Tiểu luận Phân tích bản chất và các hình thức tiền lương cơ bản trong chủ nghĩa tư bản

Hai là, cần có chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ sở cho phù hợp sự phát triển kinh tế thị trường. Các khoản lương, thưởng, phụ cấp của người lao động phải được đảm bảo trở thành những công cụ hữu hiệu để điều tiết quan hệ lao đ ộng, phản ánh đúng giá trị sức lao động. Đó là những nguồn thu nhập để nuôi sống người lao động và gia đình họ, từ đó mới tạo động lực khuyến khích họ làm việc có hiệu quả. Mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự vận động của thị trường sức lao động.

pdf15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3233 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích bản chất và các hình thức tiền lương cơ bản trong chủ nghĩa tư bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………….. Tiểu luận PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG CƠ BẢN TRONG CNTB 2 I. PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG CƠ BẢN TRONG CNTB 1. Bản chất tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó thì nhận được số tiền trả công nhất định. Tiền trả công đó gọi là tiền lương. Số lượng tiền lương nhiều hay ít được xác định theo thời gian lao động hoặc lượng sản phẩm sản xuất ra. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng, tiền lương là giá cả lao động. Sự thật thì tiền lương không phải là giá trị hay giá cả của lao động. Vì lao động không phải là hàng hoá và không thể là đối tượng mua bán. Sở dĩ như vậy là vì: Thứ nhất: nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước, phải được vật hoá trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền để cho lao động có thể “vật hoá” được là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hoá do mình sản xuất, chứ không bán “lao động”. Người công nhân không thể bán cái mình không có. Thứ hai: việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận sau đây: Nếu lao động là hàng hoá và được trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được giá trị thặng dư, điều này phủ nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Còn nếu hàng hoá được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị. Thứ ba: nếu lao động là hàng hoá thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị. Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy, giá trị của lao động đo bằng lao động. Đó là một điều luẩn quẩn vô nghĩa. 3 Vì thế, lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân bán và nhà tư bản mua không phải là lao động mà chính là sức lao động. Do đó, tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động. Vậy bản chất của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản là biểu hiện ra bề ngoài như là giá trị hay giá cả của lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì giá trị của nó dược đo bằng lao động cụ thể hiện và nó như là một sản phẩm xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Chúng ta cần phải phân biệt tiền công danh nghĩa và tiền công đích thực. Tiền lương danh nghĩa là tổng số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Nó là giá cả sức lao động. Nó tăng giảm theo sự biến động trong quan hệ cung – cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường. Đối với người công nhân, điều quan trọng không chỉ ở tổng số tiền nhận được dưới hình thức tiền lương mà còn ở chỗ có thể mua được gì bằng tiền lương đó, điều đó phụ thuộc vào giá cả vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ. Tiền lương thực tế là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà công nhân có thể thu được bằng tiền lương danh nghĩa. Rõ ràng, nếu điều kiện khác không thay đổi, tiền lương thực tế phụ thuộc theo tỷ lệ thuận vào đại lượng tiền lương danh nghĩa và phụ thuộc theo tỷ lệ nghịch với mức giá cả vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ. Như ta đã biết trong các xã hội có giai cấp bóc lột, phần thời gian lao động thặng dư là thuộc về giai cấp bóc lột. Nhưng nhìn bề ngoài ,thì ở mỗi xã hội lại một khác. Dưới chế độ nô lệ, hầu như tất cả lao động của người nô lệ, kể cả lao động cần thiết và lao động thặng dư đều không được trả công. Dưới chế độ phong kiến, lao động cần thiết mà người nông nô bỏ ra trên mảnh đất của mình và lao động thặng dư mà người ấy bỏ ra trên ruộng đất của địa chủ, có ranh giới rõ rệt về thời gian và không gian. Còn dưới chế 4 độ tư bản chủ nghĩa, thì toàn bộ lao động của công nhân tưởng như được trả công tất cả. Quan hệ hàng hóa trong xã hội tư bản đã che đậy quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Sở dĩ biểu hiện bề ngoài của tiền lương đã che dấu bản chất của