Những yếu tố khách quan: Nhu cầu là cái độc đoán có tính cá nhân, nhưng nó vẫn có tính phổ biến. chuẩn mực xã hội là bản chất chung của nhu cầu, bao gồm các yếu tố thời đại, giai cấp, dân tộc, phong tục tập quán, tính ý thức mỗi gia đình khác nhau trong xã hội cũng có sự ảnh hưởng đến nhu cầu của con người. Sự phát triển của nhu cầu thể hiện trình độ phát triển trong nhận thức của con người và khái quát lên thể hiện sự phát triển của cả một cộng đồng, một dân tộc.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9365 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận
Phân tích nhu cầu sử dụng
điện thoại di động của người dân
trên địa bàn Thành phố
Cao Lãnh
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
I. Đặt vấn đề nghiên cứu (lý do chọn đề tài)
Thời nghèo nàn, lạc hậu của nước Việt Nam đã qua đi và giờ đây nó nhường chỗ cho sự phát triển dữ dội của đất nước đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, sự thay đổi về cải cách chính trị, về biện pháp và phương pháp giáo dục đời sống con người ngày càng được phát triển và nâng cao, nhu cầu giao lưu hội nhập kinh tế, văn hoá ngày càng lớn, từ đó tạo ra sự đa dạng và phong phú hơn cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó là sự phát triển cải tiến về mặt khoa học kỹ thuật được nâng cao và đưa vào thực tiễn ngày càng nhiều.
Điện thoại di động là một công cụ di động nhằm giúp con người trao đổi thông tin nhanh và tiện dụng, mọi đối tượng trong xã hội ngày nay đều có thể sử dụng điện thoại di động từ những người nông dân đến những sinh viên, học sinh ... Điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến và gần gũi, gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân và gần như không thể thiếu đối với lớp trẻ hiện nay.
Với điều kiện kinh tế cũng như tính chất của công việc nên người dân thành thị sử dụng điện thoại di động nhiều hơn người dân ở nông thôn.
Với ý nghĩa đó nhóm mình quyết định chọn đề tài: “Phân tích nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh” để làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng rằng với những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước cũng như nước ngoài tìm ra được những giải pháp nhằm phục vụ cho nhu cầu sử của người dân hiện nay đối với sản phẩm điện thoại di động trên thị trường với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp nhất.
II. Sự cần thiết nghiên cứu (căn cứ khoa học và thực tiễn)
2.1. Căn cứ khoa học
Nhu cầu sử dụng điện thoại di động là vấn đề đang được nhiều ngành khoa học quan tâm, mỗi ngành tiếp cận theo một kiểu khác nhau dựa trên những đặc thù riêng về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của ngành. Với đề tài này chúng tôi tiếp cận theo hướng nghiên cứu tâm lý học kết hợp với nghiên cứu kinh doanh. Đó là sự vận dụng các lý thuyết tâm lý học đại cương, các kiến thức tâm lý chuyên ngành và ngoài ra là một số ngành có liên quan để phát triển lý thuyết về nhu cầu nói riêng, đồng thời tìm hiểu những nhân tố tác động đến sự thoả mãn nhu cầu này.
2.2. Căn cứ thực tiển
Thông qua các kết quả thu đựơc từ đề tài nghiên cứu chúng tôi mong muốn qua đó đưa ra được các giải pháp, kiến nghị giúp cho những người quản lý, những doanh nghiệp hiểu và nắm bắt được nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh, trên cơ sở đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân ngày càng tốt hơn.
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
I. Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh nhằm làm sáng tỏ những vấn đề tâm lý của người dân thành thị và nhu cầu sử dụng sản phẩm điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh. Phân tích thực trạng sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh (các nguyên nhân tâm lý hình thành) để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị giúp các nhà sản xuất điện thoại di động đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân thành phố Cao Lãnh hiện nay ngày càng tốt hơn.
II. Mục tiêu cụ thể
2.1. Nghiên cứu lý luận
- Đọc, phân tích tài liệu để từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài .
- Làm rõ các khái niệm của đề tài.
- Làm rõ đặc điểm tâm lý của người dân thành thị.
2.2. Nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi tập trung giải quyết ba nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu thực trạng người người dân thành phố Cao Lãnh sử dụng điện thoại di động ở mức độ nào.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động.
- Đưa ra những giải pháp trong việc phát triển, mở rộng thị trường và giúp người dân ngày càng hài lòng khi sử dụng điện thoại di động.
- Đưa ra những kiến nghị cho các nhà sản xuất và phân phối điện thoại di động nhằm giúp cho họ hiểu và nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đặc biệt là người dân trên địa bàn thành phố Cao Lãnh. Từ đó có những chiến lược phát triển để chiếm lĩnh được thị trường.
CHƯƠNG 3
KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
I. Kiểm định giả thuyết
Nhìn chung nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng nhiều do nền kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó thì nhu cầu này lại chịu ảnh hưởng của những yếu tố khách quan như: nghề nghiệp, văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán… và ngoài những yếu tố khách quan đó thì còn những yếu tố chủ quan như: lứa tuổi, sở thích, thói quen, động cơ, thái độ… Song có ba yếu tố chi phối mạnh nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh hiện nay là sự tiện lợi của điện thoại di động và do đặc điểm của điều kiện sống, điều kiện kinh tế, mặc khác sử dụng điện thoại di động còn là thể hiện đẳng cấp của người sử dụng.
