Tiểu luận Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing tại Australia và phương thức thâm nhập thị trường Úc của mặt hàng thủy sản Việt Nam

Liên doanh là hình thức thành lập một công ty do sự liên kết giữa hai hay nhiều công ty độc lập. Liên doanh là hình thức khá phổ biến khi các doanh nghiệp toàn cầu thâm nhập vào một thị trường mới. Hiện nay, các hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia tăng lên, các hàng rào thương mại ngày càng được dỡ bỏ, tạo nên một môi trường kinh doanh hội nhập. Các doanh nghiệp quốc tế muốn thâm nhập vào thị trường nước khác được tạo nhiều điều kiện và có những thuận lợi nhất định. Úc là nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Bên cạnh đó, Úc đã ký kết nhiều hiệp đinh thương mại quốc tế, tham gia vào các khối liên minh kinh tế. Điều này làm cho các nhà xuất khẩu quốc tế có thể tiếp cận được thị trường Úc.

pdf44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4128 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing tại Australia và phương thức thâm nhập thị trường Úc của mặt hàng thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm soát chặt chẽ ít nhất 5 chuyến tiếp theo.  Yêu cầu về nhãn mác và bao bì theo tiêu chuẩn Anh, rất khắt khe. Khác với các nước, luật pháp Úc cho phép ban hành lệnh giữ hàng để quản lý tất cả các loại thực phẩm nhập khẩu không đúng tiêu chuẩn.  Những số liệu trên cho thấy ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nước, nông nghiệp rất hạn chế. Là cơ hội tốt cho các sản phẩm nông và thủy sản của Việt Nam thâm nhập thị trường này.  Và những sản phẩm thủy sản và nông sản khi thâm nhập thị trường này nên phân phối bởi những nhà trung gian lớn, uy tín và phân phối trong các siêu thị trung tâm thương mại.  Dựa vào bảng số liệu xuất nhập khẩu cho thấy: Sản phẩm thủy sản và nông sản của Úc không xuất khẩu vào Việt Nam có thể nhận định là 2 ngành này có cơ hội thâm nhập đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam.  Đây là cơ hội để các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản của chúng ta thâm nhập vào thị trường Úc. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 15 2.3 Môi trường chính trị - pháp luật:  Tên đầy đủ: Ôxtrâylia  Thủ đô: Canberra  Thể chế chính trị: Theo chế độ quân chủ lập hiến, là thành viên khối liên hiệp Anh  Ngày quốc khánh: 1/1  Người đứng đầu Nhà nước: Nữ hoàng Elizabeth II (từ 6/2/1952), đại diện Toàn quyền Quentin Bryce (từ 5/9/2008)  Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Julia Eileen Gillard (từ 24/6/2010). Toàn quyền chỉ định các Bộ trưởng theo sự tư vấn của Thủ tướng  Thể chế chính phủ: Theo chế độ quân chủ lập hiến, là thành viên khối liên hiệp Anh. Mặc dù là một dân tộc độc lập, Nữ hoàng Anh Elizabeth 2 cũng là Nữ hoàng của Úc (từ 6/2/1952). Nữ hoàng chỉ định Toàn quyền dựa trên tham khảo ý kiến Chính phủ được bầu của Úc để làm đại diện cho bà ở Quốc hội Úc. Toàn quyền Quentin Bryce được Nữ hoàng chỉ định từ 5/9/2008.  Quốc hội liên bang gồm 2 viện: Hạ viện và Thượng viện. Quốc hội các bang bao gồm 2 viện trừ bang Queensland, Lãnh thổ Bắc Úc và Lãnh thổ thủ đô. Queesland bỏ Thượng viện năm 1922. Hạ viện gồm 150 Hạ nghị sĩ đại diện cho các tiểu bang (bắt đầu từ cuộc bầu cử 10/11/01), được bầu theo hệ thống bầu phiếu lựa chọn ưu tiên. Chủ tịch Hạ viện là người của Đảng Cầm quyền. Thượng viện gồm 76 Thượng nghị sĩ được bầu theo hình thức đại diện tỷ lệ. Mỗi bang có 12 TNS và các lãnh thổ Thủ đô và Bắc Úc có 2 TNS. Nhiệm kỳ thượng nghị sỹ là 6 năm. 2.4 Môi trường văn hóa – xã hội: Australia có nền văn hoá lâu đời, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc. Cơ sở nền văn hoá truyền thống của Australia là nền văn hoá thổ dân, thể hiện bằng vô số các Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 16 bức vẽ và điêu khắc trên các hang động vào khoảng 60.000 năm trước đây. Văn hoá thổ dân Australia là một trong những nền văn hoá lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Những thành phố của Australia là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá khác nhau. Sự chiếm đóng lâu dài của người phương Tây đã để lại nhiều ảnh hưởng sâu sắc. 2.4.1 Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Ngoài ra Úc còn có hơn 200 ngôn ngữ khác cũng được sử dụng tại đây. Trong khi những nước nói tiếng Anh khác lại có sự khác biệt ngữ âm lớn giữa các vùng miền và thành phố trong cùng một nước. Tiếng Anh (79,1%), Tiếng Trung (2,1%), Tiếng Ý (1,9%) và một số tiếng địa phương khác. 2.4.2 Tôn giáo: Giáo phái Anh 26.1%, Thiên chúa giáo La mã 26%, Đạo thiên chúa giáo khác 24.3%, không tôn giáo 11%, khác 12.6% . 2.4.3 Vài nét phong tục của người Úc: Khi đến nước Úc gặp người nào đó đầu tiên thong thường bạn phải bắt tay, bằng tay phải của mình. Những người không quen biết nhau thường không ôm hoặc hôn nhau khi mới gặp. Khi nới chuyện với người Úc bạn nên nhìn thẳng vào mắt họ vì họ cho rằng đólà sự kính trọng và biết lắng nghe. Khi gặp người mới, người Úc cảm thấy không thoải mái lắm khi phải đặt câu hỏi hoặc hỏi những câu lien quan đén tuổi, tài chính, tình trạng hôn nhân. Khi gặp người mới người Úc cảm thấy không thoải mái lắm khi phải đặt câu hỏi hoặc hỏi những câu liên quan đến tuổi, tài chính, tình trạng hôn nhân. Cách ăn mặc: Phần lớn cơ quan có đồng phục chuẩn, bên ngoài công sở các trang phục tùy thuộc vào cá nhân. Các câu lạc bộ và một số nơi đòi hỏi phải ăn mặc lịch sự, gọn gàng. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 17 2.4.4 Giao tiếp: Khi giao tiếp với người Úc bạn nên nói “ cảm ơn “ hoặc “ làm ơn “. Người Úc thường có suy nghĩ rằng những người không biết nói từ này nghĩa là những người không kịch sự.bạn sử dụng những từ này giúp cho bạn có mối quan hệ tốt hơn. Bạn nên đúng giờ các buổi họp, cuộc hện.trong trường hợp nếu bạn đén trễ nên gọi điện cho người ta. Người Úc quan niệm rằng những người đến trễ là những người không đáng tin. 2.4.5 Giáo dục: Giáo dục ở Australia chia làm 3 cấp tiểu học, trung học và đại học. Hệ thống giáo dục Australia vào hàng tốt nhất thế giới, được xếp hạng 8 toàn cầu. Năm 2006, ngân sách quốc gia chi cho giáo dục là 40.44 tỷ USD (chiếm 5.8% GDP). Phổ cập giáo dục bắt buộc đến một độ tuổi nhất định, thường là 15-17 tuổi tuỳ từng bang. Năm học cũng khác nhau giữa các bang, nhưng thường là cuối tháng 1 đến giữa tháng 12 với tiểu học trung học, và từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 11 với đại học. 2.4.6 Gia đình: Các cặp vợ chồng ngày càng có xu hướng con cái ít hơn tạo ra một cơ cấu gia đình có quy mô nhỏ hơn rất nhiều trong công chúng do vậy nguồn tài chính của họ luôn được đảm bảo để phục vụ các nhu cầu về vật chất. 2.4.7 Xã hội: Những cư dân đầu tiên sống trên đất Úc là người bản địa và người thuộc Quần đảo eo biển Torres, họ đã có mặt trên đất Úc ít nhất là 40000 năm và có thể tới 60000 năm. Những người dân khác ở Úc là người nhập cư hoặc hậu duệ của những người nhập cư đã di dân tới đây hầu như từ 200 quốc gia trên thế giới tính từ khi người châu Âu bắt đầu đặt chân tới Úc vào năm 1788. Vào năm 1945, dân số nước Úc khoảng bảy triệu người. Từ đó đến nay, đã có hơn 6,5 triệu người nhập cư, trong đó có khoảng 675000 là người tị nạn, đã đến định cư tại Úc. Người Úc thuộc mọi tôn giáo, màu da, sắc tộc và nguồn gốc xã hội cùng chung sống trong hòa bình. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 18 Mặc dầu những di dân ở Úc thuộc nguồn gốc văn hóa và tôn giáo khác nhau, họ đã ổn định cuộc sống thành công tại nước Úc và hội nhập hài hòa vào một đại cộng đồng dân tộc. Ngược lại, nước Úc cũng trở nên giàu có, phong phú hơn nhờ được sự đóng góp của những người nhập cư về mặt xã hội, văn hóa và kinh tế. Một đặc điểm nổi bật của xã hội Úc ngày nay không phải chỉ là nền văn hóa đa dạng của dân chúng Úc, mà là mức độ đoàn kết, gắn bó với tấm lòng tận tụy đối với đất nước Úc. Người Úc gạt qua một bên những khác biệt cá nhân vì muốn cùng chung sống với nhau như những người hàng xóm láng giềng. 2.4.8 Nhận định:  Dân cư có trình độ văn hóa và nhu cầu thẩm mỹ cao nên sản phẩm phải thoả mãn những yêu cầu về chất lượng, tính thẩm mỹ, cá tính và phong cách sống riêng của họ, qui mô gia đình ngày càng nhỏ vì họ muốn chăm sóc tốt nhất cho con mình. Các sản phẩm khi thâm nhập thị trường này cần đảm bảo về an toàn chất lượng tốt nhất, tiêu chuẩn nhất. sản phẩm thủy sản của việt nam có tiếng trên thị trường thế giới sau các vụ kiện về giá, nhưng khi vào Úc không phải cạnh tranh nhiều với thủy sản nội địa nên có thuận lợi nhất định.  Nền giáo dục của Úc phát triển và đứng thứ 8 thế giới, là nước công nghiệp và dịch vụ chiến 96% lao động và GDP ( trong đó với 2/3 là dịch vụ ). Cho thấy, người dân Úc có trình độ cao. Một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu của các sản phẩm khi thâm nhập vào Úc phải thỏa mãn về chất lượng, thẫm mỹ, an toàn ….  Quy mô gia đình úc ngày 1 nhỏ vì họ muốn chăm sóc tốt nhất cho gia đình mình.  Người úc thuộc nhiều tôn giáo, màu da, sắc tộc, nguồn gốc xã hội nên khi sản phẩm muốn vào Úc cần thận trọng tránh những sai lầm trong tiếp thị, tieeos cận thị trường do khác biệt văn hóa.  Tóm lại, người tiêu dùng Australia đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao đối với hàng hóa. Những tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang. Nhà nhập khẩu và bán lẻ cũng có quan điểm Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 19 này và sẽ không chấp nhận là sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của họ. 2.5 Môi trường khoa học kỹ thuật: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Úc thay đổi cơ cấu kinh tế và nay ngành công nghiệp chế tạo phát triển mạnh.Đặc biệt Úc là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế tri thức mạnh với ngành công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) làm mũi nhọn. Thị trường ICT của Úc có trị giá 89 tỷ USD với hơn 25000 công ty đang hoạt động và với 236000 nhân lực làm việc. 2.5.1 Máy móc thiết bị: Các ngành cơ khí, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm và khai mỏ là những ngành công nghiệp rất phát triển ở Australia và có tính cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên những ngàng này phải phụ thuộc vào máy móc thiết bị chuyên dụng nhập khẩu. Do quy mô thị trường tương đối nhỏ nên việc sản xuất trong nước đối với nhiều loại máy móc chuyên dụng theo yêu cầu của Australia là không khả thi. Mặc dù có các hàng ô tô lớn như General Motor, Ford, Mitsubishi và Toyota hoạt động sản xuất ở Australia nhưng nước này vẫn phải nhập khẩu ô tô chở khách với kim ngạch nhập khẩu loại xe này năm 2003 là 10,719 tỷ A$, tăng 11,1%. Các nước cung cấp chính ô tô chở khách cho Australia là Nhật Bản (6,159 tỷ A$), Đức (1,677 tỷ A$), Nam Phi (502,3 triệu A$), Hàn Quốc (501,8 triệu A$) và Mỹ (419,6 triệu A$). Kim ngạch nhập khẩu ô tô chở hàng năm 2003 của Australia là 2,897 tỷ A$, tăng 5,5% và bị chi phối bởi các nhà cung cấp từ Nhật Bản, Thái Lan và các nguồn cung quan trọng khác như Mỹ, Đức và Braxin Kim ngạch nhập khẩu phụ tùng ô tô đạt 2,249 tỷ A$ trong năm 2003 với các nguồn cung cấp chính là Nhật Bản, Mỹ, Đức, Thụy Điển và Đài Loan. 2.5.2 Thiết bị viễn thông: Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu thiết bị viễn thông của Australia là 4,161 tỷ A$. Các nguồn cung cấp chính gồm Hàn Quốc (964,8 triệu A$), Hoa Kỳ (616,1 Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 20 triệu A$), Trung Quốc (578,7 triệu A$), Nhật Bản (230,7 triệu A$) và Thụy Điển (216,6 triệu A$). 2.5.3 Máy vi tính và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính năm 2003 của Australia là 4,84 tỷ A$. Các nguồn cung cấp chủ yếu là Trung Quốc (1.120 triệu A$), Malaysia (720,7 triệu A$), Mỹ (630 triệu A$), Singapore (545 triệu A$) và Đài Loan (477 triệu A$). Kim ngạch nhập khẩu linh kiện máy vi tính năm 2003 là 2,232 tỷ A$ với các nguồn cung cấp quan trọng là Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Singapore và Đài Loan. 2.5.4 Nhận định:  Khoa học công nghệ và dịch vụ phát triển, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt không thuân lợi cho nông nghiệp và thủy sản phát triển. Cho nên, với nền khoa học kỹ thuật phát triển thì Úc chắc chắn sẽ tiếp tục tập trung phát triển.  Ngành thủy sản với điều kiện không ưu đãi và với nước Úc có diện tích lãnh hải lơn, xung quanh là biển thì ngành đánh bắt hải sản sẽ rất phát triển. Vì thế ngành thủy sản sẽ được thay thế bởi những ngành có thế mạnh hơn.  