Tiểu luận Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp

Với những nội dung đã được trình bày, chúng ta đã có được một cái nhìn tổng quát từ cách sử dụng thuế đất nông nghiệp của nước ngoài đến cách sử dụng tại Việt Nam. Chúng ta nhận thức được tác dụng, vai trò của thuế sử dụng đất nông nghiệp, những điểm tương đồng cũng như khác biệt trong cách thực hiện và quản lý ở nước ngoài và tình hình thực tế tại Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện cách thức áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp vào nền kinh tế nước nhà. Đề tài đã gặp phải một số hạn chế về việc tổng hợp số liệu, phân tích tình hình thực trạng áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể gặp phải thiếu sót, không đánh giá hết được thực trạng đang diễn ra để có thể đưa ra những giải pháp thiết thực hơn, cụ thể hơn nhằm cảm thiện hệ thống thuế trong lĩnh vực đất nông nghiệp.

pdf19 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4557 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN Đề tài: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HVTH : TRẦN THANH NHÂN LỚ P : CAO HỌC NH ĐÊM 6 – K20 GVHD : PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG Tp.HC M, tháng 8 năm 2012 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP A. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Từ xưa đến nay, nền kinh tế nước ta phát triển vẫn dựa trên nền tảng nông nghiệp là chính. Chúng ta vẫn không ngừng phấn đấu để trở thành một nước phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, ngoài việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, chúng ta cần phải dựa trên thế mạnh vốn có từ xưa đến nay – nông nghiệp. Muốn phát triển sang lĩnh vực mới thì lĩnh vực cũ phải thực sự là một điểm tựa vững chắc. Do đó để có thể phát triển nông nghiệp một cách bền vững, việc áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp là một trong những công cụ để thực hiện được điều đó. Việc áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp dù đã được ban hành đã lâu nhưng vẫn còn những bất cập cần phải điều chỉnh. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tác động của thuế sử dụng đất nông nghiệp”. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài sẽ tập trung vào các nội dung chính sau: - Tại sao phải đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp? - Cách thức và kinh nghiệm việc áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới - Thực trạng thuế sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh thông tin: - Tổng hợp các ưu điểm, khuyết điểm, kinh nghiệm của các quốc gia đã và đang áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tổng hợp tình hình thực hiện chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam. - So sánh thông tin, chọn lọc, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành tựu mà các quốc gia đã đạt được để đưa ra những đề xuất áp dụng vào chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp với cơ sở pháp lý là Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được ban hành ngày 10/7/1993. Đây là Luật thuế điều chỉnh hoạt động thu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, tình hình áp dụng luật thuế này đã phù hợp với thực tiễn hay không? Cần đổi mới hay bãi bỏ luật thuế này hay không? B. Nội dung CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Định nghĩa thuế sử dụng đất nông nghiệp Đầu tiên, ta sẽ đ i vào khái niệm "Thuế đất là thuế tính t rên giá trị của đất, được trả tiền bởi chủ sở hữu (đối với Việt Nam là quyền sử dụng). Thuế đất khác với thuế tài sản. Cụ thể, thuế đất đánh trên giá trị của đất, trong khi một loại thuế tài sản đánh vào giá trị của đất và các hoa lợi thu được trên nó (ví dụ một ngôi nhà, một nông trại, và kênh thủy lợi). Tùy vào mục đích sử dụng chia ra 2 loại: - Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Trong