Tiểu luận Những biện pháp đầu tiên nhằm bảo vệ quyền con người

Một nhận định có thể đưa ra trước tiên về quá trình phát triển của các văn kiện quy ền con người đó là, những văn kiện này đã có nền tảng từ lâu đời và qua năm tháng ngày càng phát triển theo xu thế và nhu cầu chung của thời đại, góp phần to lớn vào việc thực thi lý tưởng chung của các quốc gia và của mỗi con ngư ời trên thếgiới. Trật tự pháp lý đó tuy còn chưa thống nhất và chưa hoàn thiện, cũng gây không ít tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận vai trò to lớn của các văn kiện này và các cơ chế quốc tế, khu vực trong thời đại ngày nay.

pdf24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2552 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những biện pháp đầu tiên nhằm bảo vệ quyền con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật quốc tế về nhân quyền ........................................................... 21 4. Các nghị định thư hay các văn kiện bổ sung, hoàn thiện các quy định cơ bản về quyền con người ................................................................................................... 22 5. Các cơ chế tài phán ở phạm vi quốc gia, khu vực, toàn cầu – xu thế phát triển... ...................................................................................................................... 23 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 24 Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 3 MỞ ĐẦU Quyền con người đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại và dần có những bước phát triển gắn liền với quá trình vận động, phát triển của xã hội. Mặc dù ngày nay quyền con người đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống nói chung và lĩnh vực pháp lý nói riêng nhưng Luật quốc tế về nhân quyền mới chỉ thực sự được ghi nhận trong mấy thế kỷ trở lại đây. Thời kỳ cổ đại, trung đại và cận đại, một số quyền con người được đề cập nhưng mới chỉ ở dạng định hình và chưa có tình ràng buộc ở phạm vi ngoài quốc gia. Tuy nhiên, phải đến sau 1945, với sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới II và kéo theo hệ quả là việc hình thành một trật tự thế giới mới cũng như tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người hiện đại, Luật quốc tế về quyền con người mới bắt đầu phát triển như một hệ thống trên cả phạm vi toàn cầu, khu vực và ở mỗi quốc gia. Do tính đặc thù chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, xã hội của từng thời kỳ, từng khu vực, từng quốc gia mà Luật quốc tế về quyền con người có những bước chuyển khác nhau về cả nội dung lẫn hình thức, với số lượng văn kiện ngày càng nhiều và đang tăng dần tính ràng buộc. Tựu chung lại, những bước phát triển của Luật quốc tế về quyền con người đi từ các cam kết, tuyên ngôn mang tính chính trị cao, ít ràng buộc pháp lý đến các văn kiện mang tính ràng buộc như các công ước, các nghị định thư hay các văn kiện bổ sung,...; cuối cùng là giai đoạn tài phán hóa các quy định về nhân quyền thông qua các cơ chế tài phán ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trong khuôn khổ giới hạn của bài thuyết trình, nhóm trình bày chỉ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về những biện pháp đầu tiên nhằm bảo vệ quyền con người xuất hiện từ trước năm 1945 và sự phát triển mạnh mẽ của luật quốc tế về quyền con người sau năm 1945 trên phạm vi toàn cầu, khu vực cũng như trong phạm vi từng quốc gia, qua đó tổng kết xu hướng phát triển cho đến thời điểm hiện nay. Bài thuyết trình chắc chắn còn nhiều điểm thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy giáo bộ môn và các bạn. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 4 NỘI DUNG I. Luật quốc tế về quyền con người trước 1945 1. Những biện pháp đầu tiên nhằm bảo vệ quyền con người Quyền con người đã sớm được đề cập ở những chừng mực nhất định từ thời cổ đại và trung đại. Từ thời cổ đại, trong các tư tưởng triết học, tôn giáo và trong cả các đạo luật của quốc gia đã manh nha xuất hiện các tư tưởng về quyền con người, ví dụ như tư tưởng ngăn ngừa kẻ mạnh áp bức kẻ yếu trong bộ luật của Babilon. Đến thời trung đại, mặc dù phương thức sản xuất phong kiến chi phối đến quan hệ xã hội, chính trị và nhân quyền nhưng vẫn có những tư tưởng tiến bộ bênh vực quyền lợi của con người ở các khía cạnh tự do ý chí, quyền lực đối với tự nhiên… Thời Phục hưng, các giá trị nhân văn và nhân đạo thời cổ đại được phát triển lên một tầm cao mới, dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa nhân văn (humanism). Đến thế kỷ XVII – XVIII, các quyền con người hiện đại được hình thành rõ nét hơn vào thời kỳ Khai sáng ở châu Âu với việc bắt đầu thừa nhận cá nhân là những cá nhân trong xã hội chứ không đơn thuần chỉ là thành viên của một giai cấp hay một nhóm xã hội cụ thể. Học thuyết về luật tự nhiên ra đời trong giai đoạn này có sự gắn bó chặt chẽ với nhân quyền hiện đại. Nguyên tắc con người sinh ra vốn tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được đảm bảo để tự do và bình đẳng sớm xuất hiện trong các đạo luật quan trọng như Đạo luật của Anh về các quyền (1689), Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ (1776), Hiến pháp Mỹ (1789), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp (1789)… Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XIX, những nguồn gốc quan trọng của Luật quốc tế về quyền con người mới bắt đầu xuất hiện trong một số điều ước đa phương với các điều khoản dành ưu đãi cho các nhóm tôn giáo thiểu số. Nghị định thư Luân Đôn (3/2/1830) quy định rằng Hy Lạp phải tôn trọng sự tự do của đạo Hồi ở nước này, và đây là một trong những điều kiện cho việc công nhận một Hy Lạp độc lập. Hiệp ước Paris (30/3/1856) đề cập nguyên tắc bình đẳng trong đối xử mà không có sự phân biệt do lý do chủng tộc hay dòng dõi. Hiệp định Berlin (13/7/1878) quy định rằng việc công nhận những quốc gia Balkan mới phải dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử về tôn giáo. Hiệp ước Constantinople (24/5/1881) xác nhận sự bảo vệ cho việc tự do tôn sùng đạo Hồi ở Hy Lạp. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 5 Đầu thế kỷ XX, tư tưởng Luật nhân quyền hiện đại đã xuất hiện trong pháp luật và chế định quốc tế như việc nghiêm cấm nô lệ, cướp biển và các bảo hộ ban đầu trong luật nhân đạo (liên quan đối xử binh lính và thường dân trong xung đột vũ trang). Những hiệp định hòa bình trong giai đoạn 1919 – 1920 không những dành đầy đủ sự bình đẳng về đối xử mà các công dân khác được hưởng cho các thành viên của những dân tộc thiểu số được bảo vệ mà còn quy định những biện pháp đặc biệt ưu đãi cho các dân tộc thiểu số hơn những công dân khác. Những hiệp định chung về dân tộc thiểu số buộc Phần Lan, Czechoslovakia, Serbo-Croat Slovene, Rumani và Hy Lạp phải trao cho cư dân của mình sự bảo vệ đầy đủ về cuộc sống và tự do cá nhân và phải công nhận tự do tín ngưỡng và tôn giáo của họ. Ngoài ra, sự ra đời của một số tổ chức quốc tế như Hội Quốc Liên (HQL), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Pháp viện Thường trực Quốc tế (PCIJ, nay là Tòa Công lý Quốc tế - ICJ) cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển của Luật quốc tế về quyền con người. Điều 23 của Hiến chương HQL đề cập đến việc bảo vệ một số quyền con người như điều kiện lao động công bằng, biện pháp đối xử phù hợp dành cho các cư dân trong lãnh thổ của một quốc gia thành viên… Tổ chức Lao động Quốc tế ra đời như là hệ quả của các Hội nghị Hòa bình 1919 – 1920 với mục đích cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống trên toàn thế giới, thông qua đó bảo vệ các quyền xã hội của con người. 2. Vì sao luật quốc tế về quyền con người trong giai đoạn này chưa phát triển? Mặc dù quyền con người có nguồn gốc lâu đời trong lịch sử và dần dần trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại nhưng cho đến trước năm 1945 nhưng Luật quốc tế về quyền con người vẫn chưa phát triển đáng kể. Nguyên nhân là do sự thiếu liên kết giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế và thuyết chủ quyền tuyệt đối của quốc gia, mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật quốc tế trong việc bảo vệ các quyền con người. Thời kỳ cổ đại và trung đại, các quyền con người đã được đề cập và phần nào được chú trọng nhưng việc thiết lập hệ thống Luật quốc tế về quyền con người vẫn không thể thực hiện được do trong quan hệ quốc tế, hợp tác chưa phải là vấn đề quan trọng nếu không muốn nói là bị đặt ở vị trí thứ yếu so với việc tìm cách mở rộng lãnh thổ, giành giật bá quyền. Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, luật lệ của các thành bang trên thực tế chỉ trao các quyền con người cho giai cấp chủ nô. Đến thời kỳ phong kiến, mặc dù Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 6 giai cấp bị trị cũng đã được hưởng một số quyền con người nhưng các quyền này chỉ được “ban phát” theo ý chí của giai cấp thống trị. Hơn nữa, việc quy định các quyền con người được cho là thuộc phạm vi chủ quyền tuyệt đối của quốc gia và không thể bị “các thế lực bên ngoài” can thiệp vào. Nói cách khác, cá nhân chỉ đơn thuần là thành viên của một giai cấp hay một nhóm xã hội cụ thể nên quyền con người của mỗi cá nhân phải do bản chất của giai cấp và người đứng đầu nhóm xã hội quy định. Vì vậy không thể có sự thống nhất vượt ra ngoài phạm vi quốc gia về việc bảo vệ các quyền con người. Đến thời cận đại, việc thừa nhận cá nhân là đối tượng cuối cùng của Luật quốc tế thông qua việc chấp nhận các quyền tự do và các quyền cơ bản khác của cá nhân đã tạo ra thách thức đối với các học thuyết vốn xem quốc gia là chủ thể duy nhất của Luật quốc tế. Những cuộc tranh luận chưa ngã ngũ về vấn đề này khiến việc thiết lập hệ thống Luật quốc tế về quyền con người trở nên bất khả thi. Một trở ngại nữa cho việc xây dựng Luật nhân quyền quốc tế là sự phức tạp của việc bảo vệ cùng lúc của Luật quốc tế và Luật quốc gia. Các quốc gia phải chuyển hóa những điều khoản ưu đãi hơn cho các dân tộc thiểu số vào các luật cơ bản của quốc gia mình. Tuy nhiên, Hội đồng của HQL được quyền trao cho các dân tộc thiểu số quyền khiếu kiện và đảm bảo việc thực thi của các quyền đó thông qua các ủy ban về dân tộc thiểu số ra đời theo vụ việc (ad hoc minorities committees). Vì thế các cá nhân có quyền tố cáo các vi phạm đối với sự bảo vệ dành cho họ và có quyền đề xuất thủ tục hỗ trợ cho việc mở ra các cuộc đối thoại giữa các cơ quan hữu quan và các chính phủ liên quan với hy vọng tìm được giải pháp thân thiện cho vấn đề. Ngoài ra, PCIJ lại được trao cho thẩm quyền giải quyết các tranh chấp pháp lý liên quan đến các điều ước về dân tộc thiểu số có thể xảy ra giữa các quốc gia bị ràng buộc bởi các điều ước đó và là thành viên của HQL. Vấn đề đặt ra là liệu việc trao quyền cho HQL và PCIJ như vậy có xâm phạm đến quyền tự quyết của quốc gia dân tộc hay không. Hơn nữa, giai đoạn này, các quốc gia dù có tìm kiếm tiếng nói chung trong việc bảo vệ quyền con người nhưng mới dừng lại ở mức độ sơ khai và vẫn chưa chú trọng phát triển luật quốc gia về quyền con người một cách đồng bộ. Phải đến giai đoạn sau 1945, những trở ngại này mới dần được giải quyết thỏa đáng và Luật quốc tế về quyền con người mới được xây dựng ngày càng hoàn thiện và đồng bộ trên phạm vi toàn cầu, khu vực và quốc gia. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 7 II. Luật quốc tế về quyền con người từ sau 1945 1. Lí do việc bảo vệ quyền con người được phát triển sau năm 1945 Quả không sai khi cho rằng giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới II là giai đoạn hồi sinh các tư tưởng nhân quyền. Ngay trước thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản phát triển kéo theo việc ngọn cờ tự do dân chủ bác ái bị vứt bỏ. Chính chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là thủ phạm gây ra thảm họa cho loài người. Đó là thời kỳ của hàng trăm cuộc chiến tranh thảm khốc, đặc biệt là Chiến tranh Thế giới lần I và II – con người khó mà bảo toàn mạng sống của mình chưa nói đến đòi quyền lợi khác. Có thể nói sự biến đổi trong bối cảnh quan hệ quốc tế cũng như quan hệ quốc gia tác động rất lớn đến các tư tưởng về quyền con người, với các đặc điểm chính là:  Cuộc chiến tranh chống phát xít và cuộc đấu tranh đòi hòa bình và dân chủ thắng lợi. Cũng vào thời điểm này, một loạt các tổ chức quốc tế, các cơ chế khu vực được thành lập, phát triển và cùng tham gia vào đời sống pháp lý quốc tế, trong đó có lĩnh vực luật về các quyền của con người. Các nước trong phe đồng minh chống phát xít và nhiều quốc gia trên thế giới thấy cần thiết và có thể thành lập một tổ chức quốc tế rộng lớn nhằm ngăn ngừa các thảm họa có thể xảy ra và bảo vệ quyền con người.  