Tiểu luận Phá giá tiền tệ có cải thiện được cán cân thương mại - Một cuộc phá giá thành công cần những điều kiện gì

Cơ sở lý luận của phá giá tiền tệ: a/ Tác động của phá giá tiền tệ. b/ Tại sao chính phủ phải phá giá tiền tệ? 2. Cán cân thương mại. Các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại. 3. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ với cán cân thương mại. a/ Cán cân thương mại tính bằng nội tệ. b/ Cán cân thương mại tính bằng USD. c/ Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại sau khi phá giá bao gồm: 4. Hiệu ứng tuyến j. 5. Điều kiện cải thiện cán cân thương mại. a/ điều kiện của cán cân thương mại: b/ Điều kiện Marshall-Lerner c/ Để một cuộc phá giá thành công thì cần có những điều kiện gì ? 6. Phá giá tiền tệ trong điều kiện kinh tế Việt Nam và một số nước hiện nay. a/ Ảnh hưởng của phá giá đến cán cân thương mại ở Việt Nam b/ Công cuộc phá giá tiền tệ của một số nước trên thế giới 1.Cơ sở lý luận của phá giá tiền tệ: Xét về mặt lý thuyết, biện pháp phá giá tiền tệ thường được thực hiện để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa nhằm cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Tuy nhiên, điểm yếu của phá giá là sẽ làm tăng giá hàng hóa trong nước, ảnh hưởng lên lạm phát. Do đó, để hạn chế lạm phát, các biện pháp thường được sử dụng là đồng thời phải giảm thâm hụt ngân sách và thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Phá giá tiền tệ là việc giảm giátrị của đồng nội tệ so vói các ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế đọ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó với các ngoại tệ khác như USD, EUR a, Tác động của việc phá giá tiền tệ -Trong ngắn hạn: Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi.

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8625 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phá giá tiền tệ có cải thiện được cán cân thương mại - Một cuộc phá giá thành công cần những điều kiện gì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG PHÂN VIỆN PHÚ YÊN -----š›&š›----- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: Phá giá tiền tệ có cải thiện được cán cân thương mại ? Một cuộc phá giá thành công cần những điều kiện gì? Bộ môn: Tài Chính Quốc tế Lớp : CD3/26 Nhóm sinh viên thực hiện: Tháng 5/2011 Nội dung 1. Cơ sở lý luận của phá giá tiền tệ: a/ Tác động của phá giá tiền tệ. b/ Tại sao chính phủ phải phá giá tiền tệ? 2. Cán cân thương mại. Các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại. 3. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ với cán cân thương mại. a/ Cán cân thương mại tính bằng nội tệ. b/ Cán cân thương mại tính bằng USD. c/ Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại sau khi phá giá bao gồm: 4. Hiệu ứng tuyến j. 5. Điều kiện cải thiện cán cân thương mại. a/ điều kiện của cán cân thương mại: b/ Điều kiện Marshall-Lerner c/ Để một cuộc phá giá thành công thì cần có những điều kiện gì ? 6. Phá giá tiền tệ trong điều kiện kinh tế Việt Nam và một số nước hiện nay. a/ Ảnh hưởng của phá giá đến cán cân thương mại ở Việt Nam b/ Công cuộc phá giá tiền tệ của một số nước trên thế giới 1.Cơ sở lý luận của phá giá tiền tệ: Xét về mặt lý thuyết, biện pháp phá giá tiền tệ thường được thực hiện để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa nhằm cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Tuy nhiên, điểm yếu của phá giá là sẽ làm tăng giá hàng hóa trong nước, ảnh hưởng lên lạm phát. Do đó, để hạn chế lạm phát, các biện pháp thường được sử dụng là đồng thời phải giảm thâm hụt ngân sách và thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Phá giá tiền tệ là việc giảm giátrị của đồng nội tệ so vói các ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế đọ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó với các ngoại tệ khác như USD, EUR.... a, Tác động của việc phá giá tiền tệ -Trong ngắn hạn: Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi. -Trong trung hạn: GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau: -Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung. -Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài chính thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước. - Trong dài hạn: Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài chính thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm. b. Tại sao chính phủ phá giá tiền tệ? Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại. Trong trường cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ. Mục tiêu của phá giá tiền tệ là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa và từ đó cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Khi đồng nội tệ giảm giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa, kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. 2. Cán cân thương mại Là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng. Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định. Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam. 3. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ với cán cân thương mại Do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn, nên phá giá tiền tệ làm cho tỷ giá thực tăng; tỷ giá thực tăng kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu, tức cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Căn cứ vào điều này nhiều người đã nhầm tưởng và cho rằng, cán cân thương mại cũng được cải thiện khia phá giá tiền tệ. Thực ra không nhất thiết phải như vậy! Để thấy được ảnh hưởng của phá giá lên csns cân thương mại là như thế nào, chúng ta sử dụng phương pháp tiếp cận Marshall-Lerner dưới đây. Trước hết, cần thấy rằng cán cân thương mại được biểu thị bằng giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu . nếu giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại thặng dư và ngược lại. a/ Cán cân thương mại tính bằng nội tệ: TB = P.QX - E.P*.QM (1) Trong đó : P : giá hàng hóa xk tính bàng nội tệ. Qx : khối lượng XK E : tỷ giá P* : giá hàng hóa NK tính bằng ngoại tệ QM: Khối lượng nhập khẩu Gọi giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ là X, ta có: X = P.QX ; giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ là M, ta có: M = P*.QM. Phương trình (1) được viết lại như sau: TB = X - E.M (2) Lấy đạo hàm cấp hai vế phương trình (2), ta được: DTB = dX - E.dM - M.dE (3) Chia hai vế phương trình (3) cho mức thay đổi tỷ giá dE: (4) Chúng ta định nghĩa: - Hệ số co dãn xuất khẩu x : biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%. Nghĩa là : x = dX = x . (5) -hệ số co dãn xuất khẩu M : biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%. Nghĩa là: M = dM = -M . (6) Thay giá trị của các phương trình (5) và (6) vào (4) : (7) Giả sử trạng thái ban đầu của cán cân thương mại là cân bằng, tức là: TB = X- E.M = 0, hay X/E.M = 1 Phương trình (7) được viết lại như sau: (8) Phương trình (8) cho thấy: Nếu trạng thái ban đầu của cán cân thương mại cân bằng, thì theo Marshall-Lerner khi phá giá nội tệ làm cho: cải thiện cán cân thương mại, tức dTB/dE > 0, chỉ khi tổng số của " hệ số co dãn xuất khẩu " và " hệ số co dãn nhập khẩu " lớn ơn 1 nghĩa là chỉ khi: (x +M ) >1. thâm hụt cán cân thương mại, tức là dTB/dE < 0 khi (x +M ) < 1 cán cân thương mại không thay đổi khi (x +M ) = 1 Một thực tế rằng, phá giá nội tệ tạo ra hiệu ứng tăng khối lượng xuất khảu và hạn chế khối lượng nhập khẩu, song xét về mặt giá trị thì cán cân thương mại không nhất thiết phải được cải thiện. Điều này sảy ra vì : phá giá tiền tệ tạo ra hiệu ứng lên giá và hiệu ứng tăng khối lượng. Cụ thể là: a/ Đối với cán cânthương mại tính bằng nội tệ: TB = P.QX - E.P*.QM - hiệu ứng khối lượng: phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức QX tăng; khối lượng nhập khẩu giảm, tức QM giảm. QX tăng và QM giảm là cho TBVND được cải thiện. hiệu ứng giá cả : phá giá, tức E tăng; E tăng làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, tức E.P* tăng, E.P* tăng làm cho TBVND xấu đi. b/ Đối với cán cân thương mại tính bằng USD: TBUSD = hiệu ứng khối lượng: giống như đối với TB bằng đồng nội tệ. Hiệu ứng giá cả: phá giá tức làm cho E tăng; E tăng làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngaoị tệ giảm, tức E/P giảm; E/P gia,r làm cho TBUSD