II. Câu hỏi nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KINH TẾ
BẢNG TRUNG CẦU Ý KIẾN
Xin chào, chúng tôi là sinh viên nhóm 4 lớp ĐHKT2011A-L2 của Trường đại học Đồng Tháp. Chúng tôi đang thực hiện đề tài “Phân tích nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh”. Kết quả nghiên cứu này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến đóng góp của các Anh (Chị). Xin Anh (Chị) hãy vui lòng dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào câu trả lời mà Anh (Chị) cho là phù hợp nhất với quan điểm của mình, hoặc đưa ra nhữmg ý kiến theo suy nghĩ chủ quan của mình.
Chúng tôi rất hoan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của Anh (Chị), Những ý kiến của Anh (Chị) sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và sẽ được đảm bảo bí mật tuyệt đố.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh (Chị).
Câu 1: Sử dụng điện thoại di động có rất nhiều tiện lợi theo Anh (Chị) sự tiện lợi nào là quan trọng nhất?
a. Để giao lưu kết bạn.
b. Tiện lợi khi hoà mạng.
c. Tiện lợi khi thanh toán.
d. Tiện lợi khi sử dụng.
Câu 2: Anh (Chị) có thường xuyên sử dụng điện thoại di động không?
a. Thường xuyên sử dụng.
b. ít sử dụng.
c. Không sử dụng bao giờ.
Câu 3: Theo Anh (Chị) những yếu tố nào có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động hiện nay?
a. Dễ rơi, dễ vỡ.
b. Phải nạp điện.
c. Vùng phủ sóng chưa rộng.
d. Chi phí cao.
Câu 4: Khi mua điện thoại di động Anh (Chị) thường dựa trên những tiêu chí nào?
a. Chất lượng tốt.
b. Kiểu dáng đẹp.
c. Giá cả hợp lý.
d. Có bảo hành.
Câu 5: Anh (Chị) có đánh giá gì về giá thành của sản phẩm điện thoại di động hiện nay?
a. Đắt.
b. Rất đắt.
c. Bình thường.
d. Rẻ.
Câu 6: Trước khi mua điện thoại di động Anh (Chị) thường tìm kiếm thông tin ở những nơi nào?
a. Bạn bè, gia đình, người quen.
b. Sách báo, đài truyền hình.
c. Xem tại các cửa hàng bày bán.
d. xem ở các cuộc triển lãm.
e. Quan sát người khác sử dụng.
Câu 7: Xin Anh (Chị) cho biết lý do nào khiến bạn sử dụng điện thoại di động?
a. Hợp thời trang.
b.Tiện lợi khi sử dụng.
c. Để giao lưu kết bạn.
d. Do thủ tục hoà mạng nhanh.
Câu 8: Xin Anh (Chị) cho biết hiện nay bạn đang sử dụng điện thoại di động của hãng nào trong 4 hãng sau?
a. Samsung.
b. Nokia.
c. Sony Errissonericsson.
d. Motorola.
Tại sao bạn lại sử dụng hãng đó……………………………………………………
Câu 9: Khi sử dụng điện thoại di động Anh (Chị) có nhận thức gì về sản phẩm theo các mức độ sau?
a. Sử dụng tiện lợi.
b. Chất lượng tốt.
c. Kiểu dáng đẹp.
d. Giá thành hợp lý.
e. Nhiều tính năng sử dụng.
Câu 10: Xin Anh (Chị) cho biết cảm nhận của mình khi sử dụng sản phẩm điện thoại di động theo các mức độ sau?
a. Rất hài lòng.
b. Hài lòng.
c. Bình thường.
d. Không hài lòng.
Xin Anh (Chị) cho biết lý do………………………………………
Câu 11: Nếu Anh (Chị) gặp cùng một lúc các sản phẩm điện thoại di động 1 là Nokia, 2 là Samsung, 3 là Motorola, 4 là Sony Errissonericsson. Thì bạn sẽ lựa chọ sản phẩm nào?
a. Sony Errissonericsson.
b. Samsung.
c. Nokia.
d. Motorola.
Tại sao Anh (Chị) lại lựa chọn sản phẩm đó………………………………………….
Câu 12: Theo Anh (Chị) là một nhà sản xuất các sản phẩm điện thoại di động thì cần phải chú ý đến điểm nào nhất để sản phẩm của mình có thể chiếm lĩnh được thị trường?
a. Kiểu dáng.
b. Kích cỡ.
c. Chất lượng.
d. Giá thành.
Câu 13. Cuối cùng xin Anh (Chị) cho biết một số thông tin về bản thân?
Nam Nữ
Tuổi ……………… Nghề nghiệp ………………
Đã lập gia đình chưa hay còn độc thân ………………
CHƯƠNG 4
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I. Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh, trong đề tài này nghiên cứu tập trung ở trung tâm thành phố Cao Lãnh (Phường 1, phường 2, phường 3).
4.2. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ ngày 01/09/2011 đến ngày 30/09/2011.
4.3. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.
4.4. Mẫu nghiên cứu: Đề tài được tiến hành chọn mẫu bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn đối với 300 người dân tại 03 phường trung tâm của thành phố Cao Lãnh với cơ cấu mẫu như sau:
- Cơ cấu mẫu theo địa bàn
+ Phường 1: 100 mẫu
+ Phường 2: 100 mẫu
+ Phường 3: 100 mẫu
- Cơ cấu mẫu theo giới tính
+ Nam 150 mẫu
+ Nữ 150 mẫu
- Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
+ Nhỏ hơn 30 tuổi: 100 mẫu
+ Từ 31 – 60 tuổi: 100 mẫu
+ Trên 60 tuổi: 100 mẫu
CHƯƠNG 5
CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I. Các nghiên cứu ngoài nước về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng
Trong cuộc sống mỗi con người chúng ta luôn có những mong muốn rất mạnh mẽ, những thôi thúc thường được thể hiện trong nhu cầu để đạt được mục tiêu của chính mình. Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó và ở mỗi người khác nhau thì nhu cầu cũng khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng đòi hỏi thỏa mãn tất cả các nhu cầu của mình mà trái lại ở mỗi thời điểm nhất định của từng cá nhân thì có một số nhu cầu nào đó được nổi lên hàng đầu, cấp thiết hơn cần được thỏa mãn, còn những nhu cầu khác lại lẩn chìm đi.
