Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc- Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là một ví
dụ điển hình cho tình hình quốc tế thời kỳ chiến tranh Lạnh. Ở đó các nước đều có những
toan tính riêng cũng như những biện pháp để hiện thực hóa những toan tính đó. Hai
cường quốc Liên Xô và Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, đồng thời cũng đạt được những mục tiêu của mình. Việt Nam là một
nước XHCN nhỏ đứng giữa hai anh lớn cũng đã có những chính sách riêng , mà chính
sách cân bằng trong quan hệ với Xô – Trung là một ví dụ tiêu biểu, nhằm tranh thủ sự
giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần của hai anh lớn, đồng thời hạn chế đến mức tối thiểu
những ảnh hưởng tiêu cực có thể có từ mâu thuẫn giữa Liên Xô – Trung Quốc. Xuất phát
từ tinh thần độc lập tự chủ, quyết định thi hành chính sách cân bằng, không nghiêng về
bên nào của Việt Nam đã được thực tế chứng minh là một chính sách hoàn toàn đúng
đắn, bởi nó không chỉ giúp hoàn thành mục tiêu của Việt Nam là giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước; bảo vệ mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam với Liên Xô và Trung
Quốc mà còn góp phần vào sự nghiệp đoàn kết giai cấp vô sản trong khối XHCN nói
riêng và trên toàn thế giới nói chung.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3042 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích mâu thuẫn Xô –Trung trong kháng chiến chống Mỹ và cách giải quyết của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Phân tích mâu thuẫn Xô –Trung trong kháng chiến
chống Mỹ và cách giải quyết của Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng là kết
quả của sự kết hợp một loạt các nhân tố, trong đó có sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè
quốc tế mà đi đầu là hai cường quốc XHCN Liên Xô và Trung Quốc. Bên cạnh việc ghi
nhận sự đóng góp của hai nước, có ý kiến cho rằng Việt Nam đã phải chịu quá nhiều sức
ép từ những tính toán của Liên Xô và Trung Quốc qua việc giúp đỡ Việt Nam.Trong
hoàn cảnh như vậy, việc đưa ra một chính sách hợp lý là cần thiết.“Chính sách của một
quốc gia liên quan đến quyết định lựa chọn những hướng hành động và phương cách
hành động để giải quyết một vấn đề cụ thể sinh ra bởi hoàn cảnh và điều kiện cụ thể”.
Thực tế quả đúng như vậy. Là người đứng giữa, Việt Nam đã lựa chọn một chính sách
đối ngoại thích hợp nhằm không những tranh thủ tối đa sự viện trợ về vật chất cũng như
tinh thần từ Liên Xô và Trung Quốc mà còn hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng
tiêu cực từ mâu thuẫn giữa hai quốc gia này- đó là Chính sách cân bằng của Việt Nam
trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bài tiểu
luận của chúng tôi tập trung phân tích chính sách trên bằng cách đặt ra và giải quyết các
câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
- Lựa chọn chính sách cân bằng, Việt Nam muốn gì?
- Việt Nam có thực hiện được chính sách đó hay không?
- Việt Nam có lựa chọn nào khác không?
NỘI DUNG CHÍNH
I. BỐI CẢNH VÀ MÂU THUẪN
1. Bối cảnh quốc tế
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chiến tranh lạnh nổ ra giữa hai khối Đông và
Tây, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô. Đây là cuộc chiến tranh mang tính toàn cầu vì nó lôi
kéo mọi đối tượng tham gia như Mỹ, Liên Xô, các nước đồng minh của hai siêu cường và
thế giới thứ ba. Chiến tranh Lạnh làm cho quan hệ quốc tế trong thời gian này trở nên
căng thẳng. Do chịu sự chi phối của ý thức hệ nên cả hai cường quốc đều muốn ra sức
mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở những khu vực mà có thể xây dựng và duy trì chế độ
giống mình.
Tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời khi chiến tranh Lạnh
giữa Mỹ và Liên Xô đã triển khai trên tất cả mọi phương diện. Lãnh đạo Trung Quốc
xuất phát từ mục tiêu căn bản - lợi ích quốc gia để hoạch định và thực hiện chiến lược đối
ngoại với Mỹ và Liên Xô, đặc biệt là Liên Xô - đồng minh của Trung Quốc sau này.
2. Mâu thuẫn Xô-Trung
Ngay từ khi mới ra đời, liên minh Xô - Trung đã có những chia rẽ, tác động đến hệ tư
tưởng, chính sách và chiến lược của cả hai nước trong chiến tranh lạnh. Lợi ích và an
ninh quốc gia bị định hình bởi quan niệm của lãnh đạo hai nước về cách thức tồn tại của
quốc gia mình trong hoàn cảnh ấy. Sự chia rẽ bắt đầu vào cuối thập niên 50 thế kỷ 20, lên
đến đỉnh điểm vào năm 1969 và diễn tiến theo nhiều hướng khác nhau cho đến cuối
những năm 80.
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Quốc đều giúp đỡ chúng ta
chống lại kẻ thù chung là Mỹ nhưng lại có mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Thông qua cuộc
chiến tranh ở Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Quốc đều muốn tranh thủ Việt Nam nhằm
khẳng định đường lối và vị trí của mình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chính
sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn này.
Một trong những lí do chính để Trung Quốc và Liên Xô giúp đỡ Việt Nam là muốn
chứng tỏ mình là nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đích thực, mong muốn chứng tỏ vị trí
tiên phong và lãnh đạo của mình trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước thế
giới thứ ba, lôi kéo Việt Nam về phe mình.
