Tiểu luận Nhà ở sinh thái

- Phong thủy về nhà cửa phân biệt trong nhà (nội thất) và xung quanh nhà (ngoại thất). Từ trung tâm của căn nhà chia ra 8 vùng như các múi của một trái cam. Các vùng này là 8 vùng dựa theo 8 hướng Bắc, Ðông-bắc, Ðông, Ðông-nam, Nam, Tây-nam, Tây, và Tây-bắc. Trong ngôn ngữ Phong thủy, người ta gọi đó là 8 cung hoặc 8 phương-vị. - Tùy theo điều kiện địa hình ,khí hậu, mỗi vùng ,miền khác nhau mà ta chọn hướng phong thủy cho phù hợp - Khi xây bếp cửa nhà ở sinh thái trên cần chú ý: thứ nhất là Hỏa kỵ với Thủy nên bếp được đặt xa với khu chứa nước hoặc vệ sinh; thứ hai, miệng bếp không hướng vào cửa khu vệ sinh, vốn là nơi dẫn các uế khí; thứ ba, mở cửa không nhìn ngay thấy miệng bếp; thứ tư, khí thải của bếp như mùi, khói, bụi không truyền sang các phòng bên cạnh do có chắn vách ngăn ở giữa bếp và các phòng. Mặt khác, nhà bếp luôn thông thoáng, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng.

doc18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4312 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nhà ở sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN Đề Tài : Nhà Ở Sinh Thái Người Thực Hiện : Phạm Văn Thương _k20 động vật học Người hướng dẫn : PGS. TS : Nguyễn Khoa Lân MỞ ĐẦU - Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mọi người dân trong xã hội, là vấn đề quốc kế dân sinh.Việc giải quyết chỗ ở được nhân dân coi như là diều kiện tiên quyết cho sự thành công trên đường đời, sự nghiệp của mỗi cá nhân và là việc lớn trong đời mỗi con người. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ kéo theo nhu cầu của con về chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao. Từ việc phấn đấu cho mục tiêu làm sao đủ ăn, đủ mặt, có chỗ che nắng che mưa thì ngày nay con người đã hướng tới mục tiêu cao hơn như ăn ngon, mặt đẹp, có nhà cao cửa rộng. - Để cố gắng đạt được mục tiêu đề ra, con người đã không ngừng khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên này trong tương lai gần. Bản chất của sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái tạo gắn liền với cách mà chúng ta sống. Đó là sự gia tăng dân số loài người, là cách mà loài người tiêu thụ không hợp lý và quá mức các nguồn tài nguyên tái tạo, các hệ thống kinh tế thiếu sự định giá thích hợp cho môi trường, các cấu trúc xã hội không hợp lý, và những yếu kém trong hệ thống pháp lý và nhà nước. Năng lượng tái tạo là một nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển bền vững, việc tìm kiếm những phương thức tiết kiệm tài nguyên (năng lượng) tái tạo là rất cần thiết nếu muốn năng lượng được bảo tồn - Trong những năm gần đây, nhu cầu “sống xanh”, sống hòa hợp thân thiện với môi trường càng được trở nên ưa chuộng. Nhà ở sinh thái là một trong những phương thức tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả về sức khỏe và kinh tế. Đặc biệt, những năng lượng tự nhiên, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo càng lúc càng được mọi người ưu tiên sử dụng. Trong điều kiện ô nhiễm môi trường xảy ra nhiều như hiện nay, cùng với hiện trạng thiếu thốn về nhà ở, việc xây dựng nhà ở sinh thái sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo là một xu hướng thông minh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu “ Nhà ở sinh thái” là việc cần thiết với tất cả chúng ta. NỘI DUNG KHÁI NIỆM