Làm việc c hung với một người có nền văn hoá khác, chắc chắn bạn phải tìm hiểu rõ hơn về
văn hoá nước bạn. Để tạo mối quan hệ làm ăn với một người có nền văn hoá khác dễ dàng
hơn, có hiệu quả hơn bạn cần phải hiểu rõ hơn về những niềm tin, giá trị, và cung cách ứng
xử của v ăn hoá nước bạn. Hiểu thêm về văn hoá sẽ giúp bạn hiểu tác động của văn hoá đến
sự năng động, cách ứng xử và cách suy nghĩ của bạn như thế nào.
Sự hiểu biết về văn hoá sẽ làm cho bạn đỡ bực và làm việc có hiểu quả hơn.
Khi bạn gặp phải sự hiểu lầm về v ăn hoá, việc làm chậm tiến trình đó và kiểm tra lại cá c
quy tắc ứng xử và cặp kính văn hoá của bạn cũng như của người Mỹ sẽ đ ỡ b ực t ức trong
giao tiếp. Bạn có linh cảm là sẽ kiểm s oát được tình hình. Nó sẽ giúp bạn bớt thành kiến hơn
và có thái độ ít tiêu cực hơn vì bạn nhận thấy rằng sự khó chịu của mình chẳng qua chỉ là sự
khác biệt về văn hoá có thể tiên đoán được từ trước. Điều quan trọng hơn là nó tạo cho bạn
khả năng thay đổi cách ứng xử của mình và cư xử tốt đẹp hơn với các đồng nghiệp Mỹ
trong tương lai
35 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những điểm cần lưu ý khi làm việc với người Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh
8.2.1. Thay đổi khi có cơ hội:
tiến hành thay đổi nhất là thay đổi cải thiện xã hội trong kinh doanh, làm tăng hiệu quả
và cải thiện sản xuất được coi là cách hợp lý để giải quyết khó khăn trong làm ăn.
Tự cải tiến:
người Mỹ tin rằng hầu như tất cả mọi thứ đều có thể tốt hơn , kể cả bản thân họ. bằng
cách thường xuyên đọc s ách báo chuyên môn và tham dự các chương trình huấn luyện
người Mỹ tin rằng họ có thể trở nên có hiệu quả hơn trong công việc.
8.2.2. Chấp nhận rủi ro
Người Mỹ cho rằng bạn cần phải mạo hiểm mới thành công, chấp nhận mạo hiểm trong
kinh doanh hay trong cuộc sống cá nhân được coi là cần thiết để thành công hoặc phát
triển. người Mỹ chấp nhận mạo hiểm nhằm giành được phần thưởng to hơn
8.2.3. Sắp xếp thời gian:
Với người Mỹ thời gian là vàn g bạc
Họ không bao giờ cảm thấy có đủ thời gian. Họ nói về “tốn thời gian”, “mất thời gian”,
“tiết kiệm thời gian”, và chắc chắn là không muốn phí thời gian. Sử dụng thời gian một
cách khôn khéo và có hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian là mối quan tâm
hàng đầu trong kinh doanh. Với người Mỹ thời gian là đường thẳng, thời gian đi và
không quay trở lại. Họ dành thời gian cho những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu
Người Mỹ luôn vội vã
Họ thường tỏ ra là đang phải giành giật lấy thời gian và đang bị mất thời gian, dường
như không bao giờ có đủ thời gian trong một ngày để hoàn thành tất cả danh mục các
việc cần làm. Họ luôn hối hả ,vội vã cố làm càng nhiều càng tốt trong một ngày, họ
thường muốn truyền đạt ý nghĩa cấp bách của công việc và thời hạn phải hoàn thành.
Người Mỹ thường sử dụng thời gian rất nghiêm ngặt và thời gian được chia thành những
Trang 19
phần nhỏ, đánh dấu và đặt kế hoạch. Trong một công ty Mỹ bạn không những được
đánh giá về chất lượng công việc mà cả về thời gian cần thiết để thực hiện công việc đó.
8.2.4. Đặt kế hoạch và lập tiến độ thời gian biểu.
Lập kế hoạch là rất quan trọng
Người Mỹ cho rằng diều xảy ra trong tương lai phần lớn nằm trong tầm kiểm soát của
họ. Họ tin là có thể làm nên sự thay đổi, đặt kế hoạch cho tương lai là biện pháp quan
trọng để kiểm soát tương lai
Kế hoạch phải dựa trên các số liệu khách quan
Khi người Mỹ đặt kế hoạch, họ phài tìm kiếm số liệu, chỉ tiêu và xác xuất để giúp họ xây
dựng kế hoạch tốt nhất.họ thường tỏ ra nghi ngờ những đánh giá không dựa trên những
dữ liệu chắc chắn, có thể quan sát được và đo lường được. Họ tin rằng bạn có thể đánh
giá dược mọi thứ từ sản lượng tiềm năng của thị trường đến khả năng của các nhân viên.
Thành công hay thất bại được do bằng số liệu thống kê hoặc chỉ tiêu. Đối với doanh
nhân Mỹ điển hình, với bất cứ công việc gì thì lịch công tác, quỹ thời gian và thời hạn
chót mang nghĩa mệnh lệnh , kiểm soát và dự báo. Người Mỹ thường thích kết thúc buổi
họp bằng một kế hoạch, một phương hướng hoặc những bước tiếp theo cần tiến hành.
Nếu một kế hoạch đổ bể hay điều kiện thay đổi, họ muốn đánh giá lại kế hoạch làm việc
hay tiến độ và lập một kế hoạch khác thực tế hơn.
Ở một mức độ lớn họ có thể kiể m soát được mọi việc làm của họ, tiến độ, thời gian biểu
hay thời hạn chót hoàn thành công việc
Các nhà quản lý Mỹ tin rằng nếu cấp dưới của họ thấy rằng họ không thể hoàn thành
công việc đúng thời hạn mặc dù sẽ hết sức cố gắng thì trách nhiệm của cấp dưới là phải
trình bày vấn đề này với lãnh đạo của mình.
8.2.5. Hướng về tương lai
Người Mỹ hướng về tương lai
Người Mỹ tin là họ cần phải hướng về tương lai và không nên làm việc vì quá khứ. Đối
với người Mỹ hướng về sự thay đổi, gác bỏ quá khứ thường tạo ra được nhiều cơ hội
hơn. Thay vì nhìn về quá khứ tìm phương, người Mỹ thường hướng về phía trước, đến
tương lai. Quá khứ và những truyền thống của nó ít dính líu với hầu hết người Mỹ đặc
biệt khi đưa ra quyết định về những vấn đề của ngày hôm sau. Người Mỹ thích điều mới
lạ họ luôn luôn sáng tạo ra những sản phẩm mới và cải tiến những cái cũ
Kiểm soát + thay đổi = tiến bộ
Kinh nghiệm xây dựng đất nước làm họ tin rằng môi trường xã hội và vật chất có thể chi
phối và khống chế được bằng những cố gắng của con người. Tiến bộ một tương lai tốt
đẹp hơn không phải là không có thể mà còn nằm trong tầm với của họ là điều cần phải
lao động cực nhọc mới dành được. Người Mỹ tin rằng thông qua những thay đổi có kiểm
soát họ có thể cải thiện điều kiện của con người và họ có thể làm ngay được điều đó. Các
nhà quản lý Mỹ thường thiếu kiên nhẫn và thiếu tôn trọng đối với những người đồng
nghiệp chấp nhận nghèo nàn hoặc làm việc dưới tầ m của mình một cách thụ động. Họ
tin rằng người ta luôn luôn có thể làm tốt hơn.
Mặc dù người Mỹ tập trung vào tương lai, nhưng tiêu điểm của họ lại chỉ nhắm vào một
thời hạn ngắn. Người Mỹ muốn mọi việc diễn ra nhanh chống. Họ muốn thấy ngay kết
quả của những nổ lực của mình. Người Mỹ trong kinh doanh hướng vào và rất kiên
Trang 20
quyết với tương lai trước mắt nhưng thường gặp khó khăn trong việc duy trì sức lực và
cam kết dài hạn. Trừ khi có những phần thưởng rõ ràng cho những cố gắng của họ.
CHƯƠNG 9: NGƯỜI MỸ TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC
9.1. Sự khác biệt về văn hó a:
Xấu hổ và tội lỗi :
Bất kì một nền văn hóa nào trên thế giới cũng đều có 2 cách để kiểm soát các hành vi là
xấu hổ và tội lỗi . Trong mọi xã hội đều dùng các cách này nhằm ràng buộc con người
phải tuân thủ những quy định, cho phép con người sống, làm việc và giao tiếp với nhau
một cách hài hòa.
