Tiểu luận Nội dung văn kiện nhân quyền ASEAN
Các quyền trên đều là những quyền con người cơ bản được ghi
nhận trong các văn kiện Nhân quyền quốc tế như Tuyên ngôn Nhân
quyền 1948 của Liên Hợp Quốc hay Công ước Quốc tế về quyền Kinh tế,
Văn hoá, Xã hội 1966. Các văn kiện Nhân quyền này được sự tham gia
của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có các nước Đông Nam Á.
Hơn nữa, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng ưu tiên
nhóm quyền Kinh tế, Văn hoá, Xã hội. Do đó, những quyền liệt kê trên
sẽ có thể được các quốc gia trong khu vực dễ dàng thông qua.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Nội dung văn kiện nhân quyền ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
NỘI DUNG VĂN KIỆN NHÂN QUYỀN ASEAN
2
Dân chủ, Nhân quyền là giá trị và khát vọng của nhân loại, hiện đã
trở thành một trong những vấn đề toàn cầu có vị trí quan trọng trong
quan hệ quốc tế, được hầu hết các nước, dư luận quốc tế đặc biệt quan
tâm. Với việc thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thay thế
cho Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc trước đây, vấn đề dân chủ nhân
quyền, cùng với hòa bình và phát triển được cọi là ba trụ cột hoạt động
chính của Liên Hợp Quốc trong giải quyết các vấn đề quốc tế lớn. Ở các
khu vực trên thế giới như Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi đã có những
cơ chế nhân quyền cho khu vực mình, mỗi khu vực đã có được những
văn kiện nhân quyền chứa đựng những nguyên tắc chuẩn mực về quyền
con người phù hợp với đặc điểm của từng khu vực. Ở khu vực Đông
Nam Á, các nước trong khu vực cũng đã đang xây dựng một cơ chế
Nhân quyền phù hợp với khu vực mình. Khu vực đã có một Ủy ban
Nhân quyền và đang tiến tới xây dựng một văn kiện chung làm cơ sở để
xử lý những vấn đề Nhân quyền trong khu vực. Đâu là tiêu chí để xây
dựng một văn kiện Nhân quyền cho khu vực Đông Nam Á, những điều
khoản nào có thể được đưa vào trong văn kiện? Phần phân tích dưới đây
sẽ lần lượt làm rõ những vấn đề này.
Tiêu chí xây dựng văn kiện Nhân quyền ở khu vực ASEAN:
Đây là văn kiện Nhân quyền đầu tiên của khu vực, văn kiện sẽ rất
cần có sự tham gia của tất cả các quốc gia trong khu vực do đó văn kiện
Nhân quyền này nên được thê hiện dưới hình thức một bản Tuyên ngôn
Nhân quyền.
Văn kiện này sẽ chứa đựng những nguyên tắc và chuẩn mực chung
của quyền con người cho các quốc gia trong khu vực ASEAN. Những
chuẩn mực này phù hợp với đặc điểm của khu vực và không đi ngược lại
so với chuẩn mực của công đồng quốc tế.
3
Các nước trong khu vực Đông Nam Á hầu hết là nước có nền kinh
tế đang phát triển, có xu hướng ưu tiên nhóm quyền Kinh tế, Văn hóa,
Xã hội. Tuy nhiên, ngày nay quan điểm chung của cộng đồng quốc tế là
các quyền con người là thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia
cắt; vai trò, vị trí tầm quan trọng của hai nhóm quyền Dân sự, Chính trị
và nhóm quyền Kinh tế, Văn hóa, Xã hội là như nhau. Do đó, văn kiện
Nhân quyền của ASEAN cũng nên bao gồm cả hai nhóm quyền này.
Dựa trên những tiêu chí trên, có thể xác định nội dung của văn kiện Nhân
quyền như sau:
I) Nhóm quyền dân sự , chính trị
* Các điều khoản có thể đưa vào gồm có các điều khoản sau:
- Mọi người đều có quyền sống. Đây là một quyền bẩm sinh được luật
pháp bảo vệ. Không ai có thể bị tước đoạt quyền sống một cách độc
đoán.
- Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay đối xử
tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người. Đặc biệt là, nếu
không có sự ưng thuận tự do của đương sự, không ai có thể bị dùng vào
những cuộc thí nghiệm y học hay khoa học.