Mặc dù nhận thức được mâu thuẫn này từ rất sớm nhưng vì muốn tranh thủ được sự ủng
hộ của cả Liên Xô và Trung Quốc nên chúng ta đã tránh không công khai đề cập đến vấn
đề này. Đến năm 1963, mâu thuẫn này tác động sâu sắc đến khối đoàn kết trong phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, ảnh hưởng đến nội bộ của các Đảng anh em nên
ngày 10/12/1963 Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam mới có tuyên bố chính thức đề
nghị các Đảng anh em chấm dứt công kích nhau và triệu tập hội nghị các Đảng cộng sản
để bàn về vấn đề này.
Trong tình hình mâu thuẫn Xô-Trung trở nên sâu sắc, Đảng Lao động Việt Nam đã cố
gắng nghiên cứu tìm ra những điểm đồng, điểm khác biệt trong quan hệ giữa mỗi nước
với Việt Nam, xác định lợi ích và chính sách của mỗi nước trong vấn đề chiến tranh Việt
Nam, tìm ra mẫu số chung là ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống Mỹ, làm nghĩa
vụ quốc tế đối với một nước XHCN, đảm bảo hòa bình trên thế giới.
Tuy nhiên trong quan hệ của Đảng ta với Trung Quốc và Liên Xô còn tồn tại một số
những bất đồng. Đối với Liên Xô là sự bất đồng trong việc đánh giá Mỹ, Liên Xô muốn
Việt Nam tiến hành đàm phán chấm dứt chiến tranh vì thực sự Liên Xô không muốn trực
tiếp đối đầu với Mỹ thông qua sự giúp đỡ Việt Nam. Còn Trung Quốc tuy ủng hộ Việt
Nam nhưng luôn gắn sự ủng hộ đó với việc lên án Liên Xô, lo sợ Việt Nam bị ảnh hưởng
bởi Liên Xô. Trong bối cảnh đó, chủ trương của ta là không tham gia trực tiếp vào mâu
thuẫn hai nước. Cách xử lý này gặp rất nhiều khó khăn thậm chí chỉ trích từ cả hai phía.
Giai đoạn này đã đặt ra cho ngoại giao Việt Nam nhiệm vụ hết sức nặng nề và phức tạp là
vừa đấu tranh chống lại thủ đoạn và chính sách ngoại giao thâm độc của Mỹ, vừa đảm
bảo duy trì sự viện trợ, sự ủng hộ và đoàn kết của cả Liên Xô và Trung Quốc bằng việc
sử dụng chính sách cân bằng.
II. CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM
1.Lựa chọn chính sách cân bằng, Việt Nam muốn gì?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu chính sách cân bằng là gì. Chính sách cân bằng là
chính sách đối ngoại được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng trong giai đoạn kháng
chiến chống Mỹ nhằm mục đích đạt được và duy trì thế cân bằng khi đứng giữa Liên Xô
và Trung Quốc. Tên gọi của chính sách về sau xuất phát từ chính mục đích “cân bằng”
này. Việt Nam muốn tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ từ cả hai nước nhưng đồng thời phải
tránh được sự ảnh hưởng bởi những biến đổi trong quan hệ giữa hai nước lớn nhất trong
phe XHCN lúc bấy giờ.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam lại chọn chính sách cân bằng? Phải khẳng định rằng
“Chính sách của một quốc gia liên quan đến quyết định lựa chọn những hướng hành động
và phương cách hành động để giải quyết một vấn đề cụ thể sinh ra bởi hoàn cảnh và điều
kiện cụ thể”1. Vấn đề cụ thể dẫn đến việc lựa chọn chính sách cân bằng là vấn đề nội lực
và ngoại lực. Nguyên tắc chính trong các quyết định của Việt Nam là nguyên tắc tự lực
cánh sinh. Nhưng nếu chỉ dựa vào nội lực thôi thì chưa đủ để Việt Nam khắc phục được
những bất lợi trên cán cân so sánh lực lượng với Mỹ - kẻ thù chính của ta trong giai đoạn
này. Do đó, ngoại lực không chỉ là yếu tố phải luôn đi kèm với nội lực mà nó đã trở thành
yếu tố được nhấn mạnh hơn cả. Trong hoàn cảnh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc
đó, ngoại lực có thể tìm kiếm từ phía các nước nội khối XHCN, từ phía các quốc gia và
vùng lãnh thổ có thiện chí ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và từ phía nhân
dân tiến bộ trên thế giới. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên
cứu sự tác động của ngoại lực đến từ phía các nước nội khối mà cụ thể là hai nước lớn
Liên Xô và Trung Quốc.