Các nền văn hóa nhấn mạnh ý nghĩa cộng động thường sử dụng xấu hổ làm biện pháp
chính để kiểm soát hành vi cư xử của con người. Con người trong xã hội này thường là
người đại diện cho nhóm của họ (gia đình, công ty, trường học). Nếu làm được điều tốt,
mọi người sẽ tán thưởng, con tập thể sẽ có thêm uy tín và được tôn trọng; còn ngược lại,
kết quả nhận được sẽ là không chỉ riêng bản thân người đó mà cả tập thể của họ cũng bị
mất mặt. Bởi vì mỗi cá nhân gắn kết với tập thể rất chặt chẽ mà quyền lực của tập thể ấy
lại rất lớn nên sự lo sợ tiếng xấu chung, sự chê bai, xấu hổ hay bị mất thể diện đã trở
thành động lực mạnh mẽ để ngăn con người không được vi phạm những quy định của xã
hội.
Còn đối với nền văn hóa dựa trên cá nhân, quyền lực của nhóm, tập thể ít có ý nghĩa nên
mô hình kiể m soát xã hội bằng tội lỗi sẽ được đề cao. Đó là các nền văn hóa nhấn mạnh
riêng tư như Canada, Mỹ, châu Âu. Con người được đào tạo và giáo dục để có khả năng
tự nhận ra làm thế nào là đúng. Và nếu vi phạm vào những quy định của xã hội, người
Mỹ cảm thấy xấu hổ và có tội; họ sẽ cho rằng mình không phải là người tốt hay xứng
đáng vì đã không giữ được nhựng chuẩn mực của chính mình và của xã hội.
Tư tưởng Mỹ: Làm đúng quan trọng hơn là được cảm tình.
Người Mỹ luôn so sánh hành vi của họ với điều họ nghĩ là cần phải alm2 như vậy. Họ đã
mạo hiểm tất cả về những điều họ cho là đúng, và khi đó họ cảm thấy không có lỗi bất
chấp người khác có tán thành hay không, cho dù là làm trái y kiến của gia đình, bạn bè
hay người thân thiết.
Thật vậy, tư tưởng của người Mỹ là bên cạnh những quy định của xã hội thì vẫn phải
tuân theo những nguyên tắc của bản thân mình, và đó chính là giá trị văn hóa đã cho
phép họ có thể đi ngược lại tập thể của mình, một khi bản thân họ cho rằng tập thể là sai.
Điều này đã chứng minh một điểm khác biệt rất lớn với những giá trị văn hóa châu Á là
nhấn mạnh đến sự hài hòa và tôn trọng nhu cầu của tập thể.
Người Mỹ tuân thủ luật và các qu y tắc lại được củng cố thê m bằng các giải pháp chí nh
thức và không chính thức:
Mỹ là mảnh đất của các luật lệ và quy định. Họ tin rằng nếu mọi người đều tôn trọng
quy định và pháp luật thì tất cả mọi người đều có lợi. Cảnh sát và các cơ quan chức năng
khác sẽ là những hình thức giám sát một cách chính thức; và các biểu hiện phản đối của
cộng đồng xã hội sẽ là sự giám sát không chính thức. Bởi lẽ bất kì một người Mỹ nào
cũng được dạy phải nghiêm chỉnh tuân thủ luật pháp và áp dụng luật pháp là bình đẳng
với tất cả mọi người, dù là họ làm việc với gia đình, bạn bè hay người hoàn toàn xa lạ.
Trang 21
Khi vi phạm một luật lệ xã hội đã được mọi người chấp nhận thì người Mỹ sẽ b ị chê
trách hay sẽ b ị người khác nhắc nhở. Tuy vậy, có một điều cần lưu ý rằng người Mỹ
không chấp hành luật lệ hay quy định một cách vô ý thức. Nếu có ai đó nghĩ rằng một
luật hay một quy định là vô lý hoặc không còn phù hợp, không công bằng thì họ có thể
tìm cách thay đổi, bác bỏ hay bất chấp nó. Đó chính là ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân
đã góp phần cân bằng những xu hướng tuân thủ luật nhưng lại với một cách mù quáng.
Ứng xử trong nhóm và ngoài nhóm, người Mỹ luôn lúng túng trước cách ứng xử ngoài
xã hội của người châu Á:
Rất nhiều nền văn hóa châu Á nhìn nhận những quy định xã hội khác hẳn với văn hóa
Mỹ. Trong hầu hết các nền văn hóa thiên về tập thể này đều có những khuôn phép ứng
xử chặt chẽ đối với những người được gọi là trong nhóm. Họ là những người thuộc về
gia đình, bạn bè hay những người thường xuyên có các mối quan hệ xã hội. Bởi họ là
những người quen biết thân thuộc nên cần phải duy trì các mối quan hệ hài hòa; và
ngược lại, nếu như cư xử không lịch sự hay khiế m nhã thì sẽ đem lại cho cá nhân và tập
thể một sự xấu hổ hay mất thể diện. Còn đối tượng còn lại – những người không quen
biết - sẽ thuộc vào những người ngoài nhóm, do đó mà người châu Á đã quan niệm rằng:
những khuôn phép ứng xử hay những hành vi xã hội sẽ không nhất thiết phải áp dụng
với nhóm người này.
Khác hẳn với những quan điểm trên của văn hóa châu Á, người Mỹ lại không thể hiểu và
không chấp nhận về sự phân biệt trong những quy định,cách ứng xử khác nhau với
những người trong nhóm và ngoài nhóm, hay với những người quen biết và không quen
biết. Đứng trên quan điểm trọng về lỗi của người Mỹ, họ luôn tin rằng khi tất cả mọi
người đều trong cùng một nền văn hóa thì không nên có sự phân biệt, và cho dù trong
mọi tình huống nào đi nữa thì những cách ứng xử giữa người với người cũng cần được
một loạt các quy ước chỉ đạo, nhất là xã hội s ẽ áp dụng một cách thật công bằng cho tất
cả mọi người.
9.2. Ứng dụng vào việc kinh doanh
9.2.1. Các quy định trong công việ c:
Lãnh đạo châu Á tốt bụng và nhân từ: Người châu Á quan niệm rằng một người lãnh đạo
tốt và lý tưởng là một người biết làm gương, duy trì tố chuẩn mực về đạo đức trong
sáng, cũng như phải là người lịch sự, thông cảm và thận trọng trong lời nói cũng như
việc làm đối với nhân viên. Đối với họ, cách tốt nhất để đưa ra một quyết định bất kì là
dựa vào cơ sở nhân từ và quan tâm, sau cùng trong trường hợp xấu nhất mới là dựa vào
luật lệ, quy ước và nội quy; bởi với họ, những luật lệ thành văn bản này ít nhiều sẽ có thể
gây hại đến các mối quan hệ giữa con người với con người.
Người Mỹ tuân thủ nguyên tắc: Trái ngược với văn hóa châu Á, người Mỹ lại lấy các
luật lệ, quy ước hay nội quy là m cơ sở để đưa ra các quyết định. Vì chỉ khi tuân thủ các
chính sách, chuẩn mực, hoạt động được áp dụng một cách đồng loạt và nhất quán thì sự
công bằng cho tất cả mọi người mới được đảm bảo. Tính nhân từ hay nhân đạo của lãnh
đạo châu Á sẽ không được ưa thích sử dụng mà còn có thể bị xem là thiên vị, không
công bằng hoặc tham nhũng. Người Mỹ thường nói “Luật pháp đưa ra là đề tôn trọng”,
chính vì vậy mà họ rất cương quyết về việc tuân thủ ngay cả khi những quy ước có thể
vô nghĩa. Và chắc chắn một điều rằng họ sẽ có thể khó chịu nếu các quy ước không được
tôn trọng, nhất là trong lĩnh vực an toàn va kiểm tra chất lượng.
