Tiểu luận Phân tầng xã hội

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với những c hính sách giải quyết kịp thời và đúng đắn thì nước ta đang từng bước tiến tới xóa hộ nghèo, mức sống người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên mức sống vẫn có sự cách biệt xa giữa thành thị, nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa một số vùng Tây Bắc, Tây Nguyên còn khó khăn nhất so với các vùng khác. Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tục quan tâm giải quyết.

pdf95 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tầng xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp: 4,8%. Phần lớn nhà ở kiên cố với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt chủ yếu thuộc sở hữu của nhóm hộ có thu nhập khá và giàu chiếm hơn 70%. 4. Khoảng cách giàu nghèo về đồ dùng lâu bền: 4. Khoảng cách giàu nghèo về tài sản. 4.1. Khoảng cách giàu nghèo về tài sản giữa nông thôn – thành thị. Trong những năm qua, tỷ lệ hộ có các loại tài sản có giá trị đã tăng lên đáng kể.Trị giá tài sản có giá trị bình quân một hộ đạt 9,1 triệu đồng năm 2002 tăng lên 11,9 triệu đồng năm 2004. Tuy vậy, sự chênh lệch trị giá tài sản giữa thành thị và nông thôn vẫn không hề thu hẹp. Bảng13 : Trị giá tài sản trung bình ở thành thị và nông thôn năm 2004 Đơn vị: 1000 đồng Khu vực Thành thị Nông thôn Trị giá tài sản 22,5 triệu đồng 8,2 triệu đồng Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 Như vậy, trung bình năm 2004 trị giá tài sản ở các gia đình thành thị gấp 2,7 lần. Một trong những tiêu chuẩn chỉ báo quan trọng dùng để đánh giá về khoảng cách giàu nghèo của các gia đình trong các khu vực là “đồ dùng lâu bền”. Nhiều cuộc khảo sát về mức sống hộ gia đình Việt Nam đều đặt ra các câu hỏi như: các hộ gia đình có đồ dùng lâu bền không? Trong 12 tháng qua hộ gia đình có sắm đồ dùng lâu bền không? Trị gái của đồ dùng lâu bền là bao nhiêu tiền? Về tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền: mức sống bật chất của các hộ gia đình có thể được đo lường thông qua việc mua sắm và sử dụng các đồ dùng lâu bền trong gia đình. Trong số các loại đồ dùng lâu bền đáng chú ý nhất là 11 loại đồ dùng thuộc loại đắt tiền và đặc trưng cho đời sống xã hội hiện đại. Đó là các loại đồ dùng thuộc loại phương tiện giao thông đắt tiền: ô tô, xe máy; phương tiện nghe nhìn: Video, Tivi màu, dàn nhạc; phương tiện truyền thông hiện đại: điện thoại, máy vi tính và loại tiện nghi sinh hoạt: tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, bình tắm. Cuộc điều tra mức sống gia đình Việt Nam năm 2008 cho biết rõ một số tình hình sau đây: trên phạm vi cả nước, tỷ lệ các hộ gia đình có ít nhất một trong số 11 đồ dùng lâu bền vừa nêu đã tăng rõ rệt từ 96,9% tổng số hộ gia đình năm 2002 lên 99% năm 2008. Đồng thời tỷ lệ hộ gia đình có mua sắm đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua cũng tăng từ 32,8% năm 2002 lên 44,1% năm 2008. Như vậy có thể nói là trong điều kiện hiện nay mỗi năm có gần một nửa số hộ gia đình Việt Nam mua sắm đồ dùng lâu bền để nâng cao chất lượng cuộc sống. Xét theo cơ cấu thành thị - nông thôn, tỷ lệ các hộ gia đình có đồ dùng lâu bền ở thành thị không quá cao so với tỷ lệ ở nông thôn và khoảng cách chênh lệch này đã giảm rõ rệt từ 2,7% năm 2002 xuống còn 0,9% năm 2008. Nói cách khác, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn về tỷ lệ hộ gia đình có đồ dùng lâu bền đã giảm nhanh trong thập kỷ vừa qua. Tìm hiểu kỹ hơn về điều này có thể thấy một số xu hướng biến đổi quan trọng sau đây: tỷ lệ các hộ gia đình mua sắm các đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua đều tăng ở cả thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, ở thành thị xu hưởng tăng nhưng sau đó chậm lại, thậm chí giảm rồi lại tăng nhưng vẫn tăng chậm hơn so với nông thôn. Trong khi đó tỷ lệ các hộ gia đình có mua sắm đồ dùng lâu bền ở nông thôn đã tăng rất nhanh và đến năm 2008 thì đạt mức cao hơn cả thành thị. Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng về tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền thể hiện rất rõ năm 2002; khi đó vùng có tỷ lệ cao nhất là đồng bằng sông Hồng với 99,2% số hộ có “đồ dùng lâu bền”. Chênh lệch giàu nghèo ở đây là 13,4% vào năm 2002. Nhưng đến năm 2008, có đến 95,3% số hộ ở Tây Bắc “có đồ dùng lâu bền” khoảng cách giàu nghèo giữa hai vùng này đã giảm xuống 4,3%. Năm 2002, vùng có tỷ lệ “có mua sắm đồ dùng lâu bền” trong 12 tháng qua cao nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với 38,2% số hộ có mua sắm và vùng có tỷ lệ thấp nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 24,5% số hộ có mua sắm. Nhưng đến năm 2008, vùng có tỷ lệ cao nhất là vùng Đông Bắc với 48,5% số hộ “có mua sắm”. Như vậy là so với năm 2002, mô hình phân hóa giàu nghèo giữa các vùng đã biến đổi thành mô hình phân hóa ngược; vùng nghèo có nhiều hộ mua sắm đồ dùng lâu bền hơn so với vùng giàu. Mô hình phân hóa ngược này là kết quả của xu hướng ngược có tính chất ngoại lệ là một vùng giàu đã mua sắm ít hơn vùng nghèo trong thời kỳ 2002 – 2008. Cụ thể là: trong 7 vùng địa lý, 6 vùng đều tăng tỷ lệ hộ có mua sắm trong thời kỳ 2002 – 2008. Trong số các vùng này, những vùng nghèo thường tăng nhanh tỷ lệ hộ có mua sắm: ví dụ đồng bằng sông Cửu Long đã tăng mạnh từ 24,5% năm 2002 lên 41,4% năm 2008. Chỉ duy nhất có vùng giàu theo xu hưởng ngược lại là giảm tỷ lệ hộ mua sắm. Đó là vùng Đông Nam bộ đã giảm tỷ lệ hộ có mua sắm đồ dùng lâu bền trong 12 tháng vừa qua từ mức 36,6% năm 2002 xuống còn gần một nửa là 15,3% số hộ có mua sắm năm 2008. Bảng14 : Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chia theo thành thị, nông thôn và 7 vùng địa lý kinh tế. Năm 2002 – 2008. ĐVT: % Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền Tỷ lệ hộ có mua sắm đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua 2002 2004 2006 2008 2002 2004 2006 2008 Cả nước 96,9 98,5 99,0 99,0 32,8 43,3 41,4 44,1 Thành thị 98,9 99,5 99,8 99,6 39,7 48,5 45,2 43,1 Nông thôn 96,2 98,2 98,7 98,7 30,6 41,6 39,9 44,5 ĐB S. Hồng 99,2 99,6 99,8 99,7 38,2 50,3 42,7 43,9 Đông Bắc 94,4 98,0 98,0 97,6 36,7 47,1 45,4 48,5 Tây Bắc 85,8 89,3 92,1 95,3 33,8 43,0 41,2 47,9 Trung Bộ 98,2 98,8 99,1 98,6 31,4 38,2 39,5 42,8 