Tiểu luận Phân tích những tồn tại trong các công ty kiểm toán Việt Nam về tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã hiệu đính chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đưa ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đã có những thay đổi về luật pháp để điều chỉnh hoạt động kiểm toán nhằm bảo vệ cho lợi ích của công chúng và nền kinh tế. Chính vì vậy, để các quy định đạo đức nghề nghiệp đi vào thực tế, cần phải thiết lập một cơ chế để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như xét xử các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Một hệ thống đầy đủ phải bao gồm tổ chức và quy chế, trong đó, tổ chức phải có khả năng hướng dẫn, giám sát, thu thập thông tin phản hồi và hoàn thiện các quy định. Cái nhìn của mỗi người về hạnh phúc sẽ quyết định mục đích sống của họ và đó sẽ là kim chỉ nam cho hành động của mỗi người trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp. Nếu một giáo viên cảm thấy hạnh phúc khi thu nhập mỗi tháng của họ tăng lên từng ngày thì họ sẽ hành động như vậy. Nhưng nếu niềm hạnh phúc của một giáo viên là niềm vui khi nhìn thấy sự cố gắng, sự trưởng thành của từng lớp học sinh thì họ sẽ không hành động như vậy. Đạo đức nghề nghiệp chỉ có ở những con người xác định đúng mục đích nghề nghiệp của mình.

docx46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4343 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích những tồn tại trong các công ty kiểm toán Việt Nam về tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán viên, giảm thiểu rủi ro cho cổ đông, NĐT. Nếu chỉ xử phạt cá nhân KTV, thì cùng lắm CTKT cho các KTV đó nghỉ việc là ổn, mà không ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán của công ty. Tiếp diễn tình trạng này là không ổn, vì gây rủi ro cho cổ đông, NĐT, mà trường hợp Dược Viễn Đông là điển hình. Ngoài xử lý KTV, cần quy trách nhiệm cụ thể đối với CTKT theo hướng vi phạm đến mức độ nào thì bị phạt ra sao; trong một khoảng thời gian bao lâu mà có nhiều KTV bị xử lý vi phạm hành chính, thì trách nhiệm của CTKT đến đâu? Ví dụ 2: Ngày 5/1/2012, UBCKNN ban hành các Quyết  định số 11/QĐ-UBCK và 12/QĐ-UBCK xử phạt vi phạm hành chính đối với KTV Nguyễn Diệu Trang (Chứng chỉ kiểm toán viên số 0938/KTV) của Công ty TNHH Dịch vụ tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) và Kiểm toán viên Tô Đình Hoài (Chứng chỉ Kiểm toán viên số 1174/KTV) của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội) cụ thể như sau:       i. Tại Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư  Hapaco do Kiểm toán viên Nguyễn Diệu Trang của Công ty TNHH Dịch vụ tài chính Kế toán và Kiểm toán lập đã không ghi ý kiến về các sai phạm của CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Hapaco trong việc không trình bày về khoản đầu tư vượt vốn chủ sở hữu do vay để đầu tư tài chính, theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 24/10/2007 ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán (Quyết định 89/2007/QĐ-BTC); sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, các sai phạm nêu trên cũng không được thông báo cho UBCKNN theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC, vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 12 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC.        ii. Tại Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của Cty CP Quản lý  Quỹ  SGI do Kiểm toán viên Tô Đình Hoài của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà  Nội lập đã không ghi ý kiến về các sai phạm của CtyCP Quản lý Quỹ SGI trong việc cho các bên liên quan vay tiền và chưa tách bạch tài sản của nhà đầu tư ủy thác và tài sản của Công ty, theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC; sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, các sai phạm nêu trên cũng không được thông báo cho UBCKNN theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC, vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 12 Quyết định 89/2007/QĐ-BTC. Xét tính chất và mức độ vi phạm, UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính đối với Kiểm toán viên Nguyễn Diệu Trang (Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ tài chính Kế toán và Kiểm toán) và Kiểm toán viên Tô Đình Hoài (Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) như sau: - Hình thức phạt chính: Phạt tiền 60.000.000 đồng (Sáu mươi triệu đồng) đối với mỗi kiểm toán viên trên theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 35 Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 2/8/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 85/2010/NĐ-CP). - Hình thức phạt bổ sung: Đình chỉ có thời hạn tư cách được chấp thuận của mỗi KTV nêu trên theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị  định85/2010/NĐ-CP. Tuy nhiên, chưa có mức phạt nào được kiến nghị để xử phạt 2 CTKT liên quan trực tiếp tới hai vụ việc trên. Chênh lệch cung - cầu: Trên chặng đường hơn 20 năm chuyển từ NKT hoạt động theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang NKT hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, tuy ngắn ngủi những đã tạo ra sức sống cho NKT, mở ra những cơ hội mới, những thách thức mới cho các DN VN có thể tồn tại và phát triển. Nhưng đứng trước thực trạng của NKT VN, liệu những con số trong BCTC có đủ để làm yên lòng những cơ quan chủ quản và nhà đầu tư không? Do đó, để nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế được tiêu cực, từ năm 1991, hệ thống bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam chính thức hình thành, mà khởi đầu là Kiểm toán độc lập. Năm 1991, Bộ Tài chính thành lập 2 công ty là DNNN làm kiểm toán, đó là công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC). Đến tháng 4/2008 đã có 195 công ty kiểm toán độc lập với đủ mọi hình thức, gồm có: 130 công ty TNHH; 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài; 11 công ty hợp danh và 14 công ty đang có sự thay đổi hoặc chưa đủ điều kiện hành nghề kiểm toán. Như vậy đã vượt 60% chỉ tiêu đề ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động kiểm toán độc lập năm 2001. Nếu trong năm 2001 có 3/34 công ty được công nhận là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế, thì nay đã có đến 17 công ty. Trong 159 công ty kiểm toán đặt 159 văn phòng chính và 55 chi nhánh và văn phòng đại diện trên khắp cả nước. Tháng 10/1994, lần đầu tiên BTC tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 người đủ điều kiện, tiêu chuẩn KTV chuyên nghiệp. Đến 31/1/2007, BTC đã tổ chức 13 kỳ thi tuyển KTV cho người VN và kỳ thi sát hạch cho người nước ngoài và cấp 1.304 chứng chỉ KTV cho những người đạt kết quả thi. Đến 31/3/2008, cả nước có 5.864 nhân viên làm việc trong 159 công ty kiểm toán trong đó có 4.676 nhân viên chuyên nghiệp, có 949 KTV gồm: 88 