NHÀ Ở SINH THÁI THỰC TRẠNG NHÀ Ở VIỆT NAM Nhà Ở Nông Thôn Nhà Ở Đô Thị Ngày Nay NHÀ Ở SINH THÁI Khái Niệm Một Số Biện Pháp Cụ Thể Thường Áp Dụng Phân Loại Tiêu Chí Tình Hình Nhà ở Trên Thế Giới Và Việt Nam Giải Pháp Xây Dựng Nhà ở Sinh Thái I. Khái niệm nhà ở Hiện nay có rất nhiều khái niệm về nhà ở tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu. - Nhà ở là sản phẩm của hoạt động xây dựng và không gian bên trong có tổ chức được ngăn cách với môi trường bên ngoài dùng để ở. - Nhà ở là tài sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống con người, là bộ phận quan trọng bảo vệ con người trước các hiện tượng tự nhiên. - Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình và cá nhân. II. Thực trạng nhà ở Việt Nam: 1. Nhà ở nông thôn 1.1. Nhà ở nông thôn trước kia Như vậy, nhà ở nông thôn ngày xưa là một đơn vị vừa ở, vừa làm kinh tế trên quy mô gia đình (đơn vị cân bằng sinh thái). Ưu điểm: Nguyên liệu xây dựng là lấy từ các vật liệu tự nhiên đơn sơ, nhẹ, dễ kiếm của địa phương, lấy từ đất đá và thảo mộc như: gỗ, tre, rơm rạ, đất, đá ong...,rất thân thiên với môi trường. Nhà ở thoáng mát, tận dụng được gió và ánh sáng vào nhà. Xây dựng nhà với kết cấu đón được gió mát và tránh gió rét. Ngôi nhà lưu thông khí rất tốt, kiến trúc không gian nhà khá độc đáo có không gian khép kín, không gian nửa kín và không gian hở. Nhà có nhiều cây xanh, có sân vườn,cây cỏ và ao cá… Tóm lại, Mẫu hình cụộc sống cần cù, năng động có sự hài hoà cao độ giữa con người với thiên nhiên. Hạn chế: về chất lượng công năng, kĩ thuật xây dựng và điều kiện vệ sinh môi trường của nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu. - Nhà ở cổ truyền Việt - một sản phẩm sinh thái - lịch sử, một cấu trúc sinh thái đặc trưng. - Nhà vườn, nhà cổ Việt là một kiến trúc nhà ở sinh thái độc đáo và khi thấy được vai trò cũng như tác dụng của nó đối với đời sống văn hoá cũng như đời sống kinh tế nên công tác bảo tồn đang được tiến hành rộng rãi nhằm duy trì được nét độc đáo của văn hoá nhà ở của người xưa. 1.2. Nhà ở nông thôn ngày nay Kiến trúc nông thôn Việt Nam thay đổi dữ dội. Nó dữ dội gần bằng cả ngàn năm lịch sử. Đô thị hóa gấp gáp, sự mất cân đối, phá vỡ kiến trúc làng xã đang làm xấu đi bề mặt đời sống ở nông thôn. Nhà cao tầng đua nhau mọc lên, với đủ các kiểu nhà được bê tông hóa có kiểu kiến trúc Đông – Tây, Kim – Thổ chắp vá và tô vẽ lòe loẹt. Đình làng, đường làng cũng được bê tông hóa. Đầm, hồ thì bị lấp dần. Nhà cửa, ngõ xóm xây dựng ít khi theo quy hoạch tạo nên sự hỗn độn, sự chen chúc. - Đô thị hóa như một dòng nước đang tự chảy về nông thôn. Điều đó dẫn đến kiến trúc nông thôn đang đứng trước những vấn đề về mô hình, quy hoạch, thiết kế, kiến trúc, tổ chức cuộc sống cộng đồng, duy trì môi trường cảnh quan, bảo vệ môi trường cũng đang bị ô nhiễm v.v... Nguyên nhân: do không quy hoạch, không quản lý, xô bồ, mạnh ai nấy làm miễn là có tiền, đâu có đất trống là xây. Không có một cơ quan nào, một tài liệu nào hướng dẫn người nông dân xây nhà làm sao để phù hợp với điều kiện kinh tế, làm sao tốn ít mà lại đẹp. Không gian làng truyền thống, quỹ kiến trúc nền tảng đầy giá trị và kinh nghiệm này, lại chưa được nhìn nhận và nghiên cứu đúng với vai trò của nó. - Một bộ phận có điều kiện kinh tế khá giả đã sở hữu nhiều nhà ở với diện tích rộng đã dẫn đến hiện tượng số lượng nhà ở tăng nhanh, nhưng số hộ gia đình sống trong những căn hộ chật chội vẫn không giảm. - Quá nửa nhà ở đô thị có tuổi thọ trên 50 năm cần được sửa chữa và nâng cấp. - -- Nhiều nhà nguy hiểm –“tháp nghiêng” đầy hiểm hoạ cần phá đi làm lại. - Một tồn tại khác trong vấn đề nhà ở đô thị là sự tồn tại của các khu nhà ở không chính thức và một biến thái của nó là các "xóm liều, xóm bụi". 