Duyên Hải 95,5 97,7 98,9 99,0 28,9 36,9 34,9 38,2 ĐNB 98,5 99,3 99,5 99,2 36,6 16,0 13,1 15,3 ĐB C. Long 96,1 98,6 99,2 99,6 24,5 35,1 37,9 41,4 Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 Về giá trị đồ dùng lâu bền: xét về giá trị đồ dùng lâu bền có thể thấy: năm 2008, mỗi hộ gia đình có một lượng đồ dùng lâu bền trị giá tổng cộng là 19.263 nghìn đồng, trong đó các hộ gia đình ở thành thị có giá trị đồ dùng lâu bền là hơn 32 triệu đồng, nhiều hơn gấp 2,3 lần trị giá đồ dùng lâu bền của hộ gia đình ở nông thôn. Xét theo thời gian từ năm 2002 đến năm 2008: tổng giá trị đồ dùng lâu bền của một hô gia đình Việt Nam đã tăng hơn 2,1 lần, ở thành thị mức tăng này nhanh với 1,8 lần và ở nông thôn mức tăng còn nhanh hơn nữa với mức hơn 2,3 lần. Năm 2008, trung bình mỗi hộ có mua sắm đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua đã mua được lượng đồ dùng lâu bền trị giá 6.136 nghìn đồng. Trong đó tổng giá trị đồ dùng lâu bền mua được của hộ gia đìnhthành thị nhiều hơn gấp 2 lần nông thôn. Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn về trị giá đồ dùng lâu bền không giảm mà tăng lên từ 1,9 lần lên hơn 2 lần trong cùng thời kỳ này. Bảng 15: Trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ chia theo thành thị, nông thôn và 8 vùng đại lý, kinh tế. Năm 2002 – 2008. Đvt: 1000 VND Hộ có đồ dùng lâu bền Hộ có mua đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua 2002 2004 2006 2008 2002 2004 2006 2008 Cả nước 9063 11871 14172 19263 4694 4757 5318 6136 Thành thị 18194 22506 24882 32655 7007 7280 7713 9812 Nông thôn 6026 8244 10056 14009 3732 3767 4289 4751 ĐBSH 9439 12667 15771 21281 4823 4966 5556 6470 Đông Bắc 6681 8397 11097 15048 3856 4372 4596 5456 Tây Bắc 5265 7252 9859 15179 3672 4403 5481 5675 Trung Bộ 6298 8392 9882 13240 3521 3909 4236 4123 Duyên Hải 9003 11233 12736 17443 4799 3471 4299 4791 ĐNB 16147 20140 23546 30254 7070 6533 8205 9701 ĐBSCL 7378 8329 11135 15353 3921 3782 4200 7457 Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 4.2. Khoảng cách giàu nghèo về tài sản giữa các nhóm về đồ dùng lâu bền. Phần lớn những tài sản đắt tiền, có giá trị sử dụng trong sinh hoạt gia đình đều thuộc về nhóm hộ giàu. Nhóm hộ nghèo ít có cơ hội được sử dụng các loại tài sản hiện đại đắt tiền, như ôtô, máy điều hòa nhiệt độ... Trong thời gian 2002 – 2008,tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền ở nhóm nghèo nhất đã tăng nhanh nhất từ 90,9% đến 96,6%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm giàu nhất chỉ tăng một chút ít với lý do là năm 2002 đã có tới 99,4% hộ giàu đã “có đồ dùng lâu bền”. Xét trong khoảng thời gian năn 2002 – 2008, nhóm nghèo nhất có tốc độ tăng nhanh nhất về tỷ lệ số hộ “có mua sắm đồ dùng lâu bền”, cụ thể là tỷ lệ này đã tăng gấp rưỡi từ hơn 20% lên hơn 33% trong thời gian này. Trong khi đo mức tăng ở nhóm giàu nhất diễn ra chậm hơn, cụ thể là tăng từ 44% lên hơn 49%. Như vậy nhóm nghèo do trước đây ít hộ mua săm thì sau khi thu nhập của họ tăng lên đã dành nhiều tiền để mua sắm đồ dùng lâu bền hơn, nhất là khi các đồ dùng lâu bền trong thời gian qua đã trở nên sẵn có với giá cả giảm đi và phù hợp với khuôn mẫu thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình Việt Nam, nhất là đối với các hộ gia đình nghèo. Ngay cả một số các gia đình giàu đã có các đồ dùng lâu bền vẫn có thể sẵn sàng mua các đồ dùng lâu bền với kiểu dáng và mẫu mã chất lượng tốt hơn, thậm chí là rẻ hơn để thay thế, bổ sung cho các đồ dùng ở nhà của họ. Về giá trị của các đồ dùng lâu bền của các hộ gia đình có đồ dùng lâu bền: năm 2008, trung bình mỗi hộ giàu có giá trị đồ dùng lâu bền là hơn 42 triệu đồng/ hộ, nhiều gấp 7 lần hộ nghèo với giá trị đồ dùng chỉ hơn triệu đồng/ hộ. So với năm 2002, chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm hộ gia đình đã giảm đi gần 1,5 lần. So với trị giá trung bình của cả nước, có tới 60% số hộ gia đình của nhóm nghèo, gần nghèo và trung bình có giá trị đồ dùng lâu bền thấp hơn trị giá trung bình của cả nước. Xét trong số hộ có mua đồ dùng lâu bền, trung bình một hộ gia đình giàu năm 2008 mua đồ dùng lâu bền với trị giá 12,3 triệu đồng. Trong khi đó hộ nghèo chỉ mua đồ dùng lâu bền với trị giá gần 2,7 triệu. Chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm này là gần 4,6 lần. Năm 2002, mức chênh lệch giữa các nhóm này là gần 4,8 lần, tức là có giảm đi dù có chậm chạp. Điều quan trọng là trong 5 nhóm thu nhập chỉ có duy nhất một nhóm giàu nhất là có giá trị đồ dùng lâu bền vượt lên trên cao gần gấp đôi mức trung bình của cả nước. Nhóm nghèo nhất và nhóm gần nghèo có trị giá thấp gần bằng một nửa trị giá đồ dùng lâu bền của cả nước. Điều này chứng tỏ là đa số, cụ thể là 80% số hộ gia đình mức sống bình quân hộ gia đình dưới mức trung bình của cả nước thể hiện ở trị giá đồ dùng lâu bền. Bảng 16: Trị giá đồ dùng lâu bền bình quân 1 hộ chia theo 5 nhóm thu nhập. Năm 2002 – 2008. (Đvt: 1000 VND) Hộ có đồ dùng lâu bền Hộ có mua đồ dùng lâu bền trong 12 tháng qua 2002 2004 2006 2008 2002 2004 2006 2008 Cả nước 9063 11071 14172 19263 4694 4757 5310 6136 Nhóm 1 2168 3163 4037 6109 1684 2072 2535 2653 Nhóm 2 3773 5519 6847 10143 2683 2741 3097 3548 Nhóm 3 5630 8030 9766 13643 3353 3476 3928 4154 Nhóm 4 9073 12948 15174 20071 4222 4732 5014 5592 Nhóm 5 21426 26738 31729 42430 8055 8316 9446 12260 Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 Tóm lại: khi xem xét về tỷ lệ hộ gia đình có đồ dùng lâu bền và có mua sắm đồ dùng lâu bền trong vòng 1 năm trước thời điểm điều tra thì có thể thấy một thực trạng chung là mức sống của các hộ gia đình Việt Nam đã được cải thiện rất rõ. Trong đó khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng miền kể cả giữa các nhóm xã hội đều đã giảm đi mặc dù với tốc độ nhanh, chậm khác nhau. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ về giá trị đồ dùng lâu bền thì mức độ phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và nhất là giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo bộc looj rõ hơn hẳn. Các hộ nghèo cũng mua sắm nhưngz loại đồ dùng lâu bền đã trở nên thiết thực cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như tivi, đầu đĩa, xe máy, điện thoại... và về những đồ dùng này khoảng cách giàu nghèo là nhỏ. Nhưng đối với những đồ dùng đắt tiền, đặc trưng cho lối sống thành thị hiện đại, cao cấp như máy vi tính, điều hòa, máy giặt và nhất là ô tô thì chênh lệch giàu nghèo trở nên sâu sắc. Bảng 17: Trị giá tài sản hộ giàu nhất và hộ nghèo nhất trong cả nước năm 2004 Đơn vị: 1000 đồng Nhóm hộ Hộ giàu nhất Hộ nghèo nhất Trị giá tài sản 26,7 triệu đồng 3,2 triệu đồng Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 Qua bảng số liệu năm 2004, ta có thể thấy trị giá tài sản hộ giàu nhất gấp 8,3 lần hộ nghèo nhất. Giá trị của các loại tài sản trong gia đình là tiêu chí phản ánh rõ nét sự phân tầng mức sống.Qua bảng số liệu dưới đây ta có thể thấy rõ nhóm hộ giàu nhất sử hữu các loại tài sản hiện đại, có giá trị chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với nhóm hộ nghèo. Bảng 18: Khoảng cách giàu nghèo qua việc sở hữu tài sản của nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo Đơn vị tính: % Loại tài sản Nhóm hộ Nhóm hộ giàu Nhóm hộ nghèo Xe máy 127% 24% Điện thoại 135% 3,8% Tivi màu 108% 49% Đầu video 66% 18% Tủ lạnh 61% 1,5% Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 Điều đó cho thấy, nhóm hộ giàu có mức sống cao hơn và dễ dàng thỏa mãn nhu cầu cuộc sống vật chất, tinh thần so với nhóm nghèo. Cùng với những điều kiện đó, vị thế và uy tín của nhóm hộ giàu trong xã hội cũng được coi trọng. Ngược lại, những hộ nghèo do thiếu vốn, thiếu điều kiện học tập và chăm sóc sức khỏe, do đó nhiều người trong những hộ nghèo thường rơi vào tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp và trở thành nhóm xã hội yếu thế. Người nghèo không dễ tham gia các hoạt động văn hóa tinh thần bởi vì họ thiếu khả năng chi trả những loại dịch vụ đó, như du lịch, lễ hội văn hóa, mua sách báo... Như vậy, phân tầng mức sống phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tài sản, mức chi tiêu, nhà ở. Những chỉ số này còn có xu hướng thuận chiều và có mối tương quan với nhau. 5. Khoảng cách giàu nghèo về giáo dục: 5.1. Khoảng cách giàu nghèo và tỷ lệ người biết chữ 5.1.1. Khoảng cách giàu nghèo và tỉ lệ người biết chữ theo vùng Trong sáu vùng của cả nước, vùng có tỉ lệ biết chữ cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng với 97.1% và vùng có tỉ lệ biết chữ thấp nhất là vùng Trung du miền núi phía Bắc với 87.3%. Chênh lêch giữa vùng giàu và vùng nghèo về tỉ lệ biết chữ là 9.8%. Như vậy chênh lệch giữa vùng giàu và vùng nghèo cao gần gấp đôi so với chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Xem xét kỹ hơn chênh lệch giữa thành thị và nông thôn về tỉ lệ biết chữ của từng vùng có thể phát hiện thấy: hai vùng có chênh lệch lớn nhất về tỉ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn là vùng Trung du miền núi phía Bắc với mức chênh lệch là 11.7% và vùng Tây Nguyên với 10.7%. Vùng có mức bất bình đẳng về tỉ lệ biết chữ ít nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng với mức chênh lệch là 2.2% Bảng 19: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo các vùng Kinh tế - Xã hội, 2009 Nơi cư trú/các vùng KT-XH Tổng số Thành thị Nông thôn Chênh lệch thành thị- nông thôn Toàn quốc 93.5 97.0 92.0 5.0 Trung du miền núi phía Bắc 87.3 97.0 85.3 11.7 Đồng bằng sông Hồng 97.1 98.8 96.5 2.2 Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung 93.9 96.4 93.1 3.3 Tây Nguyên 88.7 96.2 85.5 10.7 Đông Nam Bộ 96.4 97.6 94.4 2.9 Đồng bằng sông Cửu Long 91.6 94.0 90.0 3.1 Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả chủ yếu, Hà Nội, 2010. Tr.93 Cơ cấu thành thị và nông thôn về tỉ lệ biết chữ thể hiện rõ qua tỉ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên ở thành thị và nông thôn và khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Kết quả mức sống hộ gia đình năm 2008 cho biết rõ: năm 2008 tỉ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên là 93%. Tuy nhiên, ở thành thị tỉ lệ này là 97.8% và ở nông thôn là 95.2%. Như vậy khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về tỉ lệ biết chữ năm 2008 là 2.6%. 5.1.2. Khoảng cách giàu nghèo và tỉ lệ người biết chữ phân theo nhóm thu nhập Trong thời gian qua tỉ lệ dân số biết chữ từ 10 tuổi trở lên trong phạm vi cả nước tăng lên. Tỉ lệ biết chữ của năm nhóm thu nhập đều tăng nhưng tăng nhanh nhất là đối với nhóm có mức sống trung bình: tỉ lệ biết chữ của nhóm III với mức sống trung bình đã tăng mạnh từ 83.2% năm 2002 lên 94.1% năm 2008 với mức thay đổi là 10.9%. Nhưng trong cùng thời kỳ tỉ lệ biết chữ của nhóm nghèo tăng rất ít từ 83.9% lên 84.7% với mức thay đổi chỉ đạt 0.8% trong vòng 6 năm. Tỉ lệ biết chữ của nhóm khá và nhóm giàu không tăng, thậm chí còn giảm đi một ít và chủ yếu là do tỉ lệ biết chữ đã đạt mức cao, ví dụ nhóm giàu đã có 96-97% dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ. Khoảng cách giữa nhóm giàu và nhóm nghèo gọi tắt là khoảng cách giàu nghèo hay phân hóa giàu nghèo về tỉ lệ biết chữ còn rất lớn và không giảm thậm chí có xu thế tăng lúc nhanh lúc chậm: ví dụ khoảng cách này là 13.1% năm 2002 và 13.3% năm 2008. Xem xét tỉ lệ biết chữ của dân số Nam từ 10 tuổi trở lên có thể thấy: sự phân hóa giàu nghèo tăng rất mạnh và đến năm 2008 khoảng cách giữa nhóm giàu và nhóm nghèo về tỉ lệ biết chữ của dân số nam là 9.4%. Trong khi đó phân hóa giàu nghèo vê tỉ lệ biết chữ của dân số nữ từ 10 tuổi trở lên luôn giữ ở mức cao và luôn có xu thế tăng lên chậm chạp: năm 2002 là 16.1% và năm 2008 là 16.7%. Như vậy có thể nhận xét chung là mặc dù có chênh lệch về tỉ lệ biết chữ của dân số Việt Nam giữa thành thị và nông thôn, giữa nam và nữ trên phạm vi cả nước có xu thế giảm. Nhưng chênh lệch về tỉ lệ biết chữ giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ở mức cao không giảm, thậm chí có xu thế tăng. Bảng 20. Dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ chia theo nhóm thu nhập. Năm 2002 -2008. 