Trang 22
Đối với người châu Á và người Mỹ, Hợp đồng có những ý nghĩa rất khác nhau: Với một
nhà quản lý châu Á thì những cam kết bằng hành động, cử chỉ hay lời nói sẽ có tính chất
bắt buộc hơn là một hợp đồng bằng văn bản. Họ cho rằng do các điều kiện môi trường
tác động và không một cá nhân nào có khả năng kiể m soát được trong tương lai, nên hợp
đồng với họ chỉ được xem như là mục tiêu hoàn thành, thậm chí có thể được thương
lượng lại khi bắt buộc; bản hợp đồng chỉ là sự thỏa thuận trong mối quan hệ lâu dài luôn
cần được cảm thông, ủng hộ và phụ thuộc lẫn nhau, chứ không phải là một sự cam kết
chắc chắn. Còn xét trong văn hóa kinh doanh của Mỹ, hợp đồng lại là điể m kết thúc. Với
họ, từ ngữ đã thể hiện bằng văn bản mang nhiều ý nghĩa hơn bất kì lờ i nói hay cử chỉ
nào.Vì nó có khả năng tạo sự kiểm soát, trật tự và có thể dự tính trong tương lai nên một
bản hợp đồng phải được hoàn thành đúng với những gì được viết ra; và với tất cả những
điều đó người Mỹ có thể tự tin rằng họ sẽ được bảo vệ khỏi tất cả những sự cố có thể
xảy ra trong tương lai.
9.2.2. Đạo đức:
Đạo đức quy định cách cư xử đúng: Trong kinh doanh, Đạo đức là một loạt những quy
định hay nguyên tắc đạo đức g iúp cho các thành viên trong tổ chức phân biệt được cái
đúng cái sai nhằm xác đ ịnh hướng hành động, ứng xử đúng trong các tình huống khác
nhau. Trong xã hội châu Á, mọi người quan niệm rằng đạo đức có tính nhất thời và phụ
thuộc vào điều kiện cụ thể cũng như bản chất mối quan hệ những người trong cuộc.
Chính vì thế mà hầu như các nền văn hóa châu Á trước đây thường đề cao đạo đức với
lòng tốt hay tính nhân đạo hơn là các quy ước hay luật pháp mà nền văn hóa Mỹ coi
trọng. Trong kinh doanh người Mỹ luôn có cách ứng xử có đạo đức nhưng không vì thế
mà trái pháp luật hay gây thiệt hại đến cho cộng đồng. Nói như thế có nghĩa là chắc chắn
rằng, chỉ cần một hành động thiên vị với một người hay tập thể này nhưng lại gây hại
đến người khác, tập thể khác thì hành động đó sẽ bị xem là sai trá i hay vi phạm đạo đức,
và thậm chí có thể khiến họ nghĩ đến, bạn đang hối lộ hay tham nhũng trái pháp luật.
Chẳng hạn như vấn đề trao và nhận quà: về vấn đề này người Mỹ đã có những chính
sách rất rõ ràng. Họ quan niệm khi nhận một món quà từ người ký hợp đồng tức là nhận
một món nợ từ người cho và có thể phải giải quyết những vấn đề trong hợp đồng bằng
cảm tình riêng. Còn ngưởi châu Á, trong tình huống như vậy thì đơn giản hơn rất nhiều:
quà cáp, là một vấn đề được coi là một nghĩa vụ cơ bản của những người đã dành sự
quan tâm, đến mình.
Một số cách ứng xử bị n gười Mỹ xem là k hông đạo đức tr ong công v iệc, bao
gồm:
Sử dụng tài sản hoặc quan hệ của công ty vì mục đích cá nhân.
Không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của công ty bạn hoặc của công ty/
người khác.
Không giữa bí mật của công ty, của khách hàng và thông tin nhân sự.
Man khai về sản phẩm và dịch vụ.
Có ăn chia trong kinh doanh của một đối thủ hoặc nhà cung cấp, hoặc
nhận thù lao do giúp đỡ cho đối thủ.
Trang 23
Nói dối, cung cấp những thông tin sai lệch cho người tiếp nhận báo cáo
(cấp trên, nhà thầu chứng khoán, quan chức thuế).
Không đặt ra, không áp dụng những tiêu chuẩn về sản phẩm hoặc sự an
toàn nơi làm việc.
Không báo cáo, bao che cho những hoạt động bất hợp pháp của những
nhân viên khác.
9.2.3. Thương lượng:
Phong cách thương lượng châu Á: Các vấn đề chung: Những điểm chung trong vấn đề
thương lượng của văn hóa châu Á là (1) mục đ ích của quá trình thương lượng là xây
dựng mối quan hệ lâu dài; (2) cần phải xây dựng được mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng
lẫn nhau trước khi bước vào hoạt động kinh doanh; và (3) cuộc thương luợng thuờng bắt
đầu giữa các cá nhân và chỉ thảo luận cụ thể s au khi mọi người đưa ra sự đồng tình nhất
định. Từ những điểm chung trên đã dẫn đến một hiện tượng thường gặp, là dường như
hầu hết việc thương lượng của người châu Á kéo rất dài nhưng kết quả cuối cùng vẫn là
sự thỏa thuận giữa 2 bên về các vấn đề và sự thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi.
Phong cách thương lượng truyền thống của Mỹ: Những phong cách thương lượng của
người Mỹ được biểu hiện bởi chính những giá trị đặc thù của xã hội Mỹ và kinh doanh
Mỹ, bao gồm:
Xu hướng Thắng thua.
Xu hướng Đạt kết quả.
Xu hướng Đánh bài ngửa.
Xu hướng Từng việc một.
Xu hướng Bình đẳng/ không chính thức
Xu hướng Quyết định cá nhân
Xu hướng Tuân theo luật pháp
Những chiến lược thương lượng khác.
CHƯƠNG 10: GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI MỸ
Phát biểu trước công chúng
Phát biểu trước công chúng ki ểu Mỹ
Người Mỹ cho rằng nhà quản lí phải là người truyền đạt giỏi. Những nhà quản lí có khả
năng trình bày giỏi thì sẽ có nhiều lợi thế và có cơ may được cất nhắc nhiều hơn so với
những người không có khả năng ăn nói.
Họ thường nói ngay ở phần đầu là họ sẽ trình bày về vấn đề gì? Kết thúc bằng cách tóm
tắt những điểm chính.
Trang 24
Những thách thức đối với các nhà quản trị Châu Á
Phát biểu bằng tiếng anh
Yếu tố văn hóa.
Chuyện phiếm: những chủ đề có thể nói và những chủ đề nên tránh
Họ không muốn xúc phạm đến đồng nghiệp của mình bằng cách tỏ ý rằng thông tin
không được truyền đạt rõ.
Họ còn lo lắng thông tin hoặc chỉ thị khi được nhắc lại họ vẫn không hiểu.
Chính vì vậy, các nhà quản lí Châu Á phải cố gắng đòi hỏi phải làm rõ hoặc g iải thích
them khi họ không hiểu những đồng nghiệp Mỹ.
Cách biểu lộ là bạn đã hi ểu bằng cử chỉ
Khi họ bắt đầu nói và thỉnh thoảng trong suốt quá trình nói chuyện, người Mỹ thường
nhìn vào mắt người đối thoại, đặc biệt khi họ nhấn mạnh hay muốn ra hiệu để biết rằng
đến lượt người đó nói.
Người Mỹ thường gật đầu và mỉm cười vào những lúc thích hợp.
Khi trình bày mà họ không hiểu hoặc không đồng ý, người Mỹ thường dung những biểu
hiện trên mặt để tỏ ra rằng họ không hiểu hoặc thất vọng.
Khi bạn không hiểu
Rất dễ hiểu lầm người Mỹ. Họ nói nhanh và dung nhiều tiếng lóng. Họ chỉ giao tiếp
bằng tiếng anh, nên họ không thể hiểu được khó khăn của các nhà quản lí Châu Á.
Khi không hiểu họ, người Mỹ muốn bạn ngắt ngang câu chuyện và cho họ biết rằng bạn
không hiểu.
Hiểu nhau trong giao tiếp
Cách biểu lộ là bạn đã hi ểu
Người Mỹ có và muốn có nhiều cách hồi âm hay khẳng định là người nghe đã nghe
được điều người nói muốn nói. Bạn có thể nghe được từ đệm như “Vâng,!” , “Ok!” , “
Đúng rồi!” …..
Nếu người Mỹ không nhận được hồi âm từ người khác cho thấy rằng người đó đang theo
dõi họ đang nói, họ có thể khó chịu và phân vân không hiểu người kia có đang nghe,
phản đối hay thích thú với câu chuyện. Người Mỹ thường đưa ra những câu hỏi giữa
chừng như “Bạn có hiểu không?” , “Được chứ?” ,……..
Nếu họ vẫn không nhận được sự trả lời, người Mỹ có thể nói nhiều hơn, nhanh hơn để
lấp sự im lặng.
