Tiểu luận Phân tích đánh giá mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Căn cứ vào mục tiêu của dự án, nhiệm vụ của dự án bao gồm: 1. Điều tra xây dựng bản đồ ngập max theo hiện trạng 2. Xây dựng bản đồ xác định phạm vi ngập lụt, chiều sâu ngập, thời gian ngập lụt ứng với các tổ hợp: - Ngập lụt do mưa ứng với mưa 1 ngày max, 3 ngày max, mưa 1 đợt max, mưa tiêu với tần suất P = 10% (4 TH); - Ngập lụt do triều cường max, triều cường tiêu với P = 10% (2 TH); - Ngập lụt do xả lũ các hồ theo hiện trạng Max, và lũ thiết kế (2 TH); - Ngập lụt do xả lũ các hồ theo hiện trạng Max, và lũ thiết kế kết hợp triều cường max, và triều cường tiêu P = 10% (4 TH); - Ngập lụt hiện trạng do mưa 1 đợt max kết hợp triều cường max và triều cường tiêu P = 10% (2 TH); 3. Xác định nguyên nhân gây ngập lụt, đánh giá hiện trạng và kiến nghị giải pháp tổng thể nhằm chủ động trong công tác phòng chống ngập lụt và hạn chế thiệt hại do ngập lụt gây ra với người dân.

docx19 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 5426 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích đánh giá mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA CÔNG TRÌNH  & œ ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ DỰ ÁN GVHD : ĐINH TUẤN HẢI Học viên : TRƯƠNG MINH THIỆN Lớp : 21QLXD11-CS2 Chuyên ngành : Quản lý xây dựng Mã số : 138580302094 TP HCM – 2014 MỤC LỤC CHƯƠNG I: HÌNH THỨC CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ DỰ ÁN TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QLDA Đây là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự uỷ quyền. Mô hình này thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ , đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án , đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án. Để quản lý chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà không cần lập ban quản lý dự án.  Là hình thức chủ đầu tư có đủ năng lực quản lý dự án theo quy định của pháp luật tự trực tiếp quản lý các công việc của dự án, có 2 dạng sau đây: Không lập thành ban quản lý dự án: Chủ đầu tư sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án . Mô hình này được áp dựng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mực đầu tư dưới 7 tỷ đồng, khi bộ mayscuar chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án. Lập ban quản lý dự án: Chủ đầu tư lựa chọn để quyết định thành lập ban quản lý dự án để thay mặt chủ đầu tư quản lý toàn bộ công việc từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ DỰ ÁN Trong thực tế thì có rất nhiều chính quyến thành phố, các bộ ngành và tổng công ty đã thành lập ra ban quản lý dự án để tiến hành công việc thiết kế và xây dựng. Các ban này có thể thực hiện toàn bộ công việc thiết kế và xây dựng bởi nhân viên của họ hoặc có thể thuê, mướn từ bên ngoài qua các tư vấn được lập hoặc các cá nhân. Có nhiều kiểu hợp đông xây dựng được áp dụngmà phổ biến nhất vẫn là phương pháp truyền thống, nhưng nay, đang có xu hướng chuyển sang phương pháp quản lý xây dựng chuyên nghiệp . Các dự án triển khai bởi ban quản lý dự án chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của chính chủ đầu tư, chứ không phải cho các công trình đấu thầu bên ngoài. Nhiều tổ chức đã thiết lập được các phòng thiết kế và xây dựng lớn có khả năng thực hiện được nhiều công trình lớn như cầu đường, nhà máy lọc dầu, khu đô thị và sân vận động. Mô hình tổ chức của mô hình này được thể hiện trong hình 1. + Chủ đầu tư chịu trách nhiệm cho cả thiết kế và xây dựng. + Sử dụng các nhà thầu chính và thầu phụ. + Có thể thuê công nhân trực tiếp. + Hợp đồng xây dựng theo hình thức giá cố định, giá đơn vị hoặc giá thương lượng. Các chủ đầu tư khác nhau sẽ tìm ra các lợi thế khác nhau khi áp dụng phương pháp này. Có thể thấy rằng phương pháp này sẽ phù hợp với các dự án quy mô lớn khi có sự kết hợp giữa thiết thếvà xây dựng trong thời gian dài. Khi đó chủ đầu tư có thể thuê thêm nhân viên có chuyên môn tốt trong mọi lĩnh vực (thiết kế, thi công, quản lý xây dựng, giám sát, ...). Do ban quản lý dự án trực thuộc chủ đầu tư cho nên có