Yếu tố thúc đẩy sinh viên tìm hiểu thông tin về giới tính là “Muốn bổ sung kiến thức cho
mình”. Nhưng vì “Sợ sẽ bị người khác hiểu lầm là tìm hiểu thông tin không lành mạnh”
đã làm cản trở việc tìm hiểu thông tin của học sinh. Các phương tiện truyền thông đại
chúng như: Sách, báo, internet, tài liệu là các nguồn cung cấp thông tin mà sinh viên sử
dụng để tìm hiểu nhiều nhất. Kiến thức về giới tính càng tăng cao theo năm học của sinh
viên. Việc có nhận thông tin về giới tính từ bạn bè sẽ giúp sinh viên có kiến thức về các
vấn đề giới tính cao hơn. Các kết quả khảo s át trên là những chỉ báo thực tế và cụ thể
thuận lợi cho việc nắm được tình trạng tìm hiểu thông tin về GDGT của sinh viên. Và
giúp chúng ta định hướng trong việc lựa chọn tập trung vào nguồn thông tin nào hay đối
tượng nào cho hiệu quả khi thiết kế các chương trình truyền thông về giới tính trong
tương lai.
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9903 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nhận thức và nhu cầu của sinh viên về vấn đề giáo dục giới tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong đó 60- 70% là học sinh, sinh viên.
Theo thống kê của bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng
Minh(Giám đốc Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản và KHHGĐ) cung cấp tính trong
năm 2009, bệnh viện đã giải quyết 5000 trường hợp thai nhi từ 5- 12 tuần tuổi bằng
phương pháp hút chân không. Trong đó, 28% là số ca bệnh nhân dưới 24 tuổi, bác sĩ cho
biết thêm có tới 3% số ca VTN có tiền sử từ 2 lần. Cũng trong năm 2009, Bệnh Viện Phụ
Sản Hà Nội đã giải quyết 17 241 trường hợp, trong đó có 31, 3% bệnh nhân dưới 24 tuổi
với 5403 ca. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2010 ở đây đã tiến hành thủ thuật cho
60/ 1730 ca dưới 19 tuổi. Tuy nhiên theo một số bác sĩ tư vấn và theo dõi, con số này
thực tế còn có thể lớn hơn vì các em thường đội tuổi lên để không phải nhờ người bảo
lãnh.
Theo số liệu chính thức về điều tra quốc gia về TN và VTN thì có tới, 7,6 % số
VTN-TN có quan hệ tình dục( QHTD) trước hôn nhân. Tuổi QHTD trung bình đầu tiên
của TN Việt Nam là 19, 6 tuổi. 66, 7% con trai chấp nhận QHTD trước hôn nhân. Năm
2009, báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS có tới 144.483 người nhiễm HIV. Số người
nhiễm HIV chủ yếu ở 2 thành phố: Hà Nộivà Tp.HCM. Số tuổi nhiễm HIV/AIDS ở Hà
Nội ngày càng được trẻ hóa: 75% tổng số người có tuổi đời dưới 30 tuổi mà con đường
lây nhiễm chủ yếu là QHTD khôngan toàn.
Gõ từ khóa “có cần thiết phải GDGT cho trẻ” trên trang Google có đến gần 5,1
triệu kết quả cho thấy sự quan trọng, cấp thiết của GDGT hiện nay. Cũng trên trang này
có hơn 8, 2 triệu kết quả thể hiện các ý kiến, góp ý về độ tuổi bắt đầu thực hiện việc
GDGT.
Rõ ràng GDGT là vấn đề đang được quan tâm, và có tầm quan trọng đối với lứa
tuổi học sinh, s inh viên hiện nay. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài:
“nhận thức và nhu cầu của sinh viên về vấn đề giáo dục giới tính” (nghiên cứu trường
hợp tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn).
8
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Sinh viên Nhân văn có nhận thức và nhu cầu như thế nào về vấn đề GDGT?
Yếu tố nào có tác động lớn nhất đến nhận thức và nhu cầu của SV về GDGT?
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
3.1.Ý nghĩa khoa học:
Vận dụng một số khái niệm, phương pháp nghiên cứu nhận thức, nhu cầu của sinh
viên về GDGT. Kết quả của nghiên cứu có thể bổ sung, hoàn chỉnh hoặc làm sáng tỏ
những luận điểm của lý thuyết đã sử dụng trong đề tài này.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài làm rõ thực trạng về nhận thức của sinh viên trong việc GDGT hiện nay tại
địa bàn nghiên cứu và tác động của những nhận thức đó tới nhu cầu và hành vi của các
đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích nhận thức của sinh viên về GDGT ta thấy được việc GDGT
góp phần quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi, cách ứng xử của HS-SV. Hoạt
động giáo dục giới tính giúp cho trẻ VTN- TN, đặc biệt sinh viên, có nhận thức đúng đắn
về vấn đề giới tính, QHTD, tình yêu,tình bạn,....
4. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu nhận thức và nhu cầu của SV về GDGT. Từ đó lý giải hiện trạng nhận
thức về GDGT của sinh viên ĐH KHXH và NV hiện nay. Từ đó có những biện pháp
nhằm nâng cao nhận thức của SV về GDGT. Để đạt được mục đích này, chúng tôi xin
đưa một số nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài như sau.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:.
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về vấn đề GDGT.
Nhu cầu của sinh viên về GDGT.
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến GDGT.
6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
6.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng nhận thức, nhu cầu của sinh viên về GDGT.
6.2. Khách thể nghiên cứu:
9
Sinh viên trường Đại học KHXH và NV- ĐHQG Hà Nội.
6.3. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: ĐH KHXH và NV.
Thời gian: tháng 10/ 2012.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp luận:
7.1.1. Phương pháp luận chung.
Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng Marxist về CNDVBC. Chủ nghĩa
duy vật biện chứng thể hiện với tính cách là phương pháp luận khoa học để nhận thức và
giải thích các hiện tượng và các quá trình của đời sống xã hội trong mối liên hệ và phụ
thuộc lẫn nhau có tính quy luật giữa chúng, đi tìm nguồn gốc của các quá trình xã hội ở
trong những mâu thuẫn biện chứng khách quan nội tại của chúng.
Do vậy khi nghiên cứu nhận thức của sinh viên về vấn đề GDGT, trường hợp sinh
viên trường ĐH KHXH và NV, cũng cần xem xét trên nhiều khía cạnh, đặt đối tượng
nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Để biết được hiệu quả của giáo dục
giới tính, những nhận thức và nhu cầu về GDGT trong sinh viên, cần phải xem xét thực
trạng của vấn đề giới tính và giáo dục giới tính trong phạm vi đối tượng trên.
7.1.2. Phương pháp luận chuyên biệt.
Đề tài đã sử dụng lý thuyết: lựa chọn hành vi hợp lý của Peter Blau.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
7.2.1. Phương pháp định lượng:
Sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu trưng cầu ý kiến:
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát qua bảng hỏi với kích
thước mẫu là 120, nghiên cứu được tiến hành đối với sinh viên thuộc trường ĐH KHXH
và NV- ĐHQG Hà Nội. Tìm hiểu nhận thức và nhu cầu của sinh viên về GDGT. Hơn nữa
10
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên hiện nay và ảnh hưởng như
thế nào đến nhận thức về giới tính của SV( chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống).
Cơ cấu mẫu:
7.2.2 Phương pháp định tính:
7.2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu những và những thông tin thu
thập được từ phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu.
Trước hết là nghiên cứu “ Báo cáo kết qủa cuộc khảo sát tìm hiểu kiens thức, thái
độ và SKSS tuổi VTN”do Khuất Thu Hồng thực hiện theo yêu cầu của UNFPA và sở
Giáo dục Khánh Hòa.
Đề tài nghiên cứu “hành vi tình dục và kiến thức TDAT của học sinh THPT trên
địa bàn Hà Nội hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại trường PTTH Phan Đình Phùng-
Quận Ba Đình- Hà Nội). Nguyễn Thanh Vân. Luận văn Thạc Sỹ Xã hội học.2008.