Sự ủng hộ của cả Liên Xô và Trung Quốc đều rất có lợi cho Việt Nam, nhưng kèm theo
đó cũng là những hạn chế không nhỏ. Xét về thực lực thì Liên Xô là một quốc gia có sức
mạnh về kinh tế, quân sự hàng đầu trong khối XHCN và là một đối cực của Mỹ. Liên Xô
đã giúp đỡ nhiều nước và đồng thời cũng là anh cả trong khối các nước XHCN, có ảnh
hưởng tới các quốc gia khác trong khối, vì vậy nếu Liên Xô đứng ra ủng hộ cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam thì việc tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước đó cũng trở nên dễ
dàng hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì Liên Xô đóng vai trò lớn như thế nên Việt Nam sẽ
chịu áp lực không nhỏ nếu nhận được sự giúp đỡ từ phía Liên Xô. Ngoài ra, tiến trình hòa
hoãn Xô – Mỹ cũng khiến Liên Xô trở nên dè dặt hơn trong vấn đề Việt Nam; nhưng với
vai trò là đầu tàu của phe XHCN Liên Xô cũng không thể hoàn toàn bỏ mặc Việt Nam
mà chỉ là giúp đỡ như thế nào và giúp đỡ tới đâu. Hơn nữa mâu thuẫn giữa hai cường
quốc Xô – Mỹ dẫn tới một hệ lụy là ở đâu có mặt Liên Xô thì ở đó Mỹ sẽ không bỏ qua
nên chiến tranh Việt Nam có nguy cơ sẽ càng trở nên gay gắt hơn nữa. Trong khi đó, nếu
quan hệ với Trung Quốc, vấn đề an ninh biên giới phía Bắc của Việt Nam được đảm bảo
– đó là một lợi thế. Trung Quốc lại là nước đã và đang giành nhiều ủng hộ lớn cho Việt
Nam trong thời điểm đó. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là một thành viên của phong trào
Không liên kết, Việt Nam có thể thông qua đó mà tìm kiếm sự ủng hộ của các nước khác
cũng tham gia phong trào này. Thế nhưng cũng chính vì có chung đường biên giới phía
Bắc với Trung Quốc mà áp lực lên Việt Nam cũng rất đáng kể. Thêm vào đó, bắt đầu từ
những năm 1958, ở Trung Quốc bắt đầu tiến hành “Đại nhảy vọt” và “Đại cách mạng văn
hóa” khiến nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng thảm họa kinh tế và gây ra bóng
đen kinh hoàng bao trùm khắp trời Bắc Kinh nên vấn đề viện trợ cho Việt Nam lúc này
không còn được chú trọng như trước.
Nếu chỉ đơn thuần so sánh giữa những khía cạnh có lợi và bất lợi trong mối quan hệ Việt
– Xô và Việt – Trung như trên thì Việt Nam vẫn chưa thể đưa ra lựa chọn đứng về phía
nào là hợp lý. Song nếu xem xét và phân tích cụ thể tình hình, chúng ta có thể thấy giai
đoạn 1955 – 1964, so với Trung Quốc, Liên Xô thực sự dành ít sự quan tâm cho Việt
Nam hơn, trong khi lượng viện trợ mà Việt Nam nhận được chủ yếu là của Trung Quốc.
Hơn nữa, mâu thuẫn Xô–Trung không ngừng gia tăng và có thể dẫn đến xung đột, nếu
trường hợp đó xảy ra Việt Nam hoàn toàn không thể tiếp tục duy trì vị trí trung gian mà
buộc phải quyết định lựa chọn đứng hẳn về một bên có lợi hơn cho mình. Thực tiễn đã
chứng minh đến tháng 3/1969 các căng thẳng dọc theo biên giới hai nước đã leo thang
dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự nổ ra dọc sông Ussuri trên đảo Damansky (theo cách
gọi của Liên Xô) hay còn gọi là đảo Trân Bảo (theo cách gọi của Trung Quốc), theo sau
đó còn có thêm nhiều cuộc đụng độ khác xảy ra trong tháng 8 cùng năm. Giữa một bên là
mối quan hệ Việt – Xô không mấy khăng khít cùng với sự giúp đỡ có chừng mực từ phía
Liên Xô và bên kia là mối quan hệ Việt – Trung gần gũi với những khoản viện trợ thiết
thực, cộng thêm nguy cơ đối mặt với những căng thẳng Xô – Trung như kể trên nếu Việt
Nam có xu hướng nghiêng về Trung Quốc cũng là một khả năng chấp nhận được. Vậy tại
sao Việt Nam vẫn không lựa chọn như thế?
Việt Nam rất cần trợ lực từ bên ngoài nên chủ trương chính trong quan hệ với nước ngoài
là nhận được nhiều nhất từ tất cả mọi lực lượng, nếu có thể. Đứng trước việc phải chọn
và muốn tất cả, Việt Nam phải xác định rõ lại vai trò và vị trí của mình trong mối quan hệ
với Liên Xô và Trung Quốc đứng từ phía bên kia, tức là Việt Nam xem xét những lợi ích
(nếu có) mà Liên Xô và Trung Quốc nhận thấy có thể có được khi giữ mối quan hệ với
nước ta.
Liên Xô từ năm 1964 bắt đầu tăng cường ảnh hưởng đối với Việt Nam chủ yếu thông qua
việc cung cấp viện trợ quân sự. Liên Xô chịu sự ràng buộc bởi tinh thần vô sản quốc tế,
nên phải không để cho Việt Nam thất bại bởi vì Liên Xô – nước lớn mạnh ảnh hưởng
nhất trong khối XHCN – để cho một nước đồng minh về ý thức hệ sụp đổ sẽ gây nên sự
mất lòng tin cũng như uy thế của nước này đối với cả các nước nội khối và các nước
thuộc thế giới thứ ba; ngoài ra, nó còn gián tiếp dẫn đến tình thế mà Liên Xô không mong
muốn: sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc lên các nước đó. Một điểm quan trọng mà
thông qua giúp đỡ Việt Nam Liên Xô có thể có được là đảm bảo nước ta không tuyệt đối
ủng hộ Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, nước này có hai lợi ích chiến lược tại Việt
Nam. Thứ nhất, lập trường của Trung Quốc đối đầu gay gắt với Mỹ - nước ủng hộ mạnh
mẽ cho Đài Loan; vấn đề nội khối luôn được ưu tiên hơn. Thứ hai, mục tiêu của nước này
là gia tăng ảnh hưởng đối với Việt Nam và đối với các nước khác, gồm nội khối và các
nước thế giới thứ ba - thông qua Việt Nam và cuộc chiến chống Mỹ của nước ta – để
chống lại Liên Xô. Ngoài ra, cả hai nước này có được lợi ích chung về uy thế và uy tín
đối với thế giới qua việc tham gia, một phần gián tiếp, vào cuộc chiến liên quan với Mỹ -
cường quốc số một thế giới, và vì đây là “cuộc đụng đầu lịch sử” tại Việt Nam.