đề tài này, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về Thuế sử dụng đất nông nghiệp. Những lập luận ủng hộ thuế đất dựa trên yếu tố kinh tế, tính công bằng xã hội và công tác quản lý. Lập luận kinh tế dựa trên thuế đất thuần túy mà không bị bóp méo, vì nó không gây ảnh hưởng tiêu cực lên đầu tư và sản xuất. Bởi v ì thuế đất là một loại thuế cố định, không phụ thuộc vào việc đất được sử dụng hay không được sử dụng. Do đó, nó tạo ra động lực phát triển đất và sử dụng đất sao cho đem lại lợi ích cho người sử dụng. Thuế đất còn nhằm mục đích tránh được việc không sử dụng hết khả năng của đất vì người sử dụng phải tìm cách tạo ra lợi nhuận để bù đắp khoản thuế và tránh được tình trạng đầu cơ. Một ưu điểm khác của loại thuế này là tính minh bạch, vì đất không thể di dời, không thể che giấu hoặc ngụy trang như là một g iao dịch sổ sách kế toán Từ quan điểm công bằng xã hội, loại thuế này đã mang lại nguồn thu kinh tế phát sinh từ nguồn lực tự nhiên hữu hạn (đất) do sự gia tăng dân số và đầu tư hạ tầng cơ sở. Từ quan điểm về thể chế, loại thuế này được xem như một khoản chi trả cho lợi ích xã hội mà người sử dụng được hưởng thông qua việc bảo đảm cho tài sản của mình. Tuy nhiên, hiệu quả nêu trên trong việc tác động đến phát triển về nhiều mặt trong một nền kinh tế cũng không dễ dàng đạt được chủ yếu là do mức thuế suất thấp, giá trị đánh giá thấp và năng lực quản lý hạn chế. Từ những nỗ lực không ngừng, con người đã dần tìm ra một số cải tiến trong quản lý thuế đất, chẳng hạn như định giá dựa trên khu vực (cộng đồng) tự đánh giá, đã được chứng minh là câu trả lời hiệu quả với những thách thức hành chính trước đó. 2. Tại sao đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp 2.1. Cung cấp một nguồn doanh thu cho chính quyền địa phương, tạo tính độc lập với Trung ương. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành của một nền kinh tế. Mặc dù vậy, thuế sử dụng đất nông nghiệp vẫn là một nguồn thu quan trọng. Ở Nga, thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm 2% tổng nguồn thu thuế, ở Estonia là 26%. 2.2. Xác định quyền sở hữu. Trong hầu hết các nước đang chuyển đổi đã không có việc xác định quyền sở hữu đất và tài sản trên đất t rong nhiều thập kỷ.Thuế đất và thuế bất động sản, dựa trên định giá rõ ràng và quy trình xác định giá trị, được xem như là một cơ chế mà có thể hỗ trợ sự phát triển của thị trường đất đai ở địa phương và môi g iới địa phương và cho vay dựa trên tà i sản ngành công nghiệp, cả trong các lĩnh vực đô thị và nông thôn. 2.3. Tạo ra khả năng định giá đất. Để đáp ứng nhu cầu định giá, đòi hỏi phải có cán bộ được đào tạo và có đủ kiến thức về hoạt động của thị trường. Điều này cung cấp một cơ chế tự truyền đạt kiến thức kinh nghiệp một cách rộng rãi và tạo ra quá trình đào tạo và hỗ trợ cho ngành công nghiệp định giá. Đây sẽ là một yêu cầu cốt lõi cho sự phát triển đô thị và nông thôn. 2.4. Tiết kiệm chi phí thẩm định giá. 2.5. Không khuyết khích người nước ngoài sở hữu/sử dụng vắng mặt. 2.6. Không khuyết khích đầu cơ đất. Thuế sử dụng đất sẽ tạo nên một áp lực phải sử dụng đất, tránh tình trạng đầu cơ. 2.7. Quản lý căng thẳng chính trị về đất. Ở một số quốc giá như Trung Quốc, các quốc gia tách ra từ Liên xô cũ ủng hộ việc sở hữu cá nhân về tài sản. Ngoài ra một số quốc gia như Kenya, Madagascar và Mozambique cũng ủng hộ cải cách ruộng đất theo hướng trên. 3. Tác dụng của thuế sử dụng đất nông nghiệp 3.1 Tăng cường việc sử dụng đất, hạn chế việc nắm giữ nhưng không sử dụng. Bất kỳ yếu tố nào làm tăng chi phí nắm giữ đất một cách đúng mức sẽ tạo ra sự khuyến khích tăng cường sử dụng đất. Nếu đất không được sử dụng một cách tối ưu, việc tăng chi phí nắm giữ đất thông qua thuế sẽ tạo ra nỗ lực lớn trong việc sử dụng đất. (Taxing Agricultural Land: A Policy instrument for Land use