Các phong trào quần chúng nổi lên mạnh mẽ trong những năm 60-70 như phong trào chống chiến tranh, phong trào của sinh viên học sinh, phụ nữ, phong trào chống phân biệt chủng tộc, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào của công nhân và trí thức trong các nước tư bản… đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển các tư tưởng nhân quyền. Nói cách khác, chính các phong trào này đã mở rộng thêm khái niệm về nhiều quyền của con người.  Những sự kiện trên dẫn đến thực tế là quyền con người trở thành chủ đề quan trọng trong các lĩnh vực như luật học, chính trị học, triết học, đạo đức học, xã hội học, văn học… Các tổ chức liên quan đến quyền con người (quốc gia hoặc quốc tế, chính phủ hoặc đảng phái, các nhóm xã hội) liên tiếp được thành lập và triển khai rộng rãi các hoạt động chính trị, khoa học, xã hội và học thuật. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 8  Thêm vào đó, phải kể đến sự đóng góp của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong quá trình sinh hoạt quốc tế và định hình các quan điểm chung về nhân quyền. Cụ thể, NGOs đóng góp không nhỏ trong các hoạt động nhân đạo, cứu tế, phê phán các hành động sai trái của chính phủ và các công ty tư bản trong quản lý xã hội, về ô nhiễm môi trường, chạy đua vũ trang, tàn sát người da màu, đối xử thô bạo với người bản xứ. v.v…1 2. Biểu hiện sự phát triển của luật quốc tế kể từ sau năm 1945 a. Toàn cầu Sự ra đời của Liên Hợp Quốc năm 1945 đánh dấu bước phát triển có ý nghĩa quan trọng nhất đối với luật quốc tế về quyền con người. Đây là cột mốc mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử nhân quyền nói riêng, đó là thời đại các quốc gia dân tộc đã đi đến những nhận thức chung về những vấn đề liên quan đến vận mệnh nhân loại, thời đại quốc tế hóa các quyền và tự do cơ bản của con người với những chuẩn mực mới. Trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, việc cho rằng quyền con người cần được các quốc gia thúc đẩy và bảo vệ đã gắn với mối quan tâm rộng rãi của tổ chức này về đảm bảo và duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Chính vì vậy, Điều 1 của Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rằng, một trong những mục tiêu của Liên Hợp Quốc là “thực hiện hợp tác quốc tế trong […] việc thúc đẩy và khuyến khích tôn trọng các quyền con người và tự do căn bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo.” Chính trong điều kiện đó mà sáng kiến có ý nghĩa đầu tiên do tổ chức này thực hiện là xây dựng văn kiện toàn cầu đầu tiên về con người, đó là Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người do Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc thực hiện trong thời gian từ 1946-1948. Sau đó, hàng trăn văn kiện về quyền con người đã được xây dựng và thông qua. Trên cơ sở này, hệ thống các văn bản và hệ thống cơ quan thực thi quyền con người của Liên Hợp Quốc ngày càng nhiều và hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. i. Về số lượng 1 Chu Thanh, Tìm hiểu vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại, tr. 16-19. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 9 Các văn kiện về nhân quyền được chia thành hai hệ thống: văn bản mang tính chung và văn bản mang tính chuyên biệt. Hệ thống văn bản mang tính chung bao gồm: Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa hay còn được gọi chung là Bộ luật quốc tế về quyền con người. So với các chế định nhân quyền trước đây, Bộ luật quốc tế về quyền con người đã được hoàn thiện thêm một bước về nội dung. Các nguyên tắc về bình đẳng, không phân biệt đối xử được tôn trọng triệt để về mặt pháp lý. Chế độ nô lệ, sự bất bình đẳng về giới… đã không còn chỗ đứng trong nội hàm khái niệm nhân quyền. Trước hết, về Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR), những nguyên tắc cơ bản và 30 điều ghi trong UDHR đã trở thành ngôn ngữ chung, trở thành cơ sở tư tưởng, nguồn của các văn kiện pháp luật quốc tế và quốc gia, không phân biệt hệ tư tưởng, chế độ chính trị, lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc. Mặc dù còn những hạn chế bởi điều kiện lịch sử ra đời và những khác biệt về quan điểm chính trị giữa các thành viên trong Ban soạn thảo, song có thể nói những tư tưởng lớn trong UDHR về đạo lý, chính trị và pháp lý vẫn còn nguyên giá trị, được cộng đồng quốc tế đánh giá xao như những giá trị đạo đức cơ bản và chuẩn mực về quyền con người đến nay vẫn đang chi phối đời sống nhân loại. Mặc dù xét về hình thức văn bản, UDHR không phải là một văn kiện pháp lý, song nó lại có ý nghĩa pháp lý vô cùng to lớn bởi nói đã cung cấp một khuôn khổ những chuẩn mực pháp lý cơ bản cho các văn kiện khác. Có thể nói tất cả các văn kiện của Liên Hợp Quốc, trước hết là các tài liệu của Ủy ban nhân quyền và nhiều công ước của các tổ chức độc lập khác đã viện dẫn UDHR như là một trong những nguồn quan trọng nhất của việc xác định nội dung các điều ước. Đối với nhiều quốc gia, UDHR cũng được viện dẫn như những căn cứ quan trọng của pháp luật. Ngay sau khi Liên Hợp Quốc thông qua UDHR, Ủy ban nhân quyền bắt tay luôn vào công việc soạn thảo Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế xã hội văn hóa (ICESCR). Nếu như trước kia, quyền con người chỉ bao hàm các quyền và tự do cá nhân, quyền của các nhóm xã hội thì đến thời điểm này, với sự ra đời của Công ước ICCPR, quyền con người còn bao hàm cả quyền của dân tộc, với tư cách là quyền tập thể của Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 10 con người. Quyền dân tộc tự quyết ra đời là thành quả lớn lao của sự phát triển của lịch sử nhân loại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những vấn đề nhạy cảm nhất trong các thoả thuận quốc tế về Công ước ICCPR như án tử hình và khiếu kiện nhà nước đã được Đại hội đồng quyết định đưa vào hai nghị định thư không bắt buộc. Với những nghị định thư như thế này, các quyền con người không ngừng được bổ sung và hoàn thiện một cách chặt chẽ hơn. Số lượng quốc gia tham gia hai Công ước ngày càng nhiều. Cụ thể, tính đến nay, Công ước ICCPR đã có đến 174 quốc gia thành viên (trong đó có 8 quốc gia chưa phê chuẩn) và Công ước ICESCR có 160 thành viên (trong đó có 6 quốc gia chưa phê chuẩn). Không chỉ vậy, phạm vi các quyền mà ba văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người hướng tới bảo vệ khá đa dạng và đầy đủ, trong đó bao gồm: Không phân biệt đối xử, Quyền sống, Quyền tự do và an ninh cá nhân, Quyền được bảo vệ không bị bắt