Nhóm trình bày đã chọn trường hợp Công ty Vedan để cho người đọc thấy được
nhữn g ảnh hưởng t hực tế từ các ngoại tác tiêu cự c. Đây là một trong các trường
hợp điển hình về việc xả thải ra môi trường gây tác hại nặng nề đối với đời sống
của người dân s ống bên sông Thị Vải.
Hy vọng rằng bằng các biện pháp cứ ng rắn từ phía nhà nước và Chính P hủ sẽ ngày
càng hạn chế tối đa các tác hại từ các ngoại tác t iêu cự c gây ra đ ặc biệt là n găn
chặn việc xả thải từ phía các công ty ra m ôi trường.
Rất mon g nhận được sự phản hồi từ phía người đọc để bài viết ngày càng hoàn
thiện hơn nữ a.
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9013 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
1
Tiểu luận
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI
TÁC TIÊU CỰC VÀ TRƯỜNG HỢP CÔNG TY VEDAN
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngoại tác là một trong các nguyên nhân quan trọng gây nên các khuyết tật của thị
trường. Khi có các ngoại tác thì giá hàng hoá không nhất thiết phản ánh đúng giá
trị xã hội của nó. Do đó các hãng có thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít. Vì thế kết
cục t ạo ra là phi hiệu quả. Để tìm hiểu ảnh hưởng của ngoại tác đến thị trường như
thế nào, nhóm trình bày xin chọn đề tài: “PHÂN TÍCH NGUYÊN NH ÂN, TÁC
ĐỘNG CỦA NGOẠI TÁC TIÊU CỰC VÀ TRƯỜNG HỢP CÔNG TY
VEDAN”.
Bài làm gồm ba phần như sau:
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ NGOẠI TÁC VÀ NGOẠI TÁC TIÊU CỰC
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CÔNG TY VEDAN GÂY Ô NHIỄM
SÔNG THỊ VẢI
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NGOẠI TÁC TIÊU CỰC DO VEDAN
GÂY RA VÀ CÁC KIẾN NGHỊ
Hy vọng bài viết mang lại những kiến thức cơ bản cho người đọc về ngoại tác và
những ảnh hưởng của ngoại t ác đến đời sống xã hội.
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
3
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ NGOẠI TÁC VÀ NGOẠI TÁC TIÊU CỰC.
1. Khái niệm:
Ngoại tác là những lợi ích hay chi phí ảnh hưởng ra bên ngoài không được phản
ánh qua giá cả.
2. Đặc điểm:
Ngoại tác xuất hiện khi sản xuất hay t iêu dùng của cá nhân (nhóm cá nhân) này
ảnh hưởng đến sản xuất hoặc tiêu dùng của cá nhân (nhóm cá nhân) khác và không
có sự đền bù hay thanh toán nào được thực hiện bởi cá nhân gây ảnh hưởng. Kết
quả này tồn tại ngoài giao dịch t hị trường và có t hể là một lợi ích bên ngoài hay
chi phí bên ngoài (ngoại phí). Trong các trường hợp này, ngoại tác làm biến đổi
lợi ích ròng xã hội.
Các ngoại tác ảnh hưởng của các hoạt động kinh t ế dẫn đến các chênh lệch giữa
chi phí hay lợi ích của cá nhân và xã hội bởi vì ngoại tác không phản ánh trong thị
trường giá hàng hóa, không nhất thiết phản ánh đúng giá trị xã hội của nó. Do đó
sự điều t iết của thị trường đã dẫn đến hoặc sản xuất quá nhiều hoặc sản xuất quá ít
so với nhu cầu của xã hội, gây ra chi phí ngoài trong khi giá thị trường không phản
ánh được tất cả các chi phí sản xuất ra nó thì diễn ra sự thất bại trên thị trường.
3. Phân loại:
3.1. Ngoại tác tiêu cực và tính không hiệu quả của tác động ngoại tác tiêu cực
3.1.1. Định nghĩa:
Ngoại tác tiêu cực là ngoại tác khi hành động của bên này gây ra chi phí cho bên
kia. N goại t ác tiêu cực có tác động xấu đến đối tượng chịu tác động.
Ví dụ: Các ngoại tác tiêu cực có thể xảy ra khi một nhà máy luyện kim thải chất
thải của mình xuống dòng sông mà ngư dân ở hạ lưu dựa vào đó để kiếm sống
hằng ngày. Nhà máy luyện kim thải càng nhiều chất thải thì cá đánh được sẽ càng
ít. Nhưng hãng không có động cơ tính đến các chi phí ngoại s inh gây ra đối với
những người ngư dân khi ra quyết định sản xuất của mình.
3.1.2. Tính không hiệu quả của tác động ngoại tác tiêu cực
Vì các ngoại tác không được phản ánh trong giá thị trường nên chúng có thể là
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
4
nguyên nhân gây ra tính phi hiệu quả kinh tế.
Hình 1: Tác động của ngoại tác tiêu cực.
Khi có các ngoại tác t iêu cực, chi phí xã hội biên M SC cao hơn chi phí tư nhân
MC. Chênh lệch đó gọi là chi phí ngoại sinh biên M EC. Trong trường hợp này,
hãng sẽ tối đa hóa lợi nhuận khi sản xuất ở sản lượng Q1 khi giá bằng chi phí biên
MC. Lượng sản xuất hiệu quả xã hội là Q*, tại đó giá cả bằng MSC.
