- Luật thuế TNCN phải là công cụ hữu hiệu để Nhà nước tăng thu
ngân sách, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Ở các quốc gia phát triển, tỉ trọng thuế TNCN trên tổng thu ngân sách
là khá cao, trong khi đó tại Việt Nam số thu này là không đáng kể. So với
các sắc thuế gián thu như thuế giá trị g ia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế TNCN đảm bảo công bằng tốt hơn, vì
vậy, việc tăng nguồn thu từ thuế trực thu là yêu cầu hợp lí và cần thiết.
Bên cạnh việc mở rộng đối tượng điều chỉnh, Luật thuế TNCN cần bao
quát được các nguồn thu của cá nhân, đồng thời hạn chế hiện tượng tránh
thuế, lậu thuế. Bên cạnh đó, cần xác định một mức thuế suất hợp lí đối
với đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn để vừa đảm bảo nguồn thu
cho ngân sách nhưng đồng thời cũng không gây áp lực lên chủ thể nộp
thuế.
- Luật thuế TNCN phải là công cụ để đảm bảo công bằng xã hội.
Thực hiện công bằng xã hội là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước nói
chung và pháp luật luôn được coi là công cụ hữu hiệu. Luật thuế TNCN
cần phải đảm bảo khả năng điều tiết thu nhập hợp lí đối với cá nhân có
thu nhập. Về lí thuyết, pháp luật càng cá thể hoá nghĩa vụ nộp thuế bao
nhiêu thì càng có thể đảm bảo công bằng bấy nhiêu. Tuy nhiên, vấn đề
này cũng có tính hai mặt, bên cạnh việc đảm bảo công bằng tốt hơn, việc
cá thể hoá nghĩa vụ nộp thuế cũng có thể làm sai lệch bản chất công bằng.
23 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2822 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU
NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng
Học viên thực hiện : Lê Minh Phú
Lớp-Khóa : NGÂN HÀNG ĐÊM 6 – K20
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08 năm 2012
I. Phần mở đầu:
1. Lý do (tính cấp thiết của đề tài) :
Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường
đều coi thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong
việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xă hội.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển đã tạo môi trường cho hoạt
động chuyển nhượng vốn diễn ra ngày càng phổ biến và mạnh mẽ, điều
này đã tạo ra một lượng thu nhập lớn của các cá nhân từ hoạt động
chuyển nhượng vốn. Nhà nước Việt Nam bổ sung thêm quy định đánh
thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
nhằm tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Đề tài này, nghiên
cứu & phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ
chuyển nhượng vốn để nhằm thấy được tích được mất của việc đánh thuế
này.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Làm rõ một số vấn đề liên quan tới cơ sở lý luận để đánh thuế thu nhập cá
nhân đối với thu nhập chuyển nhượng vốn.
Nghiên cứu luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam, các quan điểm đánh
thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập chuyển nhượng vốn của các nhà
làm luật Việt Nam.
Nêu ra nhưng tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó trong thuế thu
nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn tại Việt Nam.
Trên cơ sở những nguyên nhân đó, đề xuất các giải pháp để sửa đổi, bổ
sung nhằm hoàn thiện luật thuế cho phù hợp với thực tế hơn, phù hợp với
thông lệ cũng như chuẩn mực quốc tế.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với
các
phương pháp thống kê, phân tích, … đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn
nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu :
Trọng tâm nghiên cứu là luật thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ
chuyển nhượng vốn ở Việt Nam.
II. Phần nội dung:
Chương 1: Khung lý thuyết chung về thuế thu nhập cá nhân, thuế thu
nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn :
1.1Các khái niệm:
1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển,
đối tượng nộp thuế này là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có
thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã
hội. Ðồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân, người
ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập thường xuyên và thu nhập không
thường xuyên để tính thuế cho phù hợp. Lần đầu tiên ở Anh vào năm
1799 thuế thu nhập cá nhân được đưa vào thực hiện như một hình thức
thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp
và được chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nước tư bản
phát triển khác cũng áp dụng thuế này như: ở Nhật năm 1887, Ðức 1899,
Mỹ 1903, pháp 1916 và Liên Xô năm 1922.
Hiện nay trên thế giới có 02 phương pháp đánh thuế: Có nước tính
thuế vào từng khoản thu nhập thực tế của mỗi cá nhân, có nước tính thuế
trên tổng thu nhập của cả hộ gia đình:
• Cách thứ nhất được áp dụng phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Ðiển,
các nước Châu Phi, Liên Xô, Hunggari, Tiệp khắc…Ưu điểm của cách
này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách Nhà
nước. Nhưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại thu
nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu qủa và đáp ứng được sự công
bằng xã hội và nhất là đối với những cá nhân có nhiều khẩu ăn theo.
• Cách thứ hai được áp dụng ở Pháp, Hà Lan…Các chuyên gia
cho rằng cách này công bằng hơn về mặt đạo đức xã hội nhưng không kịp
thời vì mỗi gia đình đều có ít nhất hai người trở lên. Ðã có nhiều người thì
sẽ có nhiều khoản thu nhập khác nhau, do đó phải mở sổ sách kế toán,
theo dõi từng nguồn thu nhập và phải đối chiếu với nơi phát sinh thu
nhập, vì có nhiều phức tạp nên rất ít quốc gia áp dụng cách thứ hai.