Intensification, Local Development and Land Market Reform) Ở nhiều quốc gia với việc phân phối đất không hợp lý, có nhiều lý do để tin rằng một số lượng đáng kể của đất nông nghiệp không được sử dụng ở cường độ tối ưu của nó cho một loạt các lý do lịch sử và thể chế, và nếu thuế đất hiệu quả hơn sẽ dẫn đến tình hình thâm canh tăng vụ nhằm sử dụng đất được tốt hơn. Wunderlich (1993), trong một cuộc khảo sát của thuế đất nông nghiệp ở Mỹ cho kết luận, đánh giá đầy đủ các dữ liệu theo chuỗi thời gian đã chứng minh rằng "một mối quan hệ tích cực giữa các mức thuế suất cao hơn tài sản và sử dụng đất nông nghiệp, chuyên sâu hơn mà lần lượt được kết hợp với phân phối công bằng hơn đất nông nghiệp" Yamamura (1986) đã chứng minh tương tự cho trường hợp ở Nhật Bản, liên kết việc áp dụng thuế đất để tăng năng suất nông nghiệp. Strasma (2000) chỉ ra cách cấu trúc của hệ thống thuế đất nông nghiệp của Chile đã thành công khi khuyến khích sử dụng đất căn cứ đánh giá về lợi nhuận tiềm năng của mỗi thửa đất, được cập nhật thường xuyên dựa trên một bảng giao dịch thực tế trên thị trường. Việc tăng cường sử dụng đất như là một kết quả tất yếu của việc dùng thuế có hiệu quả, dẫn đến phân phối lại nguồn lực từ chủ thể sử dụng ít hiệu quả thành chủ thể sử dụng có hiệu quả thông qua thị trường được hỗ trợ bởi kinh nghiệm quốc tế. 3.2 Thuế đất gây ra phân phối lại đất. Tác động của thuế đất nông nghiệp như là một cơ chế truyền dẫn đến việc tái phân phối thị trường đất. Xem xét Brazil, Assuncao và Moreira (2005) lưu ý rằng thuế đất (thuế tài sản nông thôn - ITR) ở Brazil được dùng để hỗ trợ các chính sách công cộng để phân phối lại đất, nhưng rất ít thành công. Họ cho rằng có một mức độ cao về việc trốn thuế và gây cản trở hiệu quả của chính sách quản lý việc nắm giữ đất.Thuế được thu bởi chính quyền địa phương nơi chủ đất lớn thường vận động hành lang để trốn thuế. Ngoài ra, thuế được dựa trên đất "không sử dụng", đó là điều rất khó khăn để xác định.Mặc dù có những hạn chế, các nhà kinh tế học vẫn kết luận rằng "thuế đất thích hợp có thể điều chỉnh giá đất trong nền kinh tế, lô i kéo phân phối lại đất từ các chủ đất lớn chuyển nhượng cho nông dân sản xuất nhỏ hơn. Strasma và cộng sự (1987) kết luận rằng việc sử dụng thuế đất nông nghiệp để phân phối lại kích thích đã không thành công bởi vì thuế đất đối với tỷ lệ quá thấp ảnh hưởng đến các quyết định của chủ sở hữu bất động sản. Shearer và cộng sự (1991) lạc quan và thận trọng về thuế đất như một công cụ chính sách để khuyến khích phân phối lại ở các nước Mỹ Latinh. 4. Những khía cạnh ưu đãi của thuế sử dụng đất nông nghiệp - Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân có thu nhập thấp nhằm tạo tính công bằng xã hội, kích thích lao động sản xuất. - Ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, khuyến khích phân phối lại nguồn lực có hiệu quả, kích thích nông nghiệp phát triển, thu hút nguồn lực vào nông nghiệp như nhân lực, vật lực, tài lực … CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. 1. Cơ sở pháp lý của thuế sử dụng đất nông nghiệp 1.1 Giai đoạn trước khi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ra đời Thuế nông nghiệp ở nước ta được ban hành ngày 11/5/1951 theo sắc lệnh số 031/SL của chủ tịch nước và được áp dụng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam, sắc lệnh thuế nông nghiệp đã được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và cải tạo nền kinh tế nước nhà. Theo sắc lệnh này, thuế nông nghiệp được coi là thuế hoa lợi trên đất. Ðầu năm 1983, Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế nông nghiệp áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, từ năm 1989 Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi bổ sung Pháp lệnh về thuế nông nghiệp để chuyển từ hình thức hoa lợi trên đất sang thuế bao hàm cả thuế đất và thuế hoa lợi trên