Tiểu luận Phân tích chủ trương “Hoa-Việt thân thiện” của Việt Nam Dân chủ cộng hòa giai đoạn 1945-1946

Có thể nói rằng Hoa - Việt thân thiện đã tạo tiền đề hết sức thuận lợi cho việc ký kết những thoả thuận cần thiết với thực dân Pháp như Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và cấp thiết hơn cả là phục vụ cho mục tiêu - tiêu diệt thực dân Pháp, kẻ thù chính của dân tộc ta. Bởi vì sao? Thứ nhất, chúng ta sẽ tránh được nguy cơ phải đụng đầu trực tiếp với thế lực Tưởng ở miền Bắc, điều mà chúng ta hoàn toàn không muốn chút nào vào thời điểm bấy giờ. Thêm vào đó, chính quyền chúng ta vừa tạo dựng được rất cần thời gian để củng cố vững chắc và tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm chiếm thế chủ động hơn so với kẻ thù. Và đặc biệt Hoa - Việt thân thiện sẽ khiến cho mâu thuẫn giữa Tưởng và thực dân Pháp tăng lên? Chúng ta đều biết cả Pháp và Tưởng đều có mục tiêu vào nước ta để tiêu diệt cách mạng nước ta, song cách thức có khác nhau. Phải chăng ta và Tưởng xây dựng Hoa - Việt thân thiện sẽ khiến Pháp hoài nghi Tưởng mượn tay ta loại Pháp ra khỏi “cuộc chơi ” này? Tuy Pháp và Tưởng đã ký Hiệp ước Hoa - Pháp song không thể che đậy ý đồ muốn loại bỏ Tưởng và độc chiếm nước ta của Pháp. Bản thân Tưởng cũng đang gặp phải những khó khăn nội tại, muốn Pháp phải trả giá cao, giữ được nhiều quyền lợi ở Đông Dương. Hơn nữa, Mỹ đồng tình với Tưởng trong việc thương lượng với Pháp vì Mỹ đang ra sức tập hợp lực lượng, trong đó có Pháp, để chống Liên Xô.Và việc ta ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 với Pháp sẽ nhờ bàn tay của Pháp loại Tưởng ra khỏi nước ta dễ dàng, để từ đó tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm đã nêu trên.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích chủ trương “Hoa-Việt thân thiện” của Việt Nam Dân chủ cộng hòa giai đoạn 1945-1946, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Phân tích chủ trương “Hoa-Việt thân thiện” của Việt Nam Dân chủ cộng hòa giai đoạn 1945-1946 LỜI MỎ ĐẦU Đấu tranh và hòa hoãn với thế lực Tưởng Giới Thạch trong thời gian trước khi có hiệp định Hoa-Pháp (28-02-1946) là bước đi đầu tiên dùng Tưởng để kiềm chế mưu đồ của thực dân Pháp, khai thác sự khác nhau về lợi ích ở Đông Dương giữa Pháp-Anh và Mỹ- Tưởng. Trong lúc tình hình kinh tế , tài chính của ta rất khó khăn, quân đội Tưởng và lực lượng tay sai của chúng vào đất nước ta gây sức ép về nhiều mặt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:“Nay trong nước ta có 20 vạn quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc, lại có một số Việt Nam Quốc Dân Đảng sẵn sàng cướp chính quyền, cần tranh thủ thời gian để củng cố chính quyền rồi thế nào sau sẽ liệu. Bây giờ phải làm chính sách Câu Tiễn đã” . Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về kháng chiến kiến quốc ngày 25 tháng 12 năm 1945 vạch rõ :“ Kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng” . Đồng thời, với thế lực của Tưởng, ta vẫn chủ trương: “Hoa – Việt thân thiện”. Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao phải thực hiện “Hoa- Việt thân thiện” hay nói cách khác Hoa-Việt thân thiện với tư cách là một phần của chính sách đối ngoại được hoạch định dựa trên cơ sở nào? Trong khi (như đã nói ở trên) kẻ thù chính của chúng ta là thực dân Pháp, lẽ ra, phải ưu tiên chính sách “Hòa để tiến” với Pháp trước. Để trả lời câu hỏi trên, nên tập trung vào một số luận điểm sau: I/ Bối cảnh lịch sử II/ Mục đích của các bên III/ Kết quả đạt được Chính sách Hoa- Việt thân thiện với tư cách là một chính sách đối ngoại được hoạch định dựa trên những cơ sở sau: I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1.Hoàn cảnh của Việt Nam Dân chủ cộng hoà Thuận lợi: - Việt Nam DCCH tuy chưa được nước nào trên thế giới công nhận nhưng đã trở thành một đất nước cộng hoà chứ không còn là một nước thuộc địa với cơ sở pháp lý rõ ràng. - Đường lối lãnh đạo của Đảng phù hợp với xu hướng hoà bình, dân chủ, độc lập, tự do trên thế giới. Cách mạng thành công, chính quyền trong nước được sự sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ là yếu tố quan trọng góp phần giữ vững chính quyền non trẻ. - Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu trở thành trụ cột cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới làm lung lay hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ. Khó khăn - Nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà được thành lập, tình hình nước ta đứng trước những khó khăn chồng chất: • Về kinh tế, nạn đói, nạn lụt, nạn hạn hán liên tiếp xảy ra. Các cơ sở công nghiệp đình đốn, sản xuất thâm hụt, hàng tiêu dùng khan hiếm, ngân sách thiếu hụt nghiêm trọng. • Về chính trị, nhà nước non trẻ vừa được thành lập, các cơ sở chính quyền chưa hoàn chỉnh, về mặt quốc tế nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà chưa được nước nào công nhận. • Nổi bật nhất là trên 90% nhân dân mù chữ. Điều này cho thấy nhận thức của nhân dân ta còn kém, vì thế việc tuyên truyền đường lối cách mạng lúc bấy giờ sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí đây là yếu tố mà kẻ thù có thể dễ dàng lợi dụng để đạt được lợi ích của chúng. - Thù trong, giặc ngoài tập trung lại, ra sức chống phá. Bọn đế quốc Anh, Pháp, Mỹ và Tưởng Giới Thạch (kéo theo sau là bọn phản động lưu vong) cùng nhau mưu toan xâu xé, chia cắt đất nước ta, hòng đè bẹp chính quyền cách mạng còn non trẻ, đặt nước ta trong tình thế hết sức hiểm nghèo, trước nguy cơ một mất, một còn. Trong khi, Mỹ trở thành đế quốc lớn nhất, có sức chi phối hệ thống đế quốc và đang trở thành sen đầm quốc tế và có liên hệ chặt chẽ với Tưởng. 2. Hoàn cảnh của Tàu Tưởng Thuận lợi: - Tưởng có hậu thuẫn là đế quốc Mỹ, kẻ mà ngay từ năm 1942, khi Nhật đang sa lầy, Pháp yếu thế, đã có ý định gạt Pháp để thống trị Đông Dương qua tay sai là Tưởng Giới Thạch. Chúng lập tổ chức Trung - Mỹ hợp tác sở ở Liễu Châu (Trung Quốc) để thực hiện âm mưu đó. Mặt khác, đế quốc Mỹ thúc Tưởng Giới Thạch gấp rút chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch Hoa quân nhập Việt, lập sẵn những đội quân tiền tiêu để tiến vào Việt Nam, cùng với việc nặn ra các tổ chức phản động (Việt cách, Việt quốc) để làm tay sai cho chúng . Khó khăn - Chính quyền Tưởng Giới Thạch bị thất bại nặng nề trong cuộc tấn công vào vùng giải phóng của đảng cộng sản Trung Quốc. - Chính quyền Tưởng tuy có Mỹ giúp sức, song đang phải đối phó với sự phát triển của cách mạng Trung Quốc do Đảng cộng sản lãnh đạo và nước Trung Hoa đang đứng trước một cuộc nội chiến mới. - Chính quyền Tưởng tuy tham vọng thì lớn, nhưng thực lực có hạn, đội quân Tưởng kéo sang Việt Nam tuy đông nhưng ô hợp, tổ chức kém và hậu cần khó khǎn, nên chúng không thể muốn gì là làm được, không thể không