Trên thực tế có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về nhu cầu của con người. Từ đầu thế kỷ XX, Small (Mỹ) đã lấy những hoạt động tâm lý của các cá nhân đều bắt nguồn từ những nhu cầu của họ như về của cải, quyền lực về sự tán thành của người khác.
Nhà dân tộc học Milinowski đã nghiên cứu và lý giải nhu cầu theo chủ nghĩa chức năng như sau: Cuộc sống xã hội bắt nguồn từ sự cần thiết đáp ứng những nhu cầu căn bản của các cá nhân (ăn uống, an toàn...). Do đó mỗi nền văn hóa đều được dựa trên nguyên tắc là mỗi tư tưởng, mỗi tập quán ... thực hiện một chức năng sống còn đối với các cá nhân dù đó là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý hay nhu cầu văn hóa.
A.Maslow coi nhu cầu là một hệ thống và ông chia ra năm thứ bậc nhu cầu, các nhu cầu được xếp thứ tự từ thấp đến cao, từ các nhu cầu thiết yếu đến các nhu cầu thứ yếu hơn và sự thỏa mãn nhu cầu cũng tuân theo hệ bậc thang đó. Khi nhu cầu cấp thiết được thỏa mãn thì sẽ tiến tới thỏa mãn nhu cầu ở cấp bậc cao hơn. Maslow chia hệ thống nhu cầu của con người như sau:
- Nhu cầu sinh lý - Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu xã hội - Nhu cầu được tôn trọng ( nhận biết)
- Nhu cầu tự khẳng định.
Trong sự phân loại nhu cầu của con người có một cách phân chia được nhiều tác giả thừa nhận, đó là: Sự phân loại nhu cầu của con người thành hai nhóm lớn là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Nếu xét về nguồn ngốc lịch sử thì nhu cầu về vật chất có trước còn nhu cầu về tinh thần có sau. Nếu xét về thứ bậc thì nhu cầu vật chất có thứ bậc thấp hơn nhu cầu tinh thần.
A.G. Covaliop chia nhu cầu xã hội thành ba loại:
- Nhu cầu về vật chất của con người: Đó là những nhu cầu về: ăn uống, ở, mặc, đi lại...
- Nhu cầu về tinh thần của con người: Đó là những nhu cầu về lao động, nhận thức, thẩm mĩ, giao lưu...
- Nhu cầu chính trị, đạo đức: Đó là những nhu cầu về sự tự do, an ninh, an toàn, hòa bình, công bằng xã hội...
Như vậy, các lý thuyết về nhu cầu đều dựa trên những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều có điểm chung, đó là chỉ dừng lại ở cấp lý luận, lý thuyết căn bản về nhu cầu. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở quan điểm: Nhu cầu của một con người là một hệ thống, khi hệ thống ấy bắt đầu phát huy tác dụng thì con người chuyển sang một trạng thái tích cực, năng động nói chung cả về mặt sinh lý thần kinh và tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhận thức, rung cảm và hoạt động thực tiễn được diễn ra. Nhu cầu của con ngưòi không ngừng biến đổi theo sự phát triển của xã hội.
II. Các quan điểm công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng
Ở Việt Nam nhu cầu là một vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, đối với ngành tâm lý học thì nhu cầu luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Bởi nhu cầu theo các nhà tâm lý học Mác xít được coi là nguồn gốc tích cực của nhân cách, là nguyên nhân mọi hoạt động của con người. Đối với ngành kinh tế thì nhu cầu cũng là đề tài không thể thiếu, vì các nhà quản trị muốn biết được nhu cầu của người tiêu dùng để Doanh nghiệp sản xuất ra những thứ sản phẩm phù hợp và đáp ứng với nhu cầu đó.
Nhu cầu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đời sống tình cảm, sự hình thành những kỹ xảo, thói quen của con người… Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình không chỉ nghiên cứu nhu cầu nói chung, mà còn đi sâu nghiên cứu ở một số lĩnh vực cụ thể như:
- Những nghiên cứu về nhu cầu trong lĩnh vực kinh tế: Tác giả Lê Nhật Trường trong “Giao tiếp nhân sự trong doanh nghiệp” đã nghiên cứu nhu cầu với tư cách là động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Theo ông muốn thúc đẩy người khác hành động một cách vui vẻ và thuận tình, thuận nghĩa là làm cho người đấy tự khởi phát cái ý muốn làm việc với ta thì trước tiên là tìm hiểu nhu cầu và ước vọng căn bản của họ để thoả mãn cho họ.
- Tác giả Hoàng Toàn khi phân tích về tâm lý khách hàng đã nhấn mạnh rằng: “nhu cầu là khởi đầu của một hoạt động mua hàng của khách, toàn bộ quá trình mua hàng luôn nằm trong mối quan hệ giữa hoạt động có ý thức và quá trình thoả mãn nhu cầu ở người mua…”
- Nghiên cứu nhu cầu trong lĩnh vực quản lý và lãnh đạo: Tác giả Nguyễn Hải Khoát trong nghiên cứu về khía cạnh tâm lý của công tác cán bộ, đã đưa ra khái niệm về nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu là đòi hỏi của con người đối với cái mà nó cần có để sống và phát triển.