giảm. Hiệu ứng của cán cân thương mại được cải thiện hay trở lên xấu đi phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả. c/ Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại sau khi phá giá bao gồm: - Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu: Đối với các nền kinh tế đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hóa các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả. - Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: Đối với các nước đang phát triển, yêu cầu về chuẩn hàng hóa tham gia thương mại quốc tế cao, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển. - Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước: Nếu tỷ trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu. - Mức độ linh hoạt của tiền lương: Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ. - Tâm lý người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước: Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sùng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài. 4. Hiệu ứng tuyến j: Như trên đã phân tích, cán cân thương mại được cải thiện hay trở nên xấu đi phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hau hiệu ứng giá cả. Do hiệu ứng giá cả có tác dụng lập tức ngay sau khi phá giá, trong khi đó hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng sau một tời gian nhất định. Điều này xảy ra la vì khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu không co dãn trong ngắn hyanj, mà chỉ co dãn từ từ trong dài hạn. Có thể nêu ra 3 nguyên nhân chủ yếu sau: Cầu nhập khẩu không giảm ngay trong ngắn hạn. Nhìn chung cầu nhập khẩu ở trong nước và nước ngoài cần có một thời gian nhất định đẻ điều chỉnh cơ cấu ưu tiên hang hóa sử dunhj sau khi phá giá. Đối với trong nước: Quă trình chuyển từ sử dụng hàng ngoại sang sử dunhj hàng nội không diễn ran gay lập tức sau khi phá giá, mà thường là su một thời gian nhất định. Điều này xảy ra là vì, người trong nước còn lo láng về vấn đè như chất lượng hàng hóa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sán xuất nội địa v.v do đó, không vì không vì giá hàng nhập đắt lên mà khối lượng nhập giảm ngay lập tức trong ngắn hạn; điều này lại càng đúng đối với những quốc gia có đầu vào của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và tâm lý ưu dùng hàng ngoại như Việt Nam. Tuy nhiên trong dài hạn do hàng hóa nội địa rẻ hơn sẽ dần thay thế hàng nhập đắt hơn, làm cho khối lượng nhập khyaaur giảm trong dài hạn. Đối với nước ngoài: Tuy giá hang xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn, song không vì thế mà người nước ngoài chuyển ngay sang mua hàng Việt Nam nhiều hơn; bởi vì họ cần co một thời gian nhất định để tìm hiểu và an tâm mua hàng Việt nam. Quá trình diễn ra từ từ, do đó, trong ngắn hạn khối lượng xuất khẩu của Việt Nam không thể tăng ngay mà chỉ có thể tăng từ từ trong dài hạn. Cung xuất khẩu không tăng ngay trong ngắn hạn. Mặc dù phá giá tiền tệ cải thiện cạnh tranh cho xuất khẩu, nhưng những nhà sản xuất cần phải có thời gian nhất định dể mở rộng năng lực sản xuất, hàng xuất khẩu, như mở rộng nhà xưởng, tuyển dụng và đào tạo công nhân, cải tạo và mở rộng đất trồng trọt v v. Như vậy, tuy điều kiện cạnh tanh tốt hơn song năng lực xuất khẩu không tăng ngay trong ngắn hạn mà chỉ tăng từ từ trong dài hạn. Cạnh tranh không hoàn hảo. Đối vpowis nhưng nhà kinh doanh nước ngoài quá trình chiếm lĩnh thị phần đã tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc, do đó họ có thể: Hạ giá hàng xuất khẩu dể tăng tính cạnh tranh nhằm duy trì thị phần của mình ở nước có đồng tiền phá giá, làm cho nhu càu của nước có đồng tiền phá giá giảm chậm. Hạ giá hàng hóa bán trên thị trường trong nước đẻ tăng tính cạnh tranh với hàng nhập rẻ hơn từ nước có đồng tiền phá giá, làm cho năng lực của nước có đồng tiền phá giá tăng chậm. Với những phân tích trên cho thấy,sau khi phá giá, hiệu ứng giá cả làm cho cán cân thương mại trở nên ấu đi ngay lập tức, trong khi đó hiệu ứng khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu chi được cải thiện trong dài hạn. Điều này hàm ý trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội so với khối lượng,nên làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi, và ngược lại, trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả, nên cán cân thương mại được cải thiện.