trông mong vào những khả nǎng hậu cần tại chỗ. II. MỤC ĐÍCH CỦA CÁC BÊN 1. Toan tính của địch Trước hết, phải khẳng định Pháp và Tưởng đều có mục tiêu vào nước ta để tiêu diệt cách mạng nước ta mặc dù cách thức có khác nhau. Về phần Pháp, có thể nói rằng mục tiêu xuyên suốt của Pháp la chiếm ngôi vị bá chủ ở Đông Dương ví vậy, tuy bị phát xít Nhật hất cẳng ở Đông Dương và bị thất bại nhục nhã, nhưng vẫn không từ bỏ dã tâm trở lại xâm lược nước ta. Tướng Đờ Gôn, khi đang lưu vong ở nước ngoài (ngày 8-2-1943), trâng tráo tuyên bố về việc cần thiết phải duy trì sự thống trị của Pháp ở Đông Dương. Đờ Gôn giao cho tướng Bơ-le-giơ nghiên cứu kế hoạch trở lại Đông Dương, Pháp dùng quân sự để thiết lập chế độ thuộc địa với mục đích thực hiện quay trở lại với chiến tranh Việt Nam. Chúng còn dắt theo bọn tay sai (Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam), cùng bọn đặc vụ của chúng do các tướng Tiêu Văn và Vương Chí Ngũ chỉ huy. Chỉ trong vòng một tháng (kể từ ngày đoàn quân đầu tiên của chúng đến Cao Bằng, ngày 21-8-1945), chúng đã thay thế quân Nhật và chiếm đóng các vị trí từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Rõ ràng, mục đích của chúng là, không chỉ tước vũ khí quân đội Nhật đã đầu hàng, mà còn tiến tới thôn tính Việt Nam. Chúng cho rằng, đây là thời cơ thuận lợi mà chúng đã chờ đợi từ lâu. Ở những vùng quân đội Tưởng kéo đến đầu tiên như Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Yên, để thực hiện mưu đồ, chúng tước vũ khí các đội tự vệ, bắt giữ cán bộ, giải tán chính quyền địa phương Trong khi đó, bản thân Tưởng cũng đang gặp phải những khó khăn nội tại, muốn Pháp phải trả giá cao, giữ được nhiều quyền lợi ở Đông Dương. Tưởng lợi dụng là tư cách quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật, kéo theo bè lũ tay sai để thiết lập chính quyền tay sai của chúng. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng. Với mưu đồ là “ diệt Cộng, cầm Hồ” , Tưởng coi Việt Nam là con bài quan trọng để mặc cả với Pháp. Cùng với sự hậu thuẫn của Mỹ, Tưởng nuôi hi vọng sẽ từng bước thực hiện mục tiêu của mình. Nói về Mỹ, Mỹ đứng sau Tưởng, phải chăng toan tính của Mỹ là muốn xâu xé, can thiệp vào thị trường Đông Dương- nơi có vị trí chiến lược quan trọng và đặc biệt nó là một phần quan trọng trong chiến lược làm bá chủ toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ II. Mỹ đã tán thành ý kiến của Liên Xô tức là không cho phép tái lập chế độ thuộc địa ở Đông Dương và thiết lập chế độ thác quản vì có như thế mới thực hiện được chính sách mở cửa và cơ hội đồng đều mà trước đó chưa có điều kiện thực hiện . 2.Mục đích của ta Mục đích của ta là tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một một lúc, và tạo ra thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng và bảo vệ chính quyền non trẻ. Đảng ta xác định rõ, thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Bởi lẽ, chúng đã và đang trắng trợn dùng vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Nhận thức rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta cho rằng các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Để tập trung đối phó với thực dân Pháp, cần phải hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng. Những nhân nhượng nhất định, chính là chủ động ngǎn chặn và làm thất bại âm mưu lật đổ của chúng, tỏ rõ thiện chí