GATS đã tạo ra 1 khung pháp lý có tính ràng buộc đối với các quốc gia
thành viên; từ đó hình thành nên 1 sân chơi công bằng, thúc đẩy sự phát
triển của thương mại dịch vụ quốc tế. Không những vậy, những ưu đãi mà
GATS đã dành cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đã tạo
ra những thuận lợi cho các nước này trong quá trình hội nhập. Những ưu
đãi này không những thúc đẩy quá trình tham gia của các nước đang phát
triển mà còn hỗ trợ rất nhiều cho các nước này về phương diện công nghệ
và kỹ thuật. Đó sẽ là những tiền đề giúp cho chất lượng dịch vụ của các
nước này có thể cải thiện và nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh như
những dẫn chứng cụ thể về một số nước đang phát triển như người viết đã
nêu. Tuy vậy, khi nhắc đến GATS, ta không thể không nhắc đến những vấn
đề còn tồn đọng sau: “ Liệu các nước đang phát triển có được hưởng lợi
thực sự từ việc được cải thiện khả năng tiếp cận thị trường qua khung pháp
lý của GATS ?” Đây thực chất là một câu hỏi mở còn gây nhiều tranh cãi
và cũng sẽ là một cách tiếp cận khác về GATS mà trong khuôn khổ bài tiểu
luận, người viết không đề cập.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4401 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những tác động của GATS đối với các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Những tác động của GATS đối với các
nước đang phát triển
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, dịch vụ phát triển vô cùng nhanh chóng, từ một ngành phát triển tự
phát, chiếm tỉ trọng nhỏ bé trong nền kinh tế, dịch vụ đã trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và tạo
công ăn việc làm nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tự do hoá thương mại dịch vụ là
một điều tất yếu. Tuy nhiên để thương mại dịch vụ phát triển có hiệu quả thì cần
phải xây dựng một khuôn khổ hoạt động có tính thống nhất trong lĩnh vực này.
Để có được một quy tắc đa phương điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ
quốc tế, các nước thành viên WTO đã tiến hành đàm phán thương lượng. Kết quả
là trong khuôn khổ của WTO, tại vòng đàm phán Uruguay diễn ra từ năm 1986
đến năm 1994, các nước thành viên của GATT đã thông qua Hiệp định chung về
Thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services, viết tắt là GATS).
Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương
mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không điều chỉnh một mình lĩnh vực
thương mại hàng hóa như trước đó. Đây là một trong ba Hiệp định đóng vai trò
nền tảng cơ bản của Tổ chức thương mại Thế giới.
Hòa cùng xu thế chung của nền kinh tế thế giới, các ngành dịch vụ của các nước
đang phát triển đã có những bước phát triển rất đáng kể, trở thành ngành chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong GDP. Tuy vậy, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc
mở cửa thị trường dịch vụ theo khuôn khổ Hiệp định GATS sẽ đặt các ngành dịch
vụ của của các nước đang phát triển trước những cơ hội và thách thức to lớn.
Trước những trăn trở trên, thông qua bài tiểu luận này, người viết mong muốn có
thể phân tích về GATS ( Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ) và những
tác động của GATS đối với các nước đang phát triển trong thời đại ngày nay.
3
I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ.
1.Thương mại dịch vụ.
1.1. Định nghĩa Thương mại dịch vụ.
1.1.1. Định nghĩa về Thương mại.
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ
v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền
thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương
mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp
của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho
người bán một giá trị tương đương nào đó1
1.1.2. Định nghĩa về Dịch vụ
Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng
là phi vật chất. 2
1.1.3. Định nghĩa về Thuơng mại dịch vụ.
Thương mại dịch vụ là việc mua bán, trao đổi các sản phẩm phi vật chất.3
1.2. Bối cảnh ra đời của Thương Mại dịch vụ.
Thương mại dịch vụ không phải là một hiện tượng mới. Điều này được minh
chứng từ những năm 1088, khi trường đại học đầu tiên được thành lập ở Bologna
đã có bộ môn Thương mại dịch vụ. Tuy vậy, trong suốt một thời gian dài, người
ta không nhận thấy sự cần thiết của thương mại dịch vụ vì theo truyền thống, hầu
hết các hoạt động dịch vụ đều là những hoạt động diễn ra trong phạm vi một quốc
1
2
3
4
gia và khó có thể tiến hành giao dịch qua biên giới. Chẳng hạn như khi chúng ta
đi cắt tóc hoặc đi khám bệnh, thường thì cả người cung cấp dịch vụ và người sử
dụng dịch vụ đều là người trong cùng một nước. Hơn nữa, một số lĩnh vực như
vận tải đường sắt hay viễn thông thường được xem như những lĩnh vực mà nhà
nước nắm toàn quyền sở hữu và kiểm soát do tầm quan trọng về cơ sở hạ tầng
của các lĩnh vực này cũng như bản chất độc quyền tự nhiên của nhà nước. Những
lĩnh vực quan trọng khác như y tế, giáo dục, và dịch vụ bảo hiểm cơ bản được
nhiều quốc gia coi là bổn phận của nhà nước do tầm quan trọng của những lĩnh
vực trên đối với xã hội và liên kết các vùng miền.Vì thế, những lĩnh vực dịch vụ
này được kiểm soát rất chặt chẽ và việc cung cấp chúng không nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính quốc tế và
vận tải biển, từ hàng thế kỷ nay đã có sự trao đổi xuyên biên giới. Đây là những
lĩnh vực hỗ trợ đắc lực cho thương mại hàng hóa phát triển. Những lĩnh vực khác
cũng đang trải qua những thay đổi cơ bản mang tính kỹ thuật cũng như những
thay đổi về luật lệ điều chỉnh, dẫn đến việc tham gia ngày càng nhiều hơn của
khu vực tư nhân và sự giảm dần các hàng rào cản trở cho những chủ thể muốn
tham gia. Sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin liên lạc và Internet cũng
khiến cho ngày càng có nhiều loại dịch vụ có thể thực hiện được khi người cung
cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ có quốc tịch khác nhau. Những dịch vụ như
ngân hàng điện tử, khám bệnh từ xa, hay du học, phát triển được chính là nhờ
điều đó. Nhiều chính phủ cũng đã cho phép cạnh tranh trong những lĩnh vực dịch
vụ mà trước đây họ giữ độc quyền, chẳng hạn như viễn thông.