Giá thép là P1, tại giao điểm giữa đường cung và đường cầu. Đường M C là chi phí
sản xuất biên của một hãng điển hình. Khi sản lượng của hãng thay đổi thì chi phí
ngoại sinh gây ra cho ngư dân ở hạ lưu cũng thay đổi. Chi phí ngoại sinh này được
biểu thị bằng đường MEC. Đường này thường dốc lên đối với hầu hết các dạng ô
nhiễm vì khi hãng sản xuất thêm sản lượng và xả thêm chất thải xuống sông thì
những thiệt hại tăng thêm đối với ngành đánh cá, nuôi trồng cũng tăng lên.Trên
quan điểm của xã hội, hãng đang sản xuất quá nhiều. Sản lượng hiệu quả là mức
mà ở đó giá bằng chi phí xã hội biên của sản xuất – chi phí biên của sản xuất cộng
với chi phí ngoại sinh biên của việc xả thải. Trên đồ thị đường chi phí xã hội biên
được xác định bằng cách cộng chi phí biên và chi phí ngoại sinh biên tại mỗi mức
sản lượng: M SC = MC + MEC. Đường chi phí xã hội biên cắt đường giá ở mức
sản lượng là Q*.
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
5
Trên đồ thị t a thấy, mức sản lượng hiểu quả của ngành là mức mà ở đó lợi ích biên
của mỗi đơn vị sản lượng t ăng thêm bằng chi phí xã hội biên. Vì đường cầu biểu
thị lợi ích biên của người tiêu dùng, nên sản lượng hiệu quả là Q *, đạt tại điểm
giao nhau giữa đường chi phí xã hội biên MSC và đường cầu D. Nhưng mức sản
lượng cạnh tranh của ngành là ở Q1, đạt tại giao điểm của đường cầu và đư ờng
cung MC. Rõ ràng sản lượng của hãng (ngành) là quá cao. Khi sản xuất, mỗi đơn
vị sản lượng sẽ gây ra một lượng chất thải nhất định cần xả ra.Vì thế, dù chúng ta
xem xét ô nhiễm của bất kì hãng hay ngành nào thì tính phi hiệu quả kinh tế vẫn là
tình trạng sản xuất quá mức gây ra nhiều chất thải xả xuống sông. Nguy ên nhân
của tính phi hiệu quả là do việc định giá sản phẩm không chính xác. Giá của sản
phẩm trên là quá thấp – nó phản ánh chi phí tư nhân biên của việc sản xuất của
hãng, chứ không phải là chi phí xã hội biên. Chỉ ở mức giá P* cao hơn thì hang
(ngành) sẽ sản xuất mức sản lượng hiệu quả. Cái giá phải trả đối với xã hội khi sản
xuất quá mức: với mỗi đơn vị sản xuất cao hơn Q* cái giá đối với xã hội là chênh
lệch giữa chi phí xã hội biên và lợi ích biên.
Nhận xét: Khi có ngoại tác tíêu cực đã dẫn đến tình trạng:
(1) Hiệu quả thị trường duy trì vượt quá hiệu quả xã hội mong muốn do chi phí
biên t hị trường khác với chi phí xã hội vì có ngoại t ác tiêu cực sinh ra chi
phí biên ngoại tác.
(2) Sản lượng thị trường vượt quá sản lượng đòi hỏi và giá cả thị trường thấp
hơn giá cả xã hội.
(3) Trong khi chưa có biện pháp can thiệp thích hợp thì thị trường có khuynh
hướng sản xuất vượt quá hiệu quả chung của xã hội đòi hỏi. Điều đó gây ra
tổn thất kinh tế do thị trường sản xuất vượt quá hiệu quả chung của xã hội.
3.2. Ngoại tác tích cực và tính không hiệu quả của ngoại tác tích cực:
3.2.1. Định nghĩa:
Ngoại tác tích cực là là ngoại tác khi hành động của bên này đem lại lợi ích cho
bên kia. N goại t ác tích cực có tác động tốt đến đối tượng chịu tác động.
Ví dụ: Giả sử trong ngành lâm nghiệp, rừng được trồng với mục đích chính là kinh
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
6
doanh gỗ. Tuy vậy việc có rừng lại tạo ra rất nhiều lợi ích khác cho xã hội như cải
thiện khí hậu, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ đa dạng sinh học…. nhờ đó có
thể cải thiện mùa màng làm t ăng thu nhập người nông dân.
3.2.2. Tính không hiệu quả của tác động ngoại tác tích cực:
Khi có ngoại tác tiêu cực đã dẫn đến tình trạng:
(1) Hiệu quả thị trường duy trì dưới mức hiệu quả xã hội mong muốn do lợi ích
biên thị trường khác với lợi ích biên xã hội vì có ngoại ứng t ích cực sinh ra
lợi ích biên ngoại ứng.
(2) Sản lượng thị trường dưới mức sản lượng đòi hỏi và giá cả thị trường cao
hơn giá cả xã hội.
(3) Trong khi chưa có biện pháp can thiệp thích hợp thì t hị trường có khuynh
hướng sản xuất dưới mức h iệu quả chung của xã hội đòi hỏi. Điều đó gây ra
tổn thất kinh tế do thị trường sản xuất dưới mức hiệu quả chung của xã hội.
4. Giải pháp khắc phục ngoại tác:
4.1. Nhóm gi ải pháp tư nhân:
4.1.1. Quyền về tài sản:
Quyền về tài sản là các quy định pháp lý mô t ả cái mà mọi người hoặc các hãng
được quy ền làm với tài sản của họ.