của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ quân Đồng minh trong việc giải giáp quân Nhật, không để họ kiếm cớ lật đổ chính quyền của ta. Chúng ta biết rõ các đảng phái phản động Việt Quốc, Việt Cách..., hoàn toàn dựa vào quân Tưởng, nên khi đội quân đó rút đi thì các tổ chức đó cũng không có chỗ đứng trong lòng quốc gia, dân tộc và chiêu bài "yêu nước", "cách mạng" cũng bị chính những hành động phản nước, hại dân của họ lột bỏ. Chú trọng lợi dụng mâu thuẫn của Tàu- Mỹ và Anh-Pháp Đờ Gôn để tranh thủ ngoại viện, kí hiệp ước với các nước Đồng minh, để họ thừa nhận nền độc lập của dân tộc ta. Hồ Chủ tịch thường nhắc nhở: “ Do nội bộ của nó không ổn định là điều ta có thể lợi dụng”. 3. Nội dung và biện pháp của Chính sách Hoa-Việt thân thiện a) Nội dung chính Nội dung chính của chính sách Hoa- Việt thân thiện là tạm thời hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc, tập trung chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam (9-1945 đến 3-1946). Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Để tập trung đối phó với thực dân Pháp, cần phải hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ quân Tưởng vào nước ta với ý đồ lật đổ Chính phủ ta, lập nên chính quyền tay sai của chúng nhưng lại dưới danh nghĩa quân Đồng minh làm nhiệm vụ tước vũ khí quân Nhật. b) Biện pháp thực hiện • Biện pháp biểu dương lực lượng: Biện pháp đầu tiên mà chủ tịch Hồ chí Minh và chính phủ VNDCCH thực hiện là tổ chức biểu dương lực lượng bao gồm 30 vạn nhân dân thủ đô Hà Nội trong buổi chào đón Hà ứng Khâm, Tổng tư lệnh quân đội Tưởng và phái bộ đồng minh đến Hà Nội ngày 2/10/1945. Việc biểu dương lực lượng là cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi nước ta đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” bởi: Thứ nhất nó biểu thị ý chí và sức mạnh của nhân dân ta đoàn kết xung quanh chính phủ Hồ Chí Minh, điều này chứng tỏ rằng chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã và đang được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Đó là điều không dễ gì có được cũng như không dễ gì thay đổi. Thứ hai hành động đó đồng thời thể hiện thiện chí, sự hoan nghênh và mong muốn hoà với quân Tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong bối cảnh đất nước tiêu điều, gian truân về mọi mặt, đặc biệt là quân sự và kinh tế thì việc biểu dương lực lượng lúc này là nhằm che lấp bớt đi những khó khăn trước mắt. • Lợi dụng mâu thuẫn, tránh xung đột Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và linh hoạt chủ nghĩa Mac-LêNin về vần đề lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Phép ứng xử ngoại giao khéo léo kết hợp với hiểu thấu nội bộ địch đã khẳng định vai trò quan trọng của vị lãnh thiên tài Hồ Chí Minh, không chỉ vậy người phần nào lấy được thiện cảm của Lư Hán bằng chứng là y gọi người là “Hồ Chủ tịch” lời gọi ấy không chỉ minh chứng cho sự tôn trọng của Lư Hán đối với Bác mà còn với cả bộ máy chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đối với trung tướng Tiêu Văn, Bác nắm rõ lý lịch cũng như ý định của y khi sang Việt Nam nhìn thấu những bất đồng trong nội bộ của hắn, từ đó có những đối sách phù hợp. Với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề chính trị của Việt Nam, tới Hà Nội thấy chính quyền ta đã thành lập y rất bực bội với sự đã rồi và tuyên bố “Hồ Chí Minh thập đại tội” ngay lập tức Bác chủ động