2. Nhà ở đô thị ngày nay 2.1 Ưu điểm Mạng lưới nhà ở đô thị phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng đáp ứng kịp thời cho nhu cầu nhà ở cho dân số gia tăng cao. Hệ thống nhà đô thị mới cung cấp môi trường sống hiện đại và góp phần nâng cao điều kiện sống của các tầng lớp dân cư. Nhiều khu nhà ở, khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ đã được hình thành góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2 Nhược điểm Mạng lưới nhà đô thị phát triển và quy hoạch chưa đồng bộ, vẫn còn tồn tại nhiều khu nhà “ổ chuột”. Ở đô thị các mô hình nhà cao tầng ngày càng nhiều è cấu trúc nền đất bị ảnh hưởng nặng, xảy ra nhiều tình trạng đất bị sụt lún làm nghiên nhà, nứt tường, đường xá bị hư hỏng. - Hệ thống cây xanh, thảo viên trong đô thị không được quy hoạch và bảo vệ cụ thể. - Nhà ở đô thị xây dựng nhiều, nhu cầu năng lượng sử dụng tăng cao dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Đất đô thị mở rộng lấn chiếm diện tích nước, đất trồng và rừng.. III. NHÀ Ở SINH THÁI 1. Khái niệm Nhà ở sinh thái đó là kiến trúc nhà ở được áp dụng các thành tựu khoa học xây dựng hiện đại và sinh thái học trong việc thiết kế hợp lý các yếu tố vật chất cũng như năng lượng của không gian trong và ngoài công trình nhằm chuyển đổi tuần hoàn trong một hệ thống nhất định với hiệu quả cao, tiêu thụ ít năng lượng, cân bằng sinh thái và không gây ô nhiễm môi trường. Không thể không có nhà ở sinh thái nếu không áp dụng hàng loạt các tiến bộ về vật liệu xây dựng, thiết bị, kỹ thuật xây dựng... cũng như các công nghệ mới về thông tin điện tử, năng lượng mới và tái tạo năng lượng, nghĩa là mọi điều kiện cần thiết cho việc sinh thái hoá nhà ở. 2. Một số biện pháp cụ thể thường áp dụng: - Trồng cây trên sân thượng. - Áp dụng kỹ thuật nhà kính. - Thông gió tự nhiên. - Sử dụng năng lượng sạch, nước sạch. - Xây dựng công trình xanh ngoài nhà để cung cấp một môi trường giàu ôxi…. 3. Phân loại Nhà Ở Xanh Chú trọng phủ xanh môi trường cư trú trong cả năm, chú trọng sử dụng vật liệu xây dựng không gây ô nhiễm môi trường, chú trọng tài nguyên nước và tiết kiệm nước, nhất là nước sinh hoạt, triệt để sử dụng ánh sáng tự nhiên và đèn tiết kiệm năng lượng, khai thác năng lượng mặt trời được sưởi ấm, phân loại và xử lý rác thải để tận dụng ở mức tối ưu. Nhà Ở Lành MẠnh Chú trọng hơn đến vai trò của con người trong môi trường sinh thái, đặc biệt chú trọng hai yếu tố: ánh sáng tự nhiên và thông gió; các biện pháp chống ô nhiễm gian bếp và nhà vệ sinh. Tất nhiên, loại hình này còn đòi hỏi chống ồn tốt và cũng phải phủ xanh môi trường bên ngoài như nhà ở xanh nêu trên. 4. Tiêu chí - Hướng ra và mở tối đa vào thiên nhiên. - Sử dụng đất hết sức tiết kiệm, bằng mọi cách giữ lại nhiều đất không bị chiếm cứ bởi xây dựng. Không gian của ngôi nhà phải là không gian thống nhất, không bị xé vụn, tránh những diện tích thiếu ánh sáng tự nhiên và không khí ít lưu thông. - Sử dụng nhiều