Tiểu luận Những vấn đề toàn cầu đói nghèo

Trong 50 năm qua, Trung Quốc đã cấp 5,5 tỷ USD viện trợ cho châu Phi, cử 16.000 nhân viên y tế tới 43 nước và giảm hay xóa nợ cho 31 nước. Gần đây, vào ngày 15/01/2010, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc đã loan báo rằng trong vòng 3 năm tới, nước ông sẽ cung cấp 5 tỉ đôla gồm các khoản cho vay và tín dụng cho các quốc gia Châu Phi. 06/2005, Thủ tướng Anh Tony Blair và Tổng thống Mỹ Georges Bush cho biết đã gần đạt tới một thỏa thuận giảm nợ cho những nước châu Phi nghèo nhất. Mỹ hứa viện trợ 674 triệu USD (414 triệu USD gửi cho Ethiopia, Eritrea và Somalia để giảm đói tức thì), trong khi Anh dự tính thuyết phục các nước giàu góp thêm đến 25 tỉ USD để trợ giúp châu Phi. Theo Kyodo ngày 28/5/2008, tại cuộc họp thượng đỉnh gồm 52 quốc gia diễn ra ở thành phố Yokohama, Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản Yasuo Fukuda cam kết trong 10 năm tới sẽ tăng gấp đôi lượng gạo (tức khoảng 14 triệu tấn) viện trợ cho châu Phi trước tình hình giá lương thực đang leo thang.

pdf9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Những vấn đề toàn cầu đói nghèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU ĐÓI NGHÈO 2 Không tự nhiên mà “Đói nghèo” lại trở thành vấn đề được đặt lên đầu tiên trong danh mục 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Gọi tắt là MDG) của 189 nước thành viên Liên Hợp Quốc Điều đó phần nào khẳng định rằng đây chính là một vấn đề toàn cầu điển hình. Tính điển hình ở đây được đánh giá dựa trên phạm vi và mức độ ảnh hưởng của vấn đề. Và bài thuyết trình của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn điều đó. I. Tổng quan về đói nghèo: 1. Đói nghèo là gì? o Trước hết chúng ta hãy theo dõi một đoạn phóng sự ngắn để xem những người xung quanh ta hiểu thế nào về “Nghèo đói” o Tiếp theo đó là xem xét những định nghĩa chính thống đã được đưa ra:  Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.  Theo tác giả cổ Trung Quốc cho rằng: "những người vẫn đang còn phải lo toan cho bữa ăn đó là người nghèo, cuộc sống đối với người nghèo chỉ là sinh tồn mà thôi."  Theo Word Bank: "Nghèo là đói, thiếu nhà, bệnh không được đến bác sĩ, không được đến trường, không biết đọc, biết viết, không có việc làm, lo sợ cho cuộc sống tương lai, mất con do bệnh tat, ít được bảo vệ quyền lợi và tự do."  Rất khó có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về nghèo đói, nhưng qua những khái niệm đã được đưa ra ở trên và tổng hợp những ý kiến của phóng sự ngắn vừa rồi, thì nhóm đưa xin đưa ra một định nghĩa riêng: Nghèo đói là một trạng thái sống mà ở đó con người con còn không đạt được tiêu chuẩn tối thiểu nhất định như nhà ở, lương thực, quần áo ấm..v..v.. Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua Comment [NTV1]: Đoạn này là clip phóng sự. 3 tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo 2. Nguyên nhân của đói nghèo Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế, không công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không cóbình đẳng nam nữ. 3. Thực trạng nghèo đói: A. Thực trạng đói nghèo trên thế giới: Sau đây là 1 clip ngắn chúng tôi biên tập lại để qua đó phần nào các bạn thấy được thực trạng đói nghèo đang diễn ra