Giả định rằng công ty có quy ền sử dụng con sông để đổ rác thải, còn ngư dân thì
không có quyền tài sản đối với nguồn nước được “tự do gây ô nhiễm”. Do đó,
công ty không có động cơ đưa chi phí chất thải vào trong những tính toán sản
lượng của mình. Nói cách khác, công ty đã ngoại hóa chi phí phát sinh từ việc xả
thải. Giả sử ngư dân sở hữu dòng sông, nghĩa là có quyền tài sản đối với nước
sạch. Khi đó, họ có thể yêu cầu công ty trả tiền để được thải rác. Công ty phải
ngừng sản xuất hoặc là chấp nhận trả chi phí do đổ rác. Các chi phí này sẽ được
nội hóa và sẽ đạt được sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực.
4.1.2. Thương lượng và hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế có thể đạt được mà không cần sự can thiệp của chính phủ khi các
ngoại tác ảnh hưởng đến một số ít bên và khi quyền về tài sản được xác định rõ.
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
7
Ví dụ: giả sử rằng chất thải của nhà máy luyện kim làm giảm lợi nhuận của ngư
dân. Nhà máy có thể lắp đặt một hệ thống lọc để giảm chất thải của mình, hoặc
ngư dân có thể trả tiền để lắp đặt nhà máy xử lý nước.
4.1.3. Thương lượng tốn kém – vai trò của hành vi chiến lược:
Việc thương lượng có thể tốn thời gian và tiền bạc, đặc biệt là khi quyền về t ài sản
không được xác định rõ. Khi đó, không bên nào có thể b iết chắc sẽ vất vả ra sao
để đưa bên kia đến chỗ chấp nhận một giải pháp chung. Việc thương lượng cũng
có thể thất bại khi việc thông tin và giám sát là tốn kém, nếu cả hai bên tin rằng họ
có thể đạt được cái lợi lớn hơn. Bên nào cũng đòi phần hơn và từ chối thương
lượng, nghĩ một cách sai lầm rằng bên kia thế nào cũng sẽ phải chấp nhận. Hành
vi chiến lược này có thể dẫn đến một kết quả bất hợp tác và phi hiệu quả.
4.1.4. Giải pháp pháp lý – khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại:
Trong nhiều tình huống có các ngoại tác, một bên bị hại do bên kia gây ra có
quyền tố tụng hợp pháp. Nếu thành công, bên nguyên có thể được bồi t hường thiệt
hại bằng tiền đúng bằng mức thiệt hại đã phải gánh chịu. Việc khiếu kiện đòi bồi
thường thiệt hại khác với phí xả thải vì bên bị hại, chứ không phải chính phủ, sẽ
được trả t iền.
Định lý Coase
Khi các bên có thể thương lượng mà không tốn kém và vì lợi ích chung của cả hai,
kết cục được tạo ra sẽ là hiệu quả, bất kể quyền về tài sản được xác định như thế
nào.
Nhóm giải pháp tư nhân có thể bị thất bại các n hóm giải pháp tư nhân
không có tính ràng buộc mà tùy thuộc vào thiện chí thực hiện của các bên
nên khi có một bên không có thiện chí thực hiện sẽ dẫn đế n thất bại của
nhóm giả pháp này. Chính vì vậy trong một số trường hợp cần phải có sự
can thiệ p của Chính Phủ
4.2. Nhóm gi ải pháp của Chính Phủ:
4.2.1. Nhóm giải pháp hành chính pháp lý:
- Chính Phủ có thể đề ra các quy định nhằm ngăn cấm hoặc hạn chế một hành
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
8
động nào đó bằng các hệ thống luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết thi
hành luật pháp. Cụ thể như tiêu chuẩn về phát thải TCVN 5945 – 2005 mà công ty
Vedan áp dụng (sẽ được trình bày trong phần chương II về thực tiễn ngoại tác tiêu
cực trường hợp công ty Vedan)
- Chính Phủ sẽ áp dụng biện pháp này khi cho rằng ngoại t ác t iêu cực là lớn hơn
rất nhiều so với lợi ích của người gây ra ngoại tác. Tuy nhiên việc ngăn cấm là
không hề đơn giản trên thực tế. Chẳng hạn không thể ngăn cấm các phương tiện
giao thông mặc dù tất cả chúng đều gây ô nhiễm.
4.2.2. Nhóm các biện pháp kinh tế:
4.2.2.1. Tác động của thuế và trợ cấp:
* Tác động của thuế:
P*
P
Trên đồ thị ta thấy, mức sản lượng hiểu quả của ngành là Q*, đạt tại điểm giao
nhau giữa đường chi phí xã hội biên MSC và đường cầu D. Nhưng mức sản lượng
cạnh tranh của ngành là ở Q 1, đạt tại giao điểm của đường cầu và đường cung
MC. Rõ ràng sản lượng của hãng (ngành) là quá cao.
=> Chính vì vậy, Chính Phủ sẽ đánh thuế với mức t huế đúng bằng lợi ích ngoại
sinh biên MEB để hãng (ngành) sẽ sản xuất mức sản lượng hiệu quả Q*.
MSB
MSC
MSB=D MPC=S
Q Saûn xuaát
theùp
MSC = MPC + thueá treân ñôn vò
Q*
Thueá treân ñôn vò = MEC
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
9
Từ đây, ta thấy được tác động của thuế có những lợi ích về việc khắc phục các
ngoại tác tiêu cực như sau:
- Tăng giá thép và giảm sản lượng xuống đến mức hiệu quả
- Giảm nhưng không xóa bỏ ô nhiễm do sản xuất thép gây ra
- Lợi về hiệu quả cho xã hoi với giả định rằng mức thuế đươc định đúng
- Lợi về công bằng cho những người sống gần nhà máy thép.