các vật liệu có xuất xứ tự nhiên, đặc biệt vật liệu địa phương. - Kéo gần trời đất và thiên nhiên vào nhà, bằng việc thiết kế lôgic, ban công, hàng hiên, mái che; bằng việc bố trí cây xanh ở mọi nơi có thể; biến mái nhà thành vườn cây cỏ. Trồng cây cỏ sân vườn và thiết lập hệ thống phun tưới thường xuyên. - Tận dụng tối đa gió tự nhiên, kích thích sự lưu thông của không khí; tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên. - Hạn chế bằng mọi cách việc sử dụng các phương tiện và thiết bị tạo tiện nghi khí hậu và tiện nghi sống nhân tạo. - Ưu tiên tối đa cho việc sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, như năng lượng mặt trời và năng lượng gió. - Kết hợp thông minh các chu trình mở và chu trình khép kín trong một căn nhà ở.Nhà ở sinh thái phải là nhà hô hấp nghĩa là có khả năng điều hòa và lưu thông không khí tốt. - Xử lí chất thải trong nhà và cá nhân của người dân bằng phương pháp sinh học. Phân từ toa lét có thể được đưa qua một máy thẩm thấu sinh học phát sinh khí meetan tới khu vườn ăn quả sau nhà. - Ngăn chặn độ nóng hấp xuống bằng cách xây những bức tường dày và tầng dầy các lớp bùn trên mái nhà. Làm tỏa bớt độ nóng bằng cách tạo những luồng không khí cố định. - Hấp thụ hơi nóng bằng cách sử dụng các vật liệu hấp nóng như đá hoa trắng và các loại đá. - Dẫn nước thải từ bếp, nhà tắm, toa lét ra vườn thay vì ra cống để sử dụng lại. Nước thải từ bồn tắm và bồn rửa tay có thể sử dụng lại dùng làm đầy các thùng nước rửa toa lét. Việc này có thể thực hiện được bằng cách xây bể chứa nước thấp và thiết kế toa lét thấp hơn sàn nhà. - Lấy lại một phần năng lượng điện dùng trong thang máy ở các tòa nhà cao tầng thông qua các máy phát điện đặt ở tầng hầm. Sự chuyển động của dây kéo thang máy có thể phát ra lượng điện đủ để sử dụng lại. - Lấy nước mưa sạch từ các mái nhà và các nhà kho để sử dụng cho các mục đích văn hóa hay tưới cây... - Sử dụng các vật liệu xây dựng mà việc khai thác và sản xuất chúng lấy từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có độ an toàn hơn về mặt môi trường, ví dụ như “ gạch” làm từ “tro bay”(chất thải từ các ngành sử dụng than), tấm ghép cửa sổ và cửa ra vào làm từ “gỗ lớp” và “các chất tổng hợp” của gỗ súc, khung cửa sổ và cửa ra vào làm từ thép và nhôm tái sinh (lấy từ chất thải công nghiệp gia đình), tất cả các trang thiết bị của nhà sinh thái đều được làm từ kim loại tái sinh và chất tổng hợp. 5. Tình hình nhà ở sinh thái trên thế giới và Việt Nam 5.1 Tình hình nhà ở sinh thái trên thế giới: - Hệ thống trao đổi nhiệt hút nhiệt lượng thừa trong nhà chuyển cho vườn kính trồng rau và hoa. Cây cối được bón bằng mùn tạo ra từ nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh cũng độc đáo,bệ xí chia làm hai ngăn - một cho "nhu cầu lớn", một cho "nhu cầu nhỏ"- và có chức năng biến phân thành chất mùn. Nước tưới cho cây trong nhà kính cũng là nước thải từ nhà bếp Hình 1.13 Nhà sinh thái thụy điển và Đan Mạch Tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, những ngôi nhà sinh thái tiêu tốn rất ít năng lượng và thân thiện với môi trường xuất hiện. Năm 1999 người ta đã tạo ra ngôi nhà tự sưởi ấm và chiếu sáng nhờ pin mặt trời - các tấm gương hấp thụ tia nắng phủ gần như kín mái nhà. Mùa Đông lạnh giá thì lò sưởi bắt đầu hoạt động. Khói của củi cháy hoàn toàn được hấp thụ và tái sử