Như vậy, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào
thu nhập chính đáng của từng cá nhân.
1.1.2 Khái niệm tổng thu nhập (Gross income) :
Tổng thu nhập bao gồm tổng các nguồn khác nhau của một cá nhân
bao gồm : tiền lương, thu nhập vốn, t iền lãi, cổ tức, thu nhập kinh doanh
khác, ...
1.1.3 Khái niệm về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú:
Cá nhân cư trú: Là cá nhân đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
- Cá nhân có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch
hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến VN.
- Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Vn như: có nơi để đăng ký
thường trú, có thẻ thường trú thẻ tạm trú do BCA cấp hoặc có thuê nhà để
ở từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Cá nhân không cư trú: Là người không đáp ứng điều kiện nêu trên.
1.2 Chức năng, vai trò của thuế thu nhập cá nhân :
Tại sao phải đánh thuế thu nhập cá nhân nói chung cũng như đánh thuế
thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn ?
• Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước:
Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương
mại nên thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng
cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu
nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập
cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà
nước.
• Góp phần thực hiện công bằng xã hội:
Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức
khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu
nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Thêm vào đó
khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm. Ở nhiều
nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh
nặng xã hội.
Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch
nhau, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá
nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một
số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu
nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét
trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô
của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó
việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần
thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.
1.3 Đối tượng chịu thuế :
Đối tượng áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển
nhượng vốn là các cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Chương 2: Thực trạng thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ
chuyển nhượng vốn tại Việt Nam
2.1Khái quát về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển
nhượng vốn tại Việt Nam.
Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thuế
thu nhập cá nhân nhưng với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng năm 1962
và sau đó được cải cách vào năm 1972.
Ngày 27/12/1990, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao (Income Tax on high – Income
earner) và đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Ðể cho phù
hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát tr iển kinh tế- xã hội của
đất nước, từ đó đến nay đã có 05 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao: lần thứ nhất vào ngày 10/3/1992, lần
thứ hai vào ngày 1/6/1994, lần thứ ba vào ngày 6/2/1997, lần thứ 4 vào
ngày 30/6/1999 và lần thứ năm vào ngày 13/6/2001( có hiệu lực thi hành
từ ngày 1/7/2001), và Luật Thuế TNCN năm 2007.
2.1.1 Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn theo Nghị định số
100/2008/NĐ-CP :
Theo Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2008 quy
định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, TT 84/2008
TT-BTC Hướng dẫn NĐ 100 thì các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập
cá nhân được liệt kê trong đó thể hiện rõ thu nhập từ chuyển nhượng vốn
là khoản thu nhập phải chịu thuế, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
2.1.2 Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn theo Thông tư số
84/2008 TT-BTC :
Theo Thông tư số 84/2008 TT-BTC Hướng dẫn nghị định 100 thì thu
nhập từ chuyển nhượng vốn: Là khoản tiền lãi nhận được từ v iệc chuyển
nhượng vốn của cá nhân trong các trường hợp sau:
+ Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, các hợp đồng hợp tác
kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm thu nhập từ việc
chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng
khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định như thế nào?
Xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn như sau (khoản 2 Mục II Phần
B Thông tư 84/2008/TT-BTC): Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ
chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Tại khoản 4 Mục II Phần A Thông tư 84/2008/TT-BTC quy định: Thu
nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, các hợp đồng hợp tác kinh
doanh, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc
chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá
bán chứng khoán.
2.1.3 Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần
vốn góp là thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ
giá mua của phần vốn góp và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra
thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
2.1. Giá chuyển nhượng :
Theo tiết 2.1.1.a, điểm 2, Mục II, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC
quy định giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp
đồng chuyển nhượng vốn.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán
hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ
quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo qui định của Luật
Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
2.1.5 Giá mua : Giá mua của phần vốn góp được xác định đối với từng
trường hợp như sau:
- Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần
vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ
sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.
- Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị phần vốn đó tại thời
điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn
góp.
2.1.6 Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
của hoạt động chuyển nhượng vốn:
Là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu
nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo chế độ quy
định. Cụ thể như sau:
- Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng;
- Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm
thủ tục chuyển nhượng;
- Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến v iệc chuyển nhượng
vốn có hoá đơn, chứng từ hợp lệ.
2.1.7 Thời điểm xác định thu nhập tính thuế :
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm giao dịch chuyển
nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật: thời điểm hoàn
thành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh đối với trường hợp phải đăng
ký thay đổi đăng ký kinh doanh; hoặc thời điểm xác nhận của doanh
nghiệp quản lý vốn đối với trường hợp không phải làm thủ tục thay đổi
đăng ký kinh doanh.
2.1.8 Thuế suất :
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Theo quy định tại điều 28 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12
ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc Hội khóa 12 thì Thuế đối với thu
nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng
tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng
phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%, không
phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước
ngoài.