Cuốn sách “ Giáo dục giới tính cho thanh thiểu niên” của Nguyễn Thành Công
(Nxb trẻ, năm 1997).
Bài viết : “giáo dục giới tính cho vị thành niên- nhìn từ một điểm trường”của
Ngọc Duyệt.
Đề tài: “tìm hiểu nhận thức về giáo dục giới tính tại cấp trung học cơ sở ở khu vực
nông thôn” (trường hợp nghiên cứu là Trường Hợp Hòa- Tam Dương –Vĩnh Phúc).
11
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phương pháp này được thực hiện để thu thập thông tin định tính, nhằm làm phong
phú thêm cho những thông tin định lượng. Đặc biệt phương pháp này tập trung vào
những ý kiến của thầy cô giáo và ý kiến của đối tượng sinh viên về vai trò của gia đình,
nhà trường, các phương tiện truyền thông đại chúng trong GDGT. Phỏng vấn sâu được
tiến hành với số lượng là 5 mẫu. Qua đó quan sát thái độ cử chỉ của người được phỏng
vấn khi trả lời vấn đề nghiên cứu và giúp tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về nhận thức và nhu
cầu của sinh viên về vấn đề GDGT. Trong phỏng vấn sâu, chúng tôi sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
8. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.
8.1. Giả thuyết nghiên cứu:
Phần lớn sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về GDGT.
Đa số sinh viên đều có nhu cầu tìm hiểu các kiến thức về GDGT.
Truyền thông đại chúng là yếu tố có tác động lớn nhất đến đến nhận thức và nhu cầu của
SV về GDGT.
8.2. Khung lý thuyết:
Điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội
12
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NHẬN THỨC VÀ
NHU CẦU CỦA SINH VIÊN ĐHKHXH và NV VỀ GDGT.
1.1 . Cơ sở Triết học:
Phương pháp luận Marxist về CNDVBC: xem xét, lý giải các hiện tượng của đời
sống xã hội trong mối quan hệ phụ thuộc, tác động qua lại lẫn nhau. Nghĩa là khi xem xét
về nhận thức, thái độ và nhu cầu của SV về GDGT cần xem xét trong mối quan hệ với
các yếu tố khác: điều kiện KT, VH, XH….
1.2.Lý thuyết áp dụng.
Sử dụng lý thuyết Lựa chọn hành vi hợp lí vào đề tài nghiên cứu.
Lý thuyết này cho rằng, con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy
nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa
và chi phí tối thiểu. Hành động có xu hướng lặp lại nếu nó từng được thưởng trong quá
khứ, ngược lại không có xu hướng lặp lại những gì được phát hiện không có phần
thưởng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, việc áp dụng các định đề cũng có phần hạn
chế, định đề được áp dụng để giải thích đó là sự lựa chọn giữa phần thưởng và chi phí.
Áp dụng lý thuyết vào đề tài nghiên cứu: Cá nhân luôn luôn có sự tính toán giữa
phần thưởng và chi phí. Mỗi một cá nhân khi lựa chọn một hành động luôn có sự tính
toán giữa chi phí mình bỏ ra và phần thưởng mình đạt được. Họ luôn hướng đến việc
thực hiện hành động sao cho đạt được phần thưởng tối đa và chi phí tối thiểu. Bởi vậy,
nếu cá nhân ý thức rõ ràng về những lợi ích của việc GDGT cao hơn so với những “chi
phí” mà họ phải bỏ ra để có được những kiến thức đó thì sẽ có sự thay đổi trong nhận
thức của họ về GDGT. Từ đó sẽ có những thay đổi trong hành động để có được những
kiến thức về GDGT. Và ngược lại, khi cá nhân thấy rằng lợi ích của việc GDGT ít hơn
những “chi phí” mà họ phải bỏ ra thì họ sẽ có xu hướng bàng quan với vấn đề GDGT.
1.3.Khái niệm công cụ:
1.3.1.Giáo dục:
Giáo dục là quá trình truyền lại kinh nghiệm từ thế hệ trước cho thế hệ sau, thế hệ
sau lĩnh hội những kinh nghiệm để tham gia vào cuộc sống lao động và các hoạt động xã
13
hội nhằm duy trì và phát triển xã hội loài người. Tuy nhiên, thế hệ sau không phải chỉ
lĩnh hội toàn bộ những kinh nghiệm của thế hệ trước để lại mà còn bổ sung, làm phong
phú thêm những kinh nghiệm của loài người – đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội- là
hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người.
Theo Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê ( Giáo dục học đại cương, NXB Giáo
dục,1999) Giáo dục theo nghĩa hẹp: “bao gồm quá trình hoạt động nhằm tạo ra cơ sở
khoa học của thế giới quan, lý tưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực của con
người, kể cả việc phát triển nâng cao thể lực. Quá trình này được xem là một bộ phận của
quá trình giáo dục tổng thể, kết quả không chỉ xem xét về ý thức mà căn cứ trên hành vi,
thói quen, hiểu biết của trình độ phát triển (cao hay thấp) của trình độ có giáo dục của
mỗi người” [5.Tr11].
1.3.2.Giới tính:
Giới tính là một thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn Sinh vật học dùng để chỉ sự
khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Đó là sự khác biệt phổ thông và không thể thay đổi
được (Mọi người đàn ông đều có những đặc điểm chung về giới tình và mọi người phụ
nữ đều có những đặc điểm chung về giới tính).
Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính và đặc điểm này tồn tại trong
suốt cuộc đời. Giới tính là sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ. Mỗi người đều mang
một giới tính, nghĩa là khi sinh ra đã mang giới tính là nam hay nữ. Những quy định này
đều dựa trên một số tố chất đặc thù khiến ta có thể phân biệt được giới tính của mỗi giới
1.3.3.Giáo dục giới tính:
Giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của giáo dục đời sống gia đình, giúp thế
hệ trẻ: Có những hiểu biết cơ bản về các đặc điểm giới tính, về quá trình sinh sản ở
người, về các bệnh lây lan do quan hệ tình dục bừa bãi. Có ý thức và biết đánh giá đúng
đắn hành vi của mình và của người khác trong mối quan hệ với người khác giới, xây
dựng đúng đắn tình bạn, tình yêu chân chính. Chuẩn bị về mặt tâm lý và thực tiễn cho
cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, tư cách làm cha, làm mẹ trong tương lai. (Từ điển Bách
khoa Việt Nam 2, NXB từ điển Bách khoa Hà Nội, 2002).
14
Như vậy, Giáo dục giới tính nhằm giáo dục mối quan hệ nhân văn và có trách
nhiệm giữa nam và nữ trên các khía cạnh sinh học, sức khỏe sinh sản và tình dục. GDGT
là một khoa học liên ngành (tâm lý, y học, xã hội học).
Giáo dục giới tính là sự chuẩn bị cho thanh thiếu niên những hiểu biết để bước vào
đời để biết ứng xử với nhau một cách tôn trọng và có trách nhiệm và cũng để biết tự bảo
vệ sức khỏe sinh sản.
1.3.4.Nhu cầu:
Theo từ điển xã hội học Oxford: nhu cầu là cái gì đó được cho là cần thiết, đặc biệt
khi nó được cho là thiết yếu cho sự sinh tồn của một con người, tổ chức hay bất kì thứ gì
khác. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong các khoa học xã hội, với sự chú ý đặc
biệt dành cho cái gọi là những nhu cầu con người. Nhu cầu thường được đối lập với
muốn, hay ước muốn, nhu cầu nói đến những thứ cần thiết, còn muốn nói đến những thứ
người ta ao ước muốn có.
Các nhà xã hội học, đặc biệt là những nhà chức năng luận, cũng thường dùng thuật
ngữ nhu cầu khi nghiên cứu sự vận hành của xã hội. Chẳng hạn, Talcott Parsons giải
thích những tiền đề chức năng của hệ thống xã hội- những cái cần thiết cho sự tồn tại của
xã hội- sự hẫu thuẫn về mặt động cơ thúc đẩy thích hợp cho bản thân hệ thống. Theo
mạch tư duy tương tự, những nhà Marxist nói đến những nhu cầu của chủ nghĩa tư bản,
nhắc nhiều nhất đến những nhu cầu cho sản xuất, tái sản xuất và hợp pháp hóa hệ thống.
