Việt Nam là thành viên của WTO từ ngày 11/01/2007. Kể từ ngày này, Việt Nam
tiếp cận được thị trường thương mại toàn cầu nhưng sẽ gặp những trở ngại không
nhỏ trong quá trình hội nhập quốc tế. Một biểu hiện rõ nét nhất ngay sau khi hội
nhập, đó là dòng vốn nước ngoài chảy vào nhiều, áp lực lạm phát gia tăng. Cũng
như hầu hết các nước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện
tượng “Bộ ba bất khả thi”. Đó là, khi dòng vốn nước ngoài vào nhiều, để ổn định
tỷ giá NHNN mua ngoại tệ, qua đó gây áp lực lạm phát (Sáu tháng đầu năm 2007,
NHNN “bơm” ra lưu thông 112.000 tỷ đồng sau khi mua vào 7 tỷ USD).
27 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 5202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguyên nhân, thực trạng và giải pháp chủ yếu để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Nguyên nhân, thực trạng và giải
pháp chủ yếu để cải thiện cán cân
thương mại của Việt Nam
Thành viên trong nhóm 5:
Đinh Thị Thu Hằng
Lương Thị Nhung
Lê Thanh Hải
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại
của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm
2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ
thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt
Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp
nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn
sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các
cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của
Việt Nam có xu hướng thu hẹp.
Từ thực trạng trên, Đề tài này với mong muốn làm rõ đâu là nguyên nhân,
thực trạng và giải pháp chủ yếu để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam, nó
đã tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và sức chịu đựng thâm hụt của cán
cân thương mại đối với cán cân thanh toán quốc tế để từ đó đưa ra giải pháp cải
thiện.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn đề tài vẫn không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, chúng em rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô để đề
tài của chúng em được hoàn thiện hơn.
3
Chương 1: Tổng quan về cán cân thương mại
1. Khái niệm cán cân thương mại
Cán cân thương mại của một quốc gia là một bảng kết toán ghi chép các giao
dịch về mặt giá trị, ghi chép các giao dịch xuất khẩu, giao dịch nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ giữa một nước với phần còn lại của thế giới, trong một khoảng thời
gian nhất định, thường là một năm.
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh
toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập
khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng
như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch
là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch
nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0,
cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương
mại.
+ Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị dương.
+ Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị âm.
Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các
khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại
trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán
cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
Cán cân thương mại chịu tác động của nhiều yếu tố như: tỷ giá, lạm phát,
giá cả hàng hóa, thu nhập, chính sách thương mại quốc tế....
Vì được xác định trên cơ sở các giá trị nên trạng thái của cán cân thương
mại phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái cũng như độ tin cậy số liệu và phương
pháp thu thập số liệu. Độ tin cậy và chính xác của số liệu đưa ra có thể ảnh hưởng
đến việc nhận dạng bản chất và mức độ nghiêm trọng của thâm hụt thương mại.
4
* Năm nhân tố tiêu biểu ảnh hưởng đến cán cân thương mại sau:
a. Nhân tố tỷ giá.
Với các nhân tố không thay đổi, khi tỉ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất
khẩu tinh bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu.
b. Nhân tố lạm phát.
Với các nhân tố khác không đổi nếu tỉ lệ lạm phát của một nước cao hơn ở
nước ngoài, sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa của nước này trên thị trường
quốc tế.
c. Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng.
Với các nhân tố khác không đổi, nếu giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu
của một nước tăng sẽ làm tăng cầu nội tệ và tăng cung ngoại tệ.
d. Thu nhập của người không cư trú.
Với các nhân tố khác không thay đổi khi thu nhập thực tế của người không
cư trú tăng làm tăng cầu xuất khẩu bởi người không cư trú, do đó làm tăng cầu nội
tệ và tăng cung ngoại tệ, tức làm tăng giá trị xuất khẩu bằng nội tệ và ngoại tệ.
e. Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài.
Với các nhân tố khác không thay đổi, giá trị xuất khẩu của một nước sẽ
giảm nếu bên nước ngoài áp dụng mức thuế quan cao, hạn ngạch nhập khẩu thấp
cũng như áp dụng các hàng rào phi thuế quan: yêu cầu về chất lượng hàng hóa và
tệ nạn quan liêu, kết quả là làm giảm cầu nôị tệ.
* Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị nhập khẩu hàng hóa:
Là giống với những nhân tố ảnh hưởng lên xuất khẩu nhưng có tác động
ngươc chiều.
Cán cân thương mại được cải thiện khi tác động ròng của các nhân tố lên
giá trị xuất khẩu và nhập khẩu la dương và trở nên xấu đi thì tác động ròng của các
nhân tố lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu là âm.
Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc
gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó
5
chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì
thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh
hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị
trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của
hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt
đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất
lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng
giảm.
3. Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế.
Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung
cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng
nội tệ so với đồng ngoại tệ.
Thứ hai, cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế của một quốc gia.
Thứ ba, tình trạng của cán cân thương mại phản ánh tình trạng của cán cân
vãng lai, do đó có ảnh hưởng đến ổn định nền kinh tế vĩ mô. Đây là ảnh hưởng
quan trọng nhất của cán cân thương mại tới nền kinh tế và dựa vào đó nhà nước có
thể đưa ra các chính sách để có thể điều chỉnh cán cân thương mại đảm bảo ổn
định kinh tế vĩ mô.
Thứ tư, cán cân thương mại thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực
tế: X – M = (S – I) + (T –G). Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì điều đó thể
hiện quốc gia chi nhiều hơn thu nhập của mình cũng như tiết kiệm sẽ ít hơn đầu tư
và ngược lại.
Vì những tác động to lớn của cán cân thương mại tới nền kinh tế nên các
nhà kinh tế và quản lý luôn tìm cách dự báo những cơ hội cũng như các thách thức
để có thể đề ra những giải pháp thiết thực cho hoạt động xuất – nhập khẩu trong
thời gian sắp tới, từ đó giúp điều tiết vĩ mô một cách tốt hơn.
