Tiểu luận Nội dung chính của thư tín dụng (L/C)
Cho phép hay không cho phép đòi tiền bằng điện:
Reimbursement là sự hoàn trả ti ền được quy định trong L/C giữa các ngân hàng cùng
tham gia. Khi m ột L/C quy định chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào, ngân hàng phát
hành có thể chỉ định ngân hàng chiết khấu đòi tiền ở ngân hàng phát hành hay một
ngân hàng khác – ngân hàng hoàn trả.
Ngân hàng phát hành phải gửi đến ngân hàng hoàn trả một chỉ thị về việc hoàn trả gọi
là ủy quyền hoàn trả.
Ngân hàng chiết khấu còn được gọi là ngân hàng đ òi tiền.
Nếu L/C quy định TTR allowed có nghĩa là cho phép đòi tiền bằng điện, ngân hàng
chiết khấu sau khi ứng tiền cho người thụ hưởng thì sẽ điện đòi tiền ngân hàng phát
hành đồng thời gửi bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành. Nhận được điện đòi tiền,
ngân hành phát hành phải hoàn trả ti ền cho ngân hàng chiết khấu. Nếu L/C không cho
phép đòi tiền bằng điện (TTR not allowed), sau khi chiết khấu, ngân hàng chiết khấu
gửi chứng từ cùng thư đòi tiền, ngân hàng phát hành sẽ hoàn trả ti ền cho ngân hàng
này sau khi nhận được bộ chứng từ và đã kiểm tra để xác định chứng từ hợp lệ.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 23801 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nội dung chính của thư tín dụng (L/C), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: NỘI DUNG CHÍNH CỦA THƯ TÍN DỤNG
(L/C)
GVHD: Th.S Nguyễn Phước Kinh Kha
NHÓM: 9
LỚP: TN09DB
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết thì việc mở L/C đem đến sự thuận tiện, an
toàn và nhanh chóng hơn trong thương mại quốc tế. Vì thế việc thanh
toán của người nhập khẩu cho người xuất khẩu thông qua mở L/C ở ngân
hàng thương mại đã trở nên phổ biến hơn. Nhưng có thể nhiều người vẫn
có thắc mắc về những nội dung cần thiết của một L/C là gồm những phần
nào, mỗi phần thì có những đặc điểm gì? Hiểu được điều này, nhóm
chúng tôi đã tìm kiếm những tài liệu có liên quan, tổng hợp, và trình bày
với một cách dễ hiểu nhất về nội dung chính của một L/C. Bài viết này
nhằm mang đến cho người đọc một cái nhìn rõ ràng hơn về nội dụng của
một L/C. Ngoài ra, nhóm chúng tôi còn đưa ra một L/C cụ thể để ngườ i
đọc có thể so sánh giữa lý thuyết và thực tế có những điểm giống và
khác nhau như thế nào.
MỤC LỤC
PHẦN 1: KHÁI NIỆM VÀ TÍNH CHẤT CỦA THƯ TÍN DỤNG ...................... 1
1. Khái niệm ................................ ................................ ............................. 1
2. Tính chất thư tín dụng L/C ................................ ................................ ..... 1
PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA MỘT THƯ TÍN DỤNG LC ................................ .... 2
1. Ngày phát hành (Date of issue): ................................ .............................. 2
2. Số và loại L/C (Number and form of L/C): ................................ .............. 2
3. Tên và địa chỉ các bên liên quan ( Name and addresses of part icipants): ..... 2
4. Loại t iền, số t iền (Currency code, amount): ................................ ............. 2
5. Thời hạn hiệu lực của L/C (Validity of L/C) ................................ ............ 3
6. Cách thực hiện L/C (Available with …by…): ................................ ........... 3
7. Các điều khoản về giao hàng, vận tải: Shipment terms .............................. 8
8. Mô tả hàng hóa – descript ion of goods and services ................................ .. 9
9. Những chứng từ được yêu cầu- Documents required ................................ . 9
10. Các quy định khác ................................ ................................ ................. 9
11. Cam kết của ngân hàng ................................ ................................ .........11
12. Dẫn chiếu UCP ................................ ................................ .....................11
PHẦN 3: GIỚI THIỆU MỘT THƯ TÍN DỤNG (L/C) CỤ THỂ .......................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ...............15
PHỤ LỤC ................................ ................................ ................................ ......16
1
PHẦN 1:
KHÁI NIỆM VÀ TÍNH CHẤT CỦA THƯ TÍN DỤNG
1. Khái niệm
Thư t ín dụng là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu
của khách hàng (người nhập khẩu) cam kết trả một số t iền nhất định trong
một thời hạn nhất định cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) khi người này
xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ với các yêu cầu của thư tín dụng.