làm nô lệ, Quyền được bảo vệ để không bị tra tấn, Quyền được có tư cách pháp lý, Quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng, Quyền được phục hồi/bồi thường về mặt pháp lý khi bị vi phạm, Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt giữ, giam cầm hoặc lưu đày một cách tuỳ tiện, Quyền được xét xử bởi một toà án độc lập và không thiên vị… Có thế nói rằng, các văn bản mang tính chung này là một thành tựu vĩ đại của trí tuệ nhân loại trong thế kỷ XX và sẽ còn là công cụ định hướng phát triển và điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên lĩnh vực nhân quyền - một trong những chủ đề quan trọng nhất của nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba. Ngay sau khi ra đời, các cơ quan Liên Hợp Quốc đã có nhiều nỗ lực để pháp điển hoá các chuẩn mực quốc tế thông qua hệ thống các điều ước về quyền con người. Ngoài 3 văn kiện chung nêu trên, các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cũng đã nhất trí thông qua nhiều văn bản mang tính chuyên biệt để bảo vệ quyền con người trong những lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như Công ước Quốc tế về Xoá bỏ mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc (170 quốc gia thành viên), Công ước Quốc tế về Xoá bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (180 quốc gia thành viên), Công ước về Quyền Trẻ em (192 quốc gia thành viên), Công ước Chống Tra tấn và các Hình thức Trừng phạt hay Đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hoặc hạ nhục (141 quốc gia thành viên)… Ngày nay, nhận thức rõ về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ nhân quyền cũng Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 11 như trách nhiệm của mình, các quốc gia tham gia ngày càng nhiều vào các Công ước quốc tế về bảo vệ quyền con người và rút dần bảo lưu để thực thi một cách hiệu quả mục đích của các công ước nói chung và từng điều khoản cụ thể nói riêng. Phải khẳng định rằng các công ước này là kết quả của những nỗ lực tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là của Liên Hợp Quốc trong việc đảm đương vai trò “cơ quan lập pháp” quốc tế của mình. Hệ thống các điều ước quốc tế về quyền con người đã tạo nên cơ sở để các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia tham gia công ước tôn trọng, bảo đảm và thực thi các quyền con người trên các lĩnh vực khác nhau ngày một tốt hơn. ii. Về chất lượng Hệ thống cơ quan thực thi của Liên Hợp Quốc và cách thức giám sát để thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn. Để đảm bảo thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội, Uỷ ban nhân quyền và Uỷ ban về các quyền kinh tế xã hội văn hoá đã được thành lập thực hiện chức năng: 1) Nhận và xem xét các báo cáo quốc gia theo đúng trình tự quy định; 2) Phân tích các báo cáo quốc gia thông qua việc nghiên cứu và đối thoại với đại diện của các quốc gia thành viên; 3) Đưa ra các kết luận và khuyến nghị về việc thực hiện công ước đối với các quốc gia thành viên, trong đó chỉ rõ các khía cạnh tích cự, các trở ngại và khó khăn trong việc thực hiện công ước, các vấn đề cần quan tâm, các đề xuất xử lý và kiến nghị; 4) Hướng dẫn các quốc gia thành viên bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là thông qua việc xây dựng khuyến nghị chung. Dưới sự giám sát thực thi của Uỷ ban nhân quyền, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy thực hiện cam kết trong công ước bằng tất cả các biện pháp có thể, trước hết là biện pháp lập pháp, nhằm đảm bảo sự tương thích giữ pháp luật quốc gia với hai công ước. Một trong những trách nhiệm của các quốc gia là nộp báo cáo quốc gia đúng hạn và bảo vệ các báo cáo của mình. Báo cáo quốc gia phải trình bày đầy đủ, chân thực kết quả thực hiện tất cả các điều của công ước, trình bày rõ ràng những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân và phương hướng khắc phục. Đồng thời đại diện của quốc gia có trách nhiệm trả lời các câu hỏi, lắng nghe, trao đổi, cởi mở và tiếp thu các bình luận và khuyến nghị của Uỷ ban. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 12 Ngoài các Uỷ ban nêu trên, mỗi Công ước về quyền con người chuyên biệt lại có cơ chế giám sát thực hiện riêng. Cụ thể, Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc đã thành lập Uỷ ban về xoá bỏ phân biệt đối xử chủng tộc. Bên cạnh chức năng giải thích, bổ sung Công ước thông qua các khuyến nghị chung, Uỷ ban thực hiện chức năng giám sát của mình thông qua ba thủ tục chính là báo cáo định kì, khiếu kiện giữa các quốc gia, khiếu kiện cá nhân hoặc nhóm. Hay Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) với Uỷ ban CEDAW. Uỷ ban này chịu trách nhiệm xem xét báo cáo định kì hoặc báo cáo ngoại lệ và đưa ra các kết luận đánh giá. Để đảm bảo tính khách quan và xác thực cho các đaán giá, khuyến nghị của mình, Uỷ ban CEDAW được phép tiếp nhận thông tin, báo cáo từ các cơ quan chuyên môn khác của Liên Hợp Quốc và từ Báo cáo viên đặc biệt. Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho Uỷ ban. Như vậy, có thể thấy rằng, Uỷ ban nhân quyền và Uỷ ban về các quyền kinh tế xã hội văn hoá kết hợp với các uỷ ban được thành lập trên cơ sở từng công ước chuyên biệt cụ thể hợp thành một cơ chế giám sát thực thi vấn đề quyền con người trên toàn cầu ngày một chặt chẽ, minh bạch và hiệu quả. b. Phạm vi các khu vực i. Cơ sở hình thành các cơ chế bảo vệ nhân quyền của khu vực Có bốn cơ sở cho việc hình thành các cơ chế bảo vệ nhân quyền của khu vực: (1) Sự hiện diện của mối quan hệ gắn kết về mặt địa lý, lịch sử và văn hoá giữa các quốc gia trong khu vực; (2) kiến nghị hình thành một tổ chức khu vực gặp ít sự chống đối hơn là kiến nghị hình thành một tổ chức toàn cầu; (3) khả năng phổ biến về nhân quyền có thể sẽ rộng rãi và hiệu quả hơn; (4) ít có khả năng phải tạo nên những “công thức chung mang tính thoả hiệp” trong khi đối với các tổ chức toàn cầu thì công thức này nhiều khả năng dựa trên “những cân nhắc mang tính chính trị”… Nhiều ý kiến phản đối cho rằng các tổ chức khu vực trong lĩnh vực nhân quyền chỉ lặp lại công việc của cơ quan Liên Hợp Quốc, thậm chí còn có thể tạo nên những chính sách và thủ tục mâu thuẫn. Hơn nữa, nhân quyền mang tính toàn cầu và thuộc về tất cả mọi người nên nhân quyền phải được xác định trong các văn kiện toàn cầu và phải được thực thi bởi các cơ quan toàn cầu. Tuy nhiên, có thể nói rằng cách