nó là do những nguyên nhân sau: Một là, việc mua bán sức lao động là mua bán chịu. Hơn nữa, đặc điểm của hàng hoá - sức lao động không bao giời tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó nhìn bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động. Hai là, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có tiền sinh sống, do đó, bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư bản việc bỏ tìên ra để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động. Ba là, do cách thức trả lương. Số lượng của tiền lương phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc sản phẩm sản xuất ra, điều đó khiến người ta lầm tưởng rằng tiền lương là giá cả lao động. Tiền lương che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công, do đó tiền lương che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. 2. Các hình thức cơ bản của tiền lương Tiền lương có hai hình thức cơ bản là: tiền lương tính theo thời gian và tiền lương tính theo sản phẩm. 5 a. Tiền lương tính theo thời gian Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tuần, tháng). Cần phân biệt tổng số tiền lương của một ngày, một tuần, một tháng với tiền trả công cho một giờ lao động. Ví dụ một công nhân một ngày làm việc 8 giờ, nhận 80 đồng như vậy mỗi giờ được trả 10 đồng. Nhưng nếu nhà tư bản bắt làm 10 giờ và trả 90 đồng, thì như vậy là giá cả một giờ lao động đã giảm từ 10 đồng xuống 9 đồng. Giá cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền lương tính theo thời gian. Tiền lương ngày và lương tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó thấp hay cao, vì còn tuỳ thuộc theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá đúng mức tiền lương không chỉ căn cứ vào lượng tiền, mà còn căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. Thực hiện chế độ tiền lương theo thời gian, nhà tư bản có thể không thay đổi lương ngày, lương tuần, mà vẫn hạ thấp được giá cả lao dộng do kéo dài ngày lao động hoặc tăng cường độ lao động. Cũng ngày lao động 8 giờ, nhưng nếu nhà tư bản cho tăng tốc độ hoạt động của máy móc lên gấp rưỡi, thì 8 giờ lao động của công nhân thực tế bằng 12 giờ, nhưng tiền lương thì vẫn là lương ngày như cũ hoặc có tăng, nhưng tăng chậm hơn mức tăng của cường độ lao động. Hình thức trả lương theo thời gian có lợi cho nhà tư bản ở chỗ: khi hàng hóa tiêu thụ dễ dàng, thì nhà tư bản kéo dài thêm ngày lao động, dù cho lương ngày của công nhân có được tăng lên, nhưng hàng hóa sản xuất cũng được nhiều hơn do đó giá trị thặng dư cũng sẽ nhiều hơn. Ngược lại, 6 nếu tình hình thị trường không tốt, thì nhà tư bản rút ngắn ngày lao động, trả công theo giờ. Như vậy trong các trường hợp này, tiền lương giảm xuống rất nhiều. Như vậy, công nhân không những bị thiệt thòi khi ngày lao động bị kéo dài quá độ, mà còn bị thiệt thòi cả những khi phải làm việc ít giờ hơn. Ở Mỹ trong những năm gần đây, 5-6% tổng số công nhân làm việc mỗi tuần từ 1 đến 14 giờ, 3-4% từ 22-29 giờ, 3-4% từ 30-34 giờ, 1/5 làm việc không đủ ngày. b. Tiền lương tính theo sản phẩm Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định. Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền công. Đơn giá tiền công là giá trả công cho mỗi đơn vị sản phẩm đã sản xuất ra theo giá biểu nhất định. Khi qui định đơn giá của sản phẩm, nhà tư bản đã tính đến tiền lương theo thời gian của công nhân trong một số ngày và số lượng sản phẩm mà công nhân làm ra trong một ngày(thường lấy mức sản xuất làm tiêu chuẩn). Ví dụ: công nhân ở xưởng A nhận lương ngày trung bình là 20 đồng và làm được 10 sản phẩm một ngày; nếu áp dụng chế độ tiền lương theo sản phẩm, thì nhà tư bản sẽ qui định đơn giá một sản phẩm là 2 đồng. Do đó, về thực chất, đơn giá tiền lương là tiền lương trả cho một thời gian cần thiết nhất định để sản xuất một sản phẩm. Vì thế, tiền lương tính theo sản phẩm chỉ là hình thức chuyển hoá của tiền lương tính theo thời gian. Hình thức tiền lương theo sản phẩm càng che giấu và xuyên tạc bản chất của tiền lương hơn so với hình thức tiền lương tính theo thời gian. Công nhân làm được nhiều sản phẩm thì càng nhận được nhiều tiền lương, điều đó 7 khiến người ta lầm tưởng là lao động đã được trả công đầy đủ. Việc thực hiện hình thức tiền lương tính theo sản phẩm một mặt làm cho nhà tư bản dễ dàng kiểm soát công nhân; một khác đẻ ra sự cạnh tranh giữa công nhân, kích thích công nhân phải lao động tích cực nâng cao cường độ lao động, tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn. Công nhân phải đem hết sức mình, đua nhau làm ngày, làm đêm, tăng cường độ lao động, mong được nhiều lương hơn chút ít. Nhưng khi số công nhân