dụng để sưởi bầu không khí trong nhà. Nhờ thế mà năng lượng tốn ít hơn, còn lượng khí thải CO2 cũng giảm đi. Hệ thống trao đổi nhiệt phức tạp hút nhiệt lượng thừa trong nhà để chuyển cho vườn kính trồng rau và hoa. Cây cối được bón bằng chất mùn tạo ra từ nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh ở đây cũng độc đáo, với bệ xí chia làm hai ngăn - một cho "nhu cầu lớn", một cho "nhu cầu nhỏ"- và có chức năng biến phân thành chất mùn. Nước tưới cho cây trong nhà kính cũng là nước thải từ nhà bếp nhưng đã qua bể lọc bằng cát và vi sinh vật. Những ngôi nhà sinh thái trở thành trào lưu ở Đan Mạch và Thụy Điển Trong thập niên qua tại châu Âu đã xuất hiện cả những khu phố sinh thái dần dần mở rộng thành các thành phố sinh thái. Riêng tại Đan Mạch có 6 điểm dân cư được chính thức công nhận là thành phố sinh thái, gồm cả Copenhagen. Điều này không có nghĩa là thủ đô Đan Mạch chỉ gồm toàn các ngôi nhà sinh thái, song tòa thị chính đã đề ra mục tiêu hết sức nghiêm ngặt về việc giảm mức tiêu thụ năng lượng và chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng có thể tái sinh như mặt trời và gió. Ngoài ra, thành phố còn thay đổi cơ cấu giao thông: do lượng xe đạp rất nhiều vào giờ cao điểm mà báo chí phương Tây so sánh Copenhagen bây giờ như Hà Nội và Bắc Kinh trong thập niên 1980. Đan Mạch là quốc gia tiên phong trong trào lưu tiết kiệm năng lượng giờ đã lan ra khắp châu Âu. Hình 1.14 Viên ngọc trắng của Thụy Điển Thành phố nhỏ Malmo bây giờ nổi tiếng nhờ khu nhà sinh thái và tòa nhà chọc trời có tên gọi Chiếc ly xoay do hãng năng lượng khổng lồ Đức E.ON đầu tư. Ở khu sinh thái, có một ngôi nhà hai tầng tràn ngập ánh sáng với ít chi tiết nhắc nhở về chức năng tiết kiệm năng lượng. Thực chất của vấn đề nằm ở các quyết định kỹ thuật hợp lý khó nhận ra bằng mắt thường, chẳng hạn như cửa sổ có ba lớp kính và tường nhà được sưởi ấm rất hiệu quả. Trên phòng gác mái có đường ống gắn với cánh quạt đưa khí nóng chạy vòng vèo trước khi nhả hơi lạnh ra khỏi căn nhà. Đây là cách tiết kiệm năng lượng triệt để. Tất cả nước nóng thải ra từ mùa Hè chảy vào những hang động tự nhiên ngầm dưới đất và chờ đến mùa Đông sẽ được tái sử dụng. Ngôi nhà được nhắc ở trên xây năm 1999 và vào thời điểm đó, nó tiêu thụ năng lượng chỉ bằng phân nửa so với một ngôi nhà bình thường ở Malmo. Bây giờ khoảng cách đó đã được nới rộng ra nhiều. Thêm nữa, giá thị trường của một căn nhà sinh thái hai tầng có mái hiên rộng đứng sát biển cũng chỉ ở mức 5.000 euro.Ưu điểm chính của môi trường này là tiết kiệm năng lượng khi sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước, đảm bảo hơn 60% nhu cầu nước nóng cho cả năm. Ưu điểm thứ hai là do sử dụng chung một hệ thống thông gió cho một cụm 4 – 5 toà nhà nên đã giảm tổn thất nhiệt được 20%. Ngoài ra, việc áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ khác như sử dụng kính ít bức xạ, máy trao đổi nhiệt, thiết bị điện có hiệu suất sử dụng cao nên đã tiết kiệm được hơn 60% khí đốt, 30% nước và 20% điện, nhanh chóng bù đắp được chi phí tăng thêm trong giá thành do trang thiết bị mới. Đến nay, loại nhà ở sinh thái này đã lan ra khắp châu Âu. Tại châu Á, bước đầu có những nghiên cứu và xây dựng nhà ở sinh thái. Chẳng hạn, ở Ấn Độ đã xây dựng các nhà hình ống phù hợp với khí hậu, có mái dốc và hệ thống cửa thông gió chạy suốt mặt