đất. Việc chuyển nến kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải đổi mới toàn diện mọi mặt quản lý kinh tế của đất nước trong khi Pháp lệnh thuế nông nghiệp năm 1983 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 1989 đã bộc lộ nhiều hạn chế và tỏ ra không phù hợp. 1.2 Sau khi Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp ra đời. Nhằm hạn chế những khuyết điểm của các văn bản pháp quy về việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp và khuyến khính sử dụng đất nông nghiệp có hiệu qủa, đảm bảo thực hiện công bằng, hợp lý trong việc đóng góp thu nhập cuả các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, ngày 10/7/1993 Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ III đã thông qua Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1994. Chính phủ đã có Nghị định số 73, 74 ngày 25/10/1993 và Bộ tài chính có Thông tư số 89 ngày 9/1/1993 hướng dẫn thi hành chi tiết Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nghị định số 84-CP ngày 08/8/1994 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích. Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngàỵ 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và một số thông tu hướng dẫn khác. 2. Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp Căn cứ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp do Quốc hội ban hành ngày 10/7/1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. - Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). - Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền thuê đất theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật này. 3. Phương pháp tính thuế sử dụng đất nông nghiệp Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp: 3.1 Diện tích Diện tích t ính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất 3.2 Hạng đất Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố: - Chất đất; - Vị trí; - Địa hình; - Điều kiện khí hậu, thời tiết; - Điều kiện tưới tiêu. Chính phủ quy định tiêu chuẩn hạng đất tính thuế theo các yếu tố nói tại Điều này và có tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986 - 1990). Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm. Trong thời hạn ổn định hạng đất, đối với vùng mà Nhà nước đầu tư lớn, đem lại h iệu quả kinh tế cao, Chính phủ điều chỉnh lại hạng đất tính thuế. Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng hạng đất và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị t rấn xác định hạng đất tính thuế cho từng hộ nộp thuế trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất như sau: 3.2.1. Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Hạng đất Định suất thuế 1 550 2 460 3 370 4 280 5 180 6 50 3.2.2. Đối với đất trồng cây lâu năm: Hạng đất Định suất thuế 1 650 2 550 3 400 4 200 5 80 3.2.3. Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm - Bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3; - Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6. 3.2.4. Đối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế: bằng 4% giá trị sản lượng khai thác. 4. Tác dụng của thuế sử dụng đất nông nghiệp 4.1 Đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo, nâng cao phần nào đời sống nông thôn, hạn chế tốc độ phân cấp giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn với một chính sách thuế ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện chính sách miễn, giảm trên, từ năm 2003 đến năm 2010, mỗi năm đã miễn, giảm cho 11.249.076 hộ với diện tích miễn, g iảm khoảng 5.462.278 ha; tổng số thuế miễn, giảm là 1.851.577 tấn quy thóc, tương đương 2.837 tỷ đồng. Với một lượng thuế giảm không đáng kể, Chính phủ đã có thể giúp hỗ trợ cho các hộ nông dân nghèo kích thích sản xuất nông nghiệp, ổn đ ịnh cuộc sống, giảm khoảng cách giàu nghèo, thực hiện cơ cấu ngành nông nghiệp. 