- Không ai có thể bị bắt làm nô lệ; chế độ nô lệ và mọi hình thức buôn
bán nô lệ đều bị cấm chỉ.
- Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có
thể bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do
thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định.
- Những người cư trú hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia đều có
quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong lãnh thổ.
- Mọi người đều bình đẳng trước toà án. Mọi người đều có quyền được
4
xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập, vô tư và có thẩm
quyền theo luật.
- Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất
cứ tại đâu.
- Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư,
gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh
danh.
- Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo. Quyền này bao
gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu
thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay
giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại
nhà riêng.
- Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao
gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến
bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay
bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
- Không phân biệt chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo,
nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản hay dòng dõi, các trẻ em, với tư
cách vị thành niên, phải được gia đình, xã hội và quốc gia bảo vệ.
- Quyền bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công
bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ý
nguyện của cử tri.
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và được pháp luật bảo vệ
bình đẳng không kỳ thị. Trên phương diện này, luật pháp cấm mọi kỳ
thị và bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được bảo vệ một cách bình
đẳng và hữu hiệu chống mọi kỳ thị về chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn
5
ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội,
tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào.
Như đã trình bày ở trên thì rõ ràng là các quyền chính trị- dân sự
đã có vai trò tích cực trong nền dân chủ của một quốc gia, với tư cách là
những nhân tố chính trị-pháp lý, có ảnh hưởng lớn thúc đẩy sự phát triển
của đời sống kinh tế-xã hội. Do vậy, các quyền chính trị-dân sự được
người ta quan niệm là hạt nhân quan trọng nhất để xây dựng xã hội công
dân, bảo đảm quyền làm chủ của công dân đối với chính quyền và ở mức
độ nhất định. Và trên đây là những quyền chính trị dân sự cơ bản mỗi
một công dân đều phải có, được cộng đồng quốc tế công nhận và chứa
đựng trong các văn kiện Nhân quyền Quốc tế như Tuyền ngôn Quốc tế
về Nhân quyền 1948 của Liên Hợp Quốc hay Công ước Quốc tế về
những quyền Dân sự và Chính trị 1966. Hầu hết các quốc gia trên thế
giới trong đó có các quốc gia Đông Nam Á đã tham gia hai văn kiện này.
Do đó, đưa những điều khoản này vào văn kiện của khu vực sẽ dễ được
các quốc gia chấp nhận.
* Các điều khoản cần được bổ sung:
- Quyền được đền bù hay đòi bồi thường thỏa đáng khi những quyền
tự do của họ bị vi phạm, dầu rằng người vi phạm là một viên chức chính
quyền.
- Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải
thích các điều khoản trong Văn kiện Nhân Quyền này để cho phép
họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự
do đã được Văn kiện Nhân Quyền thừa nhận, hoặc để giới hạn những
quyền tự do này quá mức ấn định trong Văn kiện Nhân Quyền.
Dựa vào tính đặc thù của khu vực ASEAN thể hiện trong nguyên
tắc nhất trí (consensus) nghĩa là mọi quyết định về các vấn đề quan trọng
6
chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí
thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình đàm phán lâu dài nhưng bảo
đảm được lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một
nguyên tắc được áp dụng tại các cuộc họp ở mọi cấp và về mọi vấn đề
của ASEAN qua nguyên tắc này ta có thể thấy rằng để đạt được sự
đồng thuận tương đối trong văn kiện nhân quyền mang tính chất lịch sử
của ASEAN thì việc tiếp cận các điều khoản nhưng loại trừ những
trường hợp vì nhu cầu an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công
cộng, đạo lý nếu không trái với những quyền tự do khác được thừa nhận
trong Văn kiện Nhân Quyền là một điều hợp lý vì điều này sẽ bó buộc
hơn trong phạm vi của quốc gia để tạo được sự đồng thuận nhờ tính tự
dân tộc quyết của quốc gia mà trong văn kiện này cũng đã đề cập. Như:
- Quyền tự do đi lại lựa chọn nơi cư trú không thể bị giới hạn ngoại trừ
những trường hợp luật định vì nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự
công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của
người khác, và nếu không trái với những quyền tự do khác được thừa
nhận trong Văn kiện Nhân Quyền này.
- Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo
luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe
công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.
- Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải
có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới
hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo
lý.
7
- Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận. Việc hành
xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần
thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công
cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự
do của người khác.