- Nghiên cứu của PGS-TS Đỗ Long khoa tâm lý học trường Đại học KHXH&NV trong công trình nghiên cứu “Tâm lý tiêu dùng, quy luật và xu hướng phát triển”. Nghiên cứu về xu thế của tâm lý tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay PGS-TS Đỗ Long cho rằng: Tâm lý tiêu dùng diễn ra theo 4 xu thế đó là: quốc tế hoá, dân tộc hoá, tự nhiên hoá và cá nhân hoá. Từ những xu thế trên thì vấn đề sản xuất và tiêu dùng phải lưu ý đến một số vấn đề sau: sản phẩm hàng hoá phải phù hợp với sở thích tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng và thói quen tiêu dùng của mỗi cá nhân, đồng thời phải phù hợp với thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống của một xã hội, một dân tộc, sản phẩm phải đảm bảo tính tự nhiên.
- Nghiên cứu của TS Lê Thanh Hương - Viện tâm lý - Trung tâm KHXH&NVQG nghiên cứu “Nhu cầu tiêu dùng ở cư dân đô thị”.
Tập trung khai thác các khía cạnh về đặc điểm tiêu dùng ở cư dân đô thị, sự khác biệt giữa nhu cầu của cư dân đô thị và nông thôn, giữa nhu cầu của cư dân đô thị thời bao cấp và thời kinh tế thị trường, những thay đổi trong hệ thống cơ cầu nhu cầu của cư dân đô thị khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, xu hướng phát triển hệ thống nhu cầu của cư dân đô thị…
Nghiên cứu nội dung này tác giả cho rằng:
Người dân đô thị có xu hướng thoả mãn ngay một cách trực tiếp nhu cầu hiện có của mình và sự đa dạng hoá nhu cầu cá nhân. Đó là sự biền đổi chủ yếu trong hệ thống nhu cầu của cư dân đô thị. Tác giả khẳng định xu hướng nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị trong tương lai tập trung vào nhu cầu tinh thần và nhu cầu tinh thần có đều kiện phát triển mạnh. Chẳng hạn nhu cầu về thông tin và hưởng thụ văn hoá, nhu cầu du lịch, dịch vụ, nhu cầu giảm nhẹ sự khó nhọc về sứ lực trong cuộc sống… đòi hỏi nhiều loại hình hàng hoá để đáp ứng chúng như máy lạnh, ti vi, máy giặt…
Như vậy nghiên cứu về “nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành thị hiện nay” là một lĩnh vực ít được nghiên cứu và khai thác.
Vì vậy qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức thực tiễn, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho các nhà kinh doanh và các hãng sản xuất điện thoại di động cũng như cho người dân trên địa bàn thành phố Cao Lãnh hay tất cả những người có nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động hiện nay.
CHƯƠNG 6
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Phương pháp luận
1.1. Khái niệm nhu cầu
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nhu cầu, nhưng đều đi đến sự thống nhất chung đó là: Nhu cầu là nguyên nhân của hoạt động, là một thuộc tính của nhân cách, nhu cầu là một trong những cội nguồn sinh ra tính tích cực của con người. Đó là một trạng thái xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần có những điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, trạng thái tâm lý đó kích thích cho con người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mong muốn. Nhu cầu là điều kiện cần thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển. Được thoả mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì căng thẳng ấm ức, đó là những hướng định nghĩa tâm lý học về nhu cầu. Nhu cầu của con người là muôn hình muôn vẻ, nhưng trên cơ sở đó có thể phân chia nhu cầu thành 2 loại đó là:
- Nhu cầu vật chất. - Nhu cầu tinh thần.
Ngoài ra còn có nhu cầu của cá nhân, nhu cầu chung của tập thể, trong đó nhu cầu của tập thể có thể kích thích, thúc đẩy và định hướng cho sự phát triển nhu cầu cá nhân, cá nhân có nhu cầu của cá nhân và lại nuôi dưỡng nhu cầu xã hội, còn có cả nhu cầu cơ bản, nhu cầu thiết yếu.
Tóm lại theo chúng tôi thì nhu cầu là động cơ thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi của từng cá nhân và tập thể trong xã hội nói chung. Nhu cầu là sự đòi hỏi của cá nhân và các nhóm xã hội muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển. Vì vậy nhu cầu là một yếu tố cần thiết, tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nó định hướng và quyết định cho mọi hoạt động của con người. Bởi vậy nhu cầu là một cái gì đó khi thiếu sẽ gây ra những hạn chế cho sự phát triển nhân cách của cá nhân.
1.2. Khái niệm nhu cầu tiêu dùng
Trước hết tiêu dùng được hiểu là ăn, uống, tiêu thụ… Có hai khái niệm tương đối giống nhau đó là khái niệm “khách hàng” và khái niệm “người tiêu dùng”.
Người tiêu dùng là người sử dụng của cải vật chất và tinh thần để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân và nhu cầu của sản xuất. Thuật ngữ “người tiêu dùng” được dùng để mô tả hai loại đối tượng đó là người tiêu dùng cá thể và người tiêu dùng tập thể. Người tiêu dùng cá thể có mua sắm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Còn người tiêu dùng tập thể là những tổ chức cơ quan mua sắm hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức, cơ quan của mình.
1.3. Định nghĩa người dân thành thị
Người dân là danh từ để nói chung về tất cả các thành phần con người đang sinh sống và làm việc tại một không gian, địa điểm nào đó. Còn người dân thành thị là tất cả các thành phần con người đang sinh sống và làm việc tại thành thị.