Những câu hỏi phải trả lời “Vâng” hoặc “không”
Người Mỹ thường đặt một câu hỏi để có câu trả lời ‘Vâng’ hay ‘không’. Đối với họ chỉ cần
trả lời “ Vâng’ hoặc ‘không” là vấn đề trở nên rõ ràng. Đối với một người Mỹ đây có thể là
một câu hỏi hơi thô bạo nhưng cũng có thể được cấp trên hay dùng để nói với nhân viên.
Khi bạn nói “Vâng” hay “Không”, việc bạn nói như thế nào, thậm chí nó có nghĩa là gì sẽ
do văn hóa quyết định là chính.
Nói “Vâng”
Trang 25
Người Châu Á nói “Vâng” vì một số lý do. Họ có thể nói để biểu lộ là họ đang nghe. Người
Mỹ rất có thể hiểu một từ “Vâng” như là một sự chấp nhận và cho là đã được sự nhất trí.
Người Châu Á cũng có thể nói “Vâng” để giữ thể diện. Một cuộc nói chuyện thẳng thắn
về các chủ đề tiêu cực sẽ bị coi là bất lịch sự và thô thiển ở bất kỳ nước Châu Á nào.
Người Mỹ chỉ nghe những lời nói ra mà không tìm hiểu nội dung thực của nó vì cho
rằng đã có sự chấp nhận hay đồng ý về một điều gì đó.
Đối với người Mỹ từ “Vâng” là một tuyên bố rất rõ ràng về sự đồng ý hoặc chấp nhận.
Người Châu Á chú ý cả về nội dung cũng như từ ngữ.
Nói “Không”
Tất nhiên người Châu Á cũng nói “không”, khác với cách người Mỹ truyền đạt sự bất
đồng ý kiến. Ở Châu Á, người ta thường không muốn làm phật lòng người khác bằng
cách thẳng thừng bác bỏ ý tưởng đề nghị hay lập trường của người ấy. Vào những lúc
khác họ sẽ truyền đạt từ “không” bằng cách dùng những từ mập mờ.
Người Mỹ thẳng thắn: Người Mỹ thường thẳng thắn trong cách giao tiếp của họ. Họ muốn
bạn đi thẳng vào vấn đề, họ tin là người ta cần phải nói ra công khai và trực tiếp họ nghĩ gì
và muốn gì từ người khác. Khi người Mỹ có thể nói : “Bạn phải”, hoặc “bạn cần phải” để tỏ
ý tôn trọng và lịch sự. Mỹ có thể hiểu những đề nghị nhẹ nhàng của người Châu Á là không
khẩn cấp hay quan trọng, do đó không đòi hỏi phải phản ứng ngay. Nếu sau đó họ hiểu là
một yêu cầu, họ có thể tỏ ra rất bực tức và cáu giận.
Biểu lộ sự đồng ý hay phản đối: nói “Vâng” hoặc “không”
Người Mỹ sẽ đưa ra những phản ứng tiêu cực và thường xuyên chia sẻ những tin không hay
hoặc dễ dàng bất đồng ý kiến hơn là các đồng nghiệp Châu Á của họ. Họ cảm thấy thoải
mái trong khi làm điều đó do đã được đào tạo ngay từ nhỏ. Họ không tin là làm việc ảnh
hưởng đến thể diện hay hài hòa lại nghiêm trọng như bạn đồng nghiệp Châu Á.
Hãy trực tiếp: khi đưa ra lời đề nghị gì.
Người Châu Á kín đáo
Người Châu Á có khuynh hướng kín đáo đặc biệt khi đề cập đến một vấn đề gai góc. Người
Châu Á khi nghe thường có khả năng hiểu được ẩn ý của câu chuyện này. Người Mỹ khi
nghe chính câu chuyện này, đầu tiên là chú ý đến những từ ngữ được nói ra và có thể dễ
dàng không nghe thấy thực chất của vấn đề.
Người Mỹ có thể cảm thấy bực mình khi giao tiếp với một người Châu Á bởi vì họ không
biết chắc họ đứng ở đâu. Người Châu Á có thể khó chịu khi trao đổi với người Mỹ bởi vì họ
không hiểu tại sao người Mỹ lại không hiểu và không nhạy cảm với những cái đã quá rõ
ràng.
Thật thà và lịch sử.
Một ưu tiên của người Châu Á : giữ thể diện
Hầu hết người Châu Á được giáo dục là v iệc quan tâm đến thái độ của người khác hoặc
những điều tế nhị trong một cuộc nói chuyện còn quan trọng hơn cả việc trao đổi một
câu chuyện cụ thể.
Khi nào người Mỹ thích lịch sự hơn sự thật: khi gặp những vấn đề mấu chốt, người Mỹ
thường tin rằng “trung thực” quan trọng là cách biểu lộ thái độ. Nếu là một vấn đề không
quan trọng thì người Mỹ cũng giống như người châu Á rất có thể sẽ dùng ‘lời nói vô
Trang 26
hại” để giữ thể d iện và không làm tổn thương đến tình cảm của những người có lien
quan.
Khi nào người Mỹ thích sự thật hơn lịch sự:
Sự khác nhau giữa người Châu Á và người Mỹ trở nên rõ ràng hơn về những vấn đề có ý
nghĩa quan trọng. Trong công việc hoàn thành nhiệm vụ được người Mỹ bình thường coi
là có ưu tiên cao hơn là giữ thể diện của đồng nghiệp hay cấp dưới.
Người Mỹ công khai bày tỏ thái độ:
Trong giao tiếp người Mỹ rất thẳng thắn, họ có thể trở nên rất nhạy cảm trong phong
cách giao tiếp của mình khi so sánh với hầu hết người Châu Á. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ
gặp những người Mỹ trong công việc tỏ ra thiếu kiên nhẫn, bực bỗi, cáu gắt, giận dữ.
Sự khác nhau lớn giữa những người Mỹ khi biểu lộ thái độ, xuất phát từ tuổi tác, nền
tảng văn hóa. Tuy nhiên, người Mỹ tin rằng một cuộc trao đổi với thái độ thẳng thắn và
cởi mở bao giờ cũng tốt hơn là khi người ta giấu kín tình cảm của mình.
Người Mỹ thường nói về ‘cảm giác thư thái” sau khi trút hết bầu tâm sự của mình.
Lập luận và tranh cãi:
Các nhà quản lí Mỹ đôi khi sẽ đóng vai trò “người biện hộ cho quỷ sa tăng”. Điều đó có
nghĩa là họ sẽ phản đối một kiến nghị hay một ý tưởng, đưa ra những phản biện và các
câu hỏi chỉ để được yên tâm là vấn đề đã được khai thác triệt để trước khi đi đến một
quyết định. Người Mỹ tin rằng họ có thể bất đồng ý kiến nhưng mến nhau và cùng nhau
làm việc có hiệu quả.
Văn hóa ảnh hưởng đến thái độ:
Tính cách khác nhau và văn hóa khác nhau cũng ảnh hưởng đến cách biểu lộ cho người
khác thấy cảm giác thực của mình.
Người Mỹ nói nhi ều:
Người Mỹ có thể là người nói nhiều, họ đã được rèn luyện để diễn đạt ngay từ khi còn
rất nhỏ. Họ phá vỡ sự yên lặng bằng những câu hỏi hoặc những nhận xét riêng của mình
khi những người Châu Á lưỡng lự và cần thời gian suy nghĩ. Họ thường là những người
khuấy động các cuộc thảo luận. Đôi khi, người Châu Á bị choáng ngợp bởi hàng tràng
những từ ngữ mà họ nhận được của người Mỹ. Họ quan điểm rằng tham gia và có liên
quan đến một công việc nào đó là phải nói và phát biểu ý kiến của mình. Nếu không làm
vậy thì không được coi là có tham gia.
Người Mỹ hỏi nhi ều:
Họ muốn nắm bắt được càng nhiều thông tin càng tốt về vấn đề họ quan tâm, cũng để
cho câu chuyện được tiếp tục. khi họ đặt câu hỏi, họ muốn có được ngay câu trả lời. Nếu
không được đáp ứng, họ cho rằng người được hỏi có thể tức giận, chán hay không có gì
để nói.
Cách giao tiếp với người Châu Á:
Người Châu Á thường dùng một bên trung gian hoặc bên thứ ba có uy tín để tránh bị
mất mặt. Người Châu Á vẫn coi trọng phép lịch sự, phép xã g iao, sự trân trọng. Người
ngôn từ hoặc giọng nói đe dọa thường ít được sử dụng.
