Tiểu luận Phân tích Ngân sách nhà nước là nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế-xã hội ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tác động của chính sách kích cầu năm 2008-2009 đến ngân sách Việt Nam

Cải tiến công tác kế hoạch đầu tư phát triển, trên cơ sở kế hoạch trung hạn hoặc kế hoạch 5 năm, thay vì kế hoạch hàng năm như hiện nay. Trước mắt đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thí điểm xây dựng kế hoạch tài c hính trung hạn tại 4 tỉnh, thành phố và 6 bộ, ngành. Theo đó, các bộ ngành và địa phương sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn các dự án để đưa vào danh mục đầu tư hàng năm, tránh được tình trạng dàn trải trong đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai thực hiện dự án, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

pdf11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích Ngân sách nhà nước là nguồn tài trợ cho phát triển kinh tế-xã hội ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tác động của chính sách kích cầu năm 2008-2009 đến ngân sách Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 1 Tiểu luận PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 2 Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu về đề tài: Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy đường lối phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Thực tế cho thấy, Chính phủ các nước NICs Châu á, sau gần một thập kỷ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, đã nhận ra được những mặt hạn chế của nó, và ngay đầu thập kỷ 60 đã có sự chuyển hướng chiến lược. Với khoảng thời gian 25 - 30 năm họ đã đưa đất nước trở thành “ Những con rồng Châu Á”. Đối với Việt Nam, một đất nước với xuất phát điểm có vị thế thấp trên trường quốc tế, trải qua và gánh chịu nhiều cuộc chiến tranh, nhưng với tất cả những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta đã từng bước đi lên, phù hợp với tình hình thực tế khách quan trong nước và nước ngoài, đặc biệt những năm gần đây, GDP tăng bình quân hàng năm từ 7% - 8% và các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là chúng ta đã có những bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn phát triển mới. Nhưng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian tới còn rất nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là cần có sự lựa chọn thích hợp cho đường lối phát triển của mình, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Có rất nhiều hoạt động tác động tới tăng trưởng kinh tế, trong đó có đầu tư, đây là yếu tố có tính chất quyết định, không thể thiếu trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các cấp độ, cơ sở khác nhau, có ảnh hưởng trực tiếp tới tiềm lực kinh tế, tiềm lực sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội… PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 3 Trong các hoạt động đầu tư có đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước, đó là một công cụ tài chính của Nhà nước, góp phần ổn định, tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của một quốc gia, tạo tiền đề cho quốc gia phát triển bền vững. Đứng trước tầm quan trọng đó thì việc nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng của nó tới tăng trưởng kinh tế xã hội là một việc làm rất có ý nghĩa. Hiểu được các chính sách tài khoá của Chính phủ hoạt động như thế nào sẽ phần nào giúp người làm kinh tế có thể dễ dàng tham gia vào các hoạt động quản lý kinh tế hơn và có thể nắm bắt được các quy luật vận động của nền kinh tế. Đó cũng chính là đề tài mà nhóm thực hiện. Do sự hiểu biết còn hạn chế, cùng với những khó khăn trong việc thu thập và xử lý số liệu, nên chắc hẳn báo cáo này còn nhiều sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo tận tình của các thầy cô cùng toàn thể bạn đọc để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Phần II: PHẦN NỘI DUNG 1 NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM: 1.1 Thế Giới: (có thể tìm tài liệu tổng quát hoặc đưa ví dụ nước nào chak cung ok) 1.2 Việt Nam: Tình hình sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực Kinh tế xã hội ở Việt Nam Trước hết, đó là vấn đề quy hoạch, do còn có nhiều tồn tại nên đã làm giảm đáng kể hiệu quả vốn đầu tư. Chất lượng các quy hoạch chưa cao, hầu hết các quy hoạch thiếu rõ ràng, chưa phù hợp với các giải pháp, nhất là giải pháp về huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư, tổ chức thực hiện. Hiện còn có PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 4 sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các loại quy hoạch: quy hoạch của cấp tỉnh, thành phố không tuân thủ và phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực không phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH. Tình hình này dẫn đến việc sử dụng chưa hợp lý, kém hiệu quả các nguồn nguyên nhiên liệu, nguồn tài nguyên thiên nhiên Bên cạnh đó, việc quản lý quy hoạch lại rất linh hoạt, lỏng lẻo. Chưa thực hiện việc công khai các quy hoạch để mọi người dân được biết, cùng giám sát việc thực hiện quy hoạch. Kế hoạch đầu tư hàng năm của các cấp, các ngành chưa dựa vào định hướng trong quy hoạch được duyệt. Các cơ quan chức năng và quản lý Nhà nước còn rất linh hoạt trong việc điều chỉnh quy hoạch theo ý tưởng của nhà đầu tư, chủ đầu tư. Tiếp theo đó, ở khâu chuẩn bị dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi) nhiều khi lại rất kém, biểu hiện bằng việc phải phê duyệt điều chỉnh dự án nhiều lần, nhất là những dự án do địa phương quản lý, thời gian triển khai dự án thường kéo dài hơn nhiều so với phê duyệt ban đầu. Nhiều dự án phê duyệt lần đầu chỉ mang tính hình thức để được xếp hàng chờ vốn; có dự án được phê duyệt chỉ để đi vận động vốn như là dự án đưa ra để kêu gọi nguồn vốn ODA. Sau khi có tín hiệu được xem xét bố trí vốn mới hoàn chỉnh dự án để phê duyệt lại. Mặt khác, nhà nước lại chưa thực sự kiểm soát được các hoạt động đầu tư, nhất là đối với nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn của khu vực tư nhân và dân cư. Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn nhiều vấn đề phải được nghiên cứu cải tiến. Theo đó, do chưa có định hướng đúng về cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực, cơ cấu theo vùng lãnh thổ chưa PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 5 phù hợp với mục tiêu đầu tư, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất chậm và kém hiệu quả. Nhà nước hiện chỉ định hướng một cách rất tương đối và mang tính hình thức đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (cả 2 nguồn vốn này chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn xã hội). Về thực chất rất khó xác định và điều hành cơ cấu này bởi theo luật ngân sách hiện hành, ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách TƯ, ngân sách địa phương. Nguồn ngân sách địa phương quản lý rất hạn hẹp, lại co kéo bởi nhiều mục tiêu và nhiệm vụ cấp bách của địa phương. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định việc phân bổ cụ thể cho từng dự án cũng như cơ cấu của nguồn vốn này. Mặt khác, hiện có khoảng 50 khoản đầu tư mang tính hỗ trợ và theo mục tiêu cụ thể. Đó là các mục tiêu rất quan trọng của nền kinh tế; tuy nhiên, chính vì vậy mà khi tổng hợp theo địa bàn tỉnh, thành phố, cơ cấu vốn đầu tư lại chưa hợp lý, các lĩnh vực được coi là quốc sách, các mục tiêu quan trọng của tỉnh, thành phố lại nhận được tỷ trọng khiêm tốn Ngoài ra, việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cho từng dự án cụ thể khó có thể tập trung, dứt điểm do nguồn vốn có hạn, nhưng những yêu cầu đặt ra trong cuộc sống rất lớn, nhất là đối với các tỉnh, thành phố điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và yếu. Do vậy, hầu hết các dự án đều phải đồng loạt triển khai để đảm bảo cân đối vùng, miền, ngành, lĩnh vực, đơn vị hành chính tương đương, đảm bảo mục tiêu về giảm nghèo, an sinh xã hội Kết quả là, mỗi năm hàng chục nghìn dự án được triển khai, vốn cân đối nhỏ giọt, hầu hết là quá thời gian qui định, số dự án hoàn thành trong năm ít, gây lãng phí vốn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 6 2 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 2.1 Chính sách k ích cầu: Theo lý thuyết kinh tế, khi nền kinh tế gặp khó khăn, phát triển quá nóng hoặc suy thoái, thì hai công cụ chính mà chính phủ sẽ dựa vào là (i) chính sách tiền tệ – tăng giảm lãi suất và một số biện pháp khác để điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế và (ii) chính sách tài khóa – chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ (ví dụ như gói kích cầu). Trong kinh tế học, gói kích cầu thường được hiểu là việc sử dụng chính sách tài khóa (miễn giảm thuế, tăng chi tiêu của chính phủ) để hỗ trợ nền kinh tế trong cơn suy thoái. Mục tiêu của biện