2. Tính chất thư tín dụng L/C
Thư t ín dụng (Letter of Credit- L/C) được hình thành trên cơ sở hợp
đồng nhưng độc lập hoàn toàn với hợp đồng.
Theo điều 4 UCP600, về bản chất , L/C là những giao d ịch riêng biệt
với hợp đồng thương mạ i. Các ngân hàng không bị liên quan hay bị ràng buộc
vào hợp đồng, ngay cả khi L/C dẫn chiếu trên hợp đồng.
2
PHẦN 2:
NỘI DUNG CỦA MỘT THƯ TÍN DỤNG LC
Hiện nay, các thư t ín dụng thường được mở bằng điện SWIFT (Society for
Worldwide Interbank Financial Telecommunicat ions). Hiệp hộ i tài chính viễn thông
liên ngân hàng thế giới.
Một thư tín dụng mở bằng điện SWIFT thường có các nộ i dung sau:
1. Ngày phát hành (Date of issue):
Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết trả t iền của ngân hàng phát hành, là mốc t ính
thời hạn hiệu lực của L/C đồng thời là căn cứ để người thụ hưởng (người xuất khẩu)
kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ đầu t iên của người yêu cầu phát hành L/C (ngườ i
nhập khẩu).
2. Số và loại L/C (Number and form of L/C):
Là căn cứ phân biệt L/C này với L/C khác, là căn cứ theo dõi quá trình thực hiện
hợp đồng, ghi các chứng từ liên quan và dùng trong lưu trữ tài liệu của doanh
nghiệp và ngân hàng. Có hai loại L/C cơ bản:
L/C có thể hủy ngang (Revocable)
L/C không thể hủy ngang (Irrevocable)
3. Tên và địa chỉ các bên liên quan (Name and addresses of participants):
Trong một L/C có ít nhất tên và địa chỉ của bốn chủ thể sau:
Ngân hàng phát hành – Issuing bank (thường được thể hiện ở phần đầu
L/C, sau từ From hoặc Sender)
Ngân hàng thông báo – Advising bank (được ghi sau từ to hoặc
Receiver)
Người yêu cầu – Applicant
Người thụ hưởng – Beneficiary
Ngoài ra còn có sự tham gia của các ngân hàng khác như:
Ngân hàng xác nhận – Confirming bank
Ngân hàng chiết khấu – Negotiat ing bank
Ngân hàng hoàn trả - Reimbursing bank
…
4. Loại tiền, số tiền (Currency code, amount):
3
Loại t iền: đồng t iền mà ngân hàng cam kết thanh toán cho người thụ
hưởng được quy định trong hợp đồng
Số t iền: trong L/C phải được quy định rõ số t iền mà ngân hàng mở cam
kết thanh toán cho người thụ hưởng. Số t iền trong L/C tối thiểu bằng tr ị
giá hợp đồng. Số t iền của L/C có thể lớn hơn trị giá hợp đồng vì người thụ
hưởng có thể được thanh toán thêm các chi phí phát sinh trong quá trình
thực hiện.
Cách thể hiện số t iền thuận lợ i nhất cho người thụ hưởng là quy định số
t iền lớn nhất mà người thụ hưởng được thanh toán ngay cả trong trường
hợp số lượng hàng là tuyệt đối.
5. Thời hạn hiệu lực của L/C (Validity of L/C)
Là khoảng thời gian ngân hàng phát hành cam kết trả t iền cho người thụ
hưởng nếu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp. Thời hạn này bắt đầu
tính từ ngày phát hành L/C cho đến ngày hết hạn hiệu lực được quy định
trong L/C. trong L/C mở bằng điện SWIFT, ngày hết hạn hiệu lực thường
được ghi cùng địa điểm hết hạn.