2002 2004 2006 2008 Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ Cả nước 92.1 95.1 9.3 93.0 95.9 90.2 93.1 96.0 0.5 93.2 96.0 0.6 Nhóm1 83.9 89.0 9.6 84.7 89.7 80.2 85.1 90.2 0.6 84.7 89.8 0.2 Nhóm2 80.3 94.0 6.9 91.6 94.9 88.1 81.7 95.0 8.5 91.8 98.4 9.0 Nhóm3 83.2 85.9 0.6 94.3 96.9 91.8 94.2 98.6 1.8 94.1 98.7 1.6 Nhóm4 95.2 97.1 3.3 96.0 98.0 94.1 96.9 98.0 4.1 96.4 93.2 4.7 Nhóm5 97.0 88.3 5.7 97.6 98.9 96.4 90.7 99.1 6.4 98.0 99.2 6.9 Khoảng cách giàu nghèo 13.1 0.7 6.1 12.9 9.2 16.2 5.6 8.9 5.8 13.3 9.4 6.7 Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả chủ yếu, Hà Nội, 2010. Điều đặc biệt là bất bình đẳng giới về tỉ lệ biết chữ trong nội bộ nhóm nghèo nhất ở mức cao và không giảm thậm chí còn tăng từ 9,4% năm 2002 và 9.6% năm 2008. Trong khi đó bất bình đẳng giới về tỉ lệ biết chữ trong nội bộ nhóm giàu nhất là bất bình đẳng ngược với khoảng cách âm (-7.4%) tức là tỉ lệ nữ biết chữ nhiều hơn tỉ lệ nam vào năm 2002 nhưng đến năm 2008 khoảng cách này là 2.3% tức là tỉ lệ nam biết chữ nhiều hơn 2.3% tỉ lệ nữ biết chữ. 5.2. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng về cơ hội đến trường 5.2.1. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn về cơ hội đến trường Ở cấp tiểu học, tỉ lệ đi học đúng tuổi của trẻ em thành thị chỉ nhiều hơn 3.3% tỉ lệ đi học đúng tuổi của trẻ em nông thôn. Điều đó có nghĩa là mức độ bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn về tỉ lệ đi học đúng tuổi ở tiểu học là không lớn. Tuy nhiên, theo cấp học, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn tăng dần và đạt mức cao nhất ở bậc giáo dục cao đẳng đại học với mức 29.5%, tỉ lệ đi học đúng tuổi của thành thị là 36.25 nhiều hơn gấp 5.4 lần tỉ lệ đi học đúng tuổi của nông thôn (6.7%). Bảng 21: Tỷ lệ nhập học đúng tuổi chia theo cấp học và thành thị nông thôn. Năm 2009. Nơi cư trú/các vùng kinh tế-xã hội Tỷ lệ nhập học đúng tuổi Tiểu học THCS THPT Cao đẳng, đại học Toàn quốc 95.5 82.6 46.7 16.3 Thành thị 97.2 88.8 68.4 36.2 Nông thôn 94.9 80.6 52.8 6.7 Khoảng cách thành thị-nông thôn 3.3 8.2 16.6 29.5 Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả chủ yếu, Hà Nội, 2010. Tỉ lệ đi học đúng tuổi trung học phổ thông và nhất là cao đẳng đại học ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị là một trở ngại lớn cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn. Điều này đặt ra vấn đề lớn đối với quản lý sự phát triển xã hội theo nguyên tắc công bẳng xã hội và bình đẳng xã hội,cụ thể là thu hẹp sự bất bình đẳng xã hội giữa thành thị và nông thôn. 5.2.2. Khoảng cách giàu nghèo và và cơ hội đến trường giữa các vùng Tỉ lệ đi học đúng tuổi tiểu học đạt mức cao nhất là 97.8% ở vùng đồng bằng sông Hồng và thấp nhất là 92% ở vùng Trung du miền núi phía Bắc. Như vậy khoảng cách giữa hai vùng giàu nhất và nghèo nhất về tỉ lệ đi học là 5.8%. Ở cấp trung học cơ sở, tỉ lệ học đúng tuổi giảm đi đối với tất cả các vùng nhưng vẫn đạt mức cao nhất là 93.9% ở vùng đồng bẳng sông Hồng và thấp nhất là 71.5% ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Khoảng cách giữa hai vùng này về tỉ lệ đi học đúng tuổi trung học cơ sở là 22.4%, nhiều gấp bốn lần so với cấp tiểu học. Ở cấp trung học phổ thông: vùng có tỉ lệ đi học cao nhất là vùng đồng bẳng sông Hồng với 74.9% tỉ lệ đi học đúng tuổi, cao hơn 34.5% so với vùng có tỉ lệ thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 40.4% tỉ lệ đi học đúng tuổi trung học phổ thông. Mức độ bất bình đẳng giữa vùng giàu và vùng nghèo về tỉ lệ đi học đúng tuổi thể hiện rõ nhất ở bậc giáo dục cao đẳng đại học: tỉ lệ đi học cao nhất là 27.1% ở vùng Đồng bẳng sông Hồng nhiều hơn 11.4% so với vùng Trung du miền núi phía Bắc với 5.7%. Số lượng tuyệt đối của khoảng cách giữa hai vùng này là 11.4% nhưng số lượng tương đối cho biết tỉ lệ đi học đúng tuổi cao đăng, đại học của vùng giàu nhiều gấp 4.7 lần vùng nghèo, gần bằng sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn (5.4 lần) Bảng 22:Tỷ lệ nhập học đúng tuổi chia theo cấp học. Năm 2009 Nơi cư trú/các vùng kinh tế-XH Tỷ lệ nhập học đúng tuổi Tiểu học THCS THPT Cao đẳng, đại học Toàn quốc 95.5 82.6 56.7 16.3 Trung du và miền núi phía Bắc 92.0 77.2 48.6 5.7 Đồng bằng sông Hồng 97.8 93.9 74.9 27.1 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 96.4 86.8 61.9 14.2 Tây Nguyên 93.1 74.9 48.7 7.0 Đông Nam Bộ 96.8 83.5 52.7 23.5 Đồng bằng sông Cửu Long 94.3 71.5 40.4 8.1 Khoảng cách vùng giàu nghèo 5.8 22.4 34.5 11.4 Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009: Kết quả chủ yếu, Hà Nội, 2010. Tr 91 Kinh tế và phát triển. Các nhóm xã hội rất khác nhau về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật và đến lượt nó, trình độ tay nghề có tác động trở lại làm thay đổi cơ cấu xã hội – giai cấp của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội. Khi xem xét giáo dục trong sự phát triển xã hội có thể nhận thức được vai trò kích thích, thúc đẩy, tạo động lực của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Với cách đặt vấn đề như vậy, giáo dục là nguồn đầu vào của nên kinh tế, là nguồn đầu tư cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Quản lý sự phát triển xã hôih có đối tượng trực tiếp là quản lý sự phát triển giáo dục, đồng thời cần coi giáo dục là phương thức, yếu tố trực tiếp của sự tăng trưởng kinh tế, phát triển giáo dục và cả của quản lý sự phát triển xã hội. 5.3. Khoảng cách giàu nghèo và trình độ chuyên môn kỹ thuật 5.3.1. Khoảng cách giàu nghèo và trình độ chuyên môn kỹ thuật So sánh thành thị với nông thôn có thể thấy rõ: ở nông thôn có nhiều người “không có trình độ chuyên môn kỹ thuật” và ít người “có trình độ chuyên môn kỹ thuật” hơn so với thành thị. Tức là khoảng cách giữa thành thị và nông thôn là rất rõ rệt, thậm chí là ở mức gọi là “bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn”. Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn thể hiện rõ nhất ở chệch lệch về tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ đại học: thành thị có 10.8% số người có trình độ đại học và nông thôn có 1.5%. Như vậy, khoảng cách chênh lệch tuyệt đối ở đây là 9.3% nhưng khoảng cách tương đối là 7.2 lần, có nghĩa là cứ 1 người ở nông thôn có trình độ đại học trở lên thì có 7 người ở thành thị có trình độ đại học trở lên. Điều này chắc chắn liên quan tới sự phân hóa giàu nghèo và phân tầng xã hội giữa thành thị và nông thôn. Bảng23 : Cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và khoảng cách thành thị - nông thôn. Năm 2009. Giới tính/nới cư trú/các vùng kinh tế - xã hội. Tổng số Không có trình Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên độ CMKT Toàn quốc Thành thị Nông thôn Khoảng cách thành thị- nông thôn 100 100 100 86.7 74.6 92.0 -17.4 2.6 4.4 1.8 2.6 4.7 7.6 3.5 4.1 1.6 2.5 1.2 1.3 4.4 10.8 1.5 9.3 Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số về nhà ở Trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt nam năm 2009. Kết quả chủ yếu. Hà Nội. 2010. Tr.95 5.3.2. Khoảng cách giàu nghèo theo vùng và trình độ chuyên môn kỹ thuật Trong số sáu vùng của cả nước, vùng có tỉ lệ thấp nhất số người “không có trình độ chuyên môn kỹ thuật” là vùng “Đồng bằng sông Hồng” với 80.6% và vùng có tỉ lệ cao nhất là “Đồng bằng sông Cửu Long” với 93.4%. Bảng 24 .Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật phân chia nam nữ, thành thị nông thôn và vùng. Năm 2009. Giới tính/nới cư trú/các vùng kinh tế - xã hội. Tổng số Không có trình độ CMKT Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Toàn quốc Các vùng kinh tế - xã hội 100 86.7 2.6 4.7 1.6 4.4 Trung du và miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và DH miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 100 100 100 100 100 100 86.7 80.6 87.8 90.2 84.2 93.4 2.4 3.5 2.1 1.9 3.6 1.4 6.4 6.8 4.8 3.8 3.8 2.2 1.8 2.3 1.7 1.3 1.6 0.9 2.8 6.8 3.6 2.8 6.6 2.1 Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số về nhà ở Trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt nam năm 2009. Kết quả chủ yếu. Hà Nội. 2010. Tr.95 Hai vùng có tỉ lệ cao nhất số người “có trình độ đại học trở lên” là vùng “Đồng bằng sông Hồng” và “Đông Nam Bộ” với tỉ lệ 6.6 – 6.8% mỗi vùng. Vùng có tỉ lệ thấp nhất là vùng “ Đồng bằng sông Cửu Long” với 2.1%. Như vậy, khoảng cách giữa vùng giàu với vùng nghèo ở đây là 3 lần. 5.3.3. Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội giữa các nhóm về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo về giáo dục thể hiện đặc biệt rõ ở trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên. Cụ thể năm 2008 chỉ có 0.3% người nghèo có trình độ cao đẳng, đại học. Nhưng tỉ lệ này ở nhóm III có mức sống trung bình là 1.6%. Như vậy, khoảng cách giữa các nhóm trung bình và nhóm nghèo nhất ở đây là 5.3 lần. Năm 2006, khoảng cách giữa nhóm trung bình và nhóm nghèo là 7 lần. Bảng 25. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất, thành thị nông thôn, giới tính, nhóm tuổi, 2006-2008. Chun g Bằng cấp cao nhất Đvị % Chưa bao giờ đi học Khôn g có bằng cấp TN tiểu học N HC S N TH PT S ơ cấp nghề T C nghề C Đ nghề C ông nhân kỹ thuật T H CN C Đ, ĐH T rên ĐH k hác Nhó m I 2006 100.0 18 .0 20 .0 27 .1 6.7 .5 . . . 0 .7 0 .7 0 .2 . . 2008 100.0 17 .5 19 .1 26 .2 6.9 .9 1 .1 0 .4 0 .1 . 0 .5 0 .3 . . Nhó m II 2006 100.0 10 .0 17 .2 27 .3 2.8 .2 . . . 1 .5 1 .5 0 .5 . . 2008 100.0 9.2 16 .4 26 .0 1.4 2.1 2 .1 0 .8 0 .1 . 1 .2 0 .6 . . Nhó m III 2006 100.0 6.9 15 .7 25 .7 2.2 2.0 . . . 3 .0 3 .0 1 .4 . . 2008 100.0 6.4 14 .2 25 .4 1.3 3.6 2 .9 1 .4 0 .2 . 2 .6 1 .6 . . Nguồn: Tổng cục thống kê.Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008.Nxb Thống kê.Hà Nội.2010. Như vậy là sau 2 năm chênh lệch giữa nhóm trung bình và nhóm nghèo đã giảm nhanh. Tuy nhiên, dó chưa có số liệu của các nhóm khá và nhóm giàu nên chưa thể nhận định chính xác về phân hóa giàu nghèo về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nhưng hoàn toàn có cơ sở để cho rằng khoảng cách giữa nhóm giàu nhất với nhóm nghèo nhất là lớn hơn rất nhiều so với khoảng cách giữa nhóm trung bình và nhóm nghèo nhất. Tóm lại, cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và nhất là phân hóa giàu nghèo về giáo dục có thể được đo lường, đánh giá thông qua một loạt các tiêu chí cơ bản như “biết chữ”, “cơ hội đến trường”, “trình độ chuyên môn kỹ thuật” mà mỗi một tiêu chí lại được phân thành các chỉ báo như “tỉ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên”, “tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên”, “tỉ lệ đi học chung”, “tỉ lệ đi học đúng tuổi”, và nhiều chỉ báo chi tiết khác. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rõ Việt Nam đã đạt được rất nhiều kết quả to lớn trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và phân hóa xã hội về giáo dục vẫn thể hiện rõ sự tác động của cơ cấu kinh tế, phân tầng kinh tế và phân hóa giàu nghèo. Về mặt này, có thể nói giáo dục là lĩnh vực xã hội chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế, điều kinh tế của hộ gia đình, vùng và của cả nước. Những vùng nghèo có tỉ lệ biết chữ ít hơn vùng giàu, cơ hội đến trường nói chung và cơ hội đi học đúng tuổi nói riêng đều ít hơn vùng giàu. Phân hóa giàu nghèo về giáo dục thể hiện đặc biệt rõ ràng và sâu sắc khi so sánh các khía cạnh giạo dục của nhóm giàu với nhóm nghèo. Nhóm giàu có cơ hội đến trường cao hơn nhóm nghèo, do vậy tỉ lệ dân số có trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo cao hơn nhóm nghèo. Trên phạm vi toàn xã hội, trình độ học vấn của người dân đều được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng vùng, từng khu vực thành thị, nông thôn và đặc biệt là phụ thuộc vào mức sống của các hộ gia đình. Việt Nam đạt được mức độ bình đẳng thuộc loại cao ở tỉ lệ dân số biết chữ và ở trình cấp bậc học thấp, nhưng phân hóa xã hội, bất bình đẳng xã hội tăng lên ở những cấp bậc giáo dục cao như đại học, sau đại học. Mặt khác, nếu chỉ dừng lại ở quan niệm cơ cấu xã hội, giai cấp thì sẽ không thể nhìn thấy những biến đổi mới trong mối quan hệ giữa giáo dục với kinh tế và phát triển. Các nhóm xã hội rất khác nhau về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật và đến lượt nó, trình độ tay nghề có tác động trở lại làm thay đổi cơ cấu xã hội – giai cấp của cá nhân, gia đình, nhóm xã hội. Khi xem xét giáo dục trong sự phát triển xã hội có thể nhận thức rõ vai trò kích thích, thúc đẩy, tạo động lực của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Với cách đặt vấn đề như vậy, giáo dục là nguồn đầu vào của nền kinh tế, là nguồn đầu tư phát triển toàn thể xã hội. Quản lý sự phát triển xã hội có đối tượng trực tiếp là quản lý sự phát triển giáo dục, đồng thời cần coi trọng giáo dục là phương thức, yếu tố trực tiếp của sự tăng trưởng kinh tế, phát triển giáo dục và cả của quản lý sự phát triển xã hội. Tức là trình độ dân trí có tăng lên, trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có được nâng cao thì năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh mới tăng và cả chất lượng hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý mới được cải thiện. 