6
Chương 2: Thực trạng cán cân thương mại ở Việt Nam
1. Thực trạng cán cân thương mại ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay.
Cán cân thương mại được xác định bằng công thức:
TB = ( X – M ) = - ( SE + IC + TR + KL + ∆R )
Trạng thái của một cán cân thương mại của một quốc gia trong một năm
thường xảy ra một trong ba trạng thái:
- Trạng thái cân bằng khi thu nhập từ xuất khẩu bằng với chi cho nhập khẩu
hàng hóa của quốc gia ( X – M ) = 0
- Trạng thái thặng dư khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu
hàng hóa của quốc gia ( X – M ) > 0
- Trạng thái thâm hụt khi thu nhập từ xuất khẩu nhỏ hơn chi cho nhập khẩu
hàng hóa của quốc gia ( X – M ) < 0
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết vào năm 2000 và có hiệu lực vào
cuối 2001 tạo thuận lợi cho sự gia tăng đáng kể giá trị xuất nhập khẩu của Việt
Nam so với giai đoạn trước đó, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cũng không ổn định.
Năm Khả năng xuất
khẩu
( triệu USD)
Tốc độ tăng
xuất khẩu
( %)
Khả năng
nhập khẩu
(triệu USD)
Tốc độ tăng
nhập khẩu
( %)
Cán cân
thương mại
2000 14.482 25,5 15.636 33,2 -1.154
2001 15.027 3,8 16.162 3,4 -1.135
2002 16.705 11,2 19.733 21,8 -3.028
2003 20.176 20,6 25.226 27,8 -5.050
2004 26.500 28,9 31.516 24,9 -5.116
2005 32.447 22,2 36.761 16,6 -4.314
2006 39.826 22,7 44.891 22,1 -5.065
Năm 2007: kinh tế toàn cầu được ghi nhận là có sự biến động lớn về giá hàng
hóa, chủ yếu là giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩm tăng cao liên tục.
7
Những biến động thất thường của giá dầu thô, giá vàng cùng với dấu hiệu suy
thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ, đồng Đôla mất giá nhanh so với các ngoại tệ mạnh
khác đã tác động không tốt đến nhiều nền kinh tế, trong đó có cả Việt Nam.
Năm 2008:
Kinh tế nước ta trong năm 2008 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong
nước và trên thế giới có nhiều biến động phức tạp và khó lường. Giá dầu thô và
giá nhiều loại nguyên vật liệu khác trên thị trường tăng mạnh ở giữa năm, kéo theo
sự tăng giá của các mặt hàng khác ở trong nước, từ đó cũng ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất – nhập khẩu của nước ta trong năm 2008.
Về xuất khẩu: tính chung cho cả năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của nước ta ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Trong đó,
khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7% so với
năm 2007, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, khối doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7% so với năm 2007 và chiếm 50,3%
tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, tuy kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại
trừ tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô,
than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa chỉ tăng 13,5%.
Về nhập khẩu: trong 5 tháng đầu năm, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gấp 3,4
lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD. Nhưng liên tiếp trong 7 tháng
còn lại, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp, một trong những nguyên nhân chính
là do giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng
dầu. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 80,4 tỷ
USD, tăng 28,3% so với năm 2007, trong đó khối doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt
hàng thì kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chỉ tăng 21,4% so với năm 2007.
Như vậy, mức thâm hụt cán cân thương mại lên tới 17,5 tỷ USD, cao nhất từ
trước tới nay. Báo động đối với Việt Nam là mức thâm hụt cán cân thương mại đã
ở mức đỉnh điểm, đặc biệt là thâm hụt thương mại với quốc gia láng giềng là
Trung Quốc. Trong tổng mức thâm hụt là 17,5 tỷ USD hàng hóa của Việt Nam đối
với thế giới thì thâm hụt hàng hóa đối với Trung Quốc đã lên tới 12 tỷ USD, tiếp
đến là thâm hụt với các đối thủ cạnh tranh là các nước ASEAN và Hàn Quốc…chỉ
thặng dư với Hoa Kỳ và EU.
8
Năm 2009:
Do hậu quả còn tồn đọng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008,
nên cán cân thương mại của Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thâm hụt cao. Tuy
nhiên, con số thâm hụt đã giảm hơn so với năm trước.
Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng
56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008 và bằng 87,6% so với kế hoạch (kế
hoạch điều chỉnh tăng 3% của Quốc hội). Kim ngạch của khối doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 29,85 tỷ USD chiếm 52,8% kim ngạch
xuất khẩu cả nước, giảm 13,5% so với năm 2008.
Về nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2009 đạt khoảng
68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Trong đó khối doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 24,87 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của
cả nước, giảm 1,8% so với năm 2008, khối doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong
nước đạt khoảng 43,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 63,9%, giảm 16,8% so với năm
2008.
Năm 2009, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về cung cấp hàng nhập khẩu cho
nước ta. Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia… Với các biện
pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không
cần thiết hoặc trong nước đã sản xuất được, khối lượng một số hàng hóa nhập
khẩu năm 2009 cũng đã giảm hơn so với năm 2008, tuy nhiên một số mặt hàng
khác vẫn còn có mức nhập khẩu cao ( như máy móc, tơ sợi, thiết bị, dược phẩm…)
Do đó, mặc dù giá nhập khẩu giảm, nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm chậm, dẫn
đến mức nhập siêu vẫn còn cao hơn so với mục tiêu đã đặt ra.
Từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế, thương mại của Việt Nam tăng lên rất
nhanh. Tính trung bình từ năm 1990 đến 2009, xuất khẩu của Việt Nam tăng trung
bình hàng năm 18.7%/năm, trong khi đó nhập khẩu tăng trung bình 20.1%/năm.
Tổng kim ngạch nhập khẩu từ mức chỉ bằng 76% GDP vào năm 1990 tăng lên
162% GDP vào năm 2008. Thâm hụt thương mại theo đó cũng ngày càng lớn, từ
mức 0.6 tỷ USD năm 1990, và lên đỉnh điểm vào năm 2008 là 17.51 tỷ USD.
Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế Việt Nam có độ
mở ngày càng cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro. Tổng thâm hụt
thương mại của Việt Nam từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 84 tỷ USD, tương
đương với GDP của năm 2007. Thâm hụt thương mại/GDP liên tục tăng cao trong
những năm gần đây và lên tới hơn 20% GDP vào năm 2008. Đây là mức cao vượt
xa trung bình của các nước trên thế giới.
