Tiểu luận Phân tích các nhân tố môi trường bên ngoài tác động đến việc xây dựng chiến lược của Furama Resort

Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn. Thế nhưng khi là thành viên của WTO những tác động tiêu cực sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế.

pdf15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3621 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích các nhân tố môi trường bên ngoài tác động đến việc xây dựng chiến lược của Furama Resort, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 1 Tiểu luận Phân tích các nhân tố môi trường bên ngoài tác động đến việc xây dựng chiến lược của Furama Resort Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 2 1. môi trường kinh tế: Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong cả nước, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997 - 2010 (theo giá cố định 1994) đạt 11,30%/năm so với mức bình quân 7,27%/năm của cả nước Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng lượng khách bình quân giai đoạn 2001-2010 là 15,4%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế là 7,4%/năm và khách du lịch nội địa là 19%/năm. Đến năm 2010, tổng lượt khách đến Đà Nẵng là 1.770.000 người, trong đó khách quốc tế là 370.000 người (20,9%) và khách nội địa là 1.400.000 người (79,1%). Trong xu hướng tăng trưởng chung của tổng lượng du khách đến Đà Nẵng, lượng du khách quốc tế cũng có những tín hiệu tích cực. Trong giai đoạn 2001 - 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách quốc tế đến Đà Nẵng đạt 11,6%. Năm 2009 lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng chỉ đạt 300.000 lượt khách, giảm 28,6% so với năm 2008. Lý giải cho điều này là do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cộng với dịch cúm A/H1N1 nên ngành du lịch Đà Nẵng đã bị ảnh hưởng chung với ngành du lịch Việt Nam và thế giới. Đến năm 2010, khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dần phục hồi thì lượng du khách quốc tế lại tăng lên đáng kể. Lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2010 đã tăng 23,3% so với năm 2009 (đạt 370.000 lượt khách). Khách du lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng luôn chiếm số lượng lớn và có xu hướng tăng dần tỉ trọng trong tổng lượng du khách đến với Đà Nẵng. Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 3 Năm 2011, lượng khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng là 291.462 lượt người, chiếm tỉ trọng 59,96%. Tỉ trọng này đã tăng lên 65,45% vào năm 2005 và đến năm 2010, con số này đã tăng gần 79,1% trong tổng lượng du khách đến với Đà Nẵng. Sự tăng trưởng mạnh của lượng du khách nội địa đã phần nào cho thấy được sự thành công của thành phố trong việc khai thác thị trường này trong những năm vừa qua.  Kinh tế phát triển giúp Đà Nẵng trở thành một nơi đầu tư lí tưởng. Việc thu hút đầu tư vừa giúp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng cho thành phố nhằm thu hút khách du lịch, vừa mang đến một lượng khách du lịch dồi dào, là những người có thu nhập cao từ nước ngoài đến làm ăn, hợp tác . Đây là điều kiện thuận lợi vì đối tượng khách mà Furama phục vụ là những người có thu nhập cao Thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được xác định chủ yếu là từ các nước và vùng lãnh thổ ở Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc); khu vực Tây Âu (Pháp, Anh, Đức) và từ các châu lục khác như Mỹ, Úc. Sự gia tăng nhanh chóng lượng khách du lịch đến từ các nước trong khu vực ASEAN như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore trong khoảng 2-3 năm trở lại đây cũng làm phong phú thêm thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trong giai đoạn tới, 2010-2030, Du lịch quốc tế sẽ tiếp tục phát triển, nhưng với một tốc độ vừa phải hơn so với những thập kỷ qua, với lượng khách tăng trung bình 3,3% một năm. Theo tính toán mỗi năm trung bình sẽ có thêm 43 triệu người tham gia vào thị trường du lịch quốc tế. Với tốc độ tăng trưởng dự báo, lượng khách du lịch quốc tế từ 940 triệu năm 2010 sẽ vượt qua mốc 1 tỷ vào năm 2012 và đến 2030, lượng khách dự kiến sẽ đạt 1,8 tỷ. Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 4  Sự tăng trưởng đều của nhu cầu du lịch thế giới, đặc biệt là các nước là khách du lịch truyền thống của Đà Nẵng là cơ hội lớn cho Khách sạn Furama, vấn đề đặt ra là cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để thu hút khách du lịch. 2. môi trường chính trị_ pháp luật: Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,phải có những chính sách phù hợp để phát triển ngành du lịch,ngành du lịch phải hoạt động trên hành lang pháp luật đã được quy định trong hiến pháp,ngoài ra sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan. Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo nên. Ở Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch bị phá hoại, nếu tồn tại thì chỉ còn một phần và chúng ta đang ra sức kiến tạo lại tức là chúng ta quá lạm dụng “bê tông hoá”, “nhựa hoá”, dù biết rằng nó đã mất đi phàn nào đó giá trị nguyên bản Từ những ví dụ trên cho chúng ta thấy được tầm quan Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 5 trọng của an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự thành bại của ngành du lịch - Việt Nam là một quốc gia có chính trị tương đối ổn định. Đây là cơ hội dành cho các nhà đầu tư. - Chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển du lịch ở Thành phố Đà Nẵng : Trong tháng 01/2012, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 190.693 lượt, tăng 30% so với cùng kỳ 2011, trong đó khách quốc tế ước đạt 60.372 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ 2011, khách nội địa ước đạt 130.321 lượt, tăng 47% so với cùng kỳ 2011. Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch ước đạt 175 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ 2011. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 402 tỷ đồng. Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã và đang có những chính sách để đầu tư phát triển du lịch, mời gọi các nhà đầu tư đấu thầu vào các dự án lớn như: khu nghỉ dưỡng sinh thái làng Vân, xây dựng bến thuyền du lịch và tàu du lịch trên sông Hàn, tạo điều kiện thuận lợi để các hãng lữ hành đón các đoàn khách quốc tế cập cảng Đà Nẵng. Năm 2011 được xem là năm của những dự án văn hóa thể thao của Đà Nẵng. Dự án rạp xiếc “có quy mô lớn và hiện đại bậc nhất châu Á” đang chuẩn bị xây dựng trên diện tích 10.000m2 tại phường Hòa Cường Nam, sức chứa từ 2.000- 2.500 chỗ ngồi. Một công trình được chờ đợi đó là dự án đầu tư xây dựng Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Đà Nẵng tại vị trí đảo nổi, khu công viên Đông Nam Đài Tưởng niệm (phường Hòa Cường Bắc), tổng mức đầu tư trên 286 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương. Công trình có quy mô cực lớn khác đã được khởi động đó là Công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn trên tổng diện tích tích gần 139ha, vốn đầu tư khoảng 2.000 Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 6 tỷ đồng. Dự án được quy hoạch trên diện tích tổng thể 139ha thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.. Có thể thấy, du lịch dịch vụ đang là ngành kinh tế mũi nhọn được chính quyền thành phố Đà Nẵng đặc biệt chú trọng phát triển. Đà Nẵng tập trung vào hai loại hình chính: du lịch nghỉ dưỡng và du lịch công vụ. Đối với thành phố Đà Nẵng, với lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, địa hình cũng như nền tảng cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư xây dựng trong thời gian qua, việc phát triển hai loại hình du lịch trên trở thành trọng điểm trong phát triển du lịch là hoàn toàn có cơ sở thực hiện. Những điểm mạnh và tiềm năng thực sự có thể khai thác phục vụ cho hai loại hình du lịch này bao gồm: Về tài nguyên du lịch, Đà Nẵng có môi trường cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bờ biển dài và trải rộng, …bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn có địa hình tương đối đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như rừng, sông, núi…Trong đó hệ thống rừng của thành phố, đặc biệt tại bán đảo Sơn Trà và Bà Nà có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi. Về cơ sở hạ tầng du lịch, Đà Nẵng có hệ thống khách sạn, nhà hàng và các cơ sở liên quan tương đối hoàn thiện. Hiện thành phố có 162 khách sạn, trong đó có 4 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao và 12 khách sạn 3 sao, đưa tổng số phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao lên 1.756 phòng . Bên cạnh đó, hệ thống khách sạn tại Hội An với chất lượng quốc tế sẵn sàng cung ứng cho du khách một khi tổ chức các hoạt động quốc tế thu hút số lượng lớn người tham gia. Hệ thống phương tiện vận chuyển đã được đầu tư đáng kể Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 7 với hơn 500 xe du lịch chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế. Địa điểm nghỉ dưỡng môi trường lý tưởng với hệ thống khách sạn ven biển, loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại núi. Hiện nay, hầu hết các dự án du lịch tập trung khai thác thế mạnh du lịch biển, dọc tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc có 29 dự án, Nam Ô - Thuận Phước có 2 dự án. Hầu hết các dự án tập trung xây dựng dự án khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng và giải trí với tiêu chuẩn quốc tế của các tập đoàn tài chính, du lịch và địa ốc nổi tiếng trên thế giới. Phục vụ cho loại hình du lịch MICE, nhiều khách sạn lớn đã và đang xây dựng các Trung tâm Hội nghị kèm theo với sức chứa từ 500-1000 chỗ ngồi, với cơ sở