1.4. Khái niệm nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành thị
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, thì nhu cầu sử dụng điện thoại di động là một đòi hỏi tất yếu của con người trong hoạt động của mình. Sử dụng điện thoại di động đã trở thành nhu cầu của con người khi trình độ, kinh tế xã hội và dân trí phát triển. Bởi lẽ nhu cầu sử dụng điện thoại di động đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, trong sự tiện lợi về sử dụng, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Vậy thế nào là nhu cầu sử dụng điện thoại di động?
Nhu cầu sử dụng điện thoại di động là một loại hình nhu cầu cấp cao của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu an toàn và nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu tiêu dùng được biểu hiện cụ thể bởi mục đích mua hàng. Chính mục đích này đã trở thành động cơ thúc đẩy hoạt động mua hàng, chỉ khi nào có nhu cầu thì người tiêu dùng mới tìm hiểu những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và túi tiến của mình. Cũng như vậy khi có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố như: kinh tế, nhu cầu, sở thích, công việc…Thì người tiêu dùng sẽ đi đến quyết định sử dụng điện thoại di động.
+ Đặc điểm nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân hiện nay.
Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành thị hiện nay cũng có tính chất co dãn, tính co dãn này phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân bên trong như khả năng có thể mua được chiếc điện thoại di động mình muốn hoặc nguyên nhân bên ngoài như sự tác động của người thân, bạn bè làm cho nhu cầu cũng như sự lựa chọn của chủ thể bị thay đổi.
Trình độ văn hoá, đặc điểm tâm lý, giới tính… của cá nhân cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự chọn lựa và tiêu dùng điện thoại di động. Bởi ở mỗi lứa tuổi, giới tính, đặc tính nghề nghiệp, thu nhập cũng tạo cho con người những nhu cầu khác nhau, hay thậm trí cùng là một lứa tuổi, giới tình, nghề nghiệp nhưng ở thời điểm này nhu cầu tiêu dùng của họ lại không giống ở thời điểm khác.
Vì vậy nhu cầu sử dụng điện thoại di đông luôn luôn mang tính phát triển, nghĩa là càng ngày nhu cầu của con người càng cao hơn. Cụ thể nếu như trước đây con người chỉ quan tâm đến chất lượng của chiếc máy điện thoại di động, thì ngày nay họ còn chú trọng đến hình thức, đến những hãng nổi tiếng và có nhiều tính năng sử dụng.
Như trước đây thì điện thoại di động ra đời với chức năng duy nhất đó là trao đổi thông tin một cách tiện lợi. Nhưng khi đến với một bộ phận người dân thành thị hiện nay là đối tượng “bắt nhịp” nhanh nhất với sự tân tiến và hiện đại của ngành khoa học công nghệ. Thì điện thoại di động đã bị “biến tướng” thành một thứ trang sức nhằm chứng tỏ cái tôi của họ.
Hiện nay người dân thành thị dùng điện thoại di động phổ biến hơn. Như vậy nhu cầu sử dụng điện thoại di động là một nhu cầu cấp cao, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện thoại di động nó được nảy sinh khi nền kinh tế được phát triển và đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Bởi thực chất nhu cầu sử dụng điện thoại di động chính là trạng thái tâm lý của con người được thể hiện ở sự mong muốn được sử dụng các phương tiện liên lạc, giao tiếp hiện đại nhằm phát triển nhân cách của mình.
1.5. Khái niệm điện thoại di động
Theo từ điển tiếng việt của Nguyễn Hoàng Phê “điện thoại di động là điện thoại vô tuyến loại nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao.”
Điện thoại di động ra đời từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi đó nó chỉ được sử dụng như là các phương tiện thông tin giữa các đơn vị cảnh sát ở Mỹ. Mặc dù các công nghệ vô tuyến hiện đại khác đã được biết đến hơn 50 năm trước đây, nhưng mãi đến năm 60 của thế kỷ XX các dịch vụ điện thoại di động mới xuất hiện ở dạng sử dụng được.
Cấu tạo của một chiếc điện thoại di động bao gồm: Thiết bị di động ME và modul nhận dạng thuê bao SIM.
ME (máy điện thoại di động) gồm có bàn phím số và màn hình chức năng vô tuyến GSM. ME không thể truy cập vào mạng thì không có Simcard hợp lệ.
Simcard là tấm thẻ thông minh, chức năng chủ yếu là nhận thức thiết bị đầu cuối di động khi tham gia vào mạng.
Với những tính năng ưu việt là sử dụng thuận tiện, linh hoạt, cơ động, các máy điện thoại di động ngày càng nhỏ gọn, hiện đại, thích hợp nhiều tính năng như nhắn tin có hình ảnh, truy cập internet, nghe nhạc…. Càng làm tăng tính hấp dẫn và thu hút khách hàng mua và sử dụng.
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động
Theo các nhà sáng lập ra Chủ nghĩa Mác- Lênin thì “Nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong điều kiện nhất định đảm bảo cho sự sống và phát triển của mình”. Chính vì thế mà nhu cầu chịu sự chi phối và ảnh hưởng của những yếu tố sau:
1.6.1. Những yếu tố chủ quan
Nhu cầu của mỗi người là một trạng thái tâm lý, là một cái riêng có tính chủ quan của cá nhân, nhu cầu phản ánh những đặc điểm của cá nhân bao gồm: đặc điểm sinh lý, thể chất, giới tính, lứa tuổi, trình độ… ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu của mỗi người cũng khác nhau. Do những đặc điểm sinh lý hay trình độ mà các cá nhân có sự lựa chọn tiêu dùng khác nhau.