Trang 27
Người Châu Á rất chú trọng đến ngôn từ, họ cũng phải học cách chú ý đến ngữ cảnh của
từng từ, để ý nghĩa của nó được s inh động. Ngôn từ có thể mập mờ và có nhiều cách
hiểu, cách diễn đạt khác nhau.
Cách giao tiếp với người Mỹ:
Người Mỹ chú ý đến điều gì được nói hoặc viết ra, thường ít quan tâm đến những thông
tin xung quanh những từ đó – giọng nói, cử chỉ của người nói, điều gì đã được nói trước
và nói sau – so với những đồng nghiệp Châu Á của họ.
Trong giao tiếp với những người Mỹ thông thường từ ngữ quan trọng hơn các cách diễn
đạt không bằng lời khác lời nói.
Giao tiếp với người Mỹ càng chính xác bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, người Mỹ muốn
giảm thiểu khả năng hiểu lầm. Giao tiếp cô đọng và ngắn gọn về điều bạn muốn nói,
không lãng phí thời gian của người khác được xem là có nội dung và hữu hiệu.
Vì vậy, người Mỹ thường nhấn mạnh đến bản ghi nhớ và báo cáo để đảm bảo rằng thông
tin được truyền đi một cách cô đọng và mọi người liên quan đều nhận được cùng một
thông điệp.
CHƯƠNG 11: KINH DOANH VÀ HÀNH VI XÃ GIAO.
Xã giao tạo cho con người giao ti ếp một cách thuận lợi.
Phong cách, tập quán và hành vi giao tiếp xã hội là phần nổi của tảng băng trôi mà
chung ta gọi là văn hóa. Nhưng tập tục xã hội, tập quán và các nghi thức, những điều cần
làm và không được làm là những điều đầu tiên và rõ ràng nhất mà chúng ta thường nhận
thấy khi chúng ta đến một nước mới lạ hoặc gặp một người tư nước khác.
Hành vi xã giao cung cấp “ dầu bôi trơn xã hội” cho phép các mối quan hệ phát triển
thuận lợi từ cơ sở ban đầu và sau đó. Nếu bạn làm việc với những người từ nên văn hóa
khác, việc hiểu rõ và thoại mãi với hành vi xã g iao của nền văn hóa đó rất cần cho sự
thành công của bạn.
Người châu Á đánh giá cao hành vi xã giao.
Đối với đại đa số những người châu Á, hành vi xã giao là vô cùng quan trọng. ở khắp
châu Á có truyền thống sâu sắc về chủ ý và tôn trọng hành vị như nói chuyển, tự giới
thiệu mình, làm chủ nhà tốt bụng, làm một khách tốt phải ứng xử như thế nào, đó là
những vấn đề được người châu Á để ý tới rất nhiều.
Người Mỹ cũng quan tâm tới những hành vi xã giao đúng mức và lịch sự. họ có quy
định rõ ràng cho một phạm vi rộng lớn trong ứng xử xã hội. Tuy nhiên , do yếu tố cá tính
và sự thoải mã i được coi là những giá trị quan trọng.
Thách thức đối với các vị nhà quản lý châu Á muốn trở thành người lịch sự phải làm sao
để xác định những điều gì là quy định xã giao quan trọng họ bắt buộc phải tuân thủ ( tôn
trọng người dịch vụ, hút thuốc khi mớ i được phép…) và những quy định mà họ có thể
tuân theo hay không cũng được, tùy thuộc vào mức độ thoải mãi và ý muốn của họ.
Gặp gỡ và làm quen với người Mỹ.
Danh thiệp.
Người Mỹ thường trao đổi danh thiệp nhưng không thường xuyên và ít trọng hơn các
đồng nghiệp Á châu rất nhiều. Họ trao danh thiệp thường không trao đổi trong các buổi
Trang 28
gặp gỡ xã g iao hay ngoài công việc trừ phi đặc biệt cần thiết và hầu hết người Mỹ hiểu
được tầm quan trọng của tờ danh thiệp trong bối cảnh người châu Á.
Bắt tay.
Người Mỹ cũng thường không hiểu rõ khi nào thì cần bắt tay. Trong bối cảnh công việc,
nam và nữ thường bắt tay nhau khi gặp gỡ lần đầu. Khi họ bắt tay, thường họ chỉ nám
tay vài giây, nhìn vào mắt và mỉm cườ i và thường họ thích một cái bắt tay thật chặt vì họ
coi cái bắt tay yếu ớt là biểu hiện của một cá tính yếu đuối.
Hình thức xưng hô.
Trong công việc đa số người dân sống tại Mỹ thườn gọi nhau bằng họ. khi người Mỹ gặp
nhau và muốn giới thiểu ai, họ có thể dùng từ “Ông”, “Bà”, “Cô” hay gần hờn la “Bà”
(trong tiếng Anh “Miss, Ms” để chỉ người phụ nữ có hoặc không có chồng dùng từ này
luôn luôn an toàn). Nếu gặp người hơn hẳn về đẳng cấp và tuổi tác hoặc nếu đang ở
trong một tình huống rất nghiêm trang ( như là phát biểu ý kiến) thì cần có cách xưng hô
trịnh trọng hơn.
Biệt danh.
Biệt danh là những tên quen thuộc hay tượng hình được dùng trong các cuộc nói chuyển
hàng ngày. Người Mỹ thường khó phát âm đúng hoặc nhó tên châu Á, họ thường hay đặt
cho bạn một cái “ biệt danh” như họ thường làm với các đồng nghiệp.
Những câu nghi thức: Chào hỏi, Tạm bi ệt và những câu thường dùng khác.
Những người Mỹ quen biệt nhau như đồng nghiệp cùng văn phòng, khi chào hỏi nhau
thường nói những câu đại loại như “thế nào anh?” hay “sao thế?” và những cụm từ này
mang tính nghi thức không cần tới những lời đáp khác ngoài “ tốt, còn anh”… Tiếng
Anh ở Mỹ đầy những cụm tự giao tiếp trở nên dễ dàng và trôi chảy. Không cần để ý
nhiều tới những câu như “ gặp lại nhế!”, “gặp nhau tí chứ!”… Đây là một hình thức giao
tiếp xã hội cho phép kết thúc những cuộc nói chuyển một cách thuận lợi và thoải mãi.
Xin lỗi.
Dường như người Mỹ luôn luôn dùng những từ ngữ đầy nghi thức như “xin lỗi” này liên
quan đến ý thức của người Mỹ với tự do cá nhân và môi trường riêng tư. Họ xin lỗi vì họ
đã tiến mức có thể chấp nhận được xét theo quan điểm văn hóa có ý chỉ ra rằng hành
động của họ hoàn toàn không cố ý.
Cám ơn.
Đây là câu lịch sự, nghi thức và một phần trong ngôn từ hàng ngày tất cả những người
Mỹ lịch sự. Nó được dùng được đáp lại những người cho bạn một sự phục vụ nào đó, bất
kể việc làm đó có phải là nhiệm vụ của họ hay không.
Tiếp xúc ánh mắt.
Đối với người châu Á, nhình thẳng vào mắt có thể được coi như là thách thức. Họ
thường tránh nhìn thẳng vào mắt cấp trên để thể hiện sự tôn trọng. Người Mỹ có thể coi
động tác này là dấu hiệu của một người đang muốn dấu diếm một điều gì đó, không
trung thực hoặc là người đó thiếu sự tự tin.
Hành vi xã giao qua điện thoại.