Thời hạn hiệu lực là một trong những nộ i dung quan trọng của L/C bởi nó
liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Thông thường thời hạn hiệu
lực của L/C được thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng. Nếu không
được quy định trước, người nhập khẩu phải cần t ính toán để mở được một
L/C có thời hạn hiệu lực hợp lý tránh phải tu chỉnh sau này.
Thời hạn hiệu lực được xác định căn cứ vào ngày giao hàng đã được quy
định theo nguyên tắc sau:
L/C phải được mở trước khi giao hàng. Khoảng thời gian này được
xác định phụ thuộc vào những yếu tố:
Thời gian chuyển L/C từ ngân hàng phát hành sang ngân hàng thông báo.
Thời gian lưu giữ L/C tại ngân hàng thông báo.
Thời gian cần thiết để chuẩn bị giao hàng.
L/C phải hết hạn hiệu lực sau ngày giao hàng. Khoảng thời gian này
được xác định phụ thuộc vào những yếu tố:
Thời gian cần thiết đẻ lập chứng từ thanh toán.
Thời gian lưu giữ chứng từ tại ngân hàng thông báo.
Thời gian gửi chứng từ từ ngân hàng thông báo sang ngân hàng phát hành.
Nếu L/C hết hạn hiệu lực tại nước người thụ hưởng, yếu tố này không cần
tính đến nữa.
6. Cách thực hiện L/C (Available with …by…):
Theo điều 6 UCP 600 quy định rõ tất cả các L/C phải chỉ rõ được thực hiện tạ i
ngân hàng nào và được thực hiện bằng cách nào. Theo UCP 600 có 4 cách thực hiện
một L/C: trả ngay – At sight; trả sau – Deferred payment; chấp nhận – Acceptance;
chiết khấu – Negotiat ion. Trong đó:
4
1. Trả ngay – At sight:
Quy định trong L/C:
- Ngân hàng trả tiền: Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định
- L/C có thể không yêu cầu ký các hối phiếu.Nếu có yêu cầu , hối phiếu ký phát là hối
phiếu trả ngay đòi tiền ngân hàng được chỉ định.
- Ngân hàng phát hành phải trả tiền miễn truy đòi ngay khi chứng từ xuất trình hợp lệ. Nếu
chỉ định một ngân hàng khác trả tiền mà ngân hàng này không trả thì ngân hàng phát
hành phải trả tiền.
Quy trình đòi và trả tiền theo một L/C trả ngay:
Chú thích:
1-Người thụ hưởng kiểm tra L/C tiến hành giao hàng
2-Lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng thông báo
3-Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C
4-Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ và trả tiền nếu chứng từ hợp lệ
5-Ngân hàng thông báo trả tiền cho người thụ hưởng
2. Trả sau- Deferred payment
Quy định trong L/C: Available by deferred payment…
- L/C thường không yêu cầu ký phát hối phiếu kỳ hạn
- Ngân hàng trả tiền sau:
Ngân hàng trả tiền
5
Ngân hàng được chỉ định
- Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định cam kết trả tiền vào một thời điểm
xác định trong tương lai
- Ngân hàng có thể chiết khấu chứng từ trước khi đáo hạn.
Nếu chỉ định một ngân hàng khác thực hiện L/C mà ngân hàng này không cam
kết trả tiền sau hoặc đã cam kết nhưng không trả vào ngày đáo hạn, ngân hàng phát hành
phải trả tiền.
Quy trình đòi và trả tiền theo một L/C trả sau:
Chú thích:
1-Người thụ hưởng kiểm tra L/C và tiến hành giao hàng.
2-Lập chứng từ, xuất trình cho ngân hàng thông báo.
3-Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C.
4-Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ,ngân hàng cam kết trả
tiền sau
5-Ngân hàng thông báo chuyển cam kết trả tiền sau cho người thụ hưởng.
Người thụ hưởng sẽ được trả tiền đúng hạn theo cam kết của ngân hành phát hành.
3. Chấp nhận-Acceptance
Quy định trong L/C: Available by acceptance
L/C quy định ký phát hối phiếu trả sau đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân
hàng được chỉ định: Draft at…Drawee…
- Ngân hàng chấp nhận
Ngân hàng phát hành
Ngân hàng được chỉ định.