9
Về cơ cấu nhập khẩu, phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là
máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%. Từ
năm 2000 đến nay, nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm 6-8%, nguyên nhiên
vật liệu chiếm 60-67%, còn lại là máy móc thiết bị.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguyên liệu thô và sản
phẩm sơ chế giá trị gia tăng thấp chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu
khoáng sản (dầu thô và khoáng sản khác) từ năm 2000 đến nay vẫn luôn chiếm từ
30 – 40%. Những mặt hàng liên quan đến nông nghiệp sơ chế như nông lâm thuỷ
hải sản chiếm trên 15-17%. Những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng 43-50%,
trong đó một tỷ trọng khá lớn là gia công may mặc, giầy da. Hơn 70% nguyên liệu
gia công xuất khẩu là từ nhập khẩu và giá trị gia tăng từ mặt hàng này tương đối
thấp. Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao chiếm một
tỷ lệ khá thấp trong mặt hàng xuất khẩu.
Trong một số năm gần đây tỷ trọng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm hơn
90% tổng nhập siêu của Việt Nam. Tuy vậy, đây mới chỉ là con số chính thức. Nếu
thống kê cả hàng hoá nhập lậu qua biên giới và bằng con đường tiểu ngạch thì con
số này có thể còn cao hơn. Điều đáng quan ngại là tốc độ gia tăng nhập khẩu từ
Trung Quốc ngày càng nhanh, trong khi xuất khẩu sang nước này hầu như không
thay đổi.
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng
2/2009 ước đạt trên 4,3 tỷ USD, tăng 25,1% so cùng kỳ năm trước. Tính chung,
kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng đầu năm đạt 8,02 tỷ USD.
Mặc dù kết quả của hoạt động ngoại thương trong hai tháng đầu năm là khá tích
cực với xuất siêu trên 249 triệu USD, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, kim
ngạch xuất khẩu vẫn giảm 5% so cùng kỳ 2008.
Nếu không tính đến hai mặt hàng vàng và gạo, kim ngạch xuất khẩu tháng 2
giảm tới 15% và nhập siêu lên đến trên 1,1 tỷ USD. Do vậy, hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam trong những tháng tới sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách
thức. Đó là xuất khẩu giảm và nhập siêu gia tăng.
Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu trong những tháng tới sẽ khó khăn do
lượng vàng xuất khẩu đã cạn, xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực vẫn
gặp khó khăn lớn về thị trường do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu hiện nay.
10
Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu nhiều mặt hàng như xăng dầu, sắt thép,
phân bón, máy móc thiết bị lại đang có xu hướng tăng nhanh. Chính điều này sẽ
khiến nhập siêu sớm quay trở lại.
Dự báo, nhập siêu trong 4 tháng cuối của nửa đầu năm 2009 sẽ duy trì ở
mức 400 - 500 triệu USD/tháng, đưa nhập siêu 6 tháng đầu năm vào khoảng 1,2 -
1,5 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu trên 14 tỷ USD trong
6 tháng đầu năm 2008.
Năm 2010:
Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 ước
tính đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và tăng 18% so với kế
hoạch đã được đề ra. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu
thô) đạt khoảng 38,8 tỷ USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng
27,8%, nếu trừ dầu thô đạt khoảng 33,8 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009.
Khu vực doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước đạt khoảng 32,8 tỷ USD,
chiếm 46%, tăng 22,7% so với năm 2009. Về thị trường xuất khẩu, năm 2010,
xuất khẩu đã tăng trên tất cả các thị trường, trong đó có thị trường Châu Á ước
tăng 32,6%, tiếp đó đến thị trường Châu Mỹ, ước tăng 25,8%, sau đó đến thị
trường Châu Âu ước tăng 18,2%, rồi đến thị trường Châu Phi – Tây Á – Nam Á
ước tăng 45% và thấp nhất là Châu Đại Dương ước tăng 13,6%.
11
Về nhập khẩu: với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập
khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được, nhiều mặt
hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2009, mặc dù một số mặt hàng
vẫn còn có mức nhập khẩu cao. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 84 tỷ
USD, tăng 20,1% so với năm 2009, trong đó nhóm hàng cần thiết phải nhập khẩu
chiếm một tỷ trọng đáng kể, chủ yếu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu
dùng trong nước, phục vụ cho đầu tư xây dựng các công trình và dự án. Khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài đạt 36,4 tỷ USD, chiếm 43% tổng kim
ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 39,9%. Khu vực doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư trong nước đạt 47,5 tỷ USD, chiếm 56%, tăng 8,3% so với năm 2009
Về thị trường nhập khẩu: thị trường nhập khẩu Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng
lớn là 78% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Trong đó ASEAN chiếm 19%, các
nước Đông Á chiếm 55%, riêng Trung Quốc chiếm 23%.
Như vậy, xét riêng trong năm 2010, xuất khẩu đã đạt mức tăng trưởng cao,
nhập siêu đã dần kiểm soát được ở mức 17,27% kim ngạch xuất khẩu, đạt 12,37 tỷ
USD, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đã cao hơn nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu.
2. Nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại ở Việt Nam.
* Nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại:
Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư.
Do lạm phát cao và chính sách tỷ giá “cố định linh hoạt” của Việt Nam gắn
với đồng Đô La Mỹ.
Do cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Chính sách giảm thuế nhập khẩu thực hiện theo các cam kết trong thỏa
thuận thương mại khu vực và trong WTO.
* Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu tăng.
Nhập siêu lớn và liên tục như vậy tất nhiên là một điều không tốt cho sự ổn
định của kinh tế vĩ mô. Đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Và đâu là
nguyên nhân đáng ngại?
Về mặt lý thuyết, khi các nền kinh tế được tự do thông thương với nhau,
các doanh nghiệp của nền kinh tế này có thể mua được các yếu tố đầu vào với chi
phí thấp hơn từ một số nền kinh tế khác so với trước khi thông thương. Đồng thời
các doanh nghiệp của nền kinh tế này cũng có thể bán được sản phẩm sang một số
12
nền kinh tế khác (không nhất thiết là các nền kinh tế mà nó nhập khẩu) với mức
giá đủ để thu được một mức lợi nhuận chấp nhận được.
Kể từ năm 1995 trở lại đây, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam
chủ yếu nhập siêu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, nhưng lại
xuất siêu sang Mỹ và châu Âu (hình 1). Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các mặt
hàng tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu), khoảng trên
dưới 90% tổng giá trị nhập khẩu, trong khi xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu
thô, sản phẩm nông nghiệp, và hàng dệt may. Các số liệu thống kê những năm gần
đây đều cho thấy, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và ASEAN các
mặt hàng chính như giấy, clinker, sắt thép, phân bón, và gỗ (> 80% tổng giá trị
nhập khẩu các mặt hàng này), hàng may mặc (>70%), và máy móc thiết bị
(khoảng 40%).