thể đưa ra các quyết định phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng của công trình. Như một sự phát triển trong kinh doanh, hiện nay ngày càng có nhiều nhà thầu xây dựng đang phát triển lên thành chủ đầu tư cho các dự án lớn, do vậy việc áp dụng mô hình này được xem là rất phù hợp. Ưu điểm: Chủ đầu tư quản lý công việc của dự án do đó có thể cho phép giải quyết nhanh những vướng mắc trong quá trình thực hiện mà không cần phải thông qua tổ chức khác. Chi phí chi trả cho hoạt động quản lý dự án không lớn Nhược điểm: Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án không cao Trang thiết bị cho hoạt động uản lý dựu án cũng hạn chế Vai trò giám sát trong quản lý dự án không được mở rộng bằng các hình thức khác. Khi đó, mối quan hệ bên trong quá trình thực hiện dự án. ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔ HÌNH CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ DỰ ÁN Hoàn thiện hành lang pháp lý Cần tiếp tục nghiên cứu đồng bộ hóa hệ thống pháp luật (đặc biệt là Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Ðấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ðất đai; Luật Ngân sách nhà nước, ban hành Luật Ðầu tư công) về phân cấp, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung, đầu tư xây dựng công trình đường bộ nói riêng. Kiên quyết không bố trí vốn cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư không phù hợp; Chuyển đổi hình thức đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn; Phân quyền, phân cấp quản lý đi kèm với phân cấp trách nhiệm... cần phải được đẩy mạnh. Đặc biệt, trong Luật Xây dựng cần quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu về quản lý dự án, ai có sai phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 2. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý vốn đầu tư - Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý vốn đầu tư cả trong và ngoài ngân sách nhà nước, thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, về các kỹ thuật và quy trình quản lý vốn, quản lý dự án, quản lý ngân sách. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư phát triển, công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình. Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản; phân cấp quản lý và công tác kế hoạch vốn đầu tư phù hợp; thực hiện tốt công tác đánh giá đầu tư (đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và tác động). - Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý sau đầu tư một cách hiệu quả, bền vững, phù hợp với từng loại công trình; xây dựng điều chỉnh, bổ sung bộ đơn giá xây dựng theo từng khu vực, địa phương để tham khảo áp dụng vào điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng xây dựng. - Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước về đầu tư từ ngân sách nhà nước. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; Đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang - Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công. CHƯƠNG II: VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ MÔ HÌNH CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ DỰ ÁN I. TỔNG QUAN DỰ ÁN - Tên dự án: Điều tra các vùng có nguy cơ ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Chủ đầu tư - Chủ dự án: Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Dương. - Thời gian thực hiện: Dự kiến thực hiện vào năm 2014. 1.1- ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÙNG DỰ ÁN Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.694,43km2, với dân số 1.748.001người (1/4/2009), mật độ dân số  649người/km2 (theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương tháng 6-2013). Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: Vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi, ... Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (thị xã Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng, ... và một số đồi thấp. Địa phận tỉnh Bình Dương có 4 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Tính, sông Bé. Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Đồng dài 635km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở huyện Bắc Tân Uyên, thị xã Tân Uyên và Dĩ An. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản cho nhân dân. Sông Sài Gòn dài 256km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An lên tới xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng dài 143km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ sau đập Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thị xã Thuận An (200m). Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam Xe huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) chảy qua huyện Bàu Bàng, Bến Cát và thành phố Thủ Dầu Một, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đoạn qua cầu Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở huyện Dầu Tiếng thị xã Bến Cát, thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa, hoa màu và những vườn cây ăn trái xanh tốt. Sông Bé dài 360km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1.000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 80km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại. Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 11 dương lịch. Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào to, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7, 8, 9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1 - 2 ngày đêm liên tục. Ngoài ra, địa bàn tỉnh Bình Dương chịu tác động ảnh hưởng xả lũ trực tiếp các hồ Thủy lợi, Thủy điện phía thượng nguồn như hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa, Thủy điện Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng và các hồ nhỏ trên địa bàn tỉnh như hồ Cần Nôm, Dốc Nhàn, Đá Bàn, Từ Vân 1 và Từ Vân 2, Hiện tượng thời tiết có diễn biến bất thường kết hợp với xả lũ và triều cường gây ngập lụt nặng các vùng dân cư, các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm của tỉnh, làm thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân. 1.2- CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội khoá XII; - Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về việc Quản lý an toàn hồ đập; - Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04/2/2008 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính Phủ về quản lý an toàn đập; - Công văn số 369/BNN-TCTL ngày 31/01/2013 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc kiểm định an toàn đập theo Nghị định số 72/2007/NĐ-CP; - Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình Thủy lợi số: 32/2001/PL-UBTVQH 10 của UBTV Quốc hội. - Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước; - Thông tư 44/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 về việc hướng dẫn Định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với đề tài dự án khoa học và công nghệ sử dụng vốn NSNN; - Thông tư 18/2010/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2010 của Bộ lao động Thương binh và xã hội về việc quy định tiền lương với chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện gói thầu tư vấn và áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước. - Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình; - Đơn giá xây dựng công trình - phần khảo sát xây dựng của tỉnh Bình Dương năm 2011 (Công bố kèm theo quyết định 3732/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 của UBND tỉnh Bình Dương); - Căn cứ hướng dẫn số 3053/UBND-KTTH ngày 14/10/2011 của UBND tỉnh Bình Dương về việc hướng dẫn điều chỉnh dự tóan XDCT trên địa bàn tỉnh Bình Dương; - Công văn số: 610/SNN-XDCT ngày 14 tháng 05 năm 2012 của Sở NN &PTNT Tỉnh Bình Dương V/v thực hiện các văn bản về quản lý, khai thác đối với các hồ, đập, công trình thủy lợi của các đơn vị quản lý khai thác, chủ đập trên bàn địa tỉnh; 1.3. CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG + TCVN 8478: 2010 Công trình thuỷ lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình. + TCVN 8223: 2009 Công trình thủy lợi. Các quy định chủ yếu về đo địa hình, xác định tim kênh và công trình trên kênh + TCVN 8224: 2009 Công trình thủy lợi. Các quy định chủ yếu về lưới khống chế mặt bằng địa hình. + TCVN 8225: 2009 CT thủy lợi. Quy định chủ yếu lưới khống chế cao độ địa hình. II. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN Hiện nay tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, mức độ khốc liệt tăng lên. Bão có xu thế dịch chuyển từ miền Trung xuống phía Nam, lượng mưa tăng làm tăng lưu lượng dòng lũ, mực nước triều cường các năm gần đây dâng cao bất thường, công tác cảnh báo lũ, ngập lụt gặp nhiều khó khăn. Ngập lụt hiện nay chủ yếu do triều cường, xả lũ các hồ chứa, mưa to gây ra; ngập lụt tuy ít gây tổn thất về người nhưng thiệt hại tài sản và ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Ngập lụt năm 2013: Năm 2013 đợt ngày 19-21/10/2013 trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã xảy ra mưa vừa đến mưa to trên diện rộng tập trung trong thời gian ngắn gần 03 giờ. Lượng mưa đo được tại các trạm như sau: Bến Cát: 81mm, Dầu Tiếng: 42mm, Sở Sao: 50,5mm, Tân Uyên: 24,5m, Phước Hòa: 79,7mm. Do mưa to trong thời điểm triều cường cao 1,44m (tại trạm Thủ Dầu Một cao hơn báo động III 0,14m), kết hợp với mưa rất to trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước (121,2mm) trên thượng nguồn sông Thị Tính làm cho mực nước trên sông Thị Tính và các nhánh suối dâng cao, gây ngập lụt tại thị trấn Mỹ Phước và các xã lân cận của huyện Bến Cát. Ngập lụt đợt tháng 10/2013 tại huyện Bến Cát và Thuận An Thống kê tình hình thiệt hại do mưa, lũ và diễn biến khí hậu phức tạp trong năm 2013: - Thiệt hại về người: 01 người chết (do cây đổ), 06 người bị thương (05 người do sửa chữa nhà bị ngã, 01 người do ngã xe máy). - Thiệt hại về nhà cửa: Sập 10 căn; tốc mái 151 căn, 04 phòng học, 138 phòng trọ, 27 kiốt, 06 nhà xưởng và 01 quán lá; ngập 1.551 căn. - Thiệt hại về SXNN: Gãy đổ 72,31 ha cao su đang khai thác, 20 nọc tiêu; ngập hư 91,6ha hoa màu và cây ăn trái. - Thiệt hại về thủy lợi: Bể 131m bờ rạch; sạt lở 429m bờ suối, bờ rạch; tràn 5.310m bờ bao, bờ rạch; sạt lở 02 bên đầu cống khoảng 12m2. - Các thiệt hại khác: Mưa to làm sập 191,5m tường rào, 03 cổng chào; gãy đổ 05 trụ điện, 01 ăng ten viễn thông; sạt lở 404m2 đất bờ ao và đất trồng cao su; hư hỏng 04 cầu giao thông, 03 cống thoát nước và 756m đường giao thông nông thôn; nước ngập làm trôi mất 34 con heo, 3.604 con gia cầm các loại, 31.955kg cá nuôi trong ao và hư hỏng nhiều máy móc, đồ dùng trong gia đình. Ước tổng giá trị thiệt hại về tài sản là 24.991.710.000 đồng Qua phân tích, tổng hợp báo cáo cho thấy, trong những năm gẩn đây hiện tượng thời tiết có diễn biến bất thường kết hợp với xả lũ và triều cường gây ngập lụt nặng các vùng dân cư, các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm của tỉnh, làm thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, với tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, mức độ khốc liệt tăng lên. Bão có xu thế dịch chuyển từ miền Trung xuống phía Nam, lượng mưa tăng làm tăng lưu lượng dòng lũ, mực nước triều cường các năm gần đây dâng cao bất thường, công tác cảnh báo lũ hạ du gặp nhiều khó khăn bất trắc. Việc chủ động điều tra hiện trạng, xác định phạm vi ngập lụt, mức độ ngập, thời gian ngập, đánh giá mức độ ảnh hưởng ngập lụt đến hoạt động sản xuất sinh hoạt của người dân,nhằm giúp nhà quản lý đưa ra các giải pháp công trình và phi công trình phù hợp là hết sức cần thiết và cấp bách. III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN Mục tiêu chính của dự án “Xác định được phạm vi, mức độ ngập lụt hiện trạng do tác động các yếu tố mưa, xả lũ, triều cường trên toàn địa bàn tỉnh Bình Dương” . IV. NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN Căn cứ vào mục tiêu của dự án, nhiệm vụ của dự án bao gồm: 1. Điều tra xây dựng bản đồ ngập max theo hiện trạng 2. Xây dựng bản đồ xác định phạm vi ngập lụt, chiều sâu ngập, thời gian ngập lụt ứng với các tổ hợp: - Ngập lụt do mưa ứng với mưa 1 ngày max, 3 ngày max, mưa 1 đợt max, mưa tiêu với tần suất P = 10% (4 TH); - Ngập lụt do triều cường max, triều cường tiêu với P = 10% (2 TH); - Ngập lụt do xả lũ các hồ theo hiện trạng Max, và lũ thiết kế (2 TH); - Ngập