Tiểu luận Ô nhiễm sông Tô Lịch

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở việt nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày , chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh , thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên nghiêm trọng.Theo một nghiên cứu về chỉ số môi trường ổn định do trường đại học Yale(Mĩ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong 8 nước Đông Nam Á.Từ nhiều năm nay,tình trạng ô nhiễm hệ thống sông hồ trong khu vực nội thành Hà Nội Đã được báo chí và các cơ quan quản lí nghiên cứu quan tâm. Chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lí và khai thác giữ gìn hệ thống sông hồ. Tuy nhiên những nỗ lực của chính quyền và người dân trong nhiều năm qua vẫn chưa đủ để giải quyết về thực trạng ô nhiễm trước mắt và nguy cơ ô nhiễm nặng hơn trong tương lai. Nhằm giúp mọi người thấy rõ hơn về thực trạng, và nguyên nhân gây ô nhiễm của một dòng sông trong khu vực Hà Nội nhóm chúng tôi chọn chủ đề “Ô NHIỄM SÔNG TÔ LỊCH”. Trong đề tài này chúng tôi nêu lên thực trạng, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp thông qua các tài liệu liên quan mà chúng tôi thu thập được. Bằng sự cố gắng của cả nhóm đã hoàn thành bài tiểu luận, nhưng chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhân được sự đóng góp của các bạn để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn. Tóm tắt tiểu luận Sông Tô Lịch là một dòng sông chảy qua thủ đô Hà Nội, ngày nay dòng sông đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng do quá trình đô thị hoa diễn ra nhanh ở Hà Nội. Chỉ trên một đoạn sông dài chưa đầy 15km đã có hàng trăm cống nước thải ra dòng sông. Ngoài ra dòng sông phải gánh chịu hàng chục loại rác thải do người dân vứt xuống dọc sông. Sự ô nhiễm của sông đã gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của những người sông ven sông, tác động không tốt đến hệ động thưc vật ở sông, ngoài ra sự ô nhiễm nguồn nước đã tác động gián tiếp tới sức khỏe người dân thông qua hoạt đông sản xuất nông nghiệp tại một số vùng. Chính quyền đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế sự ô nhiễm nhưng vẫn chưa khả thi. I. PHẦN MỞ ĐÀU 1.1 Lí do chọn đề tài Để sinh viên phát huy được khả năng làm việc nhóm và tập làm quen với công việc làm đề tài khoa học.Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm lớn của xã hội. các vấn đề ô nhiễm đang từng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe và các ngành kinh tế khác. Sông Tô Lịch bị ô nhiễm đã làm mất đi mĩ quan của thủ đô Hà Nội, Hà Nội tự hào là thủ đô ngàn năm văn hiến nhưng việc ô nhiễm của các con sông trong nội thành đã ảnh hưởng ít nhiều về hình ảnh thủ đô trong con mắt ban bè quốc tế. Việc giải quyết ô nhiễm là nhiệm vụ của các kĩ sư ngành thủy lợi. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. - Hiện trạng của sông Tô Lịch - Nguyên nhân và hậu quả do ô nhiễm. - Đề xuất một số giải pháp cải thiện ô nhiễm. 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu qua Internet -Chụp ảnh và quan sát thực tế -Thảo luận nhóm II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu về sông Tô Lịch Trong các tài liệu xưa còn lại, dòng sông Tô lịch là linh hồn của kinh thành Thăng Long, Hà nội. Dòng sông linh thiêng, Thần Tô Lịch từng làm Cao Biền khiếp vía, không trấn yểm được hào khí của người Việt nam.Dòng sông từng được thông với hồ Tây và dòng sông mẹ là sông Hồng. Sông Tô Lịch mang nguồn nước trong lành qua nhiều làng cổ định cư lâu đời dọc dòng sông. Nước sông nuôi sống con người và mùa màng nông nghiệp. Dòng sông mang sinh khí thiêng liêng, là yếu tố quan trọng khi chọn hướng cho các công trình tín ngưỡng, văn hoá của các làng cổ dọc bờ dọc bờ sông.