* Tác động của trợ cấp:
Tương tự đối với tác động của thuế, t ác động của trợ cấp có ý nghĩa ngược lại giúp
giảm giá và t ăng sản lượng đến mức hiệu quả có ý nghĩa đối với ngoại tác tích cực
(Phần này nhóm trình bày không đi sâu phân tích do đề tài nhóm chọn là phân
tích tác động của ngoại tác tiêu cực)
4.2.2.2. Chuẩn thải (định mức thải):
Chuẩn thải là giới hạn hợp pháp về mức thải mà hãng được phép xả ra. Nếu hãng
xả quá giới hạn thì có thể bị phạt tiền, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, ở
hì nh trên chuẩn thải hiệu quả là 12 đơn vị ở điểm E*. Hãng sẽ bị phạt nặng nếu xả
thải lớn h ơn mức này.
Chuẩn thải đảm bảo rằng hãng sản xuất đạt hiệu quả. Hãng chấp hành chuẩn thải
bằng việc lấp đặt thiết bị giảm thải. Chi phi giảm thải tăng lê n sẽ là cho đường chi
3
Phí
Möùc
thaûi
Ñoâ la
treân
MSC
MCA
12
E*
Möùc chuaån
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
10
phí trung bình của hãng tăng lên (tăng 1 mức bằn g chi phí giảm thải trung bình).
Các h ãng sẽ cảm thấy có lợi khi gia nhập ngành nếu giá sản phẩm lớn hơn chi phí
sản xuất trung bình cộng thêm chi p hí giảm t hải – đó chính là điều kiện hiệu quả
đối với ngành.
4.2.2.3. Phí xả thải:
Phí xả thải là phí sẽ thu trên mỗi đơn vị chất th ải mà hãng xả ra. Phí xả thải 3$ sẽ
tạo ra hành vi hiệu quả của hãng. Với mức phí này, hãng tối thiểu hóa chi phí bằng
vi ệc giảm thả i từ 26 xuống 12 đơn v ị. Để thấy tại sao, lưu ý rằng đơn vị thứ 1 có
thể giảm từ 26 xuống 25 đơn v ị chất thải với chi phí r ất thấp (chi phí bi ên của việc
giảm thải thêm gần như bằng 0). Vì thế hãng có th ể tránh không phải trả mức phí
3$ /1 đơn vị mà kh ông tốn kém mấy. Thực tế, với tất cả các mức thải lớn hơn 12
đơn v ị, chi phí giảm thải biên đề u nhỏ h ơn mức phí xả thải, do đó đáng để hãng xả
thải. Nhưng với mức thải thấp hơn 12 đơn vị, chi phí giảm thải biên lớn hơn mức
phí xả thải, do đó hãng sẽ thí ch t rả phí hơn là tiếp tục giảm thả i. Vì thế, tổng phí
mà hãng phải trả là diện tích hình chữ nhật hình nằm d ưới đường MAC và bên
phải mức E = 1 2. Chi phí này ít hơn mức phí mà hãng phải trả, nếu không giảm
thải 1 chút nào.
4.2.2.4. Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng:
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
11
Giả sử rằng chúng ta muốn giảm thải nhưng vì nhiều cái không chắc chắn nên
chúng ta không muốn đưa vào phí xả th ải. Chúng ta cũn g m uốn tránh việc áp đặt
chi phí cao cho các hãng giảm thải n hiều nhất. Có th ể đạt được các mục tiêu này
bằng cách sử dụng giấy phép chất thải chuyển nhượng được. Theo cách này, mỗi
hãng phải có giấy phép nếu muốn xả thải, mỗi giấy phép quy định chính xác lượng
chất t hải mà hãng được phép xả ra. Hãng nào xả thải mà không được ch o phép
bằng giấy phép thì sẽ bị phạ t tiền nặng. Các giấy phép được phân bổ giữa các
hãng, số giấy phép được xác định để đạt được mức xả thải tối đa hiệu quả, các
giấy phép này có thể chuyển nhượng được tức là có thể mua bán trên thị trường.
Trong hệ thống giấy phép xả thải chuyển nhượng được, các hãng ít có khả năng
giảm thải nhất sẽ phải mua giấy phép. Như vậy giả sử 2 hãng ở hình trên được cấp
giấy phép xả thải tối đa là 7 đơn vị. Hãng 1 với chi phí giảm thải biên tư ơng đối
cao, sẽ trả đến tận 3,75$ để mua giấy phép xả 1 đơn v ị chất thải, nhưng giá trị giấy
phép đó đối với hãng 2 là 2,5$. Vì t hế hãng 2 sẽ bán giấy phép của mình cho hãng
1 với giá trong khoảng 2,5$ tới 3,75$.
Nếu có đủ các hãng và các giấy phép th ì 1 thị trường cạnh tranh về giấy phép sẽ
được hình t hành. Ở điểm cân bằng t hị trường, giá của giấy phép bằng chi phí
giảm thải biên của tất các các hãng; nếu không hã ng sẽ thấy mua thêm giấy phép
có lợi hơn. Mức thải chính phủ chọ n sẽ đạt được với mức chi phí thấp nhất. Các
hãng có các đường giảm thải chi phí biên tương đối thấp sẽ giảm thải nhiều nhất
và những hãng có các đư ờng chi phí giảm thải biên tương đối cao sẽ mua thêm
giấy phép và giảm thải ít nhất .
