Tiểu luận Phân tích định lượng trong quản trị

Quan điểm phân tích định lượng trong quản trị: • Lý thuyết định lượng trong quản trị được xây dựng dựa trên nhận thức cơ bản là: “Quản trị là quyết định (Management is decision making) và muốn việc quản trị có hiệu quả thì các quyết định phải đúng đắn” • Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị, kinh nghiệm, khả năng xét đoán, óc sáng tạo chưa thể đảm bảo có được những quyết định phù hợp và tối ưu nếu thiếu khả năng định lượng. • Trong khi ra quyết định, nhà quản trị có thể sử dụng nhiều công cụ định lượng khác nhau với sự trợ giúp của máy tính. Khi giải quyết một vấn đề các nhà quản trị luôn luôn phải xem xét cả các yếu tố thuộc về chất và cả các yếu tố thuộc về lượng. Các yếu tố thuộc về lượng chính là các thông tin được xử lý chế biến bằng khoa học phân tích định lượng. Như vậy, phân tích định lượng là việc nghiên cứu giải quyết khoa học việc ra quyết định về quản trị. Nguyên liệu đầu tiên của phân tích định lượng là dữ liệu, số liệu. Sau khi được xử lý, chế biến, các dữ liệu số liệu trở thành các thông tin có giá trị đối với người ra quyết định. Việc xử lý và chế biến các dữ liệu thô ban đầu để nó trở thành những thông tin có ý nghĩa là trung tâm của phân tích định lượng. Việc phát triển mạnh mẽ của tin học và máy tính điện tử đã làm tăng cường vai trò của các phân tích định lượng. Các yếu tố thuộc về chất đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với quá trình ra quyết định, chính vì vậy vai trò của phân tích định lượng thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của yếu tố về chất. Khi mà các yếu tố về chất là ổn định và khi các vấn đề, các mô hình và các tài liệu không thay đổi thì các kết quả của phân tích định lượng có thể biến quá trình ra quyết định thành một quá trình được tự động hoá. Ví dụ như nhiều công ty sử dụng các mô hình định lượng về kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho để tự động hoá việc đặt mua nguyên vật liệu. Tuy vậy, trong hầu hết các trường hợp thì các phân tích định lượng là một người trợ giúp cho quá trình ra các quyết định.

doc24 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 16550 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích định lượng trong quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhu cầu hiểu biết và sử dụng các phương pháp toán học, các công cụ ngẫu nhiên vào các bài toán kế hoạch hoá, vào việc phân tích và xử lý các thông tin ngày càng có hiệu quả. Mục tiêu của các công việc đó là dùng phương pháp toán học để tìm ra một phương án tốt nhất cho việc tổ chức thực hiện một công việc, đưa ra phương án lựa chọn đối với hoạt động sản xuất và đầu tư của doanh nghiệp nhằm tìm ra phương án chính xác hiệu quả nhất. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu em thấy môn Phân tích Định lượng trong Quản trị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Em xin chọn 6 trong 7 mô hình đã học: Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết Ra Quyết Định, Chương 2: Ra Quyết Định Trong Điều Kiện Có Rủi Ro Bằng Sơ Đồ Cây,Chương 3: Ra quyết định phụ thuộc nhiều yếu tố, Chương 4: Phương Pháp Phân Tích Markov, Chương 5: Lý Thuyết Trò Chơi và Chương 6: Mô Hình Mô Phỏng để áp dụng vào thực tế đơn vị em đang công tác và một số đơn vị khác mà em quan tâm. Mặc dù em rất cố gắng để hoàn thành bài tiểu luận được tốt nhất, tuy nhiên do năng lực còn hạn chế, sự hiểu biết còn nông cạn nên bài tiểu luận này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dạy của thầy- NGND.PGS.TS Nhăm Văn Toán và ý kiến đóng góp của Quí đọc giả. Học viên Chu Văn Sinh MỤC LỤC Tên chương, mục Trang Mở đầu Đối tượng, vị trí và phương pháp nghiên cứu của môn học phân tích định lượng trong quản trị 3 1- Đối tượng, vị trí của môn học Phân tích định lượng trong quản trị 3 2- Phương pháp và các bước tiến hành nghiên cứu định lượng trong quản trị 5 Nội dung Bài tập 9 Bài 1 Chương 1: Cơ sở của lý thuyết ra quyết định 9 Bài 2 Chương 2: Ra quyết định trong điều kiện có rủi ro bằng sơ đồ cây 11 Bài 3 Chương 3: Ra quyết định phụ thuộc nhiều yếu tố 14 Bài 4 Chương 4: Phương pháp