cắt nhà. Tại đây cũng áp dụng hình thức nhà quay vào phía trong, tránh được ánh nắng chói chang, lấy thông gió nằm ngang qua chính nhà ở một cách hiệu quả. Các kiến trúc sư bản địa cho rằng đây là kiến trúc sinh thái. Các kiến trúc sư Malaysia thì thiên về thiết kế công trình cao tầng, tiết kiệm được 40% năng lượng tiêu thụ và tạo ra những biện pháp độc đáo để người ở có thể tiếp xúc với thiên nhiên ngay cả khi ở các tầng cao chót vót. Các kiến trúc sư Trung Quốc gần đây cũng chú ý tới kiến trúc sinh thái; chẳng hạn ngôi nhà tháp Thượng Hải đã áp dụng thiết ké phỏng sinh để điều tiết khí hậu với các không gian trồng cây xanh, với những tấm màn vừa để điều tiết khí hậu, vừa để che chắn tác động của khí hậu khắc nghiệt với những đĩa thu năng lượng đặt ngay trên nóc nhà. 5.2 Tình hình nhà ở sinh thái việt nam 5.2.1 Nhà ở cổ truyền Việt - Ngôi nhà chính bao gồm 5 gian hoặc 3 gian, nhiều khi thêm 2 chái. Nhà là một khoảng không gian thống nhất, tạo điều kiện tối ưu cho không khí lưu thông, đặc biệt trong điều kiện nóng ẩm. Hàng hiên và sân sạch là nhân tố chuyển tiếp từ thiên nhiên vào trong nhà và ngược lại. - Ngôi nhà chính bao gồm 5 gian hoặc 3 gian, nhiều khi thêm 2 chái. Nhà là một khoảng không gian thống nhất, tạo điều kiện tối ưu cho không khí lưu thông, đặc biệt trong điều kiện nóng ẩm. Hàng hiên và sân sạch là nhân tố chuyển tiếp từ thiên nhiên vào trong nhà và ngược lại. - Như vậy, không gian nhà Việt cổ truyền được triển khai theo sơ đồ khép. Cuộc sống cũng diễn ra theo sơ đồ khép. Đầu vào và đầu ra cùng một nơi. Mọi chất thải đều tiêu tan tại chỗ hoặc ngay trên cánh đồng làng. Kiến trúc hầu hết có nguồn gốc hữu cơ, không có móng, cũng tự xóa dấu vết. Thiên nhiên bị dùng cả ngàn vạn năm và trăm kiếp, ít bị suy chuyển. 5.2.1 Nhà ở sinh thái hiện đại - Nước ta cũng có những tiền đề và khả năng để áp dụng kiến trúc nhà ở sinh thái hiện đại, tuy nhiên chưa có một công trình nào mang đầy đủ điều kiện của một kiến trúc sinh thái. Hy vọng nhiều nhà ở, khu đô thị sinh thái thân thiên với môi trường sẽ mọc lên trong tương lai. 6.Giải pháp xây dựng nhà ở sinh thái: 6.1. Trồng cỏ trên mái nhà Hình Trồng cỏ trên mái nhà LỚP THẤM NƯỚC LỚP GIỮ NƯỚC TRẦN NHÀ MÀNG CHỐNG THẤM CỎ LỚP ĐẤT Hình 3.2 Cấu trúc vật liệu trồng cỏ trên mái nhà Việc trồng cỏ trên mái nhà sẽ giúp: - Giảm ảnh hưởng của C02 nhờ việc hút C02 và nhả 02 - Hấp thu hơi nóng, hút nước - Giảm việc sử dụng điều hòa vào mùa hè - Giảm ảnh hưởng “ đảo nhiệt” thường xảy ra ở trung tâm dân cư 6.2 Đưa gió vào công trình Hướng gió thông thoáng đi qua các phòng khách, học, làm việc và ra ngoài qua cửa chính, cửa sổ, cửa mái, tránh đi qua phòng ngủ. Đưa gió vào công trình giúp thông thoáng, tránh ngột ngạt, ẩm ướt và tiết kiệm điện. 6.3 Làm mát công trình - Ngôi nhà sẽ được làm mát, gió mang hơi nước từ nơi khác vào phòng, đẩy luồng không khí nóng ra khỏi phòng qua cửa sổ, hầm mái - Nước mưa theo đường ống, mái nhà,.. chảy tới hệ thống ống dẫn đến bể chứa. Nhờ khoảng thông tần gió được lưu thông qua tất cả các phòng ngoại trừ phòng ngủ. 6.4 Làm che nắng, lấy sáng cho công trình - Tận dụng nguồn sáng mặt trời, sử dụng hệ thống kính chiếu sáng, tăng cường độ chiếu sáng tối đa vào ban ngày và tiết kiệm điện ban đêm. - Cửa gỗ ghép kính, tăng lượng ánh sáng tối đa vào trong phòng, giảm thiểu việc dùng đèn chiếu sáng đến mức tối thiểu - Vào mùa hè cường độ chiếu sáng lớn, tia chiếu nghiêng 65 độ so với trục ngang, lúc này sử dụng hệ thống mái che chắn phía trước hạn chế ánh nắng chiếu vào phòng. Vào mùa xuân, tia chiếu lệch khoảng 34 độ so với trục ngang, lúc này ánh nắng sẽ trực tiếp chiếu vào phòng khách. 