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam, vừa có chứng chỉ KTV nước ngoài; 827 người có chứng chỉ KTV Việt Nam; 34 người có chứng chỉ KTV nước ngoài. Như vậy, thời điểm đầu năm 2009, ở VN có khoảng 7.000 người làm việc trong các loại hình kiểm toán: kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ; khoảng gần 1.500 KTV; khoảng 230 các văn phòng, chi nhánh của các tổ chức kiểm toán. Năm 2013 có tổng số 845 doanh nghiệp, trong đó có 708 DN niêm yết và 137 DN giao dịch sàn UpCom, chưa kể các doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn. Với hơn 1253 kiểm toán viên hành nghề. (Số liệu được tổng hợp từ phụ lục 1) Với số lượng KTV và các tổ chức kiểm toán như hiện nay không thể phủ nhận sự phát triển của lĩnh vực kiểm toán, song sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với nhu cầu hiện tại và vai trò, chức năng của lĩnh vực (nghề) kiểm toán. Chất lượng dịch vụ của các CTKT cung cấp là tương đối tốt nhưng do môi trường tài chính VN chưa chuyên nghiệp và minh bạch nên cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Trình độ năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của KTV ngày càng được nâng cao nhưng so với các nước tiên tiến trên thế giới vẫn có một khoảng cách khá xa. Thực trạng trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau: - NKT nước ta chưa đạt đến mức độ NKT thị trường đầy đủ, nên hoạt động kiểm toán không phải lúc nào cũng được coi là một yêu cầu bức thiết. Việc mời các CTKT cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC thường theo những mục tiêu riêng của mỗi đơn vị. Do đó việc yêu cầu cung cấp dịch vụ kiểm toán bao giờ cũng đi kèm các điều kiện nhằm đạt được mục tiêu đó. - Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập chưa được ban hành, hướng dẫn đầy đủ và thống nhất. Các công ty kiểm toán có thể tiến hành các công việc kiểm toán dựa trên các quyết định, nguyên tắc trong các chuẩn mực kiểm toán VN hayquốc tế. - Sự trợ giúp về chuyên môn và kỹ thuật của các hiệp hội và tổ chức nghề nghiệp chưa có tác dụng nhiều trong hoạt động của các công ty kiểm toán. - Việc cung cấp dịch vụ còn chịu tác động của quy luật cung cầu, cạnh tranh. Do vậy, giá phí kiểm toán thấp (đặc biệt đối với các công ty kiểm toán nhỏ) đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ các công việc kiểm toán. - Chưa có một cơ chế quản lý, kiểm soát cụ thể đối với chất lượng của các cuộc kiểm toán cũng như kết quả của nó. - Các nhu cầu về công khai thông tin kế toán tài chính chưa trở thành thói quen, vì vậy kết quả kiểm toán chưa thực sự quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin. Lĩnh vực kiểm toán ở Việt Nam đối với nhiều người còn mới mẻ nhưng trên thế giới thì kiểm toán thực sự là một nghề rất phổ biến và đã có một quá trình phát triển lâu dài. Việc đào tạo KTV được các nước rất quan tâm, như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,... các KTV của những nước này nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, giàu kinh nghiệm có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và tính linh hoạt, nhạy bén cao Năm 2010, trong 85 doanh nghiệp được điều tra có 35 doanh nghiệp đã sử dụng (41,.17%) và 50 doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (chiếm 58,83%) Tiêu thức phân loại Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ kiểm toán (%) Doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ kiểm toán (%) Loại hình doanh nghiệp Cổ phần 71.4 58 Trách nhiệm hữu hạn 22.9 38 Tư nhân 2.9 4 Khác 2.9 0 Quy mô doanh nghiệp* Lớn 25.7 0 Vừa 54.3 16 Nhỏ 20 84 Dịch vụ bổ trợ kèm theo ** Có sử dụng 62.9 32 Không sử dụng 37.1 68 Bảng: Thông tin chung về doanh ngiệp sử dụng và chưa sử dụng dịch vụ kiểm toán *Quy mô doanh nghiệp chỉ xét theo số lượng lao dộng theo quy định trong luật doanh nghiệp 2005 **Dịch vụ bổ trợ kèm theo gồm: dịch vụ kế toán & làm sổ kế toán, dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ tư vấn & quyết toán thuế và các dịch vụ khác do công ty kiểm toán độc lập cung cấp. Hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” trong nghành Tại tất cả CTKT, đạo đức nghề nghiệp luôn là vấn đề được nhấn mạnh, nhưng thực tế KTV có áp dụng hay không lại là câu chuyện khác. Ở VN hiện nay có 195 CTKT, nên hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” và tình trạng phân biết đối xử giữa những CTKT lớn với CTKT nhỏ còn nhiều bất cập. Và đây là một trong những nguy cơ dẫn đến hình vi vi phạm CM đạo đức của KTV: vi phạm tính độc lập, tính chính trực, khách quan… Nguyên nhân: - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ với nhau: Nguyên nhân đầu tiên chính là cuộc cạnh tranh quá khốc liệt trong nhóm CTKT nhỏ. Thương hiệu còn yếu, uy tín chưa cao nên lợi thế cạnh tranh duy nhất của CTKT nhỏ nằm ở mức giá. Điều này đã dẫn đến việc các CTKT nhỏ phải hạ giá, từ đó dẫn đến chất lượng không đảm bảo. - Doanh nghiệp nhỏ bị chèn ép từ hai phía: Các công ty kiểm toán cũng bày tỏ bức xúc về tình trạng phân biệt đối xử, thậm chí có biểu hiện “cá lớn nuốt cá bé” trong ngành. - Phân biệt đối xử: Tổng giám đốc, chủ tịch Hội đồng thành viên công ty AASC Ngô Đức Đoàn, nêu ý kiến: các NHTM, nhất là các ngân hàng lớn luôn đặt yêu cầu đối tác phải là một trong 4 hãng kiểm toán và tư vấn lớn nhất thế giới, bao gồm PWC, Deloitte, Ernst &Young và KPMG (Big4). Bản thân Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng đặt ra rào cản cho các công ty trong nước khi chỉ định Big4 kiểm toán tại các công ty có vốn nhà nước mà SCIC quản lý. Báo cáo của VACPA cũng cho thấy, kết quả kinh doanh của nhóm Big4 vẫn tăng trưởng nhanh trong năm 2011, trong khi các công ty kiểm toán trong nước chững lại. Tổng Giám đốc công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Võ Hùng Tiến bổ sung: cơ quan quản lý có biểu hiện nương nhẹ với vi phạm của nhóm Big4, trong khi lại mạnh tay với các công ty kiểm toán trong nước, nhất là nhóm nhỏ và vừa. Ông Tiến lấy ví dụ, kết quả kiểm toán ngân hàng Habubank của công ty kiểm toán Ernst & Young có sự chênh lệch vô cùng lớn chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn (từ có lợi nhuận đến âm vốn nặng nề), song đến nay vẫn “chưa có vấn đề gì”. Theo ông Tiến, nếu trường hợp này, rơi vào các CTKT trong nước sẽ bị “xử lý tới bến”. Đơn cử như trường hợp báo cáo kiểm toán của một công ty trong nước thiếu thuyết minh về chi phí sản xuất, BTC đã xử phạt, treo bằng kiểm toán viên mà theo ông Tiến, sai sót này chỉ đáng ở mức nhắc nhở. Cụ thể như trường hợp BCTC năm 2008 và 2009 của Công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông do Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán và tư vấn (A&C) và Công ty TNHH Enrst&Young kiểm toán. Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị  kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông (DVD) cùng một số người khác đã lập nhiều tài khoản, thông đồng thực hiện việc mua, bán cổ phiếu của công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (DHT) tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu DHT. Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP dược phẩm Viễn Đông cùng một số đối tượng đã lập ra nhiều công ty do người trong gia đình và bạn bè đứng tên làm lãnh đạo, nhưng thực chất chỉ để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho DVD; cung cấp một số thông tin không đúng thực tế (làm giá), nhằm chào bán cổ phiếu của DVD ra công chúng và hỗ trợ đăng ký niêm yết cổ phiếu DVD. Do đó, BCTC của công ty đã không phản ánh đúng tình trạng tài chính của DN. Tuy hai công ty kiểm toán không phải chịu trách nhiệm liên đới, nhưng uy tín đã bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, Uỷ ban chứng khoán đình chỉ tư cách được chấp thuận của Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội) do đã có sai phạm trong kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2008, 9 tháng đầu năm 2009 của CTCP Xuất nhập khẩu Khoáng sản Hà Nam và báo cáo tài chính năm 2009 của CTCP Vận tải Biển Bắc. Nếu so sánh lỗi của Ernst& Young kiểm toán cho DVD với các công ty và các KTV bị phạt hay đình chỉ từ trước đến nay thì lỗi vi phạm của Ernst &Young và KPMG nghiêm trọng và nặng hơn rất nhiều. - “Cá lớn nuốt cá bé ”: Mặt khác, nhóm Big 4 có biểu hiện “cư xử không đẹp” khi cạnh tranh không lành mạnh với các công ty kiểm toán trong nước. Theo quy định, giá trị hợp đồng kiểm toán năm nay không được thấp hơn năm ngoái. Song có công ty trong nhóm Big 4 đã ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp chỉ là 30.000 USD, trong khi hợp đồng họ ký với một công ty kiểm toán trong nước năm trước là 50.000 USD. “Đây là một biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép các doanh nghiệp nhỏ”, ông Tiến bức xúc. Mối quan hệ giữa các công ty kiểm toán với khách hàng Mối quan hệ giữa CTKT nói chung và giữa KTV với khách hàng nói riêng mang bản chất là mối quan hệ kinh tế. Các KTV thông qua DN kiểm toán có trách nhiệm cung cấp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của các DN khách hàng và nhận được các khoản chi trả của DN cho việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các KTV và khách hàng không đơn thuần là quan hệ cung cấp dịch vụ thông thường; mối quan hệ kiểm toán – khách hàng và môi trường làm việc của kiểm toán viên. Một trong những khó khăn lớn của dịch vụ kiểm toán là vừa phải thực hiện chức năng tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp vừa phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Chính những yếu tố này tiềm ẩn nguy cơ suy giảm vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế và xói mòn giá trị của các dịch vụ kiểm toán. Bằng chứng của sự ảnh hưởng của nhân tố trên là sự mở đường cho các hiện tượng gian lận, báo cáo sai số liệu. Trong nhiều trường hợp hiện tượng trên có thể giải thích bằng sự cố gắng của các công ty kiểm toán trong việc gia tăng khả năng cạnh tranh trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, trọng tâm của hiện tượng này là sự thiếu hụt về sự hiểu biết và tầm nhìn về giá trị của hoạt động kiểm toán mà nguyên nhân có thể là: - Sự xung đội lợi ích ngay trong mối quan hệ giữa KTV và khách hàng. Vấn đề cơ bản trong mối quan hệ KTV và khách hàng là ở chỗ các KTV có xu hướng phụ thuộc vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp, những người trực tiếp quyết định tới việc ký các hợp đòng và chi trả các phí dịch vụ kiểm toán. Nhân tố này luôn song hành với mỗi cuộc kiểm toán và KTV được các DN trả tiền cho việc tiến hành các dịch vụ kiểm toán hoạt động sản xuất kinh doanh của chính các DN đó; - Các CTKT thiếu sự cân nhắc hợp lý giữa chứ năng tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp và việc duy trì và phát triển khách hàng, sự cân nhắc này không được phổ biến chi tiết đến từng kiểm toán viên. “Lại quả” và “bỏ nhỏ” Lại quả - Là hiện tượng các CTKT đặc biệt là công ty nhỏ thường “chăm sóc” khá đặc biệt kế toán trưởng của DN định kiểm toán hay người sẽ đứng ra làm việc trực tiếp với mình. - Tỷ lệ hoa hồng chi cho kế toán trưởng của các CTKT nhỏ thường khoảng 10% giá trị hợp đồng. Sở dĩ tỷ lệ hoa hồng lên đến 10% là vì các hợp đồng của CTKT nhỏ thường chỉ nằm trong khoảng vài trăm triệu đồng cho DN cỡ vừa trở xuống. Từ đây dẫn đến việc kế toán trưởng chọn CTKT không xuất phát từ những yếu tố như nghiệp vụ, tên tuổi mà lại do phong bì từ đối tác “dày” như thế nào. Ví dụ: Tổng giám đốc công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Võ Hùng Tiến chỉ ra rằng, báo cáo về tình hình hoạt động của các CTKT của VACPA chưa đề cập đến vấn đề “cực kỳ đáng xấu hổ” trong kiểm toán xây dựng cơ bản. Theo đó, các công ty kiểm toán trong lĩnh vực này sẵn sàng chia từ 30 – 40%, thậm chí đến 50% hoa hồng kiểm toán cho các đối tác để nhận được hợp đồng và để cho các đơn vị này tự làm, tự ký đánh giá kiểm toán. “Khi chúng tôi làm việc với một DN lĩnh vực xây dựng cơ bản, đai diện đơn vị này đã hỏi thẳng chúng tôi: Công ty anh có chi hoa hồng như thông lệ các CTKT xây dựng cơ bản vẫn làm không? Chúng tôi đã từ chối việc chi hoa hồng, đồng nghĩa từ chối luôn hợp đồng với đơn vị này”, ông Tiến kể. (Theo báo điện tử: Sài Gòn tiếp thị) "Bỏ nhỏ" - Là hiện tượng các kế toán trưởng chia một phần tiền lại quả nhận được từ CTKT cho KTV để họ nhẹ tay hơn đối với DN yếu kém, tình hình tài chính không trong sạch hoàn toàn. - Như vậy, thay vì phục vụ cho lợi ích chung và đúng mục đích, tiền của doanh nghiệp lại chảy vào túi riêng của một số người nắm giữ đầu mối về tài chính. Ví dụ: Tòa án tỉnh Quảng Ngãi đã tuyên phạt tổng cộng 28 năm tù giam về tội “nhận hối lộ” với bốn nhân viên kiểm toán trên khi thực hiện nhiệm vụ được giao vào tháng 8-2010 đã phạm vào tội "nhận hối lộ” với số tiền 490 triệu đồng từ các nhà thầu và Ban quản lý dự án để giảm các khoản sẽ xuất toán và giảm thanh toán xuống. Ngoài ra, việc bốn kiểm toán viên trên còn nhận số tiền bồi dưỡng 181 triệu đồng là trái với quy định của Chính phủ. Đây là vụ án được đưa ra xét xử về tội "nhận hối lộ” lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Ngãi. PHẦN III. Giải pháp nâng cao năng lực và phẩm chất của kiểm toán viên Về phía nhà nước - Sớm thiết lập môi trường pháp lý hoạt động kiểm toán trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy về kiểm toán trong đó có nhấn mạnh vai trò quyền hạn và trách nhiệm đối với các KTV, các tổ chức và hội nghề nghiệp. - Phải xây dựng, quy hoạch và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng KTV theo các giai đoạn 5, 10, 15 năm và chiến lược lâu hơn nữa. Bên cạnh đó phải xây dựng nội dung chương trình đào tạo kiến thức cho phù hợp trong từng thời kỳ, từng đối tượng, theo