đến thăm y, giải thích rõ tình hình hiện tại và đề nghị hợp tác với ta giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ Hoa – Việt, việc làm này ít nhiều xoa dịu tâm lý căng thẳng và giải quyết một số hiểu lầm giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Quốc dân đảng. Bằng tài trí thông minh và ngoại giao nhạy bén, qua tiếp xúc nhiều Bác dần lấy được cảm tình từ Tiêu Văn, nhờ thế phản ứng của y với chính phủ lâm thời bớt căng thẳng hơn. Hành động ngoại giao Bác mời vợ chồng Tiêu Văn ăn cơm, tặng vợ y một vài đồ trang sức quý giá, cho phép buôn vài tấn gạo và một số loại hàng hóa, tưởng chừng như đơn giản, sáo rỗng nhưng lại có ý nghĩa sâu xa bởi nhận lời “mời” của Hồ chủ tịch đại diện cao nhất của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa là gián tiếp khẳng định vị thế cũng như tính hợp pháp của chính phủ lâm thời, hành động ấy còn thiêu cháy ý định không giao thiệp với chính phủ ta của Tiêu Văn, hơn nữa nó góp phần răn đe bọn tay sai của Tưởng rằng chớ có lộng hành quá đáng. Có rất nhiều học giả đánh giá cao hành động ngoại giao này của Bác như Philip-Đờ-Vilê viết về cuộc gặp này “Hồ chủ tịch gặp Tiêu Văn ngay và được sự hòa hoãn của quân Tàu chặn cú đầu tiên của quân Tàu định lật đổ chính phủ lâm thời, điều này làm cho bọn Việt Cách hoang mang chập chừng” . Phát hiện thấy trong hàng ngũ quân Tưởng cũng có những sỹ quan binh lính bày tỏ đồng tình với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, Hồ chủ tịch kịp thời ứng xử thiện chí để khuyến khích, động viên họ ngả về phe ta. Đấy là sự sáng suốt, tài tình của Hồ Chí Minh bởi sự nhận biết nhanh chóng, bóc tách những mâu thuẫn của từng đối tượng kẻ thù để tìm ra điểm thuận lợi cho cách mạng nước nhà. • Nhân nhượng có nguyên tắc Về kinh tế, Chính phủ Việt Nam nhận cho quân Tưởng tiêu tiền "quan kim" mặc dù điều đó làm cho tài chính và thương mại của ta càng thêm nguy ngập Chính phủ và nhân dân ta nhận cung cấp lương thực, thực phẩm cho quân Tưởng trong hoàn cảnh đất nước chưa ra khỏi nạn đói. Về quân sự, Đảng chủ trương tránh xung đột với quân Tưởng, tỉnh táo để không rơi vào âm mưu và hành động khiêu khích lật đổ của chúng. Về chính trị, Đảng chủ trương mở rộng Chính phủ lâm thời thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, để cho một số nhân vật của Việt Quốc, Việt Cách (tay sai của Tưởng) tham gia Chính phủ. Quốc hội khoá I, kỳ họp đầu tiên ngày 2-3-1946 thông qua đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh mở rộng thêm 70 ghế trong Quốc hội cho bọn Việt Quốc, việt Cách và để họ nắm gần một nửa số Bộ trong Chính phủ liên hiệp chính thức. Trong hoàn cảnh có nhiều đảng phái đối lập công khai dựa vào thế lực bên ngoài để chống phá chính quyền cách mạng, Đảng ta tuy phải rút vào bí mật. Chấp nhận cho các đảng phái đối lập hoạt động, thậm chí tham gia chính quyền là sự nhân nhượng lớn có tính chất bắt buộc. Đối với các đảng phái thân Tưởng, Đảng ta chủ trương phân hoá nội bộ của chúng. Với sách lược khôn khéo trong quan hệ với Tưởng và các thế lực tay sai của chúng, Đảng và nhân dân đã làm thất bại âm mưu và hành động khiêu khích, lật đổ của quân Tưởng. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Liệu chính sách Hoa - Việt thân thiện có thành công không? Có mang lại lợi ích như Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mong muốn không? Nhìn chung, chính sách : “Câu Tiễn” của Việt Nam trong giai đoạn 1945-1946 đã thành công. Ta từng bước làm cho thế lực của Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai không thể thực hiện được mục tiêu của chúng trong “ Hoa quân nhập Việt”, dù là với tư cách đồng minh vào Việt Nam để thực thi quyết định của các nước lớn về Đông Dương. Việc hòa hoãn với Tưởng tuy không mang lại lợi ích cao nhất: đuổi quân Tưởng ra khỏi đất nước ta nhưng đã có ý nghĩa to lớn trong việc phá tan khả năng các lực lượng đồng minh liên kết cùng thực dân Pháp, dùng lực lượng vũ trang nhằm nhanh chóng thủ tiêu chính quyền cách mạng non trẻ. Hơn thế nữa, nó tạo ra một liên hiệp hành động nào đó giữa ta với Tưởng trong việc chống lại mưu đồ gây chiến, thôn tính nước ta của thực dân Pháp. Nó làm cho lực lượng đồng minh vào nước ta để áp đặt quyết định Pốtxdam bị phân hóa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cải thiện vị thế của mình trong quan hệ với lực lượng đồng minh và các nước lớn. Về ý nghĩa của việc hòa hoãn với Tưởng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định : “...tình hình lúc đó rất rối ren. Ngoài thực dân Pháp, thực dân Anh uy hiếp, trong thì Quốc Dân Đảng phá… Phải cân nhắc kỹ lợi hại, chọn cái nào ít hại nhất mà làm. Phải làm như thế không thì bị kẹp cả hai phía: bọn Pháp và bọn Quốc Dân Đảng” . Trong quá trình thực hiện chính sách “Hoa- Việt thân thiện” các nhà hoạch định chính sách đã có những bước đi đúng, đã chủ động tiếp xúc với tướng lĩnh cầm đầu nhằm từng bước cảm hóa họ. Những cuộc gặp gỡ ngay từ đầu đã tạo ra không khí hòa hoãn giữa hai bên. Ta khai thác được những điểm khác nhau ở Đông Dương và Trùng Khánh. Việc hòa hoãn giữa ta và Tưởng còn có tác dụng làm cho Pháp, Anh thêm lo ngại và bọn tay sai của Tưởng, Pháp thêm hoang mang. Tuy bọn Việt Quốc, Việt Cách vẫn tìm mọi cách để gây bạo lực, làm rối loạn xã hội nhưng qua thái độ kiên quyết trấn áp và kiên trì thương lượng của ta nên cuối cùng bọn chúng phải thỏa hiệp với ta để tồn tại. Điều này chứng tỏ sự nhìn nhận tinh tế của các nhà lãnh đạo: lợi dụng mâu thuẫn, tư tưởng đa nghi của địch để đề ra đường lối cụ thể: “ nội bộ của nó không ổn định là điều mà ta có thể lợi dụng” (Hồ Chí Minh). Do hiểu sâu sắc đối tượng nên chúng ta đã có đối sách cụ thể với từng tên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói : “ Với sự nhạy cảm lạ thường, Bác dường như thấu hiểu mọi trạng thái tư tưởng, tình cảm kẻ thù. Bác đã lợi dụng vô cùng sắc bén những đối sách cụ thể với từng loại kẻ thù, với từng tên” . Chẳng hạn như có lúc thế lực quân Tưởng và tay sai của chúng, đưa ra những yêu sách không thể chấp nhận được như đòi Nguyễn Hải Thần làm chủ tịch chính phủ thay Hồ Chí Minh, đòi cải tổ Việt Minh, thay quốc kỳ…Trước tình hình đó, ta vẫn chủ trương giải quyết vấn đề gay cấn giữa đôi bên thông qua đối thoại. Có thể nói rằng Hoa - Việt thân thiện đã tạo tiền đề hết sức thuận lợi cho việc ký kết những thoả thuận cần thiết với thực dân Pháp như Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và cấp thiết hơn cả là phục vụ cho mục tiêu - tiêu diệt thực dân Pháp, kẻ thù chính của dân tộc ta. Bởi vì sao? Thứ nhất, chúng ta sẽ tránh được nguy cơ phải đụng đầu trực tiếp với thế lực Tưởng ở miền Bắc, điều mà chúng ta hoàn toàn không muốn chút nào vào thời điểm bấy giờ. Thêm vào đó, chính quyền chúng ta vừa tạo dựng được