Các giấy phép xả t hải chuyển nhượng được đã tạo ra một th ị trường cho các ngoại
tác. Cách tiếp cận kiểu thị trường này rất hấp dẫn vì nó kết hợp những ưu điểm của
hệ thống chuẩn thải với những lợi thế chi phí của hệ thống phí xã thải. Cơ quan
đi ều hành hệ thống này xác định tổng số giấy phép và như thế xác định tổ ng mức
thải, giống như hệ thống c huẩn thải đã làm. Nhưng khả năng mua bá n giấy phép
xã thải cho phép việc giảm thải có thể đ ạt đ ược với chi phí thấp nhất, giống như hệ
thống phí.
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
12
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP CÔNG TY VED AN
GÂY Ô NHIỄM SÔNG THỊ VẢI
1. Giới thiệu về Ve dan.
Công Ty Cổ Phần Hữu Hạn Vedan Việt Nam (Vedan Việt Nam) được thành lập từ
năm 1991 tại xã Phước Thái, huy ện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách thành phố
lớn nhất của Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh về phía Đông khoảng 70 Km,
trên một diện đất rộng 120ha, là một khu công nghiệp tổng hợp chế biến thực
phẩm và công nghệ sinh học hiện đại, hiện đã đưa vào hoạt động sản xuất, sử dụng
các công trình bao gồm: Nhà máy tinh bột nước đường, Nhà máy bột ngọt, Nhà
máy tinh bột biến đổi, Nhà máy Xút-axít, Nhà máy Lysine, Nhà máy phát điện có
trích hơi, Nhà máy PGA, Nhà máy phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên,
Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến, Cảng chuyên dùng Phước Thái
Vedan, các trục đường bê tông nhựa chuyên dùng, và các công trình, cơ sở hạ tầng
tại các khu vực hành chính, phúc lợi nhân viên, khu vui chơi giải trí…
Từ khi thành lập tại xã Phước Thái – Long Thành – Đồng Nai, cho đến nay,
Công ty Vedan Việt Nam đã mở rộng đầu tư phát triển mở rộng các cơ sở chi
nhánh tại các tỉnh thành trong cả nước như: có 04 đơn vị chi nhánh tại Hà Nội,
Phước Long (Bình Phước), Bình Thuận, Hà Tĩnh, và 02 công ty con là Công ty
TNHH ORSAN Việt Nam tại TP. Hồ Chí M inh và Công ty TNHH VEYU tại tỉnh
Gia Lai. Trong quá trình mở rộng quy mô đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
Vedan Việt Nam cũng đã t ạo dựng một loạt hệ thống đại lý và các kênh phân phối
tiêu thụ trên cả nước. Trên thị trường quốc tế, Vedan Việt Nam là nhà sản xuất
tiên tiến hàng đầu tại khu vực Châu Á trong lĩnh vực sử dụng công nghệ sinh học,
công nghệ lên men sản xuất ra các sản phẩm Axít Amin, chất điều vị thực phẩm,
tinh bột, tinh bột biến đổi, chất phụ gia thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm cung
ứng cho các ngành công nghiệp khác. Sản phẩm của Vedan Việt Nam được tiêu
thụ tại Việt Nam và xuất khẩu cho các nhà phân phối thực phẩm, công ty thương
mại quốc tế, các ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất giấy, dệt may, hóa chất
tại thị trường các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Đông
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
13
Nam Á, và các nước tại Châu Âu. Phần lớn sản phẩm của Công ty đều lấy thương
hiệu “VEDAN”.
Về mặt lợi thế cạnh tranh, từ Khi mới thành lập, do việc cung cấp điện năng của
Việt Nam chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng cho sản xuất, công ty Vedan đã phát
triển hệ thống phát điện trích hơi, là xu thế phát triển năng lượng của thế giới. Nhờ
có Nhà máy phát điện, nên Công ty Vedan Việt Nam không những ổn định được
lượng điện năng cho sản xuất, mà nguồn điện khi không sử dụng hết sẽ hòa mạng
với hệ thống lưới điện của Công ty điện lực Việt Nam, để cung cấp điện cho các
doanh nghiệp khác sử dụng.
Mặt khác do công ty nằm cạnh bờ sông Thị Vải, nên rất thuận tiện cho việc vận
chuyển nguy ên liệu và sản phẩm công ty bằng đường thủy. Qua quá trình nỗ lực
mở rộng đầu tư, đã được Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm và giúp đỡ,
và hơn hai năm phấn đấu, công ty đã hoàn thành đầu tư xây dựng cảng Phước Thái
trở thành một cảng chuyên dùng quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy
quốc tế.
- Năm 2010: Đạt Chứng nhận ISO/IEC 17025 : 2005
- Năm 2009: Đạt Chứng nhận ISO 14001 : 2004 do Tổ chức quốc tế BSI ở Anh
quốc cấp
- Năm 2009: Đạt Chứng nhận OHSAS 18001 : 2007 do Tổ chức quốc t ế BSI ở
Anh quốc cấp.