4.2 Khuyến khích DN đầu tư phát triển nông nghiệp Hiện cả nước có khoảng 39.414 doanh nghiệp (DN) hoạt động ở nông thôn, chiếm 30% tổng số DN của cả nước. Mặc dù đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên, số DN thật sự hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chỉ là 1.454 DN, với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 32,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 6% tổng số vốn của khu vực DN nông thôn và 0,9% tổng số vốn của DN cả nước. Trong số đó, phần lớn là các DN nhỏ và vừa, DN có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 60%, DN có số vốn trên 200 tỷ đồng chỉ chiếm 3%. Tỷ lệ DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động có lãi tương đối thấp, trong khi số DN bị thua lỗ khá lớn, chiếm tới gần 1/3 t rong tổng số DN ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký chỉ tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng; lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng có xu hướng giảm, nhất là trong 3 năm gần đây. Trong 10 năm (từ 1998-2008), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp chỉ chiếm 10,7% tổng số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước với 966 dự án. Quy mô của các dự án này cũng chỉ bằng 1/10 mức trung bình của các dự án khác. Do vậy, với một mức thuế SDĐ nông nghiệp ưu đãi sẽ góp phần khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, qua đó thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khi chính sách đi vào cuộc sống, chúng ta có thể hy vọng vào những tác dụng tích cực đến việc xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn-lĩnh vực mà Đảng, Nhà nước đang tập trung quan tâm sâu sắc. 4.3 Kích thích tăng năng suất sử dụng đất nông nghiệp, tránh tình trạng đất hoang hóa. Hiện nay, mặc dù Nhà nước đã có những chính sách miễn giảm thuế, kích thích sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng đất hoang hóa vẫn còn diễn ra. Do đó cần áp dụng mức thuế cao hay thấp, đánh vào đối tượng nào để có thể giảm thiểu diện tích đất hoang hóa luôn là vấn đề cần được quan tâm đúng mức của các cơ quan ban ngành. 5. Những tồn tại trong chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp 5.1 Mức thuế suất chưa được cập nhật thường xuyên nhằm phù hợp với tình hình của nền kinh tế. Nền kinh tế luôn vận động và thay đổi, kèm theo các yếu tố lạm phát, tăng trưởng. Thuế suất thuế sử dụng đất nông nghiệp lại không được cập nhật để phù hợp với tình hình kinh tế. 5.2 Thuế sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn là gánh nặng cho nông dân có thu nhập thấp. Nông dân hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm cả phân bón tăng cao và chi phí thuốc trừ sâu và thị trường hạn chế cho các sản phẩm. Ngoài ra, họ còn chịu sự chèn ép của thương lái thu mua nông sản. Bên cạnh đó, yếu tố mùa màng không thuận lợi, thiên tai, dịch bệnh cũng là một rủi ro lớn trong ngành nông nghiệp. Thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ là một gánh nặng không nhỏ cho người nông dân. 5.3 Chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan ban ngành. Dù loại thuế này đã ra đời từ khá lâu, đóng góp nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước trước đây. Tuy nhiên, có rất ít các cuộc điều tra, khảo sát, thống kê phân tích về tình hình quản lý, thu thuế; đánh giá hiệu quả đạt được từ chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp. Từ đó, việc thu thuế sẽ không được triệt để, quản lý không đạt hiệu quả, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước. 5.4 Năng lực quản lý còn hạn chế. CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ 1. Dựa trên các kinh nghiệm các nước 1.1 Các quốc gia trên thế giới đã nhận ra những khiếm khuyết của Thuế sử dụng đất nông nghiệp nên đã nỗ lực miễn giảm, loại bỏ. Trung Quốc là một trong các quốc gia đã bãi bỏ loại thuế này. Họ đã đưa ra chương