trường mục tiêu kiểm toán hay tổ chức kiểm toán. - Nhà nước cần mở rộng tăng cường năng lực, vai trò hoạt động và chất lượng của các tổ chức nghề nghiệp, Hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán, Hội đồng Quốc gia về kế toán, các chuyên gia kế toán, kiểm toán, các KTV hành nghề. - Nhà nước cần phải đảm bảo cho các CTKT cũng như các KTV có được sự cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, nâng cao năng lực và thế mạnh của các CTKT trong nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán. Nhà nước cũng cần nhanh chóng thừa nhận một chức danh nghề nghiệp của chuyên gia kiểm toán nếu không muốn nghề nghiệp kiểm toán bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Về phía nhà trường và các tổ chức đào tạo - Nhà trường phải có kế hoạch tuyển chọn phù hợp với nhu cầu, chất lượng đầu vào cao, số lượng hợp lý. Trong quá trình đào tạo phải xác định học sinh, sinh viên là trung tâm với phương pháp chủ động trong trong lĩnh hội kiến thức. - Nhà trường cần phải xác định rõ mục tiêu đào tạo là: Đào tạo chuyên môn kiểm toán trên cả hai phương diện khoa học kiểm toán và hành nghề kiểm toán. Đồng thời phải xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp và có tính logic từ số lượng môn, tính kế tiếp giữa các môn, nội dung giảng từng môn học đến khâu đánh giá kết quả học tập. Riêng đối với nội dung giảng dạy KT cần được xây dựng theo từng lĩnh vực hoạt động kế toán của đất nước. Quá trình đào tạo phải đảm bảo gắn kết giữa lý thuyết với thực tế để sinh viên khi ra trường có thể đảm nhận một số công việc và có thể giảm thiểu thời gian công sức đào tạo lại. Mặt khác, nội dung đào tạo cần tạo cho sinh viên hình thành và phát huy những kỹ năng cần thiết khác cho công việc kiểm toán sau này (kỹ năng đã được đề cập ở trên). Thêm nữa, đạo đức, tác phong và tư cách nghề nghiệp cũng cần phải được đề cập và phổ biến trong quá trình đào tạo KTV. - Nhà trường cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy. - Giáo viên phải là người chủ đạo trong quá trình dạy học, đồng thời phải là người có trình độ khoa học và nghiệp vụ cao với những phẩm chất tốt đẹp của một nhà giáo. Muốn vậy các Học viên, các trường đại học phải làm tốt khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng người giáo viên “vừa hồng vừa chuyên”, đảm bảo khả năng sư phạm. có tâm huyết với nghề, với thế hệ trẻ. Cần nói thêm rằng lĩnh vực kiểm toán có liên quan đến rất nhiều kiến thức ở nhiều môn học, lĩnh vực khác nên đòi hỏi phải có sự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho giáo viên kiểm toán. Đồng thời phải dành những khoảng thời gian nhất định cho giáo viên tham gia thực tế để phục vụ cho việc giảng dạy được thuyết phục và phong phú hơn. - Nhà trường cần xác định và từng bước xây dựng một trung tâm đào tạo KTV riêng biệt và chuyên nghiệp để có thể nâng cao chát lượng KTV. Cần phải phát huy vai trò của hội tổ chức nghề nghiệp trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho kiểm toán. Về phía các tổ chức, CTKT - Cần xây dựng chế độ và phương pháp quản lý đối với KTV. Một chế độ, phương pháp quản lý tốt và môi trường kiểm toán chuyên nghiệp là những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ đến chất lượng KTV, để họ có thể yên tâm công tác, cống hiến và có điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. - Cần có sự liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với các cơ sở đào tạo KTV, các tổ chức nghề nghiệp. Các công ty có thể nhận sinh viên năm cuối đến tham gia vào hoạt động của công ty, giúp sinh viên tiếp cận sớm với thực tế kiểm toán và môi trường nghề nghiệp. Việc làm này tạo điều kiện cho các sinh viên và công ty có thể trao đổi, ứng dụng, kiểm tra về các lý luận chuyên môn được học trong nhà trường vào hoạt động kiểm toán của công ty. Qua đó sẽ có những thông tin phản hồi để nhà trường và các công ty kiểm toán có sự điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo sự sáng tỏ của lý thuyết và khoa học của hoạt động thực tiễn. - Cần có sự tham gia vào các hoạt động dạy và học ở trong nhà trường: tham gia ý kiến vào việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán; tham gia viết bài chuyên môn trên giác độ thực tế hoạt động kiểm toán; tham gia báo cáo thực tế kiểm toán cũng như trả lời và cung cấp thông tin cập nhật về hoạt động nghề nghiệp cho sinh viên; tham gia giảng dạy cho các lớp chuyên ngành kiểm toán. - Dung hòa được giữa quyền lợi và trách nhiệm dành cho CTKT. Việc dung hòa này cũng không phải là điều gì quá to tát, nhưng cần có sự tỉ mỉ, chỉn chu. Một điều khá tế nhị nhưng cần phải nói đến chính là đời sống của các “sếp” CTKT. Trừ nhóm Big 4 thường có chế độ lương thưởng, đãi ngộ khá cao, nên từ cấp trưởng phòng trở đi nếu chăm và làm giỏi đời sống cũng khá giả. Phần còn lại, theo chia sẻ của giới kiểm toán làm tại CTKT nhỏ, dù có lên cấp trưởng phòng hay giám đốc cũng rất khó “giàu”. Về phía KTV - Cần phải có kiến thức và sự hiểu biết tương đối rộng và toàn diện ở nhiều lĩnh vực và khía cạnh liên quan đến kiểm toán. Chủ động tiếp cận với thực tế hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để hình thành kiến thức kiểm toán trên phương diện lý luận và thực tiễn. - Không ngừng nâng cao phát triển chuyên môn nghiệp vụ bằng việc tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ. Đồng thời phải rèn luyện khả năng sáng tọa riêng của mình cũng như học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Thời đại ngày nay là thời đại của thông tin vì vậy các KTV không chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn phải luôn luôn cập nhật các thông tin về tin học, về ngoại ngữ và về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng như xã hội khác. - Cần phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một cán bộ kiểm toán, rèn luyện cho mình thính trực quan, độc lập, vô tư, công bằng, cẩn thận, siêng năng, có tinh thần trách nhiệm. Luôn có thái độ cầu thị, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm thực tế kiểm toán. Việc làm này góp phần giúp KTV hình thành kỹ năng kiểm toán cho mình cũng như cho tổ chức để trở thành một KTV chuyên nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, việc sẵn có một hệ thống lý luận khoa học nói chung cũng như khoa học kế toán, kiểm toán nói riêng là một sự cần thiết. tuy nhiên, để trở thành một KTV thực thụ và chuyên nghiệp thì kiến thức thực tế, kinh nghiệm nghề nghiệp là một yếu tố không thể thiếu. Việc vận dụng lý luận khoa học trong kiểm toán kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm thực tế sẽ đem lại những bài học quý giá cho KTV trong tương lai. Muốn lĩnh vực kiểm toán phát triển thì yếu tố then chốt là phải phát triển nguồn nhân lực cho kiểm toán. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho kiểm toán và bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tư chất và kỹ năng cho KTV là một việc làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay và mai sau. Phần IV: Kiểm toán trên thế giới Ở tất cả các nước phát triển, công tác kiểm toán đã được phát triển từ rất lâu và được tổ chức một cách chặt chẽ, chu đáo, có hệ thống và được quy định rõ bằng pháp lệnh. Công tác kiểm toán được tổ chức rộng rãi ở khắp mọi nơi, có thể nói ở đâu có sản xuất kinh doanh, dịch vụ, có sự hoạt động của các doanh nghiệp các công ty thì ở đó có công tác kiểm toán. Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, … hoặc ngay các nước trong khối ASEAN công tác kiểm toán cũng được quan tâm một cách rất đặc biệt, họ coi đó là công cụ quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý nền kinh tế đất nước. Những chuyên viên kiểm toán phải là những người đã tốt nghiệp ở các trường kế toán cao cấp. Họ phải qua thi tuyển và sau khi đã có chứng chỉ kiểm toán họ còn phải tuyên thệ trước Tòa án rồi mới được hành nghề. Những nhà kiểm toán phải đăng ký hành nghề và mở những văn phòng kiểm toán tương tự như văn phòng luật sư để thực hiện chức năng kiểm toán. Luật pháp ở các nước phát triển quy định các công ty, xí nghiệp, … khi tranh chấp hoặc làm việc với cơ quan thuế hay báo cáo lỗ với các NH hoặc cơ quan nhà nước thì các bảng tổng kết phải có cơ quan kiểm toán chứng nhận thì mới có giá trị. Nói như vậy không có nghĩa là tại các nước phát triển không còn các công ty vi phạm chuẩn mực đạo đức. Một ví dụ là sự sụp đổ của “Big 5 thành Big 4”. Big 5 ra đời vào tháng 7 năm 1998 khi Price Waterhouse (PW) sáp nhập với Coopers & Lybrand để hình thành công ty PricewaterhouseCoopers. Vào thời điểm này, Big 5 có các công ty kiểm toán lớn là: KPMG (là tên viết tắt của 4 đối tác sáp nhập công ty: Klynveld; Peat; Marwick; Goerdeler) Ernst & Young (E&Y) PricewaterhouseCoopers (PWC) Deloite Arthur Andersen Đến năm 2002, vụ scadal bê bối liên quan đến việc kiểm toán cho tập đoàn năng lượng Enron đã dẫn đến sự sụp đổ của Arthur Andersen. Đây là một minh chứng sống động của sự thất bại trong ngành kiểm toán Mỹ. ENRON được thành lập từ năm 1985, nhờ những quy định mới về tự do hóa thị trường năng lượng Mỹ trong thập niên 90, họ đã trở thành tập đoàn có thể thay đổi sự cân bằng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng. Năm 2000, Enron - một trong 7 công ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận lên tới 10 tỷ USD. Hệ thống thông tin đại chúng, điển hình là tạp chí Fortune, luôn đánh bóng Enron là công ty nhiều tiềm năng với số vốn kinh doanh 63 tỷ USD. Sự phát triển của Enron: 1985 2000 Số lượng nhân viên (người) 15076 18000 Các nước có hoạt động 4 Trên 30 Tài sản (tỷ đôla) 12 33 Đánh giá ( Forturn 500) Không có 18 Ngoài những lời tự đánh bóng về khả năng quản lý, Enron được quảng cáo rất hiệu quả qua công ty kiểm toán Arthur Andersen và các nhà phân tích phố Wall, nhờ vậy số người mua cổ phiếu của công ty cao kỷ lục. Chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhận 1 triệu USD/tuần còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron. Nhưng thực tế thì Enron đang thua lỗ và số lỗ thực tế lên tới 1.2 tỷ USD. Điều trần trước Quốc hội Mỹ, Tổng giám đốc điều hành Arthur Andersen, ông Joe Berardino thừa nhận họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Tuy khẳng định rằng Arthur Andersen đã làm tất cả để hạn chế thấp nhất khả năng đổ vỡ của Enron, nhưng họ lại hủy hầu hết tài liệu có liên quan đến vụ việc, ngay cả khi Ủy ban Chứng khoán đã mở cuộc điều tra. ARTHUR ANDERSEN: được thành lập năm 1913, do Arthur Andersen và Clarence Delaney – những người xuất thân từ Price Waterhouse, họ đã mua lại công ty kiểm toán Illinois và thành lập Arthur Andersen & Co. công ty này đã có 3 trụ sở chính tại Chiacago, Illinois và Mỹ. Nguồn: Thông cáo báo chí của công ty. Nhưng đến sự kiên Enron Arthur Andersen đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp (chi nhánh Houston của Arthur Andersen nhân 1 triệu USD/ tuần còn tham gia cả việc tìm kiếm đối tác cho Enron). Arthur Andersen đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản: Thiếu tính thận trọng khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, kiểm toán thiếu tính độc lập, bị ràng buộc về lợi ích (A&A đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn và kiểm toán cho Enron). Và quả nhiên tới năm 2002 Arthur Andersen đã sụp đổ với quyết định giút giấy phép làm kiểm toán của Tòa án. Arthur Andersen là một thể thống nhất, hoạt động của Arthur Andersen tại Mỹ cũng có ảnh hưởng lớn đến Arthur Andersen tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Kết quả là sự kiện Enron đã khiến cho Arthur Andersen tại Mỹ sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ toàn cầu của một hãng kiểm toán với hơn 80.000 nhân viên chuyên nghiệp. Từ thời điểm đó, Big 5 đã trở thành Big 4 như hiện nay V. Tổng kết: Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã hiệu đính chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đưa ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đã có những thay đổi về luật pháp để điều chỉnh hoạt động kiểm toán nhằm bảo vệ cho lợi ích của công chúng và nền kinh tế. Chính vì vậy, để các quy định đạo đức nghề nghiệp đi vào thực tế, cần phải thiết lập một cơ chế để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như xét xử các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Một hệ thống đầy đủ phải bao gồm tổ chức và quy chế, trong đó, tổ chức phải có khả năng hướng dẫn, giám sát, thu thập thông tin phản hồi và hoàn thiện các quy định. Cái nhìn của mỗi người về hạnh phúc sẽ quyết định mục đích sống của họ và đó sẽ là kim chỉ nam cho hành động của mỗi người trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp. Nếu một giáo viên cảm thấy hạnh phúc khi thu nhập mỗi tháng của họ tăng lên từng ngày thì họ sẽ hành động như vậy. Nhưng nếu niềm hạnh phúc của một giáo viên là niềm vui khi nhìn thấy sự cố gắng, sự trưởng thành của từng lớp học sinh thì họ sẽ không hành động như vậy. Đạo đức nghề nghiệp chỉ có ở những con người xác định đúng mục đích nghề nghiệp của mình. PHỤ LỤC 01 DANH SÁCH DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM TOÁN NĂM 2013 ĐỢT 1 (Kèm theo Công văn số 16702/BTC-CĐKT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính) Số TT Số hiệu Tên Công ty Tên viết tắt Ngày ĐKKD có đăng ký dịch vụ kiểm toán Trụ sở chính SL KTV hành nghề(*) 1 68 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA NEXIA ACPA 14/4/2004 19/11/2007 Tầng 18 Tháp Quốc tế Hòa Bình -106 Đường Hoàng Quốc Việt, cầu Giấy, Hà Nội 9 2 124 Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Việt VP Audit 22/9/2006 24/12/2009 Số 10, ngõ 462 đường Bưởi, P. Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình, Hà Nội 14 3 141 Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán, Kế toán và Tư vấn Thuế AAT AAT 04/06/2007 P.2407, nhà 34T khu ĐTM THNC, Cầu Giấy, Hà Nội 10 4 71 Công ty Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt Vietvalues 20/11/2003 23/5/2005 12/04/2007 6/8/2009 33 Phan Văn Khỏe, Phường 13, Quận 5, TP. Hồ Chi Minh 13 5 6 Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam PwC 14/05/1994 Tầng 16, Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark 72, Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội 26 6 148 Công ty TNHH Kiểm toán An Phú An Phu 08/08/2007 Tầng 12 Tòa nhà 167 Bùi Thị Xuân - Hai Bà Trưng - Hà Nội 8 7 99 Công ty TNHH Kiểm toán FAC FAC 07/04/2006 06/09/2008 23/09/2010 39/3L Phạm Văn Chiêu, P.8, Q.Gòvấp, TPHCM 9 8 46 Công ty TNHH Kiểm toán KSI Việt Nam KSI 13/08/2002 09/10/2010 Tầng 2,3,4 số 96 Đinh Tiên Hoàng, P1, Q.Bình Thạnh, TP HCM 13 9 176 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn ASEAN ASEAN-AC 21/5/2009 Phòng 1103A, Tòa nhà Hà Thành PLAZA - 102 Phố Thái Thịnh - Phường Trung Liệt - Q.Đống Đa - Hà Nội 3 10 202 Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Quốc tế AC 22/6/2010 Số 69 ngách 2, ngõThái Thịnh 1, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội 6 11 105 Công ty TNHH Kiểm toán và TV Thuế ATAX ATAX 30/06/2006 03/09/2008 Lô A92 đường 30 tháng 4 - Q.Hải Châu TP.Đà Nẵng 9 12 055 Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh VietAnh 08/01/2003 08/10/2010 P.801 tầng 8, tòa nhà Hà Thăng, lô A2A Cụm Tiểu thủ công nghiệp và Công nghiệp nhỏ,Cầu Giấy, Hà Nội 12 13 005 Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học TP.HCM AISC 29/4/1994 3/8/2006 28/2/2007 13/8/2008 142 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM 25 14 118 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Phan Dũng PDAC 11/09/2006 108/E7 Cộng Hoà, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM 6 15 198 Công ty TNHH Kiểm toán MHD MHD 31/3/2010 Số 03, C10, Khu đô thị mới Mỹ Đình I, H.Từ Liêm, Hà Nội 3 16 043 Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á AEA  Audit 06/05/2003 11/02/2010 22 Phó Đức Chính, p. Trúc Bạch, Q.Ba Đình, Hà Nội 8 17 034 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam VAE 21/12/2001 14/07/2008 Tầng 11-Tòa nhà Sông Đà -165 Đường Cầu Giấy - P. Quan Hoa - Q.Cầu Giấy - Hà Nội 26 18 126 Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam AVA 10/10/2006 Số 160, Phố Phương Liệt, P.Phương Liệt, Q.Thanh Xuân, Hà Nội 15 19 047 Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế ATC 5/8/2003 P201, ĐN2 Tòa nhà 262 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội 8 20 107 Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt SV 17/07/2006 386/51 Lê Văn Sỹ- P.14-Q.3 -TP.HCM 12 21 042 Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam DFK 09/04/2003 16/11/2009 01/10/2010 38/8 Đường Lam Sơn - P.2 -Q. Tân Bình-TP. HCM 12 22 152 Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt AASCN 11/09/2007 26/10/2007 Số 29 Hoàng Sa -P. Đa Kao - Q.1- TP.HCM 10 23 048 Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Tài chính DNP DNP 01/9/2003 27/08/2010 243/16 Chu Văn An - P.12 - Q. Bình Thạnh - TP.HCM 9 24 010 Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC AAC 13/02/1995 19/05/2007 Số 217 Nguyễn Văn Linh - TP. Đà Nẵng 32 25 136 Công ty TNHH Kiểm toán quốc tế PNT PNT 08/01/2007 B17 Lô 19, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội 9 26 133 Công ty TNHH Kiểm toán ASC ASC 21/12/2006 2/07/2007 010/9/2008 Số 33, ngố 24 đường Đặng Tiến Đông, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa - Hà Nội 12 27 008 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C 13/02/1995 09/12/2003 06/02/2007 Số 229 Đồng Khởi - Q1 -TP.HCM 73 28 089 Công ty TNHH Kiểm toán Kreston ACA Việt Nam (Tên viết tắt cũ IFC-ACA Group) Rreston ACA 24/08/2001 30/11/2005 4/7/2007 11/11/2009 27/7/2010 Tầng 21, Tòa nhà Capital Tower, 109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội 12 29 112 Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấnUHY UHY 29/08/2006 13/04/2007 Tầng 6,136 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội 20 30 156 Công ty TNHH Kiểm toán VACO VACOLLC 27/11/2007 21/12/2007 Tầng 4, số 168 đường Láng, P.Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội 16 31 142 Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam AASCS 13/03/1997 30/05/2007 Số 29 Võ Thị Sáu - P.ĐaKao - Q.1- TP.HCM 22 32 088 Công ty TNHH Kiểm toán Việt Nhất KTVN 3/11/2005 12/9/2008 23/7/2010 21/07/2011 Số 139 Calmette -P. Nguyễn Thái Bình - Q.1 - TP.HCM 11 33 001 Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Deloitte 13/05/1991 16/3/2007 18/10/2007 Tầng 12A, 12B, 15,16 Tòa nhà Vinaconex - 34 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội 60 34 018 Công ty TNHH Kiểm toán AS AS 17/5/2000 2/1/2007 Tầng lửng, Cao ốc Văn phòng VITEK - số 63A Võ Văn Tần, P.6, Q.3, TP.HCM 6 35 070 Công ty TNHH Kiểm toán Mỹ A.A 02/11/2001 02/08/2007 Lầu 8 - Cao ốc VCCI- 171 Võ Thị Sáu-P.7- Q.3 - TPHCM 15 36 002 Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC 13/05/1991 02/07/2007 Số 1 La Phụng Hiểu- Q.Hoàn Kiếm - Hà Nội 64 37 190 Công ty TNHH Kiểm toán E-Jung E-Jung 03/12/2009 08/02/2012 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP HCM 7 38 072 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế IFC 24/10/2001 15/06/2004 P.3203, Tòa nhà 34T - Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính - Cầu Giấy -Hà Nội 15 39 146 Công ty TNHH Tư vấn Thuế Kế toán và Kiểm toán AVINA - IAFC AVINA- IAFC 15/08/2007 15/09/2011 Phòng 12A03, Tòa nhà Sunrise, nhà D11 Nguyễn PhongSắc kéo dài, KĐT Cầu Giấy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội 9 40 026 Công ty TNHH Kiểm toán DTL DTL 09/07/2001 24/10/2006 Lầu 5, Tòa nhà 140 Nguyễn Văn Thủ - P.