Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất lợi nhuận, ý nghĩa thực tiễn
Như vậy là, với một lượng tư bản khả biến(v) và một trình độ bóc lột m'
không thay đổi thì sự tăng lên dần của tư bản bất biến ( c) sẽ gây ra sự
giảm dần của tỷ suất lợi nhuận p'.
Vì vậy, trong thực tế, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã
tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết
bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất; kéo
dài ngày lao động, tăng cường độ lao động; thay thế nguyên liệu đắt
tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiểm lao động,
bảo vệ môi trường, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế
liệu, phế phẩm, phế thải để sản xuất hàng hoá.
9 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 5472 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất lợi nhuận, ý nghĩa thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
tỉ suất lợi nhuận, ý nghĩa thực tiễn
2
*
Khái quát tỷ suất lợi nhuận
- Các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà còn quan tâm đến tỷ
suất lợi nhuận. Về bản chất, lợi nhuận thực chất là giá trị thăng dư (m), còn
chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là tư bản bất biến và tư bản khả biến
(c+v). Nếu kí hiệu tỷ suất lợi nhuận là p’ ta có:
p'=m/(c+v)*100%
- Trong thực tế, người ta thường tính tỷ suất lợi nhuận hằng năm bằng tỷ lệ
phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được trong năm (p) với tổng tư bản ứng
trước (k):
p'=p/k*100%
- Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do
đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các
nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.
Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
Sự thèm khát lợi nhuận của các nhà tư bản là không có giới hạn. Mức tỷ suất
lợi nhuận cao bao nhiêu cũng không thoả mãn được lòng tham vô đáy của
chúng. Nhưng mức tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của các nhà tư bản, mà phụ thuộc vào những nhân tố khách
quan sau đây:
Tỷ suất giá trị thặng dư:
Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư nên tỷ suất
lợi nhuận cũng là sự biểu hiện của tỷ suất giá trị thặng dư. Vì
vậy, chúng có mối quan hệ với nhau.
Về mặt lượng: p’ < m’ vì
m'= m/v .100%
p' = m/(c+v). 100%
Về mặt chất: tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của
nhà tư bản đốivới lao động làm thuê. Còn tỷ suất lợi nhuận chỉ
nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản, p’ chỉ cho nhà đầu
tư tư bản biết đầu tư vào đâu là có lợi.
Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là: 800 c + 200 v + 200 m,
thì m' = 100% và p'= 20%
Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là: 800 c + 200 v + 400 m, thì
3
m' = 200% và p' =40% .Do đó, tất cả những thủ đoạn nhằm nâng
cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư, cũng chính là những thủ đoạn
nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận.
Trong kinh doanh giá trị thặng dư cũng là lợi nhuận nên tỉ suất
giá trị thặng dư càng cao thì ta sẽ thu được lợi nhuận càng lớn.
Tức là trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm
thuê càng nhiều thì chi phí sản xuất tư bản càng nhỏ, nhà tư bản
sẽ thu được mức lợi nhuận càng lớn do lao động không công
của công nhân tạo ra. Ngược lại nếu trình độ bóc lột của tư bản
càng ít thì người công nhân sẽ được trả lương với mức gần
tương xứng với sức lao động bỏ ra, thì nhà tư bản sẽ thu được ít
lợi nhuận hơn. Do vậy ta mới có kết luận: Tỷ suất lợi nhuận tỷ
lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dự.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản:
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu
tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ
thuật của tư bản. Trong chừng mực cấu tạo giá trị đó do cấu tạo
kĩ thuật của tư bản quyết định và phản ánh trạng thái cấu tạo kĩ
thuật của tư bản. Do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học
và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến
đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Điều đó biểu hiện ở chỗ: bộ
phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư
bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến
thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương
đối.
Giả sử có 4 ngành sản xuất khác nhau, tư bản đầu tư vào mỗi ngành đều
bằng nhau là 200, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 200% nhưng cấu tạo
hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
ngành
sản xuất
chi phí sản
xuất (k)
m'
(%)
m
p'
(%)
May 150c+50v 200 100 50
Thủy điện 140c+60v 200 120 60
Công nghệ thông
tin
130c+70v
200 140 70
Y tế 120c+80v 200 160 80
Như vậy cùng với một lượng tư bản đầu tư bằng nhau, nhưng cấu tạo hữu cơ
khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà kinh doanh sẽ chọn kinh
doanh ở ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Như ví dụ trên , các nhà tư bản
kinh doanh ở ngành may sẽ di chuyển tư bản của mình sang ngành y tế làm
cho sản phẩm , dịch vụ của ngành y tế tăng lên, dẫn đến giá dịch vụ của ngành
4
y tế sẽ giảm xuống, chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn, sức cạnh tranh trong ngành
lớn hơn, làm cho tỷ suất lợi nhuận của ngành này sẽ giảm xuống.