trình cơ cấu thuế “Tax for fee reform – TFR” vào năm 2002 trước sự than phiền của người dân vì phải chịu gánh nặng thuế. TFR nhằm mục đích sắp xếp lại nguồn thu thuế, tạo ra sự minh bạch hơn và tăng tính hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, họ gặp phải một trở ngại lớn. Đó chính là việc sụt giảm nguồn thu của ngân sách địa phương và giảm tính tự chủ của địa phương trong việc cung cấp các dịch vụ. Từ đó, các địa phương này phải chịu lệ thuộc nhiều vào ngân sách của quốc gia và trở thành 1 đơn vị chỉ có chức năng quản lý. Hơn nữa, nhiều dịch vụ cũng bị cắt giảm do thiếu hụt ngân sách. Đặc biệt ở Tây Bắc Trung Quốc, đã có sự giảm mạnh về việc cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế. Giải pháp khắc phục là chuyển tiền từ nơi khác nhưng gặp phải sự chậm trễ và phối hợp không đồng bộ. Từ đó, việc g iảm hoặc cắt bỏ cũng sẽ tạo ra tâm lý bất mãn trong dân chúng vì dịch vụ bị cắt giảm. Nhằm khắc phục khuyết điểm t rong việc tái cơ cấu hệ thống thuế, Trung Quốc đã cắt giảm nhân viên và tinh giản các đơn vị quản lý hành chính thành cấp quản lý cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm trừ tính quan liêu của cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, họ khuyến khích các đơn vị kinh doanh nông nghiệp hoạt động tích cực tạo nên nguồn thu bù đắp cho khoản thuế sử dụng đất nông nghiệp bị bãi bỏ. Như vậy, Trung Quốc bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp đầu tiên ở Tỉnh Anhui vào năm 2000, sau đó thực hiện rộng rải trên 20 t ỉnh thành khác đến 2002. Cuối cùng thực hiện bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp triệt để vào năm 2006. Trung Quốc đã thực sự bãi bỏ thuế nông nghiệp vào năm 2006. 1.2 Miễn giảm thuế Việc miễn giảm thuế nông nghiệp sẽ tạo nên lợi ích cho nông dân. Đối với nước Mỹ, họ cho rằng ngoài việc mang lại lợi ích cho nông dân, việc giảm thuế còn tạo ra sự giàu có và nổi tiếng. (theo Noel Brinkerhoff). Ví dụ, Michael Dell, người sáng lập ra hãng máy tính Dell, người giàu thứ hai ở Texas, đã có thể tận dụng lợi thế của việc giảm thuế nông nghiệp về bất động sản trên trang trại 1,700 mẫu Anh của ông ở ngoại ô Austin bởi vì ông đã sử dụng đất như một khu bảo tồn săn bắn cá nhân. Động thái làm cho ông tiết kiệm được 1.000.000 đô la Mỹ tiền thuế phải nộp. 1.3 Nhận thức ra những phương pháp né thuế của người dân. Tỷ phú Steve Forbes đưa ra một vài con bò vào bất động sản của mình trong khu Bedminister cao cấp, New Jersey, và điều này giúp ông giảm nhiều hơn 90% thuế tài sản bằng việc chuyển đổi hình thức sử dụng đất thành đất nông nghiệp. Khi còn giữ chức vụ thống đốc Bang Texas, George W. Bush đã chọn vị trí đặt căn nhà của mình bên bờ hồ gần Athens và có thể xem là 1 danh lam thắng cảnh. Với nỗ lực di dời chổ ở về khu đất nông nghiệp, Ông George W. Bush đã tiết kiệm khoản thuế 500 Đô la Mỹ cho 1 lần đóng thuế. Một vài năm sau đó, ông Bush đã miễn thuế nông nghiệp trang trại 1.500 mẫu Anh của ông ở Crawford, Texas, giảm trị giá tính thuế từ 2.100.000 $ đến 950.000 $. Ở một số quốc gia đang phát triển, tình trạng quản lý thu thuế lỏng lẻo, dẫn đến phát sinh tiêu cực, hối lộ tham nhũng. Các đối tượng có thu nhập cao tận dụng kẽ hở này để g iảm số thuế phải đóng. Đây là một số kinh nghiệm về việc né thuế, các cơ quan ban ngành có thể tiếp thu để quản lý nguồn thu thuế sử dụng đất nông nghiệp được tốt hơn. 2. Dựa trên thực tiễn thực hiện ở Việt Nam 2.1 Tạo ra một khung pháp lý chặt chẽ, thường xuyên cập nhật thuế suất phù hợp với tình hình kinh tế tại mọi thời điểm. Nhằm tạo tính công bằng và cơ sở cho việc tính thuế, quản lý thuế, Nhà nước cần quan tâm và tạo ra khung pháp lý chặt chẽ, tạo điều kiện thu thuế chính xác trên từng đối tượng, tránh thất thoát nguồn thu thuế. 2.2 Bãi bỏ luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Nguyễn Duy Lương đã cung cấp