6
- Sau khi ngân hàng đã chấp nhận, việc trả tiền sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác
định trong tương lai.
- Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định phải chấp nhận hối phiếu ký phát
cho họ và trả tiền khi đáo hạn.
- Phí chấp nhận là một phần trong chi phí ngân hàng.
- Ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định có thể chiết khấu hối phiếu mà họ đã
chấp nhận.
Quy trình đòi và trả tiền theo L/C chấp nhận.
1-Người thụ hưởng kiểm tra L/C và tiến hành giao hàng.
2-Lập chứng từ, xuất trình cho ngân hàng thông báo.
3-Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hành phát hành L/C.
4-Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ, ngân hàng chấp nhận hối phiếu
đòi tiền và trả tiền sau.
5-Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu đã được chấp nhận trả tiền cho người thụ hưởng.
Người thụ hưởng sẽ được ngân hàng chấp nhận (hoặc ngân hàng phát hành) trả tiền vào
ngày đáo hạn hối phiếu.
4. Chiết khấu-Negotiat ion
Quy định trong L/C: Available by negotiation with any/or…(named) bank.
Phần lớn các L/C đều quy định thực hiện bằng chiết khấu:
- Chiết khấu L/C trả ngay: L/C có thể yêu cầu ký phát hối phiếu trả ngay hoặc không.
7
- Chiết khấu L/C trả sau:
Nếu sử dụng hối phiếu, hối phiếu phải ký phát cho ngân hàng phát hành.
Ngân hàng chiết khấu có thể trả tiền cho người thụ hưởng ngay dù hối phiếu chưa đến
hạn thanh toán
- Nếu chỉ định từ chối chiết khấu chứng từ, chứng từ sẽ được chuyển cho ngân hàng phát
hành. Trong trường hợp này, hối phiếu sẽ được ngân hàng phát hành chấp nhận và có thể
chiết khấu tại ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng khác.
Chiết khấu chứng từ là hành động của một ngân hàng thương mại không phải là ngân
hàng phát hành kiểm tra chứng từ và ứng tiền trả cho người thụ hưởng nếu chứng từ
hợp lệ. Sau khi trả tiền, ngân hàng chiết khấu xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng
phát hành. Ngân hàng chiết khấu có thể là ngân hàng được chỉ định đích danh hoặc
bất kỳ ngân hàng nào.
Thông thường dù cho L/C quy định chiết khấu tự do tại bất kỳ ngân hàng nào
hoặc chiết khấu hạn chế tại một ngân hàng được chỉ định đích danh thì trên thực
tế ngân hàng chiết khấu vẫn luôn là ngân hàng thông báo L/C ở nước ngoài thụ
hưởng. Vì ngân hàng thông báo là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành, họ
có thể thay mặt ngân hàng phát hành kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, nhất là
tính chân thật của bộ chứng từ như chữ ký, con dấu… của người thụ hưởng hay
của bên thứ ba phát hành chứng từ mà ngân hàng phát hành khó có thể làm tốt
điều này vì họ ở nước ngoài. Mặt khác, ngân hàng chiết khấu là ngân hàng nắm
giữ tài khoản của người thụ hưởng nên họ sẵn sàng chiết khấu bộ chứng từ này
như một nghiệp vụ tài trợ thương mại cho khách hàng của mình với vật thế chấp
là bộ chứng từ hợp lệ.
Hành động chiết khấu có thể giải thích theo hai cách:
Mua luôn bộ chứng từ: ngân hàng chiết khấu trả tiền miễn truy đòi cho
người thụ hưởng và gánh chịu mọi rủi ro ngân hàng phát hành không thanh
toán.
Tài trợ thương mại: ngân hàng chiết khấu trả tiền có truy đòi, nghĩa là nếu
ngân hàng phát hành không trả tiền, ngân hàng chiết khấu sẽ truy đòi lại số
tiền đã ứng từ người thụ hưởng.
Khi chiết khấu chứng từ, ngân hàng thường xem xét:
Trị giá và thực trạng bộ chứng từ.
Quan hệ của người hưởng với ngân hàng chiết khấu, thực trạng hoạt động
và khả năng trả nợ của người thụ hưởng nếu bộ chứng từ bị ngân hàng từ
chối, trả tiền.