Trong sự phát triển tự nhiên của nền kinh tế thế giới, dịch vụ là lĩnh vực tăng
trưởng nhanh nhất; chiếm 60% sản xuất trên toàn thế giới, tạo ra 30% việc làm và
chiếm gần 20% thương mại quốc tế.4
Đây là một trong những tiền đề để ý tưởng đưa các quy định về dịch vụ vào hệ
thống thương mại đa biên được nêu ra vào đầu và giữa những năm 80, tuy rằng
một số nước đã tỏ ra nghi ngại, thậm chí còn phản đối. Họ cho rằng một hiệp định
như vậy có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng các chính phủ theo đuổi những mục
tiêu chính sách quốc gia và hạn chế khả năng điều tiết của chính phủ. Tuy vậy, sự
4 ‘Trade, Environment and Sustainable Development: A Developing Country View of the Issues, Including
in the WTO Context.’ Unpublished paper, Penang. 1996
5
phát triển ngày càng vượt trội của thương mại dịch vụ đòi hỏi phải có hiệp định
được soạn thảo một cách hết sức mềm dẻo, cả về mặt quy định chung lẫn những
cam kết cụ thể để tiếp cận thị trường.5
1.3. Sự ra đời của hiệp định thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO là một
tất yếu khách quan:
1.3.1. Sự cần thiết của hiệp định thương mại dịch vụ trong khuôn khổ WTO đối
với các nước phát triển
Ngay từ những năm cuối của thập nhiên 70, trước các cuộc khủng hoảng xảy ra
liên tục trên thế giới do tác động của giá dầu tăng chóng mặt, nhiều nước nhận ra
rằng các hoạt động mà trước đây chỉ được coi là bổ trợ cho hoạt động sản xuất
của cải vật chất lại có thể đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng
GDP quốc gia và tạo ra khối lượng giá trị gia tăng rất lớn. Nhiều tập đoàn đa
quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ lúc đó như American International Group (AIG),
American Express càng trở nên hùng mạnh hơn bao giờ hết do nhận được sự
quan tâm và đầu tư của Chính phủ. Khi thị trường trong nước đã trở nên bão hoà
các tập đoàn này để ý tới thị trường của các nước đang phát triển với dân số đông
đúc và tiềm năng phát triển hùng hậu6 Tuy nhiên, trong thời gian đó, hầu hết các
nước đang phát triển đều thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực dịch vụ. Việc đưa lĩnh vực dịch vụ vào khuôn khổ đa biên để
tiến hành tự do hoá là hầu như không khả thi. Trước tình thế này, dưới sức ép của
các tập đoàn đa quốc gia chính quyền các nước phát triển đã liên tục đưa ra các
đề nghị tự do hoá dịch vụ để đánh đổi với quyền tiếp cận thị trường trong các lĩnh
vực khác.Có thể nói, một hệ thống qui tắc thương mại quốc tế đáng tin cậy trong
lĩnh vực dịch vụ cần được thành lập và xây dựng là rất cần thiết với các quốc gia
phát triển lúc này. Một hiệp định cần thiết để điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế
ra đời lúc này là kết quả của một sự “cưỡng ép” từ phía các nước phát triển hay
5 ‘Responding to the Challenges of Globalization.’ Paper presented at the G77/UNDP seminar on
Globalization, Kuala Lumpur, December. 2000.
6 ‘Trade Related Investment Measures.’ In UNCTAD, Positive Agenda and Future Trade
Negotiations. Geneva: UNCTAD. 2000.
6
nói chính xác hơn là từ một số cường quốc có thế mạnh về dịch vụ đối với các
nước đang và kém phát triển. 7
1.3.2. Sự cần thiết của hiệp định thương mại dịch vụ đối với các nước đang phát
triển:
Thương mại dịch vụ không chỉ đem lại lợi ích cho cả các nước phát triển mà cả
các nước đang phát triển. Bất chấp quan niệm ở phần lớn các nước đang phát
triển rằng họ sẽ bị thua thiệt bởi các ngành dịch vụ nội địa có khả năng cạnh tranh
yếu và tính hiệu quả thấp, thực sự thường là các nước đang phát triển sẽ đạt được
nhiều lợi ích đáng kể.
Việc thương mại dịch vụ đã và đang chiếm tỷ trọng khoảng 50% GNP ở các nước
đang phát triển đã minh chứng cho điều này. Báo cáo của UNCTA đã chỉ rõ:
“tầm quan trọng ngày càng tăng của dịch vụ với tư cách là phần đóng góp lớn
nhất cho GDP và tạo công ăn việc làm. Tiềm năng xuất khẩu dịch vụ to lớn có ở
tất cả các nước đang phát triển không phụ thuộc vào trình độ phát triển của mình”.
8Điều này được minh chứng bằng thực tiễn là trong những năm qua, thương mại
dịch vụ ở các nước đang phát triển tăng lên rất mạnh. Ví dụ, xuất khẩu dịch vụ ở
các nước Châu Á đều tăng lên 12%/năm trong cả giai đoạn 1990-1997 và 1995-
1997. Các nước Mỹ Latinh cũng ghi nhận mức tăng trưởng xuất nhập khẩu là
8%/năm9. Thương mại dịch vụ cũng làm tăng sự trao đổi giữa các nước đang phát
triển với các nước phát triển. Nhiều công ty ở các nước đang phát triển là những
nhà xuất khẩu lớn sang các nước đang phát triển. Tuy vậy, thương mại quốc tế
nói chung cũng như thương mại dịch vụ nói riêng không chỉ đem đến những thời
cơ mà cả những thách thức cho các nước đang phát triển.Xuất khẩu dịch vụ với
quy mô lớn vẫn do các nước có trình độ phát triển cao thực hiện. Các nước đang
phát triển lại thường là những nước nhập siêu về dịch vụ. Xuất khẩu của các nước
đang phát triển bị cản trở bởi các hạn chế về tiếp cận thị trường của cả các nước
đang phát triển và phát triển, cũng như các hạn chế của chính quy định của các
7 ‘Analysis of Dispute Settlement System of WTO.’ Unpublished paper, Geneva.
