trong lịch sử các nước Đông Nam Á. Cũng chính vì
thế mà quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam gặp phải rất nhiều thách thức và trở
ngại.
Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã cam kết tham gia vào các
hoạt động hợp tác kinh tế của khu vực, cụ thể là CEPT và AFTA. Đến năm 2006, Việt Nam
loại bỏ hàng rào phi thuế quan và cắt giảm thuế quan xuống còn 0-5% cùng với các thành
viên khác. Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ các nước ASEAN.
Quan hệ đầu tư và thương mại giữa ASEAN và Việt Nam tăng lên một cách rõ rệt, chứng tỏ
tính hiệu quả của xu hướng liên kết khu vực giữa các nước không có cùng trình độ phát triển
kinh tế tương đồng.
Đối với ASEAN-6 thì các nước này không những được hưởng lợi khi thiết lập mối quan hệ
về thương mại và đầu tư với Việt Nam mà còn rút ra được những bài học kinh nghiệm trong
quá trình hợp tác với Việt Nam để tiến hành hợp tác một cách có hiệu quả với các nước có
trình độ kinh tế kém phát triển như Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia. Sự ngăn cách về trình độ
phát triển giữa các nước thành viên cũ và thành viên mới không phải là những trở ngại không
thể khắc phục được.
Việt Nam đã không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đầy đủ những cam kết, những nhiệm vụ mà
Hiệp hội phân công mà còn đưa ra nhiều sáng kiến có giá trị được ASEAN ủng hộ và chấp
nhận.
Chương trình hành động Hà Nội được thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ VI tháng
12/1998 và “Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết
ASEAN” được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34 thàng 7/2001 đã được các
13
nước ASEAN triển khai thực hiện. Trong đó, đáng chú ý là chương trình hợp tác phát triển
lưu vực sông Mê Công với mục đích lôi cuốn các vùng kém phát triển của các nước trong tổ
chức ASEAN vào luồng phát triển chung của khu vực, xóa dần khoảng cách phát triển giữa
ASEAN-6 và ASEAN-4. Trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công, Việt Nam đã có vai trò rất đáng
kể thể hiện qua việc Dự án Phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mê Công do
Việt Nam xây dựng đã được nhiều nước ủng hộ và thu hút được các nhà tài trợ quốc tế như
Ngân hàng Phát triển châu Á, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc và chính phủ Nhật
Bản. Với cách thức hợp tác trên cùng với việc phát huy lợi thế so sánh trong quan hệ hợp tác
giữa các nước trong khu vực, Việt Nam sẽ là nước đóng vai trò quan trọng không những
trong tiến trình hội nhập giữa các nước trong tổ chức ASEAN với nhau mà còn giữa tổ chức
ASEAN với các quốc gia và các tổ chức khác trên thế giới.
Như vậy, Việt Nam đã có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực ASEAN.
Những đóng góp của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực là những kinh nghiệm bổ
ích giúp ASEAN vượt qua những trở ngại, thách thức để xây dựng Đông Nam Á thành một
chủ thể lớn trong kỷ nguyên của chủ nghĩa đa phương châu Á – Thái Bình Dương.
4. Vai trò của Việt Nam trong các chương trình hợp tác quốc tế của ASEAN
Cùng với việc tham gia vào các chương trình hợp tác nội khối ASEAN, Việt Nam còn tham
gia vào các quan hệ hợp tác quốc tế của Hiệp hội: hoàn thành tốt vai trò điều phối viên của
ASEAN trong quan hệ với Niu Dilan, Liên bang Nga, Nhật Bản…; tổ chức thành công Hội
nghị tư vấn ASEAN – Nhật Bản về Tầm nhìn ASEAN 2020; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
điều phối viên ASEM trong hai nhiệm kỳ (2000-2002, 2002-2004); tổ chức thành công Hội
nghị cấp cao Á – Âu lần thứ 5 ; tham gia tích cực và có những đóng góp không nhỏ vào các
quan hệ hợp tác khác của ASEAN như Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng (PMC), đối thoại
ASEAN – Hoa Kỳ, ASEAN – EU, tiến trình ASEAN+3, ASEAN+1…
Đặc biệt trong quan hệ ASEAN – EU, Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập ra
Diễn đàn hợp tác Á – Âu mà nòng cốt thực chất là quan hệ EU – ASEAN. Sau 10 năm phắt
triển với 5 Hội nghị thượng đỉnh, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến đóng góp cho tiến trình này
nhằm tăng cường hợp tác giữa hai châu lục. Đặc biệt, việc tổ chức thành công rực rỡ Hội
nghị thượng đỉnh ASEM lần thứ 5 tại HN 10/2004 là đóng góp quan trọng của VN.