6. Khoảng cách giàu nghèo về Y tế, sức khỏe: 6.1. Sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế Theo Tổ chức y tế thế giới( WHO), “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Bất bình đẳng xã hội trong lĩnh vực y tế là sự phân chia các nguồn lực và các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe một cách không đồng đều giữa các nhóm xã hội, làm cho làm lợi cho nhóm này mà gây thiệt hại cho nhóm khác. Các nhà khoa học đã đưa các lý thuyết khác nhau để giải thích nguyên nhân của sự bất bình đẳng xã hội và mối quan hệ của nó đối với sức khỏe. Bất bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế làm cho người nghèo không có cơ hội và điều kiện tiếp cận các dịch vụ bảo vệ y tế và chăm sóc sức khỏe. Do vậy mà trẻ em trong các hộ gia đình nghèo thường thấp bé nhẹ cân tức là bị suy dinh dưỡng nặng nề so với tre em các hộ giàu. Ngược lại trẻ em của các họ giàu thường mắc chứng bệnh “của người giàu” như béo phì nhiều hơn trẻ em trong các họ nghèo. Các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh tế xã hội với sức khỏe cho biết: những người thuộc giai tầng cao thường có cơ hội lựa chọn các dịch vụ y tế và có khả năng tiếp cận các dịch vụ cao cấp ở các tuyến bệnh viện cấp tỉnh, cấp trung ương; còn những người nghèo thì không có khả năng chi trả các dịch vụ y tế và thường chỉ tìm đến các cơ sở y tế thôn, bản hay xã phường hoặc tự tìm cách chữa trị. Do vậy nguy cơ mắc bệnh của người nghèo cao hơn hẳn so với nhóm người giàu. Một số tác giả này nhấn mạnh nguyên nhân vật chất- hành vi của sự bất bình đẳng xã hội. Ví dụ theo sự lý giải này thì người nghèo là người không có phương tiện, công cụ sản xuất như thiếu đất canh tác, thiếu vốn, đông con... Một số tác giả khác nhấn mạnh yếu tố văn hóa- hành vi của sự bất bình đẳng xã hội. Ví dụ theo ý kiến của những tác giả này thì người nghèo là do họ tin rằng “giàu nghèo tại số phận”, có cố gắng làm ăn cũng không cải thiện được tình trạng của họ và bệnh tật cũng là do số phận. Một số nghiên cứu theo hướng này đã đưa ra khái niệm “văn hóa nghèo khổ” để nói về các giá trị và chuẩn mực của người nghèo. 6.2. Tình trạng sức khỏe: Tuổi thọ và chiều cao của dân số Việt Nam Một chỉ báo về sức khỏe nhân dân là tuổi thọ bình quân của dân số. Kết quả tổng điều tra dân số năm 2009 cho biết tuổi thọ trung bình của cả nước, nam và nữ là 72,8 tuổi. Trước đó 10 năm, tức năm 2009 thì tuổi thọ trung bình của cả nam và nữ là 68,2 tuổi. Như vậy có thể nói là tuổi thọ trung bình đã được nâng lên. Tăng độ tuổi trung bình cũng có nghĩa là tăng tuổi thọ trung bình (life expectancy). Tuổi thọ trung bình thường được tính từ lúc mới sinh. Năm 2010- 2015, một đứa bé mới sinh sẽ kì vọng sống đến 74.3 tuổi (nữ cao hơn nam). Tuổi thọ này thể hiện một sự gia tăng gần 34 tuổi so với năm 1950, và 4 tuổi so với năm 2000. Dự báo cho thấy đến năm 2050, tuổi thọ trung bình sẽ đạt 80 tuổi (tức tương đương với dân số Âu Mĩ hiện nay), và đến năm 2100 sẽ đạt 85 tuổi, tương đương với nhiều nước kĩ nghệ khác trên thế giới. Biểu đồ 4. Tuổi thọ trung bình 1960 – 2050 (Nguồn: doi-co-cau-dan-so-viet-nam) Một chỉ báo khác về tình trạng sức khỏe là chiều cao của trung bình dân số. Năm 2010 ước tính chiều cao trung bình của nam là 166.2cm, của nữ là 153.8cm, chiều cao trung bình của cả nam và nữ chưa đến 160cm. Bảng26: Chiều cao trung bình của nam và nữ , năm 2001- 2010 2001-2010 2010 Nam 163.4 166.2 Nữ 152.7 153.8 Chung 157.7 159.7 Nguồn: Bộ y tế- Tổng cục thống kê. Báo cáo chuyên đề: thực trạng các mục tiêu y tế quốc gia qua điều tra y tế quốc gia 2001-2010. Nxb Y học. Hà Nội, 2003. 6.3. Khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị - nông thôn và các vùng về tình trạng mắc bệnh, chấn thương. Theo khảo sát mức sống năm 2008, có 52% thành viên hộ trả lời có bị ốm/bệnh/chấn thương trong 12 tháng qua, trong đó chỉ có 10,1% số người bị ốm/bệnh/chấn thương phải nằm một chỗ và phải chăm sóc tại giường. So với năm 2006, tỷ lệ người trả lời bị ốm/bệnh/chấn thương tăng nhẹ ở các vùng, thành thị, nông thôn và các nhóm thu nhập. Số người bị ốm/ bệnh/chấn thương có khám chữa bệnh trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn là 34,2%, trong đó 31% có khám/chữa bệnh ngoại trú và 6,5% có khám chữa bệnh nội trú. So với năm 2006, tỷ lệ khám/chữa bệnh của thành viên hộ gia đình giảm, trong đó tỷ lệ khám/chữa bệnh ngoại trú giảm 1,6%, nhưng tỷ lệ khám chữa bệnh nội trú tăng nhẹ. Nhóm hộ giàu nhất có tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh cao hơn một chút so với nhóm hộ nghèo nhất (35,4% so với 34,2%). Theo khảo sát mức sống năm 2008, sử dụng các cơ sở y tế khi đi khám chữa bệnh của người dân có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Khi phải nhập viện, người dân chủ yếu đã đến các bệnh viện nhà nước. Tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước năm 2008 là 84,5%, tăng hơn năm 2006 (78%). Tuy nhiên, so với người dân thành thị thì người dân nông thôn có ít hơn cơ hội được khám chữa bệnh tại các bệnh viện nhà nước, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, các hộ nghèo. Năm 2008 có 82% lượt người ở khu vực nông thôn khám, chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 92%. Nhóm hộ giàu nhất có tỷ lệ khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước cao hơn nhóm hộ nghèo nhất. Chênh lệch này còn cao hơn đối với khám chữa bệnh ngoại trú. Theo kết quả khảo sát mức sống năm 2008 đã có 61% số người có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí khi đi khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú, tăng đáng kể so 2006, kể cả ở nông thôn. Đặc biệt đã có 72% số người thuộc nhóm hộ nghèo nhất có thẻ bảo hiểm y tế hoặc sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí, trong khi nhóm hộ giàu nhất chỉ có 66,5%. Những vùng nghèo nhất như Tây Bắc và Tây Nguyên, những nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ này cao nhất cả nước. Chi phí cho điều trị nội trú và ngoại trú năm 2008 bình quân 1 người có khám chữa bệnh là 1,03 triệu đồng, cao gấp 1,7 lần so với năm 