8
9 ‘Latin-Asian Elements for GATS Negotiating Guidelines,’ SUNS #4799, 7 December.
7
nước10. Vì vậy, để có thể tham gia vào hệ thống thương mại dịch vụ thế giới với
mục tiêu đạt được lợi ích tối đa của mình cũng như hạn chế tối thiểu các tác động
tiêu cực của quá trình này, tạo sân chơi cân bằng hơn với các nước phát triển, các
nước đang phát triển cũng nhận thấy sự cần thiết của hệ thống qui tắc thương mại
quốc tế đáng tin cậy trong lĩnh vực dịch vụ, đảm bảo một sự đối xử công bằng và
không phân biệt đối với tất cả những người tham gia. . . , thúc đẩy hoạt động kinh
tế thông qua các chính sách ràng buộc và được bảo đảm; xúc tiến và phát triền
thương mại dịch vụ thông qua các tiến trình tự do hóa cấp tiến.
Trong khuôn khổ WTO, vòng đàm phán Doha là vòng đàm phán đầu tiên đàm
phán về thương mại dịch vụ trong số 9 vòng đàm phán đa phương kể từ lúc
GATT ra đời ( năm 1947). Trước đó, vòng đàm phán Urugoay (vòng đàm phán
đa phương thứ 8 –kết thúc năm 1994) đã xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại
dịch vụ mà nền tảng của nó là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).
Các cuộc đàm phán sau đó đều dựa trên các quy tắc của GATS.
2. GATS
2.1. Định nghĩa GATS
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS- General Agreement on Trade
and Services) là một hiệp định thuộc hệ thống WTO ra đời năm 1995, quy định
các nguyên tắc về thương mại dịch vụ.11
2.2. Mục tiêu của GATS
GATS được xây dựng nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong thương mại
dịch vụ giữa các nước thành viên WTO, cụ thể là:
- Tạo ra một hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế đáng tin cậy.
- Đảm bảo đối xử bình đẳng và công bằng đối với tất cả các bên tham gia
( nguyên tắc không phân biệt đối xử)
10 ‘The WTO Trade Order: Advantage for Whom?’ Third World Economics, No. 101, 16-30
November.
11 GATS: How the World Trade Organization's New ‘Services’ Negotiations Threaten Democracy. Ottawa:
Canadian Centre for Policy Alternatives. Sinclair, Scott. 2000.
8
- Thúc đẩy các hoạt động kinh tế thông qua việc cam kết chính sách
- Thúc đẩy thương mại và phát triển thông qua tự do hóa dần dần ( tạo điều
kiện để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn,
đặc biệt là khách hàng ở thị trường nước khác)
2.3 Nội dung của GATS
Với những mục tiêu cụ thể như trên, GATS gồm 3 nhóm nhóm nội dung. Nhóm
nội dung thứ nhất quy định khung pháp lý liên quan đến các nghĩa vụ cơ bản áp
dụng với tất cả các thành viên. Nhóm nội dung thứ hai liên quan đến các danh
mục cam kết trên quy mô quốc gia bao gồm các cam kết cụ thể hơn về tiến trình
tự do hóa. Nhóm nội dung thứ ba gồm các phụ lục về các trường hợp đặc biệt liên
quan đến từng ngành dịch vụ cụ thể.
2.3.1. Nhóm nội dung thứ nhất bao gồm phần I và phần II:
Phần I của hiệp định cơ bản đã vạch rõ phạm vi điều chỉnh – đặc biệt là các
dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước thành viên sang lãnh thổ của
nước thành viên khác; các dịch vụ được cung cấp trong lãnh thổ của một nước
thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào khác (ví
dụ, dịch vụ du lịch); các dịch vụ được cung cấp thông qua sự hiện diện thương
mại của một nước thành viên trên lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên nào khác
(ví dụ, dịch vụ ngân hàng); các dịch vụ được cung cấp thông qua các thể nhân của
một nước thành viên này trên lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên nào khác (ví dụ,
các công trình xây dựng hay các văn phòng tư vấn).
Phần II của hiệp định đặt ra các nghĩa vụ và nguyên tắc chung. Một nghĩa
vụ đối xử tối huệ quốc (MFN) cơ bản quy định rằng mỗi thành viên “phải ngay
lập tức và vô điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kì
nước thành viên nào không ít hơn mức đãi ngộ của nước này dành cho dịch vụ và
nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước khác”. Tuy nhiên, hiệp định cũng công
nhận rằng đối xử MFN có thể không áp dụng với mọi hoạt động dịch vụ và do
vậy hiệp định đề xuất các bên có thể đưa ra các ngoại lệ MFN cụ thể. Các điều
kiện cho những ngoại lệ này được quy định tại một phụ lục cho phép rà soát sau 5
năm và thời hạn không quá 10 năm cho việc áp dụng các ngoại lệ đó.
Yêu cầu về tính minh bạch bao gồm việc công khai về tất cả các luật và các
quy tắc có liên quan. Hiệp định đề cập tới điều khoản tạo thuận lợi tăng cường
tham gia của các nước đang phát triển trong thương mại dịch vụ thế giới thông
9
qua việc đàm phán các cam kết cụ thể về tiếp cận công nghệ, cải thiện khả năng
của các nước này trong việc tiếp cận các kênh phân phối và hệ thống thông tin và
tự do hóa tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực và phương thức cung cấp lợi ích
xuất khẩu. Các điều khoản của hiệp định này về sự hội nhập kinh tế tương tự như
những điều khoản trong Điều XXIV của hiệp định GATT, đặt ra yêu cầu có
“phạm vi thuộc về lĩnh vực chủ yếu” và “không quy định hoặc xóa bỏ mọi sự
phân biệt đối xử” giữa các bên.