ĐaKao - Q.1 - TP.HCM 22 41 127 Công ty TNHH Kiểm toán Vũng Tàu VAC 10/11/2006 7/6/2010 22H3 Tôn Thất Tùng, TTTM, P7, TP Vũng Tàu 6 42 045 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long - TDK Thanglong TDK 18/6/2003 02/04/2007 29/06/2010 Số 23 Đỗ Quang, cầu Giấy, Hà Nội 14 43 009 Công ty TNHH BDO Việt Nam BDOVN 13/02/1995 07/05/2007 09/12/2009 Nhà Indochina Park Tower - Tầng 2 - số 4 Nguyễn Đình Chiểu - Phường Đa Kao - Q1 - TP. HCM 16 44 037 Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt Vietland 26/09/2002 11/06/2007 Số 2 Huỳnh Khương Ninh - P. Đa Kao - Q.1 - TP.HCM 11 45 007 Công ty TNHH KPMG KPMG 17/05/1994 Tầng 46, Tòa tháp Hà Nội Keangnam Landmark 72, Lô E6, Phạm Hùng, KĐTM Cầu Giấy Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội 34 46 075 Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam CPA VIETNAM 23/6/2004 5/11/2007 Số 17 Lô 2C Khu đô thị Trung Yên - Trung Hoà Nhân Chính-Hà Nội 19 47 016 Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội CPA HANOI 01/02/1999 24/10/2006 số 3, ngõ 1295 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội 15 48 004 Công ty TNHH Emst & Young Việt Nam E&Y 3/11/1992 2 Hải Triều, Quận 1, TPHCM 50 49 137 Công ty TNHH Kiểm toán Quốc gia VIA VIA 03/04/2006 01/07/2010 08/10/2012 97 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội 9 50 038 Công ty TNHH Kiểm toán BDO (Tên cũ là Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam) BDO 9/12/2002 28/8/2007 8/10/2012 Tầng 20, Tòa nhà ICON4, Số 243A Đê La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội 14 51 017 Công ty TNHH Grant Thomton Việt Nam Grant Thomton 29/09/1999 24/12/2007 Phòng 2808-2809 Tầng 28, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP HCM 17 52 120 Công ty TNHH Kiểm toán Đông Dương LA 29/8/2006 Số 29, ngõ 171, Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 3 53 172 Công ty TNHH Kiểm toán IGL (Tên cũ là Công ty TNHH Kiểm toán SCS Global) IGL 13/11/2008 P.1503 Tầng 15 Tòa nhà VIT 519 Kim Mã, Hà Nội 5 54 204 Công ty TNHH Kiểm toán Quảng Việt QVA 23/8/2010 Số 30A Hùng Vương - P. Hòa Thuận - TP. Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam 3 55 093 Công ty TNHH Kiểm toán Hồng Hà H.H 02/12/2005 02/12/2006 P 206 - Cầu thang 3, Đơn Nguyên II, Lô CT1 Mễ Trì KĐT Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội 5 56 028 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán Hồng Đức HĐ 22/08/2001 23/06/2004 91A7/31 Đường Phạm Văn Hai, P.3, Q.Tân Bình, TP HCM 3 57 135 Công ty TNHH Tư vấn Tài chính kế toán và kiểm toán Việt Nam AAFC 23/01/2007 03/11/2009 Số 61 ngõ 82 P.Chùa Láng - Q.Đống Đa - Hà Nội 4 58 084 Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Định giá ACC - Việt Nam ACC VIETNAM 29/07/2005 02/07/2008 11/24 Phố Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội 5 59 168 Công ty TNHH Thẩm định và Kiểm toán Việt Nam Việt Nam Audit 25/7/2008 Số 2B, Ngõ 203/41, Phố Kim Ngưu - P. Thanh Lương - Hà Nội 3 60 143 Công ty TNHH Tài chính Kế toán và Kiểm toán Việt Nam VNAAFC 10/06/1995 30/05/2007 Số 25A Phan Chu Trinh - P. Điện Biên - TP Thanh Hóa 9 61 153 Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế UNISTARS UNISTARS 02/07/2007 08/11/2007 Phòng 9.9 Tòa nhà A4, Làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Giấy, Hà Nội 3 62 036 Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Việt Nam ATIC Vietnam 15/8/2002 1/7/200312/4/2006 31/10/2007 560E Nguyễn Văn Cừ/ Long Biên, Hà Nội 4 63 003 Công ty TNHH Tư vấn Luật và Kiểm toán Hoàng Gia (SCCT - Hoang Gia Law Consulting & Auditing Company Limited) SCCT 23/9/1992 27/6/2002 Số 46 Nguyễn Cư Trinh - Q.1 - TP.HCM 3 64 095 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn APEC APEC.AU DIT.AC 22/11/2005 04/08/2008 P.602 Nhà E Đền Lừ 1, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội 5 65 066 Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Xây dựng Việt Nam CIMEICO 26/6/2000 12/4/2007 Số 59A đường Bờ sông P.Quan Hoa-Cầu Giấy - HN 4 66 200 Công ty TNHH Kiểm toán Win Win WW 7/5/2010 Số 48, khu dân cư Chánh Nghĩa, P. Chánh Nghĩa, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 4 67 149 Công ty TNHH Kiểm toán ASCO ASCO 25/09/2007 22/10/2007 Số 45, ngách 1/38 Ngõ 1 Phố Phạm Tuấn Tài, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội 3 68 109 Công ty TNHH Kiểm toán APEC APEC 07/01/2003 24/07/2008 20/08/2009 Số 10/12, ngõ 68 đường Xuân Thủy,P. Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội 6 69 226 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á FADACOM 09/05/2012 Phòng 1510 nhà CT2 KĐT Mỹ Đình II, Lê Đức Thọ, Hà Nội 5 70 197 Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ có đảm bảo VNA VNA 26/5/2010 Xã Phùng Xá - Huyện Thạch Thất-Hà Nội 3 71 205 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu GAFC 08/05/2010 P.14B05, Tầng 14, Tòa nhà Indochina Park Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P.ĐaKao, Quận 1, TP.HCM 3 72 040 Công ty TNHH Hoàng & Thắng H&T 14/10/2002 B1601 - Toà nhà M3- M4 - Nguyễn Chí Thanh-Hà Nội 3 73 158 Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ Tư vấn Hà Nội HANOIAC 14/12/2007 12/11/2008 Tầng 8, Toà nhà V.E.T, 98 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội 3 74 102 Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô CACC 22/5/2006 31/10/2008 Số 16 D6 Khu quậnủy Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội 4 75 161 Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán Hà Nội AUS 29/05/2008 Số 58, ngõ 169, Tập thể Đại học Công Đoàn, P.Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội 4 76 051 Công ty TNHH Kiểm toán U&I Ư&I 15/10/2001 15/05/2008 Số 9 Ngô Gia Tự, P.Chánh Nghĩa, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương 10 77 223 Công ty TNHH T&D T&D 40858 296 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM 3 78 215 Công ty TNHH Kiểm toán AVICO AVICO 17/06/2011 30/09/2011 Số 66 Tổ 18, Phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội 4 79 208 Công ty TNHH Kiểm toán Việt Tín VTAC 4/10/2010 30/11/2010 Số 590 Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP.HCM 3 80 199 Công ty TNHH Kiểm toán Thăng Long Thang Long 17/6/2010 Số 16A12 Tập thể Đại học ngoại ngữ, Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội 3 81 023 Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn Kế toán Bắc Đẩu PACO 12/04/2001 Số 30 đường Hoa Cúc - P.7-Q. Phú Nhuận - Tp. HCM 6 82 78 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát An Phát 8/9/2004 15/9/2006 245 Bạch Đằng, Thượng Lý, HồngBàng, Hải Phòng 5 83 086 Công ty TNHH Kiểm toán độc lập Quốc gia Việt Nam KTQGVN 24/10/2005 11/05/2006 Số 112, ngõ 553, Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội 4 84 201 Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt VDAC 23/6/2010 2/7/2010 67 Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Thành, Quận 1, TP HCM 3 85 225 Công ty TNHH ECOVIS STT Việt Nam ECOVIS STTVN 24/05/2012 Tầng 18, Tòa nhà C'Land Tower, số 156 Xã Đàn II, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội 10 86 033 Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc Lập IAC 19/11/2001 11/11/2005 Tòa nhà số 35 Bis - Phùng Khắc Khoan - Q.1 - TP. HCM 10 87 185 Công ty TNHH Kiểm toán Việt Đức Vietduc Audit 8/10/2009 08/10/2010 Số 152 Cô Giang - P.Cô Giang -Q.1 - TP. HCM 3 88 138 Công ty TNHH Kiểm toán Việt VIETCPA 27/12/2006 27/9/2007 P.101, Tầng 3, 94 Nguyễn Khánh Toàn, P.Quan Hoa,Cầu Giấy, Hà Nội 4 89 100 Công ty TNHH Kiểm toán, Tư vấn Tài chính và Đầu tư Việt Nam AFIV 4/4/2006 Số 17 ngố 71, Láng Hạ, Phường Thành Công, Q. Ba Đình, Hà Nội 3 90 098 Công ty TNHH Kiểm toán Hùng Vương HVAC 27/04/2006 Số B12-BT1A, Khu đô thị Mỹ Đình II - Mỹ Đình, Từ Liêm, HN 7 91 061 Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Độc lập Việt Nam AQN 12/12/2003 Km5 Đường Nguyễn Văn Cừ - TP. Hạ Long - Quảng Ninh (Tầng 2 Công ty CP Đầu tư XD và KD Nhà Quảng Ninh) 4 92 217 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Việt Hà Việt Hà 31/05/2011 521/3 đường TA 28, Thới An, Quận 12, TP HCM 4 93 207 Công ty TNHH Kiểm toán Thuế Tư vấn Sài Gòn Sai Gon Auditing 9/9/2010 Số 79B Lý Thường Kiệt - Phường 8 - Q.Tân Bình -TP.HCM 6 94 085 Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông EasternAuditing 11/8/2005 10/10/2009 27/10/2010 Lầu 5 - P.501 Tòa nhà Indochina Park Tower - Số 4 Nguyễn Đình Chiểu - P.