trên thế giới. Trở về quá khứ của những năm 1993, theo báo cáo tổ chức lao động thế giới (ILO) trên toàn thế giới có 1100 triệu người nghèo khổ, tức là chiếm 20% tổng dân số thế giới lúc bấy giờ. Còn gần đây, theo kết quả xếp loại chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) năm 2008 của 88 quốc gia đang phát triển và các quốc gia đang trong giai đoạn quá độ do Cơ quan nghiên cứu chính sách lương thực thế giới (IFPRI) và Tổ chức Những mối lo ngại toàn cầu công bố thực hiện, mục tiêu đẩy lùi nạn đói trên thế giới vẫn là một viễn cảnh xa vời, khi đang có tới 33 quốc gia trên thế giới đứng trước tình trạng báo động hoặc báo động khẩn cấp về mức độ đói nghèo Csố GHI được đánh giá trên 3 dấu hiệu cơ bản: tỷ lệ người thiếu ăn, mức độ phổ biến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi; tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Trên thang điểm 100. Nhìn chung, trong những năm từ 1990-2008, GHI trung bình của thế giới đã giảm gần 1/5, từ 18,7 điểm xuống 15,2 điểm. Nhiều quốc gia đã giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và tỷ lệ người thiếu ăn vẫn còn khá cao. Tổng Giám đốc IFPRI G.Brôn, cho rằng những bước tiến của thế giới trong việc giảm đói nghèo trong những thập kỷ qua còn khá chậm chạp, với những kết quả cho thấy sự khác biệt khá rõ nét giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi GHI giảm tới 40% ở các nước Mỹ La-tinh,30% ở Đông Nam Á và 25% ở Nam Á thì tại vùng nam sa mạc Xa-ha-ra và châu Phi, tỉ lệ này chỉ giảm 11%. Comment [NTV2]: Phần này để chiếu slide ảnh poverty 4 Nơi mà nạn đói diễn ra trầm trọng nhất hiện nay là ở nước Cộng hoà Dân chủ Công-gô với chỉ số GHI tồi tệ là 42,7 điểm, so với GHI năm 1990 là 25,5 điểm, do tác động của chiến tranh, xung đột sắc tộc, sự mất ổn định về chính trị, tỷ lệ mắc HIV/AIDS cao, tình trạng mất bình đẳng và sự thiếu tự do chung. Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), hai cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc, cho biết khoảng 1,02 tỷ người, tức là cao hơn 100 triệu người so với năm 2008, đang bị thiếu đói trong năm 2009. Đây là con số cao nhất trong vòng 4 thập kỷ vừa qua. Trên đây là bản đồ các khu vực đói nghèo trên thế giới được đưa ra ngày 5-8- 2004 của chương trình lương thực Liên Hợp Quốc (WFP) Tổng giám đốc WFP James Morris cho biết trên thế giới hiện có trên 800 triệu người thiếu ăn nghiêm trọng. Bản đồ các khu vực nghèo đói xác định vị trí những điểm nóng đói nghèo trên thế giới với màu đỏ biểu thị khu vực đói nghèo ở mức độ cao, màu da cam chỉ khu vực đói nghèo ở mức trung bình và màu xanh chỉ các khu vực thừa lương thực. Các điểm màu đỏ rực trên bản đồ của WFP là Dafur (Sudan), Bangladesh, vùng núi Andes của Peru, Afghanistan, khu vực Nam Sahara, Congo. Các khu vực màu đỏ và da cam bao trùm bản đồ của WFP. Khu vực màu xanh chỉ giới hạn ở Bắc Mỹ, Canada, Argentina, châu Âu và châu Úc. - Châu Âu Năm 2008: 17% dân số vẫn sống trong cảnh đói nghèo. - Châu Á: Theo Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, có khoảng 300 triệu trẻ em, gần như 1nửa số trẻ em ở châu lục này đang sống trong cảnh đói nghèo.2008 - Châu Mỹ La tinh:Năm 2009, có 189 triệu người, tức khoảng 34,1% dân số sống với ít hơn 4 đô la 1 ngày, 9 