Điều khoản về các quy định trong nước, các biện pháp không biên giới có
tầm ảnh hưởng quan trọng đến thương mại dịch vụ, hiệp định đưa ra điều khoản
chỉ ra rằng tất cả các biện pháp áp dụng chung này cần phải được quản lý một
cách hợp lý, khách quan và bình đẳng. Hiệp định cũng quy định rằng các thành
viên phải đưa ra các biện pháp nhanh chóng rà soát lại các quyết định hành chính
liên quan đến việc cung ứng dịch vụ.
Hiệp định quy định những nghĩa vụ liên quan đến công nhận (ví dụ, trình
độ học vấn) nhằm mục đích đảm bảo cho việc phê duyệt, cấp phép hoặc chứng
chỉ trong lĩnh vực dịch vụ. Hiệp định đánh giá cao việc công nhân đạt được thông
qua tiêu chí hài hòa và đồng thuận quốc tế. Các điều khoản bổ sung quy định các
bên phải đảm bảo rằng độc quyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền không
lạm dụng vị trí độc quyền của họ. Những thông lệ kinh doanh mang tính hạn chế
sẽ phải tùy thuộc vào sự tham vấn giữa các bên để xóa bỏ thông lệ này.
Mặc dù thông thường các bên không được phép hạn chế việc chuyển tiền
và thanh toán quốc tế cho những giao dịch vãng lai liên quan đến các cam kết của
hiệp định, hiệp định có các điều khoản cho phép những hạn chế nhất định trong
trường hợp cán cân thanh toán gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu được áp dụng,
những hạn chế này sẽ phải tuân thủ một số điều kiện bao gồm không phân biệt
đối xử, tránh những thiệt hại thương mại không cần thiết cho các thành viên khác
và chỉ mang tính chất tạm thời.
Hiệp định bao gồm những điều khoản ngoại lệ chung và ngoại lệ về an ninh
tương tự như các Điều khoản XX và XXI của hiệp định GATT. Hiệp định cũng
quy định về việc đàm phán nhằm mục đích phát triển các nguyên tắc đối với việc
trợ cấp bóp méo thương mại trong lĩnh vực dịch vụ.
2.3.2. Nhóm nội dung thứ 2 bao gồm phần III, IV và V. Cụ thể là:
Phần III bao gồm các điều khoản cam kết cụ thể về mở cửa thị trường và
đối xử quốc gia, không phải là các nghĩa vụ chung mà là các cam kết trong các
10
danh mục cam kết quốc gia. Khi mở cửa thị trường, “mỗi thành viên phải dành
cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các thành viên khác sự đối xử
không kém thuận lợi hơn sự sự đối xử theo những điều kiện, điều khoản và hạn
chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụ thể”. Mục đích của
điều khoản mở cửa thị trường là để xóa bỏ dần dần các biện pháp như: hạn chế số
lượng về các nhà cung cấp dịch vụ, về tổng giá trị giao dịch dịch vụ, về tổng số
các hoạt động dịch vụ hay về tổng số lao động được tuyển dụng. Tương tự như
vậy, những hạn chế đối với các hình thức pháp nhân hoặc liên doanh thông qua
đó dịch vụ được cung cấp hoặc hạn chế về tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài bằng
cách giới hạn tỷ lệ phần trăm tối đa cổ phần phải từng bước xóa bỏ.
Điều khoản đối xử quốc gia quy định nghĩa vụ đối xử như nhau đối với các
nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, hiệp định cho phép
một nước dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên khác sự đối
xử phân biệt mà các thành viên đó dành cho các nhà cung cấp dịch vụ nội địa của
mình. Tuy nhiên trong trường hợp này, các điều khoản cạnh tranh không được
sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ nội địa.
Phần IV của hiệp định đưa ra những cơ sở cho việc tự do hóa từng bước
trong ngành dịch vụ thông qua các vòng đàm phán liên tục và triển khai các danh
mục cam kết quốc gia. Phần này cũng cho phép các thành viên được rút lại hoặc
sửa đổi các danh mục cam kết sau kỳ hạn 3 năm. Nếu các cam kết được sửa đổi
hoặc rút lại, các thành viên liên quan phải tiến hành thương lượng để thống nhất
về giải quyết bồi thường. Nếu không thể đi đến thống nhất, việc bối thường sẽ
được quyết định bởi trọng tài.
Phần V của hiệp định là những quy định về thể chế, gồm điều khoản về
tham vấn và giải quyết tranh chấp cũng như thành lập Hội đồng Thương mại Dịch
vụ. Nghĩa vụ của Hội đồng Thương mại Dịch vụ được quy định tại Quyết định
Bộ trưởng.
2.3.3. Nhóm nội dung thứ 3 bao gồm các phụ lục về các trường hợp đặc biệt liên
quan đến từng ngành dịch vụ cụ thể:
Phụ lục đầu tiên của hiệp định liên quan đến việc di chuyển thể nhân. Phụ
lục cho phép các thành viên đàm phán các cam kết cụ thể về việc di chuyển của
các thể nhân cung cấp dịch vụ theo hiệp định này. Phụ lục quy định rằng thể nhân
thuộc phạm vi điều chỉnh của một cam kết cụ thể sẽ được cung cấp dịch vụ phù
hợp với các điều khoản của cam kết đó. Tuy nhiên hiệp định này sẽ không áp
11
dụng đối với các biện pháp tác động đến việc làm, quốc tịch, cư trú hoặc việc làm
trên cơ sở thường xuyên.