Mặc dù giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng khá
nhanh nhưng tỷ trọng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam
sang ASEAN (trừ gạo) vẫn ở mức dưới 20% tổng giá trị xuất khẩu của các mặt
hàng này. Thị trường khu vực hiển nhiên dễ tính hơn so với thị trường của các
nước đã phát triển. Chi phí vận chuyển, giao dịch rõ ràng rẻ hơn. Trên một số
phương diện khác, thị hiếu của người dân các nước này cũng khá gần với thị hiếu
của người Việt Nam. Nếu trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra
điều này và điều chỉnh các chiến lược xuất khẩu sang khu vực ASEAN và Trung
Quốc, chúng ta hy vọng tình hình nhập siêu từ khu vực ASEAN và Trung Quốc sẽ
giảm bớt.
Như vậy, nhập siêu từ một khu vực kinh tế cụ thể nào đó do mở cửa kinh tế
với thế giới bên ngoài không phải là một điều xấu. Nó là một hiện tượng bình
thường của nền kinh tế thị trường và về cơ bản giúp cho nền kinh tế phát triển tốt
hơn. Nó là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất của
mình theo chuẩn mực quốc tế.
13
Cán cân thương mại của Việt Nam theo các khu vực kinh tế
* Nguyên nhân do chính sách tỷ giá
Việc cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt ngày càng lớn sau khi gia
nhập WTO, đe doạ làm mất cân đối cán cân thanh toán tổng thể, xuất phát từ
những nguyên nhân khác, trong đó quan trọng nhất là nguyên nhân tỷ giá.
Giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại có quan hệ đồng biến với nhau.
Biểu đồ sau thể hiện khá rõ mối quan hệ này.
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009
14
Diến biến nhập siêu từ Trung Quốc và ASEAN và đầu tư nước ngoài
của Việt Nam, 1995 – 2008 (triệu USD) .
Các kết quả hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng cũng cho thấy có mối quan
hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại. Điều này cho thấy việc phá giá đồng
tiền đóng góp vào việc giảm nhập siêu.
Thâm hụt thương mại cao gây nên rất nhiều rủi ro cho nền kinh tế và gây
sức ép mạnh lên tỷ giá. Do vậy, chính sách điều hành tỷ giá không những có vài
trò trong vấn đề ổn định thị trường tiền tệ mà còn đóng vai trò trong việc kiềm chế
nhập siêu.
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, một mặt tỷ giá phụ thuộc vào cán cân thương
mại trước đó (và các dòng ngoại tệ khác như vốn đầu tư nước ngoài, các khoản
vay và viện trợ nước ngoài, kiều hối, du lịch, các khoản đầu tư/chuyển ra nước
ngoài, và sự thay đổi quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia) nhưng mặt khác bản thân tỷ
giá lại là yếu tố điều chỉnh cán cân thương mại trong tương lai trở về trạng thái cân
bằng trong mối quan hệ tổng thể với các dòng vốn khác. Giả sử ở một thời điểm
nào đó, nhu cầu nhập khẩu tăng cao khiến nhu cầu ngoại tệ trong nước tăng lên
tương ứng. Nếu tỷ giá được thả nổi, giá ngoại tệ sẽ tăng một cách tương đối so với
giá bản tệ. Sự tăng giá ngoại tệ khiến cho nhập khẩu trở nên đắt đỏ, đồng thời xuất
khẩu lại được lợi. Nhờ cơ chế này khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm, xuất khẩu
được lợi dẫn đến cung ngoại tệ sẽ tăng. Kết quả là không những nhập siêu giảm
15
mà giá ngoại tệ cũng giảm trở lại. Cả cán cân thương mại và tỷ giá trở về trạng
thái cân bằng.
Cơ chế tỷ giá của Việt Nam rất tiếc đã không đảm nhiệm được chức năng
điều hoà cán cân thương mại. Do tỷ giá chính thức về cơ bản là cố định nên trong
hầu hết quãng thời gian các năm 2006, 2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày càng
tăng mạnh nhưng tỷ giá thì hầu như không thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa
cuối năm 2008, bất chấp tốc độ nhập siêu giảm dần, VND lại vẫn mất giá rất
nhanh (hình 4). Có thể nói, cơ chế tỷ giá chính thức áp đặt cho nền kinh tế đã làm
cho các chủ thể kinh tế “tê liệt cảm giác” về giá trị tương đối của hàng hoá trong
nước và ngoài nước cũng như giá trị tương đối của ngoại tệ và bản tệ. Nó là tác
nhân chính gây ra tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt Nam.
Biến động tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam, T1.2006 – T12.2009:
(Tỷ giá USD/VND là tỷ giá trung bình tháng do các ngân hàng thương mại niêm
yết–cán cân thương mại là số liệu ước tính lấy từ bản tin hàng tháng của tổng cục
Thống kê)
Trong một nền kinh tế mở, nhập siêu từ một khu vực kinh tế nào đó là
chuyện bình thường; ngay cả nhập siêu tổng thể cũng chưa hẳn là điều đáng ngại.
16
Sự tập trung của dư luận vào những con số nhập siêu cũng như đối tác nhập siêu
có thể khiến cho giới làm chính sách hướng vào những chính sách sai lầm như xây
dựng thêm các hàng rào bảo hộ thương mại thay vì tập trung giải quyết nguyên
nhân đích thực gây ra nhập siêu dai dẳng và ngày một lớn như hiện nay. Đó là cơ
chế tỷ giá cứng nhắc, thay đổi giật cục.
3. Giải pháp cho cán cân thương mại ở Việt Nam.
3.1. Những giải pháp và đề án mà nhà nước đã đề ra.
* 5 giải pháp điều hành vĩ mô mà nhà nước đã đề ra nhằm khắc phục tình
trạng nhập siêu trong giai đoạn 2007- 2009 mà Bộ Công Thương đã đề xuất lên
Chính Phủ:
- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những
mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ
trọng xuất khẩu hàng thô. Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng
thủy sản và dệt may, giày dép, điện tử và các linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ,
nhựa và đồ thủ công mỹ nghệ, dây và cáp điện…cần phải nâng cao giá trị xuất
khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, nhân điều…
- Việc nhập khẩu bằng đẩy mạnh sản xuất trong nước, các loại nguyên
liệu, các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay
thế cho hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp quan trọng và hữu hiệu để hạn chế
việc nhập siêu. Bộ Công Thương cho rằng, các nhóm mặt hàng sản xuất trong
nước thay thế hàng xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 sẽ là dầu khí và sản phẩm hóa
dầu, sản phẩm thép, sản phẩm cơ khí chế tạo và các sản phẩm phụ trợ.
- Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu
tiên hàng đầu của Chính phủ. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là
nhằm thay thế nhập khẩu, tạo thế chủ động cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng và
xuất khẩu. Đáng chú ý một số ngành ưu tiên phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
trong những năm tới là cơ khí, dệt may, da giày, điện tử, tin học, ô tô và đồ gỗ
xuất khẩu.
- Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu và xây dựng các biện pháp, rào
cản kĩ thuật cần thiết áp dụng đối với các ngành sản phẩm công nghiệp nhằm bảo
vệ sự công bằng của sản phẩm trong nước khỏi sự cạnh tranh trên thị trường trong
nước nhưng vẫn phù hợp với các Hiệp định mà Việt Nam đã kí kết.
- Một giải pháp quan trọng nữa để giảm thiểu nhập siêu được Bộ Công
Thương đưa ra là điều tiết tỷ giá hối đoái, lạm phát. Vai trò quản lý vĩ mô là phải
17
điều tiết sự thay đổi tỷ giá hợp lý sao cho vừa thu hút vốn vay nước ngoài, vừa
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục
vụ cho việc tăng trưởng kinh tế mà vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý. Để
xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thông
qua tăng tỷ giá, nhất thiết cần quan tâm và thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ
như nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, chất lượng hàng hóa xuất khẩu đáp ứng
nhu cầu nhập khẩu của bạn hàng.
- Giải pháp thứ 5 được Bộ Công Thương đề xuất để hạn chế nhập siêu là
chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên có trong nước.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính Phủ cũng phê duyệt đề án phát triển xuất
khẩu giai đoạn 2006 – 2010 : 156/2006/QĐ- TTG.
Tuy nhiên kết quả lại không được như mong đợi:
Theo đề án, Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt 72,5 tỷ USD. Tuy nhiên tốc
độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 4 năm (2006 – 2009) chỉ
đạt bình quân 15,9%/năm. Để cả giai đoạn 2006 – 2010 đạt bình quân 17,5%/năm
thì xuất khẩu hàng hóa bình quân 2010 phải tăng tối thiểu 23,9% so với năm 2009,
khi đó giá trị hàng hóa xuất khẩu cũng chỉ mới đạt khoảng 70 tỷ USD. Để giá trị
xuất khẩu đạt 72,5 tỷ USD như kế hoạch thì mức tăng xuất khẩu của năm 2010
phải gần 29% ( nếu tính tỷ lệ bình quân theo phương pháp lấy năm cuối/năm đầu
rồi chia cho số năm thì tăng trưởng xuất khẩu năm qua là 18,4%, để đạt mục tiêu
xuất khẩu của cả giai đoạn thì giá trị xuất khẩu năm 2010 phải tăng ít nhất 8%).
Điều ngược lại là theo Nghị quyết số 36/2009/NQ-QH12 ngày 16/01/2009, Quốc
hội đã phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 với chỉ tiêu tăng
trưởng xuất khẩu phấn đấu chỉ ở mức 6% so với năm 2009 (kim ngạch xuất khẩu
tưởng ứng khoảng 60 tỷ USD), thực tế này cho thấy bản Đề án phát triển xuất
khẩu nêu trên đã được gián tiếp thừa nhận là không thể thực hiện được.
Về dịch vụ: Đề án đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch
vụ cả nước bình quân 16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD. Nhưng
4 năm qua (2006 – 2009), thực tế tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ đạt 11% và
đến năm 2008 có kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cao nhất cũng chỉ hơn 7 tỷ USD,
năm 2009 chỉ đạt hơn 5,7 tỷ USD. Rõ ràng là mục tiêu tăng bình quân 16,3% cho
cả giai đoạn và đạt mức 12 tỷ USD xuất khẩu dịch vụ trở nên quá xa vời.
18
3.2. Những giải pháp mà Việt Nam có thể thực hiện sau khi gia nhập WTO.
- Sử dụng không gian chính sách của mình dưới hình thức dư địa thuế suất
nhập khẩu chính là phần chênh lệch giữa thuế suất áp dụng hiện hành với mức
thuế suất cam kết trần trong WTO, theo đó có thể nâng thuế áp dụng lên bằng với
mức thuế cam kết trần.
- Cân nhắc áp dụng biện pháp tự vệ trong WTO cũng như quy định về biện
pháp tự vệ trong FTA.
- Cân nhắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
- Cân nhắc áp dụng thuế đối kháng theo Hiệp định WTO về Trợ cấp và Thuế
đối kháng.
- Mở cửa nền kinh tế Việt Nam đối với thế giới bên ngoài mà đặc biệt là việc
gia nhập WTO và tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do đã làm gia tăng
nhập khẩu. Nếu sự gia tăng nhập khẩu tạo nên sự bất cập cho nền kinh tế trong
nước, Việt Nam có thể vận dụng các khả năng áp dụng hạn chế nhập khẩu phù hợp
với quy định trong nước và cam kết quốc tế ( FTA, WTO và song phương). Sau
những diễn biến về BOP, nếu tình hình BOP trở nên nghiêm trọng, và cần có biện
pháp kịp thời thì có thể cân nhắc việc áp dụng hạn chế nhập khẩu nhưng cần phải
ghi nhớ đây là lựa chọn cuối cùng, vì nó có thể tạo ra nhiều tác động tiêu cực khi
áp dụng các biện pháp này. Việc áp dụng hạn chế nhập khẩu vì mục đích BOP có
thể ảnh hưởng xấu tới uy tín của Việt Nam là một nước có môi trường kinh tế có
khả năng đoán định, có thể ảnh hưởng quan hệ tới các nước FTA và đối tác
thương mại chủ chốt khác, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài với các hậu quả
vô cùng nghiêm trọng. Tác động trực tiếp sẽ làm tăng chi phí sản xuất hàng xuất
khẩu vì 2/3 chi phí hàng xuất khẩu là nguyên liệu nhập khẩu.
