Tiểu luận Ô nhiễm văn hóa xã hội

Trang bị kiến thức mới cho bố mẹ, để các bậc phụ huynh nắm được nội dung các vấn đề như trò chơi điện tử, game online, sử dụng internet, chát.v.v Cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lý văn hoá, thông tin truyền thông và công an bảo vệ văn hoá có đủ năng lực và đạo đức để quản lý chặt nội dung hoạt động văn hoá.

ppt67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ô nhiễm văn hóa xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận: Ô NHIỄM VĂN HÓA Xà HỘI Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Khoa Hóa GVHD: PGS.TS Nguyễn Tấn Lê SVTH: Nhóm 4 – Lớp 09CQM MỞ ĐẦU Ngày nay, bên cạnh sự ô nhiễm môi trường đang mức báo động, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt..và bây giờ một sự ô nhiễm không thể bị bỏ qua, là sự ô nhiễm môi trường văn hóa, đặc biệt là môi trường văn hóa tinh thần, tâm linh, của xã hội và của con người, chủ yếu ở đô thị, ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường.  Ô nhiễm văn hoá đang được rung chuông báo động đỏ. Đặc biệt, lứa tuổi vị thành niên và lứa tuổi thanh niên phạm pháp ngày càng tăng và ngày càng nghiêm trọng. www.themegallery.com Company Logo 1. KHÁI NIỆM : Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân, cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau. Ô NHIỄM VĂN HÓA Là loại ô nhiễm nguy hiểm nhất trong các loại ô nhiễm. Là sự xuống cấp về đạo đức, luân lý, sự tha hóa của lối sống theo hướng suy đồi. Là sự gia tăng những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mê tín, mại dâm, bạo lực. Là sự hiếm hoi của những việc làm tốt, cử chỉ đẹp và lời nói hay trong cuộc sống thường nhật. www.themegallery.com Company Logo NGUYÊN NHÂN Những chuẩn mực luân lý, đạo đức, văn hóa, nhân cách truyền thống… không còn là tấm gương, là bài học thiết thân với một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay. Một mặt do thời thế thay đổi và chuẩn giá trị cuộc sống có đôi chút biến đổi (chẳng hạn: coi trọng cá nhân, tôn sùng đồng tiền cũng là một giá trị mới với những chuẩn mực riêng của nó) ở từng thế hệ. Mặt khác, quan niệm đói cho sạch, rách cho thơm, nghèo mà thanh cao… không còn hấp dẫn thế hệ mới. Làm giàu đang là một xu hướng, một nhu cầu chính đáng của xã hội ta ngày nay. Từ ”làm giàu” được hiểu quá hẹp, chỉ với nghĩa nhiều tiền, chứ chưa bao hàm cả giàu tình thương, giàu nhân ái, nhân nghĩa, giàu tri thức khoa học, tri thức văn hóa…, gây nên cơn sốt làm giàu cả chân chính lẫn bất chính. www.themegallery.com Company Logo NGUYÊN NHÂN Kinh tế thị trường đang bộc lộ những mặt trái cần gạn lọc, cần khắc phục bằng giải pháp tổng thể. www.themegallery.com Company Logo NGUYÊN NHÂN Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, tính ích kỷ, cách sống chụp giật, sự khuynh đảo của lợi nhuận… đã gây ra những hậu quả khó lường về mặt lối sống, nếp sống, hành vi đạo đức, tác phong ứng xử giao tiếp xã hội. Lối sống hiện đại, thực dụng, vì tiền đang trở thành mốt. Bạo lực cũng đang được thế hệ trẻ làm quen dần, lại được củng cố nhờ những phim video chưởng, sách đao kiếm, những bài báo dung tục và tệ nạn xã hội hàng ngày hàng giờ ngoài xã hội, trong gia đình. www.themegallery.com Company Logo NGUYÊN NHÂN Sống trong thời đại bùng nổ thông tin đa hệ, đa thể loại, đa phương tiện, con người cần thiết phải có những chuẩn mực trong lựa chọn tiêu thụ giá trị văn hóa của dân tộc và của thế giới. 3.3 Nền kinh tế quốc gia bị đình trệ . 