lụt do xả lũ các hồ theo hiện trạng Max, và lũ thiết kế kết hợp triều cường max, và triều cường tiêu P = 10% (4 TH); - Ngập lụt hiện trạng do mưa 1 đợt max kết hợp triều cường max và triều cường tiêu P = 10% (2 TH); 3. Xác định nguyên nhân gây ngập lụt, đánh giá hiện trạng và kiến nghị giải pháp tổng thể nhằm chủ động trong công tác phòng chống ngập lụt và hạn chế thiệt hại do ngập lụt gây ra với người dân. V. NHỮNG NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN 5.1- Thu thập tài liệu cơ bản Nội dung Mục đích Yêu cầu Thu thập các bản đồ: 1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; 2. Hiện trạng giao thông, thủy lợi; 3. Hiện trạng kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương; 4. Bản đồ địa chính vùng ngập, 5. Số hóa bản đồ Phục vụ xây dựng bản đồ ngập. Đánh giá mức độ ảnh hưởng khi xảy ra ngập lụt Bản đồ hành chính đến cấp xã-phường, bản đồ vị trí các đường giao thông trọng yếu trong khu vực, bản đồ thủy hệ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính. Thu thập tài liệu hiện trạng dân sinh, kinh tế, xã hội Phục vụ viết báo cáo chung về dân sinh, kinh tế xã hội Cập nhật 3 năm gần nhất Thu thập tài liệu kỹ thuật có liên quan đến hồ Trị An, Phước Hòa, Dầu Tiếng, Cần nôm, Dốc nhàn, Đá bàn, Từ vân 1, Từ vân 2 Tính toán ngập lụt trường hợp xả lũ, trường hợp xả lũ kết hợp triều cường. Các tài liệu về lưu lượng xả lũ max, lưu lượng xả lũ thiết kế. Thu thập các số liệu mực nước. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực. Số liệu mực nước các trạm hạ du hồ Trị An, Dầu tiếng, Phước hòa, Thủ dầu một Thu thập tài liệu khí tượng bổ sung các năm gần nhất Hiệu chính và kiểm định mô hình thủy lực. Tài liệu mưa, bốc hơi các trạm hạ du hồ Trị An, Dầu tiếng, Phước hòa, Thủ dầu một. Thu thập địa hình lòng sông Đồng Nai, Sài Gòn, Sông Bé, Thị Tính Xây dựng mô hình thủy lực, hoàng nguyên mô hình dòng chảy Mặt cắt ngang lòng sông Thu thập tài liệu quản lý vận hành các hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Srock Phu Miêng, Phước Hòa, Dầu Tiếng Xây dựng biên lỏng, đầu vào cho bải toán thủy lực. Các tài liệu về lưu lượng xả, tài liệu về quy trình vận hành. Thu thập quy mô hiện trạng các công trình thủy lợi, giao thông vùng ngập lụt Phục vụ hiệu chỉnh và cập nhật mô hình thủy lực. Dọc ven các sông, trục tiêu thoát nước chính Sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị tính, Sông bé Phân tích và tổng hợp số liệu điều tra Xử lý và biên tập các số liệu phù hợp với yêu cầu dự án 5.2- Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng và đo đạc i. Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng Nội dung Mục đích Yêu cầu 1. Mua bản đồ địa hình 1/25.000 toàn tỉnh Bình dương. 2. Số hóa bản đồ 1/25.000 Xây dựng số hóa mô hình, phục vụ làm bản đồ ngập lụt Bản đồ địa hình mới, có cao độ, tọa độ theo Quốc gia 3. Điều tra hiện trạng ngập lụt Xác định vùng ngập, thời gian ngập, chiều sâu ngập lụt hiện trạng Làm việc với các huyện, địa phương các vùng ngập lụt để cập nhật, thống kê hiện trạng ngập lụt, xác định các vết lũ 4. Phân tích tính toán số liệu thủy văn dòng chảy, đánh giá hiện trạng về chế độ dòng chảy hạ lưu các công trình Phục vụ tính toán thủy văn thủy lực. ii. Đo đạc, khảo sát bổ sung mặt cắt ngang trục kênh rạch tiêu thoát chính a. Mục đích: Công tác khảo sát địa hình được tiến hành nhằm cung cấp các tài liệu cơ bản phục vụ cho công tác xây dựng mô hình, tính toán thủy văn, thủy lực và xây dựng bản đồ ngập lụt. b. Đánh giá về tài liệu địa hình hiện có Hồ sơ tài liệu địa hình không đủ, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương mới chỉ xây dựng được bản đồ tỷ lệ 1/25.000, do tỷ lệ bản đồ lớn vì vậy tài liệu này không thể phục vụ cho công tác xây dựng mô hình bản đồ vùng ngập, vì vậy cần phải khảo sát đo vẽ cắt ngang dọc tuyến suối để phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ vùng ngập và phục vụ cho tính toán thủy lực mạng. Riêng các trục sông chính như Sài Gòn, Đồng Nai, Sông Bé, Sông Thị Tính được thu thập từ các dự án trước. c. Khối lượng thực hiện - Dẫn thủy chuẩn kỹ thuật: Dự kiến 20 kênh trục 20 x 3km = 60km; - Đo vẽ mặt cắt ngang địa hình trên cạn: Dự kiến đo vẽ 20 kênh trục, mỗi kênh 5 mặt cắt, chiều rộng mỗi bên 20m, khối lượng đo địa hình trên cạn: 20 x 5 x 20 x 2 = 4.000m; - Đo vẽ mặt cắt ngang địa hình dưới nước: Dự kiến đo vẽ 15 kênh trục, mỗi kênh 5 mặt cắt, chiều rộng kênh 20m, khối lượng đo địa hình trên cạn: 20 x 5 x 20 = 2.000m. 5.3- Tính toán thủy lực Nội dung Mục đích Yêu cầu Xây dựng mô hình tính toán thủy lực hệ thống sông ngoài trong vùng dự án. Mô hình thủy lực sẽ làm cơ sở xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ xả lũ. Việc tính toán thủy lực sử dụng các mô hình MIKE, HEC-RAS, TELEMAC, DAMBRK đang được sử dụng rộng rãi trong việc tính toán thủy lực các bài toán vỡ đập tương tự trong khu vực. Xây dựng mạng lưới thủy lực gồm sông trục chính như Đồng Nai, sông Sài Gòn, Sông Bé, Sông Thị tính, các trục suối nhánh tiêu thoát chính, hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Chợ Đệm – Bến Lức, sông Cần Giuộc và các kênh rạch nhỏ khác trong khu vực. Xử lý số liệu đầu vào tính toán hiệu chỉnh các thông số mô hình thủy lực Hiệu chỉnh mô hình thủy lực Cập nhật số liệu thủy văn đo đạc. Tính toán kiểm định mô hình thủy lực Kiểm định mô hình thủy lực Cập nhật số liệu thủy văn đo đạc. Tính toán thủy lực Tính toán thủy lực xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ xả lũ, mưa, triều cường theo các tổ hợp tính toán, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng bản đồ ngập lụt. Tính toán theo 14 trường hợp (TH), cung cấp kết quả phân tích xây dựng bản đồ ngập lụt tương ứng. 5.4. Phân tích kết quả và xây dựng bản đồ - Khai thác kết quả, phân tích tổng hợp, lập báo cáo thủy lực; - Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các trường hợp tính toán và bản đồ ngập lụt điều tra hiện trạng; VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 6.1- Nhân sự - Yêu cầu cần có các kỹ sư thuộc các chuyên ngành: Công trình thủy lợi, thủy văn, thủy lực, môi trường tham gia thực hiện. - Chủ nhiệm dự án là kỹ sư thủy lợi hoặc thủy văn có trên 10 năm kinh nghiệm, có kinh nghiệm về công tác tư vấn Thủy lợi. 6.2- Tiến độ thực hiện Thời gian dự kiến thực hiện 6 tháng, chi tiết được thể hiện trong bảng 6. Bảng 6 Biểu đồ tiến độ dự kiến STT Công việc thực hiện Thời gian (tháng) 1 2 3 4 5 6 1 Lập và duyệt đề cương 2 Thu thập tài liệu và điều tra, khảo sát thực địa 3 Xây dựng mô hình và tính toán thủy văn, thủy lực 4 Phân tích kết quả và xây dựng bản đồ 5 Lập hồ sơ báo cáo VII. SẢN PHẨM GIAO NỘP Sản phẩm được giao nộp được thông qua bởi các cơ quan có thẩm quyền. Về cơ bản, thành phần hồ sơ 15 bộ và đĩa CD lưu trữ dữ liệu, mỗi bộ gồm: - Báo cáo chung; - Bản đồ ngập ứng với các trường hợp tính toán; - Hồ sơ liên quan khác: + Báo cáo thủy văn, thủy lực; + Báo cáo Khảo sát địa hình. VIII. DỰ TOÁN CHI PHÍ THỰC HIỆN BẢNG TÍNH TỔNG HỢP CHI PHÍ THỰC HIỆN - Dự án: Điều tra các vùng có nguy cơ ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Địa điểm thực hiện: Tỉnh Bình Dương TT HẠNG MỤC ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ SAU THUẾ 1 Chi phí khảo sát địa hình VNĐ 325.904.000 2 Chi phí thu thập tài liệu, tính toán, lập báo cáo và chi phí khác VNĐ 782.624.000 3 Chi phí thuê tư vấn đấu thầu VNĐ 10.000.000 4 Chi phí phục vụ công tác phí kiểm tra nghiệm thu, phúc tra VNĐ 10.000.000 5 Chi phí thẩm tra, quyết toán VNĐ 4.288.406 6 Chi phí dự phòng (10%) VNĐ 113.281.641 TỔNG CỘNG VNĐ 1.246.098.047 TỔNG CỘNG (Làm tròn) VNĐ 1.246.098.000 Bằng chữ: Một tỷ, hai trăm bốn mươi sáu triệu, không trăm chín mươi tám ngàn đồng chẵn. MÔ HÌNH THỦY LỰC TRONG VÙNG NGHIÊN CỨU Hình A.1 : Sơ đồ kết nối các tiểu lưu vực tính toán với hệ thống sông vùng nghiên cứu Hình A.2: Bản đồ độ sâu ngập lụt lớn nhất hạ du hồ Trị An theo kịch bản lũ năm 2000. Hình A.3: Bản đồ độ sâu ngập lụt lớn nhất hạ du hồ Dầu Tiếng theo kịch bản lũ 600m³/s. TP.HCM, ngày tháng năm 2014 Người thực hiện Trương Minh Thiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieu_luan_phan_tich_mo_hinh_quan_ly_1527.docx
Luận văn liên quan