đã đạt đến mức cường độ lao động mới cao hơn, thì nhà tư bản lại hạ thấp đơn giá xuống. Kết quả là công nhân làm việc càng nhiều, thì tiền lương càng giảm xuống. Mác viết: “ Để giữ vững khối lượng tiền công của mình, người công nhân tìm cách làm việc nhiều hơn, hoặc làm thêm giờ, hoặc sản xuất nhiều hơn trong cùng một giờ…Kết quả là anh ta càng làm việc nhiều thì càng lĩnh được ít tiền công.” Vì vậy, chế độ tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản thường dẫn đến tình trạng lao động khẩn trương quá mức, làm kiệt sức người lao động. Về mặt lịch sử, tiền lương tình theo thời gian được áp dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, còn ở giai đoạn sau thì tiền lương tính theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi hơn. Hiện nay cùng với sự phát triển của cơ khí hoá và tự động hoá, tiền lương theo thời gian lại thành phổ biến. Ở Mỹ, tỷ lệ công nhân được trả lương theo sản phẩm giảm xuống: trong ngành chế tạo máy móc từ 32% năm 1926 xuống 25% năm 1952, trong ngành hoá chất và dược phẩm từ 35% năm 1926 xuống 3-16% năm 1957, trong ngành nướng bánh mỳ từ 37% năm 1926 xuống 0,5% năm 1958.Trong những ngành còn nhiều lao động thủ công, thì tỷ lệ công nhân được trả lương theo sản phẩm cao hơn nhiều: trong ngành làm đường và may mặc có tới gần 2/3 công nhân được trả lương theo sản phẩm. 8 II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN Từ 1993 đến nay, Nhà nước đã đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nhờ đó mức lương tối thiểu được pháp luật hóa và nâng cao theo thị trường. Thu nhập của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp được cải thiện. Tuy nhiên, vấn đề giá cả hàng hóa sức lao động ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động và ảnh hưởng lan toả đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do vậy, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại thực trạng giá cả hàng hóa sức lao động thời gian qua để từ đó có giải pháp hữu hiệu cho thời gian tiếp theo, tạo động lực để thị trường này phát triển vững mạnh. 1.Thực trạng chính sách tiền lương, tiền công thời gian qua a. Về chính sách tiền lương tối thiểu: Tiền lương tối thiểu được xác định theo nhu cầu tối thiểu, khả năng nền kinh tế, tiền lương trên thị trường sức lao động, chỉ số giá sinh hoạt. Nó làm căn cứ để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương trong khu vực nhà nước, tính mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện chế độ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong Điều 56 của Bộ luật Lao động ghi: Mức tiền lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tiền lương tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác. Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, mức chấp nhận tối thiểu của người lao động: “chi phí sản xuất của sức lao động giản đơn quy thành chi phí sinh hoạt của người công nhân và 9 chi phí để tiếp tục duy trì nòi giống đó là tiền công. Tiền công được định như vậy là tiền công tối thiểu”. Tức là giới hạn thấp nhất của tiền lương phải đảm bảo khôi phục lại sức lao động của con người. Và tiền lương cũng được quyết định bởi những quy luật quyết định giá cả của tất cả các hàng hoá khác…, bởi quan hệ của cung đối với cầu, của cầu với cung. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, cải cách và đổi mới chính sách tiền lương cho phù hợp sự phát triển của nền kinh tế. Từ khi ban hành Nghị định 235/HĐBT tháng 9/1985 về cải cách tiền lương trong cán bộ công chức, đến đầu năm 1993, Chính phủ đã 21 lần điều chỉnh tiền lương. Nên từ 1993 đến nay, chính sách tiền lương đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, khắc phục những hạn chế cơ bản của chính sách tiền lương theo Nghị định 235/HĐBT (1985) tạo sự hài hòa hơn về lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động là Nhà nước, với 4 nội dung cơ bản: Mức lương tối thiểu; quan hệ tiền lương giữa các khu vực; các chế độ phụ cấp tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập, trong đó xác định mức tiền công, tiền lương tối thiểu là căn cứ nền tảng để xác định giá cả sức lao động. Hình thành bốn hệ thống thang, bảng lương riêng cho 4 khu vực là:  Tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh của Nhà nước căn cứ trên năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh để định ra mức tiền lương, tiền thưởng tương đối hợp lý, đồng thời cho phép các doanh nghiệp tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh có thể giải quyết tiền lương tối thiểu gấp 1,5 lần mức quy định chung.  Tiền lương của lực lượng vũ trang được tiền tệ hóa.  