tiếp cận Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 13 theo hướng toàn cầu và cách tiếp cận theo hướng khu vực đối với việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền không nhất thiết phải mâu thuẫn nhau. Ngược lại, hai cách tiếp cận này đều có ích và bổ sung cho nhau. Có thể dung hoà hai cách tiếp cận này trên cơ sở phân biệt chức năng khác nhau: nội dung quy phạm của tất cả các văn kiện quốc tế đều giống nhau về mặt nguyên tắc và đều phản ánh Tuyên ngôn nhân quyền. Các văn kiện toàn cầu sẽ đưa ra những tiêu chuẩn quy phạm tối thiểu, còn các văn kiện khu vực có thể đi xa hơn, đưa ra thêm một số quyền, xác định cụ thể một số quyền khác, đồng thời có tính đến những đặc trưng khác nhau của từng khu vực. ii. Sự phát triển của các cơ chế khu vực hiện nay Sự phát triển của các cơ chế khu vực được trình bày rõ theo bảng sau đây: Cơ chế nhân quyền châu Âu Cơ chế nhân quyền châu Mỹ Cơ chế nhân quyền châu Phi Công ước hay Hiến chương - Công ước nhân quyền châu Âu có hiệu lực từ 3/9/1953. Hiện nay có 45 thành viên. - Công ước nhân quyền châu Mỹ có hiệu lực từ 1978. Có 25/35 thành viên. - Hiến chương châu Phi có hiệu lực từ 1986. Hiện nay có 53 thành viên. - Đảm bảo quyền cho tất cả mọi người trong quyền tài phán của quốc gia Quyền dân sự chính trị - Quy định 12 quyền, sau nay 14 NĐT bổ sung rải rác thêm 13 quyền. - Quy định 26 quyền, trong đó có một số quyền châu Âu không có như quyền trẻ em, quyền tị nạn… - Quy định nhiều quyền mà CƯ châu Âu và châu Phi không có như quyền được kết hôn, quyền đối với tài sản… - Định nghĩa các quyền gây khó khăn trong việc giải thích. Quyền kinh tế, xã hội, văn hoá - Không đề cập đến các quyền này. - Điều 26 quy định quyền được “phát triển tiến bộ” nhưng không rõ ràng. - Bao quát được các quyền này, gồm 7 khía cạnh khác nhau nhưng không chi tiết. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 14 Các quyền khác - Không quy định quyền dân tộc. - Không có các nghĩa vụ đối với cộng đồng. - Không quy định quyền dân tộc. - Điều 32 quy định “trách nhiệm cá nhân’ nhưng không rõ. - Điều 19-24 quy định quyền dân tộc, đặc biệt có quyền phát triển mà không có một văn kiện pháp lý quốc tế nào có. - Nghĩa vụ cộng đồng được quy định cụ thể trong chương 2. Cơ quan giám sát và thực thi - Là một trong những cơ quan bảo vệ quyền con người. - Được thành lập dựa trên cơ sở Công ước. - Là một trong những cơ quan bảo vệ quyền con người. - Phát triển từ cơ quan có trước là Uỷ ban Liên Mỹ. - Là cơ quan duy nhất bảo vệ quyền con người. - Được thành lập dựa trên cơ sở Hiến chương. Chức năng và thẩm quyền: - Tiếp nhận đơn kiện. - Kiểm chứng tính chân thực của đơn kiện. - Đưa ra các biện pháp hoà giải. - Nếu không hoà giải được, cho ý kiến xem có sự vi phạm không. - Chỉ tiếp nhận đơn kiện khi dã sử dụng hết các biện pháp trong nước và gửi lên trong vòng 6 tháng kể từ ngày quốc gia đưa ra quyết định cuối cùng. Ủy ban nhân quyền - Có thẩm quyền bắt buộc đối với quốc gia và thẩm quyền lựa chọn đối với cá nhân. - Họp 5 phiên toàn thể mỗi năm. - Theo cơ chế Uỷ ban và theo Công ước + Xem xét tình trạng nhân quyền ở các nước + Có thể vào tận lãnh thổ khảo sát. - Chức năng: hỗ trợ việc thực hiện HC Châu Phi và đảm bảo các quyền được công nhận trong Hiến Chương. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 15 - Sau NĐT 11, ngừng hoạt động và sát nhập vào TANQ. + Khuyến nghị và tiến hành báo cáo. + Mỗi năm có 2 phiên họp thường niên và các phiên bổ sung. + Xem xét đơn kiện cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức chính phủ. + Thẩm quyền lựa chọn đối với quốc gia và bắt buộc đối với cá nhân. - 2 phiên họp thường niên mỗi năm. - Đưa ra ý kiến tư vấn. Uỷ ban bộ trưởng - Gồm các Bộ trưởng hay thứ trưởng các quốc gia thành viên Hội đồng châu ÂU. - Chức năng: thẩm quyền tài phán, đồng thời giám sát và cưỡng chế việc thực thi các phán quyết. - Hiện nay chỉ giữ chức năng giám sát. - Không có. - Không có. - Chỉ có các quốc gia thành viên và Uỷ ban nhân quyền có quyền đệ trình vụ việc lên Toà án. Toà án không chấp nhận đơn kiện của cá nhân. Toà án nhân quyền - Có thẩm quyền đối với tất cả các vụ việc liên quan đến giải thích và áp dụng CƯ. - Có thẩm quyền yêu cầu bị đơn khắc phục tình trạng bị vi phạm và trả các phí tổn. - Có thẩm quyền như Toà án châu Âu nhưng hoạt động không hiệu quả. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 16 - Phán quyết được chuyển lên UBBT để giám sát thi hành quyết định. - Toà án châu Âu sau NĐT 11: mang tính thường trực có trách nhiệm xem xét tính thỏa đáng của đơn kiện và xét xử vụ việc. - Nếu quốc gia liên quan không tuân thủ, Toà án sẽ làm báo cáo hàng năm gửi lên ĐHĐ OAS đồng thời đưa ra các khuyến nghị. - Quyền đưa ra ý kiến rộng hơn châu Âu. Hiện nay, cơ chế nhân quyền ở châu Âu được đánh giá là hiệu quả nhất, có đủ Toà án nhân quyền và Uỷ ban Bộ trưởng với cơ chế cưỡng chế hoạt động chặt chẽ. Cơ chế nhân quyền châu Mỹ cũng mang lại một số hiệu quả nhất định. Còn cơ chế nhân quyền châu Phi do vẫn chưa có cơ quan tài phán nên hiệu quả chưa cao. Trên thực tế, Toà án nhân quyền châu Phi chưa chính thức giải quyết một tranh chấp nào, các tranh chấp liên quan đến vấn đề nhân quyền hay quyền dân tộc đều được đưa ra giải quyết tại Uỷ ban. Từ những điểm mạnh cũng như hạn chế của 3 cơ chế nhân quyền khu vực, chúng ta có thể xây dựng đuợc một hình mẫu cơ chế bảo vệ nhân quyền riêng của khu vực châu Á. Cùng với các văn kiện nhân quyền và cơ chế giám sát thực thi của Liên Hợp Quốc, ba cơ chế khu vực đã tạo nên một bộ máy tương đối hoàn thiện, chặt chẽ và hiệu quả để bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn cầu. c. Phạm vi trong từng quốc gia Có thể thấy, luật quốc tế phải dựa vào quan điểm và bộ máy nhà nước để xây dựng, áp dụng và thực hiện các điều khoản. Xét cho cùng, nhà nước là chủ thể chịu các trách nhiệm này trong luật quốc tế và thông qua nhà nước, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các trách nhiệm này phải được thực hiện. Bản thân các thể chế quốc tế có rất ít hoặc không có quyền lực thực sự, đặc biệt khi so sánh với các cơ quan thuộc chính Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 17 phủ của một quốc gia. Do đó, (như đã trình bày ở trên) số lượng các quốc gia dần tham gia vào các cơ chế, thể chế quốc tế và khu vực ngày càng tăng lên là một dấu hiệu khả quan về việc thực thi luật