Tiểu luận Phân tích tác động của thế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Như đánh giá nêu trên, việc sửa đổi và bổsung chính sách thuếTNCN đối với chuyển nhượng BĐS là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên thịtrường BĐS phát triển chưa ổn định, đất đai tại Việt Nam hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, tính chất pháp lý của BĐS phức tạp, nên sửa đổi luật đòi hỏi phải thiết l ập lộtrình, tránh thay đổi thường xuyên gây mất lòng tin trong dân, đồng thời cơquan thuếcũng khó khăn trong công tác hành thu. Một sốgiải pháp và kiến nghịnhưsau: - Trong xu hướng hội nhập kinh tếthếgiới và khu vực ngày nay cũng như đa sốchính sách thuế của các nước không còn phân biệt đối xửgiữa người trong nước và người nước ngoài, hơn nữa thống nhất phương pháp thu thuế gi ữa hai đối tượng này còn tránh tình trạng lách thuế hi ện nay tại Việt Nam. - Vềphạm vi thu thuếTNCN từchuyển nhượng BĐS bao gồm cảtrường hợp chuyển nhượng BĐS hình thành trong tương lai, nhà nước điều tiết m ột phần thu nhập từhoạt động chuyển nhượng này vào NSNN là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, vềlâu dài cần có qui định thống nhất vềnghĩa vụthuế đối với thu nhập từchuyển nhượng vốn và thu nhập từchuyển nhượng BĐS, tránh tình trạng mâu thuẫn pháp luật. - Phương pháp tính thuếtheo thuếsuất 2% trên giá chuyển nhượng không phù hợp với tên gọ i “thuếthu nhập”. Do đi ều kiện Việt Nam rất khó xác định được giá mua trong nhiều trường hợp, nên phương pháp này có thểáp dụng (thực tếrất nhiều nước thu thuếvào hoạt động chuyển quyền sửdụng và quyền sởhữu BĐS, không phân biệt chuyển nhượng lãi hay lỗ), nhưng phải có l ộtrình, sau đó là thu thuếthu nhập. Tất nhiên phải nhất quán vềphương pháp thu thuế, chỉáp dụng thu thuế1 trong 2 phương pháp trong một giai đoạn thu thuế. - Giá đất ban hành của UBND cấp tỉnh hàng năm phải sát với giá thị trường, hạn chếtình trạng các đối tượng nộp thuếkhai giá trên hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế, m ột m ặt là hạn chế thất thu ngân sách, mặt khác giúp cơquan quản lý nhà nước xây dựng bộcơsởdữliệu đầy đủ, chính xác, làm căn cứ điều chỉnh bảng giá đất công bốhàng năm.

pdf23 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2327 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tác động của thế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này thể hiện ở những điểm như: - Cơ cấu thuế suất thường mang tính chất luỹ tiến, nghĩa là người có thu nhập cao thì phải chịu thuế cao hơn người có thu nhập thấp; - Thuế TNCN thường được thiết kế để đảm bảo những người có thu nhập thấp thực sự sẽ không phải chịu ảnh hưởng của thuế TNCN. Để thực hiện điều đó, nhà nước đưa ra quy định trong hệ thống thuế về ngưỡng tính thuế và số tiền miễn thuế. Như vậy, nếu những cá nhân có thu nhập chưa đến ngưỡng phải chịu thuế sẽ không phải nộp thuế. Chính những đặc điểm này làm cho Luật thuế TNCN được xem như là công cụ phù hợp để giảm bớt sự nghèo đói. Thứ hai, việc đánh thuế đối với cá nhân được thiết kế phù hợp với khả năng đóng góp và có xem xét đến hoàn cảnh cá nhân của người nộp thuế. Ở một số quốc gia, luật thuế TNCN thường đánh vào tất cả các khoản thu nhập của người nộp thuế mà không xét đến thu nhập đó đến từ đâu, ở chỗ nào và mục đích sử dụng chúng ra sao. Tuy nhiên, hiện nay có một xu hướng thống nhất là hoàn cảnh gia đình của cá nhân người nộp thuế sẽ được xem xét để chiết giảm khoản thuế phải nộp. Thứ ba, thuế TNCN làm tăng ý thức của công dân trong việc giám sát nguồn chi tiêu ngân sách của Chính phủ. Thuế TNCN là một loại thuế trực thu. Khác với các loại thuế gián thu khác, qua thuế trực thu người dân sẽ biết rõ ai là người nộp thuế và ý thức được vai trò của mình đối với nguồn thu ngân sách của quốc gia. Bằng cách nộp thuế để nuôi sống nhà nước, người đóng thuế thể hiện quyền lực của mình đối với nhà nước: nhà nước do dân (dân bầu ra nhà nước), của dân (dân nuôi nhà nước), vì thế, phải phục vụ dân (vì dân). Từ đó, người dân sẽ có ý thức hơn đến việc giám sát các nguồn chi tiêu của Chính phủ với tư cách là một khách hàng giám sát việc sử dụng chi phí của mình đã trả (qua thuế) cho các dịch vụ công do Nhà nước thực hiện. Về vấn đề này, Giáo sư Michel Bouvier đã nhận xét: Thuế ngày càng thể hiện giống như là hình thức trả giá cho dịch vụ được các tổ chức thụ hưởng thuế cung cấp hơn là biểu hiện của mối tương trợ đoàn kết hay thực hiện nghĩa vụ xã hội. Về phần Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -4/21- mình, người nộp thuế lưu tâm hơn đến vấn đề sử dụng tiền thuế của Nhà nước. Bản thân họ tự coi mình là một khách hàng nhiều hơn là người sử dụng tài sản công. 3. Đối tượng nộp thuế 3.1 Dựa trên phương pháp kê khai thu thuế Có hai cách xác định đối tượng nộp thuế là dựa trên các cá nhân nộp thuế và có theo hộ gia đình nộp thuế. Theo cá nhân: Cách thu thuế hoàn toàn theo từng cá nhân nộp thuế là cách thức quy định từng đối tượng nộp thuế phải kê khai thu nhập và đóng thuế theo từng cá nhân. Cách thức này được áp dụng phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Điển, các nước Châu Phi, các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ,.... Ưu điểm của cách thức này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Nhưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu quả và đáp ứng được sự công bằng xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều khẩu ăn theo. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội, hiện nay phương pháp thu thuế theo cá nhân cũng đề cập yếu tố gia đình bằng cách trước khi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân thì cá nhân sẽ được trừ chi phí cho bản thân, chi phí nuôi con, nuôi bố mẹ già... (gọi chung là chiết trừ gia cảnh – xem các phần dưới). Về chi phí nuôi con, tuỳ chính sách xã hội của từng nước là khuyến khích hay không khuyến khích gia đình nhiều con mà mức trừ sẽ cho trừ nhiều hay ít. Tuy nhiên, cách thức chiết trừ này dễ dẫn tới hiện tượng lợi dụng quy định khấu trừ cho con hoặc bố mẹ mà kê khai khấu trừ hai nơi. Khắc phục tình trạng này, một số nước đã yêu cầu mọi người thuộc diện kê khai khấu trừ phải kê mã số nhận dạng cá nhân, qua đó cơ quan thuế sẽ phát hiện cá nhân nào được kê khai hai nơi. Theo hộ gia đình: Cách thức thu thuế theo hộ gia đình là cách thức thu cho phép những người trong một hộ gia đình (có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống) được kê khai theo tổng thu nhập của hộ gia đình và sau đó khoản thu nhập này được chia cho mọi người trong đó có cả người không có thu nhập. Các khoản thu nhập này sau đó sẽ được tính thuế cho từng suất và từng suất thuế lại nhân với số suất để xác định số thuế phải nộp. Cách thứ hai được áp dụng ở Pháp, Hà Lan.... Ví dụ ở Cộng hòa Pháp, đối tượng cư trú ở Pháp được kê khai nộp thuế theo hộ thuế. Hộ thuế bao gồm người nộp thuế và người nuôi dưỡng. Người nộp thuế có thể là các cá nhân độc thân (vẫn được coi là một hộ thuế với một suất thuế) hoặc những người trong hộ gia đình (có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống) có thu nhập đóng thuế. Người nuôi dưỡng là các con chưa đến tuổi thành niên, người tàn tật... trong hộ gia đình. Việc tính thuế theo hộ gia đình phải quy đổi từng thành viên trong hộ gia đình thành các suất thuế. Pháp quy định tính suất thuế cho mỗi gia đình như sau:  Độc thân, Vợ chồng 1 suất;  Không có người phải nuôi dưỡng 2 suất;  Có 1 người phải nuôi dưỡng 2,5 suất;  Có 2 người phải nuôi dưỡng 3 suất;  Có 3 người phải nuôi dưỡng 4 suất;  Có trên 3 người phải nuôi dưỡng Cộng thêm 1 suất cho mỗi người Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -5/21- Sau khi xác định thu nhập của mỗi suất thuế, áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp và lại nhân với số lượng suất thuế để xác định tổng số thuế phải nộp trong năm của gia đình đó. Các chuyên gia cho rằng cách thức thu thuế theo hộ gia đình công bằng hơn về mặt đạo đức xã hội nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình đều phải có ít nhất hai người trở lên. Ðã có nhiều người thì sẽ có nhiều khoản thu nhập khác nhau, do đó phải mở sổ sách kế toán, theo dõi từng nguồn thu nhập và phải đối chiếu với nơi phát sinh thu nhập. Quy định này chỉ được thực hiện tốt với điều kiện là gia đình ổn định. Do cách tính và thực thi phức tạp như vậy nên có rất ít nước áp dụng phương thức thu thuế theo cách này. 3.2 Dựa trên sự phân biệt đối tuợng cư trú và không cư trú Thuế TNCN là một trong những sắc thuế có diện áp dụng rộng nhất trong số các sắc thuế đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước. Thuế TNCN không chỉ điều chỉnh đối với cá nhân là công dân của nước đó mà còn điều chỉnh đối với cả những cá nhân nước ngoài sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của quốc gia đó dựa trên sự phân biệt đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú. Thông thường, pháp luật các nước xác định đối tượng cư trú là những người cư trú ở nước đó trong một khoảng thời hạn nhất định (thường là một năm). Chẳng hạn, theo pháp luật Nhật Bản, đối tượng cư trú là những người đã sống từ lâu hay đã và đang định cư tại Nhật Bản trong một một thời gian liên tục từ 1 năm trở lên. Hàn Quốc và Trung Quốc cũng có quy định tương tự. Nhìn chung, pháp luật các nước quy định đối tượng cư trú phải chịu thuế trên toàn bộ thu nhập toàn cầu của mình nghĩa là toàn bộ thu nhập của người nộp thuế bị đánh thuế tại các nước cư trú bất kể thu nhập đó kiếm được ở đâu. Chẳng hạn, pháp luật của Trung Quốc quy định đối tượng cư trú ở Trung Quốc phải nộp thuế đối với toàn bộ thu nhập của người đó nhận được từ trong và ngoài nước Trung Quốc. Ngược lại, đối tượng không cư trú thường được quy định là những người cư trú tại nước sở tại trong thời hạn dưới 1 năm. Các đối tượng này thường không phải nộp thuế đối với những thu nhập không có nguồn gốc tại nước sở tại. Ví dụ, pháp luật của Hàn Quốc quy định những đối tượng không cư trú chỉ phải chịu thuế đối với khoản thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Ngoài ra, cũng có những nước không có sự phân biệt giữa đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú trong việc xác định khoản thu nhập chịu thuế. Chẳng hạn, ở Malaysia, Singapore, Hồng Kông, cả đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú đều không phải chịu thuế đối với các khoản thu nhập có từ nước ngoài (đánh thuế trên cơ sở lãnh thổ). Ngược lại, pháp luật của Thái Lan lại quy định cả đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú đều phải chịu thuế đối với các thu nhập của mình mà không phụ thuộc vào việc thu nhập đó phát sinh trong hay ngoài Thái Lan. 4. Thu nhập chịu thuế Xuất phát từ sự khác nhau trong việc xác định nguyên tắc đánh thuế nên các loại thu nhập chịu thuế giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau. Một loại thu nhập nào đó có thể thuộc diện thu nhập chịu thuế của quốc gia này nhưng đối với quốc gia khác nó lại là thu nhập thuộc diện được miễn thuế… Hoặc cũng có trường hợp một khoản thu nhập ở nước này có thể bị đánh thuế theo loại thuế này nhưng ở nước khác có thể phải chịu thuế theo loại thuế khác. Ví dụ, thu nhập từ kinh doanh của một cá nhân bị đánh thuế tại nhiều quốc gia theo quy định của Luật thuế TNCN nhưng tại một số quốc gia khác lại bị áp dụng theo luật thuế thu nhập của công ty hoặc thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản. Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -6/21- Tuy nhiên, có thể khái quát các loại thu nhập chịu thuế TNCN theo thông lệ pháp luật của các nước trên thế giới gồm: - Thu nhập kinh doanh - Thu nhập làm công - Thu nhập từ đầu tư (kể cả tiền lãi cổ phần, tiền lãi vay); Ngoài ra còn có các yếu tố thu nhập khác, thường xuất hiện trong một luật thuế TNCN là: - Tiền lương hưu và các khoản tiền bảo hiểm; - Các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội; - Thu nhập từ việc nắm giữ cổ phần; - Thu nhập chuyển nhượng tài sản * Cụ thể về thu nhập chịu thuế ở một số quốc gia như sau:  Luật thuế TNCN của Nhật Bản xác định thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập không cho phép chiết khấu. Các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện tính thuế được xác định gồm: (i) Thu nhập từ các nguồn tiền lợi tức; (ii) Thu nhập từ tiền lãi cổ phần; (iii) Thu nhập do buôn bán BĐS; (iv) Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh; (v) Thu nhập từ công việc lao động; (vi) Thu nhập từ các khoản hưu trí; (vii) Thu nhập từ buôn bán gỗ; (viii) Các khoản thu nhập từ các khoản vốn; (ix) Các khoản thu nhập bất thường; (x) Các khoản thu nhập khác;  Ở Trung Quốc, thu nhập