Tiền lương của khu vực hành chính, sự nghiệp được thiết kế theo ngạch công chức phù hợp với chức danh và tiêu chuẩn chuyên môn, mỗi ngạch lại có nhiều bậc để khuyến khích công chức phấn đấu vươn lên. 10  Tiền lương của khu vực dân cư và bầu cử đều thống nhất, mỗi chức vụ chỉ có một mức lương, nếu được tái cử thì có phụ cấp thâm niên tái cử. Mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của giá trên thị trường, cụ thể: mức tiền lương tối thiểu áp dụng chung từ 01/01/1993 là 120.000 đồng/tháng/người; từ 01/07/1997 là 144.000 đồng/tháng; từ 01/01/2000 là 180.000 đồng/tháng; từ 01/01/2001 là 210.000 đồng/tháng; từ 01/01/2002 là 290.000 đồng/tháng. Theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ là 350.000 đồng/tháng (từ ngày 01/10/2005) và từ 01/10/2006 theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP là 450.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/01/2008 đã điều chỉnh từ 450.000 đồng lên 540.000 đồng/tháng theo Nghị định 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 quy định mức lương tối thiểu chung. Từ ngày 01/05/2010 theo Nghị định 28/2010/NĐ-CP là 730.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/05/2011 theo Nghị định 22/2011/NĐ-CP là 830.000 đồng/tháng. b) Về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp: Đối với các loại hình doanh nghiệp, tiền lương tối thiểu hiện nay được quy định là khác nhau. Chính sách tiền lương đối với các doanh nghiệp được quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản dưới luật như: Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP, Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, Nghị định 94/2006/NĐ- CP ngày 07/09/2006, Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ, Nghị định 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, Nghị định 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, Nghị định 110/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008, Nghị định 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008, Nghị định 11 107/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010, Nghị định 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010, Nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội… Cụ thể:  Đối với doanh nghiệp nhà nước, áp dụng mức thấp nhất bằng tiền lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 2,7 lần mức lương tối thiểu chung, cụ thể là từ 830.000 đến 2.241.000 đồng/tháng theo Nghị định 22/2011/NĐ- CP ngày 04/04/2011 của Chính phủ.  Ngày 22/8/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị định 70/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu theo vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động. Theo Nghị định này, mức lương tối thiểu áp dụng cho vùng 1 là 2 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 1,78 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 1,55 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,5 triệu đồng/tháng. Các mức lương này được áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI thay vì riêng rẽ cho từng khu vực như trước đây. Trước đó, theo Nghị định 108/2010/NĐ-CP, mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp trong nước là: vùng 1 (gồm các quận của Hà Nội, TPHCM): 1,350 triệu đồng/tháng; vùng 2: 1,2 triệu đồng/tháng; vùng 3: 1,05 triệu đồng/tháng; vùng 4: 830.000 đồng/tháng. Theo Nghị định 107/2010/NĐ-CP, lương tối thiểu tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo vùng như sau: vùng 1: 1,55 triệu đồng/tháng; vùng 2: 1,35 triệu đồng/tháng ; vùng 3: 1,17 triệu đồng/tháng; vùng 4: 1,1 triệu đồng/tháng. Như vậy, chính sách tiền lương trong doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh để đáp ứng với những biến động trên thị trường, nhằm đảm bảo cuộc sống 12 tối thiểu cho người lao động dưới tác động của các yếu tố chỉ số giá sinh hoạt, điều kiện lao động… 2. Những hạn chế, bất cập trong chính sách tiền lương, tiền công thời gian qua  Tiền lương chưa phản ánh đúng giá cả sức lao động, chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Mức lương tối thiểu còn thấp chưa theo kịp với yêu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự phát triển kinh tế – xã hội.  Chính sách tiền lương chưa được đảm bảo cho người lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội; chưa khuyến khích và thu hút được người tài, người làm việc giỏi. Mức lương trung bình của công chức còn thấp so với mức thu nhập trung bình của lao động xã hội. Do vậy đã gây nên sự biến động, dịch chuyển lao động lớn và tỉ lệ lao động bỏ việc, nghỉ việc ngày một tăng.  