3.1 Bản sắc văn hóa dân tộc bị phai mờ 3.4 Môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng 3. Ảnh hưởng của ô nhiễm văn hóa. 3.2 Rối loạn trật tự trị an, phá vỡ cấu trúc gia đình. 3.1 Bản sắc dân tộc bị phai mờ Trước hết, cần khẳng định rằng những giá trị truyền thống cơ bản đã nêu vẫn có ý nghĩa tác động tích cực đến việc xây dựng con người mới và nền văn hóa đương đại của chúng ta. Nhưng trong giai đoạn hội nhập quốc tế, nền “văn hóa mở” giao lưu với văn hóa phương Tây đem lại những biến đổi ngày càng mạnh mẽ về mọi phương diện, và trong đó văn hóa cổ truyền Việt Nam buộc phải đối mặt với nền kinh tế thị trường. Trong cuộc đối mặt này, nền văn hóa cổ truyền VN đã có những cái hay và cái dở xuất hiện. Cái hay : Cái dở : Bên cạnh ấy không ít lễ hội, phong tục, trò chơi dân gian bị phai mờ dần, không vui như trước. Ngày nay Ngày xưa Ngày xưa Bây giờ 3.2 Rối loạn trật tự trị an, phá vỡ cấu trúc gia đình. Gia đình hiện nay là một phần trong những vấn đề của toàn xã hội, và cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề này của gia đình là nằm trong mối quan hệ lẫn nhau giữa gia đình và xã hội, là tế bào góp phần xây dựng xã hội. Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa gia đình với các yếu tố của cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội của xã hội hay mối quan hệ của gia đình với cơ cấu xã hội. Gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội hay không? và điều đó có nghĩa là gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội. Vì thế, khi môi trường xã hội không lành mạnh, đầy khắp tệ nạn  môi trường sống trong gia đình, tính cách của mỗi người cũng ảnh hưởng. 3.3 Nền kinh tế quốc gia bị đình trệ. Nhu cầu sống hưởng thụ, lối ăn chơi sa đoạ, lười lao động, kiếm lời trên người khác, theo kiểu trên tiền ở một số người có tác động lớn tới việc chạy theo dịch vụ dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả các loại dịch vụ không lành mạnh, phi pháp. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới những tệ nạn xã hội: buôn bán trái phép, ma tuý, mại dâm, ăn chơi trác tán. Đất nước mất đi một lực lượng lao động, tri thức  kém phát triển. 3.4 Môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo nghiên cứu trong thực tiễn cho thấy: Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, đất đai,...) mà không có khả năng hoàn phục. Do vậy, để giải quyết vấn đề trên không phải riêng của mỗi quốc gia mà toàn thể loài người, nó phụ thuộc vào ý thức, trình độ văn minh của xã hội đó, của quốc gia đó. 4.2 Ô nhiễm văn hóa “Lối sông” 4.3 Ô nhiễm Văn hóa “Nghệ thuật” 4.1 Ô nhiễm văn hóa “Lễ hội” 4.4 Ô nhiễm văn hóa “Học đường” 4. Thực trạng của ô nhiễm văn hóa 4.1 Ô nhiễm văn hóa “Lễ Hội” Đất nước ta là đất nước của lễ hội, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã thống kê rằng: Việt Nam có cả nghìn lễ hội lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhưng đông nhất, rộn ràng nhất vẫn là các lễ hội vào mùa xuân. Nhu cầu tham gia lễ hội là nhu cầu chính đáng, việc người tham gia lễ hội càng đông thì càng khẳng định sự phát triển đời sống kinh tế và tinh thần của xã hội. Bên cạnh nét truyền thống của lễ hội thì rất nhiều lễ hội ở chốn linh thiêng