Loại hàng hóa, mức độ rủi ro có thể xảy ra do biến động giá cả…
Người mở L/C: uy tín, khả năng tài chính, quan hệ giữa người này với người
hưởng L/C
Ngân hàng mở L/C: uy tín, thiện chí, khả năng tài chính, thời gian dự kiến
đòi được tiền.
8
Quy trình chiết khấu chứng từ theo L/C
1-Người thụ hưởng kiểm tra L/C và tiến hành giao hàng
2-Lập và xuất trình chứng từ cho ngân hàng yêu cầu chiết khấu.
3-Ngân hàng chiết khấu kiểm tra chứng từ và thực hiện chiết khấu.
4-Ngân hàng chiết khấu gửi chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành
5-Ngân hàng phát hành hoàn trả tiền cho ngân hàng chiết khấu.
Đối với L/C trả ngay, thời hạn trả tiền thường nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C. Đối
với các trường hợp khác, thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực. Cụ thể đối với L/C
quy định thực hiện bằng trả sau hay chấp nhận thời hạn hiệu lực của L/C thường kết thúc trước
ngày trả tiền (ngày đáo hạn). Thời hạn hiệu lực của L/C phải được hiểu là hiệu lực cho việc xuất
trình chứng từ chứ không phải hiệu lực cho việc trả tiền, vì vậy, với những L/C chậm 60 ngày
hay 120 ngày…, hiệu lực L/C không cần thiết phải kéo dài qua thời hạn trả tiền này.
7. Các điều khoản về giao hàng, vận tải: Shipment terms
Nội dung liên quan đến giao hàng, vận tải trong L/C thường căn cứ vào những quy định
trong hợp đồng, bao gồm:
- Thời hạn giao hàng – Date of shipment.
Cách ghi phổ biến: Ngày giao hàng chậm nhất – Latest date of shipment
- Nơi gửi hàng hay cảng bốc, nơi hàng đến hay cảng dỡ: Place of despatch or port of
loading, place of destination or port of discharge.
- Có cho phép giao hàng từng phần hay không – partial shipments are/not allowed.
- Có cho phép chuyển tải hay không – transhipments are/not allowed
9
8. Mô tả hàng hóa – description of goods and services
Mọi nội dung liên quan đến hàng hóa đươc quy định trong L/C, bao gồm:
- Tên hàng (Commodity)
- Số lượng, trọng lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất (quantity/ weight/Quality)
- Đơn giá, điều kiện thương mại (Unit price/commercial term)
- Tổng trị giá (Total amount)
- Bao bì, ký mã hiệu (Packing, mark…) và những quy định khác nếu có.
9. Những chứng từ được yêu cầu- Documents required
Những chứng từ được yêu cầu thường được coi là một trong những nội dung quan trọng
nhất của L/C vì việc trả tiền của ngân hàng phát hành căn cứ và chứng từ mà người thụ hưởng
xuất trình. Phần lớn tranh chấp trong giao dịch tổ chức tín dụng là tranh chấp liên quan đến tính
hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán, do vậy trong ucp có rất nhiều điều khoản về chứng từ.
Nội dung chứng từ gồm 3 vấn đề:
Loại chứng từ:
L/C liệt kê tên các loại chứng từ mà người thụ hưởng phải xuất trình, bao gồm:
- Những chứng từ thông dụng là những chứng từ luôn được yêu cầu trong L/C như:
Commercial invoice
Transport document
Certificate of quantity, quatity. origin…
Packing list
- Những chứng từ khác là những chứng từ có thể được yêu cầu trong L/C này
nhưng không được yêu cầu trong L/C khác tùy thuộc điều kiện thương mại, tính
chất hành hóa, tập quán và những quy định hay yêu cầu riêng khác như:
Certificate of insurance/ Insurance policy
Health certificate/ Fumigation Certificate
Số lượng mỗi loại/ số bản gốc, bản sao
Khi quy định loại chứng từ phải xuất trình, L/C cũng quy định cụ thể số lượng mỗi
loại bao gồm bản gốc, bao nhiêu bản sao tùy thuộc vào yêu cầu của người nhập khẩu
để thực hiện.