doc19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ô nhiễm sông Tô Lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN ((((((((((( Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã có những sự giúp đỡ để chúng em hoàn thành đề tài này. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với: Cô giáo: Đặng Tùng Hoa- giảng viên môn học kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian làm bài tiểu luận. Cô giáo Nguyễn Thị Hương đã có nhiều sự giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học. Cuối cùng chúng em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Phát triển kĩ năng đã tryền đạt cho chúng em những kĩ năng làm việc nhóm giúp chúng em có thêm kinh nghiệm khi làm đề tài này. LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở việt nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày , chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh , thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên nghiêm trọng.Theo một nghiên cứu về chỉ số môi trường ổn định do trường đại học Yale(Mĩ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong 8 nước Đông Nam Á.Từ nhiều năm nay,tình trạng ô nhiễm hệ thống sông hồ trong khu vực nội thành Hà Nội Đã được báo chí và các cơ quan quản lí nghiên cứu quan tâm. Chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lí và khai thác giữ gìn hệ thống sông hồ. Tuy nhiên những nỗ lực của chính quyền và người dân trong nhiều năm qua vẫn chưa đủ để giải quyết về thực trạng ô nhiễm trước mắt và nguy cơ ô nhiễm nặng hơn trong tương lai. Nhằm giúp mọi người thấy rõ hơn về thực trạng, và nguyên nhân gây ô nhiễm của một dòng sông trong khu vực Hà Nội nhóm chúng tôi chọn chủ đề “Ô NHIỄM SÔNG TÔ LỊCH”. Trong đề tài này chúng tôi nêu lên thực trạng, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp thông qua các tài liệu liên quan mà chúng tôi thu thập được. Bằng sự cố gắng của cả nhóm đã hoàn thành bài tiểu luận, nhưng chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhân được sự đóng góp của các bạn để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn. Tóm tắt tiểu luận Sông Tô Lịch là một dòng sông chảy qua thủ đô Hà Nội, ngày nay dòng sông đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng do quá trình đô thị hoa diễn ra nhanh ở Hà Nội. Chỉ trên một đoạn sông dài chưa đầy 15km đã có hàng trăm cống nước thải ra dòng sông. Ngoài ra dòng sông phải gánh chịu hàng chục loại rác thải do người dân vứt xuống dọc sông. Sự ô nhiễm của sông đã gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của những người sông ven sông, tác động không tốt đến hệ động thưc vật ở sông, ngoài ra sự ô nhiễm nguồn nước đã tác động gián tiếp tới sức khỏe người dân thông qua hoạt đông sản xuất nông nghiệp tại một số vùng. Chính quyền đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế sự ô nhiễm nhưng vẫn chưa khả thi. I. PHẦN MỞ ĐÀU 1.1 Lí do chọn đề tài Để sinh viên phát huy được khả năng làm việc nhóm và tập làm quen với công việc làm đề tài khoa học.Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm lớn của xã hội. các vấn đề ô nhiễm đang từng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe và các ngành kinh tế khác. Sông Tô Lịch bị ô nhiễm đã làm mất đi mĩ quan của thủ đô Hà Nội, Hà Nội tự hào là thủ đô ngàn năm văn hiến nhưng việc ô nhiễm của các con sông trong nội thành đã ảnh hưởng ít nhiều về hình ảnh thủ đô trong con mắt ban bè quốc tế. Việc giải quyết ô nhiễm là nhiệm vụ của các kĩ sư ngành thủy lợi. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu. - Hiện trạng của sông Tô Lịch - Nguyên nhân và hậu quả do ô nhiễm. - Đề xuất một số giải pháp cải thiện ô nhiễm. 