rất cần thời gian để củng cố vững chắc và tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng về mọi mặt nhằm chiếm thế chủ động hơn so với kẻ thù. Và đặc biệt Hoa - Việt thân thiện sẽ khiến cho mâu thuẫn giữa Tưởng và thực dân Pháp tăng lên? Chúng ta đều biết cả Pháp và Tưởng đều có mục tiêu vào nước ta để tiêu diệt cách mạng nước ta, song cách thức có khác nhau. Phải chăng ta và Tưởng xây dựng Hoa - Việt thân thiện sẽ khiến Pháp hoài nghi Tưởng mượn tay ta loại Pháp ra khỏi “cuộc chơi ” này? Tuy Pháp và Tưởng đã ký Hiệp ước Hoa - Pháp song không thể che đậy ý đồ muốn loại bỏ Tưởng và độc chiếm nước ta của Pháp. Bản thân Tưởng cũng đang gặp phải những khó khăn nội tại, muốn Pháp phải trả giá cao, giữ được nhiều quyền lợi ở Đông Dương. Hơn nữa, Mỹ đồng tình với Tưởng trong việc thương lượng với Pháp vì Mỹ đang ra sức tập hợp lực lượng, trong đó có Pháp, để chống Liên Xô.Và việc ta ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 với Pháp sẽ nhờ bàn tay của Pháp loại Tưởng ra khỏi nước ta dễ dàng, để từ đó tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm đã nêu trên. Chính sách Hoa - Việt thân thiện là một thành công của hoạt động đấu tranh ngoại giao với vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng độc lập dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược. Đấu tranh ngoại giao của ta đối với đối với Pháp và Tưởng đã để lại những bài học có giá trị. Cố tổng Bí thư Lê Duẩn, trong công trình nổi tiếng tổng kết hoạt động của ta, cho rằng đó là “ Mẫu mực tuyệt vời của sách lược Leninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch về nhân nhượng có nguyên tắc”. KẾT LUẬN Có thể thấy rằng, trong bất kì quá trình hoạch định chính sách nào, nhận thức và vai trò của cá nhân lãnh đạo cũng vô cùng quan trọng. Đường lối mà họ vạch ra sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng của các chủ nghĩa họ tiếp thu được. Với những nhà hiện thực thì xung đột giữa các quốc gia và hình thức tột độ của nó là chiến tranh, là quá trình chủ yếu của QHQT...Trong chính trị QT, sức mạnh quân sự như một sự đe dọa tiềm tàng là nhân tố vật chất quan trọng nhất, bảo đảm sự hùng mạnh về chính trị của quốc gia. Các quốc gia cũng có thể bảo đảm được lợi ích của mình, nhất là an ninh bằng cách thi hành chính sách (ngoại giao), cân bằng sức mạnh.. Nhìn một cách cụ thể, nếu giai đoạn này các nhà lãnh đạo của Việt Nam chỉ thiên về sắc màu hiện thực thì việc tồn tại một chính sách “ Hoa Việt thân thiện” là điều rất khó xảy ra. Thực hiện chính sách này, Đảng và Chính phủ ta đã thể hiện một bước tiến mới trong việc hoạch định chính sách, bởi đây không chỉ là mặt đối nội mà còn kéo dài đến cả lĩnh vực đối ngoại. Nó đã đánh dấu sự hiện diện của một nền ngoại giao độc lập và chủ động. Đồng thời mỗi hoạt động ngoại giao với Tưởng, mỗi chính sách được áp dụng không chỉ ảnh hưởng đến tình hình trong nước mà còn là sự đánh giá của thế giới đối với ta – một chủ thể mà lúc đó chưa được một nước nào công nhận. Hơn nữa, đưa ra “Hoa Việt thân thiện” tức thực hiện hòa hoãn trước với Tưởng trước khi tiến hành “Hòa để tiến” với Pháp là một bước đi hợp lý, phù hợp với cả hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời là bàn đạp, là bước đệm để ta có thể dễ dàng hơn trong đối phó với kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_nhom1_d33_4031.pdf
Luận văn liên quan