bây giờ đang biến thành nơi kiếm tiền. Các dịch vụ "mua thần, bán thánh" diễn ra ở hầu khắp các lễ hội. Ngay cả trước mặt thần linh, người ta cũng đua, chen nhau để đặt những mâm lễ tốn nhiều tiền của, cốt cho lòng thành của mình mau chóng được đón nhận. Và các hoạt động kinh doanh mở ra nhang nhảng ngay tại các của chùa, lễ hội. Cảnh chen chúc ở lễ hội chùa Hương. Biến nơi thiêng liêng thành chợ Lễ hội làng Triều Khúc chật ních người chơi đỏ đen. Buôn bán ngay trong cổng vào chùa “Cái bang hội” xuất hiện ở mọi nơi Một cảnh lộn xộn tại Lễ phát ấn Đền Trần Cảnh lộn xộn ở lễ hội. Lối đi trong đền Bà Chúa Kho ngập rác Sau Lễ hội chợ Viềng chỉ thấy toàn là rác 4.2 Ô Nhiễm Văn Hóa “Lối Sống” Là sự xuất hiện, với tần suất cao trong xã hội, những hành vi phản văn hóa, cái xấu, cái giả, ở một mức độ nào đó, ngày càng hoành hành, bất chấp cả đạo lý tốt đẹp, bất chấp cả chuẩn mực đạo đức truyền thống dân tộc và nếp sống hài hòa thanh lịch ngàn đời của người Việt Nam... đã dần dần làm ô nhiễm môi trường văn hóa vốn dĩ trong lành và bình dị. Các tệ nạn xã hội: trộm cắp, buôn lậu, rượu chè, cá độ, tiêm chích, tình dục, mại dâm, phá thai, bạo lực gia đình… Biểu hiện: Nạn ma túy “Loại ma tuý được sử dụng hiện nay không chỉ đơn thuần là Heroin hay thuốc phiện mà là dạng ma túy tổng hợp. Điều đáng lo ngại là người nghiện ma tuý có độ tuổi ngày càng trẻ và tỉ lệ tái nghiện lên tới 80%”. Nạn nhậu nhẹt, rượu chè “6.000 tỉ đồng là ước tính theo mức giá rẻ nhất chi phí cho rượu bia mỗi năm ở một đất nước còn nghèo như VN”. Nạn cá độ Nạn ly dị, phá thai  Các thống kê công bố cho thấy: Mâu thuẫn về lối sống là nguyên nhân hàng đầu (27,7%) dẫn đến ly hôn. Ngoại tình (25,9%). Nguyên nhân kinh tế (13%). Bạo lực gia đình (6,7%). Lý do sức khỏe (2,2%). Do xa nhau lâu ngày (1,3%). Nạn bạo hành gia đình Bạo lực gia đình xuất hiện ở tất cả mọi nơi, 97% nạn nhân của các vụ bạo hành đều là người phụ nữ. Những hành vi phá hoại di sản quý báu của cha ông để lại như đình chùa, miếu, đền, danh lam thắng cảnh. Vẽ bậy lên hòn đá cổ ở Sa Pa Những chiếc cọc bêtông không bảo vệ được những hòn đá cổ trước sự vô ý thức của con người. Đập vỡ tượng để tìm vàng – Núi Yên Tử Tâm lý sùng hàng ngoại, lối sống tự do kiểu phương Tây cũng đang xâm nhập khá mạnh vào đời sống người Việt Nam, đặc biệt là trong thanh niên và cả một bộ phận trong tầng lớp trí thức. Các vụ ẩu đả, đánh nhau trong cuộc sống thường ngày. Việc lan truyền sách báo, phim ảnh đồi truỵ, khiêu dâm, phản động, bạo lực. Sự lan truyền các hình thức mê tín dị đoan, bói toán, đồng bóng. Tham nhũng – ăn hối lộ là một vấn đề quá quen thuộc nhưng lại phải bó tay. Ngày nay tham nhũng được thực hiện bởi những hành vi ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chủ tịch xã bị dân khởi tố vì “ ăn đất ” của dân Vụ Huỳnh Ngọc Sỹ - một trong những vụ án tham nhũng lớn được đưa ra xét xử trong thời gian gần đây. Sự thiếu ý thức của mỗi cá nhân trong xã hội. 4.3 Ô nhiễm văn hóa “Nghệ Thuật” Thời gian qua, trong biểu diễn nghệ thuật, hàng loạt ca sĩ, nghệ sĩ đã có những hành vi phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá Việt Nam, gây bất bình trong xã hội ,mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vào cuộc chấn chỉnh những vi phạm và biểu hiện lệch lạc trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Trang phục phản cảm, không phù hợp với mục đích chương trình. Nội dung tiết mục biểu diễn được cấp phép. Nội dung biểu diễn không đúng như quảng cáo; ca từ vô nghĩa, yếu kém về chất lượng nghệ thuật… ….. 