1.3.5.Nhận thức:
Theo nghĩa triết học, nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở
trong tư duy của con người, được quy định bởi những quy luật phát triển xã hội và không
thể tách rời với thực tiễn. Mục tiêu của nhận thức là đạt đến chân lý khách quan. Quá
trình nhận thức: thu thập kiến thức, hình thành khái niệm về hiện tượng thực tế giúp con
người hiểu biết về thế giới xung quanh. Quá trình nhận thức là để tích lũy kinh nghiệm từ
đó cải tạo thế giới.
Như vậy, nhận thức là sự phản biện biện chứng thế giới khách quan vào trong bộ
óc của con người, là quá trình xâm nhập ý chí con người vào hiện thực làm cho hiện thực
15
chịu sự chi phối của chủ thể và quá trình nhận thức chính là quá trình con người làm
phong phú thêm tri thức bằng những tri thức mới.
Nhận thức nảy sinh, bộc lộ và phát triển trong sự tương tác giữa chủ thể nhận thức và
khách thể nhận thức trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan.
Chủ thể nhận thức là con người, nhận thức của con người bị chi phối bởi các yếu
tố: nhu cầu lợi ích, truyền thống văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế- xã hội, các tri thức
được truyền lại từ thế hệ trước đối với các cá nhân, đặc điểm tâm sinh lý, trình độ phát
triển cụ thể của mỗi cá nhân về mặt sinh học,....
Khách thể nhận thức: là đối tượng mà nhận thức hướng vào, khách thể nhận thức
không đồng nhất với thế giới vật chất vì khách thể nhận thức không những chỉ hướng vào
thế giới vật chất mà còn hướng vào thế giới tinh thần.
Khách thể nhận thức của nghiên cứu này là các hoạt động giáo dục giới tính bao
gồm: nội dung GDGT, công tác tuyên truyền giáo dục,...giữa chủ thể nhận thức và khách
thể nhận thức có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời trong quá trình nhận thức.
Khách thể nhận thức được phản ánh mang đậm tính cá nhân thông qua cảm giác, tri giác,
trí nhớ, tư duy, tư tưởng,... làm cho chủ thể nhận thức có thái độ, tình cảm đối với khách
thể nhận thức và hành động tương ứng. Hoạt động xã hội và nhận thức có mối quan hệ
biện chứng. Cội nguồn của nhận thức là tính tích cực hoạt động, hiệu quả hoạt động phụ
thuộc vào nhận thức. V.I Leenin đã viết: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực
tại khách quan”.
Như vậy, theo cách hiểu của nhóm chúng tôi, khái niệm Nhận thức là sự phản ánh
thế giới xung quanh, “nhận thức là biết được, hiểu được, ý thức được” thế giới xung
quanh thông qua các hoạt động thực tiễn đó con người tiến hành các hoạt động thực tiễn,
thông qua đó nâng cao hiểu biết của mình.
16
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU CỦA SINH
VIÊN ĐHKHXH và NV VỀ VẤN ĐỀ GDGT.
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
Tổ chức tiền thân của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học
Quốc gia Hà Nội là trường Đại học văn khoa Hà Nội (sắc lệnh số 45 do chủ tịch Hồ Chí
Minh kí 10- 10- 1945). Tiếp đó là trường Đại học tổng hợp Hà Nội ( 5-6-1956). Ngày
10-12-1993 Thủ tướng Chính Phủ ban hành nghị đinh 97/CP thành lập Đại học quốc gia
Hà Nội trong đó có trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Hằng năm nhà trường
tiếp nhận một lượng lớn sinh viên trong cả nước, năm 2012 tổng số sinh viên là 13.959
sinh viên, trong đó có 5472 sinh viên hệ chính quy, 4571 sinh viên không chính quy,
3057 học viên cao học, 297 nghiên cứu sinh, 562 sinh viên nước ngoài (26 sinh viên đại
học, 21 học viên cao học, 8 nghiên cứu sinh và 507 sinh viên học tiếng việt), đa số là nữ
sinh viên. Với đội ngũ cán bộ đông đảo các nhà khoa học trong đó có 332 giảng viên
chính thức và 156 thỉnh giảng.
Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hội thảo với sự tham gia của các trường Đại học
và các nước bạn trên thế giới: kí thỏa thuận hợp tác với Đại học kinh tế Budapest, Đại
học tổng hợp Bungaria… Ngoài ra sinh viên trong trường thường xuyên tổ chức nhiều
hoạt động, thông qua các tổ, đội, nhóm: Đội Tuyên truyền sức khỏe sinh sản, CLB hoa
đá, Đội xung kích…
2.2.Tổng quan đề tài nghiên cứu:
Với lối sống hiện nay, một bộ phận không nhỏ vị thành niên, thanh niên đã có
QHTD trước hôn nhân, tăng tình trạng nạo phá thai… những vấn đề này đe dọa trực tiếp
đến SKSS của lớp trẻ Việt Nam. Đã có rất nhiều những nghiên cứu cũng như những đề
tài liên quan đến vấn đề TD và SKSS của thế hệ trẻ.
“ Báo cáo kết qủa cuộc khảo sát tìm hiểu kiến thức, thái độ và SKSS tuổi VTN”do Khuất
Thu Hồng thực hiện theo yêu cầu của UNFPA và sở Giáo dục Khánh Hòa. Cuộc khảo sát
được thực hiện tại sáu trường THCS và THPT, thời gian thu thập thông tin từ 4-1999 đến
17
tháng 5. Đối tượng là học sinh lớp 8 đến lớp 12 (gồm 360 em) và 350 cha mẹ của các em
học sinh. 60 giáo viên bộ môn đã từng tham gia giảng dạy giáo dục giới tính và SKSS
cùng đại diện ban giám hiệu, Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên phụ trách Đoàn, Đội.
Chọn mẫu ngẫu nhiều tầng theo chủ định, nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên được thực
hiện ở giai đoạn cuối. Công cụ khảo sát là bộ bảng hỏi được thiết kế riêng cho từng nhóm
đối tượng. Nghiên cứu đã đưa ra những thông tin cơ bản về kiến thức, thái độ, thực trạng
và hành vi liên quan đến SKSS của một bộ phận học sinh, phu huynh và của giáo viên ở
Tỉnh Khánh Hòa.
Một nghiên cứu nữa về “ Khảo sát đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của
Thanh niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến SKSS” của Trần Thị Trung Chiến và
cộng sự. Nghiên cứu này được thực hiện tại 20 xã/ phường thuộc thành phố Hải Phòng
với đối tượng thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi. Phương pháp định lượng được sử dụng là
chủ yếu. Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung nhận thức của thanh thiếu niên vẫn chưa
đầy đủ, còn nhiều thiếu hụt về kiến thức về hiểu biết sinh lý, biện pháp tránh thai, QHTD
và các bệnh lây lan qua đường tình dục.
Đề tài nghiên cứu “hành vi tình dục và kiến thức tình dục an toàn của học sinh
THPT trên địa bàn Hà Nội hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại trường PTTH Phan
Đình Phùng- Quận Ba Đình- Hà Nội). Nguyễn Thanh Vân, Luận văn Thạc Sỹ Xã hội
học, 2008. Kết quả cho thấy đa số các em học sinh đều cho rằng QHTD trước hôn nhân là
không thể chấp nhận được (57,4%), chỉ có 28,4% có thể chấp nhận được hành vi này và
13,2% cho rằng đó là chuyện bình thường trong xã hội. Đa số các em đã có kiến thức và
hiểu biết tốt về thế nào là QHTD an toàn. Có tới 56,9% tỉ lệ học sinh lựa chọn câu trả lời
tổng hợp đó là tình dục an toàn là TD không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, hay dẫn
đến lây nhiễm các bệnh qua đường TD như lậu, giang mai, HIV/AIDS và có xử dụng các
biện pháp tránh thai. Tuy nhiên con số này cũng chỉ mang tính tương đối bởi tâm lý
chung của học sinh phổ thông trung học là sợ trả lời sai và trả lời không đúng do vậy các
em có xu hướng lựa chọn nhưng câu trả lời tổng hợp.