Hệ thống tiền lương còn quá nhiều thang, bảng lương và khoảng cách giữa các bậc lương nhỏ, tiền lương danh nghĩa tăng nhưng tiền lương thực tế lại giảm sút. Đối với mức lương, bậc lương giữa các loại cán bộ, công chức một số chức danh trong hệ thống chính trị ( Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể ) đã bộc lộ những bất hợp lý.  Chế độ tiền lương chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống phân phối theo việc, gắn cứng tiền lương với hệ số lương tối thiểu như nhau dù có trình độ khác nhau, nên không tạo được động lực làm việc hiệu quả. Đồng thời chưa có sự phân biệt giữa tiền lương tối thiểu của cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước với tiền lương tối thiểu của lao động trong khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra những tác động cản 13 trở, sự chênh lệch về thu nhập giữa các đơn vị có nguồn thu và không có nguồn thu. Các chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, an toàn… còn chưa được coi trọng.  Có sự chênh lệch khá lớn về mặt bằng tiền lương, thu nhập giữa các vùng, khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa lao động có kĩ thuật, có tay nghề với lao động phổ thông giữa các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương khác. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh; khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng doãng ra, nhất là giữa nông thôn và thành thị. Tỷ lệ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao hơn nhiều mức bình quân cả nước.  Trong các doanh nghiệp nhà nước, cơ chế phân phối tiền lương chưa thực sự theo nguyên tắc thị trường, còn mang nặng tính bình quân. Mức độ chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa các loại lao động không lớn, chưa khuyến khích người có trình độ chuyên môn cao vào khu vực nhà nước. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có tình trạng ép mức tiền công của người lao động, không thực hiện đúng công tác bảo hiểm xã hội… 3. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công Một là, hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công theo hướng thị trường. Tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung - cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh việc làm. Thực hiện tốt, phấn đấu rút ngắn lộ trình điều chỉnh tiền lương và trợ cấp xã hội đi đôi với kiểm soát lạm phát để đảm bảo thu nhập thực tế ngày càng tăng cho người hưởng lương. 14 Hai là, cần có chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ sở cho phù hợp sự phát triển kinh tế thị trường. Các khoản lương, thưởng, phụ cấp của người lao động phải được đảm bảo trở thành những công cụ hữu hiệu để điều tiết quan hệ lao động, phản ánh đúng giá trị sức lao động. Đó là những nguồn thu nhập để nuôi sống người lao động và gia đình họ, từ đó mới tạo động lực khuyến khích họ làm việc có hiệu quả. Mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự vận động của thị trường sức lao động. Ba là, tăng cường phối hợp cơ chế 3 bên trong ban hành chính sách tiền lương, hình thành cơ chế thỏa thuận tiền lương. Tăng cường sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng lao động vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển thị trường sức lao động. Cải thiện các điều kiện liên quan đến sự phát triển của thị trường sức lao động như các thông lệ và luật pháp quốc tế, môi trường hợp tác giữa đại diện của người lao động (tổ chức công đoàn) và đại diện người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) trong cơ chế 3 bên. Sự tham gia của các đối tác xã hội khác như các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội… Bốn là, cần quy định các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương để người lao động và người sử dụng lao động có cơ sở xác định tiền lương, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Năm là, hoàn thiện môi trường pháp lý, gắn cải cách tiền lương với cải cách kinh tế, tạo sự gắn kết đồng bộ giữa các loại thị trường để thúc đẩy nhau phát triển lành mạnh. Đẩy mạnh hoạt động tư pháp, củng cố cơ quan 15 bảo vệ luật pháp, thực hiện nghiêm túc công tác điều tra, thanh tra và xét xử nghiêm minh, tạo môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tê – xã hội. Sáu là, tăng cường sự quản lý và giám sát của Nhà nước đối với thị trường sức lao động. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường này. Xử lý tốt các trường hợp tranh chấp, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động. Bảy là, tạo cung lao động đáp ứng thị trường về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Tăng cầu lao động thông qua phát triển kinh doanh sản xuất dịch vụ trong các thành phần kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_9_dth_3484.pdf