Như vậy chúng ta có thể thấy rõ cả hai nước Liên Xô và Trung Quốc đều có một phần lợi
ích chiến lược gắn chặt với Việt Nam. Khi một nước mà các nước khác thấy được từ nó
một lợi ích quan trọng thì việc giữ mối quan hệ với nước đó là điều cần thiết.
Tóm lại, thông quan việc đưa ra nhiều nhất những tình huống có thể dựa trên tình hình
thực tế lúc đó, ta có thể thấy được việc chọn chính sách cân bằng Xô – Trung của Việt
Nam là một chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Và lịch sử đã chứng tỏ rằng,
Việt Nam đã thành công trong việc tranh thủ được sự ủng hộ từ cả hai nước để đưa cuộc
kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn năm 1975.
2. Việt Nam có duy trì được sự cân bằng này liên tục qua các thời kỳ không?
Có thể khẳng định rằng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã duy trì được
thế cân bằng giữa Liên Xô và Trung Quốc, song một câu hỏi khác được đặt ra là sự cân
bằng ấy có liên tục không? Có phải trong giai đoạn nào Việt Nam cũng giữ được thế cân
bằng và không bị nghiêng về một bên không? Có thể nói, trong cả quá trình chống Mỹ,
thế cân bằng nhìn chung là giữ được nhưng trong từng giai đoạn sự cân bằng ấy không
phải lúc nào cũng có. Có những lúc Việt Nam dường như hơi nghiêng về Trung Quốc và
lại có những lúc ngả về Liên Xô. Sự cân bằng này như một “đồ thị hình sin” mà Liên Xô
và Trung Quốc là hai cực của trục tung.
a. Giai đoạn 1954 – 1959
Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong khi Liên Xô dường như đứng ngoài cuộc.
Mâu thuẫn hai nước lúc này chưa gay gắt, mới chỉ có những dấu hiệu rạn nứt. Việt Nam
đã rất khôn khéo trong việc không đứng về bên này chỉ trích bên kia, không công khai
bày tỏ quan điểm hay bàn luận đến những vấn đề nhạy cảm này nên không gây bất hoà
với nước nào.
b. Giai đoạn 1960 – 1964 : Nghiêng về Trung Quốc
- Đầu giai đoạn 1960-1964:
Việt Nam đề ra nhiệm vụ bảo vệ sự đoàn kết nhất trí của phe XHCN, trước hết là giữa
Liên Xô và Trung Quốc, tranh thủ sự giúp đỡ về mặt vật chất cũng như tinh thần của hai
nước này.
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện nhiều biện pháp để giữ vững khối
đại đoàn kết XHCN, làm giảm mối bất hoà giữa Liên Xô và Trung Quốc. Tại hội nghị
Bucaret (6/1960), đồng chí Lê Duẩn đã kêu gọi Khrushchev và Đặng Tiểu Bình giữ vững
mối đoàn kết vì lợi ích chung của cách mạng thế giới, đặc biệt vì lợi ích cuả cuộc kháng
chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.2 Tại Hội nghị lần thứ 81 Đảng Cộng sản Công
nhân quốc tế (11/1960) tại Moscow, chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương giải quyết mâu
thuẫn bằng việc đi đến kí kết tuyên bố chung. Do điều kiện lịch sử hạn chế, Việt Nam
chưa tìm ra chính xác các quy luật của CNXH, về cơ bản cũng không góp phần dàn xếp
mâu thuẫn Xô - Trung được3. Tháng 2/1963 Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ra
tuyên bố đề nghị các Đảng anh em ngừng công kích lẫn nhau trên đài phát thanh và báo
chí và đề nghị hợp tác giữa các Đảng cộng sản để giải quyết bất hoà trong phong trào
cộng sản và công nhân thế giới
- Cuối giai đoạn:
Có thể thấy rằng trong thời gian này, mối quan tâm thực sự của Liên Xô đối với cuộc
chiến tranh miền Nam là sự có mặt của Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, tính đến năm
1963, tổng lượng vũ khí mà Bắc Kinh chuyển vào Việt Nam đã lên tới 320 triệu nhân dân
tệ. Hè năm 1962, Trung Quốc gửi cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa súng đạn đủ để
trang bị cho hơn 200 tiểu đoàn. Miền Bắc Việt Nam cũng đã được phía Trung Quốc giúp
sức trên con đường xây dựng XHCN và từng bước hoàn thành kế hoạch năm năm lần thứ
nhất 1960 – 19655. Như vậy, Trung Quốc đã chủ động can thiệp hỗ trợ cho cuộc chiến
Việt Nam, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc hợp tác quân sự với Việt
Nam chỉ nhằm tạo cơ hội để Trung Quốc đưa Việt Nam vào quỹ đạo của mình. Việc này
được đánh dấu bằng sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Hà Nội và ký Hiệp
ước Hợp tác Quân sự vào tháng 12/1964.