nhân quyền quốc tế. Xét cụ thể việc thực thi các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người ở Việt Nam. Tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người là một chủ trương thường xuyên và nhất quán của Việt Nam, thể hiện cam kết cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người. Việt Nam đã trở thành thành viên của hầu hết các công ước quốc tế quan trọng của Liên hợp quốc về quyền con người, cụ thể là 8 công ước sau: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về quyền Kinh tế, Văn hoá, Xã hội; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước Quyền Trẻ em; và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm; Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác A-pác-thai; Công ước về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân loại. Kéo theo đó là việc ghi nhận và áp dụng thực tế các quyền này trong nội luật quốc gia.2 Tuy nhiên do giữa các quốc gia còn nhiều khoảng cách về mọi mặt, việc xóa bỏ bảo lưu là một quá trình lâu dài. Việt Nam đã thực hiện quyền bảo lưu của mình đối với một số điều ước quốc tế (ví dụ: Điều 48, mục 1 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị).3 Thêm nữa, tham gia vào các cơ chế, các tổ chức này, Việt Nam phải báo cáo định kỳ trước các ủy ban giám sát điều ước. Thực tế, Việt Nam đã trình và bảo vệ thành công tất cả các báo cáo quốc gia liên quan các công ước quốc tế về quyền con người (ví dụ: Việt Nam đã trình và bảo vệ thành công báo cáo về việc thực hiện Công ước Chống Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW) vào ngày 11/7/2001).4 Việc hoàn 2 Bộ ngoại giao, Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Bảo Đảm Và Phát Triển Quyển Con Người, truy cập ngày 4/9/2009. 3 Đặng Trung Hà, Kết Quả Ký Kết, Gia Nhập Các Điều Ước Quốc Tế Về Nhân Quyền Và Vấn Đề Nội Luật Hóa Vào Pháp Luật Việt Nam, Civil Law Network, truy cập ngày 4/9/2009. 4 Xem footnote 2. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 18 thành một khối lượng công việc lớn để nộp hầu hết các báo cáo đúng thời hạn thể hiện sự nghiêm túc và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc bảo đảm tôn trọng và thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực quyền con người. Điều này đã được Uỷ ban theo dõi thực hiện công ước cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Từ ví dụ Việt Nam có thể thấy việc tham gia vào các cơ chế quốc tế góp phần tạo thúc đẩy các quốc gia nỗ lực thực thi bảo đảm các quyền con người. Dù vẫn còn những bảo lưu, song đây là thực tế không thể tránh khỏi ở nhiều quốc gia do chính điều kiện của quốc gia đó. Ngoài ra, nói đến việc thực thi luật không chỉ đề cập đến cấp độ chính phủ mà bản thân nhận thức của người dân quốc gia đó cũng đóng vai trò quan trọng. Bởi nhà nước đảm bảo sự thực thi luật, nhưng các cá nhân mới là người phản ánh thực sự việc thực thi đó. Điều này yêu cầu việc thúc đẩy nhận thức về quyền con người trong chính các quốc gia. Ví dụ, quốc gia tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người, chấp nhận thẩm quyền của các cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người, quốc gia đó phải cho phép các cá nhân có quyền khiếu kiện rộng rãi hơn. Cụ thể là không chỉ giới hạn các cơ quan giải quyết những vi phạm nhân quyền là các cơ quan tài phán quốc gia mà phải mở ra cả phạm vi khu vực, phạm vi quốc tế. Ở các nước phát triển, luật quốc tế về các quyền con người đã được phát triển và truyền bá từ sớm. Do đó, nhận thức của người dân về các quyền của chính họ cũng phát triển. Thể hiện là việc các cá nhân đi kiện các chính quyền, chính phủ đã diễn ra ở nhiều nước, điển hình là các nước Tây Bắc Âu. Nói rõ hơn, luật nhân quyền ở châu Âu đã đạt đến trình độ dân chủ cao, bởi họ thiết lập một cơ chế khu vực cho phép các cá nhân đi kiện (như trình bày ở trên). Ngược lại, ở nhiều nước khác, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển, nhận thức của người dân còn nghèo nàn, cơ chế đảm bảo vẫn chỉ là trong nước (chưa nói đến việc liệu các quốc gia đó có qui định tất cả các quyền con người trong luật quốc tế vào trong nội luật). Điều này dẫn đến tình trạng báo cáo việc thực thi nhân quyền ở một số quốc gia không được khách quan. Đáng lưu ý hơn là điều này dẫn đến sự thiếu phản ánh lại luật quốc tế, thiếu mối tương tác hai chiều này luật quốc tế về nhân quyền khó có thể phát triển một cách dễ dàng. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 19 III. Tổng kết xu hướng – Các bước phát triển 1. Nhận định chung Như đã trình bày ở phần trên, sự phát triển của luật quốc tế về quyền con người được thể hiện rõ nét trên cả ba phạm vi toàn cầu, quốc tế và khu vực. Những khuôn khổ pháp luật về quyền con người đã dần được định hình, phát triển và dần hoàn thiện hơn, đóng góp to lớn cho quá trình đấu tranh vì quyền con người trên toàn thế giới. Trên mỗi phạm vi đề cập ở trên, các khuôn khổ luật quốc tế về quyền con người có những nét đặc thù riêng, phát triển trong hoàn cảnh cụ thể của từng khu vực, từng quốc gia và thậm chí là từng giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, có thể nói rằng, các văn kiện về quyền con người đều được định hình theo một xu thế tương đối thống nhất: mở đầu bằng các cam kết, tuyên ngôn mang tính chính trị cao, ít ràng buộc pháp lý, tiếp đó là sự ra đời các công ước, văn kiện mang tính ràng buộc, và cuối cùng là quá trình tài phán hóa các quy định về nhân quyền với sự hình thành của các cơ chế tài phán toàn cầu, khu vực và quốc gia. 2. Các cam kết, tuyên ngôn như bước khởi đầu của các quy phạm thống nhất về quyền con người Ngay từ trước năm 1945, những cam kết về quyền con người giữa các quốc gia đã bắt đầu xuất hiện, chủ yếu dưới dạng tuyên bố hay hiến chương. Điển hình như Tuyên bố của 26 quốc gia thành viên Hội Quốc Liên vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 về các nguyên tắc cơ bản về quyền con người - những nguyên tắc này về sau được ghi nhận trong các điều khoản của Hiến Chương Liên Hợp Quốc, Hiến Chương Đại Tây Dương năm 1941 (Atlantic Charter) về bốn quyền tự do cơ bản và quyền tự định đoạt (self-determination), Tuyên Ngôn Châu Mỹ về Quyền và Nghĩa Vụ của Con Người (American Declaration on the Rights and Duties of Man. Mặc dù những tuyên bố trên có nêu rõ về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người, do bản chất chính trị còn lớn lại không có