Đó là cơ hội cho chúng ta. 2.6 Môi trường nhân khẩu: 2.6.1 Số liệu năm 2010: o Dân số: 22,5 triệu o Cơ cấu dân số: ( 2010 ) 0 – 14 tuổi: 18,6% 15 – 64 tuổi 67,9% 65 tuổi trở lên: 13,5% Dân số biết đọc, biết viết 99% o Mật độ dân số: 2.833 người/km2 2.6.2 Số liệu năm 2008: o Tổng số dân ước tính (7/2008): 22 triệu người o Cơ cấu tuổi: 0 - 14 tuổi: 19,1% (nam 2,2,014,230/nữ 1,920,604) Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 21 15 - 64 tuổi: 67,5% (nam 7,005,588/nữ 6,895,817) 65 tuổi trở lên: 13,4% (nam 1,226,432/nữ 1,538,185) (ước tính 2008) o Độ tuổi trung bình: tổng cộng: 37,4 tuổi. Nam: 36,6 tuổi. Nữ: 38,3 tuổi. (ước tính năm 2008). o Tốc độ tăng dân số: 0,801% (ước tính năm 2008). o Tỷ lệ sinh: 11,9 /1000 dân (ước tính năm 2008). o Tỷ lệ tử: 7,62/1000 dân (ước tính năm 2008). o Tỷ lệ nhập cư ròng: 3,72 người nhập cư/1000 dân (ước tính năm 2008). o Tỷ lệ giới tính: Tổng dân số: 0,99 nam/nữ. (ước tính năm 2008) o Tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh: tổng cộng: 4,51 tử/1000 sinh. Nam: 4,89 tử/1000 sinh. Nữ: 4,11 tử/1000 sinh. o Tuổi thọ kể từ lúc sinh: Tổng dân số: 80,73 tuổi. Nam: 77,86 tuổi. Nữ: 83,75 tuổi. (ước tính năm 2008). o Tỷ lệ mang thai ở phụ nữ: 1,76 trẻ/1 phụ nữ (ước tính năm 2008). Độ tuổi trung bình cao, sức khỏe tốt, thu nhập bình quân đầu người cao, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, tuổi thọ trung bình ở mức cao so với các nước trên thế giới. o Dân tộc: Người da trắng 92%, Châu á 7%, thổ dân và các dân tộc khác 1% 2.6.3 Sự dịch chuyển về dân số: Tỷ lệ dân nhập cư đông do điều kiện kinh tế phát triển, các vấn đề an sinh xã hội đảm bảo, chính sách nhập cư thoáng, dân số tập trung vào các đô thị lớn (chủ yếu là vùng duyên hải phía Đông và phía Đông Nam). Úc là một trong những nước có mức độ đô thị hóa cao nhất thế giới và tỉ lệ tăng dân số tương đối lớn đang tạo ra nhiều áp lực tại nhiều thành phố. Nhà nước Australia đang có chính sách khuyến khích tăng dân số, do dân số của Australia trong các năm qua không tăng lên đáng kể, dẫn đến dân số của Australia Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 22 già đi từng ngày, cộng với việc phát triển kinh tế cao, người dân không mặn mà với việc kết hôn và sinh con cái. Tuy nhiên hiện nay, số lượng nhập cư từ các nước khác đang tăng lên rất nhanh, đa số người nhập cư tới từ Anh (chiếm 14,2%), tiếp đến là New Zealand (11,4%), Ấn Độ (11,2%), Trung Quốc (10,5%), Nam Phi (5,3%) và Philippines (4,1%). Việc nhập cư này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu dùng và thị hiếu của thị trường tại đây. Các cặp vợ chồng ngày càng có xu hướng con cái ít hơn tạo ra một cơ cấu gia đình có quy mô nhỏ hơn rất nhiều trong công chúng do vậy nguồn tài chính của họ luôn được đảm bảo để phục vụ các nhu cầu về vật chất. Dân cư có trình độ văn hóa và nhu cầu thẩm mỹ cao nên sản phẩm phải thoả mãn những yêu cầu về chất lượng, tính thẩm mỹ, cá tính và phong cách sống riêng của họ. 2.6.4 Đặc điểm dân cư: Hầu hết cư dân Australia sống ở các thành phố dọc theo bờ biển của đất nước. Hai thành phố lớn nhất của Australia là Sydney và Melbonre.Hàng hóa chủ yếu được nhập khẩu qua các cảng biển của các thành phố này. Khách hàng Australia nhìn chung đều rất hiểu biết về vấn đề "giá cả tương xứng với giá trị" và đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Điều này được thể hiện qua việc nhà nhập khẩu Australia là những người luôn mong đợi được chào mức giá hàng nhập khẩu cạnh tranh với khối lượng yêu cầu tương đối ít, chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn. 2.6.4 Các khu dân cư chính: Sydney: Với dân số hơn 4,3 triệu người, Sydney là thành phố lớn nhất của Australia. Trong vòng15 năm qua, Sydney đã trở thành trung tâm kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Đây là thành phố thủ phủ của bang New South Wales, một bang có dân số đông nhất Australia. Do vậy, lượng hàng hóa nhập khẩu qua các cảng biển của Sydney rất lớn. Sydney là thành phố năng động, có những đặc điểm tương đồng với cá Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 23 thành phố khác như San Fransisco,vv… Sydney thu hút các cộng đồng dân di cư lớn đến từ Châu Á tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh doanh và sinh sống bởi nơi đây có mùa hè ấm áp và mùa đông dễ chịu. Các nhà cung cấp nước ngoài luôn coi Sydney là một trong những điểm dừng chân trong các chuyến thăm tới Australia vì có rất nhiều nhà nhập khẩu đóng trụ sở ỏ đây. Melborne: Melborne là thủ phủ của bang Victoria là thành phố lớn thứ hai của Australia sau Sydney với số dân khoảng 3,2 triệu người. Đây là thành phố sôi động, giao thoa với thế giới và đa dạng về chủng tộc nhưng vẫn gìn giữ được nét tĩnh lặng và nếp sống nhẹ nhàng.Melborne là trung tâm tài chính và ngân hàng với 8 trong số 10 công ty lớn nhất của Australia có trụ sở tại đây. Cảng Melborne là cảng hàng hóa chính của Australia và là cảng container lớn nhất khu vực Nam Bán Cầu.Ở Melborne có rát nhiều nhà nhập khẩu lớn có các mạng lưới phân phối trên toàn quốc. Nhìn chung, các nhà nhập khẩu ở đây cũng có những yêu cầu tương tự như các nhà nhập khẩu tại Sydney nhưng có đôi nét khác biệt. Brisbane : Brisbane là thủ phủ của bang Queensland ở phía Bắc. Thành phố có dân số khoảng 1,5 triệu người. Brisbane có khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ vào tháng 12, tháng giêng và tháng hai tương tự như ở các nước Đông Nam Á. Người dân ở đây có lối sống tự nhiên và phong cách ăn mặc bình dị. Nếu so sánh với Sydney và Melbourne, Brisbane có ít các nhà nhập khẩu lớn. Hầu hết các cửa hàng bán lẻ tại Queesland đều nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các nhà nhập khẩu / bán buôn tại các bang ở phái Nam. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 24 Tuy nhiên, ở đây vẫn có nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ du lịch (hàng quà tặng, lưu niệm, v.v), các ngành công nghiệp (xây dựng, nội thất, vật liệu xây dựng), ngành khai mỏ và nông nghiệp. Perth: Perth là thủ phủ của bang Western Australia, bang có diện tích lớn nhất Australia, cách Sydney 4,5 giờ bay. Dân số của thành phố là 1,3 triệu người, chiếm khaỏng 70% tổng số dân của bang Western Australia. Perth có khí hậu Địa Trung Hải với mùa hè nóng và khô, mùa đông lạnh và ẩm ướt.Người dân ở đây có lối sống tự nhiên, thoải mái. Do cách xa các thành phố khác, Perth tập trung rất nhiều công ty nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài và phân phối trên toàn quốc. Thành phố này được xem là một thị trường độc lập của một số sản phẩm nhập khẩu. Điều khó khăn đối với các nhà cung cấp hàng tiêu dùng nước ngoài là các nhà nhập khẩu ở đây thường yêu cầu khối lượng hàng hóa tương đối nhỏ để cung cấp cho thị trường nội bang chỉ có khoảng 2,0 triệu người. Bang Western Australia là nơi sản xuất lớn nhất của Australia về khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì và len. Thị trường này có rất nhiều tiềm năng và cơ hội đặc thù cho các lĩnh vực khoảng sản, năng lượng (cả trên bờ và xa bờ) và nông nghiệp. Adelaide: Adelaide có dân số khoảng hơn 1 triệu người với ngành sản xuất chế tạo có qui mô hạn chế và một số ít các nhà nhập khẩu lớn.Tuy nhiên, Adelaide lại là một trong những trung tâm sản xuất ô tô và các mặt hàng điện gia dụng. Tổng số dân của bang South, nơi có thủ phủ Adelaide là 1 ,4 triệu người . Hầu hết các nhà cung cấp nước ngoài không coi Adelaide là thị trường quan trọng. Các nhà nhập khẩu ở thành phố này chỉ cung cấp hàng cho các cửa hiệu bán lẻ và khối lượng nhập khẩu tương đối nhỏ. Phần lớn những đơn đặt hàng nhập khẩu đều thông qua các nhà nhập khẩu có trụ sở tại Melboume. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 25 Camberra: Camberra là thủ đô của Australia, dân số khoảng 310.000 người.Thành phố được qui hoạch toàn bộ, tập trung chủ yếu vào các hoạt động của Chính phủ và bộ máy chính quyền. Đối với các nhà cung cấp nước ngoài, Camberra không được coi là một thị trường nhập khẩu tiềm năng. Ở đây có ít các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo, dân số không nhiều và hầu hết các nhu cầu cần thiết cho thành phố được cung cấp bởi các nhà sản xuất và nhập khẩu tại Sydney hoặc Melboume cung cấp hầu hết cho các nhu cầu của họ thông qua một số ít các nhà nhập khẩu có qui mô nhỏ tại thành phố này. Darwin : Darwin nằm Ở phía Bắc Australia, là thủ phủ của vùng lãnh thổ Northem Territory.Thành phố có khí hậu nhiệt đới và nơi thanh bình, dân dã, có số dân chỉ khoảng 100.000 người. Khối lượng hàng hóa mà các nhà nhập khẩu ở đây yêu cầu thường rất ít. Tuy nhiên, Darwin cung cấp hàng hóa cho các căn cứ quân sự trọng yếu. Thành phố có bước tiến triển nhanh trong lĩnh vực khai thác dầu và khí ngoài khơi tại biển Timor đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động của Liên hiệp quốc tại Đông Timor. Ngoài ra, Northel Temtory còn có các ngành công nghiệp khai mỏ và nông nghiệp khá phát triển. Tuyến đường sắt chạy từ Darwin qua Alice Springs nối với tất cả các thủ phủ ở phía Nam Australia đã được xây dựng và hoàn thiện vào cuối năm 2003 và hoạt động từ đầu năm 2004. Người ta hy vọng rằng sau khi tuyến đường sắt này đi vào hoạt động, Darwin sẽ trở thành một cảng đầu mối trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến và đi từ các bang phía Nam. 2.6.5 Nhận định  Như vậy, hai thành phố quan trọng nhất đối với các nhà cung cấp nước ngoài là Sydney và Melbourne. Mặc dù có diện tích rộng như nước Mỹ nhưng Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 26 Australia không có những phân đoạn thị trường theo địa lý phong phú như Mỹ. Hầu hết các nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng chỉ cần một chuyến thăm Sydney và Melbourne là có thể biết được các thị trường chính, đặc biệt là thị trường hàng tiêu dùng.  Nhóm tuổi lao động chiếm khá cao trong cơ cấu dân số của Úc, điều này mang đến cho họ nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.  Với tỷ lệ 99% biết đọc và viết và là nước có nền giáo dục phát triển nên trình độ nguồn nhân lực cao.  Dựa vào diện tích và dân số khi xét trên bề nổi thì mật độ dân số của Úc thuộc nước có mật độ dân thấp. Nhưng do khí hậu và đất đai của Úc khắc nghiệt nên dân số đa phần tập trung ở những khu vực như Đông Nam, Tây Nam nơi có khí hậu ôn hòa. Vì vậy khi thâm nhập vào đây có được thuận lợi trong việc thức hiện các chiến lược phân phối, giới thiệu sản phẩm … vì người dân tập trung chứ không phân tán. Cụ thể như trên, dân cư Úc tập trung ở những nơi như: Melbourne, Darwin, Camberra, Adelaide, Perth, Brisbane, Sydney tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường vì thị trường không phân tán nhiều nơi. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 27 CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO MỘT SỐ NGÀNH KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA 3.1 Nông sản: 3.1.1 Cơ hội: Nông nghiệp Australia không phát triển mạnh do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như đất khô cằn, khí hậu khắt nghiệt. Chúng ta có nhiều mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế và chỉ 1 vài nước trên thế giới có như: thanh long, vải thiều… Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi phát triển nông sản. 3.1.2 Thách thức: Nguyên liệu đầu vào trong nước bị các thương lái Trung Quốc thu gom. Chưa có doanh nghiệp xuất khẩu mạnh, sản phẩm phải thông qua các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và những tiêu chuẩn khác của quốc tế. Giá thành cao, sản xuất manh mún là yếu tố khiến ngành nông nghiệp không thể đáp ứng những đơn đặt hàng với số lượng lớn. Các giống cây, con mới nhập vào nước ta bán rất đắt, người dân lại không thể tùy tiện nhân giống vì vấn đề bản quyền là những trở ngại lớn của ngành nông nghiệp. Nhiều mặt hàng nông sản của ta hiện nay giá cao hơn nước ngoài, chất lượng không bảo đảm. Lao động và vùng chuyên canh quy mô lớn để đám ứng tốt và đầy đủ cho xuất khẩu chưa cao. Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 28 Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Giống cây con hiện đang được sử dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. 