Yêu cầu ký phát đối với từng loại chứng từ
Trong quy định L/C về chứng từ người thụ hưởng phải xuất trình bao giờ cũng kèm
theo những yêu cầu cụ thể về người cấp chứng từ (Issuer), hình thức chứng từ (Form),
nội dung phải thể hiện chứng từ và các ghi chú cần thiết khác.
10. Các quy định khác
Ngoài những nội dung cơ bản như đã trình bày, trong L/C còn có thể có thêm nhiều quy
định khác yêu cầu người thụ hưởng phải thực hiện, cụ thể:
- Quy định thêm về cách lập và gửi chứng từ: chứng từ phải được lập bằng tiếng anh, phải
được ký bằng tay, phải được gửi hai lần bằng dịch vụ bưu điện, phát chuyển nhanh…
10
- Phân chia chi phí - banking charges: trong L/C thường áp dụng nguyên tắc phân chia chi
phí
- Phí bất hợp lệ: USD sẽ được khấu trừ khi thanh toán đối với mỗi bộ chứng từ hợp lê xuất
trình theo L/C.
- Chỉ dẫn về xác nhận L/C – confirmation: with/without. Khi ngân hàng phát hành gửi L/C
cho một ngân hàng đại lý thông báo, họ có thể gửi yêu cầu ngân hàng thông báo thêm vào
L/C sự xác nhận hoặc không yêu cầu ngân hàng thông báo xác nhận
- Cho phép hay không cho phép đòi tiền bằng điện:
Reimbursement là sự hoàn trả tiền được quy định trong L/C giữa các ngân hàng cùng
tham gia. Khi một L/C quy định chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào, ngân hàng phát
hành có thể chỉ định ngân hàng chiết khấu đòi tiền ở ngân hàng phát hành hay một
ngân hàng khác – ngân hàng hoàn trả.
Ngân hàng phát hành phải gửi đến ngân hàng hoàn trả một chỉ thị về việc hoàn trả gọi
là ủy quyền hoàn trả.
Ngân hàng chiết khấu còn được gọi là ngân hàng đòi tiền.
Nếu L/C quy định TTR allowed có nghĩa là cho phép đòi tiền bằng điện, ngân hàng
chiết khấu sau khi ứng tiền cho người thụ hưởng thì sẽ điện đòi tiền ngân hàng phát
hành đồng thời gửi bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành. Nhận được điện đòi tiền,
ngân hành phát hành phải hoàn trả tiền cho ngân hàng chiết khấu. Nếu L/C không cho
phép đòi tiền bằng điện (TTR not allowed), sau khi chiết khấu, ngân hàng chiết khấu
gửi chứng từ cùng thư đòi tiền, ngân hàng phát hành sẽ hoàn trả tiền cho ngân hàng
này sau khi nhận được bộ chứng từ và đã kiểm tra để xác định chứng từ hợp lệ.
Sơ đồ quy trình đòi tiền tại ngân hàng hoàn trả khác
11
11. Cam kết của ngân hàng
Các L/C mở bằng điện thường không có cam kết của ngân hàng phát hành hoặc thể hiện
cam kết này một cách đơn giản: khi nhận được chứng từ chúng tôi sẽ trả tiền.
12. Dẫn chiếu UCP
Quy định về việc áp dụng UCP có thể thể hiện ở phần đầu L/C hoặc ở phần sau cùng của
L/C bằng câu: This credit is subject to UCP DC 1993, Revision ICC Publication No.500
12
PHẦN 3:
GIỚI THIỆU MỘT THƯ TÍN DỤNG (L/C) CỤ THỂ
Sau đây, để làm rõ hơn phần lý thuyết , nhóm chúng tôi xim lấy mẫu L/C
trong sách của Nguyễn Minh Kiều, (2011), Thanh toán quốc tế, NXB Lao động - Xã
hội, trang 347 - 349 làm ví dụ, được trích dẫn trong phần phụ lục.
MT700: Mẫu L/C được soạn thảo theo mẫu điện của SWIFT, mẫu điện 700.