phân tích Markov 17 Bài 5 Chương 5: Lý thuyết trò chơi 19 Bài 6 Chương 6: Mô hình mô phỏng 20 Kết luận 23 Tài liệu tham khảo 24 MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, VỊ TRÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TRONG QUẢN TRỊ 1. Đối tượng, vị trí của môn học Phân tích định lượng trong quản trị Quan điểm phân tích định lượng trong quản trị: Lý thuyết định lượng trong quản trị được xây dựng dựa trên nhận thức cơ bản là: “Quản trị là quyết định (Management is decision making) và muốn việc quản trị có hiệu quả thì các quyết định phải đúng đắn” Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị, kinh nghiệm, khả năng xét đoán, óc sáng tạo chưa thể đảm bảo có được những quyết định phù hợp và tối ưu nếu thiếu khả năng định lượng. Trong khi ra quyết định, nhà quản trị có thể sử dụng nhiều công cụ định lượng khác nhau với sự trợ giúp của máy tính. Có thể mô tả qua sơ đồ sau: CÁC CÔNG CỤ VÀ LÝ THUYẾT KINH TẾ Lý thuyết về cung cầu Lý thuyết về doanh nghiệp Lý thuyết sản xuất Cơ cấu thị trường Và các lý thuyết trong Kinh tế học vĩ mô CÁC CÔNG CỤ VÀ KHOA HỌC RA QUYẾT ĐỊNH Các phương pháp thống kê Dự báo và ước lượng Tối ưu hóa Các công cụ ra quyết định khoa học khác KINH TẾ QUẢN LÝ Sử dụng các công cụ và lý thuyết kinh tế cùng phương pháp luận khoa học trong việc ra quyết định để giải quyết các vấn đề kinh doanh và phân bố nguồn lực tối ưu cho doanh nghiệp Khi giải quyết một vấn đề các nhà quản trị luôn luôn phải xem xét cả các yếu tố thuộc về chất và cả các yếu tố thuộc về lượng. Các yếu tố thuộc về lượng chính là các thông tin được xử lý chế biến bằng khoa học phân tích định lượng. Như vậy, phân tích định lượng là việc nghiên cứu giải quyết khoa học việc ra quyết định về quản trị. Nguyên liệu đầu tiên của phân tích định lượng là dữ liệu, số liệu. Sau khi được xử lý, chế biến, các dữ liệu số liệu trở thành các thông tin có giá trị đối với người ra quyết định. Việc xử lý và chế biến các dữ liệu thô ban đầu để nó trở thành những thông tin có ý nghĩa là trung tâm của phân tích định lượng. Việc phát triển mạnh mẽ của tin học và máy tính điện tử đã làm tăng cường vai trò của các phân tích định lượng. Các yếu tố thuộc về chất đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với quá trình ra quyết định, chính vì vậy vai trò của phân tích định lượng thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của yếu tố về chất. Khi mà các yếu tố về chất là ổn định và khi các vấn đề, các mô hình và các tài liệu không thay đổi thì các kết quả của phân tích định lượng có thể biến quá trình ra quyết định thành một quá trình được tự động hoá. Ví dụ như nhiều công ty sử dụng các mô hình định lượng về kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho để tự động hoá việc đặt mua nguyên vật liệu. Tuy vậy, trong hầu hết các trường hợp thì các phân tích định lượng là một người trợ giúp cho quá trình ra các quyết định. Sự khác nhau cơ bản giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính (NCĐT) là những nghiên cứu thu được các kết quả không sử dụng những công cụ đo lường, tính toán. Nói một cách cụ thể hơn NCĐT là những nghiên cứu tìm biết những đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên cứu cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của đối tượng nghiên cứu trong những hoàn cảnh cụ thể. Nghiên cứu định lượng (NCĐL) là những nghiên cứu thu được các kết quả bằng việc sử dụng những công cụ đo lường, tính toán với những con số cụ thể. Trong khi NCĐL đi tìm trả lời cho câu hỏi bao nhiêu, mức nào (how many, how much) thì NCĐT đi tìm trả lời cho câu hỏi cái gì (what), như thế nào (how), tại sao (why). Ở một góc độ nào đó chính mục tiêu nghiên cứu là cơ sở để phân biệt NCĐL và NCĐT. Vì thế việc phát triển mục tiêu của một cuộc nghiên cứu là một bước hết sức quan trọng. NCĐT NCĐL Dùng để mô tả, khám phá, thăm dò Dùng để khảng định, suy rộng và dự báo Chỉ tiêu, đối tượng nghiên cứu, mức độ nghiên cứu có thể chưa rõ ràng Chỉ tiêu, đối tượng nghiên cứu, mức độ nghiên cứu đã rõ ràng Linh động trong hướng nghiên cứu, khám phá các hướng nghiên cứu chưa biết Yêu cầu phải đo lường Người