Trang 29
Xã giao qua điện thoại thông thường là cuộc tiếp xúc đầu tiên của bạn và ai nào đó. Để
tạo ra được ấn tượng và có hiệu quả hơn với chính bạn và với công ty của bạn khi làm
việc với người Mỹ chúng ta cần lưu ý một số điều gởi ý như sau:
a. Trả lời ngay. Không nên để điện thoại reo quá hai hoặc ba lần.
b. Hãy trả lời với việc xưng tên của bạn và nơi bạn làm việc nếu như cú gọi không qua
thư ký của bạn.
c. Không nên để người bên kia đầu dây phải chờ quá một phút. Hãy giải thích lý do
chậm trả lời, nếu như bạn cần thêm thời gian để có thông tin hãy nói rõ cho người đó
biết và hỏi xem liệu họ thích chờ hay muốn bạn gọi lại sau.
d. Trả lời các cuộc gọi hoặc lời nhắn qua điện thoại trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
e. Nếu bạn đang gọi điện thoại và cần phải nói chuyện thêm với người đầu dây bên kia
một hoặc hai phút nữa thì bạn nên tỏ ra lịch sự và hỏi “ bạn có rảnh thời gian để nói
chuyển hay không?”. Nếu người đó không muốn, họ có thể gởi ý thời gian gọi lại cho
bạn hoặc gợi ý một thời gian nào đó để bạn gọi lại cho họ.
f. Không nên im lặng khi người đầu dây bên kia tiếp tucjnois . Đáp lại với những từ
hoặc tiếng “à…à”, “rồi”, “được”, “nói tiếp đi” để người đang nói biết là bạn có theo
dõi và lắng nghe.
g. Đi thẳng vào vấn đề và nói ngắn gọn.
h. Nếu bạn biết sẽ phải có một cuộc nói chuyển dài, bạn cần phải có hẹn trước. Bằng
cách này, người được bạn gọi sẽ dành thời gian đủ để nói chuyển mà không bị ngắt
quãng giữa chừng.
i. Đối với các quộc gọi quốc tế gọi thẳng đến nhà người cần gọi, cần cố tôn trọng sự
riêng tư cá nhân và thời gian dành cho gia đình bằng cách không gọi sau 9 giờ tối và
khoảng 7 giờ sáng theo giờ Mỹ, nếu hoàn toàn có thể làm được việc đó.
j. Kết thúc câu chuyển bằng một câu tích cực “ cám ơn về sự giúp đỡ của ông/bà”, tóm
tắt lại những gì đã thạo luận và nhất trí.
1. Chiêu đãi khách kinh doanh và hoạt động xã hội.
Chiêu đãi khách kinh doanh và hoạt động xã hội
Giấy mời.
Người Mỹ thường kết thúc một cuộc nói chuyện với một lời mời chung chung như
“chúng ta sẽ s ớm gặp lại!”, “lúc nào đó mời ông/bà đ i ăn trưa với tôi”. Đây là không
phải là những lời mời thực s ự, nếu đó là lời mời thực s ự, người Mỹ sẽ đưa ra một thời
điểm cụ thể. Người Mỹ thường dứt khoát trong việc chấp nhận hay từ chối lời mời và họ
thích câu trả lời rõ ràng để họ hiểu rõ tính thế của họ. Trường hợp bạn đã chấp nhận
ngày gặp, đi ăn trưa với người Mỹ nhưng bạn không thể thực hiện được, điều quan trọng
bạn phải báo lời cáo lỗi cho họ biết tình hình của bạn không thể tham giam được càng
sớm càng tốt, để họ thay đổi ngày để phù hợp với lịch công tác của bạn.
Trang 30
Thời gian đến-đi.
Hẹn gặp công tác.
Nếu cuộc gặp được đ ịnh trước nhiều ngày tốt nhất là gọi điện thoại để khẳng định lại.
Nên đến trước giờ gặp từ 5-10 phút. Hành động này để tỏ sự tôn trọng thời gian của chủ
nhà (cần nhớ rằng sử dụng thời gian có một cách hiệu quả là rất quan trọng đối với nàh
quản lý Mỹ).
Những bữa ăn vì công việc.
Người Mỹ làm rất nhiều việc qua bữa ăn. Họ nói chúng là hay tổ chức những bữa ăn
sáng (7-9 giờ s áng), ăn trưa ở những nàh hàng thích hợp và thường hay trao đổi các đề
tài kinh doanh trong lúc ăn. Nhiều cuộc chiêu đãi khách kinh kinh doanh được tổ chức
vào bữa ăn tối tại các nhà hàng (bắt đầu khoảng 7-8 giờ tối và kết thúc 1-2 giờ khuya).
Đối với bữa ăn liên quan tới công việc kinh doanh thì cần phải đến đúng giờ.
Chiêu đãi và tiệc cốc tay.
Giấy mời dự những cuộc chiêu đãi như vậy thường có một khoảng thời gian và thường
được tổ chức từ 6-8 giờ tối cho nên bạn đến và đi khoảng thời gian này là thuận lợi.
Đến thăm nhà riêng.
Các buổi tối trong một gia đình Mỹ thường bắt đầu vào khoảng 7 giờ tối và có thể kết
thúc sớm vào lúc 10 giờ đêm hoặc muộn hơn là nửa đêm. Cố thu xếp đến sau thời gian
trên giấy mời khoảng 5 đến 15 phút. Nếu bạn đến chậm quá 20 phút cần tỏ ra lịch sự gọi
điện thoại báo cho chủ nhà biết thời gian dự kiến bạn sẽ đến. Giờ về thì không nhất thiết
nhưng nên để ý khi nào thích hợp và cố gắng đừng là người cuối cùng ra khỏi nhà.
Quà tặng.
Người Mỹ ít trao quà hỡn người châu Á rất nhiều và hầu hết quà tặng là dành cho bạn bè
thân thiệt và người thân. Người Mỹ thường không đáp lại bằng quà, không nên cảm thấy
bị xúc phạm mà bạn tặng quà mà không nhận được gì.
Khi người Mỹ mời đến thăm nhà, họ thường mang theo tặng phẩm như rượu vang, bánh
kẹo, bó hoa… là vừa phải. Nếu bạn đến thăm Mỹ và muốn bày tỏ lời cám ơn với chủ nhà
thì một tặng phẩm không đắt tiền mua từ trong nước sẽ được nguôn nghênh. Ở Mỹ giới
kinh doanh đôi khi nghi ngờ về quà tặng. Họ lập luận rằng, người ta không cần một mối
quan hệ thân thiện cũng làm ăn được với nhau vậy thì trao đổi quà tặng thường xuyên là
không cần thiết chỉ cần một hợp đồng là đủ.
Tiệc cốc tay.
Tiệc cốc tay là một phong tục đặc biệt Mỹ. Mục đích là để tạo cho mọi người có điều
kiện gặp gỡ và trao đổi với nhau. Vì vậy Mỹ đi lại rất nhiều trong buổi tiệc cốc tay. Quy
luật cơ bản trong bữa tiếc cốc tay là chọn ra được những người bạn cần quan tâm và đến
nói chuyển với họ. Mọi người đều có thể nói chuyển với nhau, góp chuyển với một
nhóm hoặc tiết đến một người nào đó tự giới thiệu. Tuy nhiên nhiều người châu Á có thể
cảm thấy không thoại mãi trong các bữa tiệc cốc tay kiểu Mỹ họ thường thích các buổi
gặp gỡ ở đó mọi người đều quen biết nhau và mọi người đều có thể tham gia vào các
cuộc vui tập thể.
Thanh toán.
Trang 31
Khi các bạn đồng nghiệp cùng văn phòng hay bạn bè đi ăn ở ngoaifthif phong tục của
người Mỹ mỗi người sẽ trả tiền phần của mình.
Uống rượu.
Tửu lượng giữa những người Mỹ rất khác nhau. Kiểu nào cũng được nhưng không thể
chấp nhận một nhà quản lý Mỹ uống quá nhiều rượu trong công ty với các đồng nghiệp,
say trước đám đông sẽ không được mọi người quan trọng.
2. Xử sự ra sao khi bạn gây lúng túng hoặc bị người khác vô tình gây lúng túng.
Xử sự ra sao khi bạn gây lúng tùng hoặc bị người khác vô tình gây lùng túng
Hút thuốc lá.
Thuốc lá bị cấm ở nhiều cao ốc, trên các chuyến bay nội địa và rất nhiều doanh nghiệp.
tại các tiệm ăn, nếu được phép hút thuộc thường có những khu vực giành riêng. Ở Mỹ dù
trong hay ngoài chỗ làm, bạn không được tự ý châm một điều thuốc mà không được xin
phép ai đó. Nếu bạn muốn hút thuốc, cận thận trọng xem ban có ở trong môi trường
được phép hút thuốc hay không.
Xếp hàng.
Khi người Mỹ đang đứng ở nơi có nhiều người đang chờ được phục vụ, họ rất cẩn thận
tuân thủ nguyên tắc “ chờ đến lượt mình”. Để phản ảnh giá trị của sự bình đẳng ở Mỹ,
không ai ở nơi công cộng được ưu tiên hơn người khác.
Phản ứng không phải bằng l ời của người Mỹ có thể gây lúng túng cho người châu Á.
Những phản ứng không phải bằng lời bao gồm tất cả những cách thức chúng ta truyền
cho nhau không phải bằng lời nói. Người Mỹ ở Mỹ hay người Mỹ đi thăm ngắn hạn ở
châu Á có thể không nhận thức được là những cử chỉ này có thể làm mếch lòng người
khác.