18
Cuốn sách “ giáo dục giới tính cho thanh thiểu niên” của Nguyễn Thành Công
(Nxb trẻ, năm 1997) cung cấp những kiến thức căn bản, chỉ dẫn thông tin cần thiết, nhằm
giúp cho các bạn trẻ trải qua các giai đoạn phát triển và giáo dục họ có được lối sống tình
dục lành mạnh trong tương lai, cách phòng chống sự lạm dụng tình dục, giải quyết những
xung đột ở lứa tuổi vị thành niên. Qua những thông tin trong cuốn sách này giúp ta nhận
thức rõ vai trò của giáo dục giới tính trong việc góp phần hình thành nhân cách của thanh
thiểu niên.
Qua bài viết : “giáo dục giới tính cho vị thành niên- nhìn từ một điểm trường”của
Ngọc Duyệt. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của giáo dục giới tính. Trong bài viết
này tác giả đã tiến hành khảo sát tại một trường Trung Học Phổ Thông ở Bắc Ninh và kết
quả thu được là đa số học sinh không quan tâm đến vấn đề giáo dục giới tính: có 72,23%
mới chỉ nghe nói về quan hệ tình dục, 26,77% là chưa nghe nói. Không có kiến thức về
biện pháp tránh thai ở học sinh nam là 17,31%, học sinh nữ là 31,88%. Không có kiến
thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục nam là 28,81%, nữ là 38,41%. Nhu cầu
cần biết về kiến thức về giáo dục giới tính nam là 94,12% nữ là 95,42% mong muốn
được tiếp cận các thông tin về giáo dục giới tính.
Tên đề tài: “tìm hiểu nhận thức về giáo dục giới tính tại cấp trung học cơ sở ở khu
vực nông thôn” (trường hợp nghiên cứu là Trường Hợp Hòa- Tam Dương –Vĩnh Phúc)
trong bài viết này tác giả cũng đề cập đến đặc điểm tâm sinh lý của vị thành niên và thực
trạng đáng lo ngại về nạo phá thai ở lứa tuổi này ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu là
điều tra bảng hỏi Anket, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp (phỏng vấn
sâu và thảo luận nhóm) với 20 mẫu điều tra ngẫu nhiên ở mỗi lớp học từ lớp 6 đến lớp 9.
Kết quả thu được: thực trạng nhận thức về giới tính: 60 phiếu hỏi đưa ra thì 60% trong đó
đã được tiếp xúc với những thông tin về giáo dục giới tính. Tuy nhiên mối quan tâm về
giáo dục giới tính thì có sự khác nhau: 35,5% chọn về phát triển thể chất tâm sinh lý, 9%
chọn quan hệ giữa con trai và con gái có thể có thai, 6% chọn tác động xấu của việc nạo
phá thai tới sức khỏe, 5% chọn những hành vi thủ dâm, 3% chia đều cho hai phương án là
các bệnh lây lan qua đường tình dục và biện pháp tránh thai. Về nhu cầu được trang bị
19
đầy đủ kiến thức giáo dục giới tính là 88,3% đồng ý, trong đó 68,3% đông ý với nội dung
nên tự tìm hiểu, trao đổi thẳng thắn về các vấn để giới tính. Tỉ lệ đồng ý với nội dung
QHTD trước hôn nhân là điều tồi tệ trái với đạo đức, truyền thống văn hóa của người dân
Việt Nam được lựa chọn nhiều nhất với 46,7% so với 18,3% là không đồng ý. Đánh giá
về tầm quan trọng của nhà trường trong giáo dục giới tính: 86,7% là rất quan trọng,
11,7% là quan trọng, 3,3% là hoàn toàn không quan trọng.
2.3.Nhận thức của sinh viên ĐH KHXH và NV về vấn đề GDGT hiện nay.
2.3.1 Nhận thức của sinh viên ĐH KHXH và NV về kiến thức QHTD AT
Mức độ biết đến các khái niệm GDGT, CS SKSS của SV KHXH và NV
6%
94 %
Biểu đồ thể hiện cơ cấu số người
biết đến khai niệm GDGT, CS SKSS
Chưa từng nghe đến
Đã từng nghe đến
2.1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu số người biết đến khái niệm GDGT, CS SKSS.
Qua biểu đồ trên ta thấy đa số SV trường ĐH KHXH và NV bước đầu đã biết đến
các khái niệm: GDGT, SKSS,QHTD AT… thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng, các môi trường xã hội hóa: gia đình, bạn bè, nhà trường…
Qua phiếu trưng cầu ý kiến có tới 94,2% SV đã từng biết đến các khái niệm này và
chỉ co 5,8% chưa từng biết đến các khái niệm trên.
20
Nhận thức đầy
đủ kiến thức về
QHTD AT
15%
Nhận thức
chưa đầy đủ
k iến thức về
QHTD AT
85%
Biểu đồ thể hiện mức độ nhận
thức đầy đủ kiến thức về QHTD AT
2.2. Biểu đồ thể hiện mức độ nhận thức đầy đủ kiến thức về QHTD AT.
Qua biểu đồ trên ta thấy, tuy số SV biết đến khái niệm liên quan đến khái niệm
GDGT có tỉ lệ cao, song con số thể hiện mức độ hiểu biết đầy đủ về một trong
những khía cạnh của GDGT- QHTD AT lại rất hạn chế. Chỉ có 15.4% SV có
nhận thức đầy đủ, trong khi số SV có nhận thức không đầy đủ là 84,6%. Qua số
liệu trên ta thấy công tác GDGT vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Kiến thức về
GDGT của SV còn nhiều hạn chế.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhận thức chưa đầy đủ ở SV, một trong số đó
xuất phát từ: nhà trường và gia đình chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình
trong việc GDGT cho con em họ. Ngoài ra do bản thân mỗi cá nhân chưa có thái
độ tích cực trong việc tìm hiểu những kiến thức liên quan đến GDGT. Việc nhận
thức không đầy đủ về GDGT nói chung và QHTD AT nói riêng đã dẫn đến một số
hệ quả:
- Tỉ lệ nạo phá thai đặc biệt trong lứa tuổi VTN TN ngày càng có xu hướng gia
tăng.
- Gia tăng các bệnh qua đường tình dục.
Vì vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình học tập của SV nói
riêng và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của toàn xã hội nói chung.
21
2.1. Bảng số liệu thể hiện mức độ hiểu biết đầy đủ kiến thức về QHTD AT giữa sinh viên
các khóa thuộc trường KHXH & NV (đơn vị %).
Sinh viên các khóa I II III IV
Tỉ lệ 11,1 15,4 16,7 19,0
Bảng số liệu thể hiện mức độ hiểu biết đầy đủ về khái niệm TDAT giữa SV các
khóa là không đồng đều. SV năm thứ 4 có hiểu biết đầy đủ hơn so với SV năm thứ
nhất, thứ 2 và thứ 3 với mức độ hiểu biết là 19,0%, trong khi SV năm nhất là
11,1%.
2.3. Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết đầy đủ kiến thức về QHTD AT giữa nam
sinh viên và nữ sinh viên trường KHXH &NV (đơn vị %).
Qua biểu đồ ta thấy, tương quan nam nữ về mức độ hiểu biết đầy đủ kiến thức
QHTD AT giữa SV các năm. Nữ có nhận thức đầy đủ với tỉ lệ 17,9%, cao hơn so
với 12,5% số nam có nhận thức đầy đủ kiến thức về QHTD AT. Bên cạnh đó, có
đến 87,5% số nam SV có nhận thức không đầy đủ về kiến thức QHTD AT.
Qua số liệu trên ta thấy được mối tương quan trong nhận thức giữa nam và nữ về
kiến thức về QHTD AT. Cả SV nam và nữ đều chưa có hiểu biết đầy đủ về QHTD
22
AT. Có tới 87,5% nam SV có nhận thức không đầy đủ và 82,1% nữ SV có nhận
thức không đầy đủ về kiến thức QHTD AT.
2.3.2. Kiến thức của SV về con đường lây nhiễm HIV/AIDS.
63%
37%
Hiểu biết đầy đủ Hiểu biết chưa đầy đủ
2.4. Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết đầy đủ về con đường lây lan HIV/AIDS của
sinh viên trường KHXH &NV.
Số SV có hiểu biết đầy đủ về các con đường lây truyền HIV/AIDS có tỉ lệ cao hơn
so với số SV có nhận thức không đầy đủ về các con đường trên. Số SV nhận thức
đầy đủ chiếm 63,3% lí do của thực trạng trên là do qua các phương tiện thông tin
đại chúng, các môi trường như nhà trường, bạn bè…
Tuy nhiên tỉ lệ nhận thức không đầy đủ là 36.5%, con số này còn khá cao và nó
dẫn đến những hậu quả như tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, đặc biệt là gia tăng
số người nhiễm HIV/AIDS, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
23
66.7 61.5 66.7 57.1
33.3 38.5 33.3 42.9
Sinh viên năm I Sinh viên năm II Sinh viên năm III Sinh viên năm IV
Chart Title
Tỉ lệ hiểu biết đầy đủ Tỉ lệ hiểu biết không đầy đủ
2.5. Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết đầy đủ về con đường lây lan HIV/AIDS giữa sinh
viên các khóa (đơn vị %)
Tỉ lệ hiểu biết về các con đường lây nhiễm HIV/AIDS giữa các khóa trong nhà
trường là không lớn. Đa số SV trong trường đã có những kiến thức cơ bản về kiến
thức HIV/AIDS: SV năm I có mức độ hiểu biết là 66,7%, SV năm II là 61,5%, SV
năm III là 66,7%, năm IV là 57,1%.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Nam Nữ
70.8
57.1
29.2
42.9
Hiểu biết đầy đủ Hiểu biết chưa đầy đủ
2.6. Biểu đồ thế hiện tương quan nam- nữ về mức độ hiểu biết các con đường lây
nhiễm HIV/ AIDS giữa sinh viên các khoa (đơn vị %).
24
Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy mức độ hiểu biết của sinh viên nam về các con
đường lây nhiễm HIV/AIDS là cao hơn nữ giới, tới 1,2 lần. Tỉ lệ sinh viên nam
nhận thức chưa đầy đủ là 29,2% trong khi đó tỉ lệ sinh viên nữ nhận thức chưa đầy
đủ tới 42,9%.
Không có nhu
cầu
72%
Có nhu cầu
28%
Biểu đồ thể hiện nhu cầu tham
gia các CLB, tổ, đội, nhóm có
liên quan đến kiến thức
GDGT, CS SKSS trong nhà
trường.
2.7. Biểu đồ thể hiện nhu cầu tham gia các CLB, tổ, đội, nhóm có liên quan đến
kiến thức GDGT, CS SKSS trong nhà trường.
Nhận xét: Nhu cầu tham gia các tổ, đội nhóm liên quan đến GDGT và chăm sóc SKSS
vẫn còn thấp. Trong khi không có nhu cầu là 72.2%, thể hiện hoạt động GDGT chưa thu
hút sự quan tâm của các bạn trẻ. Đặt ra yêu cầu đối với các CLB kết hợp với việc tuyên
truyền để thu hút sự quan tâm vào các CLB về GDGT.
2.3. Bảng số liệu thể hiện nhu cầu tham gia các CLB, tổ, đội, nhóm cung cấp các
kiến thức GDGT, CS SKSS giữa sinh viên các khóa trong nhà trường (đơn vị
%)
Sinh viên khóa I II III IV
Có nhu cầu 33,3 30,6 26,9 19,0
Không có nhu cầu 66,7 69,2 73,1 81,0
25
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Sinh viên năm I Sinh viên năm II Sinh viên năm III Sinh viên năm IV
2.8. Biểu đồ thể hiện nhu cầu tham gia các CLB, tổ, đội, nhóm cung cấp kiến thức
GDGT,SKSS giữa SV các khóa trong nhà trường.
Nhận xét: Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận nhận thấy nhu cầu tham gia vào các CLB, tổ
đội nhóm liên quan tới GDGT là có sự khác biệt giữa các năm. Xu thế giảm dần về nhu
cầu thể hiện ở tỉ lệ sinh viên năm nhất là 33.3% có nhu cầu tham gia. Tỉ lệ này giảm dần
qua SV các năm cao hơn: SV năm 2: 30.8%; SV năm 3 là 26.9%; SV năm 4 là 19.0%. Vì
vậy, nhu cầu này xuất phát từ những nguyên nhân trong đó chủ yếu do SV năm 4 là SV
năm cuối đại học phải tham gia vào nhiều hoạt động phục vụ cho việc tốt nghiệp và tìm
kiếm những định hướng cho tương lai. Vì thế mà không có nhiều thời gian quan tâm tới
việc tìm hiểu thông tin về GDGT và theo đó nhu cầu tham gia các CLB cũng giảm đi.
26
89%
11%
Biểu đồ thể hiện nhu cầu đưa
GDGT và CS SKSS trở thành 1
môn học chính thức trong nhà
trường
Có nhu cầu
Không có nhu cầu
2.9. Biểu đồ thể hiện nhu cầu đưa GDGT và CS SKSS trở thành 1 môn học chính thức
trong nhà trường (đơn vị %).
Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy phần đông sinh viên có mong muốn đưa GDGT và chăm
sóc SKSS trở thành một môn học chính thức trong nhà trường với tỉ lệ chiếm tới 89%.
Chỉ có 11% s inh viên cho rằng là không cần thiết
2.10. Biểu đồ thể hiện mức độ tác động của các yếu tố môi trường xã hội đến nhận thức
và nhu cầu của sinh viên trường KHXH & NV về GDGT, CS SKSS (đơn vị %).
Nhận xét: Trong số các yếu tố tác động đến nhận thức và nhu cầu của SV về GDGT thì
Truyền thông đại chúng có tác động mạnh mẽ nhất (75%) tiếp đến là yếu tố nhóm bạn bè
23%
75%
0% 2%
Bi?u d? th? hi?n
Nhóm b?n bè Truy?n thông d?i chúng Gia dình Nhà t ru?ng
27
(23%) và nhà trường (2%). Như vậy có thể thấy vai trò quan trọng của truyền thông đại
chúng trong việc tuyên truyền các kiến thức về GDGT cho SV. Đồng thời thấy được yếu
tố gia đình và nhà trường vẫn chưa phát huy vai trò của chúng trong việc truyền tải các
kiến thức về GDGT cho SV.
KẾT LUẬN
GDGT là một phần của quá trình giáo dục nói riêng và xã hội hóa nói chung, góp phần
vào việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. GDGT là một bộ phận hữu cơ của giáo
dục đời sống gia đình, giúp thế hệ trẻ có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về đặc
điểm giới tính, về quá trình sinh sản hay các bệnh lây nhiễm qua đường TD… Qua đó
giới trẻ sẽ nâng cao nhận thức và làm thay đổi hành vi của bản thân theo hướng tích cực.
Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi nhận thấy:
Lỗ hổng quan trọng nhất – Kiến thức về GDGT: Tuy số SV biết đến khái niệm liên quan
đến GDGT có tỉ lệ cao, song con số thể hiện mức độ hiểu biết đầy đủ về các thông tin
liên quan đến GDGT (QHTDAT, vấn đề về giới tính…) lại rất hạn chế. Qua số liệu điều
tra ta thấy công tác GDGT vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, và một trong những hệ quả
của nó là kiến thức về GDGT của SV còn nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến một hiện thực
là nhiều bạn trẻ có hiểu biết chưa đầy đủ thậm chí là sai lệch về các kiến thức liên quan
đến GDGT và hệ quả để lại từ việc nhận thức như vậy sẽ là các hành vi sai lệch (nạo phá
thai, QHTD trước hôn nhân…) ngày càng gia tăng.
Lỗ hổng từ những phương tiện truyền thông
Sự phát triển đáng kể của ngành truyền thông, hệ thống internet, các mạng xã hội… sinh
viên giờ đây có thể tiếp xúc với nhiều luồng thông tin hơn các thế hệ trước. Điều này vô
tình ẩn chứa cả hai mặt tốt và xấu.Trong số các yếu tố tác động đến nhận thức và nhu cầu
của SV về GDGT thì Truyền thông đại chúng có tác động mạnh mẽ nhất, còn vai trò của
gia đình – nơi bắt đầu của quá trình xã hội hóa cá nhân thì gần như không thể hiện tác
động lớn đến các cá nhân. Như vậy có thể thấy vai trò quan trọng của truyền thông đại
chúng trong việc tuyên truyền các kiến thức về GDGT cho SV. Đồng thời thấy được yếu
28
tố gia đình và nhà trường vẫn chưa phát huy vai trò của chúng trong việc truyền tải các
kiến thức về GDGT cho sinh viên.
Theo kết quả thống kê gần đây của Google, Việt Nam là một trong những nước có số câu
lệnh tìm kiếm chứa từ “sex” nhiều nhất thế giới.Con số này khiến không ít người e ngại
về tình hình giáo dục giới tính ở Việt Nam. Có bao nhiêu bạn trẻ biết gạn lọc những kiến
thức lành mạnh và cần thiết cho mình? Nếu không biết cách chọn lọc để tiếp thu, những
trang web sex, blog đen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh viên và dẫn đến
nhiều hành vi theo xu hướng tiêu cực.
Theo kết quả thu được thì phần đông sinh viên có mong muốn đưa GDGT và chăm sóc
SKSS trở thành một môn học chính thức trong nhà trường.
Yếu tố thúc đẩy sinh viên tìm hiểu thông tin về giới tính là “Muốn bổ sung kiến thức cho
mình”. Nhưng vì “Sợ sẽ bị người khác hiểu lầm là tìm hiểu thông tin không lành mạnh”
đã làm cản trở việc tìm hiểu thông tin của học sinh. Các phương tiện truyền thông đại
chúng như: Sách, báo, internet, tài liệu là các nguồn cung cấp thông tin mà sinh viên sử
dụng để tìm hiểu nhiều nhất. Kiến thức về giới tính càng tăng cao theo năm học của sinh
viên. Việc có nhận thông tin về giới tính từ bạn bè sẽ giúp sinh viên có kiến thức về các
vấn đề giới tính cao hơn. Các kết quả khảo sát trên là những chỉ báo thực tế và cụ thể
thuận lợi cho việc nắm được tình trạng tìm hiểu thông tin về GDGT của sinh viên. Và
giúp chúng ta định hướng trong việc lựa chọn tập trung vào nguồn thông tin nào hay đối
tượng nào cho hiệu quả khi thiết kế các chương trình truyền thông về giới tính trong
tương lai.
Vậy ta có thể thấy nhu cầu của sinh viên trường ĐHKHXH&NV về việc đưa GDGT trở
thành một môn học chính thức trong các cấp bậc là rất cao. Tuy nhiên việc đưa GDGT
vào trong nhà trường còn đang là vấn đề đang được bàn tính và trước thực trạng đó gia
đình và nhà trường nên tìm các cách thức khác để giúp giới trẻ đặc biệt là lứa tuổi VTN
– TN nâng cao nhận thức về GDGT nhằm tiến đến mục tiêu cao hơn là thay đổi hành vi
của họ theo hướng tích cực
29
Phiếu Trưng Cầu Ý Kiến
Chào bạn, chúng tôi là sinh viên K55 Xã hội học, đang thực hiện một nghiên cứu về nhận thức
và nhu cầu của sinh viên về giáo dục giới tính. Rất mong nhận được sự cộng tác và giúp đỡ của
bạn. Những thông tin mà bạn cung cấp rất có ý nghĩa với đề tài nghiên cứu của chúng tôi!
Giới tính:……………………………………………………………………………………
Bạn là sinh viên năm thứ:…………………………………………………………………..
Lưu ý: Bạn đọc vui lòng khoanh tròn vào câu trả lời mà bạn cho là đúng nhất.
1. Bạn có biết đến các khái niệm sau đây: giáo dục giới tính (GDGT), quan hệ tình dục an
toàn, chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), biện pháp tránh thai an toàn… hay không ?
A. Có B. Không.
2. Hiện tại, bạn có đang tự tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến GDGT, SKSS không?
(có thể chọn nhiều lí do)
Phương án A. Có B. Không
Lí do a. Do nhu cầu bản thân
thấy cần thiết nên muốn tìm
hiểu kiến thức đó.
a. Do bản thân cảm thấy kiến thức đó
không cần thiết.
b. Do được thỏa mãn trí
tò mò của bản thân về kiến
thức.
b. Do tâm lí ngại ngùng.
c. Do nhà trường chưa có
các chương trình GDGT phù
hợp với bản thân.
c. Do sợ người thân, bạn bè chê cười.
Lí do khác (xin ghi rõ):
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
3. Nếu tự tìm hiểu kiến thức GDGT, SKSS…thì mức độ đó như thế nào ?
A. Thường xuyên.
B. Thỉnh thoảng.
4. Theo bạn kênh nào sau đây ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất trong việc tìm hiểu các kiến
thức GDGT, SKSS (chỉ lựa chọn 1 phương án)
A. Nhóm bạn bè (qua trao đổi, giao tiếp…).
B. Phương tiện truyền thông đại chúng (sách, báo, Internet…).
30
C. Gia đình.
D. Thầy cô và nhà trường.
E. Các hình thức khác ( xin ghi rõ):
…………………………………………………………………………………………..
5. Theo bạn, như thế nào là quan hệ tình dục an toàn (QHTD) ?( có thể chọn nhiều đáp án)
A. Không mang thai ngoài ý muốn.
B. Không lây truyền các bệnh qua đường tình dục (HIV/AIDS, lậu, giang mai…).
C. Không có sự cưỡng bức, ép buộc trong QHTD.
6. Theo bạn, HIV/AIDS có thể lây từ người này sang người khác qua con đường nào sau
đây?( có thể chọn nhiều đáp án).
A. QHTD không an toàn. B. Đường máu.
C. Ôm hôn, bắt tay, dùng chung bát đĩa… D. Từ mẹ sang con.
D. Muỗi đốt.
7. Hiện tại, bạn có đang tham gia vào các chương trình GDGT, chăm sóc SKSS của nhà
trường ( CLB, tổ, đội, nhóm) hay các tổ chức khác không ?
A. Có. B. Không (chuyển sang câu 10).
8. Lí do nào khiến bạn tham gia vào các chương trình GDGT, SKSS của nhà trường? (có
thể chọn nhiều phương án).
A. Do nhu cầu bản thân thấy cần thiết nên muốn tìm hiểu kiến thức đó.
B. Do được thỏa mãn trí tò mò của bản thân về kiến thức.
C. Tham gia để vui chơi, kết bạn.
D. Lí do khác (xin ghi rõ):
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
9. Mức độ tham gia của bạn vào các chương trình GDGT, SKSS ở trên như thế nào?
A. Thường xuyên.
B. Thỉnh thoảng.
C. Không bao giờ.
10. Theo bạn, GDGT và SKSS có thực sự cần thiết trở thành 1 môn học chính thức trong các
cấp học của hệ thống giáo dục nước ta không?
A. Cần thiết.
B. Không cần thiết.
Cảm ơn bạn đã trả lời tất cả các câu hỏi trên. Chúng tôi xin cam kết với bạn rằng: mọi thông tin
của phiếu trưng cầu ý kiến này chỉ dành cho mục đích nghiên cứu khoa học và đảm bảo tính
khuyết danh cho người trả lời!
31
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 1
( Trường hợp nam sinh viên trường ĐHKHXH&NV)
Hỏi: Bạn là sinh viên năm mấy?
Đáp: Em là sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH&NV
Hỏi: Em học ở khoa nào?