3.3. Giải pháp về chính sách tỷ giá.
- Phá giá tiền tệ và tăng chi tiêu trong nước đồng bộ với nhau.
- Xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn.
- Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô trong cải cách.
Trong chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả
trong nước và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong thay đổi
chính sách thương mại, đặc biệt là trong điều kiện mở cửa. Tuy nhiên, không có
thay đổi trong chính sách thương mại, thì việc thay đổi tỷ giá sẽ vận hành không
có hiệu quả. Trong sự phối hợp với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, việc điều
chỉnh theo hướng thay đổi tỷ giá không mang tính chất cứng nhắc mà được xem
như là phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế.
19
- Phải duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế của quốc gia trong từng giai đoạn. Một chính sách tỷ giá hối đoái được coi
là phù hợp bao gồm:
+ Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp. Thành công trong việc
phá giá tiền tệ thể hiện rõ nét ở thời điểm phá giá và mức điều chỉnh tỷ giá hối
đoái. Nhờ sự nhạy bén của các công cụ trong chính sách tỷ giá mà Trung Quốc đã
đạt được sự ổn định giá cả trong nước và cân bằng tài chính tiền tệ với bên ngoài.
Trong khi các chính sách kinh tế khác như chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa để
giảm lạm phát thì chính sách tỷ giá vẫn đạt được mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Duy trì tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển theo hướng nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc duy trì
tỷ giá trong thời gian dài cùng với sự phá giá hợp lý CNY đã tạo ra sự phát triển
tối ưu cho nền kinh tế và áp dụng những biện pháp hỗ trợ khôn khéo để giảm bớt
tác động ngược chiều. Đảm bảo cung ứng ngoại tệ được duy trì thường xuyên, liên
tục đảm bảo cho sự thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Điều hành
chính sách tỷ giá hối đoái phải luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính
sách xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ,
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
+ Không nên neo giữ quá lâu đồng bản tệ với một đồng ngoại tệ mạnh. Tỷ
giá cần được xác lập trên cơ sở thiết lập một rổ ngoại tệ để tránh được cú sốc trong
nền kinh tế. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cho thấy
một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng là trong giai đoạn đó, các
nước trong khu vực về cơ bản thực hiện chủ trương ổn định tỷ giá so với USD.
Ngoài ra, cần thận trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ trước những tác
động bên ngoài. Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cho thấy chính sự hoang
mang của các nhà đầu tư đã dẫn đến sự rút vốn ồ ạt, gây nên sự sụp đổ trong hệ
thống tài chính ở các nước này.
3.4. Thực trang mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại ở Việt Nam
3.4.1. Thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương (RER) và cán
cân thương mại:
Để giải quyết hạn chế của tỷ giá danh nghĩa song phương (NER) là không phản
ánh được tương quan sức mua giữa VND và USD, ta đi tìm mối quan hệ giữa phá
20
giá và sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam thông qua chỉ số tỷ giá
thực eR và tỷ lệ giá trị xuất khẩu /giá trị nhập khẩu3.
Theo lý thuyết, khi chỉ số tỷ giá thực eR>1, nghĩa là tỷ giá thực tăng, VND
giảm giá thực và sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam được cải thiện.
Ngược lại, khi chỉ số tỷ giá thực eR<1, nghĩa là tỷ giá thực giảm, VND lên
giá thực và sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam bị xói mòn. Mặc dù
từ năm 1992-2007, cả chỉ số xuất và nhập khẩu đều lớn hơn 1, điều này chứng tỏ
giá trị xuất và nhập khẩu đều tăng qua các năm. Như vậy, chúng ta chưa thể biết
được liệu sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam được cải thiện hay xói
mòn. Vấn đề này sẽ được phân tích chi tiết dưới đây:
Tỷ giá RER(VND/USD) được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ năm 1993-1999, tỷ giá thực giảm.
+ Từ năm 1992-1996, tỷ giá thực giảm do eR<1 đã làm xói mòn sức cạnh
tranh thương mại quốc tế do tốc độ tăng giá trị nhập khẩu nhanh hơn tốc độ tăng
giá trị xuất khẩu, đã làm cán cân thương mại liên tục thâm hụt. Trong thời gian
này, chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để chống lạm phát và thu hút đầu
tư nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, chính sách tỷ giá được điều
hành cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Vì vậy, nếu so
sánh chỉ số CPI của Mỹ và CPI của Việt Nam, các nhà kinh tế tính toán cho rằng,
tỷ giá hối đoái thực tế đã bị giảm tới hơn 20%.
Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã tạm thời góp
phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trên 8%/ năm. Nhưng việc duy trì tỷ giá hối
đoái danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế, song
vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ (nước có đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giỏ
ngoại tệ để xác định tỷ giá của Việt Nam) và các nước có quan hệ thương mại chủ
yếu của Việt Nam, đồng thời đồng USD có xu hướng tăng giá từ năm 1995 đã làm
cho VND có xu hướng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế. Do tỷ giá hối đoái
thực tế giảm xuống, VND được đánh giá cao đã làm suy giảm sức cạnh tranh quốc
tế của hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, làm cán cân thương mại thâm hụt.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ổn định đã có tác dụng tích cực trong việc thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng do ngoại tệ được đánh giá rẻ nên đã khuyến
khích các nhà đầu tư vay ngoại tệ để đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều vốn và
21
nguyên liệu nhập khẩu mà không khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có và
những lợi thế so sánh của đất nước, đó là nguồn lực lao động.
Một yếu tố khác là việc phá giá đồng CNY gần 50% vào năm 1994 của
Trung Quốc (từ 1USD= 5,8000CNY lên 1 USD = 8,4462 CNY năm 1994). Việc
phá giá CNY đã làm cho hàng hóa, dịch vụ của Trung Quốc quá rẻ đã tràn ngập
thị trường Việt Nam qua con đường buôn bán mậu dịch và buôn lậu, gây khó khăn
cho sản xuất trong nước và tăng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc.
+ Từ năm 1997-1999, sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam bắt
đầu đươc cải thiện, thể hiện ở chỉ số tỷ giá xuất khẩu lớn hơn chỉ số tỷ giá nhập
khẩu và thâm hụt của cán cân thương mại giảm. Đặc biệt, trong năm 1999, lần đầu
tiên cán cân thương mại thặng dư. Nguyên nhân là do tháng 10/1997, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) đã quyết định mở rộng biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính
thức và tỷ giá giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng từ (+) (-) 5% lên (+) (-
)10%. Nới rộng biên độ giao dịch đã làm cho tỷ giá thị trường tăng mạnh. Việc
điều chỉnh tỷ giá của NHNN trên đây đã có tác động tích cực đối với xuất khẩu và
hạn chế nhập khẩu của Việt Nam, giảm nhập siêu trong các năm 1997-1999.