Đặc điểm này trong dài hạn được biểu diễn bằng tuyến J như sau: Tuyến J Cán cân thương mại Thặng dư (+) 0 Thời gian Thâm hụt (-) Mức độ và thời gian kéo dài thâm hụt cán cân thương mại phụ thuộc và nhiều yếu tố. Đối với những nước công nghiệp phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng chủ yếu bởi những hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, nên khi phá giá làm cho khối lượng xuất khânủ tang nhanh và khối lượng nhập khẩu giảm ngay trong ngắn hạn, và sẽ được cải thiện rõ rệt trong dài hạn. đối với những nước đang phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng chủ yếu bởi những hàng hóa không đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, nên khi phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm và khối lượng nhập khẩu giảm chậm, do đó hiệu ứng kối lượng có tác dụng mờ nhạt dẫn đến cán cân thương mại bị xấu đi rõ rệt trong ngắn hạn. 5. Điều kiện để cải thiện cán cân thương mại: a/ điều kiện của cán cân thương mại: Mức độ và thời gian kéo dài trạng thái thâm hụt trong ngắn hạn cũng như khả năng có được cải thiện vững chắc trong dài hạn của cán cân thương mại phụ thuộc vào các điều kiện: Tỷ trọng hàng hóa ITG có sẵn trong nền kinh tế. tiềm năng và tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển hướng sang xuất khẩu năng lực sản xuất thay thế hàng nhập. tâm lý sùng bái hàng ngoại có giảm, và người nước ngoài đã thực sự tin tưởng và an tâm mua hàng hóa từ nước có đồng tiền phá giá. tỷ trọng hàng nhập khẩu thành đầu vào hàng hóa xuất khẩu. Nếu tỷ trọng này lớn sẽ làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng xuất, bởi vì sau khi phá giá, giá hàng nhập tăng làm tăng chi phí đầu vào của hàng xuất khẩu. Mức độ linh hoạt của tiền lương. Sau khi phá giá, giá hàng nhập khẩu tăng làm tăng chỉ số giá tiêu dùng; nếu tiền lương là linh hoạt thì nó sẽ tăng để đpá ứng nhu cầu tăng giá, lương tăng lkích thích nhập khẩu và làm tăng chi phí đầu vào sản xuất hàng hóa nói chung và hàng hóa xuất khẩu nói riêng, làm triệt tiêu ưu thế cạnh tranh từ phá giá, kết quả là cán cân thương mại không được cải thiện rõ rệt trong thời gian dài hạn. b/ Điều kiện Marshall-Lerner Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co dãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1. Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner. Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với hàng xuất khẩu (ngoại nhu) tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu. 2. Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc vào các độ co dãn theo giá. Nếu hàng xuất khẩu co dãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá; do đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng. Tương tự, nếu hàng nhập khẩu co dãn theo giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Cả hai điều này đều góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa thường không co dãn theo giá cả trong ngắn hạn, bởi vì thói quên tiêu dùng của người ta không thể thay đổi dễ dàng. Do đó, điều kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, dẫn tới việc phá giá tiền tệ chỉ làm cho cán cân thanh toán trong ngắn hạn xấu đi. Trong dài hạn, khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình theo giá mới, cán cân thanh toán mới được cải thiện. Diễn đạt bằng toán Phương trình tính toán cán cân thanh toán có dạng như sau: trong đó B là cán cân thanh toán, X là khối lượng xuất khẩu, M là chi tiêu cho nhập khẩu, và p là mức giá quốc tế. Phá giá tiền tệ sẽ cải thiện cán cân thanh toán khi: Giả định rằng độ và độ co dãn của nhập khẩu Em theo giá cả không đổi, bất đẳng thức trên có thể viết thành: Nếu cán cân thanh toán ban đầu bằng 0, M = pX, thì Chú ý là trong quá trình tính toán trên, chúng ta luôn giả định rằng thu nhập khả dụng của người tiêu dùng không thay đổi theo giá cả. Tóm lại, phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm, nhưng không vì thế mà cán