6.5 Sử dụng năng lượng mặt trời Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng… - Năng lượng mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. - Sử dụng mạng điện quốc gia kết hợp nguồn năng lượng từ Pin mặt trời gắn trên mái nhà Từ giàn pin mặt trời, ánh sáng biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện một chiều (DC). Dòng điện này được dẫn tới bộ điều khiển là một thiết bị điện tử có chức năng điều hoà tự động các quá trình nạp điện vào ắc-quy và phóng điện từ ắc-quy ra các thiết bị điện một chiều (DC), trong mạch điện sẽ được lắp thêm bộ đổi điện để chuyển dòng một chiều thành dòng xoay chiều (AC), chạy được thêm nhiều thiết bị điện gia dụng (đèn, quạt, radio, TV…). 6.6 Năng lượng gió 6.6.1 Khái niệm - Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển của trái đất. Gió được sinh ra là do nguyên nhân mặt trời đốt nóng khí quyển. Vì vậy năng lượng gió là hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời 6.6.2 Phân loại và ứng dụng Các thông số chính: Kết hợp MF gió công suất 150 – 300 W cùng với giàn năng lượng mặt trời, Tuabin gió 3 cánh làm bằng gỗ hoặc Composite, cột tháp: 3 – 4 chân, cột đơn có dây néo, MF không cần hợp số, điện áp ra DC. Hình 2.19 Mô hình hệ thống phát điện gió gia đình Các thông số:. Kết hợp MF gió công suất một vài kW với giàn năng lượng mặt trời hoặc MF điện Diezel, điện phát ra đưa lên lưới 220V. Hình 2.20 Mô hình hệ thống phát điện gió cụm dân cư Năng lượng sinh khối Khái niệm - Là năng lượng thu được từ các phụ phẩm Nông Nghiệp, chất thải có nguồn gốc hữu cơ. Hình Những con đường biến đổi sinh khối Ứng dụng - Sản xuất điện từ sinh khối: điện từ rác thải, nước thải, điện sinh học. - Làm nhiên liệu từ sinh khối: sản xuất viên nhiên liệu, lên men sản xuất khí sinh học ( Biogas, Ethanol, Methanol), làm nhà máy điện sinh khối. Hình Hầm BIOGAS Hình Thanh nhiên liệu từ sinh khối 6.8 Sử dụng vật liệu sẵn có trong tự nhiên Ngôi nhà được xây dựng bằng các vật liệu sạch , điều nhiệt tốt, chống thấm cao, không sợ lửa và là những vật liệu rẻ tiền. 6.9 Phong thủy - Phong thủy về nhà cửa phân biệt trong nhà (nội thất) và xung quanh nhà (ngoại thất). Từ trung tâm của căn nhà chia ra 8 vùng như các múi của một trái cam. Các vùng này là 8 vùng dựa theo 8 hướng Bắc, Ðông-bắc, Ðông, Ðông-nam, Nam, Tây-nam, Tây, và Tây-bắc. Trong ngôn ngữ Phong thủy, người ta gọi đó là 8 cung hoặc 8 phương-vị. - Tùy theo điều kiện địa hình ,khí hậu, mỗi vùng ,miền khác nhau mà ta chọn hướng phong thủy cho phù hợp - Khi xây bếp cửa nhà ở sinh thái trên cần chú ý: thứ nhất là Hỏa kỵ với Thủy nên bếp được đặt xa với khu chứa nước hoặc vệ sinh; thứ hai, miệng bếp không hướng vào cửa khu vệ sinh, vốn là nơi dẫn các uế khí; thứ ba, mở cửa không nhìn ngay thấy miệng bếp; thứ tư, khí thải của bếp như mùi, khói, bụi không truyền sang các phòng bên cạnh do có chắn vách ngăn ở giữa bếp và các phòng. Mặt khác, nhà bếp luôn thông thoáng, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng. - Vị trí: phòng khách được bố trí, sắp đặt là