tính ràng buộc pháp lý cao, những tuyên bố này chỉ mang tính nền tảng cho sự hình thành của các văn kiện quyền con người sau này. Sự ra đời của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong quá trình hình thành các văn kiện mang tính toàn câu về quyền con người. Thực tế, đây là văn kiện đầu tiên có tính phổ biến rộng rãi trên toàn Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 20 thế giới và đề cập một cách khá toàn diện đến các quyền của con người, từ các quyền dân sự, chính trị đến các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Dù chỉ là một văn kiện đưa ra dưới dạng nghị quyết của Đại Hội Đồng và nhiều ý kiến cho rằng nó vẫn mang nặng bản sắc chính trị, TNQTNQ đã đặt nền móng vững chắc và là một phần của Bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền sau này. Câu hỏi đặt ra ở đây là, nguyên nhân nào khiến cho những văn kiện thủa đầu về quyền con người lại chỉ được đưa ra dưới dạng cam kết, tuyên ngôn. Thực tế là, chỉ từ những năm chiến tranh thế giới thứ II với sự tàn khốc của nó, các quốc gia trên thế giới và dư luận nói chung mới bắt đầu ý thức rõ rệt tầm quan trọng của quyền con người và sự bức thiết của việc ra đời các cam kết quốc tế về vấn đề này. Tuy nhiên, một trở ngại lớn trong quá trình hình thành các văn kiện pháp lý hay thiết lập một trật tự pháp lý xuất phát ngay từ nguồn gốc của vấn đề: “quyền con người” hay “nhân quyền” cần được hiểu như thế nào? Bản thân khái niệm nhân quyền là một khái niệm không thực sự rõ ràng, và vào thời điểm đó việc có được một cách hiểu thống nhất giữa các quốc gia trong từng khu vực và trên thế giới về vấn đề này là rất khó đạt được. Trong khi một số e ngại về việc con người đang bị tước đoạt những quyền cơ bản của họ ở khắp mọi nơi trên thế giới, thì một số khác cũng lo lắng về việc liệu có khả năng “quyền con người”, “nhân quyền”, “cải cách dân chủ” sẽ bị sử dụng và lạm dụng như một công cụ để thực hiện những ý đồ chính trị của các thế lực cầm quyền, hay của các thế lực chống phá hay không? Sự cần thiết của việc có những cam kết quốc tế về quyền con người là không thể chối bỏ, nhưng làm sao để những cam kết này có thể cân bằng giữa mọi quan ngại của các quốc gia là một vấn đề lớn cần giải quyết. Trong hoàn cảnh ban đầu đó, những tuyên ngôn hay cam kết quốc tế với những quy định cơ bản và các quy phạm tương đối chung chung (chứ chưa đi vào cụ thể), dù có ý kiến cho rằng chỉ mang tính hình thức hay tính chính trị mà ít ràng buộc pháp lý, là phương án tối ưu. Hình thức “tuyên ngôn” đạt được cùng lúc hai mục tiêu: phần nào đáp ứng nhu cầu dư luận, và làm an lòng chính phủ các quốc gia. Chỉ với hình thức đó thì những tuyên ngôn này mới có thể có được sự ủng hộ toàn cầu. Dù tính ràng buộc chưa cao, nhưng đó là bước khởi đầu cho những quy phạm thống nhất về quyền con người, và là nền tảng cho những phát triển tiếp theo của luật quốc tế về lĩnh vực này. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 21 3. Các công ước, văn kiện mang tính ràng buộc đánh dấu bước phát triển có tính bước ngoặt của luật quốc tế về nhân quyền Cùng với sự ra đời của các tuyên ngôn hay cam kết quốc tế về quyền con người, nhận thức của các quốc gia cũng như của người dân về vấn đề này đã dần được nâng cao. Bên cạnh đó, việc ra đời các tổ chức quốc tế với một phần nhiệm vụ hướng tới bảo vệ nhân quyền, và hoạt động, đấu tranh cho việc đảm bảo thực thi các quyền con người đã cam kết, cộng với các cơ chế khu vực dần được hình thành và phát triển đã đặt ra nền tảng quan trọng cho việc ra đời các văn kiện quốc tế cũng như khu vực có tính pháp lý cao hơn. Lấy nền tảng là các cam kết của quốc gia trong các tuyên ngôn trước đó, cùng với sự nhận thức đầy đủ sâu rộng hơn của các chính phủ, các chuyên gia, các nhà đấu tranh nhân quyền và của người dân, các quy phạm quyền con người ngày càng được mở rộng theo hướng thống nhất chung và dần có sự phân định tương đối rõ về các quyền này. Chính lúc đó, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khu vực cùng với sự phát triển cũng như kinh nghiệm có được trong quá trình hoạt động đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy hình thành các văn kiện mang tính cụ thể và ràng buộc hơn về quyền con người. Các công ước quốc tế như Công Ước về Các Quyền Dân Sự, Chính Trị (ICCPR) và Công Ước về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa (ICESCR) đã định hình khung pháp lý về các quyền con người, đưa ra những tiêu chuẩn mới về các quyền và sự phân định các quyền. Bên cạnh đó, việc các phong trào quần chúng nổi lên mạnh mẽ trong những năm 1960-1970 như phong trảo chống chiến tranh, phong trào của sinh viên học sinh, phong trào phụ nữ, phong trào chống phân biệt chủng tộc, phong trào giải phóng dana tộc, phong trào của công nhân và trí thức trong các nước tư bản đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các tư tưởng nhân quyền. Theo đó, hàng loạt công ước về các quyền cụ thể cũng đã được hình thành, bổ sung các quy định mang tính đặc thù của từng lĩnh vực, như Công Ước Quốc Tế về Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Chủng Tộc (CERD), Công Ước Quốc Tế về Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Đối Xử với Phụ Nữ (CEDAW), Công Ước về Quyền Trẻ Em (CRC), Công Ước về Ngăn Ngừa và Trừng Trị Tội Diệt Chủng... Trên phạm vi khu vực, xu thế đó cũng dần định hình và phát triển mạnh mẽ. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 22 4. Các nghị định thư hay các văn kiện bổ sung, hoàn thiện các quy định cơ bản về quyền con người Thực tế là, khi những văn kiện quốc tế ra đời, những người soạn thảo thường chưa thể, và có thể nói là khó có thể đưa vào đó những quy định quá cụ thể, bởi một lý do cơ bản được nhắc tới ngay từ phần đầu, đó là khái niệm “quyền con người” quá rộng về phạm vi và quá nhạy cảm về bản chất. Việc dung hòa giữa hai lợi ích một lần nữa lại được đặt ra: (1) đảm bảo quyền con người được thực thi một cách đầy đủ và toàn diện nhất; (2) đảm bảo có được sự ủng hộ của các quốc gia có nhiều khác biệt về quan điểm. Chính vì lẽ đó mà thông thường, các văn kiện dạng công ước hay điều ước, hiến chương đều được soạn thảo theo hướng ghi nhận các nội dung thiết yếu, cơ bản và ít tranh cãi, mà chưa đi vào chi tiết cụ thể cũng như các cơ chế thực thi. Đó được xem là một sự nhân nhượng cần thiết để đạt được thỏa thuận chung, nhưng chính vì vậy cũng