số liệu thống kê rằng thuế sử dụng đất nông nghiệp mang về một nguồn thu khoảng 1,8 nghìn tỷ đồng (tương đường 94.700.000 $) mỗi năm. Nếu so sánh với thu nhập quốc dân, nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp tương đương với chỉ 0,02% GDP nhưng đã tạo ra một gánh nặng rất lớn cho nông dân sản xuất nhỏ và cần được loại bỏ như một phần nổ lực của quốc gia nhằm loại bỏ nghèo đói, cho biết. Bà Dương Thị Ngọc của Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đôn đốc việc bãi bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp. Bà cho rằng loại bỏ thuế sẽ là một động lực cho nông dân tích tụ đất đa i, phát triển sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Phó Giám đốc Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính - Phạm Duy Khương cho biết: “Bộ cũng muốn loại bỏ thuế vĩnh viễn để giảm áp lực đối với nông dân và giúp đảm bảo an ninh lương thực”. Tuy nhiên, ông cho rằng Bộ cần phải thực thi theo Luật Đất đai và có trách nhiệm đưa ra những quy định về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và cắt giảm chỉ thông qua năm 2020. Nếu muốn xóa bỏ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, pháp luật phải được thay đổi. Do đó, việc bãi bỏ sắc thuế này rất phức tạp và cần có thời gian. 2.3 Miễn giảm thuế Ngành nông nghiệp từ xưa đến nay đã chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta. Bên cạnh đó, thu nhập từ các chủ thể hoạt động trong ngành nông nghiệp có mức thu nhập không cao. Do đó, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nhằm tháo gỡ gánh nặng thuế, tạo điều kiện kích thích sản xuất. Cần có chính sách thuế phù hợp, kích thích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tăng nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác. Ngoài ra, điều này cũng nhằm kích th ích ngành nông nghiệp phát triển. 2.4 Đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn lực con người luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý. Nhà nước cần quan tâm hơn về chính sách đào tạo nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các nhân viên trẻ, truyền đạt kinh nghiệm. Có chính sách tiếp cận, học hỏi kỹ năng quản lý từ các nước phát triển trên thế g iới. C. KẾT LUẬN Với những nội dung đã được trình bày, chúng ta đã có được một cái nhìn tổng quát từ cách sử dụng thuế đất nông nghiệp của nước ngoài đến cách sử dụng tại Việt Nam. Chúng ta nhận thức được tác dụng, vai trò của thuế sử dụng đất nông nghiệp, những điểm tương đồng cũng như khác biệt trong cách thực hiện và quản lý ở nước ngoài và tình hình thực tế tại Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện cách thức áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp vào nền kinh tế nước nhà. Đề tài đã gặp phải một số hạn chế về việc tổng hợp số liệu, phân tích t ình hình thực trạng áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể gặp phải thiếu sót, không đánh giá hết được thực trạng đang diễn ra để có thể đưa ra những giải pháp thiết thực hơn, cụ thể hơn nhằm cảm thiện hệ thống thuế trong lĩnh vực đất nông nghiệp. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (10/7/1993): Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 2. John James Kennedy: From the Tax-for-Fee Reform to the Abolition of Agricultural Taxes: The Impact on Township Governments in North-west China 3. Malcolm D. Childress, Peter Hansen, David Solomon, Rogier van den Brink: (10/7/2007): Taxing Agricultural Land: A Policy instrument for Land use Intensification, Local Development and Land Market Reform 4. agricultural-land-tax-relief.html 5. cultural_Tax_Breaks_Save_Money_for_Rich_and_Famous_110421 6. http:/ /www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=3&id=12670&idcha=9664 7. com.vn/view_news.aspx?ni d=151

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrang_hbia_2534.pdf
Luận văn liên quan