nghiên cứu là công cụ thu thập thông tin Người nghiên cứu sử dụng các công cụ như bản câu hỏi để thu thập thông tin Người nghiên cứu biết sơ bộ những điều mà họ muốn nghiên cứu Người nghiên cứu biết rõ ràng những điều mà họ muốn nghiên cứu Chủ quan: Ý kiến của cá nhân là quan trọng, ví dụ: quan sát, phỏng vấn Khách quan: đo lường và phân tích qua điều tra Quy nạp giả thuyết Kiểm tra giả thuyết Khó khái quát hóa Khái quát hóa Từ ngữ, hình ảnh Con số, thống kê Mục tiêu của nghiên cứu định lượng Khảng định, suy rộng và dự báo, Để nhận dạng vấn đề, Kiểm định một lý thuyết hay một giả thiết, Đo lường các con số và phân tích bằng các kỹ thuật thống kê, Lập kế hoạch sản xuất Để tính toán lựa chọn phương án tối ưu (Quyết định đầu tư, lựa chọn các phương án quy hoạch 2. Phương pháp và các bước tiến hành nghiên cứu định lượng trong quản trị Các phương pháp toán ứng dụng trong phân tích định lượng: Phương pháp thống kê Dự báo và ước lượng Tối ưu hóa Các công cụ ra quyết định khác Trong đó, các phương pháp thống kê, dự báo và ước lượng, tối ưu hóa được trình bày qua các môn học: Thống kê toán, Kinh tế lượng, Mô hình toán kinh tế trong chương trình đại học. Nội dung học phần này chỉ trình bày một số công cụ định lượng khác thường được dùng trong thực tế. Quá trình phân tích định lượng trong quản trị bao gồm các bước cơ bản được mô tả ở hình 1.1 dưới đây. Trong đó: Bước 1: Xác định bài toán Ở bước này bài toán cần được phát biểu rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Điều đó sẽ giúp cho các bước sau có phương hướng rõ ràng. Trong nhiều trường hợp đây là bước quan trọng nhất và cũng là bước khó khăn nhất. Một bài toán được đặt ra thường có liên quan chặt chẽ với các bài toán khác, vấn đề khác của doanh nghiệp, vì vậy cần phải phân tích được là lời giải của của bài toán này sẽ tác động đến những vấn đề khác có liên quan như thế nào. Một doanh nghiệp thường có nhiều bài toán phải giải quyết, phân tích định lượng không thể giải quyết cùng một lúc tất cả các bài toán vì thế vấn đề quan trọng là phải chọn lọc bài toán nào mà việc giải quyết nó sẽ đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp hoặc làm giảm chi phí nhiều nhất. Bước 2: Xây dựng một mô hình Hiện tượng kinh tế thường phức tạp có nhiều quan hệ đan xen, chồng chéo, nếu chỉ theo dõi, quan sát thì chắc chắn không thể nắm bắt được bản chất của hiện tượng và do đó khó tìm ra được quy luật chi phối các quan hệ. Mặt khác, những vấn đề kinh tế xã hội đòi hỏi chi phí cho thực nghiệm rất lớn, mà không phải vấn đề nào cũng có thể tiến hành thực nghiệm bởi vì có những vấn đề không thể tạo ra được môi trường thực nghiệm hoặc những sai sót trong quá trình thực nghiệm có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Ngay cả những trường hợp có đủ điều kiện tiến hành thực nghiệm nhưng không thể kiểm soát được vì nó gắn liền với hoạt động của con người mà phản ứng của con người đôi khi trái ngược nhau do đó kết quả khác hẳn nhau. Chính vì vậy, để nghiên cứu kinh tế-xã hội người ta thường sử dụng phương pháp suy luận lôgic. Phương pháp suy luận xuất phát từ những vấn đề đã biết hoặc giả định là đã biết thông qua quá trình suy luận lôgic để rút ra những hệ quả, những kết luận. Suy luận lôgic gồm suy luận diễn dịch: từ cái chung, khái quát suy luận đến cái riêng, cụ thể và suy luận quy nạp: từ những cái riêng, đặc thù suy luận đến cái chung, khái quát. Phương pháp suy luận lôgic với công cụ suy luận là mô hình của đối tượng nghiên cứu gọi là phương pháp mô hình. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vận dụng phương pháp mô hình trong nghiên cứu kinh tế, có quan điểm cho mô hình là diễn tả một cách đơn giản, trực quan quá trình nghiên cứu, có quan điểm cho mô hình là hình thức khái quát có sử dụng công cụ toán học diễn tả quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, mô hình phải được hiểu là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối tượng, sự hình dung, tưởng tượng đối tượng đó bằng ý nghĩ của người nghiên cứu và việc trình bày, thể hiện, diễn đạt ý nghĩ đó bằng lời văn, chữ viết, sơ đồ, hình vẽ Nội dung cơ bản của của phương pháp mô hình bao gồm: Xây dựng, xác định mô hình của đối tượng. Quá trình này gọi là mô hình hoá đối tượng; Dùng mô hình làm công cụ suy luận phục vụ yêu cầu nghiên cứu được gọi là phân tích mô hình. Khi mô hình hoá đối tượng cần tránh hai khuynh hướng cực đoan: -“Thấy cây mà không thấy rừng”: mô hình quá chi tiết, vụn vặt, không tập trung vào những yếu tố cốt lõi nhất. - “Theo các đường mòn quá đơn giản”: mô hình quá đơn giản, sơ lược, không phản ánh được thực tế, không chứa đựng thông tin đáng giá. Mô hình hoá là lược bớt chi tiết, nhưng chỉ lược bớt những gì không quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu. Mô hình hoá bao giờ cũng có tính chất lý tưởng hoá, nhưng lý tưởng hoá không nhất thiết phải là thoát ly thực tế. Cũng không nên tránh đơn giản hoá, lý tưởng hoá mà vấn đề là đơn giản hoá, lý tưởng hoá có cơ sở thực tế đến mức nào, và có thể giúp ta hiểu thêm thực tế đến mức nào. Có người cho rằng nếu đối tượng càng lớn, càng phức tạp thì để phản ánh thực tế mô hình càng phải phức tạp. Thực ra không hẳn là như vậy, mô hình phức tạp hay không tuỳ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu và vấn đề cần giải quyết. Mô hình quá phức tạp nhiều khi không thể sử dụng hoặc sử dụng sai. Phương pháp diễn đạt, thể hiện của mô hình rất phong phú. Việc sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào mục tiêu và trình độ của người nghiên cứu. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp nào, các mô hình cũng phải đóng vai trò là phương tiện cho người nghiên cứu suy luận từ những điều đã biết đến những điều chưa biết, tức là từ những tiền đề, những giả thiết có thể rút ra những hệ quả lôgic. Mô hình cần được lập nên một cách cẩn thận, nó phải đạt được các tiêu chuẩn là có thể giải được, hiện thực, dễ hiểu và dễ điều chỉnh. Bước 3: Thu thập các dữ liệu đầu vào Khi đã có mô hình cần phải có đầy đủ các dữ liệu cần thiết cho mô hình này. Các dữ liệu, số liệu chính xác là vô cùng quan trọng vì ngay cả khi mô hình của bài toán là hoàn hảo, nếu các dữ liệu, số liệu không chính xác thì sẽ đưa đến những kết quả không thể áp dụng được trong thực tế. Bước 4: Tìm lời giải cho bài toán Bước 5: Thử lại lời giải của bài toán Trước khi lời giải của bài toán được đem ra áp dụng nó cần phải được thử nghiệm lại một cách đầy đủ bởi vì kết quả ở lời giải phụ thuộc vào các dữ liệu đầu vào mô hình và chúng lại có thể thiếu chính xác hoặc không phù hợp với thực tiễn. Bước 6: Phân tích các kết quả Tức là xác định những gì sẽ đi theo sau các kết quả của lời giải của bài toán. Những hiệu quả, những cái sẽ đi theo sau lời giải của bài toán cần được phân tích rõ ràng trước khi các kết quả được đem áp dụng vào thực tế. Bởi vì mô hình của bài toán chỉ là sự mô tả xấp xỉ của thực tiễn nên tính nhạy cảm của lời giải tức là khả năng tự thay đổi nhanh nhạy của nó tuỳ theo mô hình và các dữ liệu đầu vào là rất quan trọng, đó là một bộ phận của việc phân tích các kết quả và được gọi là sự phân tích tính nhạy cảm. Bước 7: Thực thi các kết quả Bước cuối cùng thường là khó khăn hơn là chúng ta tưởng tượng. Bởi vì ngay cả khi lời giải của bài toán là tối ưu và sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn nhiều cho doanh nghiệp, nếu như các nhà quản trị từ chối việc áp dụng giải pháp mới thì tất cả cũng sẽ trở nên vô ích. Sau khi lời giải được thực thi trong thực tế nó vẫn cần phải được giám sát chặt chẽ và có thể có những thay đổi lớn đòi hỏi phải sửa đổi. Thực thi áp dụng các kết quả Xác định bài toán Lập ra một mô hình Thu thập các dữ liệu Tìm ra một lời giải Thử lại lời giải Phân tích các kết quả Hình 1. Sơ đồ các bước phân tích định lượng Không đạt mục đích Không phù hợp với thực tiễn NỘI DUNG: BÀI TẬP Bài 1: Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch định xây dựng thêm 1 dây chuyền sản xuất nữa nhằm mở rộng các loại sản phẩm xi măng của mình (như PCB30, PCB40 và MC25) để tăng lợi nhuận cho Công ty. Công ty đưa ra 4 phương án xây dựng cụ thể như sau: Phương án 1: Xây dựng dây chuyền có quy mô nhỏ Phương án 2: Xây dựng dây chuyền có quy mô trung bình Phương án 3: Xây dựng dây chuyền có