chịu thuế được quy định gồm 11 loại: (i) Thu nhập từ tiền công tiền lương; (ii) Thu nhập về sản xuất kinh doanh của hộ công thương cá thể; (iii) Thu nhập về kinh doanh nhận khoán đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp (gọi tắt là cá nhân hành nghề độc lập); (iv) Thu nhập về thù lao dịch vụ; (v) Thu nhập về nhuận bút; (vi) Thu nhập về chi phí sử dụng quyền đặc biệt; (vii) Thu nhập về cho thuê tài sản; (viii) Thu nhập về chuyển nhượng tài sản; (ix) Thu nhập về lãi tiền vay, cổ tức, hoa hồng; (x) Thu nhập ngẫu nhiên; (xi) Các thu nhập khác mà ngành tài chính xác định phải chịu thuế. 5. Thuế suất Có 3 phương thức xác định thuế suất cơ bản trong việc đánh thuế TNCN là: Hệ thống thuế suất lũy tiến, hệ thống thuế suất cố định, hệ thống thuế suất kép 5.1 Hệ thống thuế suất lũy tiến Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -7/21- Hệ thống thuế suất lũy tiến là cách đánh thuế lũy tiến đối với toàn bộ thu nhập của cá nhân chịu thuế không kể là nguồn thu từ thu nhập kinh doanh, thu nhập làm công hay từ thu nhập đầu tư. Cơ sở của việc đánh thuế này là cố gắng duy trì sự công bằng theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, theo đó những người có mức thu nhập ngang nhau sẽ phải đóng mức thuế bằng nhau; những người có mức thu nhập cao hơn sẽ phải đóng mức thuế cao hơn. Hơn thế nữa, hệ thống thuế suất này sẽ hạn chế được hiện tượng chuyển lợi nhuận từ dạng này sang dạng khác để tránh thuế. Ví dụ, nếu đánh thuế thu nhập với các mức thuế suất khác nhau thì đối tượng nộp thuế có thể chuyển dạng thu nhập từ làm công (chịu mức thuế suất cao) sang thu nhập từ đầu tư (chịu mức thuế thấp hơn). Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống thuế suất lũy tiến toàn diện có khả năng phải chịu mức chi phí tuân thủ và chi phí thực thi cao. Thêm nữa, việc áp dụng thuế suất lũy tiến sẽ dẫn đến tình trạng có sự phân biệt về thuế phải đóng đối với các nguồn thu nhập khác nhau. Điều này có thể làm giảm mong muốn làm những công việc có tính thời vụ hoặc làm giảm ý định tiết kiệm và đầu tư. Trên thực tế, vì những hạn chế này mà hiện tại rất ít nước áp dụng hệ thống thuế suất toàn diện. Theo báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (viết tắt là OECD) thì không một nước nào trong khối OECD hoàn toàn áp dụng chế độ thuế suất này. Các nước đều có những thuế suất đặc biệt cho từng loại thu nhập nhất định như thu nhập do đầu tư, thu nhập từ lương hưu. 5.2 Hệ thống thuế suất cố định Hệ thống thuế suất cố định là phương pháp đánh thuế với thuế suất cố định đối với tất cả các loại thu nhập không phân biệt đó là thu nhập từ làm công, đầu tư hay kinh doanh. Cách thức đánh thuế này có ưu điểm là đơn giản, dễ quản lý làm giảm chi phí tuân thủ và chi phí thực hiện khi thu thuế. Tuy nhiên, nó sẽ không bảo đảm được sự san sẻ gánh nặng thuế giữa các đối tượng có mức đánh thuế khác nhau. Hệ thống thuế này phổ biến ở một số nước Đông Âu. Năm 2001, Nga bắt đầu áp dụng cách thức đánh thuế này với mức thuế 13% đối với tất cả các khoản thu nhập. Việc thay thế hệ thống thuế suất lũy tiến bằng một mức thuế cố định đã làm đơn giản hóa hệ thống luật thuế và làm cho người dân Nga dễ dàng tuân thủ hơn và người giàu ở Nga cũng đã tránh được một khoản thuế thu nhập lớn so với trước đây. Đi cùng với việc ấn định mức thuế cố định, Nga còn tiến hành cải cách hệ thống thu thuế để bảo đảm việc thu thuế có hiệu quả hơn. Chính vì vậy, sau khi tiến hành cải cách thuế, trong giai đoạn 2000 – 2001, mức thu từ thuế TNCN ở Nga đã tăng lên khoảng 20% trên mức GDP. Vào năm 2004, Cộng hòa Slovakia cũng đã áp dụng hệ thống thuế suất cố định với mức thuế 19% chung cho các thu nhập của cả cá nhân và doanh nghiệp. Cùng với đó là việc hạn chế các khoản miễn, giảm thuế nhưng lại tăng mức thu nhập bắt đầu đánh thuế. Quá trình cải cách này đã làm cho hệ thống thuế ở Slovakia đơn giản và minh bạch hơn. Nó cũng tạo ra động lực khuyến khích đầu tư và cho các hoạt động của doanh nghiệp. 5.3 Hệ thống thuế suất kép Hệ thống thuế suất kép áp dụng dạng thuế suất cố định đối với các thu nhập từ đầu tư như đầu tư gián tiếp, lãi tiền cho vay, lợi tức cổ phần, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng BĐS v..v kết hợp với dạng thuế suất lũy tiến từng phần đối với đối với thu nhập từ làm công và thu nhập từ kinh doanh. Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -8/21- Việc áp dụng hệ thống thuế suất này cho phép duy trì sự công bằng theo chiều ngang đối với các thu nhập từ đầu tư và sự công bằng theo chiều dọc đối với các thu nhập từ làm công và kinh doanh. Hơn thế nữa, mức thuế suất thấp đối với các thu nhập từ đầu tư cho phép khuyến khích đầu tư trong nước, giảm việc chuyển vốn ra nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống thuế lũy tiến đối với thu nhập từ làm công và kinh doanh sẽ cho phép thực hiện được mục tiêu phân phối lại thu nhập. Tuy nhiên, hệ thống thuế suất kép có tính phức tạp, khó cho người dân trong việc tiếp cận và tìm hiểu về đạo luật thế. Ngoài ra, việc đánh thuế thu nhập ở các mức thuế suất khác nhau có thể tạo điều kiện cho đối tượng chịu thuế cơ hội tránh thuế bằng cách chuyển mức thu nhập ở phần phải chịu mức thuế cao đến mức phải chịu mức thuế thấp. Hệ thống đánh thuế theo thuế suất kép thường được áp dụng phổ biến ở nhiều nước với các mức thuế suất khác nhau. Cụ thể tại Hàn Quốc quy định biểu thuế luỹ tiến từng phần được áp dụng cho thu nhập toàn cầu, thu nhập từ tài sản nhất thời và thu nhập từ rừng như sau: Bảng: Biểu thuế đối với thu nhập toàn cầu, thu nhập từ tài sản nhất thời và thu nhập từ rừng ở Hàn Quốc Thu nhập chịu thuế (won) Thuế suất (%) Từ 0 đến 10.000 10 Trên 10.000 - đến 40.000 20 Trên 40.000 đến 80.000 30 Trên 80.000 40 Thuế suất luỹ tiến áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản khác được quy định như sau: Bảng: Biểu thuế đối với các thu nhập từ chuyển nhượng tài sản ở Hàn Quốc Thu nhập chịu thuế (won) Thuế suất (%) Từ 0 đến 30.000 10 Trên 30.000 - đến 60.000 40 Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu yết danh: chịu thuế theo thuế suất luỹ tiến đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, trừ trường hợp cổ phiếu yết danh có thời gian nắm giữ ít nhất 1 năm và công ty phát hành cổ phiếu là các công ty vừa và nhỏ, áp dụng thuế suất 20%. Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -9/21- Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu không yết danh nói chung chịu thuế theo thuế suất 20%. Tuy nhiên có 2 ngoại lệ áp dụng cho các trường hợp: (i) Chuyển nhượng cổ phiếu không yết danh của các công ty vừa và nhỏ, áp dụng thuế suất 10%; (ii) chuyển nhượng cổ phiếu không yết danh áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản nếu thoả mãn đồng thời các điều kiện: • Cổ đông nắm giữ ít nhất 30% số cổ phiếu của công ty phát hành; • Giá trị cổ phiếu chuyển nhượng ít nhất là 10triệu won tính theo giá thị trường vào thời điểm kết thúc năm trước năm chuyển nhượng; • Thời gian nắm giữ cổ phiếu không dài hơn 1 năm t (%)%) 6. Quản lý thuế TNCN ở một số nuớc Ở các nước trên thế giới thì việc quản lý thu thuế TNCN được thực hiện theo hai hệ thống: - Khấu trừ tại nguồn đối với các loại thu nhập do có cơ quan hay tổ chức chi trả (tiền lương, tiền thù lao, trả lãi tiền cho vay…); Các cơ quan chi trả thu nhập sẽ khấu trừ tiền thuế thu nhập để nộp thuế trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. - Cá nhân tự kê khai nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh (tự bỏ chi phí và thu tiền bán hàng hoá, dịch vụ). Các cá nhân tự kê khai, tự nộp thuế phải kê khai vào các mẫu tờ khai theo quy định của từng nước và tự nộp thuế. 6.1 Quản lý thông qua việc khấu trừ tại nguồn: Luật thuế thu nhập của các nước đều quy định khấu trừ tại nguồn đối với các loại thu nhập như tiền lương, tiền thù lao, trả lãi tiền cho vay. Theo đó, các đơn vị và cá nhân chi trả số thu nhập chịu thuế cho các cá nhân có nghĩa vụ khấu trừ, nộp thay thuế TNCN, đồng thời gửi tới cơ quan thuế bản kê khai nộp thay thuế TNCN. Việc kê khai nộp thuế ở Trung Quốc cũng quy định việc khấu trừ tại nguồn, theo đó, người chi trả tiền cho đối tượng nộp thuế sẽ khấu trừ, sau đó sẽ nộp cho cơ quan thuế. Nếu đối tượng nộp thuế có thu nhập tiền công, tiền lương ở hai nơi nhưng không có người có nghĩa vụ nộp thay thì đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ tự mình khai báo nộp thuế. Luật thuế thu nhập của Indonesia quy định: thu nhập được người chi trả thu nhập khấu trừ từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản khác của cá nhân phải được kê khai hàng tháng vào ngày mồng 10 của tháng kế tiếp. Tờ khai thuế TNCN hàng tháng phải được khai muộn nhất là ngày 20 tháng kế tiếp. Vào cuối năm dương lịch, người chi trả thu nhập phải quyết toán số thuế TNCN của từng cá nhân và nộp số thuế còn phải nộp chậm nhất là ngày 25 tháng 3 năm kế tiếp. Việc kê khai tờ khai thuế TNCN năm được ưu tiên hơn, chậm nhất là 31 tháng 3 năm kế tiếp. Thuế khấu trừ được quy định ở Malaysia như sau: Trong trường hợp đối với người lao động, chủ lao động phải khấu trừ thuế từ tiền thù lao của người lao động căn cứ theo bảng khấu trừ thuế đã quy định cho năm tính thuế đó và chuyển trực tiếp số thuế này cho Cục thu. Bất kỳ khoản chênh lệch thuế nào đều phải trả cho tới ngày 30 tháng 4 năm tiếp theo, việc nộp chậm tờ khai, không nộp sẽ chịu khoản phạt tối đa là 15.5%. Luật thuế Malaysia quy định lãi tiền vay, tiền bản quyền và tiền trả cho các dịch vụ cung cấp theo hợp đồng và những loại thu nhập nhất định khác sẽ chịu thuế khấu trừ tại Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -10/21- nguồn khi trả cho đối tượng không cư trú. Trường hợp đối tượng không khấu trừ thuế khấu trừ tại nguồn, Cục thuế có thể truy thu số thuế đó như là khoản nợ phải nộp của người chi trả. Việc không khấu trừ và nộp số thuế như trên cho Cục thu trong vòng 1 tháng kể từ khi trả hoặc ghi bên có cho đối tượng không cư trú sẽ phải nộp phạt 10% tổng số tiền chịu thuế khấu trừ tại nguồn. Hiện tại, tiền bản quyền và lãi tiền vay trả cho hoặc ghi bên có cho đối tượng không cư trú chịu thuế khấu trừ tại nguồn với thuế suất tương ứng là 10% và 15%. Thuế suất có thể giảm trong trường hợp có những quy định vụ thể tại Hiệp định thuế. 6.2 Quản lý trong truờng hợp tự khai, tự nộp thuế Theo luật thuế TNCN của Singapore thì cá nhân có trách nhiệm kê khai các thông tin về cá nhân, thu nhập chịu thuế, các khoản được trừ theo các mẫu tờ khai của cơ quan thuế. Đối tượng nộp thuế tại (i) Cơ quan thuế (dưới hình thức tiền mặt, séc, mạng lưới và Chương trình Giro – phương pháp kê khai nộp thuế trả dần không mất lãi); (ii) bưu điện (dưới hình thức tiền mặt, séc và mạng lưới); (iii) Ngân hàng (chuyển quỹ…); (iv) máy tự phục vụ (Trạm AXS, Sam); (v) Ngân hàng qua mạng (qua website của các ngân hàng, website của cơ quan thuế…) Ở Indonesia, cá nhân phải có nghĩa vụ khấu trừ, kê khai, nộp đối với các loại thu nhập có tính chất không phải tiền lương, tiền công (ví dụ như lãi tiền vay, lãi cổ phần, thu nhập cho thuê, lãi từ tài sản…). Việc nộp thuế phải được thực hiện chậm nhất là ngày mồng 10 tháng kế tiếp và tờ khai khấu trừ chậm nhất là ngày 20. Số thuế còn phải nộp phải thực hiện nộp nốt chậm nhất là ngày 25 tháng 3 năm kế tiếp, tờ khai thuế năm được thực hiện chậm nhất là ngày 31 tháng 3. Malaysia quy định về vấn đề này như sau: Hệ thống tự khai tự nộp thuế của cá nhân đã được triển khai từ năm tính thuế 2004. Căn cứ theo hệ thống tự khai, tự nộp thuế này, tờ khai thuế phải được nộp cho tới ngày 30 tháng 4 của năm tiếp theo. Tuy nhiên, đối với các cá nhân phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh, hạn kê khai được gia hạn tới 30 tháng 6 của năm tiếp theo. Cục thu có thẩm quyền ngăn chặn việc cá nhân rời khỏi Malaysia cho tới khi số thuế còn thiếu được trả hoặc đã có thoả thuận phù hợp về việc nộp thuế. Theo quy định của Luật thuế thu nhập ở Thái Lan, người nộp thuế là đối tượng cư trú tại Thái Lan được cấp mã số thuế và phải ghi trên tất cả các bảng kê khai thuế thu nhập. Những công dân có số chứng minh nhân dân sẽ dùng số chứng minh đó để ghi lên các bảng kê khai thuế thu nhập. Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -11/21- Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN 1. Khái quát về chính sách Thuế TNCN tại Việt Nam: Chính sách thuế TNCN tại Việt Nam được ban hành dưới dạng luật mà cụ thể ở đây là : LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN, được ban hành bởi Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. 