2.1.9 Cách tính thuế :
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (20%)
2.1.10 Đối tượng nộp thuế :
Đối tượng nộp thuế bao gồm:
• Cá nhân cư trú
• Cá nhân không cư trú
2.1.11 Căn cứ tính thuế, kỳ tính thuế :
a) Đối với cá nhân cư trú :
Phần 1 : đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn :
Căn cứ tính thuế:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua vốn góp – Chi phí
1. Giá chuyển nhượng: theo hợp đồng
2. Giá mua phần vốn góp: thời điểm góp vốn hoặc mua
3. Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng: chi phí pháp lý, phí và lệ
phí của người chuyển nhượng, khác (có hóa đơn, chứng từ và liên quan
đến việc chuyển nhượng)
* Thời điểm xác định thu nhập: thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn
hoàn thành (thời điểm làm thủ tục chuyển quyền sở hữu với cơ quan đăng
ký kinh doanh)
Kỳ tính thuế: theo từng lần phát sinh thu nhập
Phần 2 : đối với thu nhập chuyển nhượng chứng khoán :
Căn cứ tính thuế: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Giá bán – giá mua – Chi phí – Chuyển lỗ
Giá bán: đối với chứng khoán niêm yết là giá chuyển nhượng thành công
tại công ty chứng khoán hoặc đối với chứng khoán chưa niêm yết là giá
hợp đồng tại thời điểm bán.
Hướng dẫn bổ sung theo Thông tư 62/2009/TT-BTC:
(Ngày hiệu lực của Thông tư số 62: sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng
cho các khoản thu nhập phát sinh từ ngày 1/1/2009.)
Thay đổi cách xác định giá bán đối với cổ phiếu chưa niêm yết, chưa
đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán: căn cứ theo giá
ghi trên hợp đồng chuyển nhượng, nếu hợp đồng không ghi giá thì ghi
chuyển nhượng do người chuyển nhượng tự khai (Trước đây, theo Thông
tư số 84, căn cứ vào giá hợp đồng hoặc giá theo sổ sách kế toán của
Doanh nghiệp có chứng khoán được chuyển nhượng tại thời điểm bán).
Chuyển lỗ: không quá 5 năm kể từ năm phát sinh lỗ
Thuế suất : Thu nhập chuyển nhượng chứng khoán có 2 thuế suất:
1. 20% trên Thu nhập hàng năm
Phải đăng ký chậm nhất 31/3/2009 (mẫu số 15 ĐK/TNCN) vẫn phải tạm
nộp 0.1% trên giá chuyển nhượng
2. 0.1% trên giá chuyển nhượng từng lần – không quyết toán
Kỳ tính thuế :
• Theo từng lần phát sinh thu nhập: đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu
nhập từ chuyển nhượng vốn;
• Theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển
nhượng chứng khoán; theo năm phải đăng ký từ đầu năm.
b) Đối với cá nhân không cư trú :
Căn cứ tính thuế:
Thuế TNCN = Tổng số tiền nhận được từ việc chuyển nhượng X Thuế
suất 0,1%Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển
nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là tổng giá trị chuyển
nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
Kỳ tính thuế : Thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn có hiệu lực hoặc
thời điểm hoàn tất việc chuyển tên sở hữu (đối với chuyển nhượng phần
vốn góp; chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch) hoặc
thời điểm Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng
khoán công bố giá thực hiện (đối với chứng khoán niêm yết và chứng
khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch).
2.1.12 Khai thuế:
Tại tiết 2.6, điểm 2, Mục II Phần D Thông tư này hướng dẫn cá nhân có
thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng
khoán) có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế
theo quy định sau đây:
Thời điểm khai thuế: Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải
khai thuế TNCN đồng thời với việc thực hiện các thủ tục chuyển quyền
sở hữu phần vốn chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định
của pháp luật.
Hồ sơ khai thuế gồm:
(1) Tờ khai thuế TNCN áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển
nhượng vốn theo mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này;
(2) Hợp đồng chuyển nhượng vốn (bản sao);
(3) Các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập
từ hoạt động chuyển nhượng vốn.
Hồ sơ khai thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn được nộp
tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có diễn ra giao dịch
chuyển nhượng vốn hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân chuyển nhượng vốn
(người bán) cư trú.
Thời hạn nộp thuế :
Thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên Thông báo thuế theo mẫu số 12-
1/TB-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp có vốn
chuyển nhượng chỉ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu vốn cho tổ chức, cá
nhân nhận chuyển nhượng vốn khi có chứng từ nộp thuế TNCN đối với
hoạt động chuyển nhượng vốn.
Thời hạn nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn góp, đầu
tư vốn (trường hợp phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế),… là ngày
ghi trên thông báo nộp thuế của cơ quan thuế nhưng chậm nhất không quá
30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thuế.