Phụ lục về các dịch vụ tài chính (chủ yếu là ngành ngân hàng và bảo hiểm),
dù có các điều khoản khác trong Hiệp định, phụ lục này cho phép áp dụng những
biện pháp thận trọng, bao gồm việc bảo vệ cho các nhà đầu tư, người gửi tiền,
người nắm giữ hợp đồng bảo hiểm và để đảm bảo cho sự thống nhất và ổn định
của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, điều khoản diễn giải về các dịch vụ tài chính
sẽ cho phép các bên tham gia được lựa chọn thực hiện các cam kết về dịch vụ tài
chính thông qua một phương pháp mới. Liên quan đến vấn đề mở cửa thị trường,
diến giải các nghĩa vụ chi tiết hơn về các quyền độc quyền, thương mại xuyên
biên giới (việc nhận hợp đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm cũng như việc xử lý và
truyền dữ liệu tài chính), quyền thành lập và mở rộng hiện diện thương mại và
việc cho phép tạm trú. Các điều khoản về đối xử quốc gia có liên quan chặt chẽ
với việc mở cửa hệ thống thanh toán và quyết toán được điều hành bởi các tổ
chức công và liên quan đến các phương thức tài trợ và tái cấp vốn công. Các điều
khoản cũng liên quan đến tư cách thành viên hay sự tham gia của các tổ chức tự
điều chỉnh, tổ chức kinh doanh chứng khoán, hàng hóa kỳ hạn và các đại lý thanh
toán.
Phụ lục về thông tin viễn thông liên quan đến các biện pháp có ảnh hưởng
đến việc mở cửa và sử dụng các dịch vụ và mạng lưới thông tin viễn thông công
cộng. Đặc biệt, phụ lục quy định quyền tiếp cận phải được dành cho tất cả các
thành viên, trên cơ sở hợp lý và không phân biệt đối xử, để cung cấp một dịch vụ
được nêu trong danh mục cam kết. Các điều kiện về việc sử dụng mạng lưới viễn
thông công không được nhiều hơn mức cần thiết để bảo đảm những trách nhiệm
của các nhà mạng đối với dịch vụ công cộng, bảo vệ sự toàn vẹn về mặt kỹ thuật
của hệ thống và để đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ không cung
cấp dịch nếu không được cho phép bằng một cam kết cụ thể. Phụ lục này cũng
khuyến khích việc hợp tác về mặt kỹ thuật để giúp đỡ các nước đang phát triển
trong việc củng cố ngành viễn thông nội địa.
Phụ lục về dịch vụ vận tải hàng không loại trừ các quyền chuyên chở của
hiệp định (chủ yếu là các thỏa thuận dịch vụ hàng không song phương về quyền
hạ cánh) và các hoạt động liên quan trực tiếp có thể ảnh hưởng đến việc đàm
phán các quyền chuyên chở. Tuy nhiên, bản phụ lục hiện tại cũng quy định rằng
hiệp định này chỉ áp dụng cho dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy bay, tiếp thị dịch
vụ vận tải hàng không và các dịch vụ có liên quan đến hệ thống đặt vé máy bay
12
qua mạng điện toán (CRS). Việc thực thi phụ lục này sẽ được thực hiện rà soát
định kỳ ít nhất là 5 năm 1 lần.
Vào những ngày cuối cùng của vòng đàm phán về dịch vụ, 3 quyết định đã
được đưa ra, đó là về Dịch vụ Tài chính, Dịch vụ Nghề nghiệp và Di chuyển của
Thể nhân. Quyết định về Dịch vụ Tài chính khẳng định các cam kêt trong lĩnh
vực này sẽ được áp dụng trên cơ sở các điều khoản MFN, và cho phép các thành
viên rà soát và hoàn thành danh mục cam kết và các ngoại lệ MFN của họ 6 tháng
sau khi hiệp định này có hiệu lực. Khác với những tin đồn của giới truyền thông,
dịch vụ nghe nhìn và dịch vụ hàng hải đã không bị loại bỏ khỏi phạm vi điều
chỉnh của hiệp định GATS.
2.4. Những ngoại lệ áp dụng trong GATS
Để đảm bảo việc thực hiện GATS của các thành viên, GATS cũng áp dụng
một số ngoại lệ đối với các yêu cầu cơ bản về an ninh, sức khoẻ của con người,
động thực vật; quyền lợi thương mại hợp pháp của một doanh nghiệp, mua sắm
của Chính phủ v..v Ngoài ra, còn có các ngoại lệ về việc thực hiện đánh thuế
hoặc thu thuế; thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; ngăn ngừa lừa đảo,
gian lận thương mại, cụ thể như sau:
Khoản 2 Điều II: quy định có thể duy trì biện pháp không phù hợp với yêu
cầu của đối xử tối huệ quốc, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và
đáp ứng các điều kiện của Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.
Điều III bis: các thành viên được quyền không cung cấp thông tin bí mật
nếu việc tiết lộ thông tin đó có thể gây cản trở đến việc thi hành pháp luật, trái lợi
ích công cộng hoặc làm phương hại đến quyền lợi thương mại hợp pháp của một
doanh nghiệp.
Điều XIVbis (Ngoại lệ vì lý do an ninh): các Thành viên không có nghĩa vụ
cung cấp thông tin trái với lợi ích an ninh thiết yếu của mình; được phép thực
hiện bất kỳ hành động nào vì lợi ích an ninh thiết yếu của mình hay áp dụng bất
kỳ hành động nào để thực thi nghĩa vụ theo Hiến chương Liên hiệp Quốc về gìn
giữ hoà bình và an ninh quốc tế.