3.2 Thủy sản: 3.2.1 Cơ hội: Theo báo cáo của FAO, thủy sản nuôi hiện là nguồn cung cấp đạm động vật tăng trưởng nhanh nhất của thế giới và đáp ứng gần một nửa sản lượng thủy sản tiêu thụ toàn cầu. Tình hình sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu đang sụt giảm trong khi dân số ngày càng bùng nổ, nuôi trồng thủy sản được cho là có tiềm năng lớn nhất trong tương lai và có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có chất lượng và an toàn. Điều kiện tự nhiên nước Úc không thuận lợi cho phát triển thủy sản, khí hậu thường có hạn hán. Úc nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam và là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian gần đây. 9 tháng đầu năm 2010, Úc đứng vị trí thứ 7 trong danh sách các nước có kim ngạch nhập khẩu thủy sản lớn nhất từ Việt Nam với kim ngạch lên tới 104 triệu USD, tăng 17% so với năm 2009. Cá tra và tôm đông lạnh là hai thủy sản được tiêu thụ chủ yếu trong các gia đình Úc do phù hợp với khẩu vị của người Úc. Thương mại 2 chiều giữa Úc và Việt Nam được kỳ vọng là sẽ tăng mạnh vì việc áp dụng các biểu thuế mới giữa Úc và Việt Nam theo hiệp định thương mại tự do giữa Úc, New Zealand và ASEAN (AANZFTA) sẽ mở ra các cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu của 2 nước. Theo hiệp định thì đến năm 2020 gần 90% các dòng thuế áp dụng cho các sản phẩm thế mạnh giữa Úc và Việt Nam (chiếm đến 96% thương mại của hai nước) sẽ được miễn. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 29 3.2.2 Thách thức: Để cạnh tranh được, các doanh nghiệp cần nỗ lực rất lớn vì Australia là một thị trường nhập khẩu đòi hỏi khắt khe về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và mẫu mã sản phẩm, bao bì và thời gian giao hàng. Các thông số ghi trên bao bì như xuất xứ, thành phần dinh dưỡng, ngày đóng gói hạn sử dụng phải được in rõ và dễ nhận biết. Thực thi hết những điều kiện trên thì mức kim ngạch xuất khẩu tới Australia sẽ ngày càng tăng. Thiếu nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng cao, chi phí kiểm tra quá cao. Những hàng rào kỹ thuật và thương mại ngày càng chặt chẽ, với các quy định về dư lượng kháng sinh, về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, về kiểm dịch cũng là thách thức lớn đối với doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Công tác nghiên cứu, phân tích xu hướng biến động, dự báo thị trường, tìm hiểu sâu khách hàng còn thiếu và yếu. Thách thức lớn trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường Úc vì thị trường này có yêu cầu cao trong chất lượng. 3.3 Nguyên liệu thô, nhiên liệu (khí đốt, dầu mỏ, than đá…): 3.3.1 Cơ hội: Xuất khẩu nguyên nhiên liệu là 1 trong những nguồn thu ngoại tệ của nước ta. Việc gần đây tình hình thế giới có nhiều biến động làm cho giá nguyên nhiên liệu tăng, việc khai thác mạnh của các quốc gia cũng làm giảm trữ lượng của chúng góp phần đẩy giá tăng lên. Ngành này ít chịu sự cạnh tranh vì cố lượng cầu nhiều và trữ lượng ngày một ít. 3.3.2Thách thức: Nước Úc cũng là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, việc xuất khẩu nguyên, nhiên liệu cũng vấp phải sự cạnh tranh mạnh từ chính quốc và các đối tác khác. Khoảng cách giữa Việt Nam và Úc xa, chi phí và thơii gian vận chuyển sẽ làm giảm thế mạnh so với những nhà cung cấp khác gần hơn chúng ta. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 30 3.4 Thủ công mỹ nghệ: 3.4.1 Cơ hội: Úc có khoảng 4000 công ty trong ngành, 90% tuyển dưới 20 lao động, một số khác làm thầu phụ cho các công ty lớn. Các công ty này chuyên sản xuất các sản phẩm từ các nguyên liệu có sẵn trong nước. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác cho nên có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm nhập thị trường quốc tế. 3.4.2 Thách thức: Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn... đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và tượng trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối. Một khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam yếu nhất ở hai khâu thông tin thị trường và kiểu dáng mẫu mã. Các công ty thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ của Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, lại khó tiếp cận nguồn vốn vay do lãi suất quá cao, nên kém sức cạnh tranh so với các nước. Nguồn nguyên liệu tại chính Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh với Trung Quốc vì các thương lái Trung Quốc thu mua rất mạnh và rất cạnh tranh. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 31 Chi phí đầu vào tăng mạnh và không ổn định, trong khi giá bán không thể tang, cũng là nguyên nhân khiến các đối tác chuyển hướng thị trường sang các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia... 3.5 Kết luận: Sau khi đánh giá cơ hội và thách thức của các ngành, nhốm thống nhất với nhau chọn ngành thủy sản để thâm nhập vào thị trường Australia. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 32 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN AUSTRALIA 4.1 Thị trường: Úc là nước nhập khẩu ròng thủy sản về khối lượng nhưng lại là nước xuất khẩu ròng về mặt giá trị. Úc xuất khẩu chủ yếu là các loài có giá trị như tôm hùm, cá ngừ và bào ngư, trong khi nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm có giá trị thấp hơn như phi-lê cá đông lạnh, cá hộp và tôm đông lạnh. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc và Việt Nam tăng, mặc dù Thái Lan và Niu-Di-Lân vẫn là nguồn cung cấp thủy sản chính cho Úc. Thủy sản của Úc xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông… Trong đó, Hồng Kông là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc. Top 5 mặt hàng thủy sản xuất khẩu hàng đầu của Úc (2007 – 2008) Tôm hùm 463 triệu USD Ngọc trai 314 triệu USD Bào ngư 246 triệu USD Cá ngừ 162 triệu USD Tôm 94 triệu USD (nguồn: vinanet.com.vn) 5 nước nhập khẩu chính thủy sản của Úc (2007 – 2008) Hồng Kông 642 triệu USD Nhật Bản 374 triệu USD Mỹ 151 triệu USD Trung Quốc 60 triệu USD Trung Quốc Đài Loan 51 triệu USD (nguồn: vinanet.com.vn) Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 33 4.2 Nhà cung cấp: 4.2 Nhà cung cấp trong nước: Nuôi trồng thủy sản là ngành phát triển nhanh nhất tại Úc, tăng giá trị trung bình 13% mỗi năm kể từ năm 1990 (AFFA, năm 2002), chiếm 34% giá trị tổng sản lượng thủy sản, hơn 95% sản lượng thủy sản là từ nuôi trồng thủy sản nước mặn. Các loài thủy sản có giá trị xuất khẩu cao như: trân châu, bào ngư, tôm… Trong tầm nhìn định