Trường hợp cá nhân đang sở hữu một phần vốn góp tại một Công ty cụ
thể, khi cá nhân đó chuyển nhượng số vốn trên cho người khác, thì cá
nhân đó phải có nghĩa vụ thực hiện đăng ký thuế (nếu chưa đăng ký thuế
và chưa được cấp mã số thuế), nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Chi cục Thuế
nơi cá nhân cư trú và khai thuế, nộp thuế đối với thu nhập từ hoạt động
chuyển nhượng vốn theo đúng quy định nêu trên.
Trường hợp chuyển nhượng vốn theo đúng quy định của pháp luật về thuế
TNCN nhưng không có thu nhập thì vẫn phải thực hiện khai thuế đối với
thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn để cơ quan thuế có cơ sở xác
định lại giá chuyển nhượng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
doanh nghiệp có vốn chuyển nhượng làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
vốn.
2.2 Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng
khoán tại Việt Nam:
Tại công văn số 5050/TCT-TNCN ngày 08 tháng 12 năm 2010 Thu thuế
TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được thực hiên
như sau:
Theo hướng dẫn tại Điều 1 của Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày
12/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn miễn thuế TNCN năm 2009 theo
Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội thì cá nhân
chuyển nhượng chứng khoán được miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày
01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2009. Từ ngày 01/01/2010, cá nhân có thu
nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thực hiện nộp thuế TNCN theo qui
định tại Luật Thuế TNCN và Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày
30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số
100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ qui định chi tiết một số
điều của Luật Thuế TNCN và công văn số 42/BTC-TCT ngày 02/01/2009
của Bộ Tài chính hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN đối với chuyển nhượng
chứng khoán. Căn cứ hướng dẫn tại các văn bản nêu trên, Tổng cục Thuế
lưu ý các Cục thuế một số vấn đề sau:
Thời điểm tính thuế, khấu trừ thuế là thời điểm hoàn thành các giao
dịch chuyển nhượng chứng khoán tính từ ngày 01/01/2010, cụ thể như
sau:
+ Đối với chứng khoán niêm yết: là thời điểm Sở giao dịch chứng khoán
hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện.
+ Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao
dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán là thời điểm Trung tâm giao
dịch chứng khoán công bố giá thực hiện.
+ Đối với chuyển nhượng chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu
trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.
Trường hợp không có hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán thì thời
điểm tính thuế là thời đ iểm đăng ký chuyển tên sở hữu chứng khoán.
Công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao
dịch chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch có trách nhiệm
khấu trừ thuế TNCN theo mức thuế suất 0,1% tính trên giá trị chứng
khoán từng lần chuyển nhượng của nhà đầu tư theo từng trường hợp nêu
trên và thông báo số thuế phải nộp cho người chuyển nhượng biết.
- Phương pháp nộp thuế:
+ Công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao
dịch chứng khoán từ ngày 01/01/2010 có trách nhiệm khấu trừ thuế, khai
thuế TNCN và nộp tờ khai cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất
là ngày 20 của tháng sau đồng thời thực hiện nộp số thuế đã khấu trừ vào
Ngân sách Nhà nước.
+ Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nếu áp dụng nộp thuế thu nhập cá
nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo thuế suất 20%
thì phải thoả mãn điều kiện qui định tại khoản 2.2.2, tiết 2.2, điểm 2 Mục
II Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC và phải thực hiện đăng ký
phương pháp nộp thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng
khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư
trú, chậm nhất là 31/12/2009.
Để triển khai thu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển
nhượng chứng khoán từ ngày 01/01/2010, Tổng cục Thuế đề nghị Cục
Thuế các tỉnh thành phố triển khai ngay một số việc sau đây:
1. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại
chúng về nghĩa vụ nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng
chứng khoán từ ngày 01/01/2010 để mọi cá nhân biết, nội dung tuyên
truyền tập trung vào những nội dung mà Tổng cục Thuế gợi ý nêu trên.
2. Có văn bản thông báo đến các Công ty chứng khoán yêu cầu từ ngày
01/01/2010 phải thực hiện việc khấu trừ thuế, kê khai nộp thuế đối với
các giao dịch chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại Thông tư
số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 và công văn số 42/BTC-TCT ngày
2/1/2009 nêu trên của Bộ Tài chính. Yêu cầu các Công ty chứng khoán
niêm yết công khai các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục
Thuế hướng dẫn về thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng
chứng khoán để các nhà đầu tư là cá nhân biết và thực hiện.
3. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho các Công ty chứng khoán hiểu rõ về
đối tượng nộp thuế, về thuế suất và phương pháp xác định giá chuyển
nhượng, về khấu trừ thuế, về kê khai nộp thuế bao gồm cả nội dung kê
khai, thời điểm nộp tờ khai, nơi nộp tờ khai, thời gian nộp thuế và các nội
dung đã hướng dẫn tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 và
công văn số 42/BTC-TCT ngày 2/1/2009 của Bộ Tài chính để các Công
ty chứng khoán biết và thực hiện.
4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các qui định về kê
khai thuế, nộp thuế của các Công ty chứng khoán. Kịp thời giải đáp các
vướng mắc cũng như xử lý các sai phạm của Công ty chứng khoán trong
quá trình thực hiện.