2006. Chi phí điều trị nội trú và ngoại trú bình quân 1 người khám chữa bệnh của các hộ ở khu vực thành thị là 1,423 triệu đồng, cao hơn 1,6 lần so với khu vực nông thôn. Chi tiêu cho y tế cho 1 người có khám chữa bệnh ở nhóm hộ giàu nhất là 1,688 triệu đồng, cao hơn gấp 3 lần so với nhóm hộ nghèo. Tỷ lệ chi tiêu y tế, chăm sóc sức khoẻ trong tổng chi tiêu cho đời sống chung cả nước đạt 6,4%. Bảng 27: Tỷ lệ người mắc bệnh chấn thương chia theo thành thị, nông thôn và 8 vùng. Năm 2004- 2008 (Đơn vị: 2004 2006 2008 Trong 4 tuần qua Trong 12 tháng qua Trong đó phải nằm 1 chỗ, chăm sóc tại giường Trong 4 tuần qua Trong 12 tháng qua Trong đó phải nằm 1 chỗ, chăm sóc tại giường Trong 4 tuần qua Trong 12 tháng qua Trong đó phải nằm 1 chỗ, chăm sóc tại giường Cả nước 11.0 38.3 9.8 18 49.1 16.3 16.3 51.6 10.1 Thành thị 11.9 41.6 9.0 18.9 53.3 9.7 16.2 56.4 9 Nông thôn 10.7 37.2 10.1 17.6 47.6 10.7 16.4 49.8 10.5 Đbs. Hồng 9.6 32.4 10.0 15.4 44.4 11 12.4 44.9 9.9 Đông Bắc 7.6 25.6 8.8 17.3 42.2 10.2 14.3 43.2 10.7 Tây Bắc 8.6 25.7 11.1 17.3 37.2 11 13.4 38.3 10 Bắc Trung Bộ 8.5 28.9 10.6 15.1 39.1 12.1 13.7 43.1 11.9 Duyên hải Nam Trung Bộ 9.9 37.0 9.5 13.7 42.5 10.1 14.8 47.3 9.3 Tây Nguyên 14.7 48.2 13.4 22.6 57 12.6 17.4 56.8 13.2 Đông Nam Bộ 15.1 50.6 7.7 21.2 59.5 7.6 19.1 61.7 8.1 Đb S. Cửu Long 112.6 48.2 10.2 21 58.4 10.6 22 63 9.7 Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 1993, 1996, 1998, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 1.4. Chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm và cách thích ứng với bệnh tật. Nhìn chung, tỷ số người đi khám chữa bệnh của tất cả các nhóm không phân biệt giàu nghèo đều tăng lên trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2008. Nhưng nhóm người giàu đi khám chữa bệnh nhiều hơn nhóm người nghèo. Ví dụ, tỷ lệ người nghèo có khám chữa bệnh tăng từ 16.55 năm 2002 lên hơn gấp đôi và đạt mức 34.25% năm 2008. Trong cùng thời kỳ này tỷ lệ người đi khám chữa bệnh tăng từ 22% lên 335.4% năm 2008. Sở dĩ tốc độ tăng tỷ lệ đi khám của người nghèo nhanh hơn người giàu vì người nghèo đã được tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm y tế nhiều hơn. Bảng 28: Tỷ lệ người có khám chữa bệnh trong 12 tháng qua chia theo 5 nhóm thunhập. Năm 2002-2008 (Đơn vị: %) 2002 2004 2008 Chung Trong đó Chung Trong đó Chung Trong đó Tỷ lệ người có điều trị nội trú Tỷ lệ người có điều trị ngoại trú Tỷ lệ người có điều trị nội trú Tỷ lệ người có điều trị ngoại trú Tỷ lệ người có điều trị nội trú Tỷ lệ người có điều trị ngoại trú Nhóm 1 16.5 5.6 11.6 32.4 7.3 28.7 34.2 7.1 30.2 Nhóm 2 18 5.8 13.1 33 7.4 29.4 33.3 6.2 30 Nhóm 3 18.4 5.8 13.7 34.1 7.1 30.7 33.9 6.3 30.6 Nhóm 4 19.5 5.9 14.8 35.2 7.2 31.9 34.4 6.2 31.5 Nhóm 5 22 5.7 17.7 36.7 6.6 43.1 35.4 6.5 32.7 Nguồn: Tổng cục thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008, Nxb thống kê, Hà Nội, 2010. 5. Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam qua hệ số Gini và tiêu chuẩn 40% Theo Khảo sát mức sống 2008 của Tổng cục thống kê hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân 1 người/tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất năm 2008 là 8,9 lần, tăng so với các năm trước (năm 2002 là 8,1 lần, năm 2004 là 8,3 lần, năm 2006 là 8,4 lần). Chênh lệch thu nhập trong phân tầng mức sống dân cư còn được nhận biết qua hệ số GINI hoặc tiêu chuẩn “40%”. Hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số GINI bằng 0 là không có sự chênh lệch. Hệ số GINI càng tiến dần đến 1 thì sự chênh lệch càng tăng và bằng 1 khi có sự chênh lệch tuyệt đối. Khảo sát mức sống 2008 cho thấy hệ số GINI về thu nhập tính chung cả nước là 0,43 và có xu hướng tăng qua các năm (năm 2002 là 0,418, năm 2004 và năm 2006 là 0,42). Tiêu chuẩn “40%” của Ngân hàng Thế giới đưa ra nhằm đánh giá phân bố thu nhập của dân cư. Tiêu chuẩn này xét tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của tòa bộ dân cư. Tỷ trọng này nhỏ hơn 12% là có sự phân tầng cao về thu nhập, nằm trong khoảng từ 12% - 17% là có sự phân tầng vừa và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Tỷ trọng này ở nước ta tính theo số hộ là 17,98% năm 2002, 17,4% năm 2004. 17,4% năm 2006 và 16,4% năm 2008. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có phân bố thu nhập trong dân cư ở mức tương đối bình đẳng nhưng đang có xu hướng tăng lên mức phân tầng vừa. V. NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÂN TẦNG MỨC SỐNG Ở VIỆT NAM. - Do sự yếu kém, thiếu đồng bộ và những tiêu cực trong bộ máy quyền lực đã dẫn đến sự giàu lên một cách nhanh chóng của một số bọn tham nhũng, làm ăn phi pháp. Chúng đã lợi dụng những khe hở trong bộ máy tổ chức cán bộ để tạo sự liên minh, liên kết “ma quỉ” giữa một số cán bộ có chức, có quyền đã bị tha hóa, biến chất với nhau, liên minh với những phần tử làm ăn phi pháp, với “bọn xã hội đen” ngoài xã hội để nhũng nhiễu, lạm dụng quyền lực để làm giàu bất chính. Đây là một trong những nhân tố làm gia tăng sự phân tầng xã hội về mức sống và thu nhập một cách không công bằng. - Tiếp đó, ở Việt Nam hiện nay, sự bất bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm và sắp xếp việc làm đã trở thành nỗi nhức nhối của xã hội. Hiện tượng móc nối, lạm dụng quyền lực của một số cán bộ tổ chức, những người có chức có quyền trong cơ quan đã không còn lạ. Họ tùy tiện mưu cầu lợi ích bất hợp pháp cho con cái, người thân của họ…Và họ ăn hối lộ để sắp xếp chỗ làm việc cho những kẻ đi hối lộ. Cùng với hiện tượng này là sự phân công, phân nhiệm thiếu công bằng - một trong những nguyên nhân dẫn đến phân tầng xã hội không hợp lý về thu nhập và mức sống. - Bên cạnh những tiến bộ trên nhiều mặt của ngành giáo dục nước ta trong một số năm qua thì giáo dục vẫn còn bộc lộ những yếu kém và sự xuống cấp về một số mặt. Những yếu kém và sự xuống cấp này đã góp phần tạo nên sự phân tầng xã hội không công bằng về mức sống, thu nhập của một số bộ phận dân cư trong xã hội. Trước hết, đó là sự bất bình đẳng trong việc đầu tư ngân sách, nguồn lực cho giáo dục. Rõ ràng, sự đầu tư ngân sách vào việc xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc giảng dạy và học tập cũng như phân bổ đội ngũ giáo viên cho các trường, các vùng có sự khác nhau, đặc