- Năm 2008: Đạt Chứng nhận B2
- Năm 2007: Đạt Chứng nhận OHSAS 18001
- Năm 2006: Thành lập Nhà máy tinh bột mỳ
Hà Tĩnh
- Năm 2005: Thành lập Công ty TNHH
VEYU
- Năm 2005: Đạt chứng nhận HACCP
- Năm 2004: Nhận được giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam 2004 do Bộ
Khoa học và Công nghệ trao tặng
-
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
14
- Năm 2003: Thành lập Nhà máy chế biến tinh bột mỳ Bình Thuận
- Năm 2003: Công ty Vedan International đã chính thức lên sàn giao chứng
khoán tại Hồng Kông
- Năm 2002: Nhận được giải thưởng vàng chất lượng Việt Nam 2002 do Bộ
Khoa học và Công nghệ trao tặng
- Năm 2001: Đạt Chứng nhận ISO 9001
- Năm 2001: Thành lập Công ty TNHH ORSAN Việt Nam
- Năm 2000: Đạt Chứng nhận HALAL
- Năm 2000: Vinh dự nhận được Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch
nước trao tặng
- Năm 1999: Đạt Chứng nhận KOSHER
- Năm 1998: Đạt Chứng nhận ISO 9002
- Năm 1997: Thành lập Nhà máy tinh bột mỳ Phước Long
- Năm 1996: Hoàn thành nhà máy Lysine
- Năm 1995: Hoàn thành nhà máy lên men bột ngọt
- Năm 1994: Hoàn thành xây lắp cơ s ở thiết bị sản xuất giai đoạn 1 và thiết bị
cơ sở hạ tầng cầu cảng.
- Năm 1994: Thành lập chi nhánh Công ty CPHH Vedan Việt Nam t ại H à Nội
- Năm 1991: Chính t hức thành lập Công ty Cổ Phần Hữu H ạn Vedan Việt Nam
2. Hồ sơ vụ gây ô nhiễm môi trường của Vedan
- Tháng 9/2008, phát hiện Vedan xả thải ra môi trường sông Thị Vải
- M ức độ xả thải theo Vedan từ năm 1994 đến nay: 44.800m3/tháng (theo báo
cáo của Vedan); theo thống kê của cơ quan quản lý môi trường: 70.400 m3/
tháng.
- 10 hành vi của Vedan:
+ Cụ thể, Công ty Vedan đã xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ mười lần trở
lên trong lượng nước thải 50 m³ /ngày đến dưới 5000 m³/ngày tại 3 nhà máy: Nhà
máy sản xuất tinh bột biến tính; Nhà máy sản xuất bột ngọt và Nhà máy sản xuất
Lysin, vi phạm Khoản 8, Điều 10, Nghị định 81/2006NĐ-CP.
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
15
+ Công ty không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, không lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường; thải mùi hôi thối, khó chịu trực tiếp vào môi trường không
thông qua các thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường; quản lý vận chuyển và xử lý
chất thải độc hại không đúng qui định…
+ Đặc biệt, công ty xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong
giấy phép, vi phạm Khoản 4, Điều 9, Nghị định số 34/2005 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
+ Theo kết quả phân tích của đoàn kiểm tra liên ngành công bố, sau khi lấy mẫu
nước thải tại Vedan cho thấy có nhiều chỉ tiêu vượt hàng ngàn lần qui định cho
phép như: chỉ tiêu màu vượt 2.600 lần, hàm lượng ôxi hóa vượt gần 3.000 lần và
nhiều tiêu chuẩn khác vượt hàng trăm lần.
+ Chính những chất thải chưa qua xử lý được Vedan lén lút xả qua hệ thống ngầm
đã góp phần “giết chết ” sông Thị Vải suốt 14 năm qua.
+ Cũng theo cách t ính của đoàn kiểm tra liên ngành, việc Công ty Vedan lắp đặt
hệ thống xả nước thải ra sông Thị Vải đã trốn không đóng t iền phí nước thải 91 tỷ
đồng.
+ Về hành vi gian dối xây dựng hệ thống xử lý nước “ngầm”, hết sức tinh vi để xả
nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải trong suốt 14 năm qua, đoàn kiểm tra
liên ngành đã quyết định chuyển sang cơ quan điều tra để làm rõ. Nếu vi phạm
pháp luật Hình sự sẽ bị khởi tố.
+ Có dấu hiệu xoá hiện trường
+ Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, đoàn công tác liên ngành đã thực hiện
biện pháp ngăn chặn hành chính để bảo đảm việc xử phạt. Cụ thể, đình chỉ hành vi
xả nước thải không đạt tiêu chuẩn cho phép vào môi trường (sông Thị Vải).
- Tháng 10/ 2010, Vedan đồng ý bồi thường: 53.6 tỷ cho BRVT, 45.7 tỷ cho
Tp.HCM, 119.6 tỷ cho Đồng Nai. Do việc xả thải môi trường gây thiệt hại cho
các hộ nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản.
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
16
=> Vedan gây ngoại tác tiêu cực cho các hộ nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy
sản trên lưu vực sông Thị Vải tại 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tp. Hồ
Chí Minh.
Nguyên nhân:
- Vedan tiết kiệm đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải.
- Không vận hành hệ thống đúng quy chuẩn nhằm t iết kiệm chi phí: Theo tính
toán, với tổng lượng nước t hải hàng ngày vào khoảng hơn 4.000 m3 của
Vedan, nếu không xử lý một ngày, có thể bỏ túi hàng trăm triệu đồng.
- Quản lý lỏng của cơ quan quản lý mội trường:
Tác động
Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông Đồng
Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu
cơ và chất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn
TCVN 5942-1995. Tại đây, chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần, giá
trị COD vượt 1,8 - 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép.