- Việc hành xử quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập
các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình chỉ có thể bị giới hạn bởi
luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an
ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng,
đạo lý, hay những quyền tự do của người khác. Điều luật này không có
tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự
hành xử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát.
- Quyền của con người được đảm bảo về cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và tài
sản khỏi mọi sự khám xét và bắt giam, quyền này sẽ không được vi
phạm. Không một lệnh, trát nào được cấp nếu không có lý do xác đáng
căn cứ vào lời tuyên thệ và sự xác nhân, đặc biệt cần miêu tả chính xác
đặc điểm khám xét, người và đồ vật bắt giữ.
- Đối với các cộng đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo, hay ngôn ngữ tại
các quốc gia hội viên, Văn kiện Nhân Quyền này bảo đảm cho các thành
phần thiểu số cũng với những người khác trong cộng đồng của họ được
quyền hưởng văn hoá riêng, được truyền giáo và hành đạo riêng, và được
sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
* Các quyền không nên đưa vào như:
- Những qui định về án tử hình và quyền khiếu kiện nhà nước do đây là
những vấn đề nhạy cảm trong việc thỏa thuận giữa các nước không chỉ
đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á mà còn đối với các khu
vực khác trên thế giới.
8
- Quyền dân chúng được giữ và sử dụng vũ khí sẽ không bị vi phạm khi
sử dụng và đăng ký đúng pháp luật là do các nước ASEAN là những
nước mà có nền quốc phòng và an ninh chưa được phát triển do điều kiện
khoa học kỹ thuật bởi vậy mà việc cho phép người dân sử dụng súng có
thể dẫn đến ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.
II) Nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
* Các điều khoản có thể đưa vào gồm có các điều khoản sau:
- Các dân tộc đều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự
do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát
triển kinh tế, xã hội và văn hoá.
-Các quốc gia cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ đối
với mọi quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.
- Thanh niên nam nữ đến tuổi thành hôn có quyền kết hôn và lập gia
đình.
-Các quốc gia thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của
tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa
chọn hoặc chấp nhận, và các quốc gia phải thi hành các biện pháp thích
hợp để đảm bảo quyền này.
-Quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng
và thuận lợi.
-Quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn do mình
lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó, để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích
kinh tế và xã hội của mình.
9
- Quyền của mọi người được hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã
hội.
- Quyền của mọi người được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất
và tinh thần ở mức cao nhất có thể được.
- Quyền của mọi người được học tập
- Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá
- Quyền hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng dụng của nó
- Quyền được bảo hộ các quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ bất
kỳ sáng tạo khoa học, văn học nghệ thuật nào của mình.
Các quyền trên đều là những quyền con người cơ bản được ghi
nhận trong các văn kiện Nhân quyền quốc tế như Tuyên ngôn Nhân
quyền 1948 của Liên Hợp Quốc hay Công ước Quốc tế về quyền Kinh tế,
Văn hoá, Xã hội 1966. Các văn kiện Nhân quyền này được sự tham gia
của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có các nước Đông Nam Á.
Hơn nữa, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng ưu tiên
nhóm quyền Kinh tế, Văn hoá, Xã hội. Do đó, những quyền liệt kê trên
sẽ có thể được các quốc gia trong khu vực dễ dàng thông qua.
III) Kết luận
Tóm lại, mỗi khu vực đều có những đặc điểm riêng về thể chế
chính trị, kinh tế, tôn giáo, văn hóa xã hội, do vậy mà việc quy định
10
những điều khoản trong nhóm quyền dân sự chính trị hay trong nhóm
quyền kinh tế, văn hóa, xã hội đều có thể khác nhau. Song, sự khác biệt
này sẽ là không quá lớn bởi để đạt đến tính rành mạch rõ ràng và hiệu
quả cho việc bảo vệ nhân quyền ở mỗi khu vực thì việc đòi hỏi thực hiện
những nguyên tắc cơ bản về quyền dân sự chính trị và quyền kinh tế văn
hóa xã hội là thực sự cần thiết. Tính đặc thù của từng khu vực không thể
làm thay đổi những quy định cơ bản của nhân quyền vốn có như quyền
sống, quyền mưu cầu hanh phúc,… nó chỉ làm phong phú thêm cho nội
dung văn kiện Nhân quyền của từng khu vực mà thôi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidungvknq1__8009.pdf