13
Điều XIV: các thành viên có thể thông qua hoặc thực thi các biện pháp cần
thiết nhưng phải bảo đảm tính công bằng và không phân biệt đối xử để: bảo vệ
đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng; bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ của
con người, động thực vật; bảo đảm việc tuân thủ pháp luật hoặc quy định không
trái với các quy định của Hiệp định này (về ngăn ngừa các hành vi lừa đảo và
gian lận để giải quyết hậu quả của việc không thanh toán hợp đồng dịch vụ, bảo
vệ bí mật đời tư, tài khoản cá nhân, an toàn); bảo đảm việc thực hiện đánh thuế
hoặc thu thuế; thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
3. Đánh giá
Là một trong những văn kiện quan trọng trong hệ thống WTO, từ khi ra đời năm
1995 đến nay, GATS đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thương mại
dịch vụ nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung.
3.1 . Những thành tựu của GATS
+ GATS tạo ra 1 khung pháp lý có tính ràng buộc đối với các quốc gia thành viên,
từ đó hình thành nên 1 sân chơi công bằng, thúc đẩy sự phát triển của thương mại
dịch vụ quốc tế.
+GATS góp phần đáng kể vào việc giải quyết tranh chấp trong quan hệ thương
mại dịch vụ giữa các quốc gia thành viên. Đồng thời, với các quy định rõ ràng và
cụ thể, GATS cũng làm giảm bớt các tranh chấp.
+ GATS tạo điều kiện và thúc đẩy sụ phát triển của kinh tế quốc tế. Tỉ trọng các
ngành dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế ngày càng tăng. Vì thế, thúc đẩy thương
mại dịch vụ phát triển cũng chính là tác động mạnh mẽ vò sự phát triển của
thương mại quốc tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
+ GATS đem đến cơ cấu căn bản để tiến hành đàm phán từng bước mở rộng
thương mại dịch vụ và tự do hóa và tạo ra các cam kết để ngăn chặn bất cứ sự suy
giảm về điều kiện mở cửa thị trường.
3.2. Những hạn chế của GATS
+ Số lượng và chất lượng các cam kết quốc gia còn rất khiêm tốn, lịch trình của
từng nước còn dè dặt. Mới chỉ có tự do hóa thực sự trong lĩnh vực dịch vụ viễn
thông và dịch vụ tài chính.
14
+ Mặc dù phạm vi của GATS đề cập rất rộng những chưa bao quát một số lĩnh
vực, điển hình là dịch vụ hàng không.
+ GATS còn chưa quyết định các biện pháp thuộc ba lĩnh vực mà vòng dàm phán
Uruaguay chú ý, đó là các biện pháp đảm bảo an toàn, vấn đề trợ cấp, và mua
sắm của chính phủ
+ GATS không đem lại một sự đảm bảo nào về tăng nhập khẩu hoặc thiết
lập các doanh nghiệp dịch vụ ở địa phương. Kinh nghiệm cho thấy một số
nước đang phát triển, mặc dù rât chú trọng khuyến khích công ty ở nước
ngoài thiết lập hiện diện thương mại trên thị trường của mình, song cũng
không có được luồng đầu tư nước ngoài đổ vào như mong muốn
+ GATS cũng không phải là điều kiện tiên quyết đối với nhập khẩu và đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Lý do là những điều kiện mở cửa thị trường đã
được cam kết theo GATS chỉ là một phần trong quyết định của một doanh
nghiệp để thiết lập hiện diện thương mại của mình ở nước khác.
+ Một hạn chết khác của GATS là hầu hết các cam kết đưa ra chưa hoàn
chỉnh, và hầu hết các nước cam kết trong những ngành họ đẫ rất mạnh hoặc
có lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, cạnh tranh quốc tế rất gay gắt, nhất là trong
xuất khẩu dịch vụ sang các nước phát triển. bởi vậy, những cam kết tự do
hóa đầy đủ cũng chưa tạo thành công chắc chắn trong lĩnh vực xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các biểu cam kết này còn rất hẹp. Ví dụ, rất nhiều cam kết
trong các lĩnh vực như du lịch, trong khi đó có rất ít cam kết trong các lĩnh
vực lien quan tới xã hội như y tế, giáo dục, sức khỏe… Điều này đã dẫn
đến chỉ có 50% các thành viên WTO đưa ra cam kết đầy đủ ở phương thức
2, 30% đưa ra cam kết ở phương thức đầy đủ ở phương thức 1, 20% đưa ra
cam kết đầy đủ ở phương thức 3 và hầu như không nước nào có cam kết cụ
thể theo ngành ở phương thức 4.
+ Một số các hạn chế khác của GATS như: thiếu vốn cho phát triển xuất
khẩu và kinh doanh, khó khăn trong vấn đề tạo dựng niềm tin đối với các
nhà nhập khẩu, không tiếp cận được hệ thống rẻ và tin cậy, không tiếp cận
15
được với mạng lưới phân phối dịch vụ chính thức và không chính thức để
thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại.12
Thương mại dịch vụ ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu ra đời một hiệp
định điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế mới phát sinh. Ra đời
trong khuôn khổ vòng đàm phán WTO, GATS ( Hiệp định chung về
Thương mại dịch vụ) đã phần nào thực hiện được sứ mệnh của mình trong
việc điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế, tạo ra sân chơi công bằng
và minh bạch cho các thành viên WTO, dù là các nước phát triển hay các
nước đang phát triển. Tuy vậy, trong quá trình tham gia vào “sân chơi lớn”
đó, các nước đang phát triển, do những hạn chế về vốn, công nghệ, kinh
nghiệm, kiến thức… sẽ gặp nhiều bất lợi hơn so với các nước phát triển.
Xuất phát từ thực tế này, GATS đã đưa ra một số ưu đãi dành cho các nước
đang phát triển để thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ tại các
nước đang phát triển.
II. ƯU ĐÃI CỦA GATS DÀNH CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
CỦA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ.
1. Nội dung
a. Được quy định trong điều IV của GATS : Tăng cường sự tham gia
của các nước đang phát triển
Theo điều IV GATS,thì Trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định WTO có
hiệu lực, các Thành viên phát triển và các Thành viên khác, trong chừng
mực có thể, sẽ thành lập các đầu mối liên hệ để tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên đang phát triển:
12 ‘Assessment of Trade in Services of Developing Countries: Summary of Findings.’