Trong khi đó, chất lượng nước sông của khu vực hạ lưu, giá trị DO giảm xuống
rất thấp, SS vượt từ 2 – 2,5 lần TCVN 5942- 1995 (loại B). Vùng này cũng đã bị
nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông khu vực này không thể sử dụng cho sinh
hoạt và tưới tiêu.
M ột kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM gần đây, cũng
cho những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài Gòn (thuộc
lưu vực Đồng Nai). Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác trong t oàn lưu
vực, chất lượng nước cũng đang bị suy giảm trầm trọng.
Ví dụ, chất lượng nước ở một số sông nhánh như sông Bé, Đa Nhim-Đa Dung
phần hạ lưu cũng đang diễn tiến t heo chiều hướng xấu. Sông Vàm Cỏ đã bị ô
nhiễm hữu cơ.
Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Thị Vải, trong đó có một đoạn
sông dài trên 10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là đoạn sông từ sau khu vực
hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân.
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
17
Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối
cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và
M ôi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l.
Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn khả
năng sinh sống, các nhà khoa học đã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”.
Hậu quả:
- Việc nuội trồng thủy sản của người dân dọc lưu vực sông Thị Vải đều thiệt hại
do nguồn nước ô nhiễm.
- Các hộ dân làm nghề đánh bắt cá không tiếp tục nghề do nguồn thủy sản trên
sông cạn kiệt do ô nhiễm.
- Các hậu quả khác: sức khỏe của người dân quanh khu vực, …
3. Phân tích tác động tiêu cực của hành vi xả thải của Vedan đối với các hộ
dân nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản trên lưu vực sông Thị Vải.
Với việc xả thải của mình, Vedan gây ra chi phí ngoại tác cho xã hội: TEC
Chi phí xã hội cho việc sản xuất của Vedan: TSC
TSC = TC + TEC
TEC: Tổng chi phí ngoại tác do việc sản xuất của Vedan gây ra cho xã hội ( trong
mô hình này xét ngoại tác gây ra cho các hộ nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản trên
lưu vực sông Thị Vải ở BRVT, Đồng Nai và tp. HCM ).
Coi TEC = 53,6 + 119,6 + 45,7 = 218,9 (tỷ đồng)
TEC = f(Q) (với Q là sản lượng của Vedan)
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
18
Q* Q
Việc gây ô nhiễm của Vedan gây ra chi phí ngoại tác đối với xã hội. với CP biên
MEC -> tăng chi phí biên của XH: M SC = MC + MEC
Với xã hội, sản lượng hiệu quả là Q* tại M SB = MSC, nhưng Vedan đã sản xuất
vượt quá sản lượng này ở mức Q ( Q > Q*) gây tổn thất vô ích cho xã hội.
MPC = S
MEC
MB =D
MSC=MPC+MEC
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
19
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NGOẠI TÁC TIÊU CỰC
DO VED AN GÂY RA VÀ C ÁC KIẾN NGHỊ
1. Các giải pháp tư nhân:
- Quy định quyền sở hữu tài sản:
+ Nếu nhà máy sở hữu dòng sông:
Nhà máy sẵn sàng không sản xuất thêm hàng hóa nếu người nông dân đền bù
cho họ một số tiền không thấp hơn lợi ích ròng mà họ thu được từ việc sản xuất
(MB – MPC). Và người nông dân sẵn sàng đền bù nếu số tiền mà họ phải bỏ ra
không lớn hơn mức thiệt hại mà họ phải chịu từ việc sản xuất của nhà máy
(MEC).
+ Nếu người nông dân sở hữu dòng sông (trường hợp Vedan)
Nhà máy sẵn sàng đền bù cho người nông dân nếu mức đền bù không lớn
hơn lợi ích mà họ thu được từ việc sản xuất (M B – M PC). Và người nông dân
sẵn sàng chấp nhận mức đền bù nếu nó không nhỏ hơn thiệt hại mà họ phải
chịu.
Kết luận: Trong trường hợp này, giải pháp tư nhân là không thực hiện
được, cần sự can thiệp cúa chính phủ.
2. Các giải pháp của chính phủ
2.1: Nhóm biện pháp pháp lý, hành chính.
- Hệ thống luật pháp về quản lý môi trường:
Chúng ta đã có Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 29/11/2005 và các văn
bản hướng dẫn thi hành.
- Sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý: Bộ tài nguyên môi trường, Cục bảo
vệ môi trường t huộc Bộ TNMT; các cơ quan quản lý cấp tỉnh (Sở TNMT),
huyện (Phòng TNM T). Cần sự giám sát và quản lý chặt chẽ.
- Luật bảo vệ môi trường của chúng t a vẫn còn sơ sài, đơn giản, không để ý đến
mức độ tàn phá môi trường của DN, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh te và
hội nhập quốc t ế. Khâu quản lý nhà nước cũng có phần trách nhiệm lớn trong
việc để cho doanh nghiệp không bảo vệ môi trường. Xử phạt hành chính quá
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
20
nhẹ, không sắc sảo trong khâu lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường, không chặt chẽ trong khâu cấp phép cũng như chồng chéo và chậm trễ
trong khâu t hanh tra kiểm tra,… tạo nhiều khe hở cho không ít doanh nghiệp vi
phạm môi trường.