Ngoài ra, giá cả trên thị trường biến động không đáng kể cũng là một nhân tố góp
phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam.
- Giai đoạn 2: từ năm 2000-2005, chỉ số tỷ giá thực eR>1 nghĩa là tỷ giá
thực tăng. Từ năm 2000-2005, mặc dù tỷ giá thực tăng nhưng không cải thiện
được sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng của
nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu. Nguyên nhân là do chịu tác
động của hai yếu tố giá và lượng của một số mặt hàng chủ lực như xăng dầu, sắt
thép, phân bón do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị có nhiều biến
động4, chiến tranh Irắc, căng thẳng về chính trị đặc biệt ở Trung Đông, dịch bệnh
SARS vv…
- Giai đoạn 3: từ năm 2006-2008, tỷ giá thực giảm do eR<1 đã làm xói
mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của xuất
khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu.
3.4.2. Thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương (REER) và cán cân
thương mại:
REER được tính thông qua rổ tiền tệ gồm 11 đồng tiền các nước có quan hệ
thương mại với Việt Nam: Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, Liên
minh Châu Âu, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Indonexia.
22
Qua chỉ số REER tính được ở từng năm, có thể nhận thấy rằng, trong giai
đoạn 1999-2003, REER có xu hướng tăng, đã làm cho cán cân thương mại trong
giai đoạn này được cải thiện, thậm chí là thặng dư chút ít trong một số năm.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2004-2007, REER có xu hướng giảm. Tỷ giá thực
giảm làm cho sức mua đối ngoại của VND tăng, VND lên giá thực. VND lên giá
thực làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam, thể hiện ở cán
cân thương mại trong giai đoạn này thâm hụt rất lớn. Đến đây, có một điều cần lưu
ý là: tại năm 2004, REER giảm sẽ làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế
của Việt Nam (theo lý thuyết) nhưng thực tế, tại năm này đường chỉ số xuất khẩu
nằm cao hơn đường chỉ số nhập khẩu, nghĩa là sức cạnh tranh thương mại quốc tế
của Việt Nam được cải thiện. Điều này có thể được xem là do độ lệch về thời gian
tác động của tỷ giá lên xuất nhập khẩu (giai đoạn trước REER tăng).
Như vậy, khi tỷ giá REER giảm chứng tỏ giá hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn
và giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp phần
làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nói cách khác, nếu không
điều chỉnh chính thức một cách hợp lý sẽ không có lợi cho cán cân thưong mại của
Việt Nam .
3.5. Chính sách tỷ giá VNĐ nhằm cải thiện cán cân thương mại trong thời
kỳ khủng hoảng.
3.5.1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam và dự
báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô:
Theo Outlook 2009: VietNam trên trang web của Ngân hàng phát triển Châu
Á:
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế có thể làm giảm FDI
và luồng vốn vào cũng như xuất khẩu, luồng vốn vào FPI và tăng trưởng kinh tế.
Sự giảm giá toàn cầu sẽ ảnh hưởng lên giá hàng hóa thế giới và làm giảm áp lực
lạm phát.
- Tăng trưởng kinh tế được dự báo là 4,5% trong năm 2009. Nới lỏng chính
sách tiền tệ và tài khóa sẽ hỗ trợ chi tiêu công cộng và đầu tư trong nước. Xuất
khẩu ròng dự tính sẽ tăng. Tuy nhiên, tiêu dùng cá nhân sẽ tăng chậm hơn vì thất
nghiệp cao hơn và sự tăng chậm của các hoạt động kinh tế, thị trường chứng
khoán. Luồng vốn chảy vào FDI được dự đoán là giảm và dẫn đến giảm sút trong
đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 6,5%. Với chính sách tiền tệ
23
nới lỏng, sự mở rộng trong tiêu dùng và đầu tư nội địa sẽ kích thích nền kinh tế.
Dự báo sự hồi phục của điều kiện tài chính toàn cầu sẽ làm cải thiện đầu tư nước
ngoài và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ròng.
- Lạm phát hàng năm được dự báo là thấp (4% năm 2009) vì GDP có thể
thấp hơn dưới mức tiềm năng và giá cả hàng hóa thế giới được dự báo thấp hơn
mức giá trung bình của năm trước. Lạm phát sẽ tăng lên 5% trong năm tiếp theo vì
giá cả hàng hóa thế giới được dự tính tăng trở lại.
- Thâm hụt cán cân vãng lai được dự báo là 11,5% GDP năm 2009, đó là do
cầu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam yếu và sự giảm giá hàng xuất khẩu sẽ làm giảm
xuất khẩu. Nhập khẩu thậm chí sẽ giảm nhiều hơn xuất khẩu vì giá hàng nhập
khẩu giảm và nền kinh tế đang tăng trưởng chậm. Dòng vốn chảy vào FDI sẽ giảm
và dòng vốn chảy vào FPI sẽ duy trì ở mức độ thấp vì điều kiện tài chính toàn cầu
khó khăn. Cán cân tổng thể có thể sẽ thâm hụt trong năm 2009.
- Năm 2010, thâm hụt cán cân vãng lai được dự báo là thu hẹp còn 9,7%
GDP. Cầu hàng hóa Việt Nam và giá hàng hóa xuất khẩu cao hơn sẽ thúc đẩy xuất
khẩu. Nhưng kèm theo đó, cũng có sự gia tăng nhập khẩu vì tăng trưởng kinh tế và
giá hàng nhập khẩu cao hơn. Luồng vốn vào FDI và FPI sẽ tăng do điều kiện kinh
tế toàn cầu được cải thiện và sự phấn khích của các nhà đầu tư. Kết quả là cán cân
tổng thể thặng dư.
3.5.2. Một số giải pháp cho chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán
cân thương mại
- Giải pháp phá giá VND: VND tăng giá sẽ có ảnh hưởng xấu đến cán cân
thanh toán, do đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách quản lý tỷ giá phải có
chính sách phá giá VND tương ứng với mức giảm của tỷ giá REER, chẳng hạn
nếu ta muốn phá giá VND so với USD thì cần thiết phải tính ra tỷ giá (TG) kỳ
vọng dựa trên công thức:
TG kỳ vọng = (% thay đổi tỷ giá REER) x (TG danh nghĩa tại thời điểm t) +
(TG danh nghĩa tại thời điểm t).