2.3 Những tồn tại cần hoàn thiện :
Chưa kiểm soát được nguồn thu nhập từ chuyển nhượng vốn của từng
cá nhân.
Cùng với sự phát triển về thị trường chứng khoán tại Việt Nam, pháp
luật về chứng khoán đã được ban hành để tạo ra hành lang pháp lý, mà
điểm mốc là việc ban hành Luật Chứng khoán năm 2006. Ngoài ra, nhằm
tập hợp các quy định rải rác trước đó, pháp luật thuế thu nhập cá nhân đã
chính thức quy định v iệc thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển
nhượng chứng khoán và chuyển nhượng cổ phần trong Luật Thuế TNCN
năm 2007, Nghị đ ịnh số 100/NĐ-CP ngày 08/09/2008 (“Nghị đ ịnh 100”)
và Thông tư số 84/TT-BTC ngày 30/09/2008 (“Thông tư 84”). Tuy nhiên
vẫn còn một số vướng mắc :
+ Cổ phiếu trong công ty cổ phần có phải là chứng khoán ?
Theo quy định tại Nghị định 100 và Thông tư 84 thì chứng khoán
gồm: chứng khoán niêm yết; chứng khoán của công ty đại chúng chưa
niêm yết và chứng khoán của các đơn vị không thuộc hai trường hợp nêu
trên. Cũng theo các văn bản này thì việc chuyển nhượng cổ phần trong
công ty cổ phần nằm ở cả hai nội dung là chuyển nhượng chứng khoán
hoặc chuyển nhượng phần vốn góp. Tuy nhiên, các văn bản này không
làm rõ việc cổ phần trong trường hợp nào được xem là chứng khoán và
trường hợp nào được xem là vốn góp. Trong khi đó, chính sách thuế
TNCN của cá nhân cư trú áp dụng cho giao dịch chuyển nhượng chứng
khoán và chuyển nhượng vốn hiện tại là tương đối khác nhau. Theo đó,
nếu là “chuyển nhượng vốn” thì thuế TNCN là 20% trên lợi nhuận còn
nếu xem là “chuyển nhượng chứng khoán” thì cá nhân chuyển nhượng chỉ
được áp dụng cách tính thuế 20% trên lợi nhuận nếu đã đăng ký phương
thức đóng thuế theo biểu thuế toàn phần với mức thuế suất 20% với cơ
quan thuế trong năm trước năm giao dịch xảy ra, nếu không đăng ký thì
áp dụng thuế suất 0,1% trên giá trị giao dịch.
+ Giải quyết bằng văn bản dưới luật – vẫn vướng :
Để giải quyết vướng mắc này, ngày 02/6/2010 Tổng cục Thuế ban
hành Công văn số 19109/TCT-TNCN giải thích về chính sách thuế
TNCN (“Công văn 1919”). Theo đó, Tổng cục Thuế cho rằng để cổ phần
được xem là chứng khoán thì có hai điều kiện: công ty cổ phần phải chia
vốn điều lệ thành các phần bằng nhau và cổ phần đã được ghi nhận trong
sổ kế toán hoặc công ty cổ phần đã phát hành cổ phiếu cho số cổ phần đó.
Công văn 1919 được ban hành căn cứ theo các quy định về công ty cổ
phần trong Luật Doanh nghiệp 2005 và quan trọng là đã vận dụng đúng
theo định nghĩa về chứng khoán trong Điều 6.1 của Luật Chứng khoán, cụ
thể: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng
khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ
liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
quỹ; b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn
bán v.v. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”.
Tuy nhiên, ngày 20/9/2010 Bộ Tài chính ban hành công văn số
12501/BTC-CST hướng dẫn về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển
nhượng cổ phần trong các công ty cổ phần (“Công văn 12501”). Theo
đây, Bộ Tài chính cho rằng chỉ chuyển nhượng cổ phần trong công ty đại
chúng theo quy định của Luật Chứng khoán mới được xem là chuyển
nhượng chứng khoán, các trường hợp còn lại được xem là chuyển nhượng
vốn. Quan điểm này khác biệt so với quan điểm của Tổng Cục thuế như
đã nêu trên. Hơn nữa, Công văn 12501 chỉ nêu chung là căn cứ theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán mà không viện dẫn được căn cứ pháp
lý cụ thể, cũng như không làm rõ định nghĩa về chứng khoán như Điều
6.1 trên. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng xác định nghĩa vụ nộp thuế TNCN
trước ngày ban hành Công văn này mà trái với hướng dẫn trên thì cũng
không phải đ iều chỉnh lại. Điều này phần nào cho thấy sự thiếu nhất quán
trong cách nhìn nhận cũng như giải pháp tình thế của Bộ Tài chính.