4.4 Ô nhiễm văn hóa “Học Đường” Môi trường học đường đang bị “ô nhiễm”,một vấn đề nổi cộm trong mọi trường giáo dục hiện nay là: gian dối trong học tập, việc dạy thêm và học thêm tràn lan, thi cử nặng nề, trang phục đến trường. Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, bạo hành trong trường học ngày càng tăng cao với hai dạng phổ biến là bạo hành thể xác hoặc tinh thần. Có đến 48% học sinh sợ thầy cô giáo của mình. Còn theo thống kê của Cục Bảo vệ – Chăm sóc trẻ em, sự xâm hại và bạo lực của trẻ trong nhà trường đã tăng 13 lần so với 10 năm trước. Sự suy giảm tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, hối lộ, chạy điểm, xin điểm. Việc dạy thêm và học thêm tràn lan. Cách ăn mặc của học sinh, sinh viên khi đến giảng đường, trường học. Sự thiếu nhận thức của học sinh. Cách ứng xử của sinh viên đối với giáo viên, sinh viên đối với nhau, bạo lực trong học đường. Ít nghe giảng, sử dụng điện thoại trong giờ, tình trạng vắng học – nghỉ học. Có đến 50-60% SV văng tục, chửi bậy, dùng từ lóng... nơi giảng đường rất vô tư. Không chỉ đệm lót tục tĩu với bạn bè, mà họ còn gọi thầy, cô là “ông này bà nọ", "bà dở hơi"...  Cùng với những “thực phẩm”độc hại: sách báo, tranh ảnh đồi trụy,... dễ dàng lọt lưới kiểm định, những chất thải làm ô nhiễm môi trường văn hoá ,môi trường sống lành mạnh. 5. Biện pháp 5.1 Về phía gia đình Gia đình quan tâm, chăm sóc cuộc sống hằng ngày của các em. Củng cố mối quan hệ gia tộc với lớp trẻ. Đưa các em về thăm quê, dự hội làng, họp họ, họp đồng hương để gợi cho chúng nhớ đến tình cảm quý mến ông bà, cha mẹ, quê hương, làng xóm. 5.2 Về phía nhà trường Nhà trường phấn đấu để không có học sinh bỏ học, trốn học. Nhà trường và các đoàn thể tổ chức nhiều trò chơi vui, bổ ích và lành mạnh. Tổ chức các cuộc Meeting phòng chống các tệ nạn xã hội Tổ chức Lễ hội Thể thao thể dục, ca hát, picnic.. Tổ chức tham gia các phong trào tình nguyện Tổ chức các cuộc thi về văn hóa học đường Thu hút lớp trẻ thích thú nghiên cứu khoa học Giúp học sinh – sinh viên tự thân lập nghiệp trong tương lai mà quên đi những hoạt động sa đoạ, tình dục xấu xa. 5.3 Về phía xã hội Trang bị kiến thức mới cho bố mẹ, để các bậc phụ huynh nắm được nội dung các vấn đề như trò chơi điện tử, game online, sử dụng internet, chát.v.v… Cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lý văn hoá, thông tin truyền thông và công an bảo vệ văn hoá có đủ năng lực và đạo đức để quản lý chặt nội dung hoạt động văn hoá. Tổ chức các buổi lễ hội văn hóa ở từng địa phương, cấp quận thành phố, cấp quốc gia. Cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách nghiên cứu về trào lưu văn hoá của các nước. Tạo công ăn việc làm cho những người chưa có nghề nghiệp ổn định. Quan tâm đến cuộc sống của toàn thể người dân, đặc biệt là người dân vùng cao. Xử lý nghiêm minh khi vi phạm vào những điều cấm kị, cũng như đối xử bình đẳng với những người đã từng phạm sai lầm, giúp họ tao dựng công ăn việc làm, không được xa lánh. Phát triển quan hệ, giao lưu văn hóa giữa các nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppto_nhiem_vhxh_nhom_4_6215.ppt
Luận văn liên quan