Ví dụ khác:
+ Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 7/3 thì : W = 70c + 30v + 30m và p' = 30%
+ Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 8/2 thì: W = 80c +20v + 20m và p' = 20%.
Thông thường, khi cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng, thì tỷ suất giá trị thặng dư
cũng có thể tăng lên, nhưng không thể tăng đủ bù đắp mức giảm của tỷ suất
lợi nhuận.
Do vậy , t rong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi nếu cấu tạo hữu cơ càng cao thì
tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.
Tốc độ chu chuyển của tư bản:
- Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ
nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.
- Chu chuyển của tư bản là sự vận động tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là
một quá trình định kỳ được đổi mới và lặp đi lặp lại không ngừng.
Tốc độ chu chuyển:
- Các tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số lần
chu chuyển trong một đơn vị thời gian không giống nhau, nói cách khác, tốc
độ chu chuyển của chúng khác nhau. Tốc độ chu chuyển của tư bản đo bằng
số lần (vòng) chu chuyển của tư bản trong một thời gian nhất định (thường là
một năm).
- Tốc độ chu chuyển của tư bản tỉ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư
bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và
thời gian lưu thông của nó.
Công thức tính : n = CH/ch
Trong đó: n: là số vòng hay tốc độ chu chuyển của tư bản.
CH: thời gian tự nhiên ( 1 năm, 365 ngày hoặc 12 tháng).
ch: thời gian của 1 vòng chu chuyển tư bản.
Ví dụ: Một tư bản có thời gian chu chuyển một vòng là 4 tháng, số vòng chu
chuyển trong một năm (12 tháng) của tư bản đó là:
5
n = -------------- = 3 vòng/năm
*Thời gian chu chuyển
- Thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn gọi là thời gian chu
chuyển của tư bản.
- Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông. Tuy nhiên, tùy theo ở từng ngành, mà thời gian và tốc độ chu chuyển
có khác nhau.
Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất.
+ Thời gian sản xuất bao gồm:
Thời gian lao động: là thời gian mà người lao động sử dụng các công cụ lao
động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất;
Thời gian gián đoạn lao động: là thời gian mà sản phẩm chịu sự tác động
của điều kiện tự nhiên như gạch, ngói phải phơi khô trước khi đưa vào
nung, sấy; sau khi đổ bê tông phải đợi khô để thi công tiếp…
Thời gian dự trữ sản xuất: là thời gian chuẩn bị điều kiện cho sản xuất như
dự trữ nguyên vật liệu.
+ Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các nhân tố
như:
Tính chất của ngành sản xuất, ví dụ ngành đóng tàu thời gian sản xuất
thường dài hơn ngành dệt vải hay dệt thảm trơn thời gian thường ngắn hơn
dệt thảm trang trí hoa văn;Kỹ thuật công nghệ;
Quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm, ví dụ như xây dựng một xí nghiệp/
công xưởng mất thời gian dài hơn xây dựng một nhà ở thông thường;
Quá trình tự nhiên dài hay ngắn;Năng suất lao động;Dự trữ sản xuất.
Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông.
+ Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó
không sản xuất ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư.
+ Thời gian lưu thông gồm có thời gian mua và thời gian bán hàng hóa. Thời
gian lưu thông dài hay ngắn là do các nhân tố sau quy định:
Thị trường xa hay gần;Tình hình thị trường xấu hay tốt;
Trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông;
Quy mô thị trường lớn hay nhỏ;Sức mua của thị trường;Hoạt động tiếp thị.
- Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị
thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
- Trong quá trình sản xuất, các bộ phận tư bản chu chuyển không giống nhau.
Căn cứ vào tính chất chuyển giá trị của các bộ phận tư bản vào trong sản
phẩm mới, Mác chia tư bản thành hai bộ phận là tư bản cố định và tư bản lưu
động.
6
+ Tư bản cố định: là bộ phận của tư bản sản xuất được chuyển dần từng phần
một vào trong sản phẩm mới như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Trong đó, có
hai loại hao mòn tư bản cố định là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là hao mòn vật chất sau một thời gian sử dụng, cũng như
hao mòn do máy móc bị gỉ sét, hỏng hóc sau một thời gian sử dụng; nhà
xưởng xuống cấp do mưa nắng.