Đáp: Em học khoa du lịch
Hỏi: Trước đây em có nghe đến những nội dung kiến thức về sức khỏe sinh sản, giáo dục
giới tính hay không?
Đáp: Có ạ
Hỏi: Những khái niệm mà em nghe được như thế nào?
Đáp: Qua quá trình tìm hiểu em biết các biện pháp phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục, các biện pháp tránh thai
Hỏi: Những kiến thức mà em được biết không có nhiều đúng không?
Đáp: Vâng ạ
Hỏi: Những kiến thức ấy em có cảm thấy phù hợp với bản thân mình hay không?
Đáp:Em nghĩ là nó phù hợp
Hỏi: Thế tại sao nó phù hợp nhỉ?
Đáp: Cơ bản lúc ấy em cũng cảm thấy biết rồi. Em nghĩ lúc ấy em cần biết nên nó phù
hợp, đơn giản thế thôi
Hỏi: Em có nghĩ rằng những kiến thức về SKSS là những kiến thức ai cũng cần phải biết
không?
Đáp: Vâng ạ
32
Hỏi: Theo em nếu nó cần thiết như thế thì nó có liên quan gì đến nhu cầu của mình
không, ví dụ như là: Mình muốn biết rất nhiều trong khi những phương tiện như môi
trường gia đình, nhà trường, sách báo không có nhiều thì mình có cho rằng nhu cầu tìm
hiểu ấy không được đáp ứng hay không?
Đáp: Có mà. Thường thì nhiều vấn đề tế nhị khi mà hỏi các bậc phụ huynh thì đa số
thường lơ đi
Hỏi: Bạn có hay trao đổi với bạn bè về những vấn đề này không?
Đáp: Thi thoảng
Hỏi: Thời gian các bạn trao đổi thường kéo dài bao lâu
Đáp: Trong một lúc thôi
Hỏi: Trước kia bạn hay nghe qua những phương tiện nào?
Đáp: Trước kia em nghe qua thầy cô, nhà trường cũng dạy. Nhưng tại vấn đề nhạy cảm
nên cũng không hiệu quả. Hầu hết bọn em tự tìm hiểu trên mạng, còn ở gia đình cũng ít
thôi
Hỏi: Theo bạn phương tiện nào ảnh hưởng nhiều nhất tới bạn trong việc tiếp thu những
vấn đề ấy?
Đáp: Em nghĩ là trên mạng
Hỏi: Trường nhân văn có một câu lạc bộ hoạt động về lĩnh vực này, bạn có sẵn sàng tham
gia không?
Đáp: Có ạ
Hỏi:Bạn đánh giá như thế nào về nhận thức chung của sinh viên về vấn đề này?
Đáp: Em thấy tất cả đều lấy từ kinh nghiệm bản thân mà chia sẻ cho nhau, nó mang tính
chất chủ quan và không mang tính khách quan chút nào. Nếu mà để nói là đáp ứng một
33
cách đầy đủ thì em nghĩ là có câu lạc bộ nào mà nó tư vấn một cách đầy đủ và trực tiếp
mà mọi người không phải đưa ý kiến chủ quan của mình và họ được đưa câu hỏi một
cách thẳng thắn thì nó sẽ đáp ứng một cách đầy đủ. Thứ hai là vì trên mạng những kiến
thức chưa chắc đã là đúng
Hỏi: Vâng cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn cho đề tài này của nhóm mình. Cảm
ơn bạn rất nhiều!!!
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2
( Trường hợp nam sinh viên trường ĐHKHXH&NV)
Hỏi: Chào bạn, mình là sinh viên lớp k55 Xã hội học nhóm mình đang thực hiện nghiên
cứu về nhu cầu và nhận thức của sinh viên về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản.
Bạn có thể giới thiệu qua về mình được không?
Đáp: Mình là sinh viên năm thứ hai, trường ĐH KHXH và NV
Hỏi: Bạn đã từng bao giờ nghe tới các khái niệm như là giáo dục giới tính, các biện pháp
tránh thai an toàn như bao cao su hoặc là những khái niệm có liên quan tới sức khỏe sinh
sản hay chưa?
Đáp: Nói chung là từ cấp 3, thầy cô giảng dạy thì mình cũng có được biết, bây giờ là sinh
viên năm thứ 2 thì mình cũng bắt được vài phần về kiến thức sức khỏe sinh sản và giới
tính.
Hỏi: Bạn hiểu như thế nào về quan hệ tình dục an toàn hay không?
Đáp: ừ, mình hiểu!
Hỏi: QHTD an toàn nó bao gồm những yếu tố như thế nào?
Đáp: Nói chung là QHTD an toàn nghĩa là không mang thai ngoài ý muốn, không mắc
các bệnh lây truyền qua đường TD
34
Hỏi: Theo có thêm các yếu tố nữa là bạo lực trong QHTD hay không?
Đáp: có
Hỏi: Trước đây bạn đã từng nghe rất nhiều khái niệm như thế thì bạn nghe qua những
phương tiện nào?
Đáp: Mình hiểu qua báo là nhiều,trên mạng và qua một số bạn bè
Hỏi: Những kiến thức như vậy có giúp ích cho bạn trong cuộc sống hay không?
Đáp: Có, mình nghĩ đó là những kiến thức mọi người cần biết để có thể phòng tránh
được. Trước hết nó chỉ là những câu chuyện vui thôi, nhưng thực ra cũng hay mà.
Hỏi: Bạn có biết ở trường mình có câu lạc bộ hoặc nhóm nào hoạt động về lĩnh vực này
hay không?
Đáp: Không, mình không biết
Hỏi: Nếu có một câu lạc bộ hoặc nhóm nào hoạt động vè lĩnh vực này thì bạn có sẵn sàng
tham gia để trở thành một thành viên trong đó đi tuyên truyền những kiến thức này cho
người khác hay không?
Đáp: Nếu có mình sẵn sàng tham gia cả hai tay
Hỏi: Rất cảm ơn bạn về cuộc phỏng vấn này
35
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3
(Trường hợp phỏng vấn nữ sinh viên trường ĐHKHXH&NV)
Hỏi: Chào bạn mình là sinh viên lớp k55 Xã hội học, chúng mình có thực hiện một
nghiên cứu nhận thức và nhu cầu của sinh viên về giáo dục giới tính rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của bạn.
Đáp: Vâng
Hỏi: Trước hết bạn có thể giới thiệu sơ qua về mình được không?
Đáp: Vâng. Em tên là Vân học k56 Báo chí ạ
Hỏi: Trước đây bạn đã từng nghe tới khái niệm về giáo dục giới tính và SKSS hay chưa?
Đáp: Có, em đã nghe qua từ hồi cấp 2
Hỏi: Hồi đó bạn có được tiếp xúc với nhiều tài liệu về những kiến thức đó hay không?
Đáp: Hồi cấp 2 bọn em mới chỉ được giới thiệu sơ qua về những kiến thức căn bản chứ
chưa chuyên sâu về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản
Hỏi: Khi đó thì nhà trường hay gia đình cung cấp những thông tin về vấn đề đó nhiều
hơn?
Đáp: Chủ yếu là nhà trường ở cấp 2
Hỏi: Bố mẹ không hay nói chuyện về vấn đề GDGT hay chăm sóc SKSS phải không?
Đáp: Vâng
Hỏi: Hiện nay lên đại học bạn có cảm thấy nhữg kiến thức về GDGT và SKSS cần thiết
đối với bản thân mình hay không?
Đáp: Có ạ, s inh viên thì sống xa nhà thường hay có quan hệ sống thử nên việc GDGT và
chăm sóc SKSS là vô cùng cần thiết
36
Hỏi: Theo bạn thì vì sao nó lại cần thiết?
Đáp: Đứng trên lập trường là con gái tất nhiên là phải giữ gìn bản thân để không bị vấp
phải những cái ngoài ý muốn như là mang thai ngoài ý muốn hay lây truyền các bệnh tình
dục
Hỏi: Mình xin hỏi bạn nhận thức như thế nào về quan hệ tình dục an toàn?