để lại những thiếu sót cần được giải quyết sớm. Hình thức nghị định thư đi kèm công ước chính là giải pháp cho vấn đề trên. Như đã trình bày ở phần trước, các nghị định thư thường đưa ra sau khi Công ước ra đời một thời gian, thường được gọi tên là Nghị Định Thư Không Bắt Buộc (Optional Protocol) hay Nghị Định Thư Bổ Sung (Additional Protocol), với đặc điểm cơ bản: nếu các quốc gia không kí nghị định thư đi kèm thì không bị ràng buộc bởi nghị định thư mà chỉ bị ràng buộc bởi các quy định của công ước mà thôi. Hình thức này thúc đẩy sự cam kết lớn hơn của một số quốc gia, đồng thời cũng để ngỏ khả năng không kí kết cho một số khác nếu như điều kiện quốc gia không cho phép, hay vẫn chưa có được một sự thống nhất về cách hiểu hay quan điểm về quyền con người. Hình thức nghị định thư đi kèm là sử bổ trợ cần thiết cho các công ước về cả nội dung và thủ tục. Nó thường đề ra các cơ chế giám sát và thực hiện, quy định quyền và nghĩa vụ của các cơ quan giam sát này, đồng thời một số có thể bổ sung hay làm rõ nội dung cho công ước thông qua việc mở rộng hay hạn chế bớt các quyền, hay ghi nhận thêm các quy định mới do nhu cầu và xu thế của thời đại. Điển hình như Nghị định thư thứ nhất của ICCPR quy định về thẩm quyền hoạt động của Ủy Ban Nhân Quyền, trong khi Nghị định thư thứ hai quy định về việc loại bỏ hình phạt tử hình. Như vậy, có thể nói, hình thức nghị định thư đi kèm là một bước tiến quan trọng, tiến đến hoàn thiện cơ chế chung cho pháp luật quốc tế về quyền con người. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 23 5. Các cơ chế tài phán ở phạm vi quốc gia, khu vực, toàn cầu – xu thế phát triển Đối với nhiều văn kiện, hình thức và hoạt động của cơ quan tài phán thường được nêu ra trong các nghị định thư đi kèm, cấu thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của mỗi cơ chế nhân quyền ở tầm khu vực và trên thế giới. Đây trở thành một xu thế chung cho sự phát triển, đảm bảo việc thực thi quyền con người được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Không chỉ có tác dụng giám sát, điều tra và xét xử, các cơ chế tài phán này còn có hiệu quả trước hết là ngăn ngừa và răn đe những hành vi vi phạm nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới. Bắt đầu dưới hình thức các Ủy Ban, tiến tới là các Tòa Nhân Quyền với một cơ chế hoạt động chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, xu thế tài phán hóa các quy định về nhân quyền đã được thể hiện mạnh mẽ ở các khu vực, điển hình cho xu thế này chính là Ủy Ban Nhân Quyền Châu Âu và Tòa Nhân Quyền Châu Âu (mà sau này chỉ còn lại duy nhất Tòa Nhân Quyền Châu Âu). Trong khi hình thức Ủy Ban thường chỉ nhận báo cáo quốc gia, các đơn khiếu kiện và giải quyết các vấn đề dưới hình thức khuyến nghị đề xuất thì một Tòa Án Nhân Quyền có thể đưa ra các phán quyết có tính cưỡng chế thi hành cao, đảm bảo việc tuân thủ của quốc gia vi phạm. Chính vì lẽ đó, các khu vực đều đã tiến tới việc có các tòa nhân quyền (tòa nhân quyền châu Âu, châu Mỹ, châu Phi), và trên phạm vi toàn cầu cũng đã hình thành các tòa án với nhiệm vụ và phạm vi hoạt động lớn hơn một tòa nhân quyền thông thường, có xét xử các hành vi vi phạm nhân quyền (như Tòa Hình Sự Thường Trực, Tòa án hình sự quốc tế Nam Tư cũ – ICTY hay Tòa án hình sự quốc tế Rwanda – ICTR). Theo đó, châu Á nói chung và khu vực ASEAN nói riêng không thể đứng ngoài xu thế này. Tuy chưa có một văn kiện khu vực nào về nhân quyền ở Châu Á, những cũng đã bước đầu xuất hiện những sáng kiến không chính thức từ phía chính phủ và phi chính phủ,5 như Hiến Chương châu Á về quyền con người của xã hội dân sự (1998)6 hay triển vọng về một hiến chương khu vực cũng đã được đưa ra trong nhiều hội nghị của ASEAN.7 5 Xem Seth Harris, Nhân quyền ở Châu Á: Sự hình thành một công ước khu vực, Tạp chí Luật Châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Law Journal), 2000, www.hawaii.edu/aplj. 6 www.ahrchk.net. 7 www.aseansec.org. Bài tập nhóm – Môn học Nhân Quyền 24 KẾT LUẬN Một nhận định có thể đưa ra trước tiên về quá trình phát triển của các văn kiện quyền con người đó là, những văn kiện này đã có nền tảng từ lâu đời và qua năm tháng ngày càng phát triển theo xu thế và nhu cầu chung của thời đại, góp phần to lớn vào việc thực thi lý tưởng chung của các quốc gia và của mỗi con người trên thế giới. Trật tự pháp lý đó tuy còn chưa thống nhất và chưa hoàn thiện, cũng gây không ít tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận vai trò to lớn của các văn kiện này và các cơ chế quốc tế, khu vực trong thời đại ngày nay. Một nhận định thứ hai cũng không kém phần quan trọng, đó là thành quả phát triển quyền con người phản ánh những nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế hiện đại được ghi nhận trong Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Sự công nhận phẩm cách vốn có cũng như các quyền bình đẳng của con người trong cộng đồng nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới. Các quốc gia thành viên các văn kiện này góp phần xây dựng và bảo đảm các quyền cơ bản, phẩm cách và giá trị của con người, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trên cơ sở tự do và bình đẳng. Cụ thể hơn, các chuẩn mực được ghi nhận và cơ chế giám sát việc thực hiện các văn kiện nhân quyền nêu trên đã được hình thành và phát triển theo một xu thế chung, trên cả ba cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các công ước này là kết quả của những nỗ lực tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là của Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực khác trong việc đảm đương vai trò là cơ quan “lập pháp” quốc tế của mình. Hệ thống các điều ước về quyền con người là cơ sở để các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia tham gia các công ước tôn trọng, bảo đảm thực thi các quyền con người trên các lĩnh vực khác nhau ngày một tốt hơn và hiệu quả hơn. Những chuẩn mực đạo đức được ghi nhận trong các văn kiện nhân quyền cần được xem như một mục tiêu, lý tưởng của các quốc gia, dân tộc, không phân biệt lịch sử, bản sắc văn hóa, chế độ xã hội mà mỗi quốc gia hướng tới. Thành viên tham gia các văn kiện này không chỉ với tư cách một quốc gia nhất đinh, mà còn là một bộ phận của khu vực và của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người và vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_quyen_present_3_8074.pdf