+ Những hệ lụy trong chuyển nhượng cổ phần:
Sự thiếu nhất quán trong giải thích chính sách thuế nói trên của các
cơ quan thuế - tài chính cũng có thể gây ra những hệ lụy lớn cho các cá
nhân chuyển nhượng cổ phần. Đơn cử, nhà đầu tư A chuyển nhượng một
số lượng cổ phiếu có giá trị là 50 triệu đồng trong Công ty cổ phần X cho
Nhà đầu tư B với g iá 100 triệu đồng. Công ty cổ phần X chưa phải công
ty đại chúng nhưng vốn điều lệ đã được chia thành các phần bằng nhau và
cổ phần đã được xác nhận bằng việc phát hành cổ phiếu.
Nếu xem chuyển nhượng này là chuyển nhượng chứng khoán, nhà
đầu tư A có thể đóng thuế TNCN với mức thuế suất 20% trên lợi nhuận
trên tổng các giao dịch trong năm dương lịch (phương pháp 1) nếu A đã
đăng ký phương thức đóng thuế theo biểu thuế toàn phần với mức thuế
suất 20% với cơ quan thuế trong năm trước năm giao dịch xảy ra hoặc
0,1% trên giá giao dịch (phương pháp 2) nếu chưa đăng ký, cụ thể:
Phương pháp 1:
Số thuế A phải đóng = 20% x lợi nhuận = 20% x (giá bán – giá mua + chi
phí) = 20% x (100 triệu – 50 triệu + (giả định chi phí bằng 0)) =
10.000.000 VND
hoặc
Phương pháp 2:
Số thuế A phải đóng = 0,1% x giá chuyển nhượng = 0,1% x 100 triệu =
100 nghìn VND.
Tuy nhiên, nếu xem đây là chuyển nhượng vốn thì nhà đầu tư A phải
đóng thuế TNCN theo phương pháp 1 nêu trên, tức là phải đóng 10 tr iệu
đồng.
Nguyên tắc giải thích luật :
Xét tính nhất quán của việc ban hành và hướng dẫn áp dụng các quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực này, chúng tôi cho rằng việc hiểu thế nào là
chuyển nhượng chứng khoán thì phải tuân theo định nghĩa tại Điều 6.1
của Luật Chứng khoán bởi lẽ như đã đề cập thì pháp luật về thuế hiện
chưa có quy định nào làm rõ nội dung này.
Trường hợp cơ quan thuế có thay đổi chính sách tận thu thuế liên
quan đến hoạt động chuyển nhượng cổ phẩn, về mặt logic cần thiết phải
giải quyết các vấn đề mang tính kỹ thuật lập pháp trước. Cụ thể, cần sửa
đổi quy định của Thông tư số 84 để xác định rõ cách hiểu về chứng khoán
trong lĩnh vực thuế TNCN hoặc điều chỉnh quy định tại Điều 6.1 trên cho
nhất quán về mặt chính sách thuế. Khi việc điều chỉnh nêu trên chưa được
thực hiện thì hướng dẫn nêu tại Công văn 12501 chưa phù hợp với quy
định pháp luật hiện hành.
Thực trạng hiện nay là chúng ta tiếp tục sử dụng hệ thống “công văn”
để điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội - pháp luật quan trọng và đặc
biệt là trong lĩnh vực thuế không những gây ảnh hưởng đến nguồn thu
ngân sách mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động hoạch định kinh doanh
của doanh dân, những người nộp thuế. Nhà nước cần phương án để phát
huy vai trò giải thích pháp luật của cơ quan lập pháp, như Quốc hội, tạo
cơ chế thẩm tra tính pháp lý của các văn bản hướng dẫn chính sách theo
dạng công văn, cũng như xác định trách nhiệm của đơn vị đã ban hành
văn bản không phù hợp với quy định pháp luật.
Tại điểm 1 công văn số 12501/BTC-CST ngày 20/9/2010 của Bộ Tài
chính về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong
các công ty cổ phần đã hướng dẫn cụ thể việc phân biệt giữa chuyển
nhượng chứng khoán và chuyển nhượng vốn đối với chuyển nhượng cổ
phần trong công ty cổ phần.
Ví dụ tham khảo :
a) Nghĩa vụ thuế đối với v iệc ông A hoán đổi 5.913 CP của Công ty
cổ phần C lấy 102.700 CP của Công ty D như sau:
Giá bán: 416.844 đồng/cổ phần (2.464.800.000 đồng/5913 cổ phần)
Giá vốn: 10.000 đồng/cổ phần (do ông A trước đây góp vốn và là
thành viên HĐQT Công ty cổ phần C).
- Tổng giá tr ị tính thuế = (5913 cổ phần x 416.844 đồng) – (5913 cổ
phần x 10.000 đồng) = 2.346.538.572 đồng
- Số thuế TNCN = 2.346.538.572 x 20 % = 469.307.714 đồng.
b) Nghĩa vụ thuế đối với hoạt động của ông A chuyển nhượng
132.700 cổ phần cho Công ty D:
- Giá bán: 25.000 đồng/cổ phần.
- Giá vốn: 24.000 đồng/cổ phần (theo hợp đồng hoán đổi 102.700 cổ
phần và theo các hợp đồng mua 30.000 cổ phần của các cá nhân khác
cùng năm 2009).