Ví dụ cụ thể như ở lứa tuổi sinh viên thì nhu cầu của họ đòi hỏi cao hơn vì trình độ học thức và lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi rất năng động thích được giao lưu và học hỏi thích sử dụng những sản phẩm gọn nhẹ, hợp thời trang và nhiều tiện ích đặc biệt còn do điều kiện sống xa gia đình nên nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên là rất cao. Mà sinh viên thường tập trung nhiều ở thành thị.
1.6.2. Những yếu tố khách quan: Nhu cầu là cái độc đoán có tính cá nhân, nhưng nó vẫn có tính phổ biến. chuẩn mực xã hội là bản chất chung của nhu cầu, bao gồm các yếu tố thời đại, giai cấp, dân tộc, phong tục tập quán, tính ý thức… mỗi gia đình khác nhau trong xã hội cũng có sự ảnh hưởng đến nhu cầu của con người. Sự phát triển của nhu cầu thể hiện trình độ phát triển trong nhận thức của con người và khái quát lên thể hiện sự phát triển của cả một cộng đồng, một dân tộc.
Như vậy, nhu cầu là sự thống nhất giữa mặt chủ quan và khách quan. Đó là những tiêu chí, những chuẩn mực chung của mọi nhu cầu. Đó là những yêu cầu của dân tộc, của giai cấp và thời đại đặt ra đối với nhu cầu của mỗi con người.
Cụ thể như nhu cầu sử dụng điện thoại di động hiện nay của người dân thành thị cũng là một trong những nhu cầu có tính phổ biến phù hợp với chẩn mực của xã hội.
II. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.1.1. Số liệu sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng, chủ cửa hàng buôn bán điện thoại di động về các vấn đề có liên quan đến đề tài mà trong bảng câu hỏi không có điều kiện để đi sâu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành thị. Để khẳng định tính khoa học và khách quan của phương pháp đưa ra, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra thử bằng cách chọn mẫu nghiên cứu khách thể 20 phiếu điều tra. Nếu kết quả cho thấy các câu hỏi đưa ra là phù hợp với yêu cầu. Sau đó chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu trong 3 phường theo cơ cấu mẫu nêu trên. Bảng câu hỏi được sử dụng trong đề tài gồm 12 câu hỏi được xây dựng tập trung vào các nội dung nghiên cứu của đề tài.
+ Nhận thức chung về điện thoại di động của người dân thành thị
(câu 9,3,1)
+ Động cơ sử dụng điện thoại di động của dân thành thị (câu 7,4)
+ Nguồn thông tin của dân thành thị về điện thoại di động ( câu 6)
+ Thực trạng sử dụng điện thoại di động của dân thành thị
(câu 2,8,11)
+ Đánh giá của dân thành thị về điện thoại di động ( câu 5,10)
2.1.2. Số liệu thứ cấp:
Tham khảo, thu thập thông tin về cơ sở lý luận thông qua một số công trình nghiên cứu khoa học và các sách báo của các học giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Thu thập từ internet, báo chí, tài liệu từ các nhà quản lý văn hoá xã hội.
2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phân tích số tương đối
+ Tính số % bằng công thức
A
STĐ = x 100%
B
+ Tính điểm trung bình bằng công thức
å [(n1.x1) (n2.x2)…(nn.xn)]
ĐTB =
N
- Phân tích số tuyệt đối: Dùng phép tính cộng trừ để tính số tuyệt đối
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Phân tích số liệu: Khi thu thập số liệu ta tiến hành phân tích số liệu theo phương pháp phân tích số liệu nêu trên.
- Tổng hợp số liệu phân tích: Khi phân tích số liệu xong ta tổng hợp số liệu phân tích.
- So sánh số liệu: So sánh số liệu phân tích qua các thời kì, so sánh với các số liệu đã phân tích mà có những tiêu chuẩn nghiên cứu chung.
2.4. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê tất cả số liệu thu thập cũng như số liệu phân tích rồi mô tả lại sự việc hoặc nội dung cần trình bày nhằm mô tả thực trạng và hiệu quả của đề tài.
CHƯƠNG 7
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. Mô tả thực trạng, hiệu quả
1.1. Thực trạng sử dụng điện thoại di động hiện nay của người dân thành phố Cao lãnh hiện nay
1.1.1. Sự lựa chọn của người dân thành phố Cao Lãnh đối với các hãng điện thoại di động
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh hiện nay như thế nào, họ đang sử dụng loại điện thoại di động gì, của hãng nào? chúng tôi đưa ra câu hỏi:
“Hiện nay Anh (Chị) đang sử dụng điện thoại di động nhãn hiệu nào?”
1.1.2. Lý do người dân thành phố Cao Lãnh lựa chọn chiếc điện thoại di động đang dùng
Để tìm hiểu rõ hơn lý do tại sao người dân thành phố Cao Lãnh lại chọn và sử dụng loại điện thoại di động đang dùng chúng tôi đưa ra câu hỏi:
“Nếu Anh (Chị) gặp cùng một lúc các sản phẩm điện thoại di động một là Nokia, hai là Samsung, ba là Motorola, bốn là Sony Errissonericsson thì Anh (Chị) sẽ lựa chọn sản phẩm nào. Tại sao?”
1.2. Đánh giá về chất lượng, giá cả của điện thoại di động
1.2.1. Đánh giá của người dân thành phố Cao Lãnh về chất lượng của điện thoại di động
Để biết được người dân thành phố Cao Lãnh có sự đánh giá như thế nào về sản phẩm điện thoại di động, chúng tôi đưa ra câu hỏi:
“Anh (Chị) có đánh giá gì về chất lượng sản phẩm điện thoại di động Anh (Chị) đang dùng ?”