hạ tầng hiện đại sẵn sàng phục vụ các hội nghị hội thảo tầm cỡ khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, những năm gần đây, việc tổ chức các sự kiện kinh tế, chính trị như các kỳ họp, các hội nghị, hội thảo cấp quốc gia, quốc tế và khu vực đã góp phần giúp ngành du lịch Đà Nẵng có đuợc những kinh nghiệm quý báu và bài học giá trị trong phối hợp tổ chức các hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế. - Các vấn đề về luật du lịch Việt Nam : Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Nhà Nước Việt Nam về hoạt động kinh doanh du lịch (Chương I: Những quy định chung). Riêng đối với loại hình doanh cơ sở lưu trú - khách sạn thì các doanh nghiệp cần phải chấp hành những quy định riêng nằm trong chương IV : Kinh doanh du lịch, mục 4 : Kinh doanh lưu trú du lịch Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 8 3. môi trường văn hóa_ xã hội: a. Về nguồn lực lao động Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn kể trên qua bàn tay và khối óc của con người nhào nặn trở thành nguồn lực cơ bản hình thành các sản phẩm du lịch. Về tiềm năng Việt Nam có thể phát triển một hệ thống sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và hấp dẫn. Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch. Với dân số 88 triệu dân, phần đông ở độ tuổi lao động sung sức và dân số trẻ chiếm đa số, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói chung và đối với phát triển du lịch nói riêng. Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với khu vực. Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch. Với những thế mạnh như trên thì điểm yếu trường kỳ gặp phải là: Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian qua nhưng so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu. Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp du lịch thấp, hơn nữa chất lượng đào tạo du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu. Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 9 Đánh giá mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ. Ngành du lịch thực sự thiếu đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu của thời đại với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập cao. Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp với nhiều loại hình du lịch và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ. b. Về yếu tố văn hoá Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra các biện pháp để tổ chức khai thác tốt hơn nữa các bảo tàng như: Bảo tàng thành phố, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đồng Đình, Bảo tàng điêu khắc Chăm để đưa vào chương trình phục vụ khách tham quan, du lịch. Nghiên cứu thời gian phục vụ khách cho đến 22 giờ đêm; Xúc tiến xây dựng Bảo tàng mỹ thuật; Xây dựng Khu Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn với các hạng mục: Quy hoạch và đầu tư xây dựng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn thành khu du lịch đặc trưng có giá trị đặc biệt, hội tụ các yếu tố bảo tồn văn hóa di tích, cảnh quan của thành phố, hình thành một số điểm tham quan mới; khai thác phía Tây và khu vực sông Cổ Cò, hang Âm phủ, đưa thang máy hòn Thủy Sơn vào phục vụ khách; Hình thành làng đá thành một khu liên hoàn, có không gian riêng cho từng khu vực, 1 điểm tham quan có thuyết minh, chiếu phim giới thiệu, bán sản phẩm, trưng bày, mua sắm; Đầu tư và hình thành các điểm tham quan du lịch mới, lễ hội, bảo tàng, tâm linh, nghỉ dưỡng và điêu khắc mua bán đá mỹ nghệ. Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 10 Phát triển các show diễn nghệ thuật dân gian của Đà Nẵng; Tổ chức các lễ hội như: Lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội cầu Ngư; tổ chức festival làng đá, việc tổ chức phải diễn ra định kỳ để quảng bá cho khách du lịch và trở thành một thương hiệu hoạt động du lịch không thể thiếu đối với du khách đến Đà Nẵng. Xây dựng các tour du lịch đường sông, biển dọc theo sông Hàn, sông Hàn ra cửa biển, các làng quê ven sông và các điểm quanh bán đảo Sơn Trà; Xây dựng các tuyến đường sông Cổ Cò (Hòa Hải - Ngũ Hành Sơn) sau khi hình thành Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn sẽ là một tuyến đường sông hấp dẫn; Xây dựng tuyến sông Cu Đê (Hòa Liên - Hòa Bắc); Hình thành sản phẩm du lịch làng quê, làng nghề theo mô hình du lịch cộng đồng như làng Phong Nam, Đa Mặn - K20. Xây dựng các điểm đến tại Hoà Xuân, Thái Lai, xây dựng các điểm đến quanh bán đảo Sơn Trà; Hình thành đội tàu du lịch đường sông kêu gọi đầu tư bằng nguồn xã hội hóa; hình thành dịch vụ bơi thuyền Kayak, Canoeing trên sông Hàn Đầu tư xây dụng các bến thuyền tại các địa điểm Thuận Phước, Nại Hiên. Thực hiện chiến dịch quảng bá tuyên truyền về du lịch Đà Nẵng, xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện. 4. môi trường tự