triệu người sống trong cảnh nghèo đói. - Tại đất nước giàu nhất và sản xuất lương thực hàng đầu thế giới, cứ 6 người thì có một người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực - Châu Phi là châu lục có số người bị đói nghèo lớn nhất thế giới: Có tới 44% dân số Nam Sahara sống dưới mức 1 USD/ngày. B. Thực trạng đói nghèo ở việt nam Việt Nam hiện nay được biết đến như là một trong những nước đạt được tốc độ giảm đói nghèo nhanh nhất trên thế giới trong hơn 15 năm trở lại đây. Tỉ lệ đói nghèo của Việt Nam (được tính bằng số người sống dưới mức 1 đôla Mỹ một ngày) đã giảm từ 58% của năm 1993 xuống 29% năm 2002, 18,1% vào năm 2004, 16% năm 2006. Nhưng như vậy có nghĩa là vẫn còn khoảng 15 triệu người đang sống trong đói nghèo và cực khổ. Comment [NTV3]: Đoạn này là để chiếu cái bản đồ tớ gửi kèm . 5 Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh:Human Poverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước. Các khu vực có số hộ dân nghèo đông nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa , vùng dân tộc thiểu số. Và có đến 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.: II) Tác động của vấn đề Đói nghèo: A) Ảnh hưởng của đói nghèo đến các vấn đề xã hội khác: Ta có thể thấy, các vấn đề toàn cầu không bao giờ tồn tại một mình nó, mà luôn có liên quan mật thiết với nhau, 1 vấn đề này chưa giải quyết được sẽ nảy sinh vấn đề toàn cầu khác. 1. Đói nghèo và chiến tranh: Khi đói nghèo xảy ra, điều con người quan tâm đến là miếng ăn, từ đó xảy ra tranh chấp quyền lợi, bởi sức mạnh luôn thuộc về những kẻ có quyền. Như vậy, trong 1 cộng đồng 1 quốc gia, xảy ra tranh chấp có nghĩa là xảy ra nội chiến. Nhắc đến đói nghèo là nhắc đến châu Phi, các cuộc xung đột vũ trang đãm máu xảy ra trong nhiều năm qua ở khu vực này là bằng chứng dề nhận thấy. Đói nghèo gây mất ổn định chính trị trong quốc gia, là cơ hội cho các nước lớn lây lý do đe dọa các nước nhỏ để chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường và giết hại người vô tội… 2. Đói nghèo gây mất ổn định xã hội: “ Túng quá làm liều” – đây là 1 câu tục ngữ của Việt Nam, xong nó là vấn đề của cả thế giới. Nghèo đói sẽ dẫn đến trộm cướp, giết người,tham gia vào các hoạt động tội phạm như cờ bạc, buôn bán ma túy để kiếm tiền, gây mất an ninh xã hội ở cả các quốc gia phát triển và kém phát triển, ở cả đô thị lẫn nông thôn. Theo nghiên cứu trên thế giới hiện nay, hơn 80% các vụ giết người có động cơ là vì tiền, tài sản. Bên cạnh đó, còn 1 hậu quả do đói nghèo gây ra với xã hội, đó là 1 vấn đề rất nhức nhối hiện nay, là bạo lực gia đình. Thật khủng khiếp khi bạo lực gia đình đang là vấn đề nổi cộm ở hầu hết các ngôi làng nghèo. Tại làng Kouk Trach ( Campuchia), có đến 90% gia đình trong làng xuất hiện tệ nạn này. Điều này thường hay xảy ra trong những gia đình nghèo, ở đó những người đàn ông thường hay chơi cờ bạc và rượu chè. Họ thường trở về nhà khi chơi cờ bạc hết sạch tiền hay trong trạng thái say xỉn, và sau đó thì họ đánh vợ con mình. Trong khi đó, những người phụ nữ bị cưỡng bức và bạo lực lại có rất ít hoặc không có sự đền bù hợp pháp hay sự bênh vực của xã hội. Hầu hết các vụ án cưỡng bức đã được xét xử một cách dễ dàng. Một người phụ nữ ở làng Plov Loung đã kể lại câu chuyện của mình: “Bạo lực xảy ra khi chồng tôi uống rượu say và ghen tuông với tôi. Anh ta luôn luôn lăng mạ và mắng mỏ tôi.