1.2.2. Sự đánh giá của người dân thành phố Cao Lãnh về giá thành của sản phẩm điện thoại di động hiện nay
Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Anh (Chị) có đánh giá thế nào về giá cả của điện thoại di động hiện nay ?”
1.2.3. Nhận xét của người dân thành phố Cao Lãnh khi sử dụng điện thoại di động
Để biết được người dân thành phố Cao Lãnh có những nhận xét như thế nào về điện thoại di động chúng tôi đưa ra câu hỏi
“Anh (Chị) cảm thấy thế nào khi sử dụng sản phẩm điện thoại di động theo các mức độ sau ?”
II. Nguyên nhân (nhân tố ảnh hưởng)
2.1. Nguồn thông tin của người dân thành phố Cao Lãnh về điện thoại di động
Vậy, khi có những nhu cầu đó thì người dân thành phố Cao Lãnh thường tìm kiếm những thông tin về sản phẩm điện thoại di động ở đâu?
Chúng tôi đưa ra câu hỏi:
“ Trước khi mua điện thoại di động Anh (Chị) thường tìm kiếm thông tin ở những nơi nào ?”
2.2. Nhận thức chung về điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh
2.2.1. Nhận thức của người dân thành phố Cao Lãnh về điện thoại di động
Để tìm hiểu xem người dân thành phố Cao Lãnh có những nhận thức như thế nào về điện thoại di động, chúng tôi đưa ra câu hỏi:
“ Khi sử dụng điện thoại di động Anh (Chị) có nhận thức gì về sản phẩm? ”
2.2.2. Nhận thức của người dân thành phố Cao Lãnh về nhược điểm khi sử dụng điện thoại di động
Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi:
“Theo Anh (Chị) nhược điểm nào có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh hiện nay?”.
2.2.3. Nhận thức của người dân thành phố Cao Lãnh về độ tiện lợi của điện thoại di động
Chúng tôi đưa ra câu hỏi là:
“Theo Anh (Chị) khi sử dụng điện thoại di động Anh (Chị) thấy sản phẩm có sự tiện dụng nào là quan trọng nhất?”
2.3. Động cơ sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh
2.3.1. Lý do khiến người dân thành phố Cao Lãnh sử dụng điện thoại di động
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu động cơ khiến người dân thành phố Cao Lãnh quyết định sử dụng điện thoại di động qua câu hỏi:
“Xin Anh (Chị) cho biết lý do để Anh (Chị) sử dụng điện thoại di động ?”
2.3.2. Những tiêu chí để người dân thành phố Cao Lãnh lựa chọn và sử dụng điện thoại di động
Để biết được câu trả lời chính xác chúng tôi đưa ra câu hỏi :
“Khi mua điện thoại di động Anh (Chị) quan tâm đến tiêu chí nào nhất trong 4 tiêu chí sau ?”
III. Một số biện pháp để nâng cao nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh hiện nay
- Về phía nhà nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Về phía nhà nước.
- Về phía người sử dụng.
CHƯƠNG 8
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
CHƯƠNG 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.Gcôvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội
2. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1996), Tâm lý học đại cương. Nhà
3. Mã Nghĩa Hiệp (1998), Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội
4. Đỗ Long (1997), Tâm lý học tiêu dùng và su thế diễn biến, Nhà xuất bản khoa học xã hội
5. Philipkotler (1994), Marketing căn bản, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội
6. Nguyễn Đình Xuân (1996), Tâm lý học quản trị kinh doanh. Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia
7. Nguyễn Khắc Việt (2001), Tử điển tâm lý, Nhà xuất bản văn hoá thông tin
xuất bản giáo dục Hà Nội
8. (2005), Thông tin di động, Nhà xuất bản bưu điện
9. (2003), Hướng dẫn sử dụng dịch vụ điện thoại di động GSM tại Việt Nam, Nhà xuất bản bưu điện
CHƯƠNG 10
PHỤ LỤC CHI PHÍ
T
T
Công tác
Số người
Thực hiện (người)
Số ngày
Thực hiện (ngày)
Đơn giá người/ngày (đồng)
Thành tiền
1
Thu thập dữ liệu thứ cấp
5
2
150.000
1.500.000
2
Viết đề cương
4
2
150.000
1.200.000
3
Báo cáo (duyệt) đề cương
2
2
150.000
600.000
4
Thiết lập những câu hỏi
4
3
150.000
1.800.000
5
Mã hóa, nhập liệu, xử lý số liệu sơ cấp, thứ cấp
3
3
150.000
1.350.000
6
Chỉnh sữa bảng câu hỏi
2
1
150.000
300.000
7
Phỏng vấn chính thức
10
5
150.000
7.500.000
8
Xử lý số liệu thô, mã hoá
4
3
150.000
1.800.000
9
Nhập liệu
2
2
150.000
600.000
10
Xử lý số liệu, chạy hàm phân tích
4
2
150.000
1.200.000
11
Viết báo cáo
4
4
150.000
2.400.000
12
Báo cáo nghiệm thu đề tài
2
1
150.000
300.000
13
Chi phí khác
10%
2.055.000
Tổng cộng
46
30
22.605.000
CHƯƠNG 11
PHỤ LỤC LỊCH HOẠT ĐỘNG
T
T
Công tác
Ngày
bắt đầu
Ngày kết thúc
Số
ngày
Địa điểm
1
Thu thập dữ liệu thứ cấp
01/09/2011
02/09/2011
2
Trong phòng
2
Viết đề cương
03/09/2011
04/09/2011
2