nhiên: - Tọa lạc trên một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh, Furama Resort Danang có một vị trí rất đắc địa: Nằm ở vị trí cửa ngõ đến ba di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận bao gồm: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Chỉ cách trung tâm Thành phố và sân bay Quốc tế Đà Nẵng ít phút xe hơi và được sở hữu một bãi biển riêng sang trọng, Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 11 - Theo đánh giá của các cơ quan quản lý về môi trường biển, hiện nay, nước biển ven bờ của Việt Nam, trong đó có TP. Đà Nẵng, đã bắt đầu suy giảm về mặt chất lượng. Theo tiêu chuẩn cho phép hàm lượng đồng (Cu) trong nước biển là 0,02mg/lít, trong khi đó, hàm lượng này ở Đà Nẵng đã đạt đến 0,07- 0,08mg/lít. - Tình trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ do chất thải và nước thải sinh hoạt ngày càng gia tăng. Một số cống thoát nước sinh hoạt được đổ thẳng ra biển làm ô nhiễm biển mà việc giải quyết không thể thực hiện trong thời gian ngắn. - Ngoài ra furama resort lại nằm trong dải đất miền trung_ nơi thường xuyên hứng chịu những trận bão lũ lớn nhất cả nước. gây thách thức to lớn cho furama resort về vấn đề phòng chống và khắc phục ảnh hưởng sau bão, lũ. 5. môi trường kỹ thuật_ công nghệ: Việc ứng dụng các trang thiết bị với công nghệ cao vào quá trình kinh doanh để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất: Đầu tiên phải nói đến các chương trình quản lý thông tin trong resort, giúp cho resort có thể lưu giữ một lượng lớn thông tin và thực hiện các thao tác được nhanh hơn ở bất kỳ bộ phận nào. Sau đây là một số công nghệ được ứng dụng: hệ thống camera quan sát, hệ thống check in bằng thẻ cảm ứng, hệ thống báo cháy chữa cháy tự động, hệ thống báo động đột nhập bằng tia hồng ngoại, công tắc từ, đầu báo khói, đầu báo gas, đầu báo kính vớ, đầu báo nước tràng, loa báo động, đặc biệt là hệ thống khoá resort thông minh…hầu hết các ứng dụng này nhằm nâng cao an toàn và sự thuận tiện nhanh chóng cho khách lưu trú tại resort.. Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 12 Việc lắp đặt hệ thống Wi-Fi tốc độ cao thực hiện cả trên các loại phương tiện giao thông đưa đón khách ra bên ngoài. Như vậy, tất cả du khách lưu trú tại khách sạn này có thể dùng laptop, máy tính bảng hay điện thoại thông minh truy nhập Internet suốt từ khi bước vào khu vực đón khách đến của khách sạn tại sân bay Đà Nẵng, trên xe đưa đón, cho đến trong khu nghỉ mát và ra tận bờ biển. Thay thế các thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị mới để xứng đáng với tầm vóc của một cơ sở lưu trú cấp hạng 5 sao: Furama Resort Đà Nẵng cũng thay toàn bộ TV đèn hình hiện có tại các phòng bằng TV đèn LED, công nghệ mới nhất, độ phân giải Full HD, hỗ trợ cổng USB Video. Với chuẩn kết nối mới, khách du lich có thể kết nối TV với các thiết bị quay phim, chụp hình cá nhân. Hiện tại, Furama cũng thử nghiệm công nghệ My TV - gói dịch vụ TV thông minh của VNPT. My TV cho phép du khách xem dự báo thời tiết, chơi game, đặt phòng online, xem bảng giá sử dụng trong ngày, truy cập Internet và nhiều tiện ích khác. Với gói dịch vụ này, bạn có thể vừa nghỉ mát vừa theo dõi công việc qua Tele Conference hoặc liên lạc với người thân qua Video Call. 6. môi trường toàn cầu: Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 13 quan hệ Á-Âu, Mỹ- Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và công nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng. Châu Á-Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn. Việt Nam đang trở quốc gia, điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phương và đa phương. Các dòng di chuyển vốn đầu tư và luồng khách du lịch đang có xu hướng dịch chuyển mạnh tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong đó Việt Nam được hình tượng như “ngôi sao” đang lên. Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 14 Việt Nam về vị trí địa lý gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và các nước Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 1,5 tỷ người tiêu dùng du lịch có thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến từ các quốc gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn. Thế nhưng khi là thành viên của WTO những tác động tiêu cực sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển đông có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế. Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt Nam là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines, Cămphuchia đang trở lên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam nếu không sẽ thua thiệt trong cạnh tranh toàn cầu. Bài tập nhóm BLUE Giáo viên: TH.S Nguyễn Thị Hải Đường 15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluu_trj_025.pdf
Luận văn liên quan