ĐaKao, Q. 1. TP.HCM 4 95 193 Công ty TNHH Tri Thức Việt TTV 13/08/2009 Số 186 Lê Hồng Phong P.Phú Lợi - TX Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 6 96 214 Công ty TNHH Kiểm toán Quy Chuẩn QCA 20/04/2011 16/06/2011 223 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận Phú Nhuận, TP HồChí Minh 4 97 052 Công ty TNHH Kiểm toán ABB Việt Nam ABB 6/6/2001 22/3/2006 3/5 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, TP. HCM 3 98 181 Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Khang Việt KVAC 16/9/2009 Lầu 4, Khu B, Tòa nhà Indochina - số 4, Nguyễn Đình Chiểu, P.ĐaKao, Q.1, TP.HCM 6 99 150 Công ty TNHH Kế toán Kiểm toán Việt Nam VNAA 4/6/2007 Số 10 ngách 3/29 Cù Chính Lan, Thanh Xuân, Hà Nội 8 100 230 Công ty TNHH Kiểm toán CPA CPA AUDITING 25/9/2012 8/10/2012 168/22 Đường D2, P.25, Q.Bình Thanh, TP Hồ Chí Minh 5 101 022 Công ty TNHH Kế toán Kiểm toán Tư vấn Việt Nam AACC 19/2/2001 Số 10 ngõ 121 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội 6 102 110 Công ty TNHH Kiểm toán Vạn An - MAAC VACA- MAAC 24/07/2006 04/07/2011 114/8 Tân Sơn Nhì, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM 6 103 014 Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn Kế toán BHP BHP 27/6/1997 20/6/2005 Số 128 Nguyễn Thị Minh Khai-P.6-Q.3- TP. Hồ Chí Minh 5 104 29 Công ty TNHH Kiểm toán và Tin học Sài Gòn S.A 22/8/2001 5/4/2008 53 bis Hồ Hảo Hớn - P. Cô Giang - Q.1 - TP. HCM 4 105 177 Công ty TNHH Mazars Việt Nam Mazars 14/10/2008 2-4-6 Đồng Khởi, Quận 1, TP HCM 10 106 151 Công ty TNHH Kiểm toán Cảnh Xuân CX 17/5/2007 10/7/2007 3/3/2010 Số 127 Huỳnh Văn Luỹ, Phú Lợi, TX Thủ Dầu Một, Bình Dương 3 107 069 Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư, Tài chính, Kế toán, Thuế - Kiểm toán COM.PT COM.PT 16/4/2001 Số 32 Ngõ 203 Chùa Bộc Đống Đa Hà Nội 3 108 221 Công ty TNHH Kiểm toán Đại Tín Đại Tín 07/07/2011 03/11/2011 468/15A Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh 4 109 111 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á FADACO 06/07/2006 P. 516, Toà nhà CT1A, ĐN 1, Khu đô thị Mỹ Đình 2-Hà Nội 5 110 196 Công ty TNHH Kiểm toán Thái Bình Dương Pacific Audit 8/12/2009 10/5/2010 01 Núi Thành-P,13 - Q.Tân Bình - TP.HCM 3 111 191 Công ty TNHH Kiểm toán Chuẩn Vàng Chuẩn Vàng 6/10/2009 5/11/2009 Số 341-P4 Lô A-Tầng 16 - Cao Đạt - P.1 - Q.5 -TP.HCM 4 112 065 Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Gia Cát Gia Cat 07/03/2000 10/01/2003 231/3 Lê Văn Sĩ, Phường 14, Q.Phú Nhuận, TP.HCM 6 113 209 Công ty TNHH Kiểm toán HSK Việt Nam HSKV 07/07/2010 19/11/2010 P.1201 Tòa nhà Ocean Park - Số 1 Đào Duy Anh - Q.Đống Đa - HN 5 114 160 Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc VAAL 20/10/2007 7 Nam Quốc Cang, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM 6 115 224 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn BHG BHG 07/10/2011 18/01/2012 Số 5, ngõ 120 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 4 116 145 Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán Kiểm toán Quảng Ninh QNAASC 20/07/2007 11/11/2009 Tổ 6, khu 4- đường Nguyễn Văn Cừ - P. Hồng Hải - TP.Hạ Long - Quảng Ninh 3 117 212 Công ty TNHH Ngân hàng Dữ liệu DATA BANK 07/01/2011 67/68/6 đường 38 -P. Hiệp Bình Chánh - Q. Thủ Đức-TP. HCM 3 118 013 Công ty TNHH Kiểm toán Thuỷ Chung Thủy Chung 28/6/1996 Số 23, Quách Văn Tuấn, P.12, Q.Tân Bình, TP. HCM 5 119 183 Công ty TNHH Kiểm toán Cát Tường VAI CAT TUONG VAI 22/06/2009 Số 3 đường 3/2, Phường 11 - Q.10 - TP.HCM 3 120 173 Công ty TNHH Kiểm toán HDT Việt Nam HDT 24/9/2008 27/12/2011 08/08/2012 Số 186 Nguyễn Cảnh Dị, Quận Hoàng Mai, Hà Nội 3 121 164 Công ty TNHH Việt và Co Viet&Co 06/03/2006 18/04/2008 62 A Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3, TPHCM 3 122 021 Công ty TNHH Kiểm toán M&H M&H 8/12/2000 22/11/2010 05/09/2011 Số 23 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM 7 123 188 Công ty TNHH Tư vấn - Kiểm toán Liên minh Quốc tế AICA 14/9/2009 P.202, Tòa Medianet, 11BisNguyễn Gia Thiều P.6, Q.3, TP.HCM 4 124 154 Công ty TNHH Kiểm toán VFA VFA 11/10/2007 Phòng 1702 nhà 29T2 Trung Hòa -Cầu Giấy - Hà Nội 5 125 079 Công ty TNHH Kiểm toán Tâm Việt Tâm Việt 19/10/2004 31/1/2008 7/1 Thành Thái, P.14, Q. 10, TP HCM 6 126 195 Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán VIHA VIHAAC 03/1/2007 05/5/2008 Số 53 ngố 172 Vũ Hữu, Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội 3 127 119 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn doanh nghiệp KTC KTC 14/07/2006 Số 140 Đường Láng, P.Thịnh Quang, Quận Đống Đa, Hà Nội 7 128 169 Công ty TNHH Kiểm toán và Giải pháp công nghệ thông tin Đại Nam GS-AUDIT 30/8/2008 Cao ốc Hữu Nguyên 1446-1448 Đường 3/2, P.2, Q.11,TPHCM 5 129 189 Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành Truong Thanh 27/10/2009 P.516-A5, TT Công cụ số 1, P.Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội 6 130 228 Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Phương Nam Phương Nam 4/6/2012 1H Bà Triệu, Phường 12, Quận 5, TP Hồ Chí Minh 5 131 229 Công ty TNHH Kiểm toán Đại Dương Ocean audit 29/10/2012 BT9-262 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Việt Nam 4 132 186 Công ty TNHH Kiểm toán Tiêu Chuẩn Standard Audit 26/3/2009 10/02/2010 Tầng 2 - Tòa nhà Liên Hoa -134/1 Cách Mạng Tháng Tám - P.10 - Q.3 - TP.HCM 3 133 123 Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán VNASC VNASC 23/10/2006 14/9/2009 Số 33, ngõ 87, Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội 3 (*) Số lượng kiểm toán viên hành nghề tại thời điểm đăng ký Nguồn số liệu: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH: Lý thuyết kiểm toán. Nxb Tài chính. Chủ biên: Ths. Đậu Ngọc Châu. Đồng chủ biên: TS. Nguyễn Viết Lợi Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – Bộ Tài Chính Các văn bản pháp quy về kiểm toán của Việt Nam Các website: www.vacpa.org.vn www.mof.gov.vn www.ssc.gov.vn www.tapchiketoan.com www.kiemtoan.com.vn www.vneconomy.vn www.khoaketoan.ufm.edu.vn www.vietbao.vn www.tailieu.vn www.dantri.com.vn www.thuvienphapluat.vn www.baomoi.com www.hanoimoi.com.vn www.sgtt.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxban_in_1_7719.docx
Luận văn liên quan