pháp kích cầu thông qua chính sách tài khóa là nhằm tăng cường các hoạt động kinh tế trong giai đoạn suy thoái bằng việc làm tăng tổng cầu trong ngắn hạn. Ý tưởng kinh tế của gói kích cầu là khi tăng chi tiêu sẽ hạn chế được khả năng tổng cầu sụt giảm hơn nữa gây ra đổ vỡ nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, vấn đề cơ bản của nền kinh tế chính là thiếu hụt cầu, chứ không phải là thiếu năng lực sản xuất. 2.2 Tác động Chính sách k ích cầu năm 2008-2009 đến NSNN Việt Nam: Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế thuế, đến 31/8 đã có trên 125 nghìn lượt doanh nghiệp và 937 nghìn đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi về thuế. Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 7/2009 khoảng 14,7 nghìn tỷ đồng, ước cả năm khoảng 20 nghìn tỷ đồng, trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9,9 nghìn tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4,47 nghìn tỷ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4,507 nghìn tỷ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1,14 nghìn tỷ đồng. PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 7 Ngoài ra, giảm, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7 nghìn tỷ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5 nghìn tỷ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2 nghìn tỷ đồng. “Tuy nhiên, do thuế giá trị gia tăng có tính chất liên hoàn nên việc giảm, giãn thuế này ảnh hưởng không lớn đến số thu ngân sách Nhà nước”, báo cáo cho biết. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, việc thực hiện các ưu đãi về thuế là khẩn trương, đúng đối tượng, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tạo chuyển biến tích cực cho nền kinh tế. Ngoài các khoản kể trên, Chính phủ đã cho phép mua dự trữ quốc gia về gạo trị giá 1,3 nghìn tỷ đồng, xăng dầu trị giá 1,5 nghìn tỷ đồng; ứng chi hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu 2009, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, hỗ trợ thay thế xe công nông, xe ba bánh, khắc phục thiên tai.. tổng cộng khoảng 7 nghìn tỷ đồng. Trên cơ sở thông tin cập nhật đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quy mô gói kích thích kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội khoảng 122 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,9 tỷ USD. Ước thực hiện trong năm 2009 đã sử dụng hết khoảng 100,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,7 tỷ USD. Số còn lại sẽ được sử dụng trong năm 2010 và 2011. 3 GIẢI PHÁP 3.1 Những tồn tại trong tài trợ cho phát triển kinh tế xã hội từ Ngân sách nhà nước Tồn tại được nhắc đến nhiều nhất trong việc tài trợ cho phát triển kinh tế từ Ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện tại là việc thực hiện chính sách kích PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 8 cầu của chính phủ. Bản thân các giải pháp kích thích kinh tế và gói kích cầu cũng đã bộc lộ một số vướng mắc, tồn tại và không ít hệ lụy, trong đó có những hệ lụy chưa bộc lộ một cách đầy đủ. Trước hết, cơ chế hỗ trợ lãi suất 4% thực hiện trong ngắn hạn, diện cho vay rộng, đối tượng được hỗ trợ lãi suất còn có sự trùng lặp giữa Quyết định số 497/QĐ-TTg với quyết định số 131/QĐ-TTg và Quyết định số 443/QĐ-TTg, điều kiện, thủ tục cho vay chặt chẽ hơn so với cho vay theo cơ chế thông thường. Vì vậy, khó kiểm soát việc sử dụng và chuyển dịch vốn vay. Việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao đã và sẽ gây sức ép tăng lãi suất thị trường và là nguy cơ tái lạm phát. Nợ xấu ngân hàng có thể tăng, do lãi suất cho vay đồng Việt Nam sau khi được hỗ trợ khá thấp, doanh nghiệp nhập khẩu chuyển sang vay tiền đồng để mua ngoại tệ, gây sức ép tăng tỷ giá và căng thẳng thanh khoản trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn tự có gửi vào ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất cao (từ 7-10%/năm), cho nên đã xuất hiện tình trạng bất bình đẳng, ỷ lại và có thể triệt tiêu động lực trong kinh doanh do một số doanh nghiệp hưởng hỗ trợ lãi suất 4%/năm. Bên cạnh đó, đã xuất hiện hiện tượng không lành mạnh trong hoạt động tín dụng, trong tiếp cận nguồn vốn vay, như sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đảo nợ… Thứ hai, cùng với tăng chi ngân sách, tác dụng của giảm, miễn thuế đã gây giảm thu ngân sách, tăng bội chi ngân sách đáng kể (có khả năng 6,9%), nhưng PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 9 tác dụng kích thích kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng không nhiều, không như mong đợi. Thứ ba, tình trạng triển khai chậm các chương trình dự án, giải ngân chậm, đầu tư dàn trải và kém hiệu quả, vì vậy rất khó hoàn thành nhiệm vụ thực hiện các khoản đầu tư của nhà nước trong năm 2009. Ngay việc bù lãi suất 4% với số tiền 17-18 nghìn tỉ đồng (tương đương 1 tỉ đô la Mỹ), nhưng theo Ngân hàng Nhà nước, qua thực hiện hơn 8 tháng mới giải ngân được khoảng 60-70%; dự tính đến cuối năm, bù lãi suất khả năng đạt 10.000 tỉ đồng. Như vậy số tiền chưa được giải ngân còn khá nhiều, phải giải ngân tiếp trong năm 2010. Chắc chắn lại có tình trạng chuyển nguồn vốn đầu tư, vốn chi ngân sách nhà nước của năm 2009 sang năm 2010 sẽ không hề nhỏ hơn những năm trước. 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài trợ từ Ngân sách Nhà nước để phát triển kinh tế- xã hội Có thể nói việc sử dụng chính sách tài khóa thông qua gói kích cầu kết hợp với biện pháp tiền tệ thông qua giảm lãi suất là những bước đi đúng đắn và bài bản của chính phủ để hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức gây ra do hệ quả của nền kinh tế thế giới suy thoái. Kích cầu thực chất là biện pháp giải cứu nền kinh tế trong lúc khẩn cấp, vì thế theo tôi, nên đưa về quỹ đạo bình thường để tạo ra môi trường bình đẳng, môi trường tiếp cận các nguồn vốn không có phân biệt đối xử giữa các đối tượng. Cần có giải pháp và chính sách toàn diện hơn để mọi đối tượng có cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn vốn. Ví dụ, Nhà nước nên có chủ trương áp dụng lãi suất thấp cho tất cả những đối tượng, giúp doanh nghiệp giảm chi phí vốn vay. PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 10 Bên cạnh đó, Nhà nước nên có biện pháp tháo gỡ những nút thắt giúp doanh nghiệp giảm bớt những chi phí không cần thiết, trong đó có chi phí về thuế. Hiện nay các doanh nghiệp không ngại nộp thuế mà họ ngại chính các thủ tục chi phí cho thủ tục kèm theo. Vì thế, Nhà nước cần tập trung chính sách, vốn, cơ chế giải quyết môi trường kinh doanh, tạo ra sự bình đẳng, để các doanh nghiệp tự giảm bớt được chi phí dưới sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, nên có sự đánh giá toàn diện gói kích cầu, đồng thời có sự chấn chỉnh kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và lệch lạc. Nếu lượng tiền tung vào lưu thông càng lớn sẽ tiềm ẩn nguy cơ tái lạm phát, nếu tái lạm phát trở lại tình hình sẽ nghiêm trọng hơn. Vì thế, cần có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ bây giờ. Đồng thời, khẩn trương tái cơ cấu nền kinh tế, chuẩn bị tích cực cho sau khủng hoảng. Trong đó, tập trung tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực, tái cơ cấu đầu tư, vốn đầu tư và tái cơ cấu thị trường… đảm bảo cho kinh tế của chúng ta phát triển ổn định và bền vững. Mặt khác, Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài trợ từ Ngân sách Nhà nước để phát triển kinh tế- xã hội , Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư. Tránh tình trạng tuổi thọ của các văn bản quá ngắn, cấp thực hiện không thể điều chỉnh kịp, ảnh hưởng tiến độ dự án, bị động trong kế hoạch vốn Tăng cường công tác quy hoạch, tránh tình trạng độc quyền quy hoạch. Nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn trong tất cả các bước như lập dự án đầu tư, thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, hạn chế tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư trong một đơn vị quản lý. PHÂN TÍCH NSNN LÀ NGUỒN TÀI TRỢ CHO PHÁT TRIỂN KT-XH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VN. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NĂM 2008-2009 ĐẾN NSNN VN 11 Cải tiến công tác kế hoạch đầu tư phát triển, trên cơ sở kế hoạch trung hạn hoặc kế hoạch 5 năm, thay vì kế hoạch hàng năm như hiện nay. Trước mắt đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn tại 4 tỉnh, thành phố và 6 bộ, ngành. Theo đó, các bộ ngành và địa phương sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn các dự án để đưa vào danh mục đầu tư hàng năm, tránh được tình trạng dàn trải trong đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai thực hiện dự án, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. PHẦN III: KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuyettrinhnsnn_nhom_1_3854.pdf
Luận văn liên quan