1.1 Lý do ban hành chính sách: Thuế là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, hệ thống thuế đang ngày càng hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên tính đến năm 2007, Việt Nam chưa có một luật thuế TNCN hoàn chỉnh, thu nhập của cá nhân được điều chỉnh bởi các luật và pháp lệnh thuế khác nhau. Khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng cao dẫn tới đòi hỏi phải có một loại thuế để điều chỉnh nhằm góp phần thực hiện công bằng xã hội. Thời gian qua ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên, nhưng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng (trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2004, khoảng cách này đã tăng từ 3,7 lần lên đến 13,5 lần). Như vậy, việc áp dụng thuế TNCN sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lý, công bằng, hiệu quả của hệ thống chính sách thuế và thu hẹp khoảng cách chênh lệch giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời Nhà nước sẽ nắm được thông tin về thu nhập của cá nhân. Thông qua đó, vừa thực hiện động viên nguồn lực vừa góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí. Những pháp lệnh thuế hiện hành điều chỉnh TNCN đã bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi phải thay thế: chưa thực sự đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế; còn áp dụng biểu thuế khác nhau giữa người Việt nam và người nước ngoài, người trong nước phải nộp thuế cao hơn người nước ngoài. Chính sách thuế hiện hành cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế: chưa có một chính sách thuế điều tiết thống nhất đối với thu nhập của cá nhân. Việc duy trì các chính sách thuế hiện hành đối với thu nhập của cá nhân sẽ hạn chế việc khuyến khích cá nhân tích cực lao động, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng. Ban hành Luật thuế TNCN nhằm đảm bảo ổn định nguồn lực cho ngân sách nhà nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế cũng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích luỹ trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Thuế TNCN cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho ngân sách nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thuế TNCN đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới vì sự tiến bộ và cần thiết của nó. Thuế TNCN đã được nhiều nước áp dụng từ rất sớm, ngay từ khi nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập của dân cư cũng chưa cao, đến nay, đã có trên 180 nước trên thế giới áp dụng loại thuế này.Vì vậy việc sớm xây dựng, hoàn chỉnh và thực thi luật thuế TNCN là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -12/21- 1.2 Hệ quan điểm Quan điểm về những đối tượng phải nộp thuế TNCN: Là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. − Quan điểm về thu nhập chịu thuế: • Thu nhập từ kinh doanh • Thu nhập từ tiền lương, tiền công • Thu nhập từ đầu tư vốn • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn • Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS • Thu nhập từ trúng thưởng • Thu nhập từ bản quyền • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại • Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, BĐS và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng • Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, BĐS và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. − Quan điểm về thu nhập được miễn thuế: • Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. • Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. • Thu nhập từ kiều hối. • Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. • Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả; Thu nhập từ học bổng . − Quan điểm về thu nhập được giảm thuế: Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. − Quan điểm về quản lý thuế và hoàn thuế: Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây: • Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp. • Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế. • Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. − Quan điểm về căn cứ tính thuế TNCN: Căn cứ tính thuế và cách tính thuế TNCN được quy định rõ ràng cho từng loại thu nhập chịu thuế tùy theo đối tượng cư trú hoặc không cư trú. Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -13/21- 2. Chính sách thu thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS tại Việt Nam 2.1 Đối tượng chịu thuế: − Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS ( Điều 11 Luật thuế TNCN 2007) + Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng BĐS được xác định bằng giá chuyển nhượng BĐS theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua BĐS và các chi phí liên quan, cụ thể như sau: các chi phí liên quan được trừ căn cứ vào chứng từ, hoá đơn theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất; chi phí cải tạo đất, cải tạo nhà, chi phí san lấp mặt bằng; chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất; các chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng BĐS. + Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng BĐS thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng BĐS. − Thu nhập từ thừa kế, quà tặng ( Điều 18 Luật thuế TNCN 2007) Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần phát sinh. 2.2 Đối tượng miễn thuế: − Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. (Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế TNCN 2007) − Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. ( Khoản 2 Điều 4 Luật Thuế TNCN 2007) − Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. ( Khoản 4 Điều 4 Luật Thuế TNCN 2007) 2.3 Mức thuế TNCN tính trên thu nhập từ BĐS − Thu nhập từ thừa kế, quà tặng là BĐS: Thuế thu nhập phải nộp = (Giá trị BĐS nhận thừa kế, quà tặng – 10.000.000đ) x 10% − Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS xác định được giá mua và chi phí liên quan: Thuế thu nhập phải nộp = Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS x 25% − Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS không xác định được giá mua và chi phí liên quan: Thuế thu nhập phải nộp = Giá trị BĐS chuyển nhượng x 2% Theo Thông tư số 02/2010/TT-BTC − Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng BĐS áp dụng thuế suất 25% tính trên thu nhập chịu thuế phải đáp ứng các điều kiện sau: Giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng và kê khai tính thuế không thấp hơn giá BĐS (giá nhà và đất) do UBND tỉnh quy định tại thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực. Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -14/21- − Trường hợp giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng và kê khai tính thuế thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định thì áp dụng thuế suất 2% tính trên giá do UBND cấp tỉnh, TP quy định. − Giá mua và các chi phí liên quan (chi phí liên quan đến cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, chi phí cải tạo nhà, đất, chi phí xây dựng...), người nộp thuế kê khai phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp làm căn cứ chứng minh. Nếu người nộp thuế có hóa đơn không hợp lệ hoặc thiếu một trong số các chứng từ cần thiết sẽ bị áp thuế 2% trên tổng giá trị hợp đồng. − Đối với cá nhân chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, mua căn hộ thì giá mua được xác định căn cứ vào chứng từ nộp tiền góp vốn và hóa đơn, chứng từ khác chứng minh các chi phí liên quan. Các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng BĐS bao gồm cả các khoản lãi trả tiền vay của các tổ chức tín dụng để mua BĐS. Riêng trường hợp chưa nộp đủ số tiền theo hợp đồng, giá mua được xác định bằng tổng số vốn phải góp theo hợp đồng trừ phần vốn góp chưa nộp, sau đó cộng thêm các chi phí có liên quan khác. − Cá nhân chuyển nhượng BĐS tự kê khai, tự xác định mức thuế suất áp dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ. Cơ quan thuế tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và chấp nhận kết quả tính thuế của người chuyển nhượng nếu đủ các điều kiện áp dụng thuế suất 25%. Trường hợp không chấp nhận kết quả tính thuế, phải trả lời rõ để người chuyển nhượng bổ sung hồ sơ. 3. Tác động của thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS Thị trường BĐS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vị trí hàng đầu là yếu tố chính sách của Nhà nước bao gồm chính sách Thuế. Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/01/2009 thì đến tháng 9-2009 tại các sàn giao dịch BĐS lớn trên địa bàn thành phố, số lượng giao dịch đã tụt giảm thê thảm, mức giảm trên 90% so với trước đó. Thậm chí nhiều sàn không thực hiện được giao dịch nào trong suốt nhiều tuần liên tục. Theo nhận định chung, thị trường BĐS bị tác động mạnh bởi thông tin về thuế TNCN. Hầu hết các Nhà Đầu Tư buộc phải dừng lại để phân tích tình hình trước khi quyết định tiếp tục đầu tư hay rút vốn. Đối với những người đã đầu tư quá nhiều vào bất động thì buộc phải bán ra với giá thấp hơn để khỏi phải chịu thuế cao. Trong giai đoạn này một số nhà đầu tư đã chuyển sang đầu tư vào Thị trường Chứng Khoán, vì lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán trong giai đoạn này chưa phải chịu thuế, dòng vốn thoát ly từ Thị Trường Chứng Khoán trong quý II và III/2009 đổ vào thị trường BĐS quay ngược trở về Thị Trường Chứng Khoán. Về lâu dài, thị trường BĐS sẽ trở nên kém sức hấp dẫn. Hơn nữa một số nhà đầu tư cho rằng BĐS không phải lúc nào cũng có lời, tính thanh khoản thấp, thời gian quay vòng vốn chậm càng khiến thị trường BĐS trở nên ảm đạm hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến các Nhà Đầu Tư thứ cấp, chuyên săn tìm góp vốn vào các dự án ngay từ bước đầu ( đây là tác nhân góp phần quyết định thị trường sôi động hay trầm lắng ) mà còn tác động đến các Nhà Đầu Tư phát triển các dự án BĐS. Nhìn chung, từ năm 2008 đến nay, thị trường BĐS không vận hành một cách trơn tru chủ yếu là do tác động của các chính sách vĩ mô. Với việc áp dụng thuế TNCN là dịp để giới kinh doanh BĐS dừng lại phân tích, cân nhắc đầu tư. Vì vậy, thị trường BĐS khó tránh được một khoảng lặng kéo dài. Làn Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -15/21- sóng bán nhà đất để chạy đua né thuế TNCN đánh vào lợi nhuận có được từ chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua bán BĐS đang thực sự bùng nổ. Các nhà đầu tư cho rằng, cách đánh thuế hợp lý nhất trong trường hợp này nên xác định thuộc dạng không xác định được giá bán giá mua, cho người nộp thuế được chọn phương thức đóng thuế 2% tổng giá trị hợp đồng. Trong khi đó, theo Bộ Tài chính, từ khi luật thuế được ban hành và có hiệu lực thì còn nhiều trường hợp lách luật trong chuyển nhượng bất động sản. Do đó Bộ sẽ đề xuất trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định thuế thu nhập từ các hình thức chuyển nhượng bất động sản. Trên thực tế đã phát sinh các trường hợp như: người có bất động sản đã làm hợp đồng đổi nhà, đổi đất có phát sinh thu nhập; hợp đồng ủy quyền (thực chất là bán) cho các sàn giao dịch bất động sản tư nhân chuyển nhượng bất động sản…Các hoạt động này thực chất là chuyển nhượng bất động sản. Để đảm bảo bao quát hết các trường hợp chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định: thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm cả thu nhập từ đổi nhà, đổi đất (nếu có), thu nhập từ ủy quyền chuyển nhượng nhà, đất mà người được ủy quyền có đầy đủ các quyền về nhà đất theo quy định của pháp luật. Theo số liệu Bộ Tài chính thống kê, tiền thuế thu được từ bổ sung điều tiết đối với các khoản thu nhập trên đã tăng dần theo các năm. Trong năm 2009 tổng tiền thuế thu được từ các khoản trên là 23,7 tỷ đồng; năm 2010 là 861,2 tỷ đồng và năm 2011 là 1.540 tỷ đồng. Dự kiến, Bộ Tài chính sẽ đề xuất trình Chính phủ trình Quốc hội về hiệu lực thi hành của Luật trên từ ngày 1-1-2014. 