- Đánh giá kết quả:
Trong giai đoạn này, Đảng ta có trách nhiệm lớn lao trong sự nghiệp giữ gìn sự đoàn kết
trong khối XHCN nhưng do chưa đủ thông tin về các vấn đề quốc tế, chưa hiểu được bản
chất mâu thuẫn trong phe XHCN và mâu thuẫn Xô - Trung, lại chịu tác động của những
luận điểm cực tả của Đảng Trung Quốc nên phê phán có chỗ chủ quan. Do vậy, quan hệ
Việt Nam - Liên Xô xấu đi một thời gian, tạo nên thế mất cân bằng trong quan hệ giữa ta
với hai nước XHCN lớn.
b. Giai đoạn 1965 – 1968: Duy trì thế cân bằng Xô – Trung -_một bước chuyển quan
trọng trong chính sách đối ngoại Việt Nam:
• Nhận thức, mục tiêu, nguyên tắc, biện pháp:
Trong giai đoạn này, Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh phức tạp, bị kẹp giữa hai nước
XHCN lớn nhất thế giới trong khi hai bên đang có mâu thuẫn sâu sắc và đều có tinh toán
riêng của mình. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có hướng đi đúng đắn trong
việc thực hiện chính sách đối ngoại nhằm cân bằng quan hệ của Việt Nam với cả hai
nước trong khi vẫn tranh thủ được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần. Việt Nam nhận
thức được rằng các điều kiện khách quan đầu năm 1965 tạo cơ hội tốt để duy trì mối quan
hệ hữu nghị với cả Liên Xô và Trung Quốc, từ đó nhận được tất cả sự ủng hộ có thể từ cả
hai nước này.
• Các hoạt động đối ngoại cụ thể với Trung Quốc:
Bằng các hoạt động đối ngoại cụ thể với Trung Quốc, ta đã duy trì được sự giúp đỡ của
nước này về cả vật chất lẫn tinh thần. Các cuộc nói chuyện của nhà lãnh đạo Trung Quốc
và Việt Nam trong hai năm 1964, 1965 (giữa Mao Trạch Đông và Lê Duẩn 8/1964 và
giữa Mao Trạch Đông với Phạm Văn Đồng 10/1964) cho thấy mối quan hệ Việt – Trung
thật sự tốt đẹp. Ngày 6/5/1965, ta kí một thoả thuận bí mật, theo đó Trung Quốc sẽ gửi
quân đến chiến đấu ở Việt Nam. Ngày 17/11/1968, thủ tướng Phạm Văn Đồng và đồng
chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh lòng biết ơn của Việt Nam đối với sự giúp đỡ to lớn
của Trung Quốc.
Đầu năm 1965, Liên Xô cải thiện quan hệ và bắt đầu viện trợ cho Việt Nam. Đây cũng
chính là một lí do khiến quan hệ Việt – Trung có lúc trở nên căng thẳng. Trong cuộc gặp
gỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tỏ ý phản đối
việc Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô. Chu Ân Lai trong một cuộc nói chuyện với
Phạm Văn Đồng đã nói rằng Việt Nam không nên nhận viện trợ của Liên Xô và cho rằng
Liên Xô viện trợ Việt Nam để mặc cả với Mỹ. Đặng Tiểu Bình thậm chí còn nói với lãnh
đạo Việt Nam rằng: “Từ giờ về sau, các anh không nên nhắc tới việc đồng thời nhận viện
trợ của cả Trung Quốc và Liên Xô”6. Khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam
gặp chủ tịch Hồ Chí Minh và đề nghị Việt Nam đứng hẳn về phía Trung Quốc, Trung
Quốc sẽ viện trợ không hoàn lại đầy đủ cho Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo
từ chối: “Viện trợ của đồng chí nào cũng phải trả thôi. Việt Nam đang còn nghèo, ai giúp
cũng đều hoan nghênh”.
Đánh giá về ý nghĩa quan trọng của sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài đối với sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "10 năm trước đây, chúng ta
hầu như cô đơn, chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết mà cách mạng thắng lợi. Ngày nay, nhân dân
ta lại có đại gia đình gồm 900 triệu anh em từ Á sang Âu và nhân dân yêu chuộng hòa
bình thế giới ủng hộ. Cho nên cuộc đấu tranh chính trị để thực hiện hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ trong cả nước tuy nhiều khó khăn, nhưng chúng ta nhất định sẽ thắng
lợi"7. Tuy nhiên, Người cũng đồng thời nêu rõ: "Phương châm của ta hiện nay là: “tự lực
cánh sinh là chính, việc các nước bạn giúp ta là phụ. Các nước bạn giúp ta cũng như thêm
vốn cho ta. Ta khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của
ta. Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì bạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại"8.
Tiếp xúc giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn được duy trì ở một mức độ nhất định kể cả
khi Liên Xô bắt đầu viện trợ và ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam. Thời kỳ này mâu
thuẫn Xô - Trung có phần lắng dịu và lợi ích quốc gia bắt đầu được đề cao. Trước tình
hình đó, cuối năm 1967, Bộ Chính trị xác định một đường lối ngoại giao mà không cần
phải quan tâm quá nhiều đến những mâu thuẫn của họ. Sau năm 1966 Đảng luôn nhắc
nhở cán bộ và Đảng viên của mình rằng Việt Nam dân chủ Cộng hoà có một chính sách
tự chủ thích hợp với sự phát triển đặc biệt của Việt Nam.