quy mô lớn Phương án 4: Không xây dựng gì cả Phòng Kinh Doanh của Công ty tiến hành đánh giá lợi nhuận ứng với mỗi phương án lựa chọn và mỗi trạng thái thị trường như sau: Trạng thái Các phương án Thị trường tốt Thị trường trung bình Thị trường xấu Dây chuyền quy mô nhỏ (PA1) 80.000 20.000 -50.000 Dây chuyền quy mô trung bình (PA2) 250.000 35.000 - 110.000 Dây chuyền quy mô lớn (PA3) 295.000 25.000 -200.000 Không làm gì cả (PA4) - - - Xác suất 35% 15% 50% a/ Qua thực tế nghiên cứu, Công ty nhận thấy xác suất của các trạng thái như sau: thị trường tốt 35%, thị trường trung bình 15%, thị trường xấu 50%. Vậy, Công ty nên chọn phương án nào có lợi nhất? b/ Công ty tư vấn CCID đề nghị cung cấp cho Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch thông tin về thị trường tốt hay thị trường trung bình hay thị trường xấu với giá x (USD). Vấn đề đặt ra: Công ty có nên nhận lời đề nghị đó không? Giá mua thông tin này đắt hay rẻ? Bao nhiêu là hợp lý? Bài giải: a/Áp dụng công thức E(X) = åXi x Pi : Kỳ vọng (giá trị trung bình) ta có: E (PA1) = 0,35*80.000 + 0,15*20.000 + 0,5*(-50.000) = 6.000 E (PA2) = 0,35*250.000 + 0,15*35.000 + 0,5*(-110.000) = 37.750 E (PA3) = 0,35*295.000 + 0,15*25.000 + 0,5*(-200.000) = 7.000 E (PA4) = 0,35*0+0,15*0+0,5*0 = 0 Ta có bảng sau: Trạng thái Các phương án Thị trường tốt Thị trường trung bình Thị trường xấu Kỳ vọng (TB theo xác suất) Dây chuyền quy mô nhỏ (PA1) 80.000 20.000 -50.000 6.000 Dây chuyền quy mô trung bình (PA2) 250.000 35.000 - 110.000 37.750 Dây chuyền quy mô lớn (PA3) 295.000 25.000 -200.000 7.000 Không làm gì cả (PA4) - - - - Kỳ vọng lớn nhất là giá trị lớn nhất vậy Công ty nên chọn phương án 2: Xây dựng dây chuyền có quy mô trung bình b/ Công ty xem xét có nên mua thông tin từ Công ty tư vấn CCID hay không? Giá trị kỳ vọng với thông tin hoàn hảo: 0,35*295.000 + 0,15*35.000 + 0,5*0 = 108.500 Thu nhập trung bình cao nhất khi không có thông tin hoàn hảo: 108.500 - 37.750 = 70.750 Nếu x =< 70.750 thì Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch nên mua thông tin hoàn hảo Bài 2: Chương 2: RA QUYẾT ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ RỦI RO BẰNG SƠ ĐỒ CÂY Tổng công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí – Chi nhánh khu vực miền Trung cho các doanh nghiệp vay tiền, một khoản cho vay là 80.000 triệu đồng thời hạn 1 năm, lãi xuất 12%/năm. Nếu chi nhánh từ chối không cho vay thì số tiền này được dùng để gửi ngân hàng với lãi xuất 5%/năm. Nếu không có điều tra gì về các doanh nghiệp vay tiền thì qua kinh nghiệm biết xác suất để một doanh nghiệp trả được nợ là 0,95 (trả cả gốc và lãi đúng hạn). Trong trường hợp ngược lại xác xuất là 0,05 doanh nghiệp bị phá sản và chi nhánh xem như bị mất số tiền đã cho vay. Chi nhánh miền Trung của Tổng công ty Cổ phần Tài chính Dầu khí có điều tra các doanh nghiệp trước khi quyết định cho vay hay từ chối thì kết quả điều tra là một trong hai câu trả lời: T1 : nên cho vay; T2 : không nên cho vay, Chi phí cho mua thông tin khi muốn cho vay là 40 triệu đồng. Qua 200 thương vụ đã cho kết quả như sau: Biến cố Kết quả điều tra E1 Trả được E2 Phá sản Tổng cộng T1 140 2 142 T2 48 10 58 Tổng cộng 188 12 200 Ta dùng sơ đồ cây, kỳ vọng và xác suất có điều kiện để ra quyết định tối ưu cho chi nhánh (nên điều tra hay không, nên cho vay hay từ chối). Gọi S1 là chiến lược có điều tra trước khi quyết định cho vay, S2 là chiến lược không điều tra. S3 là chiến lược quyết định cho vay, S4 là chiến lược từ chối không cho vay. Các biến cố là T1,T2 và E1 và E2 Ta có: - Lợi nhuận từ việc cho vay: 80.000× 12% = 9.600 (triệu đồng) - Lợi nhuận khi mua công trái: 80.000× 5% = 4.000 (triệu đồng) Ta có: P(E1/T1) = ; Khi đó P(E2/T1) = Vậy E(S3) = 9.600 x + (-80.000) x = 8.338 (triệu đồng) Ở nhánh thứ 2: P(E1/T2) = ; P(E2/T2) = Vậy E(S3) = 9.600 x + (-80.000) x = -5.848(triệu đồng) Ở nhánh cuối cùng P(E1) = 0,95; P(E2) = 0,05 Vậy E(S3) = 9.600 × 0,95 + (-80.000) × 0,05 = 5.120 (triệu đồng) Vì P(T1) = và P(T2) = Nên E(S1) = 8338 x + 4.000 x = 7.080 (triệu đồng) Nếu trừ đi 400 chi phí cho mỗi lần điều tra thì ta có: E(S1) = 7.080 - 400 = 6.680 (triệu đồng)> 5.120 (triệu đồng) Vậy chiến lược của chi nhánh là tiến hành điều tra trước khi quyết định cho vay a) Nếu kết quả điều tra là T1 thì quyết định cho vay b) Nếu kết quả điều tra là T2 thì từ chối không cho vay và số tiền 80.000 (triệu đồng) dùng để gửi ngân hàng. Khi đó lợi nhuận trung bình của mỗi khoản tiền 80.000 (triệu đồng) mà chi nhánh đạt được một năm là 6.680 (triệu đồng). 