4. Những tồn tại cần hoàn thiện: Thực tế thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS nói chung và thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS nói riêng đã góp phần vào việc quản lý nhà nước đối với BĐS, cập nhật kịp thời tình hình biến động trong sử dụng BĐS, điều tiết được quan hệ cung cầu trên thị trường và góp phần bình ổn giá cả BĐS, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, do thị trường BĐS Việt Nam còn non trẻ, chưa hoàn thiện, điều kiện kinh tế xã hội cũng như truyền thống văn hóa riêng có của Việt Nam mà chính sách thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS tại Việt Nam hiện nay còn một số điểm bất cập, không những làm thất thu NSNN mà còn gây mất công bằng trong thu thuế, hiện tượng lách thuế và trốn thuế còn khá phổ biến, cụ thể như sau: Thứ nhất, về đối tượng nộp thuế: Mức thuế vẫn còn phân biệt đối xử giữa hai đối tượng cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam, theo đó đối tượng không cư trú tại Việt Nam chuyển nhượng BĐS lỗ vẫn phải nộp thuế thu nhập theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Mặt khác qui định này làm gián đoạn quá trình tính thuế và tạo khe hở pháp luật cho các đối tượng trốn thuế, lách thuế. Ví dụ như X bán BĐS cho Y, trong đó X là cá nhân cư trú, còn Y là cá nhân không cư trú, khi đó hợp đồng giữa X và Y có thể khai giá chuyển nhượng thấp xuống để X không phải nộp thuế, còn Y không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp do Y chỉ nộp thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS là 2% trên giá chuyển nhượng lần sau khi Y chuyển nhượng cho đối tượng khác. Thứ hai, về phạm vi thu thuế: Thông tư số 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 và Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/1/2010 của Bộ Tài chính đã qui định việc thu thuế đối với cả trường hợp chuyển nhượng BĐS hình thành trong tương lai, điều này mâu thuẫn với qui định của luật kinh doanh Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -16/21- BĐS, vì theo luật này “tổ chức, cá nhân khi kinh doanh BĐS phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có vốn pháp định và đăng ký kinh doanh BĐS theo qui định của pháp luật” , theo đó luật kinh doanh BĐS không công nhận hành vi cá nhân “góp vốn” kinh doanh BĐS “lách luật” như các nhà đầu tư Việt Nam hiện nay, nhưng luật thuế vẫn qui định thu thuế đối với các trường hợp góp vốn nên trên. Thứ ba, về phương pháp tính thuế: - Phương pháp tính thuế thu nhập theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng không phù hợp với lý thuyết về thu thuế thu nhập, vì theo phương pháp này người chuyển nhượng BĐS lỗ vẫn phải nộp thuế thu nhập. - Hai phương pháp tính thuế TNCN đối với BĐS theo thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế và 2% trên giá chuyển nhượng đã ảnh hưởng đến sự chênh lệch số thuế phải nộp rất lớn và gây bất công bằng trong thu thuế: Hai đối tượng nộp thuế có cùng thu nhập (cùng mức lãi) có khả năng nộp hai mức thuế khác nhau do áp dụng hai phương pháp tính thuế khác nhau. Thậm chí chuyển nhượng BĐS lỗ vẫn nộp mức thuế thu nhập như trường hợp có lãi nếu có giá chuyển nhượng như nhau, cùng tính thuế theo phương pháp thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Ngược lại, trong một số trường số thuế phải nộp theo thuế suất 2% nhỏ hơn nhiều so với số thuế phải nộp tính theo thuế suất 25%, dẫn đến nghịch lý là nếu giữ gìn, bảo quản đầy đủ các chứng từ để có căn cứ xác định giá mua thì phải nộp thuế cao hơn. Thứ tư, về căn cứ tính thuế: - Căn cứ tính thuế là giá do UBND cấp tỉnh ban hành trong trường hợp giá chuyển nhượng kê khai thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh cũng gây bất công bằng cho các đối tượng nộp thuế cũng như thất thu cho NSNN, do giá đất thị trường hiện nay cao hơn rất nhiều so với giá qui định của UBND cấp tỉnh, nhất là đối với 2 thành phố lớn: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Khó xác định thu nhập tính thuế đối với trường hợp người mua nhà đất cách nay đã lâu, giá mua nhà đất bằng vàng, … đến nay mặt bằng giá thay đổi rất nhiều, giá trị tiền, vàng cũng thay đổi, rất khó xác định chênh lệch lời, lỗ để tính thuế. Thứ năm, phần miễn thuế: Miễn thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS chưa đáp ứng yêu cầu là công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế, chưa chặt chẽ khiến các đối tượng nộp thuế lợi dụng để trốn thuế, lách thuế. - Chính sách miễn thuế không khuyến khích các cá nhân đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do miễn thuế chỉ áp dụng đối với đối tượng chuyển nhượng BĐS có một nhà ở, một đất ở duy nhất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Vì vậy, cá nhân có hai tài sản là nhà, đất trong đó chỉ có một nhà, đất có đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, khi chuyển nhượng nhà, đất này sẽ được miễn thuế; ngược lại nếu cả hai nhà đất nêu trên đều đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì khi chuyển nhượng không được miễn thuế. Mặc khác, hệ thống thông tin, đăng ký đất đai hiện nay chưa hoàn thiện, không kết nối được trên phạm vi toàn quốc, nên rất khó để cơ quan thuế xác định đối tượng chuyển nhượng BĐS có hai BĐS trở lên mà chủ yếu dựa vào lời khai của người nộp thuế. - Chỉ miễn thuế đối với các cá nhân có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, điều đó có nghĩa cá nhân còn nhiều quyền sử dụng đất khác thuộc nhóm đất nông nghiệp (đất không phải đất ở) khi chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất vẫn được miễn thuế. Còn khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không phải đất ở) vẫn phải nộp thuế theo qui định, phải chăng các đối Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -17/21- tượng sử dụng đất không phải đất ở muốn chuyển nhượng đất nên chuyển mục đích sử dụng trước (sang đất ở), sau đó chuyển nhượng thì hoàn toàn miễn thuế? - Thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là BĐS giữa “vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,… ” những người có mối quan hệ gia đình được miễn thuế, đây cũng là kẻ hở pháp luật mà cá nhân thực hiện chuyển nhượng cho những người thân có mối quan hệ gia đình được miễn thuế nhằm mục đích lách thuế. - Chế độ miễn giảm không qui định hạn mức nhà, đất được miễn giảm là chưa hợp lý, nếu cá nhân chỉ có một nhà ở hoặc một đất ở duy nhất dù diện tích lớn, giá trị cao khi chuyển nhượng vẫn không bị thuế điều tiết, tuy nhiên cá nhân chỉ có diện tích nhà, đất ở rất nhỏ, giá trị thấp khi chuyển nhượng một phần nhà, đất vẫn phải nộp thuế thu nhập. - Chủ yếu căn cứ trên giấy sở hữu: nguyên tắc để miễn thuế với tài sản duy nhất được hiểu là người có quyền sở hữu nhà, đất ở khi bán đi mà không còn chỗ nào để ở. Hiện nay nhiều mảnh đất chưa được cấp kịp thời giấy chứng nhận quyền sử dụng cho người sở hữu, nhưng căn cứ xác định BĐS duy nhất của người bán, ngành thuế vẫn chỉ biết dựa trên bản tự khai và giấy tờ xác nhận quyền sở hữu của người đó. - Luật cũng không quy định số lần được cho, tặng nhà, đất ở. Vì vậy người sở hữu ba đến bốn căn nhà có thể làm thủ tục cho, tặng người thân như bố, mẹ, anh chị em rồi bán căn nhà còn lại theo diện BĐS duy nhất. Sau đó lại tiếp tục làm thủ tục nhận cho, tặng lại lần lượt các căn nhà còn lại để bán theo hình thức như trên để trốn thuế. Đây cũng là kẽ hở cần phải được xử lý. Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -18/21- Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM Như đánh giá nêu trên, việc sửa đổi và bổ sung chính sách thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên thị trường BĐS phát triển chưa ổn định, đất đai tại Việt Nam hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, tính chất pháp lý của BĐS phức tạp, nên sửa đổi luật đòi hỏi phải thiết lập lộ trình, tránh thay đổi thường xuyên gây mất lòng tin trong dân, đồng thời cơ quan thuế cũng khó khăn trong công tác hành thu. Một số giải pháp và kiến nghị như sau: - Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực ngày nay cũng như đa số chính sách thuế của các nước không còn phân biệt đối xử giữa người trong nước và người nước ngoài, hơn nữa thống nhất phương pháp thu thuế giữa hai đối tượng này còn tránh tình trạng lách thuế hiện nay tại Việt Nam. - Về phạm vi thu thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng BĐS hình thành trong tương lai, nhà nước điều tiết một phần thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng này vào NSNN là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, về lâu dài cần có qui định thống nhất về nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn và thu nhập từ chuyển nhượng BĐS, tránh tình trạng mâu thuẫn pháp luật. - Phương pháp tính thuế theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng không phù hợp với tên gọi “thuế thu nhập”. Do điều kiện Việt Nam rất khó xác định được giá mua trong nhiều trường hợp, nên phương pháp này có thể áp dụng (thực tế rất nhiều nước thu thuế vào hoạt động chuyển quyền sử dụng và quyền sở hữu BĐS, không phân biệt chuyển nhượng lãi hay lỗ), nhưng phải có lộ trình, sau đó là thu thuế thu nhập. Tất nhiên phải nhất quán về phương pháp thu thuế, chỉ áp dụng thu thuế 1 trong 2 phương pháp trong một giai đoạn thu thuế. - Giá đất ban hành của UBND cấp tỉnh hàng năm phải sát với giá thị trường, hạn chế tình trạng các đối tượng nộp thuế khai giá trên hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế, một mặt là hạn chế thất thu ngân sách, mặt khác giúp cơ quan quản lý nhà nước xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, làm căn cứ điều chỉnh bảng giá đất công bố hàng năm. - Đối với phần miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS, thừa kế, quà tặng là BĐS giữa người có quan hệ gia đình, do xuất phát từ cuộc sống thực tiễn, tính chất truyền thống của các gia đình Việt Nam, việc chia tách nhân khẩu và phân chia tài sản của từng gia đình thường xẫy ra nhất là những vùng nông thôn, vì vậy phần miễn thuế cần phải xác định lộ trình cho miễn thuế, sau đó thu thuế như các nước đã làm (thường các nước phát triển mức thu thuế thừa kế và quà tặng rất cao: Nhật 70%, Hàn Quốc 50%, Mỹ 46%, Pháp 40%...) một phần nhằm tăng thu NSNN, phần khác nhằm khỏa lấp những khe hở pháp luật mà ngày nay các đối tượng nộp thuế đang lợi dụng nhằm trốn thuế, lách thuế. - Vấn đề miễn thuế đối với nhà ở, đất ở duy nhất chưa phù hợp với thực tế, nên qui định hạn mức miễn thuế hoặc thời gian nắm giữ tài sản để thu thuế, chẳng hạn như Hàn Quốc: Nếu BĐS nắm giữ từ 1 năm đến dưới 2 năm, thuế suất là 40%, dưới 1 năm thuế suất là 50%, đối với một số trường đặc biệt có mức thuế suất đến 60% hoặc 70% như người bán sở hữu nhiều BĐS mà những BĐS nằm ở các vị trí đặc biệt, BĐS không dùng để ở hoặc kinh doanh, BĐS chưa đăng ký... Ngoài ra, khi xác định thu Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -19/21- nhập tính thuế tại Hàn Quốc, cũng tùy thuộc vào thời gian nắm giữ tài sản sẽ được trừ khoản giảm trừ đặc biệt theo tỷ lệ %. Việc qui định hạn mức miễn thuế hoặc thời gian nắm giữ tài sản để thu thuế còn có ý nghĩa hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất hiện rất phổ biến tại Việt Nam. Có thể nói một trong những lý do khiến thị trường BĐS trì trệ, phát triển thiếu lành mạnh là do chính sách thuế hiện nay vẫn còn chắp vá, thay đổi không theo lộ trình, mất lòng tin đối với nhà đầu tư, chưa đáp ứng yêu cầu công bằng, hợp lý thì chưa thể nói đến điều tiết thị trường BĐS nhằm phát triển thị trường BĐS lành mạnh, bền vững. Vì vậy, cần xem xét bổ sung, sửa đổi để chính sách thuế chi tiết, rõ ràng và chặt chẽ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, phong tục, tập quán của người dân, hạn chế những kẽ hở pháp lý gây thất thu NSNN, đồng thời góp phần phát triển thị trường BĐS Việt Nam. Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -20/21- KẾT LUẬN Việc hoàn thiện Luật Thuế TNCN nhằm đáp ứng mục tiêu dài hạn là đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế và công tác quản lý thuế, tạo điều kiện cho việc hiện đại hoá quản lý thuế; Đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư công bằng, góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người nộp thuế, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng; Bảo đảm đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thuế; Góp phần tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực, các nước có điều kiện tương đồng với nước ta, phù hợp với xu thế cải cách thuế và thông lệ quốc tế; Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và có tính ổn định, không làm ảnh hưởng lớn đến số thu Ngân sách nhà nước. Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản -21/21- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO − Trung tâm thông tin – thư viện và nghiên cứu khoa học, “Thuế thu nhập cá nhân – những mục tiêu cơ bản và kinh nghiệm một số nước”, 2006 − PGS.TS. Sử Đình Thành và TS. Bùi Thị Mai Hoài, “Tài chính công và phân tích chính sách thuế”, Nhà xuất bản Lao Động năm 2010. − Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân 04/2007/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007. − Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 của Bộ Tài Chính. − Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài Chính. Các website: - gso.gov.vn - tapchithuongmai.vn - tapchithue.com - mof.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_tieu_luan_ptcs_thue_thai_vu_thu_trang_965.pdf
Luận văn liên quan