- Quyết định xử phạt hành chính 200 triệu đồng đối với việc Vedan gây ô nhiễm
nghiêm trọng sông Thị Vải 14 năm được coi là mức hình phạt cao nhất hiện
nay, song nhiều người lại cho rằng "chẳng bõ bèn gì".
2.2. Biện pháp kinh tế: Đánh thuế môi trường; Định mức xả thải qua giấy phép
xả thải; lệ phí và phạt khi gây ô nhi ễm; giấy phép xả thải.
- Đánh thuế: Đánh thuế đối với ngoại ứng tiêu cực: hiệu quả nhất khi t = M EC
Khi chịu thuế này đường MPC của nhà máy sẽ dịch chuyển lên thành MPC +
t. Để tối đa hóa lợi nhuận nhà máy sẽ s ản xuất tại sản lượng sao cho MB = MPC
+ t, tức là giảm sản lượng sản xuất Q’ = Q* khi t = M EC thì sẽ không có tổn thất
xã hội Khi đó chính phủ sẽ thu thêm được một khoản thuế là t .Q*, khoản thuế
này sẽ được chính phủ sử dụng để đền bù cho người nông dân.
- Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải:
Theo cách này, mỗi hãng sản xuất sẽ bị y êu cầu chỉ được xả thải ở một mức
nhất định, gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị đóng cửa.
Kiến nghị cơ quan quản lý môi trường thiết chuẩn thải cho từng ngành để
thuận lợi trong quản lý và các tiêu chuẩn phát thải. Q uan trọng là sự giám sát
chặt chẽ của cơ quan bảo vệ môi trường các cấp trong việc thực thi của các
doanh nghiệp.
- Lệ phí xả thải
+ Lệ phí xả thải: phí xả thải đánh trên mỗi đơn vị xả thải.
+ Phạt: cần phạt thật nặng khi doanh nghiệp gây ô nhiễm.
Chúng ta đã áp dụng lệ phí xả thải song Vedan vẫn trốn đóng lệ phí xả thải lên
đến khoảng 100 tỷ. Cơ quan bảo vệ môi trường cần kiểm tra và giám sát chặt chẽ
mức xả thải để tránh việc doanh nghiệp trốn phí. Khi doanh nghiệp trốn phí và
gây ô nhiễm thì cơ quan quản lý cần phạt thật nặng ( lớn hơn khoản lệ phí họ
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
21
muộn trốn và khoản lợi họ thu được do việc xả thải đem lại) để doanh nghiệp
không còn động lực trốn phí và gây ô nhiễm.
- Giấy phép xả thải:
Việt Nam áp dụng giấy phép xả thải lần đầu năm 2006. Vedan đã được cấp
giấy phép xả nước thải vào nguồn nước ngày 23/04/2008 theo đơn xin phép của
Vedan ngày 29/03/2007 với cam kết chất lượng nước t hải trước khi ra sông đạt
tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 loại B (nội dung theo phụ lục đính kèm) và việc
thực hiện chế độ quan trắc tự động hàng ngày lưu lượng và chất lượng nước thải.
Theo giấy phép, Vedan được phép xả thải vào nguồn nước tại 2 cửa xả trên sông
Thị Vải và rạch Nước Lớn trên địa phận huyện Long Thành (Đồng Nai).
Vấn đề cần làm là giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý đối với các doanh có
giấy phép nhằm đảm bảo doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh theo giấy phép
được cấp.
3. Các biện pháp khác.
Dùng dư luận xã hội:
Trong trường hợp của Vedan thì sức mạnh của dư luận xã hội đã phát huy đầy
đủ tác dụng của nó. Bằng chứng là mọi người dân Việt Nam – với tư cách là các
cấp chính quyền, giới truyền thông, các luật sư cho đến người tiêu dùng đều
đứng về phía người nông dân. Giới truyền thông liên tục đăng tải các thông tin về
diễn biến vụ việc ô nhiễm này, các cấp chính quy ền tìm cách đưa ra chứng cứ để
đưa ra khung hình phạt cao nhất đối với Vedan, các luật sư thì tư vấn cho nguời
dân khởi kiện Vedan, người tiêu dùng thì tẩy chay sản phẩm của Vedan. Khi đó,
Vedan đã buộc phải chấp nhận các khung hình phạt và chấp nhận bồi thường
100% cho người dân.
Công ty Vedan chấm dứt việc xả chất thải không đạt tiêu chuẩn quy định vào
nguồn nước, đồng thời phải tiến hành xử lý, khắc phục được hậu quả ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng do Công ty gây ra và duy trì được sản xuất, k inh doanh,
giải quyết việc làm, bảo đảm quy ền lợi cho người lao động.
Phân tích nguyên nhân, tác động của ngoại tác tiêu cực và trường hợp công ty Vedan
22
KẾT LUẬN
Nhóm trình bày đã chọn trường hợp Công ty Vedan để cho người đọc thấy được
những ảnh hưởng t hực tế từ các ngoại tác tiêu cực. Đây là một trong các trường
hợp điển hình về việc xả thải ra môi trường gây tác hại nặng nề đối với đời sống
của người dân sống bên sông Thị Vải.
Hy vọng rằng bằng các biện pháp cứng rắn từ phía nhà nước và Chính Phủ sẽ ngày
càng hạn chế tối đa các tác hại từ các ngoại tác t iêu cực gây ra đặc biệt là ngăn
chặn việc xả thải từ phía các công ty ra môi trường.
Rất mong nhận được sự phản hồi từ phía người đọc để bài viết ngày càng hoàn
thiện hơn nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kdh_0095.pdf