Khi tỷ giá thực hiệu lực tăng thì cần phải điều chỉnh tăng giá VND lên cũng
với cơ sở như vậy.
Cân bằng kinh tế bên trong và bên ngoài: Các khái niệm cân bằng bên trong
và cân bằng bên ngoài đã được Trevor Swan (1955) mô tả bằng đồ thị và được biết
đến là “Swan Diagram“. Do không đề cập đến luồng chu chuyển vốn quốc tế nên
24
mô hình Swan Diagram coi điều kiện bên ngoài chính là trạng thái cân bằng cán
cân vãng lai, nền kinh tế Việt Nam được phân tích theo đồ thị Swan như sau:
Đồ thị: Swan Diagram
Theo đồ thị, REER =1. Trục tung của đồ thị biểu diễn tỷ giá. Trục hoành
biểu diễn chi tiêu trong nước, bao gồm: tiêu dùng (C), đầu tư (I), và chi tiêu của
Chính phủ (G).
Theo cách tính REER của nhóm nghiên cứu, thì REER của Việt Nam có
xu hướng giảm xuống, tức là đang bị định giá cao hơn. Thâm hụt cán cân vãng lai
kéo dài dai dẳng từ năm 2002 đến năm 2008 đưa nền kinh tế Việt Nam nằm bên
phải đường cân bằng ngoại EB. Năm 2008, tình trạng thất nghiệp của người lao
động tăng cao do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu (Theo Outlook
2009, Vietnam: Năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ước tính tăng 5%
và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn cũng tăng lên mặc dù chính sách nông
nghiệp đã được cải cách đáng kể). Có nghĩa là trạng thái nền kinh tế Việt Nam
đang nằm bên trái đường cân bằng nội IB, tức tại điểm B, vùng số 2.
Để nền kinh tế Việt Nam (điểm B) trở về trạng thái cân bằng đối nội và đối
ngoại, tức tại điểm A.
25
Đối với mục tiêu cân bằng nội, Chính phủ phải tăng chi tiêu trong nước, tức
là tăng đầu tư, tiêu dùng, chi tiêu của Chính phủ, đưa nền kinh tế duy chuyển tới
điểm D. Điều này đưa nền kinh tế đến tình trạng thậm hụt cán cân vãng lai.
Đối với mục tiêu cân bằng ngoại, Chính phủ thực hiện phá giá đồng nội tệ,
khi đó sẽ kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, do đó đưa nền kinh tế
đến điểm C, khi đó kinh tế Việt Nam sẽ đối diện với tình trạng thất nghiệp.
Vì vậy, để đạt được cả 2 mục tiêu cân bằng bên trong và bên ngoài, Chính
phủ nên kết hợp cả 2 công cụ: phá giá tiền tệ và tăng chi tiêu trong nước đồng bộ
với nhau, không nên dùng một trong 2 phương pháp một cách riêng lẻ.
- Xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn: Cơ chế tỷ giá của Việt Nam
hiện nay nên là cơ chế nào? Lý thuyết về “Bộ ba bất khả thi” – Impossible Trinity
được sử dụng để phân tích:
Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity hay Inconsistent
Trinity hay Triangle of Impossibility) được phát biểu rằng: một quốc gia không
thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô5:
Sơ đồ 2: Bộ ba bất khả
Ổn định tỷ giá · Tự do hóa dòng vốn · Chính sách tiền tệ độc lậpViệc lựa
chọn ba mục tiêu kinh tế vĩ mô một cách hợp lý là bài toán khá nan giải, đặc biệt
là đối với các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
26
Việt Nam là thành viên của WTO từ ngày 11/01/2007. Kể từ ngày này, Việt Nam
tiếp cận được thị trường thương mại toàn cầu nhưng sẽ gặp những trở ngại không
nhỏ trong quá trình hội nhập quốc tế. Một biểu hiện rõ nét nhất ngay sau khi hội
nhập, đó là dòng vốn nước ngoài chảy vào nhiều, áp lực lạm phát gia tăng. Cũng
như hầu hết các nước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện
tượng “Bộ ba bất khả thi”. Đó là, khi dòng vốn nước ngoài vào nhiều, để ổn định
tỷ giá NHNN mua ngoại tệ, qua đó gây áp lực lạm phát (Sáu tháng đầu năm 2007,
NHNN “bơm” ra lưu thông 112.000 tỷ đồng sau khi mua vào 7 tỷ USD).
27
LỜI KẾT
Trong một nền kinh tế mở, nhập siêu từ một khu vực kinh tế nào đó là
chuyện bình thường, ngay cả nhập siêu tổng thể cũng chưa hẳn là điều đáng ngại.
Sự tập trung của dư luận vào những con số nhập siêu cũng như đối tác nhập siêu
có thể khiến cho giới làm chính sách hướng vào những chính sách sai lầm như xây
dựng thêm các hàng rào bảo hộ thương mại thay vì tập trung giải quyết nguyên
nhân đích thực của việc nhập siêu dai dẳng , thâm hụt cán cân thương mại một
cách đáng báo động và ngày một lớn như hiện nay. Điều quan trọng là phải biết
nhìn nhận điểm yếu, thách thức và qua đó kết hợp với những cơ hội, điểm mạnh
vốn có để xây dựng những cơ chế, biện pháp phù hợp. Rõ ràng, qua thực trạng và
những giải pháp đã nêu ở trên, ta nhận thấy rõ để hạn chế nhập siêu không phải là
việc làm có thể làm một cách riêng lẻ mà phải có sự kết hợp khôn khéo và đồng bộ
giữa các giải pháp một cách hợp lí thì mới mong nhận được kết quả như mong
muốn.
Trên đây là một vài ý kiến đóng góp của chúng em về đề tài : Thực trạng cán
cân thương mại ở Việt Nam. Trong đề tài còn rất nhiều thiếu xót, chúng em kính
mong nhận được sự chỉ bảo và nhận xét từ quý thầy cô để đề tài của em được hoàn
chỉnh hơn. Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn Giảng viên Đỗ Thị Kim Hoa đã
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em xin trân thành cảm ơn cô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_5_tcqt_6494.pdf