Khi người Mỹ trao đổi trong công v iệc họ thường dùng cánh tay hoặc bàn tay nhiều hơn
so với thông lệ của người châu Á. Đôi khi điều này bị các đồng nghiệp châu Á hiệu sai.
Người Mỹ thường vỡ vai đồng nghiệp nam lẫn nữ nhiều hơn và bằng nhiều cách khác
nhau so với những điều được chấp nhận ở châu Á. Nếu bạn không thọa mái với việc tiếp
xúc than thể thi bạn nên làm cho người Mỹ hiểu được điều đó. Đây là g iải pháp có thể
chấp nhận được và đủ để hành vi đó không còn tái diễn.
Sự đa dạng của các nền văn hóa châu Á làm cho khó có thể nhận thấy những cử chỉ
không phải bằng lời nào của người châu Á thường cũng làm cho người Mỹ khó chịu.
Nụ cười có thể gây ra những hiểu lầm về mặt văn hóa. Người Mỹ hay cười nhưng
thường là sự hưởng ứng với những tin tức tốt lành hoặc những cảm giác hạnh phúc.
Người Mỹ không cười ra khi đưa ra tin không vui xẩy ra với họ. Ngược lại người châu Á
luôn cười kể cả khi nhận tin tốt hoặc xấu để biểu lộ thái độ tích cực hay che dấu sự xúc
động mà cũng có thể gây sự hiểu lầm về phản ứng của người châu Á với những tin xấu
có có thể làm cho người Mỹ không thông thảo lắm về mặt văn hóa tức giận, lúng túng và
khó xử.
Phần 4: Hãy để cho sự khác biệt về văn hóa phục vụ bạn
CHƯƠNG 12: NHỮNG KỸ NĂNG ĐA VĂN HÓA C ỦA NHÀ QUẢN LÝ TOÀN CẦU
Trang 32
Thay đổi phong cách làm việc làm cho bạn trở thành hiệu quả hơn.
Thay đổi phong cách trong công việc
Khi bạn học được một ngoại ngữ không có nghĩa là bạn đánh mất hay quên hết tiếng mẹ đẻ.
Bạn dọc để có khả năng giao tiếp với một số lượng người lơn hơn theo cách dễ chịu hơn và
dễ dàng chấp nhận hơn. Hiểu biết về một nền văn hóa mới như học thêm một ngoại ngữ, sẽ
đem lại cho bạn một loạt kỹ năng mới. Học để hiểu một nền văn hóa khác cũng làm cho bạn
thêm hiều về bản thân và xã hội của mình.
Để h iểu biết và giao lưu văn hóa, bạn không nhất thiết phải thay đổi bản sắc văn hóa của
bạn. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi phong cách một cách có chọn lọc, bằng cách chọn
những hành động nào có thể mang lại cho bạn những lợi ích lớn nhất. Những điểm nào bạn
chấp nhận cuối cùng nhất thiết phải là m cho bạn thoải mái.
Những quy tắc của việc thay đổi phong cách
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thay đổi phong cách ứng xử cũng rất khó khăn, dù cho đó là
học hỏi từ cách từ chối trực tiếp, phải phát biểu trong hội nghị, hoặc báo cáo tin tức xấu cho
cấp trên.Để nâng cao khả năng thành công của bạn trong công việc thay đổi phong cách cần:
1. Phải biết lựa chọn
Chọn một cách ứng xử sao cho khi điều chỉnh sẽ tạo ra một sự thay đổi thật sự cho bạn
trong công việc.
2. Không nên có những thay đổi quá lớn hay quá nhanh
Đầu tiên hãy chọn một hoặc hai cách ứng xử mà bạn nghĩ là bạn có thể sửa đổi được.
Không nên có quá nhiều thay đổi trong cùng một lúc.
3. Thực tập
Từ diễn tập cách cư xử đó một mình hoặc với một người bạn trước khi đem ra áp dụng trên
thực tế.
4. Chọn đúng lúc, đúng đối tượng
Chỉ áp dụng cách cư xử mới vào lúc ít rủi ro nhất với những người chắc chắn nhất để vừa
thực tập vừa tạo ra lòng tự tin trong cách cư xử của mình.
5. Nên nhớ rằng bất kỳ sự thay đổi nào, đặc biệt là sự thay đổi trong ứng xử mà
nền văn hóa của chúng ta dạy chúng ta là “ bình thường”, lúc đầu sẽ làm cho ta
cảm thấy ngượng nghịu. Chỉ sau khi bạn tập cách ứng xử một thời gian bạn mới
cảm thấy thoải mái và sử dụng một cách bình thường.
Bạn là chiêc cầu nối liền các nền văn hóa
Bạn làm người chỉ dẫn đa văn hóa
Nếu bạn là một nhà quản lý trong một công ty đa quốc gia của Mỹ, bạn sẽ giữ một vị trí đặc
biệt của một người chỉ dẫn đa văn hóa hay của một người phiên dịch,. Các bạn đồng nghiệp
người Mỹ cần sự am hiểu và g iúp đỡ của bạn trong công việc tạo ra s ự hài hòa trong môi
trường làm ăn với chỉnh phủ và lực lượng lao đông mà họ muốn thuê. Đồng thời, những
người mà bạn điều hành, đồng nghiệp cùng công ty, khách hàng và rất nhiều người khác có
thể không biết nói tiếng Anh hoặc những người chỉ tiếp xúc một cách hạn chế với văn hóa
Mỹ, đều cần đến sự giúp đỡ của bạn để hiểu cách ứng xử lạ và nhiều khi rất khó hiểu của
nhà quản lý Mỹ và nền văn hóa hỗn hợp mà ông ta đại diện. Bạn là người ở g iữa. Bạn là
Trang 33
người độc nhất có khả năng giúp những người từ các nền văn hóa khác nhau hiểu biết và
làm việc một cách hiệu quả với nhau. Làm một người chỉ dẫn đa văn hóa là một nhiệm vụ
quan trọng và có thể ảnh hưởng tới thành công hay thất bạn của một liên doanh đa quốc gia.
Làm thể nào để trở thành người chỉ dẫn giữa hai nền văn hóa
Sau đây là một số cách ứng xử mà bạn có thể áp dụng để giúp nhà quản lỹ Mỹ trở thành
người có hiệu quả hơn trong nền văn hóa của bạn
1. Giải thích quan điểm văn hóa của bạn
Hãy là người phiên dịch văn hóa, chia sẻ tính hợp lý và ý nghĩa trong cách ứng xử của mọi
người.
2. Dạy bằng cách đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi để làm cho người Mỹ nhận ra rằng còn có những cách giải thích khác cho ứng
xử hay cách xem xét thế giới xung quanh.
3. Dự kiến trước các khó khăn
Bạn có thể nhận ra những vấn đề mà các đồng nghiệp người Mỹ của bạn không lưu ý đến.
Tiên đoán trước và báo động cho họ về những bất ngờ không tiên liệu được.
4 Trình bày những ý tưởng/ đặt câu hỏi có thể nảy sinh những vấn đề mà nhà quản lý
người Mỹ có thể không để ý tới. Hãy giúp các bạn Mỹ học cách đặt câu hỏi. Một số yếu tố
được coi là quan trọng trong nền văn hoá của bạn nhưng có thể không thể dự liệu được
trong quan niệm văn hoá Mỹ.
5. Cân nhắc các bạn Mỹ về tầm quan trọng trong việc lưu ý tới những tập tục và quy định
văn hoá bằng cách chỉ rõ đâu là những giá trị, tín ngưỡng và tập quán truyền thống là một
phần của công việc kinh doanh hàng ngày ở châu Á.
Làm thế nào để thoát khỏi tình huống khó khăn và làm thế nào để tránh rơi vào các
tình huống đó
Sự hiểu nhầm về văn hoá có thể và đã xảy ra thậm chí cả giữa những người bạn đồng
nghiệp có những ý định tốt đẹp nhất. Để bạn trở nên có hiệu quả giữa hai nền văn hoá bạn
cần phải biết làm thế nào thoát ra khỏi những tình huống khó khăn do sự giao lưu giữa hai
nền văn hoá và phải là m gì khi bạn không biết phải xử lý ra sao.