Đôi khi anh ta ép buộc cô ấy phải quan hệ tình dục với mình. Nếu tôi từ chối, anh ta sẽ kết tội tôi ngoại tình”. 6 3. Nghèo đói và vấn đề môi trường: Những hộ nghèo thì nguồn tiếp cận của họ rất hạn chế. Chính vì những điều trên mà người nghèo càng nghèo thêm, họ không thể tự cải thiện cuộc sống của mình. Người nông dân thì chỉ biết phá rừng làm nương rẫy, săn bắt những động vật quý hiếm,đánh bắt hải sản bằng bom mìn, kích điện, chặt gỗ quý để bán…phá hoại tài nguyên môi trường. Bộ phận người nghèo ở đô thị thiếu không gian sinh hoạt, sẽ gay ô nhiễm môi trường sông của bản thân họ cũng như của toàn bộ xã hội… 4. Nghèo đói và vấn đề an sinh xã hội: Cơm ăn áo mặc chưa được đảm bảo sẽ dẫn đến thiếu sự quan tâm về các vấn đề tinh thần: a. Sức khỏe và y tế: Họ thường thờ ơ với sức khỏe của mình, thiếu khám sức khỏe định kỳ, khi bệnh nặng mới chịu chữa trị thì nguy hiểm đến tính mạng, điều kiện dinh dưỡng thấp, sức khỏe kém. Đặc biệt, sức khỏe phụ nữ và trẻ em gắn liền với sự thiếu thông tin và hiểu biết, thiếu nguồn lực và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế hữu hiệu. Thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm trùng là những vấn đề thông thường nhất. Tỷ lệ tử vong cao nhất đối với phụ nữ sinh nở, trẻ sơ sinh và nhi đồng. Giá dịch vụ y tế và thuốc chữa bệnh ngày càng tăng, sức khỏe người nghèo ngày càng suy sụp và chất lượng giảm sút. b. Giáo dục: Tỷ lệ nữ biết chữ ít hơn nam (82% so với 91%). Số năm đi học của họ cũng ít hơn (4,95% so với 5,89%). Trong số trẻ em chưa một lần đến lớp có 92,6% sống ở vùng nông thôn. Các trường bán công và tư thục được thành lập ngày càng nhiều và được nhà nước khuyến khích, cơ cấu học phí cao, làm cho người nghèo không đi học được. Giáo dục và thay đổi sách giáo khoa là khó khăn lớn đối với hộ nghèo, cả phí học thêm. Nghèo đói và tuyệt vọng, những người dân đã tìm mọi cách để tồn tại, dù đó là hành vi bất hợp pháp. Dùng xung điện để đánh bắt cá hay chặt phá rừng và kể cả bán sức lao động của mình cho những đầu nậu khai thác gỗ…., miễn sao có tiền để sống. Khoảng cách lại tiếp nối khoảng cách, chính những người dân của vùng Tonle Sap( Thia Lan) cho biết, họ hầu như không thể tiếp cận với nền giáo dục, chăm sóc sức khỏe là một vấn đề lớn, và cơ sở hạ tầng không được cải tạo. Để tìm cách thoát khỏi nghèo đói, những dân làng đã phải gửi con cái của họ đi làm việc ở nước láng giềng Thái Lan với tiền công dưới 2$ một ngày hay chỉ bằng một nửa số đó ở ngAay chính trong Campuchia. B) Tác động của đói nghèo đến quan hệ quốc tế 1. Phân biệt giàu nghèo, bất bình đẳng giữa các nước Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày các nhà lãnh đạo thế giới cam kết giải quyết các vấn đề cấp bách trên phạm vi toàn cầu, thế giới vẫn tiếp tục chứng kiến cảnh chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng và bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã phát triển với tốc độ chưa từng có trong những năm gần đây, song các nước giàu ngày càng giàu hơn và các nước nghèo ngày càng nghèo đi, một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết. Bản báo cáo, có tên "The