cân thương mại được cải thiện. Trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội hơn so với hiệu ứng khối lượng làm cho cán cân thương mại bị xấu đi; trong dài hạn, hiệu ưng khối lượng lại có tính trội hơn so với hiệu ứng giá cả làm chocán cân thương mại được cải thiện, đây chính là nguyên nhân tạo nên hiệu ứng tuyến j Hơn nữa phá giá thành công với các nước công nghiệp phát triển, nhưng lại không chắc chán với các nước công nghiệp đang phát triển; chính vì vậy đối với một nước đang phát triển trước khi chọn giải pháp phá giá cần thiết phải tạo được các điều kiện tiền đề để có thể phản ứng tích cực với những lợi thế mà phá giá đem lại, có như vậy cán cân thương mại mới có thể được cải thiện chác chán trong dài hạn. c/ Để một cuộc phá giá thành công thì cần có những điều kiện gì ? Khi xem xét có nên giá tiền tệ hay không, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc cẩn trọng các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của phá giá tiền tệ: - Xuất khẩu sản phẩm có nhiều nguồn gốc nhập khẩu: Một số lĩnh vực sản xuất tại một quốc gia, cần thiết phải nhập nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế làm đầu vào cho sản xuất xuất khẩu. Trong trường hợp này, phá giá tiền tệ làm tăng giá thành sản xuất hàng xuất khẩu, và làm hạn chế cơ hội có giá cả cạnh tranh hơn so với những hàng xuất khẩu mà đầu vào chỉ bao gồm hàng hóa trong nước. Do đó phá giá tiền tệ đặc biệt thuận lợi cho các ngành sản xuất mà nguyên liệu đầu vào là các hàng hóa nội địa – ví dụ khoáng sản và nông nghiệp. - Chi phí sản phẩm thiết yếu: Các nước đang phát triển đặc biệt phụ thuộc vào một số sản phẩm nhập khẩu, đầu tư, năng lượng và sản phẩm y tế. Phá giá tiền tệ làm giá thành các sản phẩm này tương đối đắt đỏ và có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và đời sống nhân dân. - Nợ nước ngoài: Một số nước nghèo luôn ở trong tình trạng vay nợ nước ngoài nhiều. Việc phá giá danh nghĩa đồng tiền nội địa làm tăng nợ nước ngoài tính bằng đồng nội địa. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cho ngân sách nhà nước, do phải trả lãi, và các khoản trả góp nước ngoài cao do đồng ngoại tệ tăng giá. Trong những trường hợp này, cần thay đổi thuế và chi tiêu chính phủ. Các công ty tư nhân có nợ nước ngoài cũng có thể bị ảnh hưởng lớn đặc biệt nếu sản phẩm của các công ty này hướng vào thị trường nội địa. - Vấn đề cơ cấu chính sách: Khi có tác động của những chính sách như trợ giá, kiểm soát giá hoặc hạn ngạch xuất khẩu, sẽ làm cản trở sự cân bằng các nhân tố bên ngoài theo qui luật kinh tế. Những vấn đề này cần được xử lý ngay nếu không phá giá tiền tệ sẽ không có ý nghĩa. Phá giá tiền tệ không chỉ tác động đến những vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng đến những vấn đề mang tính chính trị, xã hội. Vì thế, để thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, các nước đều phải xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng các mặt lợi và hại của biện pháp này dựa trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế. 6. Phá giá tiền tệ trong điều kiện kinh tế Việt Nam và một số nước hiện nay. a/ Ảnh hưởng của phá giá đến cán cân thương mại ở Việt Nam Mục tiêu của phá giá là để cải thiện cán cân vãng lai, có nghĩa là góp phần vào làm giảm sự mất cân bằng giữa tiết kiệm vào đầu tư. Nhưng đối với Việt Nam, liệu biện pháp phá giá có cải thiện được cán cân thương mại hay không khi hầu hết các mặt hàng sản xuất trong nước đều phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu (90% tổng giá trị hàng nhập là nhập nguyên vật liệu sản xuất), ngay cả hàng xuất khẩu cũng đến 70% là giá trị hàng nhập. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn hạn chế. Thâm hụt cán cân thương mại đã trở thành một hiện tượng thường nhật trong cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Thực trạng này bắt nguồn sâu xa từ chính sự mất cân đối trong cơ cấu xuất nhập khẩu. - Cơ cấu xuất khẩu (Xem bảng 1) Bảng 1Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu giai đoạn 2005- T9/2010 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thủy sản 8.42% 8.57% 7.66% 7.35% 7.08% 7.38% Gạo 1.58% 1.23% 0.47% 3.67% 2.93% 4.26% Dầu thô 21.01% 16.97% 18.83% 11.22% 7.79% 6.07% Cao su 3.60% 2.83% 3.64% 2.45% 3.60% 3.98% Gỗ và sản phẩm gỗ 5.05% 5.29% 4.89% 5.10% 5.78% 4.59% Dệt, may 16.16% 13.43% 15.96% 16.73% 16.13% 17.21% Giày dép 10.77% 10.00% 8.30% 9.18% 8.63% 6.23% Điện tử, máy tính 4.71% 5.43% 4.89% 4.49% 4.76% 5.08% (Nguồn: Tổng cục thống kê) Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu, danh mục hàng xuất khẩu còn chậm đa dạng hóa, tỷ trọng kim ngạch 8 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, tuy giảm từ 71,3% năm 2008 xuống 54,8% trong 9 tháng đầu năm 2010, nhưng phần lớn là do xuất khẩu dầu thô giảm mạnh. Cùng lúc đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may và giày dép vẫn phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá trị gia tăng thấp. - Cơ cấu nhập khẩu (Xem bảng 2) Bảng 2 Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu giai đoạn 2005- T9/2010 2005 2006 2007 2008 2009 9t đầu 2010 Xăng dầu 12.58% 11.30% 13.22% 8.33% 7.37% 6.35% Chất dẻo 3.52% 4.38% 4.17% 3.19% 3.71% 4.84% Vải 6.97% 7.00% 5.87% 6.11% 5.41% 6.01% Nguyên PL dệt, may, giày dép 6.67% 4.50% 3.33% 3.33% 2.58% 3.08% Sắt thép 7.30% 6.93% 8.40% 9.07% 6.82% 6.88% Điện tử, máy tính và LK 4.85% 5.25% 4.76% 5.93% 5.96% 6.57% Ô tô 2.73% 2.00% 3.22% 2.35% 5.54% 3.50% Máy móc, thiết bị, DC, PT khác 15.15% 16.25% 15.87% 22.22% 19.62% 15.38% Hóa chất 2.27% 2.25% 2.38% 2.04% 2.08% 2.59% Sản phẩm hoá chất 2.42% 2.25% 1.98% 2.13% 2.46% 2.52% (Nguồn: Tổng cục thống kê) Tỷ trọng 10 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn không thay đổi nhiều từ năm 2005 (64,5%) đến nay (58%). Nhóm hàng tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu này cho thấy nhập khẩu của ta chủ yếu là để phục vụ sản xuất nên những biện pháp kiềm chế nhập khẩu hiện nay tập trung vào các nhóm hàng hóa tiêu dùng đặc biệt như ô tô, xa xỉ phẩm… sẽ chỉ có thể có những tác động nhỏ đến tình trạng nhập siêu hiện nay. Hơn thế nữa, tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu của nước ta ở mức cao (theo một số tính toán là khoảng 70%) dẫn tới thực tế là muốn tăng xuất khẩu thì nhất thiết phải tăng nhập khẩu, làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu. - Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, mà đối với một nền kinh tế đang phát triển, có một số hàng hóa mà các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không chắc sẽ lựa chọn hàng trong nước. Như vậy, nếu thực hiện phá giá, nền kinh tế Việt Nam với năng lực sản xuất hàng thay thế cho hàng nhập khẩu còn hạn chế, có thực sự hạn chế được nhập khẩu để cải thiện cán cân thương mại hay không? - Năng lực sản xuất hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là sản xuất nhỏ lẻ và có năng suất thấp. Chất lượng hàng hóa, kể cả những mặt hàng chiến lược là gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy, hải sản chế biến là những mặt hàng Việt Nam chiếm vị trí nhất nhì trên thế giới thì chất lượng sản phẩm của chúng ta còn kém so với các nước có cùng mặt hàng trong châu lục vì thế tỷ lệ hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ và châu Âu còn nhỏ. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu lớn còn rất manh mún và chưa đủ sức để thúc đẩy sản xuất đại trà. Nếu các doanh nghiệp trong nước không có năng lực sản xuất hàng xuất khẩu (cung cấp không đủ lượng, chất theo nhu cầu của đối tác) hoặc không tìm được thị trường xuất khẩu cho mình thì khi Chính phủ thực hiện phá giá, những cơ hội kinh doanh tốt mà Chính phủ hướng tới thông qua phá giá sẽ bị bỏ lỡ, hoạt động xuất khẩu và cán cân thương mại không chắc chắn có thể được cải thiện. b/ Công cuộc phá giá tiền tệ của một số nước trên thế giới Sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 5/10/ 2010 thông báo giảm lãi suất chủ đạo xuống 0% để đối phó với tình trạng đồng yên mỗi ngày một lên giá, giới phân tích lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua phá giá đồng nội tệ trên phạm vi toàn cầu. In thêm tiền đồng nghĩa với phá giá tiền tệ Quyết định của BOJ đã được thị trường chứng khoán đón nhận tích cực. Đồng