- Tổng giá trị tính thuế: 132.700 cổ phần x (25.000 đ/cp – 24.000
đồng/cổ phần) = 132.700.000 đồng
- Số thuế TNCN = 132.700.000 đồng x 20% = 26.540.000 đồng
(chưa tính đến các khoản chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng)
2.4 Nguyên nhân :
-Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả từ những bất cập
trong quy định của luật thuế cũng như từ những yếu tố khác, như:
- Nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế ưa chuộng tiền mặt,
phần lớn các khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng t iền mặt, do
đó, khó có thể tạo ra cơ chế kiểm soát thu nhập cá nhân một cách chính
xác và hiệu quả.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính
quyền địa phương, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác
triển khai Luật thuế TNCN, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định
và quản lý gia cảnh người nộp thuế, quản lý hoạt động của các cá nhân
kinh doanh tự do, hành nghề độc lập,...
- Hiện tượng tiêu cực và bất công trong việc nộp thuế TNCN vẫn
chưa được xử lý triệt để, làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả thực tế và công
bằng của Luật thuế, gây một số bức xúc trong quần chúng nhân dân.
- Trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một bộ phận lớn
dân cư còn hạn chế, tâm lý trốn thuế còn lan truyền, trong khi lực lượng
cán bộ thuế còn mỏng, không thể thực hiện thanh tra kiểm tra thuế TNCN
trên diện rộng để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý.
Chương 3: Kiến nghị phương hướng, một số giải pháp nhằm hoàn thiện
luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam đối với thu nhập từ chuyển
nhượng vốn
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam :
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải được quy
định phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X đã xác định: “Áp dụng thuế TNCN
thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng
xã hội và tạo động lực phát triển” và “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về
thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ… Điều chỉnh
chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng
thu, điều tiết hợp lí thu nhập”.
Như vậy, Luật thuế TNCN cần xác định phạm vi điều chỉnh rộng hơn
nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc công bằng, bình đẳng trong đánh
thuế thu nhập theo hướng mọi cá nhân có thu nhập đều phải chịu thuế.
Việc đánh thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn sẽ không
phân biệt cá nhân là người nước ngoài hay công dân Việt Nam.
- Luật thuế TNCN phải là công cụ hữu hiệu để Nhà nước tăng thu
ngân sách, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Ở các quốc gia phát triển, tỉ trọng thuế TNCN trên tổng thu ngân sách
là khá cao, trong khi đó tại Việt Nam số thu này là không đáng kể. So với
các sắc thuế gián thu như thuế giá trị g ia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế TNCN đảm bảo công bằng tốt hơn, vì
vậy, việc tăng nguồn thu từ thuế trực thu là yêu cầu hợp lí và cần thiết.
Bên cạnh việc mở rộng đối tượng điều chỉnh, Luật thuế TNCN cần bao
quát được các nguồn thu của cá nhân, đồng thời hạn chế hiện tượng tránh
thuế, lậu thuế. Bên cạnh đó, cần xác định một mức thuế suất hợp lí đối
với đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn để vừa đảm bảo nguồn thu
cho ngân sách nhưng đồng thời cũng không gây áp lực lên chủ thể nộp
thuế.
- Luật thuế TNCN phải là công cụ để đảm bảo công bằng xã hội.
Thực hiện công bằng xã hội là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước nói
chung và pháp luật luôn được coi là công cụ hữu hiệu. Luật thuế TNCN
cần phải đảm bảo khả năng điều tiết thu nhập hợp lí đối với cá nhân có
thu nhập. Về lí thuyết, pháp luật càng cá thể hoá nghĩa vụ nộp thuế bao
nhiêu thì càng có thể đảm bảo công bằng bấy nhiêu. Tuy nhiên, vấn đề
này cũng có tính hai mặt, bên cạnh việc đảm bảo công bằng tốt hơn, việc
cá thể hoá nghĩa vụ nộp thuế cũng có thể làm sai lệch bản chất công bằng.
- Luật thuế TNCN phải đảm bảo nguyên tắc hội nhập quốc tế.
Luật thuế TNCN phải thể hiện được tinh thần của các hiệp định tránh
đánh thuế hai lần hoặc chí ít cũng cần quy định các nguyên tắc áp dụng
những hiệp định này trong việc xác định nghĩa vụ thuế của người nước
ngoài có thu nhập tại Việt Nam hoặc thu nhập của công dân Việt Nam ở
nước ngoài. Nguyên tắc này cũng cho phép áp dụng biểu thuế thống nhất
đối với tất cả các cá nhân, không kể đó là công dân Việt Nam hay người
nước ngoài.
Cần quy định việc áp dụng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần làm
cơ sở đảm bảo quyền lợi đối với các đối tượng có thu nhập từ nhiều quốc
gia khác nhau, không nên quy định chung chung về việc áp dụng điều ước
quốc tế.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người nộp thuế
Để thuận lợi cho người nộp thuế và giảm khối lượng phải quyết toán
thuế không cần thiết, Bộ Tài chính đề xuất cá nhân có thu nhập chịu thuế
có trách nhiệm tự kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách Nhà nước và
quyết toán thuế theo quy định của Chính phủ.