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu qua Internet -Chụp ảnh và quan sát thực tế -Thảo luận nhóm II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu về sông Tô Lịch Trong các tài liệu xưa còn lại, dòng sông Tô lịch là linh hồn của kinh thành Thăng Long, Hà nội. Dòng sông linh thiêng, Thần Tô Lịch từng làm Cao Biền khiếp vía, không trấn yểm được hào khí của người Việt nam.Dòng sông từng được thông với hồ Tây và dòng sông mẹ là sông Hồng. Sông Tô Lịch mang nguồn nước trong lành qua nhiều làng cổ định cư lâu đời dọc dòng sông. Nước sông nuôi sống con người và mùa màng nông nghiệp. Dòng sông mang sinh khí thiêng liêng, là yếu tố quan trọng khi chọn hướng cho các công trình tín ngưỡng, văn hoá của các làng cổ dọc bờ dọc bờ sông. Sông Tô vốn là con sông thiên nhiên, nhánh của sông Hồng, mang dòng nước phù sa của sông Hồng tưới nhuần và bồi đắp cho ruộng đồng Thọ Xương, Vĩnh Thuận là các huyện nội thành Hà Nội cùng với đồng ruộng hai huyện ngoại thành là Từ Liêm, Thanh Trì và một vài xã của huyện Thanh Oai (Hà Tây) khi nó dồn nước vào sông Nhuệ. Con sông ấy thủa xưa đầy ắp nước, lòng sông rộng, chảy từ Hà Khẩu, phía nam Ô Quan Chưởng cạnh chợ Gạo ngày nay chảy lên phía Bắc qua Thụy Khuê đến địa phận làng Hồ Khẩu thì tiếp nhận thêm nước sông Hồng qua Hồ Tây, qua cửa Hồ, chảy nhập vào với sông Tô, chảy lên ngã ba chợ Bưởi nhập dòng với sông Thiên Phù tạo thành bến Giang Tân tấp nập thuyền mành qua lị. Đến đó, sông rẽ sang phía Tây tới Cầu Giấy thì chia làm hai nhánh. Một xuống phía Nam, qua Cống Vị, Giảng Võ... một chảy qua Từ Liêm, Thanh Trì chảy vào sông Nhuệ qua ngã ba Hà Liễu. Sông mang tên một thủ lĩnh dược thờ là Thành Hoàng đất Long Đỗ, gọi là Tô Lịch. Sông còn có nhiều tên khác như: Lai Tô, Lương Bái, Địa Bảo. Các tên đó có tên do dân gian đặt, có tên do bọn phong kiến xâm lược áp đặt, nhưng tên Tô Lịch đã đi vào lịch sử, âm vang lên từ thế kỷ thứ 6 khi Lý Nam Đế dùng tre gỗ đắp thành Tô Lịch đánh quân Lương, xưng đế lập quốc hiệu là nước Vạn Xuân. Cái tên ấy đã vào sử, vào thơ ca sống mãi với Kinh đô Thăng Long chung thủy như một lời thề lứa đôi: Bao giờ lở núi Tản Viên Cạn sông Tô Lịch chẳng quên lời nguyền Con sông ấy đã đi vào đời sống dân gian: Sông Tô nước chảy quanh co Cầu Đông sương sớm, quán giò trăng khuya. Đó là con sông vàng, sông bạc, sông buôn, sông bán, thuyền mành chen vai sát cánh, con sông kinh tế và cũng là con sông văn hóa như sách "Hà Nội nghìn xưa" đã miêu tả: Nước sông Tô vừa trong vừa mát Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh 2.2 Hiện trạng sông Tô Lịch Ở bất kì đoạn nào cũng thấy dòng sông nước đen ngòm,bốc mùi hôi thối, tanh khẳm vô cùng khó chịu. Dọc hai bên bờ sông thi thoảng lại có những đống rác thải bừa bãi, những cống xả nước từ khu dân cư. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Sông Tô Lịch có hơn 10 cửa xả lớn thu gom nước thải, khoảng 200 cống tròn đường kính 300-1.800mm và hàng nghìn cống nhỏ dân sinh đổ ra sông. Trung bình một ngày đêm, sông Tô Lịch tiếp nhận trên 100.000m3 nước thải sinh hoạt và côngnghiệp. Trong đó, có đến khoảng 1/3 là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất công nghiệp ở khu vực nội thành khoảng 500.000 m3/ngày - đêm. Toàn bộ lượng nước thải này đều tiêu thoát qua hệ thống cống và 4 sông tiêu chính là Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu. Nước thải từ hoạt động sản xuất, bệnh viện và cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất gây ô nhiễm chưa được xử lý, chiếm tới 90% tổng lượng nước thải công nghiệp và dịch vụ trên toàn TP xả thẳng vào nguồn nước mặt. Con sông Tô Lịch có chiều dài 14,4km bắt đầu từ hồ Tây chảy qua chợ Bưởi, cầu Giấy, cầu Mới và đổ vào sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt. Đây là con sông thoát nước chính trong thành phố Hà Nội. Dọc theo tuyến sông là cả ngàn ống cống lớn nhỏ ngày đêm xả nước thải sinh hoạt từ các hộ dân, các cơ sở sản xuất, bệnh viện, chợ búa... ra sông. Những khu dân cư giáp các bờ sông hầu hết đều không thể đón gió từ sông thổi vào, nhất là vào mùa khô. Năm 1996, tại đoạn sông Tô Lịch chảy qua cầu Mới (Ngã Tư Sở) có người đi xe máy ngã xuống sông, dù không va đập nhưng vẫn tử vong vì lòng sông không phải là nước mà là chất bầy nhầy như bùn loãng. Phải mất nhiều ngày người ta mới tìm thấy xác nạn nhân. Ít năm trước đây, chính quyền thành phố thực hiện dự án nạo vét một số con sông nội thành. Khi vét bùn, người ta đã tìm thấy cả một thế giới “âm phủ” dưới lòng sông. Đó là bàn ghế, dao, súng, xô chậu, đồ thờ, dép mũ, xe đạp, xe máy, đầu lâu người, xương người, xương trâu ngựa, ống tiêm, chai lọ, sách vở... không thiếu thứ gì. Cũng theo bộ Tài nguyên - Môi trường, hầu hết các con sông thuộc nội thành Hà Nội đều nhiễm khuẩn hữu cơ vượt gấp từ 3 tới 5 lần mức cho phép; đối với nước thải sinh hoạt thì mức độ vượt tiêu chuẩn vượt tới hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần. Sông Tô Lịch đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, vào mùa khô mức độ ô nhiễm càng trở nên trầm trọng. Nước sông Tô Lịch vào mùa khô, hàm lượng oxi hòa tan (DO) thấp hơn 2,31 lần so với tiêu chuẩn, nhu cầu oxi sinh học (BOD5) vượt tiêu chuẩn cho phép 7,13 lần, nhu cầu oxi hóa học (COD) vượt 9,86 lần, tổng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 2,11 lần, hàm lượng nitơrat (NO3 ) vượt  1,64 lần. Lượng ôxy hóa học trong nước vượt từ 7 tới 8 lần; ôxy sinh học vượt 7 lần. Lượng khuẩn coliform trong nước cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Theo quan trắc của Sở TN&MT, vào mùa khô năm 2008, hàm lượng ô-xi hòa tan (DO) thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép (TCCP) 2,5 lần, nhu cầu ô-xi hóa học (COD) vượt quá TCCP trung bình 4,2 lần, hàm lượng a-mô-ni-ắc (NH4+) vượt quá TCCP trung bình 17,3 lần, hàm lượng chất tẩy rửa vượt quá TCCP trung bình 6,5 lần, tổng số coliform vượt quá TCCP trung bình hơn 9.550 lần… Vào mùa mưa, mức độ ô nhiễm có giảm đi song nước sông Tô Lịch vẫn bị ô nhiễm nặngNước ở sông Tô Lịch có màu đen, có váng, cặn lắng. Sông tô lịch ngày xưa vốn là một con sông khá rộng, có làn nước trong xanh và thuyền bè có thể qua lại được. Thế mà nay , lòng sông cứ ngày càng thu hẹp dần , nước chảy lờ đờ chẳng khác nào con mương. Có những đoạn sông người dân đóng cọc sát bờ để cơi đất.Có gia đình còn bắc những cầu tre tạm bợ để làm lối đi về. Nước sông đen ngòm mang theo chất thải từ thành phố, ra đến chợ Vĩnh Tuy lại được tiếp thêm rác thải xả trực tiếp đến dòng sông. Có chỗ bèo lẫn túi ni- lông, gây ùn tắc. cống rãnh từ các gia đình đổ thẳng ra sông.người ta còn làm cá,mổ thịt gia súc,gia cầm…trên những chiếc ván bắt ở bờ sông rồi đem ra chợ.mọi thứ nước rửa đều đổ trực tiếp xuống dòng sông Mức độ ô nhiễm của sông được đánh giá là rất nghiêm trọng với các chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần, hoàn toàn không thể sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất, trồng trọt. Từ nhiều năm nay, dòng sông chết này bốc mùi hôi thối rất khó chịu, gây bức xúc những hộ dân sống dọc hai bờ sông. 2.3 Nguyên nhân Nguyên nhân gây ô nhiễm ở sông Tô Lịch chính là tốc độ tăng dân cư quá nhanh, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã xả nước thải sinh hoạt, nước thải côngnghiệp xuống sông. Chỉ với một đoạn ngắn từ đường Bưởi tới Cầu Giấy có hơn trăm cống xả lớn, nhỏ đổ xuống