yen sụt giá so với USD theo như mong đợi của chính phủ và tạo phản ứng hưng phấn, nâng chỉ số chứng khoán Nikkei lên 1,47% vào cuối ngày. Tuy vậy, BOJ không phải là định chế tài chính duy nhất chịu sức ép phải hỗ trợ cho kinh tế quốc gia. Thị trường tiền tệ thế giới đang chờ Cục Dự trữ Liên bang (FED) thông báo những biện pháp mới để thúc đẩy đà phục hồi kinh tế Mỹ đang bị chững lại. Mặt trận báo hiệu nhiều gay go nhất hiện nay là sức ép của Mỹ và châu Âu đối với đồng nhân dân tệ (NDT) vốn bị tố cáo là có tỷ giá hối đoái thấp một cách giả tạo để hỗ trợ xuất khẩu, cạnh tranh không lành mạnh. Phía Mỹ đã chuẩn bị một số biện pháp trả đũa thương mại. Trong khi chờ đợi các biện pháp nói trên, FED đã có phản ứng riêng là “nới lỏng định lượng” không khác gì Nhật Bản, tung tiền mua công trái phiếu chính phủ hay nói trắng ra là “in thêm tiền”. Mục tiêu của Mỹ là làm cho đồng USD giảm giá để hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh với nước ngoài. Hiện tượng này chính là “anh em sinh đôi” của việc phá giá đồng USD. Về phần Trung Quốc, ngay ngày đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) lần thứ 8, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo một lần nữa dứt khoát bác bỏ lời kêu gọi của châu Âu về chính sách đồng NDT. Trung Quốc cho biết sẽ không mãi duy trì chính sách tỷ giá như hiện nay. Nguy cơ đe dọa ổn định kinh tế thế giới đã hiện lên một cách rõ ràng. Theo nhật báo Le Monde, mỗi quốc gia đều tìm cách kìm giá đồng nội tệ ở mức thấp nhất để thúc đẩy xuất khẩu và bảo vệ việc làm trong nước. Nạn nhân trong cuộc chạy đua này là Liên minh châu Âu. Đồng tiền chung châu Âu Euro vẫn “ngất ngưởng” ở tỷ giá cao nhất.    Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã có lý khi tuyên bố rằng tình trạng hỗn loạn tiền tệ hiện nay là một hiểm họa lớn. Trên cương vị Chủ tịch G20 bắt đầu vào tháng 11 tới, Tổng thống Sarkozy đã hối thúc cải cách trong hệ thống tiền tệ quốc tế nhằm giới hạn chế dao động lớn trong tỷ giá hối đoái. Sau các cường quốc phương tây, Brazil cũng lên tiếng cảnh báo “cuộc chiến tiền tệ” đang đe dọa các hoạt động xuất khẩu trên thế giới. Bộ trưởng Tài chính Braxin Guido Mantega được tờ Financial Times dẫn lời nói đồng real của Braxin (BRL) là một trong những nạn nhân của cuộc chiến đó và cuộc chiến này đang "đe dọa tính cạnh tranh" của nền kinh tế số 1 Mỹ Latinh này. Brazil đang bị ảnh hưởng mạnh: đồng real đã tăng giá hơn 30% so với đồng USD kể từ đầu năm 2009. Theo các nhà phân tích, cuộc chiến tiền tệ nói trên gây ra nhiều rạn nứt trong hệ thống tiền tệ quốc tế và những nền kinh tế mới nổi như Brazil chưa đủ mạnh để đối phó với nguồn vốn đầu tư nước ngoài thường khiến cho các đồng nội tệ lên giá. Kết luận: Để thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ, phá giá phải được xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng các mặt lợi và hại dựa trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế; phải đảm bảo nền kinh tế đã có đủ các điều kiện để có thể phát huy tốt mặt tích cực và hạn chế được những mặt tiêu cực của việc phá giá. Thêm vào đó, mức độ phá giá là bao nhiêu cũng phải được cân nhắc cẩn thận, dựa trên tình hình cụ thể. Nếu có quyết định phá giá, cũng phải phá giá có lộ trình. Để tránh việc phá giá sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao và từ đó dẫn đến bất ổn định vĩ mô, đi kèm với phá giá cần phải có một sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó quan trọng nhất là sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa với hiệu quả đầu tư cao. Thêm nữa, có lẽ cần có một quỹ dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp trong thời gian đầu sau khi tiến hành phá giá. Các nguồn thông tin sử dụng trong bài: 1, Giáo trình Tài chính Quốc tế do GS.TS Nguyễn Văn Tiến biên soạn. 2, Các website của các tổ chức có liên quan và các cơ quan: - Tổng cụ Thống kê, www.gso.gov.vn - Trang Web của NHNN - Báo cáo thường niên NHNN 1999 – 2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhá giá tiền tệ có cải thiện được cán cân thương mại Một cuộc phá giá thành công cần những điều kiện gì.doc
Luận văn liên quan