• Các hoạt động cụ thể với Liên Xô:
Trong những năm 1965 – 1968 Liên Xô không ngừng ủng hộ Việt Nam trên mặt trận
chính trị và ngoại giao. Đại hội lần thứ 23 Đảng cộng sản Liên Xô (từ 26/3 đến
16/4/1966) đã dành một phần quan trọng trong chương trình nghị sự cho cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam. Đảng cộng sản Liên Xô hoàn toàn ủng hộ và sẽ tiếp tục
ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam anh hùng, đã và sẽ tiếp tục
viện trợ vật chất và tinh thần cho nhân dân Việt Nam. Năm 1969, Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập và ngay lập tức Liên Xô công
nhận và thiết lập qua hệ cấp đại sứ. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam được nâng cao tầm uy tín trên trường quốc tế. Liên Xô liên tục viện trợ lớn cho
việc xây dựng XHCN ở miền Bắc. Đến năm 1968, viện trợ quân sự của Liên Xô đạt mức
cao nhất chiếm khoảng 50% viện trợ của các nước XHCN9. Về mặt quân sự, viện trợ của
Liên Xô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đưa những vũ khí hiện đại tới chiến trường Việt
Nam, góp phần đưa đến thắng lợi nhanh chóng và hiệu quả. Đảng và chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa luôn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự giúp đỡ và ủng hộ từ nhân
dân và chính phủ Liên Xô. Trong bài diễn văn vào tháng 4/1965, Đồng chí Phạm Văn
Đồng khẳng định: Việt Nam “càng được phe XHCN ủng hộ và giúp đỡ trên tất cả lĩnh
vực, thì càng có khả năng giành thắng lợi mạnh mẽ và quyết định, càng có khả năng đánh
thắng kẻ thù”.
Đầu năm 1965, tân thủ tướng Liên Xô, Kosygin, thăm Bắc Kinh, Hà Nội, Bình Nhưỡng
như một cách đánh dấu sự khôi phục chính sách châu Á của Liên Xô. Hoạt động ngoại
giao con thoi này nhằm hai mục đích: hàn gắn quan hệ Xô – Trung và ngăn chặn hoạt
động quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Trong chuyến thăm Hà Nội, tháp tùng Kosygin có các
chuyên viên tên lửa. Ngày 10/2/1965, Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký hiệp
ước hỗ trợ kinh tế và quân sự. Điều này đáng chú ý là vì chỉ mới vào tháng 12-1964, Bắc
Việt đã tuyên bố sẽ không hoan nghênh các chuyên viên dân sự và quân sự Liên Xô. Lúc
này, Hà Nội đang được cả hai thế lực cộng sản lôi kéo. Sự hố ̃ trợ quân sự to lớn của Liên
Xô từ sau 1965 cũng có mục đích chung là giảm bớt mối liên hệ của Trung Quốc tại Việt
Nam, nhưng điều này không có nghĩa là ta giờ đây đứng về phía Liên Xô trong cuộc
tranh chấp Xô – Trung. Thực tế, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lựa chọn chính
sách cân bằng để có thể tranh thủ nhiều nhất sự giúp đỡ của hai “anh lớn” trong hệ thống
XHCN. Khôn khéo “lợi dụng” cả Trung Quốc và Liên Xô, Việt Nam đã giữ được vị trí
độc lập trong các mục tiêu chính trị, giữ thế chủ động, không để phụ thuộc về viện trợ
dẫn tới phụ thuộc về chính trị.
• Kết quả
Như vậy, giai đoạn 1965-1968 đã thể hiện một cách rõ nét nhất sự thành công của ngoại
giao Việt Nam trong việc cân bằng mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc. Ta đã xây
dựng và triển khai một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ dựa trên những nhận thức
đúng đắn và sâu sắc về bản chất và mục đích của hai cường quốc XHCN này. Nhờ đó, ta
đã duy trì và củng cố mối quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ về tinh thần và chi viện về vật
chất to lớn của cả hai nước. Đồng thời, Việt Nam cũng đã hạn chế đến mức thấp nhất tác
động tiêu cực của mâu thuẫn Xô - Trung và sự lợi dụng mâu thuẫn này của đế quốc Mỹ
vào cuộc kháng chiến của ta. Đường lối sáng suốt của Việt Nam với sự chỉ đạo tài tình
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được một học giả nước ngoài nhận xét: “ Hồ Chí Minh đã
khéo léo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi giữa hai ngọn sóng Xô - Trung trong
thập kỷ 60 ”
c. Giai đoạn 1969 – 1972 và 1973 – 1975:
Trong các giai đoạn này tuy không công khai nhưng Việt Nam có phần nghiêng về phía
Liên Xô. Một phần nguyên nhân là do Trung Quốc lúc này đang diễn ra cuộc Cách mạng
văn hoá làm cho xã hội có nhiều biến động. Hơn nữa thời kì này Trung Quốc có một số
bất đồng về chính sách với ta: cuối năm 1968 khi Việt Nam sắp thoả thuận với Mỹ
chuyển đàm phán sang giai đoạn mới, Trung Quốc phản đối quyết liệt. Chủ tịch Hồ Chí
Minh phải cử đoàn cán bộ cấp cao miền Nam sang Trung Quốc thể hiện quyết tâm chống
Mỹ. Từ giữa năm 1971, tình hình thuận lợi hơn nhưng Việt Nam vẫn thận trọng. Tháng
10-1972, khi Việt Nam trao cho Mỹ đề nghị hoà bình có tính chất quyết định, thì chúng ta
cũng đồng thời trao văn bản đó cho lãnh đạo Liên Xô, Trung Quốc và đều nhận được sự
ủng hộ cao. Đây là một thắng lợi lớn của chủ trương độc lập, tự chủ, chân thành, đoàn kết
của Việt Nam. Mười năm chống chọi với đế quốc Mỹ cũng là mười năm giữ đoàn kết
Xô-Trung, giữ cân bằng quan hệ với hai nước. Báo chí quốc tế thường ví von Hà Nội đã
"làm xiếc thăng bằng" trong quan hệ với hai nước lớn. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử,
chúng ta cũng không tránh khỏi sai sót trong vấn đề này. Đầu năm 1972, Liên Xô, Trung
Quốc đi vào hoà hoãn với Mỹ. Thiếu sót của ta là chậm phát hiện và đánh giá chính xác
khả năng và giới hạn của quá trình hoà hoãn cũng như chưa xác định được các khả năng
Việt Nam có thể khai thác trong cuộc chơi quốc tế lớn này nhằm phục vụ cho cuộc đấu
tranh chống Mỹ. Quan hệ hòa thuận với các nước lớn, giữ vững độc lập, tự chủ luôn là
mối quan tâm hàng đầu của ngoại giao Việt Nam trong bất cứ hoàn cảnh nào.