3.2 Một số kiến nghị cụ thể đóng góp cho Luật thuế TNCN đối với thu
nhập từ chuyển nhượng vốn :
- Luật thuế TNCN quy định đánh thuế vào lãi góp vốn, cổ tức được
chia là không hợp lí. Những khoản thu nhập này là phần còn lại được chia
sau khi doanh nghiệp đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Về bản chất,
khoản thu nhập từ lãi góp vốn, cổ tức được chia khác với lãi gửi ngân
hàng, vì lãi gửi ngân hàng là khoản chi phí được khấu trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nếu nhà làm luật muốn
điều tiết thu nhập, thì cần xác định những khoản thu nhập này vào thu
nhập thường xuyên, chứ không phải thu nhập không thường xuyên như
dự thảo quy định vì đây là khoản thu nhập có được theo định kì (thường
là một năm).
- Không nên quy định thu nhập từ lãi mua trái phiếu Chính phủ, tín
phiếu kho bạc nhà nước vì như vậy sẽ không công bằng với những hình
thức đầu tư khác như mua trái phiếu công ti, kì phiếu ngân hàng… Bởi lẽ,
Nhà nước trong mối quan hệ với những người nắm giữ trái phiếu cũng
giống như những tổ chức phát hành khác, đây là quan hệ dân sự nên
không thể có đặc quyền dành riêng cho Nhà nước. Thiết nghĩ, Nhà nước
cần thu hút nguồn vốn thông qua uy tín và niềm tin từ nhà đầu tư, chứ
không phải là tạo ra vị thế cao hơn so với những tổ chức khác trong việc
phát hành các công cụ vay nợ.
- Việc phân biệt đối tượng cư trú và không cư trú chỉ nên giới hạn
trong việc xác định các thủ tục hành chính thuế, không nên phân biệt về
nghĩa vụ thuế, vì sẽ không đảm bảo sự bình đẳng giữa đối tượng cư trú và
không cư trú đối với cùng một loại thu nhập (ví dụ: Thu nhập từ hoạt
động kinh doanh phải cùng xác định trên thu nhập bằng doanh thu trừ chi
phí, không thể áp dụng trên doanh thu đối với riêng đối tượng không cư
trú). Do đó, trừ những quy định nhằm đảm bảo tránh đánh thuế hai lần thì
việc xác định nghĩa vụ thuế đối với những khoản thu nhập phát sinh ở
Việt Nam của người không cư trú cần phải quy định bình đẳng với người
cư trú. Bên cạnh đó, về kĩ thuật lập pháp, nếu việc đánh thuế đối với
người cư trú và không cư trú là như nhau thì không cần phải quy định
nhắc lại làm cho văn bản luật dài dòng, chỉ cần dẫn chiếu trong một điều
luật là được.
- Cần quy định v iệc áp dụng các hiệp đ ịnh tránh đánh thuế hai lần làm cơ
sở đảm bảo quyền lợi đối với các đối tượng có thu nhập từ nhiều quốc gia
khác nhau, không nên quy định chung chung về việc áp dụng điều ước quốc
tế.
III. Phần kết luận
Sau nhiều năm thực hiện, sửa đổi bổ sung Luật thuế TNCN Việt Nam
cho phù hợp với thực tiễn. Luật thuế TNCN hiện đang áp dụng là Luật
Thuế TNCN số 04/2007/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
Qua hơn 3 năm thực hiện, Luật thuế TNCN đã đạt được những mục
tiêu đề ra khi ban hành Luật, cụ thể:
- Đã bao quát và mở rộng được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế,
theo đó, số người nộp thuế đã tăng lên qua các năm, các loại thu nhập
mới phát sinh trong nền kinh tế đã dần bao quát được. Cụ thể:
Về đối tượng chịu thuế: Ngoài v iệc kế thừa có chọn lọc các chính sách
điều t iết thu nhập trước đây (thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, thuế
chuyển quyền sử dụng đất), Luật thuế TNCN đã bổ sung điều tiết đối với
các khoản thu nhập mới phát sinh, như: thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập
từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ thừa kế,
quà tặng là chứng khoán, phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, bất
động sản và các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng.
Tiền thuế thu được do bổ sung điều tiết đối với các khoản thu nhập
từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán như sau:
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Thu từ chuyển nhượng vốn, chứng
khoán
Tỷ
đồng
3,7 188,7 210,0
Trên đây đã phân tích thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng
vốn. Từ đó tìm ra các điểm còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế
và đề ra các giải pháp đề xuất để hoàn thiện khung thuế TNCN hơn nữa
trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cơ quan lập pháp cũng cần có sự xem
xét, nghiên cứu về những hạn chế, vướng mắc đồng thời đưa ra các biện
pháp cho việc xử lý, giải quyết những vướng mắc nhằm nâng cao hiệu
quả của thuế TNCN, phát huy tối đa ưu thế của loại thuế này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trang_bihvb_8994.pdf