7.080 4.000 8.338 8.338 -5.848 9600 E1 P(E1/T1) P(E2/T2) E2 S3 -80.000 S4 4.000 T1 4.000 E1 P(E1/T2) P(T1) 5.120 5.120 P(T2) P(E2/T2) T2 E2 S1 -80.000 4.000 S2 4.000 S4 S3 P(E1) 9.600 E1 E2 P(E2) -80.000 Bài 3: Chương 3: RA QUYẾT ĐỊNH PHỤ THUỘC NHIỀU YẾU TỐ Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung chuyển sản xuất cồn khan từ sắn lát khô để pha vào xăng. Hiện tại Công ty muốn trang bị thêm 1 hệ thống cân để phục vụ công tác cân lượng sắn khi nhập kho và cân bán sản phẩm. Công ty có 4 phương án lựa chọn như sau: Phương án A (P.A A): Mua hệ thống cân vận hành toàn toàn tự động; Phương án B (P.A B): Mua hệ thống cân vận hành bán tự động; Phương án C (P.A C): Mua hệ thống cân vận hành bằng tay; Phương án D (P.A D): không trang bị. Bảng dưới đây cho ta các thuộc tính của từng phương án đầu tư có thể lựa chọn STT Các thuộc tính P.A A P.A B P.A C P.A D 1 Chi phí mua sắm và lắp đặt (nghìn đồng) 1.000.000 450.000 250.000 0 2 Chi phí vận hành hàng năm 200.000 300.000 400.000 0 3 Khả năng hoạt động linh hoạt Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Công ty cần phải đưa ra lựa chọn một trong các P.A trên. Ta dùng phương pháp trọng số để lựa chọn P.A. Bước 1: Cho điểm từng thuộc tính đối với phương án chọn với điểm cao nhấ là 1 và thấp nhất là 0. Điểm chi phí mua sắm và lắp đặt: Điểm chi phí mua sắm và lắp đặt của các P.A i (CPMSi) = (Chi phí mua sắm và lắp đặt cao nhất – chi phí mua sắm và lắp đặt thấp nhất- CPMSi)/ (chi phí mua sắm cao nhất- chi phí mua sắm thấp nhất); Điểm cho chi phí vận hành hàng năm: Điểm cho chi phí vận hành hàng năm của các P.A i (CPVHi) = (chi phí vận hành cao nhất- chi phí vận hành thấp nhất- CPVHi)/ (chi phí vận hành cao nhất- chi phí vận hành thấp nhất); Điểm khả năng làm việc linh hoạt: xấu, trung bình, tốt và rất tốt tương ứng với các hạng là 0, 1, 2, 3. Khi đó điểm về khả năng làm việc linh hoạt của P.A i ( KNLHi) = (hạng P.A i – 0)/(hạng của P.A cao nhất – hạng của P.A thấp nhất – hạng P.A i) Khi đó ta có bảng tính tính điểm cho từng thuộc tính của các phương án như sau: Bảng tính tính điểm cho từng thuộc tính của các phương án đầu tư STT Các thuộc tính P.A A P.A B P.A C P.A D 1 Chi phí mua sắm và lắp đặt (nghìn đồng) 0 0,45 0,75 1 2 Chi phí vận hành hàng năm 0,5 0,25 0 1 3 Khả năng hoạt động linh hoạt 1 2/3 1/3 0 Bước 2: Gắn trọng số cho các thuộc tính: Sắp xếp thứ tự theo tính chất quan trọng của các thuộc tính: Khả năng hoạt động linh hoạt > chi phí vận hành > chi phí mua sắm và lắp đặt. Khi đó ta gắn chúng theo thứ tự với các con số 3 > 2 > 1 lúc đó: 3 + 2 + 1 = 6 Như vậy trọng số của Khả năng hoạt động lin hoạt là 3/6 Chi phí vận hành hàng năm là 2/6 Chi phí mua sắm và lắp đặt là 1/6 Bước 3: tình điểm trung bình tổng thể theo trọng số cho từng P.A lựa chọn Bảng tính điểm trung bình theo trọng số của các P.A đầu tư như sau: STT Các thuộc tính Trọng số Điểm cho các phương án đầu tư P.A A P.A B P.A C P.A D 1 Chi phí mua sắm và lắp đặt (nghìn đồng) 1/6 0 x 1/6 = 0 0,45 x 1/6 = 0.075 0,75 x 1/6 = 0.125 1 x 1/6 = 0.1667 2 Chi phí vận hành hàng năm 2/6 0,5 x 2/6 = 0.1667 0,25 x 2/6 = 0.088 0 x 2/6 = 0 1 x2/6 = 0.333 3 Khả năng hoạt động linh hoạt 3/6 1 x 3/6 = 0.5 2/3 x 3/6 = 0.333 1/3 x 3/6 = 0.1667 0 x 3/6 = 0 Giá trị trung bình theo trọng số 0.667 0.491 0.292 0.50 Như vậy điểm trung bình theo trọng số của P.A A là cao nhất. Có nghĩa là nên chọn đầu tư Mua hệ thống cân vận hành toàn toàn tự động. Bài 4. Chương 4: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MARKOV Thị phần cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của 04 Công ty Kiểm toán : Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc Tế IFC, Công ty TNHH BDO Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn An Việt, Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam tại Quảng Ninh như sau α0 = [0,6; 0,25; 0,2;0,05] Biết ma trận các xác suất chuyển đổi trạng thái là: 0,5 0,2 0,2 0,1 P = 0,4 0,3 0,2 0,1 0,2 0,3 0,4 0,1 0,1 0,1 0,4 0,4 a/ Hãy tính các phần phân chia thị trường của 04 công ty ở tháng sau? b/ Hãy tính các phần phân chia thị trường của 04 công ty ở tháng thứ sáu? c/ Giả sử P không thay đổi hãy tính các phần phân chia thị trường ổn định về lâu dài của 04 công ty. Bài giải: a/ Giải bài toán bằng phương pháp phân tích Markov: Tính các phần phân chia thị trường của 04 công ty ở tháng sau: 0,5 0,2 0,2 0,1 α1= α0 . P = 0,6 0,25 0,2 0,05  x 0,4 0,3 0,2 0,1 0,2 0,3 0,4 0,1 0,1 0,1 0,4 0,4 α1 = [0,445; 0,260; 0,270; 0,125] b/ α2 = α1 . P Ta có αn = αn-1 . P Từ đó ta có bảng phân chia thị phần của 4 công ty như sau: STT Tháng Phần phân chia thị phần 1 Tháng 1 α1 0,445 0,260 0,270 0,125 2 Tháng 2 α2 0,3930 0,2605 0,2990 0,1475 3 Tháng 3 α3 0,37525 0,26120 0,30930 0,15425 4 Tháng 4 α4 0,369390 0,261625 0,312710 0,156275 5 Tháng 5 α5 0,367515 0,261806 0,313797 0,156883 6 Tháng 6 α6 0,366927 0,261872 0,314136 0,157065 7 Tháng 7 α7 0,366746 0,261894 0,314240 0,157119 8 Tháng 8 α8 0,366691 0,261902 0,314272 0,157136 9 Tháng 9 α9 0,366674 0,261904 0,314284 0,157141 10 Tháng 10 α10 0,366669 0,261904 0,314284 0,157142 Tính các phần phân chia thị trường của 4 công ty ở tháng thứ 6 là: α6 = [0,366927; 0,261872; 0,314136; 0,157065] c, Giả sử P không thay đổi hãy tính các phần phân chia thị trường ổn định về lâu dài của 04 công ty. Như vậy xu thế chung là phân chia thị trường của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc Tế IFC có xu hướng giảm, Công ty TNHH BDO Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn An Việt, Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam có xu hướng tăng. Tuy vậy, dần dần thị phần sẽ ổn định. Bài 5: CHƯƠNG 5: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI Tìm điểm yên ngựa và xác định chiến lược duy nhất của X và Y với các trò chơi X’spayoff matrix được cho như sau: Y X Y1 Y2 X1 12 -9 X2 46 16 Bài giải: - Bước 1: Ở mỗi dòng của X’spayoff matrix chọn ra số nhỏ nhất. Sau đó chọn ra số lớn nhất trong các số nhỏ nhất đó (Tiêu chuẩn maximin) với người chơi thứ nhất X: + Dòng 1: min1 = -9 + Dòng 2: min2 = 16 + max (min1, min2) = 16. - Bước 2: Ở mỗi cột chọn ra số lớn nhất. Sau đó chọn ra số nhỏ nhất trong các số lớn nhất đó (Tiêu chuẩn minimax) với người chơi thứ hai Y: + Cột 1: max1 = 46 + Cột 2: max2 = 16 + min (max1, max2) = 16. Y X Y1 Y2 Maximin X1 12 -9 -9 X2 46 16 16 Minimax 46 16 - Bước 3: max (min1, min2) = min (max1, max2) = 16. 16 là điểm yên ngựa: X luôn chọn chiến lược X2. Y luôn chọn chiến lược Y2. Bài 6: Chương 6: MÔ HÌNH MÔ PHỎNG (SIMULATION MODELS) Phòng Kinh Doanh của Công ty Thương Mại Vận Tải Bốc Dỡ Quảng Ninh quan sát số tàu đến, số tàu được bốc dỡ hàng trong ngày trong khoảng thời gian là 200 ngày với số liệu như sau: Số tàu đến 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Số quan sát được 25 20 30 40 35 20 15 10 5 Số tàu dỡ hàng ngày 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Số ngày quan sát được 10 15 30 35 40 30 20 10 10 Giả sử mô phỏng chu kỳ là 14 ngày thì Phòng Kinh Doanh của Công ty phải tính các chỉ tiêu sau để cung cấp cho Ban lãnh đạo Công ty. Số tàu phải nằm chờ trung bình 1 ngày? Số tàu đến trung bình trong ngày? Số tàu bốc dỡ trung bình trong ngày? Bài Giải: Sự tính toán xác suất, xác suất tích lũy và khoảng số ngẫu nhiên của biến X (số tàu đến trong ngày) được ghi trong bảng sau: Số tầu đến Xác suất Xác suất tích lũy Khoảng các số ngẫu nhiên 0 0,12 0,12 1-12 1 0,1 0,22 13-22 2 0,15 0,37 23-37 3 0,2 0,57 38-57 4 0,18 0,75 58-75 5 0,1 0,85 76-85 6 0,08 0,93 86-93 7 0,04 0,97 94-97 8 0,03 1 98-100 Sự tính toán xác suất, xác suất tích luỹ và khoảng số ngẫu nhiên của biến Y (số tàu được bốc dỡ trong ngày) được ghi trong bảng sau: Số tầu được bốc dỡ/ngày Xác suất tích lũy Khoảng số ngẫu nhiên 0 0,05 1-5 1 0,13 6-13 2 0,28 14-28 3 0,45 29-45 4 0,65 46-65 5 0,8 66-80 6 0,9 81-90 7 0,95 91-95 8 1 96-100 Phòng