3. Đánh giá kết quả đạt được
Nhờ đường lối kháng chiến và chính sách đối ngoại đúng đắn, sáng tạo, nhờ kinh nghiệm
trong các hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh,
ta đã phát huy được các nhân tố thuận lợi, hạn chế khó khăn, biến yếu tố quốc tế, yếu tố
thời đại thành sức mạnh hiện thực để tăng cường thực lực của nhân dân ta trong kháng
chiến.
Thành công của ngoại giao Việt Nam giai đoạn này là đã hình thành nên mặt trận rộng
lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm
lược: “Chưa bao giờ trong lịch sử, một cuộc đấu tranh của dân tộc nhỏ yếu, chống một
cường quốc hùng mạnh trên thế giới lại được loài người tiến bộ ủng hộ mạnh mẽ và lâu
dài đến thế. Hơn thế nữa, đây là lần thứ hai liên tiếp, sau cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược, cuộc chiến đấu chống đế quốc vì độc lập, tự do, hòa bình của nhân
dân ta lại được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và các tầng lớp xã hội của chính quốc
gia đã xâm lược nước ta”.
Với sách lược khôn ngoan trong chính sách cân bằng, Việt Nam dường như không bị ảnh
hưởng quá nhiều trước mối bất hòa giữa hai anh lớn Liên Xô và Trung Quốc. Thành công
của chính sách này chính là ở chỗ Việt Nam đã tranh thủ được sư ủng hộ của cả hai nước
bất chấp xung đột giữa họ.
Việt Nam nhận được sự ủng hộ của Liên Xô với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ,
nhờ đó tranh thủ được sự ủng hộ của các nước thuộc khối XHCN mà Liên Xô là anh cả.
Liên Xô đã luôn ủng hộ Việt Nam trên mặt trận chính trị và ngoại giao, giúp Việt Nam
nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế. Hỗ trợ về mặt quân sự của Liên Xô cũng đã
góp phần không nhỏ vào chiến thắng cuối cùng của Việt Nam trước đế quốc Mỹ.
Mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đảm bảo cho vấn đề an ninh
biên giới phía Bắc, giảm đi một mối lo lớn để tập trung toàn lực vào cuộc kháng chiến
chống Mỹ. Không những thế, chúng ta còn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Trung Quốc
về nhiều mặt như quân sự, kinh tế góp phần vào thành công của đại thắng mùa xuân
1975.
Như vậy, với sách lược đối ngoại khôn ngoan, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ
khó khăn, mâu thuẫn giữa hai nước anh em Liên Xô – Trung Quốc ngày càng gay gắt,
Việt Nam vẫn có được sự ủng hộ của cả hai anh lớn. Và quan trọng hơn là vẫn có một tư
thế độc lập, tự chủ trong chính trị và ngoại giao.
4. Việt Nam có lựa chọn nào khác không?
Nhiều ý kiến cho rằng trong giai đoạn này Việt Nam tỏ ra “ba phải”, “hai mặt” trong
quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, rằng nếu Việt Nam “ngả hẳn về một bên” thì sự
giúp đỡ của đồng minh sẽ nhiệt tình hơn chứ không ở mức độ cầm chừng như Liên Xô và
Trung Quốc đã thể hiện. Ngay trong nội bộ Đảng ta thời bấy giờ cũng xuất hiện mâu
thuẫn gay gắt giữa hai phe “thân Xô” và “thân Trung”. Một câu hỏi nữa đặt ra là liệu Việt
Nam có thể lựa chọn vị trí nào khác ngoài vị trí đứng giữa đối với mâu thuẫn Xô – Trung
không? Chúng tôi sẽ giải quyết câu hỏi này với ba giả định:
a.Việt Nam có thể đứng ngoài mâu thuẫn Xô – Trung?
Như đã phân tích ở trên, nguyên tắc chủ yếu chi phối các chính sách của Việt Nam trong
gíai đoạn này là nguyên tắc “tự lực cánh sinh”. Nhưng trong hoàn cảnh lúc đó, chúng ta
đang đối đầu với một kẻ thù mạnh nhất trong phe đế quốc và cũng là đối thủ mạnh nhất
từ trước đến nay mà chúng ta từng gặp phải. So sánh tương quan lực lượng thì nội lực của
chúng ta không đủ để chiến thắng đế quốc Mỹ. Vì thế, một trong những nhiệm vụ chính
của công tác đối ngoại thời kì này là: kêu gọi, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân
thế giới. Chính phủ ta còn non trẻ, nền hoà bình mà chúng ta mới tạo lập còn đang chịu
nhiều đe doạ, bất cứ sụ giúp đỡ nào cả về tinh thần và vật chất đều hết sức đáng quý. Cả
Liên Xô và Trung Quốc đều nhiệt tình ủng hộ chúng ta, Việt Nam không thể làm ngơ
trước mâu thuẫn của họ vì nó ảnh hưởng đến sự giúp đỡ mà chúng ta đang rất cần.
Một lí do nữa là tinh thần Quốc tế vô sản khiến chúng ta không thể đứng ngoài. Liên Xô
và Trung Quốc đã công nhận nền độc lập của Việt Nam, công nhận vị trí của Việt Nam
trong khối XHCN. Mặc dù trong quan hệ với ta, những toan tính của hai “anh lớn” này
đôi khi vi phạm nghiêm trọng tinh thần Quốc tế vô sản nhưng chúng ta vẫn không thể thờ
ơ trước mâu thuẫn giữa hai cường quốc hàng đầu của phong trào Vô sản và Công nhân
thế giới này.