biệt giữa các trung tâm đô thị lớn với các vùng nông thôn, biên cương, hải đảo, vùng xa, vùng sâu. Khoảng cách của sự cách biệt này lên tới nhiều lấn, thậm chí hàng chục, hàng trăm lần. Sự khác biệt này tất yếu sẽ dẫn tới sự phân hóa trong các khả năng để tìm kiếm việc làm. Hệ quả tiếp theo của nó là khoảng cách về mức sống giữa các nhóm dân cư của các vùng sẽ ngày một xa. Điểm bức xúc thứ hai về giáo dục liên quan đến phân tầng mức ống là sự “chạy chọt” bằng cấp, học hàm, học vị, sự nhũng nhiễu trong việc chấm điềm đại học…những hành vi thương mại hóa như dạy thêm tràn lan để “hốt bạc”… - Một bất cập nữa về phân tầng mức sống đang rất cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe, những bất cập trong quản lý đất đai và một số dịch vụ xã hội khác. Tình trạng y đức suy giảm, xu hướng thương mại hóa dịch vụ y tế, coi công tác chăm sóc sức khỏe như là một dịch vụ chỉ vì lợi nhuận. Nhiều người nghèo không có tiền vào nằm bệnh viện, hoặc không đủ tiền chi trả thuốc men cho việc khám chữa bệnh. Và đặc biệt là sự mất cân đối trong đầu tư y tế giữa thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Nhiều người dân ở các vùng cần giải phóng mặt bằng để mở rộng đô thị hóa đã không còn đất để canh tác. Họ nhận được giá đền bù thấp dưới mặt bằng thị trường hiện hành. Thêm vào đó, với số vốn ít ỏi, họ khó có thể kiếm được những việc làm ổn định. Nhiều người trong số họ trở thành những người thất nghiệp, thậm chí là vô gia cư. VI. KHUYẾN NGHỊ: - Để ngăn chặn tham nhũng cần phải rà soát lại lại công tác tổ chức cán bộ, chấn chỉnh bộ máy…Xây dựng qui hoạch cán bộ một cách bài bản, đồng bộ, hệ thống dài hơi, tương đối ổn định và có trình tự, bước đi thích hợp trong một chỉnh thể thống nhất. Cần phải đưa ra những tiêu chuẩn về những phẩm chất và yêu cầu cần thiết của từng loại cán bộ, sắp xếp luân chuyển cán bộ, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với những người làm tốt, có thành tích và những người sai phạm, làm việc kém hiệu quả. Một mặt có phương cách, giải pháp thích hợp để khai thác cán bộ, đãi ngộ cán bộ… Mặt khác, cần kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng “mua quan, bán chức”, độc đóan, chuyên quyền, cứng nhắc trong công tác cán bộ. Cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính theo chế độ “một cửa”, khắc phục sự nhiễu sách của một số quan chức đối với nhân dân, giản lược những thủ tục hành chính, chặt đứt chỗ dựa cho những kẻ cửa quyền, chuyên đục khoét, ăn hối lộ của dân, bọn làm giàu bất chính. - Thông qua nghiên cứu và khảo sát về sự phân tầng mức sống, mà chúng ta có thể tìm ra chính xác, đầy đủ địa chỉ của những người nghèo, đặc biệt là việc chỉ ra những nguyên nhân, điều kiện và hoàn cảnh nào đã đưa đến cái nghèo của họ. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng giúp xây dựng những chính sách và những biện pháp thích hợp để giúp đỡ người nghèo, hỗ trợ họ khắc phục những khó khăn trở ngại trước mắt tiến xóa đói nghèo. - Tiếp đó, Nhà nước cần mạnh dạn phân bổ ngân sách nhiều hơn cho các trường lớp, cơ sở hạ tầng ở nông thôn, hải đảo, rừng núi, vùng sâu, vùng xa. Có chế độ chính sách thích hợp như lương, phụ cấp khu vực, nhà ở, chế độ nghỉ phép, sự luân chuyển công tác có thời hạn, đãi ngộ hấp dẫn có tính chất khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao lên vùng núi công tác, khắc phục từng bước sự khác biệt quá xa hiện nay giữa miền núi và miền xuôi, giữa đô thị và vùng sâu vùng xa. - Về chăm sóc y tế cho người nghèo thì Nhà nước có thể cấp một thẻ Bảo hiểm y tế với mệnh giá tối thiểu bao nhiêu là phù hợp với nguồn ngân sách quốc gia, đồng thời có thể đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mức tối thiểu cho họ. Nếu sự chi trả cho việc chữa bênh vượt quá mệnh giá của thẻ bảo hiểm thì người nghèo phải tự lo liệu hay kêu gọi lòng từ thiện, trợ giúp của người hảo tâm trong cộng đồng. Rõ ràng việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo rất cần đến những giá trị nhân đạo, nhân văn, nhân bản cao cả có từ trong truyền thống dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với những chính sách giải quyết kịp thời và đúng đắn thì nước ta đang từng bước tiến tới xóa hộ nghèo, mức sống người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên mức sống vẫn có sự cách biệt xa giữa thành thị, nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa một số vùng Tây Bắc, Tây Nguyên còn khó khăn nhất so với các vùng khác. Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tục quan tâm giải quyết. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục sách, tạp chí: 1. Nguyễn Đình Tấn. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Sách chuyên khảo Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội,1999. 2. Tương Lai. Khảo sát xã hội học về Phân tầng xã hội. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1995. 3. Trịnh Duy Luân: Phát triển xã hội ở Việt Nam: Một tổng quan xã hội học năm 2000. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. 4. Chung Á. Về phân tầng xã hội. Học viện chính trị Quốc gia. Hà nội 1994. 5. Đói nghèo ở Việt Nam. Bộ lao động Thương binh – xã hội. Hà Nội 1993. 6. Nguyễn Đình Tấn. Các yếu tố tác động đến phân tầng xã hội – Tạp chí xã hội học. 2009. Số 1. Tr.13-25 7. Nguyễn Đình Tấn. Một số vấn đề phân tầng xã hội hợp thức ở Việt Nam hiên nay. Tạp chí Khoa học xã hội. 2008. Số 7 – 2008. Tr.10-16. 8. Nguyễn Đình Tấn. Phân tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Xã hội học. 2007. Số 2 – 2007. Tr.18 – 22 9. Đỗ Thiên Kính. Phân hóa giàu – nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam: qua hai cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1993, 1998. 10. Lê Ngọc Hùng. Xã hội học kinh tế. Nxb Lý luận Chính trị. Hà Nội. 2004 11. Lê Ngọc Hùng. Lịch sử & Lý thuyết xã hội học. Nxb. Đại học Quốc gia. Hà Nội. 2002 12. Robert Chambers. Phát triển nông thôn: Hãy bắt đầu từ những người nghèo khổ. Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. Hà Nội. 1991 13. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng. Xã hội học. Nxb. Thế giới. Hà Nội. 2008.  Danh mục tài liệu Internet: %E1%BB%99i 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_7_va_8_phan_tang_xa_hoi_7561.pdf
Luận văn liên quan