Trong phòng
3
Báo cáo (duyệt) đề cương
05/09/2011
06/09/2011
2
Trong phòng
4
Thiết lập những câu hỏi
07/09/2011
09/09/2011
3
Trong phòng
5
Mã hóa, nhập liệu, xử lý số liệu sơ cấp, thứ cấp
10/09/2011
12/09/2011
3
Trong phòng
6
Chỉnh sữa bảng câu hỏi
13/09/2011
13/09/2011
1
Trong phòng
7
Phỏng vấn chính thức
14/09/2011
18/09/2011
5
Địa bàn
8
Xử lý số liệu thô, mã hoá
19/09/2011
21/09/2011
3
Trong phòng
9
Nhập liệu
22/09/2011
23/09/2011
2
Trong phòng
10
Xử lý số liệu, chạy hàm phân tích
24/09/2011
25/09/2011
2
Trong phòng
11
Viết báo cáo
26/09/2011
29/09/2011
4
Trong phòng
12
Báo cáo nghiệm thu đề tài
30/09/2011
30/09/2011
1
Trong phòng
Tổng cộng
30
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
I. Đặt vấn đề nghiên cứu (lý do chọn đề tài) Trang: 1
II. Sự cần thiết nghiên cứu (căn cứ khoa học và thực tiễn) Trang: 1
2.1. Căn cứ khoa học Trang: 1
2.2. Căn cứ thực tiển Trang: 2
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
I. Mục tiêu chung Trang: 3
II. Mục tiêu cụ thể Trang: 3
2.1. Nghiên cứu lý luận Trang: 3
2.2. Nghiên cứu thực tiễn Trang: 3
CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
I. Kiểm định giả thuyết Trang: 4
II. Câu hỏi nghiên cứu Trang: 4
CHƯƠNG 4: PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I. Không gian nghiên cứu Trang: 8
4.2. Thời gian nghiên cứu Trang: 8
4.3. Nội dung nghiên cứu Trang: 8
4.4. Mẫu nghiên cứu Trang: 8
CHƯƠNG 5: CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I. Các nghiên cứu ngoài nước về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng Trang: 9
II. Các quan điểm công trình nghiên cứu của các
nhà tâm lý học Việt Nam về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng Trang: 10
CHƯƠNG 6: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Phương pháp luận Trang: 13
1.1. Khái niệm nhu cầu Trang: 13
1.2. Khái niệm nhu cầu tiêu dùng Trang: 14
1.3. Định nghĩa người dân thành thị Trang: 14
1.4. Khái niệm nhu cầu sử dụng điện thoại di động
của người dân thành thị Trang: 14
1.5. Khái niệm điện thoại di động Trang: 16
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng
điện thoại di động Trang: 16
1.6.1. Những yếu tố chủ quan Trang: 16
1.6.2. Những yếu tố khách quan Trang: 17
II. Phương pháp nghiên cứu Trang: 17
2.1. Phương pháp thu thập số liệu Trang: 17
2.1.1. Số liệu sơ cấp Trang: 17
2.1.2. Số liệu thứ cấp: Trang: 18
2.2. Phương pháp phân tích số liệu Trang: 18
2.3. Phương pháp xử lý số liệu Trang: 18
2.4. Phương pháp thống kê mô tả Trang: 19
CHƯƠNG 7: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. Mô tả thực trạng, hiệu quả Trang: 20
1.1. Thực trạng sử dụng điện thoại di động hiện nay
của người dân thành phố Cao lãnh hiện nay Trang: 20
1.1.1. Sự lựa chọn của người dân thành phố Cao Lãnh
đối với các hãng điện thoại di động Trang: 20
1.1.2. Lý do người dân thành phố Cao Lãnh
lựa chọn chiếc điện thoại di động Trang: 20
1.2. Đánh giá về chất lượng, giá cả của điện thoại di động Trang: 20
1.2.1. Đánh giá của người dân thành phố Cao Lãnh
về chất lượng của điện thoại di động Trang: 20
1.2.2. Sự đánh giá của người dân thành phố Cao Lãnh
về giá thành của sản phẩm điện thoại di động hiệnnay Trang: 20
1.2.3. Nhận xét của người dân thành phố Cao Lãnh
khi sử dụng điện thoại di động Trang: 21
II. Nguyên nhân (nhân tố ảnh hưởng) Trang: 21
2.1. Nguồn thông tin của người dân thành phố Cao Lãnh
về điện thoại di động Trang: 21
2.2. Nhận thức chung về điện thoại di động
của người dân thành phố Cao Lãnh Trang: 21
2.2.1. Nhận thức của người dân thành phố Cao Lãnh
về điện thoại di động Trang: 21
2.2.2. Nhận thức của người dân thành phố Cao Lãnh
về nhược điểm khi sử Trang: 21
2.2.3. Nhận thức của người dân thành phố Cao Lãnh
về độ tiện lợi của điện Trang: 21
2.3. Động cơ sử dụng điện thoại di động
của người dân thành phố Cao Lãnh Trang: 22
2.3.1. Lý do khiến người dân thành phố Cao Lãnh
sử dụng điện thoại di động Trang: 22
2.3.2. Những tiêu chí để người dân thành phố Cao Lãnh
lựa chọn và sử dụng điện thoại di động Trang: 22
III. Một số biện pháp để nâng cao nhu cầu sử dụng
điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh hiện nay Trang: 22
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận Trang: 23
II. Kiến nghị Trang: 23
CHƯƠNG 9: TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang: 24
CHƯƠNG 10: PHỤ LỤC CHI PHÍ Trang: 25
CHƯƠNG 11: PHỤ LỤC LỊCH HOẠT ĐỘNG Trang: 26
MỤC LỤC Trang: 27
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh.doc