World Social Situation: The Inequality Predicament" được công bố cuối tháng 8, thời điểm 3 7 tuần trước khi một hội nghị thượng đỉnh thế giới được tổ chức theo lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay như đói, nghèo, bệnh tật và thất học. Gióng một tiếng chuông cảnh tỉnh về tình trạng bất bình đẳng "sâu sắc và dai dẳng", báo cáo đã tập trung vào sự cách biệt giữa những nền kinh tế chính thức và không chính thức, khoảng cách thu nhập ngày càng lớn giữa lao động qua đào tạo và không được đào tạo, sự chênh lệch ngày càng tăng trong chăm sóc y tế và giáo dục, và cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị. Thế giới ngày nay đã phân cực hơn so với 10 năm trước, báo cáo khẳng định. Bản báo cáo, gồm 158 trang, cho thấy sự bất bình đẳng giữa các quốc gia và trong nội bộ một quốc gia thường song hành cùng toàn cầu hóa kinh tế. Bất bình đẳng đã và đang gây ra những hậu quả tiêu cực trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lao động, an toàn việc làm và lương. Ngay những nước phát triển như Mỹ, Canada và Anh cũng không thoát khỏi xu thế này. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều nước tại châu Á, châu Mỹ Latin và châu Phi. Chỉ riêng tại khu vực phụ cận sa mạc Sahara, số người nghèo đã tăng lên tới gần 90 triệu trong thời gian hơn 1 thập kỷ (từ 1990 tới 2001). Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng, cần phải điều chỉnh sự mất cân đối kinh tế giữa các nước cũng như trong nội bộ từng nước. Hiện nay, khoảng 80% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới thuộc về 1 tỷ người sống tại các nước phát triển, trong khi đó 5 tỷ người sống tại các nước đang phát triển chia sẻ 20% còn lại. Trong phần nhận xét của bản báo cáo, Ocampo cảnh báo cộng đồng quốc tế về hậu quả của việc không hành động. "Thất bại trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng sẽ khiến cho việc nâng cao điều kiện sống cho người nghèo và tạo lập công bằng xã hội trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến sự bất ổn về mặt xã hội trên toàn thế giới. Khi đó, tất cả mọi người trong chúng ta đều phải trả giá". Ông Michael và bà Tamar cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng trong nỗ lực giảm bất bình đẳng với những chính sách cụ thể như hỗ trợ cho người nghèo các khoản tín dụng ưu đãi thông qua hệ thống ngân hàng, ưu tiên giáo dục, chăm sóc y tế cho vùng sâu, vùng xa...Những chính sách như vậy đã được thực hiện ở một số nước và thu được nhiều kết quả trong xóa bỏ bất bình đẳng. Các tác giả cho biết bất bình đẳng giữa các quốc gia ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng và có nhiều ảnh hưởng hơn bất bình đẳng trong lòng một quốc gia do quá trình toàn cầu hóa và thương mại hóa. Thực tế những năm qua cho thấy, do bị đối xử chưa được công bằng trong các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam chịu rất nhiều thiệt thòi. Chính vì vậy, ông Michael cho rằng Việt Nam cần chủ động, tích cực và năng động hơn nữa trong các mối quan hệ quốc tế trên mọi lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa và chính trị để được đối xử công bằng hơn. 2. Châu Phi và vấn đề viện trợ a/ Cái nhìn chung về Châu Phi Có thể nói Châu Phi là Châu lục có tỷ lệ người nghèo khổ lớn