UNCTAD/ITCD/TSB/7, dated 26 August 1999.
16
tiếp cận thông tin liên quan tới thị trường của các nước đó : các khía
cạnh thương mại và kỹ thuật của việc cung cấp dịch vụ, đăng ký,
công nhận và tiếp thu các tiêu chuẩn chuyên môn
sẵn sàng cung cấp công nghệ dịch vụ
Điều IV này qui định việc tạo thuận lợi cho các nước đang phát triển tham
gia và hưởng lợi hơn từ thương mại dịch vụ. Đây là những điều khoản quan
trọng nhất liên quan đến đối xử đặc biệt và đối xử phân biệt đối với các
nước đang phát triển của GATS. Các thành viên phải dành những điều kiện
thuận lợi cho các nước đang phát triển tham gia vào thương mại dịch vụ thế
giới. Mục tiêu này được thực hiện thông qua sự trợ giúp dành cho các nước
đang phát triển, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh các ngành dịch
vụ trong nước, tăng cường mở cửa thị trường ở những ngành có lợi ích xuất
khẩu đối với các nước này.
b. thể hiện qua những ngọai lệ của MFN
Hiệp định chung về thương mại GATS đã tạo ra sự bảo đảm về đối xử tối
huệ quốc, một nguyên tắc quan trọng đối với các nước đang phát triển vì nó
đem lại cho họ những lợi thế tương tự mà các nước phát triển có thể đạt
được thông qua các cuộc đàm phán ngoài WTO. Song do sự chênh lệch về
trình độ phát triển thương mại dịch vụ giữa nước phát triển và nước đang
là phát triển là rất lớn nên dù được hưởng MFN thì các nước đang phát
triển vận gặp bất lợi.
Nhưng nguyên tắc này cũng có những ngoại lệ đối với các nước đang phát
triển, những ngoại lệ này thường tập trung vào ngành mà nước đang phát
triển có lợi thế so sánh, vì thế các nước đang phát triển đã có thêm điều
kiện thuận lợi hơn để tham gia vào thương mại dịch vụ. Những ngoại lệ
này thường được các nước ký kết thỏa thuận song phương hoặc khu vực
trên nguyên tắc được duy trì trong vòng 10 năm.
2. Tác động của các ưu đãi tới thương mại dịch vụ của các nước đang
phát triển
Khả năng dự báo tăng lên:
17
Khả năng dự báo là vô cùng quan trọng đối với thương mại dịch vụ. Vì dịch vụ là
lĩnh vưc được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của con người mà những nhu cầu này
ngày càng cao nên lĩnh vực này luôn thay đổi, do đó việc nắm rõ thông tin để xác
định được xu hướng mới trong thương mại dịch vụ là vô cùng quan trọng . Trước
khi tham gia vào WTO thì các quốc gia đang phát triển thường bị hạn chế trong
việc nắm bắt và đánh giá thông tin. Điều này làm giảm đi khả năng dự báo và tiếp
cận xu hướng phát triển của thế giới. Nhưng khi tham gia vào WTO, nhờ các ưu
đãi mà các nước thành viên giành cho nước đang phát triển đã tạo điều kiện cho
các nước này được tiếp cận với thông tin liên quan tới thị trường của các nước
phát triển đã giúp khả năng dự báo của các nước đang phát triển tăng lên
Nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh các ngành dịch vụ trong nước:
Những ưu đãi trong Hiệp định quy định các Thành viên phát triển và các Thành
viên khác, trong chừng mực có thể, sẽ thành lập các đầu mối liên hệ hỗ trợ cho
các nhà cung cấp dịch vụ của các nước đang phát triển bằng việc mở rộng các
kênh thông tin về công nghệ trong các lĩnh vực hiện có, thủ tục đăng ký và công
nhận tiêu chuẩn chuyên môn và cung cấp công nghệ hiện đại.
Các nước đang phát triển khi mở cửa Thương Mại Dịch Vụ, được hưởng ưu đãi
sẽ có cơ hội tiếp cận những công nghệ mà các nước phát triển đem lại. Ngoài
công nghệ , khi các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa ,
các nước đang phát triển sẽ học hỏi được kinh nghiệm quản lý, chuyên môn từ
đó áp dụng vào cho dịch vụ của nước mình. Khi công nghệ của các nước phát
triển gia nhập vào thị trường mà các nước đang phát triển sẽ tiếp thu và sử dụng
một cách thành thạo áp dụng một cách đúng đắn thì khả năng cạnh tranh lại với
dịch của các nước phát triển cung cấp là hoàn toàn có thể.( bởi từ trước đến này
các nước đang phát triển thường sử dụng những máy móc cũng như công nghệ cũ
trong dịch vụ thương mại, điều này đã làm hạn chế khả năng mở rộng ngành cũng
như không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc các nước
này có cơ hội tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trong quá trình thương mại
dịch vụ sẽ giúp họ cải thiện được tình hình này)
Tăng cường mở cửa thị trường ở những ngành có lợi ích xuất khẩu đối với
các nước này
18
Ngoại lệ của MFN cho phép các quốc gia này có thể ký kết thỏa thuận song
phương hoặc khu vực, và các ngoại lệ này thì thường áp dụng cho những ngành
mà các quốc gia đang phát triển có lợi thế so sánh. Vì thế các quốc gia này đã lựa
chọn những ngành mà quốc gia mình có lợi thế so sánh nhất để tham gia ký
kết.( ở các quốc gia đang phát triển thì các ngành dịch vu không thể phát triển
cũng như chất lượng được bằng các nước phát triển, tuy nhiên họ tham gia ký kết
những ngành dịch vụ mà bản thân nước họ có lợi nhất, đó chính là lợi thế so sánh,
vì trong trường hợp này thì họ vẫn có lợi. sở dĩ họ có thể lựa chọn như vậy là do:
đôi với GATS thì việc cam kết là không bắt buộc như GATT,nên các quốc gia
đang phát triển có thể lựa chọn ngành nào mà có lợi ích xuât khẩu cho mình)13
Những ưu đãi mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển về công
nghệ kỹ thuật và các luồng thông tin mở đã giúp cho các nước đang phát triển có
cơ hội để phát triển dịch vụ. Song, đó cũng chính là thách thức mà các nước đang
phát triển phải vượt qua trong quá trình mở cửa thương mại dịch vụ và hội nhập
kinh tế quốc tế.