căn phòng đầu tiên của ngôi nhà và ở vị trí gần nhất với cổng ra vào.. Ngoài ra, phòng khách là nơi có thể hấp thu được nhiều không khí và ánh sáng tự nhiên nhất. Đây là cách giúp các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, dồi dào sức khỏe và không ốm đau. - Thiết kế: phòng khách được thiết kế theo hình chữ nhật giúp hấp thụ nhiều không khí và ánh sáng. Cách thiết kế này cũng tạo lợi thế dễ dàng khi trang trí và bố trí những đồ nội thất trong phòng. - Một không gian phòng tắm trông đẹp, trang nhã, và rộng rãi hơn với việc làm sáng phòng tắm sử dụng màu sơn nhạt và sáng cho phần tường và cửa. Tách riêng không gian cho khu vực vệ sinh và phòng tắm. Thêm gương vào phòng tắm, đặc biệt luôn giữ cho phòng tắm sạch sẽ và gọn gàng. - Phòng ngủ được thiết kế yên tĩnh, thảnh thơi, sạch sẽ để khi bước vào đó sau một ngày làm việc căng thẳng giúp xua tan đi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi. Phòng ngủ được sơn với những gam màu nhẹ tạo không gian tĩnh lặng cho phòng ngủ. Phòng ngủ tách biệt hẳn những không gian giải trí khác trong nhà nơi đặt các thiết bị như dàn âm thanh, TV... - Rèm cửa cho phòng ngủ rất quan trọng bởi quá nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ tỉnh giấc bất chợt, không theo ý muốn - Sự hiện hữu của hoa, cây cảnh trong vườn có thể thay đổi một cách tinh tế sự trống vắng trong không gian, và tạo cho nhà ở những màu sắc tươi mát của thiên nhiên.  Sử dụng chậu cây hoặc bình hoa ngay trong nhà tạo cảm giác mộc mạc, tự nhiên và đơn giản như đang mở cửa cho thiên nhiên tràn vào nhà vậy. IV.KẾT LUẬN - Mô hình nhà ở sinh thái là một mô hình phát triển bền vững của tương lai, tận dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. - Mô hình nhà ở sinh thái mang lại những lợi ích: tiết kiệm điện năng và nhiên liệu => tiết kiệm tiền cho gia đình bạn, góp phần đảm bảo cho điện, gas, xăng….cho hiện tại và thế hệ sau - Góp phần bảo vệ môi trường trong lành, bảo vệ sức khỏe cho gia đình - Mặc dù mô hình nhà ở sinh thái đem lại nhiều yếu tố thuận lợi xong để đầu tư một nhà ở sinh thái đúng nghĩa như hiện nay thì thật sự khó khăn do một số khâu trong việc xây dựng nhà ở sinh thái đòi hỏi chi phí cao và kỹ thuật hiện đại. Do đó, cần tập trung quy hoạch để xây dựng đồng bộ và cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực của nhà nước - Cần có sự tham gia phối hợp của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan. - Một số dạng năng lượng cần có sự phối hợp chặt chẽ để tận dụng, chẳng hạn các động cơ sử dụng năng lượng từ gió để phát điện=>phải cả một khu dân cư cùng lắp đặt chứ không thể dành riêng cho một nhà được. Vì vậy, đòi hỏi ý thức cao trong cộng đồng khu dân cư Mỗi gia đình cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm điện năng. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Động, Thông gió và kỹ thuật xử lý khí thải, 2005, NXB Giáo Dục. 2. Bài giảng năng lượng tái tạo, Khoa điện điện tử, Bộ môn điện công nghiệp , 2008, Trường đại học sư phạm kỹ thuật. 3. Cao Từ Linh, Phong thủy ứng dụng trong kiến trúc hiện đại, 2008, NXB Văn Hóa thông tin. 4.Chuyên đề sinh thái phát triển, ĐH Quốc gia Hà Nội ĐH khoa học tự nhiên 5. 22/045226/2258/ 6. 7. 8. 9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tieu_luan_pham_van_thuong_lop_dong_vat_k20_0557.doc
Luận văn liên quan