con sông Tô Lịch. Theo nhiều tài liệu thì đoạn sông nối dòng sông Tô Lịch và nước hồ Tây, sông Hồng bị cắt đứt trong thời gian thực dân pháp tiến hành mở rộng và quy hoạch thành phố. Từ sau giải phóng và đặc biệt trong thời mở cửa những năm 80, chủ trương đô thị hoá và mở rộng thành phố ngày càng thu hẹp đất nông nghiệp hai bên bờ sông Tô lịch. Nhiều ao hồ nước đã từng đóng vai trò gom nước thải sinh hoạt lọc, trung chuyển nước thải trước khi đổ ra sông đã bị lấp. Mật độ dân cư, sản xuất, công nghiệp ngày càng tăng dày đặc hai bên bờ sông Tô Lịch. Một nguồn tài liệu khác cho thấy: Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều các khu công nghiệp lớn này đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại Vùng Châu thổ Sông Hồng và Sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000 m3  mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội đã bị ô nhiễm nặng. Đáng lưu ý là hệ thống hồ trong Công viên Yên Sở, được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của Hà Nội. , nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. Ở thành phố Hà Nội, 3; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép,lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời. III. Hậu quả. Mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc cả một vùng.Nước sông Tô Lịch màu đen ngòm và bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân sống hai bên ven bờ. Người dân sử dụng nước ô nhiễm từ con sông không qua xử lý dễ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Theo kết quả điều tra của Trường ĐH Y Hà Nội về "tình trạng bệnh tật do nguồn nước sông Nhuệ ở Hoàng Tây và Nhật Tây, huyện Kim Bảng thì có tới 20% trẻ em dưới 5 tuổi ở đây mắc các bệnh đường ruột, 86% trẻ mắc bệnh giun đũa, 76% mắc bệnh giun tóc; 60% dân số của huyện này nhiễm bệnh về mắt, 20% nhiễm bệnh ngoài da, 53% nhiễm bệnh phụ khoa...". Theo đánh giá của chuyên gia, trong các loại chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động. Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra. Một số vùng người dân dùng nước sông Tô Lịch để tưới rau, nguy cơ mắc một số bệnh do một số chất nằm trong nước là rất cao. Dưới dây là bảng tóm tắt các chất gây ô nhiễm thường gặp trong nước và tác hại của chúng đến sức khỏe con người Chì : Bệnh thận, thần kinh Amoni, Nitrat, Nitrit : Bệnh xanh da, thiếu máu, gây ung thư Natri (Na):Bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch Lưu huỳnh (S) :Bệnh về đường tiêu hoá Kali (K) Cadimi :Bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâo, diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản, phốt pho v.v :Gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng: · Xenon peroxide, sodium percarbonate :Gây viêm đường hô hấp Vi trùng các loại ;Các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi trùng Kim loại nặng các loại: · Titan :Đau thần kinh, thận, hệ bài tiết. · Kẽm :Bệnh viêm xương, thiếu máu. · Sắt chì, cadimi, asen, thuỷ ngân : Khó thở, đau thần kinh, rối loạn hệ bài tiết. Ngoài ra các chất trong nước còn giết chết nhiều loài sinh vật sống trong nước làm cho dòng sông rất nghèo các loài cá,và các loài thủy sinh. Sông Tô Lịch ô nhiễm đã làm mất đi mĩ quan của thủ đô. Hằng ngày đi lại dọc bờ sông thấy nước sông đen ngòm và bốc mùi khó chịu. Thử hỏi giữa thủ đô đã có hơn 1000 năm lịch sử lại có những con sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng vậy thì mọi người suy nghĩ ra sao đây? IV. Biện pháp khắc phục. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trung bình một ngày đêm, sông Tô Lịch phải tiếp nhận trên 100.000m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, khoảng 1/3 là nước thải công nghiệp chưa qua xử lý . Nước thải phải được thu gom và xử lý tại các điểm dân cư trước khi thoát ra sông Tô Lịch. Phương án này tăng cường giám sát và trách nhiệm cộng đồng lên chất lượng nước thải do chính cộng đồng đó thải ra. Sự ý thức về trách nhiệm của cộng đồng với dòng sông Tô Lịch và môi trường chính là những yếu tố gắn kết cộng đồng với nhau, với không gian của sông Tô Lịch. Cần tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân; kiểm soát nước thải các công ty, nhà máy, bệnh viện đổ ra sông. Cải tạo mặt cắt sông tô lịch. Việc kè cứng lòng sông phải được giảm thiểu. Tăng độ thẩm thấu, tiếp xúc của nước với đất, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loài thuỷ sinh. Theo Sở TNMT Hà Nội, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình làm sống lại sông Tô Lịch là "không cống hóa mà để dòng chảy tự nhiên". Tiếp đó, để làm nước sông bớt ô nhiễm, sở này đề xuất xây dựng hệ thống cống bao dọc sông để thu gom nước thải về trạm xử lý tập trung tại cuối nguồn. Đồng thời, trên từng đoạn sông, sẽ xây dựng các trạm xử lý nước thải quy mô nhỏ, tập trung vào hơn 10 cửa xả lớn. Các trạm nhỏ này sẽ đặt ngầm dưới lòng sông, có quy mô tùy theo lưu lượng nước cần xử lý Bổ xung lượng nước lưu chuyển trong lòng sông Tô Lịch bằng kết nối với hệ thống nước Hồ Tây – Sông Hồng. Lưu lượng nước có thể được kiểm soát theo mùa và các điều kiện môi trường khác. Sở TNMT đề xuất là bổ cập nước cho sông. Theo ông Phạm Văn Khánh - Phó Giám đốc sở TNMT Hà Nội - để cải thiện khả năng tiêu thoát, duy trì cân bằng nước và pha loãng nồng độ ô nhiễm, cần bổ cập thêm nước tự nhiên cho sông Tô Lịch. Để làm được điều này, có một số phương án khác nhau như lấy nước từ hồ Tây, các hồ điều hòa, sông Hồng, sông Nhuệ. Trong đó, có thể lấy nước sông Hồng vào dòng chảy sông Tô Lịch theo hướng khai thông dòng chảy cũ hoặc đấu nối thông qua sông Nhuệ. Địa hình dòng chảy của các sông hiện tại cho thấy, có thể đảm bảo cao độ dòng chảy... Nghiên cứu nuôi trồng các loài thủy sinh, thuỷ sinh vật có khả năng chuyển hoá các chất thải, giúp làm giảm ô nhiễm nguồn nước. Hai bên sông Tô Lịch cũng được tăng cường cây xanh để tạo cảnh quan, thông thoáng cho môi trường, phục hồi sinh thái cho dòng sông Một số dự án đang được triển khai. Theo kế hoạch, trong thời gian từ 2010 – 2015, một trạm thu gom nước thải và nhà máy xử lý nước thải quy mô nhỏ (công suất từ 25.000m3 đến 30.000m3/ngày) sẽ được xây tại đầu nguồn sông Tô Lịch. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (cơ quan chuẩn bị dự án) đã hoàn tất đề cương chi tiết Dự án cải tạo sông Tô Lịch và biện pháp thu gom nước thải theo quy định. Từ tháng 09/2009, đề cương Đề án “Định hướng cải tạo, nâng cấp sông Tô Lịch, thí điểm biện pháp thu gom, xử lý nước thải” đã được thành phố phê duyệt, với phạm vi nghiên cứu thuộc địa bàn các quận, huyện từ đầu nguồn sông Tô Lịch (cửa điều tiết nối với Hồ Tây) đến điểm hợp lưu với sông Lừ (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai). Theo đó hoạch định ra 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: 2009 – 2010 là thời gian cải thiện chất lượng nước sông, xây trạm xử lý nước thải quy mô nhỏ cùng hệ thống xử lý nước thải, kết hợp xử lý bề mặt và nạo vét thường xuyên; Giai đoạn 2: 2011 – 2015 là thời gian giải quyết toàn diện vấn đề tiêu thoát nước vào mùa mưa, đảm bảo dòng chảy mùa khô, thu gom nước thải từng đoạn để xử lý tập trung trước khi đổ vào sông và cải tạo cảnh quan sinh thái cũng như đô thị hai bên bờ sông, chấm dứt hiện tượng lấn chiếm. III. KẾT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT 3.1 Kết luận Ngày nay, với sự  phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho một số dòng sông ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là một số dòng sông ở Hà Nội đang trở thành những dòng sông chết đặc biệt là dòng sông Tô Lịch đang từng ngày từng giờ kêu cứu. Nhưng mọi thứ vẫn là vô vọng bởi những rác thải do người dân sống xung quanh vứt xuống, hay là từ những thứ nước thải công nghiệp chưa qua xủ lí ngày đêm vẫn chảy ra sông mà chưa có cơ quan chức năng nào có những biện pháp xử lí. Và việc ô nhiễm đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Không những vậy nó đã tác động không tốt tới hệ đông thực vật trong và ven sông. Những biện pháp đưa ra nhưng vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn. Dòng sông nước vẫn đen ngòm, nhân dân vẫn phải đối mặt với ô nhiễm và đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trong tương lai. Vì vậy cần phải có những giải pháp thiết thực hơn trong việc giải quyết ô nhiễm. đây là trách nhiệm nặng nề và là bài toán khó cho toàn xã hội. 3.2 Đề xuất Cần phải tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm và những tác hại của nó đối với sức khỏe đê người dân hiểu được rằng bảo vệ dòng sông chính là bảo vệ cuộc sống của họ. đồng thời chính quyền phải có những biện pháp xử lí mạnh hơn đối với tình trạng xả rác thải bừa bãi xuống sông và việc lấn chiếm bờ sông. Cần phải tập trung xây dựng các trạm xử lí nước thải tập trung để tránh tình trạng xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lí vào sông. Ngoài ra sở y tế cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe của người dân ở những vùng chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm để có những biện pháp xử lí kịp thời tránh để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Tài liệu tham khảo STT  Tên và nguồn tai liệu   1  Đổi tên sông Tô Lịch thành sông Địa Bảo 08:14, Thứ Sáu, 1/10/2010   13  Hoàng Trường:Ô nhiễm sông Tô Lịch - nỗi lo lớn của người dân Hà Nội (09/06/2010 05:20 PM )   3  Chân Phương: giải pháp cho sông Tô Lịch(06-12-2009, 10:00)   4  Kim Tân: Rửa sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng(Thứ Ba, 28/07/2009 - 11:56)   5  Xuân Thu :Biện pháp xử lí sông Tô Lịch(Thứ 7 ngày 23/5/2009 15:16)   6  Báo laọ động: Cách nào làm sống lại sông Tô Lịch: Thứ Sáu, 22.5.2009 | 07:52 (GMT + 7)   7  Lê Tuyết :Ảnh hưởng của một số chất tới sức khỏe con người(Thứ sáu, ngày 25 tháng chín năm 2009 00:01)   .Bảng phân công công việc trong nhóm STT  Nội dung công việc  Người thực hiện  Thời gian  Kết quả   1  Nguyên nhân ô nhiễm sông Tô Lịch Hình ảnh về sông  Dương Hữu Từ  16/11-30/11/2010  Hoàn thành   2  Hiện trạng sông Tô Lịch  Trần Thị Liệu Phạm THị Bích Ngọc  16/11-30/11/2010  Hoàn thành   3  Biện pháp khăc phục  Nguyễn Văn Du  16/11-30/11/2010  Hoàn thành   4  Hậu quả Phần mở đầu  Hoàng Thị Huyền  16/11-30/11/2010  Hoàn thành   5  Tìm kiếm một số tài liệu mẫu  Lê Hoài Nam  16/11-30/11/2010  Không tham gia   6  Tổng hợp và làm báo cáo  Bùi Đức Tiến  16/11-30/11/2010  Hoàn thành   Hình ảnh minh họa  Sông Tô Lịch trên bản đồ  Nạo vét sông Tô Lịch (Một đoạn sông Tô Lịch bị thu hẹp(nguồn: pda.vietbao.vn) Công viên ven sông  Sông Tô Lịch xưa(nguồn: thongtindoingoai.vn)   Sông Tô Lịch ảnh chụp từ năm 1885.(nguồn: thongtindoingoai.vn)    Sông Tô Lịch đen ngòm với hàng ngàn họng cống ngày đêm xả nước thải chưa qua xử lý vào con sông này - Ảnh: T.PHÙNG    Rau trồng tưới bằng nước sông Tô Lịch(nguồn: pda.vietbao.vn/Xa-hoi/Thuc-pham-...257/157/)  Chùa Bằng, Quận Hoàng Mai, bên bờ sông Tô Lịch (nguồn: )  Công nhân vớt rác trên sông (nguồn: ngonnenxanh.vicongdong.vn) dòng sông đầy rác thải  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tiểu luận Ô nhiễm sông Tô Lịch.doc
Luận văn liên quan