*Ví dụ : Việt Nam
Khi ra nhập WTO, Việt Nam nhận được những ưu đãi từ các nước thành
viên đặc biệt là việc được hưởng hỗ trợ công nghệ kỹ thuật, từ đó lĩnh vực
dịch vụ của Việt Nam có nhiều thay đổi tích cực, sự thay đổi thể hiện rõ
nhất trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ở
việt nam.
Trước khi ra nhập WTO, các ngân hàng trong nước lấy dịch vụ ngân hàng
bán buôn làm đối tượng chủ yếu, dịch vụ ngân hàng bán lẻ lúc này chưa
phát triển trong khi tại các nước phát triển thì dịch vụ ngân hàng bán lẻ ứng
dụng công nghệ hiện đại lại vô cùng phát triển. Ngay sau mở của thị trường
dịch vụ , các ngân hàng ngoại như HSBC, ANZ đã mở rộng khai thác lĩnh
13 The Impact of Trade Liberalization on Export and GDP Growth in Least Developed Countries.
Discussion Paper No. 85. Geneva: UNCTAD. Shafaeddin, S.M. 1994.
19
vực này tại thị trường Việt Nam với các tiện ích hiện đại. Nhờ những ưu
đãi về công nghệ kĩ thuật VD: HSBC cam kết hỗ trợ Techcombank mỗi
năm 1 triệu USD trong vòng 3 năm (2006-2008) cho các chi phí về hỗ trợ
nâng cao kỹ thuật, công nghệ,và học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng
nước ngoài mà dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã có bước đột phá14:
số lượng dịch vụ được cung cấp ngày càng đa dạng : DVNH truyền thống
được nâng cấp, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại và những dịch
vụ hoàn toàn mới được cung cấp nhằm đem lại những tiện ích mới cho
người sử dụng như: phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng
hiện đại như phone banking, internet banking…
VD. Dịch vụ thẻ thời gian qua đã đem lại hiệu quả đáng kể cho nền kinh tế
xã hội. Ngoài những loại thẻ truyền thống, các NHTM cũng đã đưa ra nhiều
loại thẻ tích hợp mới với nhiều tính năng mới làm cho thị trường thẻ thêm
phong phú. Mạng lưới ATM và POS ngày càng được đầu tư mở rộng năm
2006 với tổng số 2.500 máy ATM và 14.000 POS đã lên tới 4.300 ATM và
23.000 POS vào năm 2007 và đạt con số 9.726 ATM, số lượng thẻ và doanh
số giao dịch tăng mạnh, tổng số lượng thẻ năm 2006 là 3,5 triệu tăng lên tới
8,3 triệu thẻ năm 2007 và 20,2 triệu thẻ năm 2009, tổng doanh số giao dịch
thẻ năm 2009 lên tới 328.430 tỷ đồng.
Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện : CNTT mới giúp cho
ngân hàng có thể thực hiện tới 1000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài
khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày.
Ưu đãi về công nghệ kĩ thuật mà Việt Nam nhận được từ các nước phát
triển có tác động lớn tới sự thay đổi trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng nói
riêng và thương mại dịch vụ nói chung, việc áp dụng được công nghệ hiện
đại, nắm bắt được thông tin và học hỏi được kinh nghiệm của các nước
phát là cơ hội và thách thức đặt ra cho các nước đang phát triển trên con
đường mở của thị trường.
14
20
LỜI KẾT
Tóm lại, dịch vụ, từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến các dịch vụ tài
chính ngân hàng, đã và đang trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới. Dịch vụ không chỉ tạo
công ăn việc làm và thu nhập tại nhiều quốc gia mà còn đóng vai trò là
đầu vào (input) quan trọng để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác (ví
dụ: dịch vụ viễn thông). Do vậy một ngành dịch vụ hiệu quả cao là rất cần
thiết cho tổng thể nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, sự ra đời của GATS trong
khuôn khổ WTO là một kết quả tất yếu từ sự phát triển không ngừng của
thương mại dịch vụ; với tư cách là một hiệp định điều chỉnh các quan hệ
kinh tế quốc tế trong thời đại mới.
21
GATS đã tạo ra 1 khung pháp lý có tính ràng buộc đối với các quốc gia
thành viên; từ đó hình thành nên 1 sân chơi công bằng, thúc đẩy sự phát
triển của thương mại dịch vụ quốc tế. Không những vậy, những ưu đãi mà
GATS đã dành cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đã tạo
ra những thuận lợi cho các nước này trong quá trình hội nhập. Những ưu
đãi này không những thúc đẩy quá trình tham gia của các nước đang phát
triển mà còn hỗ trợ rất nhiều cho các nước này về phương diện công nghệ
và kỹ thuật. Đó sẽ là những tiền đề giúp cho chất lượng dịch vụ của các
nước này có thể cải thiện và nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh như
những dẫn chứng cụ thể về một số nước đang phát triển như người viết đã
nêu. Tuy vậy, khi nhắc đến GATS, ta không thể không nhắc đến những vấn
đề còn tồn đọng sau: “Liệu các nước đang phát triển có được hưởng lợi
thực sự từ việc được cải thiện khả năng tiếp cận thị trường qua khung pháp
lý của GATS ?” Đây thực chất là một câu hỏi mở còn gây nhiều tranh cãi
và cũng sẽ là một cách tiếp cận khác về GATS mà trong khuôn khổ bài tiểu
luận, người viết không đề cập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_wto_3164.pdf