ID: số hiệu mẫu L/C
Priority: N : Mức độ ưu tiên: bình thường (Normal)
Sender: ngân hàng phát hành (The issueing bank)
Send to: Ngân hàng thông báo (The advising bank)
Basic header block và Application header block: là địa chỉ SWIFT cụ thể hay gọ i
là BIC (Bank ident ifier Code) khi tham gia vào hệ thống SWIFT, mỗ i Ngân hàng
cần phải có một địa chỉ. Thông qua địa chỉ này mà các Ngân hàng có thể trao đổi
nghiệp vụ TTQT và các d ịch vụ khác do SWIFT cung cấp.
:27: Sequence of total 1/1: số bộ L/C được mở là 1.
:40A: Form of documentary credit: Loại L/C (có thể hủy ngang hoặc không hủy
ngang); Irrevocable: loại L/C không thể hủy ngang.
:20: Documentary credit number: số L/C do ngân hàng mở L/C lập.
:31C: date of issue: 061027: (yy/mm/dd) ngày phát hành L/C là ngày 27/10/2006
:40E: applicable rules: Ucp latest version: L/C được áp dụng theo những nguyên
tắc của UCP bản mớ i nhất
:31D: Date and place of expiry: 070120THAILAND: ngày và nơi hết hạn hiệu lực,
L/C hết hạn hiệu lực ngày 2/1/2007 ở Thái Lan.
13
:50: applicant BEN THANH MATERIAL JOINT STOCK COMPANY: người
yêu cầu mở L/C
:59: beneficiary SIAM FIBREBOARD COMPANY LIMITED: người thụ hưởng
:32B: currency code, amount USD381384,60: đơn vị t iền tệ là Đô la Mỹ, số lượng
là 381384,60
:39A: percentage credit amount tolerance: phần trăm chênh lệch cho phép so vớ i
số t iền ở mục 32B.
10/10: là mức dao động 10%
:41D: Available with any bank by negotiation: nghĩa là L/C được có thể được
thực hiện ở tất cả ngân hàng, bằng phương thức chiết khấu.
:42C: Draft at sight for 100 pct of invoice value: hố i phiếu trả ngay 100% giá tr ị
hóa đơn.
:42A: Drawee BFTVVNVX007: người bị ký phát là ngân hàng mở L/C.
:43P: Partial shipments: permitted: cho phép giao hàng từng phần.
:43T: transshipment: permitted: cho phép chuyển tải
:44A: Loading on board/dispatch taking in charge at/from: any Malaysia or
Thailand port : có thể tải hàng lên ở cảng Maylaysia hoặc Thái Lan.
:44B: For transportation to HCMC port, Vietnam: vận chuyển hàng đến cảng Tp
HCM, Việt Nam.
:44C: Latest date of shipment 061230: ngày giao hàng chậm nhất là 30/12/2006
:45A: Description of goods and/or services: phần mô tả hàng hóa d ịch vụ […]
:46A: Documents Requierd: những chứng từ yêu cầu người ký phát (người thụ
hưởng) xuất trình […]
:47A: Additional conditions: những điều kiện bổ sung.
:71B: Charges all banking charge outside Vietnam, amendment and
reimbursement charges are for benef’s A/C: Tất cả phí ngân hàng phát sinh bên
ngoài Việt Nam sẽ được điều chỉnh và hoàn lại cho bên thụ hưởng.
14
:48: Period for presentation within 21 days after shipment date: thời hạn xuất
trình chứng từ là 21 ngày kể từ ngày giao hàng.
:49: Confirmation instructions: Without: không có những chỉ dẫn xác nhận
:78: Instr. to paying/accepting/neg. bank: những chỉ dẫn cho ngân hàng trả
t iền/chấp nhận/chiết khấu
:57: Advise through bank Yr Hatyai branch: Ngân hàng thông báo là ngân hàng
chi nhánh Yr Hatyai
:72: Sender to Receiver information: Thông t in từ ngân hàng phát hành gửi ngân
hàng thông báo.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều, (2011), Thanh toán quốc tế, NXB Lao động -
Xã hội
2. Trầm Thị Xuân Hương, (2010), Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê
3. Hồ Thị Thu Ánh, (2007), Tín dụng & thanh toán quốc tế, Thanh
toán quốc tế, NXB Lao động - Xã hội
16
PHỤ LỤC
17
18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- t_lc_4282.pdf