Hao mòn vô hình: là hao mòn thuần túy về giá trị do tác động của tiến bộ
khoa học kỹ thuật, làm cho máy móc, thiết bị giảm giá trị trong khi giá trị sử
dụng vẫn không đổi. Để giảm bớt hao mòn vô hình, các nhà tư bản thường
tìm cách kéo dài thời gian sử dụng máy móc, thiết bị trong ngày như làm 3
ca một ngày, hoặc tăng cường độ lao động, để rút ngắn thời gian khấu hao,
nhanh chóng đổi mới máy móc, thiết bị.
Thời gian chu chuyển tư bản chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên
thời gian chu chuyển trong cung một ngành và giữa những ngành khác
nhau là rất khác nhau. Để so sánh được cần tính tốc độ chu chuyển tư
bản. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản có ý nghĩa quan trọng trong
việc tăng hiệu quả họat động của tư bản.
Trước hết tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được
chi phí bảo quản, sửa chữa tư bản cố định trong quá trình hoạt động,
tránh được hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình, cho phép đổi mới
nhanh máy móc, thiết bị có thể sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ
sản xuất để mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
Tư bản lưu động: là một bộ phận của tư bản sản xuất, khi tham gia vào
quá trìnhsản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần và toàn bộ
vào trong sản phẩm mới như:nguyên nhiên vật liệu và tiền công lao
động.
Tư bản lưu động có tốc độ chu chuyển nhanh hơn so với tư bản cố định.
Trong một năm tư bản lưu động có thể quay được nhiều vòng. Việc đẩy
nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ góp phần tăng hiệu quả
sử dụng vốn tư bản, tiết kiệm tư bản ứng trước, đồng thời tăng tỷ suất
và khối lượng giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Việc phân chia tư bản cố
định và tư bản lưu động chỉ diễn ra đối với tư bản sản xuất, căn cứ tính
chất chuyển giá trị vào trong sản phẩm mới. Tư bản cố định chuyển giá
trị dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm mới. Tư bản lưu động
chuyển giá trị ngay một lần và toàn bộ vào trong sản phẩm mới sau quá
trình sản xuất.
Đối với tư bản lưu động, việc tăng tốc độ chu chuyển hay rút ngắn thời
gian chu chuyển sẽ cho phép tiết kiệm được tư bản ứng trước khi quy
7
mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng thêm sản xuất mà không cần có
tư bản phụ thêm.
Ví dụ : Một tư bản có thời gian chu chuyển là 10 tuần gồm 5 tuần sản
xuất và 5 tuần lưu thông. Quy mô sản xuất đòi hỏi một lượng tư bản lưu
động cho 5 tuần sản xuất là: 100x5=500. Nhưng sau đó sản phẩm làm
ra phải qua 5 tuần lưu thông. Do vậy, để sản xuất liên tục phải cần một
lượng tư bản lưu động khác cho 5 tuần là 100x 5 = 500, tổng cộng là
1000. Nếu do những nhuyên nhân nào, thời gian chu chuyển rút ngắn
lại còn 9 tuần với quy mô sản xuất không đổi thì tư bản lưu động cần
thiết cho sản xuất cần thiết cho sản xuất liên tục chỉ là 100x9 = 900, tiết
kiệm được 100 tư bản ứng trước. Chính vì vậy khi mới bắt đầu kinh
doanh, thực lực kinh tế còn yếu, tư bản thường được đầu tư vào những
ngành có thời gian chu chuyển ngắn như công nghiệp nhẹ, công nghiệp
thực phẩm…. Chỉ khi đã trưởng thành, có vốn lớn thì tư bản với đầu tư
vào những ngành có chu kỳ kinh doanh dài như công nghiệp nặng. Đối
với tư bản khả biến, việc tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm.
Ví dụ khác: Có hai tư bản A và B, đều có tỷ suất giá trị thặng dư là
m = 100%, chỉ khác nhau ỏ thời gian chu chuyển tư bản. Tư bản A là 5
tuần ( ngành dệt) còn tư bản B là 50 tuần ( ngành đóng tàu). Để sản xuất
liên tục, tư bản A cần một lượng tư bản khả biến ứng trước là
100x5 = 500, còn tư bản khả biến ứng trước là 100x 50 = 5000. Cùng
với m = 100, sau 5 tuần, tư bản A tạo ra một giá trị thặng dư là
5x100= 500, sau 50 tuần tạo ra giá trị thặng dư là 100x50= 5000( hay
500x10 vòng=5000), nhưng luôn luôn chỉ cần một lượng tư bản khả
biến ứng trước là 500 còn tư bản B, sau 50 tuần cũng tạo ra giá trị thặng
dư là 100x 50 =5000, nhưng cần một lượng tư bản khả biến ứng trước
là 5000.
Tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm là m với tư bản khả biến ứng trước v.
m'=m/v*100% =m*n/v*100%=m'.n
Trong đó: m là giá trị thặng dư tạo ra trong 1 vòng chu chuyển
m/v:là tỷ suất giá trị thặng dư thực tế
n:là số vòng chu chuyển trong năm
Ở tư bản A tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm là:
m'=5000/5000x100%=100%
Như vậy mặc dù có tỷ suất giá trị thặng dư m' phản ánh trình độ bóc lột
ở tư bản A và B như nhau, nhưng tỷ suất giá trị thăng dư hàng năm m'
phản ánh hiệu quả hoạt động của hai tư bản đó lại khác nhau. Bởi vậy,
việc lựa chọn ngành có thời gian chu chuyển ngắn hơn và tìm mọi cách
rút ngắn thời gian của một vòng chu chuyển là một trong những biện
pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng của các doanh nghiệp. Điều đó gây
8
ra ảo tưởng rằng lưu thông cũng tạo ra giá trị thặng dư cho tư bản. Song
thực tế không phải vậy, chu chuyển nhanh vì do đã thu hút được nhiều
lao động hơn, nhờ đó mà tạo ra được nhiều giá trị mới trong đó có giá
trị thặng dư.
Tốc độ chu chuyển tư bản bằng số vòng chu chuyển thực hiện
được trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tỷ suất giá trị thặng dư
hàng năm càng tăng lên, do đó tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.
Ví dụ: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 1 vòng:
80c + 20v + 20m, thì p' = 20%.
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 2 vòng:
80c + 20v + (20 + 20)m, thì p' = 40%.
Vậy tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và
tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.
Tiết kiệm tư bản bất biến:
Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi,
nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.
Vì theo công thức:
p' = m/(c+v)*100%
Rõ ràng khi m và v không đổi, nếu c càng nhỏ thì p' càng lớn.
Quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần là do sự tăng lên
của tư bản bất biến so với tổng tư bản đã dẫn tới sự giảm sút một cách
tương đối của tư bản khả biến so với tổng tư bản. Kết quả tư bản bất
biến sẽ tăng lên một cách tương đối so với tư bản khả biến và do đó
làm tỷ suất lợi nhuận cũng giảm dần. Sở dĩ có hiện tượng tư bản bất
biến sẽ tăng lên một cách tương đối so với tư bản khả biến là do sự
phát triển ngày càng nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản đã đem lại
những phương pháp sản xuất mới cho phép vẫn một lượng công nhân
như thế, vẫn một khối lượng sức lao động như thế do khối lượng tư
bản khả biến nhất định thuê mướn, cùng trong một khoảng thời gian
như thế, sẽ vận động được một khối lượng tư liệu lao động, máy móc
và các loại tư bản cố định ngày càng lớn..Ta sẽ xét một ví dụ sau đây
để có thể thấy rõ hơn về lý luận trên:
Giả sư có một lượng bất biến v = 100, tỷ suất giá trị thặng dư
m'=100% do đó lượng giá trị thặng dư tương ứng bằng
m'*v = 100%*100 = 100.
Sau đây , với sự tăng lên dần của tư bản bất biến(c), ta sẽ thấy tỷ suất
lợi nhuận (p') sẽ giảm dần xuống:
c=50, v=100 thì p' = 100/(50+100)=66,666%
c=200, v=100 thì p'=100/(200+100)=33,333%
c=300, v=100 thì p'=100/(300+100)=25%
9
Như vậy là, với một lượng tư bản khả biến(v) và một trình độ bóc lột m'
không thay đổi thì sự tăng lên dần của tư bản bất biến ( c) sẽ gây ra sự
giảm dần của tỷ suất lợi nhuận p'.
Vì vậy, trong thực tế, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã
tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết
bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất; kéo
dài ngày lao động, tăng cường độ lao động; thay thế nguyên liệu đắt
tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiểm lao động,
bảo vệ môi trường, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế
liệu, phế phẩm, phế thải để sản xuất hàng hoá.
=> Bốn nhân tố trên đây đều được các nhà tư bản sử dụng khai thác một cách
triệt để, để thu tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Song, với những đặc điểm, điều
kiện khác nhau, nên cùng một lượng tư bản như nhau đầu tư vào các ngành
sản xuất khác nhau, mà tỷ suất lợi nhuận thu được lại khác nhau. Vì vậy, các
nhà tư bản ra sức cạnh tranh kịch liệt với nhau và dẫn tới việc hình thành lợi
nhuận bình quân.
tài liệu tham khảo: ương-7-ktct
timtailieu.vn
Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin (nâng cao).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_toi_ti_suat_loi_nhuan_1141.pdf