Xô và Trung đang tranh nhau vị trí lãnh đạo khối XHCN và Việt Nam là một đồng minh
quan trọng cần lôi kéo. Cả hai nước đều ra sức áp đặt ảnh hưởng của mình lên Việt Nam.
Mặt khác, mâu thuẫn Xô-Trung thể hiện rất rõ trên chiến trường Việt Nam, trong quan
điểm của hai nước về chiến tranh Việt Nam. Vì thế, Việt Nam không thể đứng ngoài khi
mâu thuẫn Xô-Trung tác động đến lợi ích quốc gia của Việt Nam một cách trực tiếp. Về
cả khách quan và chủ quan, Việt Nam không thể không đứng giữa mâu thuẫn Xô-Trung.
b. Việt Nam có thể đứng về phía “anh cả” Liên Xô?
Câu trả lời là KHÔNG vì:
Liên Xô là nước đứng đầu phe XHCN, là một đối cực của Mỹ trong chiến tranh lạnh.
Nếu Việt Nam lựa chọn Liên Xô, nguy cơ Mỹ “tăng lửa” chiến tranh ở Việt Nam hoàn
toàn có thể xảy ra.
Moscow hiểu rất rõ về nguy cơ từ Bắc Kinh. Người Nga toan tính dùng Việt Nam để
chống lại Trung Quốc. Nếu Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô, nền chính trị của chúng
ta sẽ bị chi phối, chúng ta rất có thể không giữ được sự độc lập, tự chủ cả trong đường lối
kháng chiến chống Mỹ và trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc.
Hơn nữa, trong suốt mười năm từ 1954 tới 1964, Liên Xô không hề tỏ ý ủng hộ cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Liên Xô cũng có những khó khăn trong nước do
những nhận định sai lầm, chính sách hà khắc của Stalin và sự phát triển của Chủ nghĩa
xét lại.
Do đó, đứng về phía Liên Xô sẽ làm sứt mẻ mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Việt
Nam và Trung Quốc.
c. Việt Nam có thể đứng bên láng giềng Trung Quốc?
Phương Bắc luôn là một mối đe doạ đối với Việt Nam. Lịch sử cho thấy rằng triều đại
nào láng giềng cũng âm mưu thôn tính nước ta. Để bù đắp những hỗ trợ, viện trợ trong
kháng chiến chống Mỹ, người hàng xóm tốt bụng này đã trông nom Hoàng Sa giúp chúng
ta và không hề có ý định trả lại. Rõ ràng, người Tàu không thể trở thành một đồng minh
mà chúng ta có thể đặt trọn niềm tin.
Cũng chung toan tính như Liên Xô, Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng đối với Việt
Nam, cũng như ở các nước thế giới thứ ba khác để khẳng định vị thế cường quốc của
mình trước Liên Xô và Mỹ. Để giữ sự độc lập của mình, Việt Nam không thể dựa dẫm
quá nhiều vào Trung Quốc.
Vả lại, láng giềng của chúng ta không đủ mạnh để có thể giúp đỡ chúng ta hết mình.
Trung Quốc cũng có những vấn đề, những khủng hoảng trong nội bộ của mình do hậu
quả của cuộc cách mạng ruộng đất, đại cách mạng văn hoá để lại.
Tóm lại, xuất phát từ tinh thần độc lập tự chủ, từ những đánh giá đúng đắn của Đảng ta
về tình hình thế giới và mâu thuẫn Xô-Trung, Việt Nam đã lựa chọn cho mình một vị thế
hết sức phù hợp vừa đảm bảo được sự độc lập của mình vừa tranh thủ được sự giúp đỡ
của cả hai nước Xô, Trung. Hơn hết, hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đã đặt Việt Nam vào
vị trí đó. Bất kì một sự lựa chọn nào khác cũng dẫn đến sự sai lầm trong chính sách, dẫn
đến thất bại tất yếu.
KẾT LUẬN
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc- Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là một ví
dụ điển hình cho tình hình quốc tế thời kỳ chiến tranh Lạnh. Ở đó các nước đều có những
toan tính riêng cũng như những biện pháp để hiện thực hóa những toan tính đó. Hai
cường quốc Liên Xô và Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, đồng thời cũng đạt được những mục tiêu của mình. Việt Nam là một
nước XHCN nhỏ đứng giữa hai anh lớn cũng đã có những chính sách riêng , mà chính
sách cân bằng trong quan hệ với Xô – Trung là một ví dụ tiêu biểu, nhằm tranh thủ sự
giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần của hai anh lớn, đồng thời hạn chế đến mức tối thiểu
những ảnh hưởng tiêu cực có thể có từ mâu thuẫn giữa Liên Xô – Trung Quốc. Xuất phát
từ tinh thần độc lập tự chủ, quyết định thi hành chính sách cân bằng, không nghiêng về
bên nào của Việt Nam đã được thực tế chứng minh là một chính sách hoàn toàn đúng
đắn, bởi nó không chỉ giúp hoàn thành mục tiêu của Việt Nam là giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước; bảo vệ mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam với Liên Xô và Trung
Quốc mà còn góp phần vào sự nghiệp đoàn kết giai cấp vô sản trong khối XHCN nói
riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
một lần nữa khẳng định tính đúng đắn trong đường lối kháng chiến, chính sách đối ngoại
mà Đảng ta đã xây dựng và kiên trì theo đuổi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_nhom2_b33_6694.pdf