Đáp: QHTD an toàn là dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, hình như có mỗi thế
Hỏi: Đó cũng là một trong những yếu tố về QHTD an toàn, theo mình trong cuộc sống
hiện đại ngày nay chuyện cưỡng bức , hiếp dâm cũng xảy ra rất là nhiều đó cũng là một
trong những kiểu tình dục không an toàn,theo bạn ý kiến của mình có đúng không?
Đáp: Dạ vâng, đó cũng có thể là một phần. Theo em thì cưỡng đoạt nếu vẫn sử dụng bao
cao su thì đó là QHTD an toàn
Hỏi: Hiện nay bạn có thường xuyên tiếp xúc với các kiến thức về GDGT và chăm sóc
SKSS hay không?
Đáp: Em cũng chỉ thỉnh thoảng đọc hoặc xem ở trên mạng hoặc trên facebook
Hỏi: Đó là những kiến thức chuyên sâu hay chỉ sơ qua
Đáp: Thực ra đó là những câu chuyện mà bạn bè chia sẻ trên mạng
Hỏi: Bạn có biết ở trường mình có câu lạc bộ, tổ đội, nhóm hoạt động về lĩnh vực này
hay không?
Đáp: Em có
Hỏi: Vậy bạn có sẵn sàng tham gia hay không?
Đáp: Tất nhiên là có vì mình có thể chia sẻ kiến thức với những thành viên khác. Hỏi:
Hiện nay sinh viên được học và tiếp xúc với rất nhiều phương tiện khác nhau. Theo bạn
những kiến thức về GDGT phổ biến ở trên phương tiện thông tin nào nhất?
37
Đáp: Theo em nếu muốn sinh viên tiếp cận nhiều thì chủ yếu là trên internet nhưng thật
ra nên mở những lớp đào tạo ví dụ như là: Kiến thức về SKSS ví dụ như trường mình có
câu lạc bộ SKSS họ có tổ chức các buổi tuyên truyền về bao cao su thì phải. Như thế
cũng là một cách hay.
Hỏi: Khi nói chuyện về các vấn đề GDGT và SKSS thì cảm giác của ban thế nào? Thích
thú, ngại ngùng hay là lo sợ bạn bè chê cười?
Đáp: Không, tất nhiên cái đó sau này ai cũng phải biết. Em đã là một sinh viên năm thứ 2
nên chuyện đó cũng là bình thường.
Hỏi: Mình rất cảm ơn bạn về cuộc phỏng vấn này. Mọi thông tin của bạn sẽ chỉ phục vụ
cho mục đích nghiên cứu.
Cảm ơn bạn rất nhiều !
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4
( Trường hợp phỏng vấn nữ sinh viên trường ĐHKHXH&NV)
Hỏi: Chào bạn mình là sinh viên lớp k55 Xã hội học, chúng mình có thực hiện một
nghiên cứu nhận thức và nhu cầu của sinh viên về giáo dục giới tính rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của bạn.
Đáp: Vâng
Hỏi: Bạn có thể dành cho mình 1 đến 2 phút để ghi âm cuộc nói chuyện giữa bạn và mình
về vấn đề này được không?
Đáp: Em rất sẵn lòng
Hỏi: Đầu tiên em có thể giới thiệu sơ qua về bản thân mình được không?
Đáp: Em là sinh viên năm 2 khoa Nhân học trường ĐHKHXH&NV
38
Hỏi: Hiện tại bạn có đang được nghe đến các kiến thức có liên quan đến SKSS, GDGT
hay không?
Đáp: Có. Ở xóm trọ của em có một chị học Đại học Y, nên mấy chị em cũng thường
xuyên đề cập đến vấn đề này. Lúc về quê em cũng được nghe tuyên truyền trên loa phát
thanh của xã
Hỏi: Thế cảm giác của em khi nghe những kiến thức đó như thế nào?
Đáp: Em thực sự thấy tò mò và muốn tìm hiểu sâu hơn nữa những nội dung của kiến thức
liên quan giới tính và sức khỏe sinh sản .
Hỏi: Thế sau đó, bản thân bạn có tự tìm hiểu các kiến thức đó không?
Đáp: Em không tự giác đi tìm hiểu, vì nó cứ kiểu gì ấy anh ạ, thú vị thì thú vị thật đấy
những nó cứ thế nào ấy! (cười)
Hỏi: Thế em có cảm thấy các kiến thức trên bổ ích cho cuộc sống của em và cuộc sống
tương lai sau này không?
Đáp: À, vâng, em cảm thấy nó rất tế nhị và nhạy cảm nên… (cười nhẹ).
Hỏi: Vì bạn cảm thấy đây là vấn đề rất tế nhị nên những người bạn gái của bạn có thường
hay nói với nhau về chuyện này không?
Đáp: Vì là chuyện riêng nên nhiều lúc các bạn của em và em cũng ngồi cùng với nhau đế
nói chuyện rõ ràng hơn.
Hỏi: Thế những cuộc trò chuyện như thế kéo dài bao lâu?
Đáp: Thường thì chúng em nói chuyện rất nhiều và em cảm thấy rất hay, rất vui vẻ.
Hỏi: Thế tại sao bạn lại không lựa chọn các hình thức tiếp xúc với kiến thức trên qua việc
chủ động lên mạng tìm hiểu hay tìm các tài liệu ở trong các CLB chuyên về lĩnh vực này
ở trong trường?
39
Đáp: Do hoàn cảnh của em không có nhiều thời gian rảnh nên việc tham gia các CLB
hay việc tìm tài liệu em cũng không mấy quan tâm.
Hỏi: Nếu sắp xếp được thời gian để tìm hiểu thông tin và tham gia các CLB thì bạn có
sẵn sàng không?
Đáp: Em sẵn sàng anh ạ.
Cảm ơn bạn về cuộc nói chuyện này. Mọi thông tin mà bạn vừa trao đổi rất có giá trị với
đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi. Cảm ơn bạn lần nữa về những thông tin ấy
HẾT
40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khuất Thu Hồng (1999), “Báo cáo kết quả cuộc khảo sát tìm hiểu kiến thức, thái
độ và SKSS tuổi VTN”.
2. Trần Thị Trung Chiến và cộng sự, “ Khảo sát đánh giá về kiến thức, thái độ và
thực hành của Thanh niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến SKSS”.
3. Nguyễn Thanh Vân, Luận văn Thạc Sỹ Xã hội học (2008), đề tài nghiên cứu:
“Hành vi tình dục và kiến thức tình dục an toàn của học sinh THPT trên địa bàn
Hà Nội hiện nay”
4. Nguyễn Thành Công (1997), “ Giáo dục giới tính cho thanh thiểu niên”, NXB Trẻ.
5. Ngọc Duyệt (1998), “Giáo dục giới tính cho vị thành niên- nhìn từ một điểm
trường”.
6. Trần Anh Ngân (2008), “tìm hiểu nhận thức về giáo dục giới tính tại cấp trung
học cơ sở ở khu vực nông thôn”.
7. Lê Ngọc Hùng (2002), “ Lịch sử và lý thuyết xã hội học”, Nxb Đại học Quốc gia
hà Nội.
8. Nhóm dịch giả: Bùi Thế Cường, Trịnh Huy Hóa, Đặng Thị Việt Phương (2010), từ
điển xã hội học Oxford, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
41
Bảng phân công và đánh giá công việc của các thành viên nhóm 8.
Stt Thành viên nhóm Phân công công việc Chấm điểm
1
Phạm Thị Liên (Nhóm
Trưởng)
Tìm tài liệu, phân tích số
liệu
10
2 Trần Duy Anh
Thiết kế bảng hỏi, thu thập
thông tin
9,5
3 Bùi Thị Thìn
Thiết kế slide, chỉnh sửa
Word
10
4 Lò Quỳnh Nhung
Thiết kế bảng hỏi, thu thập
thông tin
9,5
5 Trần Thị Huyền
Thiết kế bảng hỏi, tổng
hợp thông tin
9,5
6 Trần Thị Tuyết Thư
Tìm tài liệu, phân tích số
liệu
10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nhom_8_xhhgd_216.pdf