hướng phát triển, Úc đặt mục tiêu đạt 100.000 tấn sản lượng thủy sản vào năm 2015, chủ yếu sẽ là tôm, cá mặt trăng, cá hồi. Kế hoạch này sẽ được thực hiện bằng việc mở rộng nuôi cá hồi Tasmania, cá mặt trăng ở miền Nam và tôm sở Queensland. Sản lượng tôm nuôi của Úc hiện nay khoảng 3.200 tấn, dự kiến sẽ tăng lên khoảng 7.000 tấn. Úc cũng đã đầu tư một số công nghệ nuôi trồng thủy sản tại Malaixia (đầu tư 2.8 triệu USD), nhằm nâng cao sản lượng thủy sản để xuất khẩu đến những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU. Thủy sản của ÚC có giá trị xuất khẩu cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của những thị trường khó tính. Hiệp hội Cá ngừ vây xanh miền Nam Australia với thế mạnh là xuất khẩu cá ngừ vây xanh. Thuận lợi của họ là do Ủy ban Châu Âu (EC) đã áp dụng lệnh cấm khai thác cá ngừ vây xanh tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải kể từ giữa tháng 8 đến hết năm do lo ngại tình trạng khai thác vượt hạn ngạch và cạn kiệt nguồn lợi. Hiện tại, hiệp hội nghề cá Nam Úc là nhà cung cấp lớn tại thị trường này. Một số điểm khai thác của Úc: Khai thác bào ngư, thủy sản khu phía Nam, Tây và Trung Đánh bắt Tôm thủy sản, tại Vịnh St Vincent, Vịnh Spencer và West Coast Khai thác Tôm hùm đá - khu vực phía Bắc và phía Nam. Điểm mạnh của nhà cung cấp trong nước là: Am hiểu thị hiếu tiêu dùng của người dân trong nước. Nguồn cung cấp nguyên liệu thuận lợi. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 34 Nắm rõ những quy định, chính sách của nhà nước. Thế mạnh của thủy sản Việt Nam: Tại Úc không có những sản phẩm như ở nước ta. Chúng ta vẫn có thị trường với các sản phẩm thủy sản của mình tại đây như: cá tra, cá basa, tôm mực, chả cá… Ta khó có thể cạnh tranh với họ các sản phẩm như cua, bào ngư, cá ngừ…. Theo hiệp định thương mại tự do giữa Úc, New Zealand và Áean ( AANZFTA ) sẽ mở ra các cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu chúng ta. 4.2.2 Nhà cung cấp ước ngoài: Bên cạnh đó, chúng ta cũng gặp phải khó khăn khi cạnh tranh với những đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ…. Thái Lan là nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhập khẩu thủy sản của Úc. Bên cạnh đó là các quốc gia Châu Á như Thái Lan, Việt Nam, các quốc gia khu vực APEC. Các loại thủy sản ăn được như cá và thủy sản có vỏ chiếm 80% giá trị thủy sản nhập khẩu của Úc, còn lại là ngọc trai và bột cá. Mỗi quốc gia có một lợi thế riêng trong xuất khẩu thủy sản sang Úc. Trong đó, các nước Châu Á đang giữ phần thị trường lớn hơn. Nhập khẩu thủy sản của Úc từ các nước (2007 – 2008) Nước Khối lượng (tấn) Giá trị (ngàn USD) Trung Quốc 27,104 155,759 Việt Nam 22,674 154,976 Niu-Di-Lân 32,828 192,444 Thái Lan 56,695 278,831 Mỹ 7,919 39,536 Khu vực APEC 147,666 813,521 (nguồn:vinanet.com.vn) Để cạnh tranh chúng ta cần tạo ra những thế mạnh khác biệt : Đảm bảo giao hàng đúng hẹn. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 35 Đảm bảo nghiêm ngặt trong quản lý chất lượng và các quy định trong việc đóng gói, thiết kế bao bì, trọng lương sản phẩm đầy đủ. Có những phương thức thâm nhập hợp lý và hiệu quả. Tạo dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững với nhưng nhà nhập khẩu của Úc. Tìm kiếm các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp với ngành thuỷ sản và cập nhật các thông tin về quy định của Nhà nước, thị trường xuất khẩu thuỷ sản và định hướng của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuỷ sản. Xây dựng thương hiệu quốc gia để nâng cao tính cạnh tranh của thủy sản Việt Nam. 4.3 Các rào cản: Các rào cản gia nhập là những quy định đặc trưng của một ngành. Các rào cản này làm giảm tốc độ tham gia của các công ty mới, nhờ đó duy trì mức lợi nhuận cho các công ty hoạt động trong ngành. Xét từ góc độ chiến lược, các doanh nghiệp có thể tạo ra, hoặc khai thác các rào cản này để tăng lợi thế cạnh tranh. Trên thực tế, mỗi ngành có những biện pháp riêng để bảo vệ mức lợi nhuận cao của các đơn vị đã có mặt trong thị trường, đồng thời ngăn cản các đối thủ tiềm năng gia nhập vào thị trường đó. Những biện pháp này gọi là rào cản gia nhập. 4.3.1 Rào cản thuế quan: Kể từ ngày 11712000, Chính phủ Liên bang Australia dã ban hành và áp dụng mức khung 10% đối với thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax - GST), thay thế thuế doanh thu bán buôn và một số thuế khác. GST do nhà nhập khẩu trả được tính đối với các mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế. Cục Hải quan Australia thu thuế GST từ các nhà nhập khẩu hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu. Tuy nhiên, Australia cũng có kế hoạch thực hiện việc cho phép thanh toán trả chậm thuế GST đối với những nhà nhập khẩu đạt tiêu chuẩn qui định. Australia không áp dụng qui định về đăng ký đối với các mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế, và nhà nhập khẩu không nhất thiết phải là một doanh nghiệp. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 36 Một số mặt hàng nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế bao gồm các mặt hàng nhập khẩu để sửa chữa hoặc bảo hành, các mặt hàng có giá trị thấp hơn một mức nhất định, khoang chứa hàng trên tàu và máy bay và một số ưu đãi dành cho hành khách, thuỷ thủ hoặc phi hành đoàn. Thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến dược miễn thuế GST. Thuế suất GST đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế là 10% giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa bao gồm: Giá trị khai báo thuế quan của hàng hóa; Chi phí phải trả hoặc có thể phải trả để chuyên chở hàng hóa tới Australia. Chi phí bảo hiểm chuyên chở hàng hóa tới Australia (chưa bao gồm trong trị giá tính thuế) Bất kỳ một khoản thuế hải quan nào phải trả cho việc nhập khẩu hàng hóa. 4.3.2 Các rào cản do chính sách của chính phủ Nước Úc có yêu cầu khá khắt khe đối với các loại hàng hóa nhập khẩu, quy trình kiểm tra, kiểm định chất lượng, các tiểu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Úc đều phải yêu cầu trải qua quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan an toàn sinh học (Biosecurity Australia – BA). Phần này do cơ quan chức năng hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giữa Australia với từng đối tác, trong khi đó sự hợp tác giữa Australia và Việt Nam khá chậm chạp. Úc áp dụng các quy định rất chặt chẽ đối với sản phẩm từ động vật. Những sản phẩm này chỉ có thể nhập khẩu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và các chứng từ phù hợp kèm theo. Sản phẩm từ cá, từ cá hồi con, có thể được nhập khẩu từ bất từ bất kỳ nước nào. Sản phẩm có bột hoặc trứng (ví dụ ở dạng bột hoặc viên) có thể phải qua kiểm dịch. Các sản phẩm từ cá hồi con được nhập khẩu nhưng phải được cho phép trước đó và tuân theo những quy định kiểm dịch đặc biệt. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 37 Tôm được nhập khẩu vào Úc theo những quy định đặc biệt và cần được Sở y tế mỗi bang cấp phép trước khi nhập khẩu. Chính sách thương mại và thuế của Úc khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan (các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật…) khá chặt chẽ. Thị trường Úc đối với thực phẩm rất phức tạp và đòi hỏi chất lượng rất cao. Các nhà cung cấp nước ngoài không những nên cung cấp hàng hóa có bao bì hấp dẫn mà cò phải tuân thủ các quy định của chính phủ Australia về bao bì và nhãn mác. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Úc có thể bị phạt 100.000 AUD nếu khối lượng đóng gói nhập khẩu không đúng như ghi trên bao bì. Những sản phẩm nhập khẩu đều phải qua quy trình kiểm dịch, nếu bị phát hiện có nhiễm khuẩn phải được xử lý, tiêu hủy hoặc được gửi trả lại bằng chi phí của chủ hàng. Chất bẩn bị cấm nhập vào Úc nên bất kỳ một sản phẩm nào bị phát hiện nhiễm bẩn sẽ bị cách ly kiểm dịch và được trả ra khi cơ quan kiểm dịch xác định rằng các nguy cơ đã được loại bỏ hoàn toàn. Quy định về bao gói, đóng hàng container để vận chuyển khá nghiêm ngặt với những yêu cầu cao về vệ sinh, an toàn khi vận chuyển. 4.3.3 Các rào cản do trình độ phát triển của ngành thủy sản Úc: Úc đã có những chính sách đầu tư phát triển ngành thủy sản. Úc có trình độ công nghệ kỹ thuật cao nên sản phẩm của họ có ưu thế về công nghệ, đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của thị trường. Úc xuất khẩu các loài có giá trị như tôm hùm, bào ngư, cá ngừ. Chính phủ Úc đặt mục tiêu định hướng đạt 100.000 tấn sản lượng nuôi trồng thủy sản vào năm 2015. Như vậy, thị trường thủy sản trong nước Úc sẽ ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc thị phần của các công ty xuất khẩu sang thị trường Úc sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ và có khả năng sẽ bị thu hẹp lại. Các công ty xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 38 với các sản phẩm mà Úc đang có lợi thế về xuất khẩu sang thị trường các nước khác. Giá trị xuất khẩu thủy sản ăn được (tôm hùm, bào ngư, cá ngừ) đạt 1.16 tỷ USD trong năm 2007. Các sản phẩm có giá trị nhất là tôm hùm 463 triệu USD, bào ngư 264 triệu USD, cá ngừ 162 triệu USD, tôm 94 triệu USD. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ăn được (ngọc trai, dầu, mỡ cá) đạt 336 triệu USD, xuất khẩu ngọc trai đạt 313.7 triệu USD, chiếm 93% giá trị xuất khẩu thủy sản không ăn được. Xuất khẩu dầu mỡ và cá đạt 11,6 triệu USD. 4.3.4 Các rào cản do đặc điểm thị trường văn hóa kinh doanh: Khách hàng Australia nhìn chung đều rất hiểu biết về vấn đề "giá cả tương xứng với giá trị" và đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Điều này được thể hiện qua việc nhà nhập khẩu Australia là những người luôn mong đợi được chào mức giá hàng nhập khẩu cạnh tranh với khối lượng yêu cầu tương đối ít, chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn. Ở một số phân đoạn thị trường, thị phần giá rẻ đang suy giảm độ người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng. Điều này không có nghĩa là người tiêu dùng Australia lúc nào cũng sẵn sàng trả giá cao. Người tiêu dùng Australia có thái độ khá cời mở đối với hàng hóa nhập khẩu.Tuy nhiên, khi hàng hóa sản xuất trong nước được đánh giá là có giá cả tương xứng với giá trị" thì sẽ được người tiêu dùng chọn mua. Dù sao họ cũng đã quen với các chủng loại hàng hóa nhập khẩu và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng theo các yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả mà không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ. Ở Australia vẫn luôn tồn tại thị hiếu đối với một số mặt hàng nhập khẩu ở phân đoạn thị trường có mức giá cao và mang tính thời trang. Chẳng hạn, quần áo và giày dép thời trang của phụ nữ từ Italia và Pháp có giá bán lẻ tương đối cao hay xe ô tô từ Châu Âu cũng được bán với mức giá rất cao.người tiêu dùng Australia rất quan tâm đến vấn đề chất lượng. Khá nhiều đơn vị bán lẻ ở Australia kinh doanh Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 39 theo chính sách hoàn trả lại tiền hoặc đổi hàng nếu hàng hóa có vấn đề về chất lượng hoặc thậm chí chỉ đơn giản do người mua thay đổi ý định mua hàng. Người tiêu dùng Australia đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao đối với hàng hóa. Những tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang.Nhà nhập khẩu và bán lẻ cũng có quan điểm này và sẽ không chấp nhận là sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của họ. Mối quan tâm chủ yếu của nhà nhập khẩu Australia là giá cả, chất lượng, độ tin cậy, thời hạn giao hàng và khối lượng giao hàng tối thiểu .Tuy nhiên, một số nhà cung cấp nước ngoài có kinh nghiệm tại thị trường này cho rằng có 3 tiêu chuẩn vàng khi bán hàng vào thị trường Australia là "giá cả, giá cả và giá cả". Khi làm ăn kinh doanh với một khách hàng mới, nhà nhập khẩu Australia thường đặt hai hoặc ba đơn hàng thử nghiệm để đảm bảo nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng. Khi đạt yêu cầu, những đơn hàng sau sẽ được đặt thông qua email hoặc fax và số lượng đặt hàng có thể tăng lên. Nhà nhập khẩu Australia sẽ không chấp nhận việc nhà cung cấp của họ phá vỡ cam kết không bán hàng cho các nhà nhập khẩu khác. Việc lén qua mặt các nhà nhập khẩu Australia sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi kinh doanh trên thị trương nhỏ bé này do họ sẽ sớm phát hiện được điềugì đang xảy ra.nhà nhập khẩu Australia không thích mặc cả. Họ sẵn sàng thương thảo một mức giá hợp lý nhưng không mặc cả để có mức giá giảm từ 20% trở lên. Nếu nhà cung cấp nước ngoài đưa ra mức giá không thực tế, nhà nhập khẩu Australia thường sẽ không xem xét đến dơn chào hàng. Nhà nhập khẩu Australia sẽ do dự khi làm ăn với nhà cung cấp không chứng tỏ được sự tự tin trong việc cung cấp hàng có chất lượng ổn định, giao hàng đúng hạn và giữ liên hệ thường xuyên. Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 40 CHƯƠNG 5: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 5.1 Xuất khẩu trực tiếp: Úc nhập khẩu khối lượng tương đối lớn cá và động vật giáp xác có giá trị thấp, và xuất khẩu khối lượng sản phẩm thủy sản chất lượng cao tương đối nhỏ. Nhu cầu địa phương đối với cá nhập khẩu có giá trị thấp và động vật giáp xác vào nước Úc gấp ba lần so với xuất khẩu (Hanna, Gooday, et al, trực tuyến). Điều này là do giảm chi phí khi tham gia vào từng cấp độ của chuỗi cung ứng các nhà nhập khẩu. Và đồng đô la Úc mạnh cũng góp phần trong chuỗi cung ứng, làm cho việc nhập khẩu cá và động vật giáp xác rẻ hơn so với sản xuất đắt tiền tại quốc gia. Điều này chắc chắn làm tăng khối lượng sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào nước Úc. Sản phẩm thủy sản không xuất khẩu của Úc chỉ cung cấp khoảng 40% thủy sản cần thiết trong nước, do đó Úc là một nước nhập khẩu lớn về thủy sản - đặc biệt là từ New Zealand, Nam Phi và Đông Nam Á. Nhập khẩu là một yếu tố cạnh tranh đáng kể cho giá cả và chất lượng đối với sản phẩm của Úc. Như vậy, có thể thấy nhu cầu về thủy sản nhập khẩu rất lớn. Đây là cơ hội cho các nhà xuất khẩu quốc tế. Tuy nhiên, một số khó khăn về thị trường, đối thủ cạnh tranh nên các nhà xuất khẩu quốc tế nên thận trọng trong việc lựa chọn phương thức xuất khẩu. Thị trường Úc tương đối nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn nhập khẩu, có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, cùng với đó là sự cạnh tranh của nhiều quốc gia đã có thương hiệu trên thế giới về xuất khẩu thủy sản. Các nhà nhập khẩu nên tích lũy kinh nghiệm về thị trường, hạn chế rủi ro. Do tính chất của các sản phẩm thủy hải sản, các nhà cung cấp phải dự báo nhu cầu tiềm năng của khách hàng, như vậy là để giảm số tiền trong hàng tồn kho của nó, giảm thiểu số lượng hàng tồn kho hư hỏng. Ngoài ra, đối với hải sản tươi sống được phân phối tại địa phương hoặc ở nước ngoài, đơn đặt hàng nhà cung cấp hải sản từ các nhà sản xuất dựa trên những gì các nhà bán lẻ đặt hàng xu hướng, và họ Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 41 thực hiện ước tính cho các nhà bán lẻ tiếp theo. Như vậy, dự báo là càng gần với thực tế thị trường, tạo ra các lợi thế về phân phối, tiết kiệm chi phí, linh động cao. Như vậy, phương thức xuất khẩu trực tiếp sẽ phù hợp trong trường hợp này. Xuất khẩu trực tiếp là hình thức bán cho khách hàng ở nước ngoài là các nhà phân phối mà không thông qua một bên liên quan khác. Vì đây là mặt hàng thực phẩm nên lựa chọn phương thức thâm nhập đơn giản, trực tiếp sẽ ưu thế hơn. Bên cạnh đó, mặt hàng thủy sản nếu phân phối qua nhiều trung gian sẽ làm tăng chi phí lưu thông cộng với chi phí vận chuyển, điều này có thể làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến yếu tố cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hình 5.1 Sơ đồ xuất khẩu trực tiếp  Đối với phương thức này, nhà xuất khẩu có những thuận lợi sau: o Vốn và chi phí ban đầu thấp o Cho phép mở rộng và đạt hiệu quả về quy mô o Tích lũy kinh nghiệm và kiến thức từ nhà phân phối o Tăng doanh số o Ít rủi ro hơn là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài o Cho phép công ty đa dạng hóa vị trí sản xuất  Tuy nhiên cũng có những bất lợi sau: o Chi phí vận chuyển cao o Hàng rào thương mại, các chính sách thuế Nhà sản xuất (nhà xuất khẩu) Nhà phân phối (nhà nhập khẩu) Bộ phận xuất khẩu Phòng xuất khẩu Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 42 o Khó kiểm soát hoạt động của các nhà phân phối o Khó nắm bắt tình hình thị trường  Các bước lựa chọn nhà phân phối nước ngoài: o Xác định thị trường và khách hàng tiềm năng o Hình thành tiêu chuẩn lựa chọn nhà phân phối o Phỏng vấn và tuyển chọn o Tiến hành dự báo bán hàng o Thương lượng kế hoạch dự trữ o Thương lượng hợp đồng bán hàng o Huấn luyện về sản phẩm và bán hang cho lực lượng bán hàng o Phát triển kế hoạch bán hàng cho nhà phân phối 5.2 Liên doanh Liên doanh là hình thức thành lập một công ty do sự liên kết giữa hai hay nhiều công ty độc lập. Liên doanh là hình thức khá phổ biến khi các doanh nghiệp toàn cầu thâm nhập vào một thị trường mới. Hiện nay, các hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia tăng lên, các hàng rào thương mại ngày càng được dỡ bỏ, tạo nên một môi trường kinh doanh hội nhập. Các doanh nghiệp quốc tế muốn thâm nhập vào thị trường nước khác được tạo nhiều điều kiện và có những thuận lợi nhất định. Úc là nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Bên cạnh đó, Úc đã ký kết nhiều hiệp đinh thương mại quốc tế, tham gia vào các khối liên minh kinh tế. Điều này làm cho các nhà xuất khẩu quốc tế có thể tiếp cận được thị trường Úc. Tuy nhiên, đầu tư vào một thị trường mới là rất khó khăn, những sự khác biệt về thị trường, sự am hiểu thị trường và các rào cản của thị trường đó làm cho mức độ rủi ro tăng cao. Doanh nghiệp nên tận dụng ưu thế của mình kết hợp với ưu thế của doanh nghiệp địa phương để có thể dễ dàng trong việc thâm nhập thị trường hơn. Sự am hiểu thị trường, mối quan hệ với các trung gian của doanh nghiệp Úc sẽ giúp nhà xuất khẩu quốc tế triển khai các hoạt động kinh doanh một cách hợp lý, phù Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 43 hợp với nhu cầu khách hàng địa phương. Trong trường hợp này, hình thức liên doanh sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên đối tác.  Thuận lợi: o Chia sẻ rủi ro, kết hợp sức mạnh o Cơ hội xây dựng danh tiếng tại Úc o Giảm rủi ro chính trị, kinh tế  Khó khăn: o Việc kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh gặp nhiều bất lợi o Dễ xảy ra mâu thuẫn trong kinh doanh Môn Học: Marketing Quốc tế GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu SVTH: Nhóm 2 TRANG 44 Tham khảo www.dodt.com.au/wordpress/?cat=3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanluong_blogspot_23pdf_9282.pdf
Luận văn liên quan