Dành thời gian để dự đoán xem khi nào có sự hiểu lầm do sự sự về văn hoá xảy ra
Khi một sự hiểu lầm như vậy xảy ra bạn sẽ biết điều đó bởi vì bạn sẻ cảm thấy tức tối, bực
bội, bối rối hoặc bị xấu hổ. Khi những tình cảm này xảy ra bạn cần phải tự hỏi mình xe m
đây có phải là một khó khăn xuất phát từ sự khác biệt về văn hoá trong cách xe m xét và ửng
xử với thế giới xung quanh, hoặc do sự khác biệt giữa các cá nhân với nhau. Đây có phải là
sự ứng xử đặc trưng của người Mỹ hay chỉ là một cách cư xử của một con người cụ thể nào
đó? Sau đó bạn phải hình dung ra bạn có thể làm gì để tránh xảy ra vấn đề này trong tương
lai.
Một cách tốt để chẩn đoán một vấn đề là ôn lại vấn đề này trong óc bằng cách này bạn có
thể thực sự nhận ra điều gì đang diễn ra. Nếu bạn chiếu lại đầy đủ những hiểu nhằm do khác
biệt văn hoá, bạn sẽ nhận ra những hình thái ứng xử thường luôn luôn gây ra khó khăn. Bạn
sẽ dự đoán tốt hơn những hiểu lầm do khác biệt văn hoá.
Cách chúng ta gi ải thích các sự kiện quyết định phản ứng của chúng ta
Trang 34
Khi bạn chiếu lại sự giao tiếp giữa hai nền văn hoá, hãy tập trung theo dõi xe m điều gì đã
xảy ra và phản ứng của bạn. Chúng ta thường cho rằng phản ứng của chúng ta, tình cảm
hoặc cách ứng xử xảy ra ngay sau một s ự kiện hay một hành vi.
Trong thực tế chúng ta nhận biết cách xử sự qua cặp kính văn hoá của mình và chúng ta
phản ứng hay đáp ứng theo quy tắc văn hoá của chúng ta.
Sự giải thích của bạn, cái mà bạn cảm nhận qua hành vi của cấp trên và lời đề nghị làm việc
muộn, sẽ hướng bạn đến cách phản ứng tốt nhất đối với cách cư xử đó. Hầu hết sự cảm nhận
của chúng ta – cách chúng ta nhìn nhận sự việc và cách chúng ta phản ứng lại, đều xuất phát
từ nguồn gốc văn hoá của chúng ta. Nếu bạn cho rằng cấp trên của bạn đòi hỏi cững nhắc và
không đếm xỉa tới tình cảm và hoàn cảnh của bạn thì bạn có thể phản ứng theo cách duy
nhất là ở lại, nhưng buồn vì tìn là không có cách nào khác. Tuy nhiện, nếu bạn thấy cấp trên
của bạn không cố ý đưa bạn vào tình huống khó xử mà chỉ cư xử theo phong cách văn hoá
Mỹ, bạn có thể không thích cái lời đề nghị đó, nhưng bạn có thể phản ứng một cách hoàn
toàn khác. Chắc chắn bạn sẽ nhìn nhận cấp trên khí đi dù cách xử sự của bạn hoàn toàn
chẳng có gì thay đổi.
Các bước chuẩn đoán về hiều lầm do khác biệt về văn hoá
Vì vậy để hiểu rõ một tình huống trong đó có sự hiểu lầm do khác biệt về văn hoá và để trả
lời một cách thích hợp bản vẫn phải có thời g ian để tách quá trình đó ra và phần tích: Hãy
đặt cho mình 3 câu hỏi:
1. “ Cái gì đã xảy ra?” “ Tôi đang nhìn thấy cái gì?” “ Tôi đang nghe thấy cái gì”
2. “Cách cư xử này trong văn hoá của mình nghĩa là gì” và “Trong văn hoá Mỹ có
nghĩa là gì?”
3. “Phản ứng cách nào tốt nhất?” hay “làm thế nào nào ta có thể tìm ra cách trả l ời
thích hợp nhất”
Tóm lạ i, cách tốt nhất để tránh và thoát ra khỏi sự rắc rối do khác b iệt văn hoá mà bạn có
thể vướng vào là phải tiên đoán được trước hoặc ôn lại điều đã xảy ra hoặc điều có thể xảy
ra, và phân tích tình huống qua cặp kính văn hoá Mỹ cũng như quan điểm văn hoá của bạn
để tìm ra một cách giải quyết vấn đề có lợi cho cả hai bên, thoả mãn nhu cầu của bạn cũng
như nhu cầu của các bạn đồng nghiệp Mỹ.
Hãy đặt câu hỏi để tìm hi ểu văn hoá
Những câu hỏi để tìm hiểu văn hoá là những câu hỏi mà bạn đặt ra với những người Mỹ có
thể cho bạn thông tin về những cái mà người Mỹ thường nói và làm trong những trường hợp
cụ thể.
Tìm một người hướng dẫn văn hoá:
Trong khi chúng tôi khuyên các bạn hãy trở thành người hướng dẫn văn hoá cho cả các
đồng nghiệp người Mỹ và các đồng nghiệp nước bạn là những người chưa được tiếp xúc
nhiều với nền văn hoá khác nhau, điều đặc biệt quan trọng là bạn nên tìm cho mình một
người hướng dẫn về văn hoá. Sẽ là lý tưởng nếu người đó không phải là người mà bạn phụ
trách hay phụ trách bạn. Người đó có thể là người Mỹ hay người ở trong nước bạn nhưng có
nhiều kinh nghiệm về giao lưu văn hoá hơn bạn. Người đó phải là người mà bạn có thể
thường xuyên đến gặp để hỏi ý kiến khi sự việc xảy ra mà bạn không hiểu.
Trang 35
Hãy tìm hiểu nền văn hoá Mỹ
Để tránh gặp khó khăn nếu bạn đang làm v iệc với người Mỹ, bạn hãy làm một người học trò
của nước Mỹ và người Mỹ. Hãy coi việc học hỏi thêm về văn hoá của người bạn cùng làm
việc như một công việc của bạn. Một cách để học hỏi thêm văn hoá Mỹ là nghiên cứu nó.
Ngoài ra còn phải đặt các câu hỏi tìm hiểu về văn hoá, làm người quan sát xem cách người
Mỹ cư xử với nhau và với người châu Á như thế nào. Hãy chú ý đến những gì người Mỹ nói
và làm trong một cuộc họp về kinh doanh. Hãy xem phim Mỹ hoặc xem truyền hình vì các
phương tiện thông tin này phản ánh những giá trị và tín ngưỡng của người Mỹ, đọc sách,
báo, tạp chí Mỹ và chú ý xem chúng đề cập đến các chủ đề gì, người Mỹ quan tâm đến
những điều gì, họ tự biểu lộ mình ra sao. Hãy luôn nhớ rằng giữa những người Mỹ có sự
khác biệt lớn tuỳ theo tiềm lực kinh tế, giới tính, dân tộc, khu vực nơi họ s inh ra và khoảng
thời gian họ sống ở Mỹ. Khái quát hoá về văn hoá là những giả thiết hay những tiên đoán tốt
nhất bạn cần hiểu để kiểm chứng với từng cá nhân và trong từng tình huống cụ thể mà bạn
gặp phải.
Phải hiểu rõ văn hoá mình.
Làm việc chung với một người có nền văn hoá khác, chắc chắn bạn phải tìm hiểu rõ hơn về
văn hoá nước bạn. Để tạo mối quan hệ làm ăn với một người có nền văn hoá khác dễ dàng
hơn, có hiệu quả hơn bạn cần phải hiểu rõ hơn về những niềm tin, giá trị, và cung cách ứng
xử của văn hoá nước bạn. Hiểu thêm về văn hoá sẽ giúp bạn hiểu tác động của văn hoá đến
sự năng động, cách ứng xử và cách suy nghĩ của bạn như thế nào.
Sự hiểu biết về văn hoá sẽ làm cho bạn đỡ bực và làm việc có hiểu quả hơn.
Khi bạn gặp phải sự hiểu lầm về văn hoá, việc làm chậm tiến trình đó và kiểm tra lại các
quy tắc ứng xử và cặp kính văn hoá của bạn cũng như của người Mỹ sẽ đỡ bực tức trong
giao tiếp. Bạn có linh cảm là sẽ kiểm soát được tình hình. Nó sẽ giúp bạn bớt thành kiến hơn
và có thái độ ít tiêu cực hơn vì bạn nhận thấy rằng sự khó chịu của mình chẳng qua chỉ là sự
khác biệt về văn hoá có thể tiên đoán được từ trước. Điều quan trọng hơn là nó tạo cho bạn
khả năng thay đổi cách ứng xử của mình và cư xử tốt đẹp hơn với các đồng nghiệp Mỹ
trong tương lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_viec_voi_ng_my_2771.pdf