Kinh Doanh của Công ty bắt đầu thử và mỗi lần thử được xem như là một ngày diễn ra trong thực tế. Ta đi theo từng dòng của bảng các số ngẫu nhiên, bắt đầu từ dòng thứ nhất và tiến hành 14 lần thử. Kết quả được ghi lại như sau: Ngày Số phải chờ bốc dỡ Số ngẫu nhiên X Số tàu cần được bốc dỡ Số ngẫu nhiên Y (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 0 50 3 3 82 3 2 0 28 2 2 57 2 3 0 68 4 4 68 4 4 0 36 2 2 28 2 5 0 90 6 6 5 0 6 6 62 4 10 94 7 7 3 27 2 5 3 0 8 5 50 3 8 11 1 9 7 18 1 8 27 2 10 6 36 2 8 79 5 11 3 61 4 7 90 6 12 1 21 1 2 87 2 13 0 46 3 3 92 3 14 0 1 0 0 41 0 = 31 = 37 = 37 Cột (2) hàng này = (5) hàng trước -(7) ở hàng trước đó Cột (3),(6) lấy từ bảng số ngẫu nhiên Cột (4): lấy từ cột (3) và bảng 1 Cột (5)=(2)+(4) Cột (7): từ cột (6) và bảng 2 Từ kết quả trên, Ban Lãnh đạo Công ty quan tâm đến 03 thông tin quan trọng là Số tàu phải nằm chờ bốc dỡ trung bình của 1 ngày là: 31/14 = 2,21 tàu/ngày Số tàu đến trung bình trong ngày: 37/14 = 2,64 tàu/ngày Số tàu được bốc dỡ trung bình trong ngày: 37/14 = 2,64 tàu/ngày KẾT LUẬN Quan điểm phân tích định lượng trong quản trị: Lý thuyết định lượng trong quản trị được xây dựng dựa trên nhận thức cơ bản là: “Quản trị là quyết định (Management is decision making) và muốn việc quản trị có hiệu quả thì các quyết định phải đúng đắn” Ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị, kinh nghiệm, khả năng xét đoán, óc sáng tạo chưa thể đảm bảo có được những quyết định phù hợp và tối ưu nếu thiếu khả năng định lượng. Trong khi ra quyết định, nhà quản trị có thể sử dụng nhiều công cụ định lượng khác nhau với sự trợ giúp của máy tính. Khi giải quyết một vấn đề các nhà quản trị luôn luôn phải xem xét cả các yếu tố thuộc về chất và cả các yếu tố thuộc về lượng. Các yếu tố thuộc về lượng chính là các thông tin được xử lý chế biến bằng khoa học phân tích định lượng. Như vậy, phân tích định lượng là việc nghiên cứu giải quyết khoa học việc ra quyết định về quản trị. Nguyên liệu đầu tiên của phân tích định lượng là dữ liệu, số liệu. Sau khi được xử lý, chế biến, các dữ liệu số liệu trở thành các thông tin có giá trị đối với người ra quyết định. Việc xử lý và chế biến các dữ liệu thô ban đầu để nó trở thành những thông tin có ý nghĩa là trung tâm của phân tích định lượng. Việc phát triển mạnh mẽ của tin học và máy tính điện tử đã làm tăng cường vai trò của các phân tích định lượng. Các yếu tố thuộc về chất đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với quá trình ra quyết định, chính vì vậy vai trò của phân tích định lượng thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của yếu tố về chất. Khi mà các yếu tố về chất là ổn định và khi các vấn đề, các mô hình và các tài liệu không thay đổi thì các kết quả của phân tích định lượng có thể biến quá trình ra quyết định thành một quá trình được tự động hoá. Ví dụ như nhiều công ty sử dụng các mô hình định lượng về kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho để tự động hoá việc đặt mua nguyên vật liệu. Tuy vậy, trong hầu hết các trường hợp thì các phân tích định lượng là một người trợ giúp cho quá trình ra các quyết định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nhâm Văn Toán – Giáo trình Phân tích Định lượng trong Quản trị (giáo trình dành cho cao học chuyên ngành kinh tế công nghiệp) – Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội 2009 2. PTS. Nguyễn Cao Văn, PTS Trần Thái Ninh - Lý thuyết Xác suất và Thống kê toán. (giáo trình dành cho sinh viên các ngành kinh tế) Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 1996 3. PGS.TS. Bùi Tường Trí – Giáo trình Phân tích Định lượng trong Quản trị. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2003 4. PGS.TS. Nhâm Văn Toán - Toán kinh tế. Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội 2003 5. PTS. TS. Hoàng Đình Tuấn - Giáo trình lý thuyết mô hình toán kinh tế. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội 2007 6. Các bài Tiều luận và Luận văn môn Phân tích Định Lượng trong Quản trị trên mạng Internet... .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docpt_dinh_luong_trong_quan_tri_rev_5132.doc