nhất trên toàn tế giới. Nền kinh tế Châu Phi vẫn chịu ảnh hưởng của lối phân chia lao động do phương Tây áp đặt từ thời thực dân và nền kinh tế đó chị được coi là nguồn cung cấp nguyên liệu. Hầu hết các nước Châu Phi đều là nền kinh tế đang phát triển, mặt khác lại đang có chiều hướng giảm 8 tổng thu nhập quốc dân, giảm thu nhập, trong đó bình quân thu nhập tính theo đầu người ở nhiều nước chưa tới 400 USD/năm. Chính vì vậy, Châu Phi là nơi nhận được nhiều viện trợ nhất trên thế giới. Hầu như tất cả các quốc gia Châu Phi dưới dạng này hay dạng khác đều cần tới sự viện trợ của nước ngoài. Đó là viện trợ vật chất, các khoản vay hay viện trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, y tế từ các nước và tổ chức quốc tế. Những viện trợ đó có thể là đến từ những quốc gia đơn lẻ như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…hoặc từ những tổ chức khác trên thế giới như: G8, G20… b/ Tình hình viện trợ Trong 50 năm qua, Trung Quốc đã cấp 5,5 tỷ USD viện trợ cho châu Phi, cử 16.000 nhân viên y tế tới 43 nước và giảm hay xóa nợ cho 31 nước. Gần đây, vào ngày 15/01/2010, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc đã loan báo rằng trong vòng 3 năm tới, nước ông sẽ cung cấp 5 tỉ đôla gồm các khoản cho vay và tín dụng cho các quốc gia Châu Phi. 06/2005, Thủ tướng Anh Tony Blair và Tổng thống Mỹ Georges Bush cho biết đã gần đạt tới một thỏa thuận giảm nợ cho những nước châu Phi nghèo nhất. Mỹ hứa viện trợ 674 triệu USD (414 triệu USD gửi cho Ethiopia, Eritrea và Somalia để giảm đói tức thì), trong khi Anh dự tính thuyết phục các nước giàu góp thêm đến 25 tỉ USD để trợ giúp châu Phi. Theo Kyodo ngày 28/5/2008, tại cuộc họp thượng đỉnh gồm 52 quốc gia diễn ra ở thành phố Yokohama, Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản Yasuo Fukuda cam kết trong 10 năm tới sẽ tăng gấp đôi lượng gạo (tức khoảng 14 triệu tấn) viện trợ cho châu Phi trước tình hình giá lương thực đang leo thang. 05/2007, Các nhà lãnh đạo châu Phi đã kêu gọi nhóm G-8 hãy xóa bỏ những món nợ lớn lao của châu Phi và tăng thêm viện trợ để diệt trừ nạn nghèo đói và bệnh tật tại khu vực này, chẳng hạn như bệnh Aids. 06/2007, lãnh đạo G8 dự tính được cho là sẽ thông báo cam kết viện trợ 60 tỷ USD để giải quyết các bệnh hiểm nghèo như Aids, sốt rét và bệnh lao. 3. Tác động của đói nghèo đến cục diện thế giới Một quốc gia muốn có một chỗ đứng vững chãi, muốn nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của mình thì trước hết cần phải có tiềm lực lớn. Tuy nhiên, dân có giàu thì nước mới mạnh. Chính vì thế, các quốc gia đói nghèo trên thế giới luôn là những quốc gia chịu nhiều thiệt thòi về mặt đối ngoại cũng như tiếng nói trong cộng đồng quốc tế. Họ phải nhờ đến những khoản viện trợ hay những chính sách ưu đãi về kinh tế từ các quốc gia mạnh hơn trên thế giới. Chính vì vậy, vô hình chung họ đã chịu một số những mối ràng buộc với các quốc gia tham gia viện trợ và ưu đãi kinh tế cho họ. Từ cơ sở đó, các quốc gia lớn mạnh có thể lợi dụng việc viện trợ để tạo dựng cho mình những khối đồng minh vô hình, tạo dựng cho mình một số lượng ủng hộ lớn trên thế giới, nâng cao vị thế quốc gia. 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhdoi_ngheo_4941.pdf
Luận văn liên quan