Trong quan hệ giữa ASEAN với một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam cũng đóng
một vai trò hết sức quan trọng như ông Ong Keng Yong, Tổng thư ký ASEAN đã nói: "Là
14
nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam sẽ thường xuyên đem những kinh nghiệm lịch sử
của mình để giúp ASEAN thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc. Những gì Việt Nam làm là
nhằm duy trì nguyên tắc của chúng ta, nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng hòa bình và
ổn định. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn đưa ra những đề xuất tích cực và
mang tính xây dựng. Đây không phải là vấn đề cảm tính mà là vấn đề tư duy. (…) Việt Nam
và Ấn Độ là những người bạn tốt của nhau, vì vậy khi đề cập đến những vấn đề liên quan đến
Ấn Độ, Việt Nam sẽ nêu lại những kinh nghiệm và tình hữu nghị của mình với Ấn Độ, và nói
'Nếu chúng ta tổ chức hội nghị thượng đỉnh Đông Á, chúng ta nên mời Ấn Độ tham dự, bởi
vì họ có những ý tưởng hay.' Vì thế, có thể nói rằng những gì mà Việt Nam đã đóng góp cho
ASEAN là đã bổ sung thêm chất lượng cho những quyết sách của Hiệp hội chúng ta".
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam có một vai trò rất quan trọng trong các chương
trình hợp tác quốc tế của ASEAN. Tham gia vào tổ chức này, Việt Nam có thêm cơ hội để
tăng tiếng nói của mình trên trường quốc tế và ngược lại, Việt Nam cùng với các quốc gia
thành viên khác cũng đã có những nỗ lực mang lại kết quả cao trong việc xây dựng, duy trì
và phát triển thêm nhiều mối quan hệ hợp tác với các quốc gia, tổ chức, khu vực khác trên thế
giới.
KẾT LUẬN
Quan hệ với ASEAN nói chung cũng như với từng quốc gia thành viên nói riêng luôn là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của những nhà hoạch định chính sách của đất nước.
ASEAN không chỉ là nền tảng cho một khu vực Đông Nam Á thống nhất, hòa bình, ổn định
cho sự phát triển của toàn khu vực cũng như mỗi quốc gia mà còn là cầu nối để các nước bắt
kịp với xu thế chung của thời đại và nâng cao vị thế chung của khu vực trên trường quốc tế.
Trong suốt gần 14 năm qua kể từ khi gia nhập, Việt Nam đã khẳng định được vai trò của
mình trong ASEAN bằng những đóng góp cụ thể và thiết thực trong cả hoạt động “đối nội”
lẫn “đối ngoại” của Hiệp hội. Chúng ta tin tưởng rằng vai trò và tiếng nói của Việt Nam trong
ASEAN sẽ ngày càng có giá trị để góp sức đưa ASEAN lên một tầm cao mới trên bản đồ
chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu.
15
Tài liệu tham khảo
1. Chính sách đối ngoại Việt Nam, Tập II, NXB Thế giới, Hà Nội - 2007
2. Việt Nam trong ASEAN - Nhìn lại và hướng tới, NXB khoa học xã hội, Hà Nội - 2006
3. Vai trò của Việt Nam trong ASEAN, NXB Thông tấn, Hà Nội – 2007
4. “Đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN được đánh giá cao”,
5. “Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên: Quan hệ Việt Nam – ASEAN phát triển trên mọi
lĩnh vực”,
6. “Vị thế Việt Nam trong cộng đồng ASEAN”,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_lon_thuhien_1588.pdf