Tiểu luận Phân tích tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh tại phân xưởng chế tạo phôi
a) Biện pháp kỹ thuật công nghệ:
• Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất
• Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị định kì
b) Biện pháp kỹ thuật vệ sinh:
Cải thiện các hệ thống thông gió, chiếu sáng, hút bụi và thường xuyên vệ sinh nhà xưởng cũng như chỗ làm việc của từng người lao động trong xưởng để cải thiện điều kiện làm việc
c) Biện pháp phòng hộ cá nhân:
Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng hộ cá nhân, các thiết bị che chắn trong xưởng phù hợp cho từng công việc và hướng dẫn người lao động sử dụng đúng cách
d) Biện pháp tổ chức lao động khoa học:
• Phân công lao động hợp lí phù hợp với điều kiện tâm, sinh lí, trình độ tay nghề của người công nhân
• Hướng dẫn, đào tạo công nhân sử dụng thành thạo các công cụ máy móc, quy trình sản xuất mới
6 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh tại phân xưởng chế tạo phôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Kỹ thuật an toàn và môi trường
Đề tài 7: Phân tích tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng tránh tại phân xưởng chế tạo phôi
1.Các yếu tố tác hại nghề nghiệp
Các yếu tố có trong quá trình công nghệ, quá trình lao động và điều kiện nơi làm việc có thể gây ảnh hưởng nhất định đối với trạng thái cơ thể người lao động. Các yếu tố đó được gọi là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp hay yếu tố nghề nghiệp. Khi các yếu tố nghề nghiệp có tác dụng xấu đối với sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động thì được gọi là các yếu tố tác hại nghề nghiệp.
1.1.Các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất
Yếu tố vật lý và hóa học:
Điện kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp như nhiệt độ, độ ẩm thấp hoặc cao, độ thoáng khí kém, cường độ bức xạ quá mạnh
Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia tử ngoại
Các tia phóng xạ như anpha, beta,gama
Tiếng ồn và rung động
Áp suất cao ( thợ lặn, thợ làm trong thùng chìm,) hoặc áp suất thấp ( thợ lái máy bay, làm việc ở cao nguyên,)
Bụi và các chất độc hại trong sản xuất
Yếu tố sinh vật
Vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây bệnh
Ký sinh trùng và nấm mốc gây bệnh
Các loại vi rút
1.2.Các yếu tố liên quan đến tổ chức lao động
Thời gian làm việc liên tục quá lâu, làm liên tục không nghỉ, làm thông ca, thêm giờ
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý
Cường độ làm việc nặng nhọc, không phù hợp với tình trạng sức khỏe của người lao động
Làm việc với tư thế không thoải mái như: cúi khom, vặn mình, đứng hoặc ngồi quá lâu
Sự hoạt động khẩn trương căng thẳng quá độ của các hệ thống và giác quan như hệ vận động thần kinh, thị giác, thính giác,trong thời gian làm việc
Công cụ sản xuất không phù hợp với cơ thể của người công nhân về mặt trọng lượng, hình dáng, kích thước.
1.3.Các yếu tố liên quan đến điều kiện vệ sinh an toàn lao động
Chiếu sáng hoặc bố trí sắp xếp hệ thống chiếu sáng không hợp lý
Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông
Phân xưởng chật chội và việc sắp xếp nơi làm việc lộn xộn, mất trật tự, không ngăn nắp
Thiếu các trang thiết bị cho các hệ thống thông gió, chống bụi, chống ồn, hút khí độc
Thiếu các trang thiết bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng sử dụng và bảo quản không tốt
Việc thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn lao động còn chưa nghiêm chỉnh và triệt để
Làm các công việc nguy hiểm có hại cho sức khỏe, tính mạng con người, nhưng vẫn chưa được cơ khí hóa tự động hóa, vẫn còn thực hiện theo các phương pháp thủ công
2.Thực trạng về sự ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp đến người lao động
Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh tật. Các bệnh này gọi là bệnh nghề nghiệp.
Tình hình bệnh nghề nghiệp ở nước ta đã có những con số đáng báo động:
Ở nước ta, theo số liệu báo cáo của bộ y tế tính đến hết năm 2013 có gần 28.000 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, trong đó bệnh bụi phổi là bệnh phổ biến chiếm 74%, điếc do tiếng ồn là 17%,
Thực trạng môi trường lao động ở nước ta vẫn còn nhiều ô nhiễm, theo thống kê của Cục Quản lý Môi trường Y tế, trong giai đoạn 2006 – 2011, vẫn còn 14,26% số mẫu đo môi trường vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (giai đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ này là 19,6%). Các yếu tố có tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất là ồn (22,16%), phóng xạ (20%) và ánh sáng (15,28%), bụi (11,3%). Môi trường làm việc vẫn còn ô nhiễm nên sẽ có nhiều tác hại nghề nghiệp, như vậy số lượng người mắc bệnh nghề nghiệp sẽ vẫn tăng lên.
Bảng 1. Số liệu thống kê về bệnh nghề nghiệp tính đến cuối năm 2009
STT
Các nhóm bệnh
Số người mắc bệnh
Tỉ lệ (%)
1
Bệnh bụi phổi và phế quản nghề nghiệp
17.258
78,10
2
Bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
3.163
14,31
3
Bệnh nghề nghiệp do yếu tố hoá học
979
4,43
4
Bệnh da nghề nghiệp
553
2,50
5
Bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật
147
0,66
6
Tổng số
22.100
100
Như vậy, tình hình bệnh nghề nghiệp đang có xu hướng tăng lên không chỉ về số lượng công nhân mắc bệnh mà còn về các loại bệnh. Vì vậy, cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề bệnh nghề nghiệp chính là những giải pháp để phòng tránh, hạn chế sự ảnh hưởng của tác hại nghề nghiệp đến người lao động.
3.Môi trường lao động trong phân xưởng chế tạo phôi
Các phương pháp chế tạo phôi là đúc, gia công áp lực, hàn và cắt kim loại. Do đó, môi trường làm việc trong các xưởng chế tạo phôi sẽ có nhiều các yếu tố tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng đến người lao động.
Phương pháp đúc:
Người công nhân làm việc với môi trường có nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt và các tia tử ngoại có năng lượng lớn do vật liệu nóng chảy phát ra
Phương pháp gia công áp lực:
Trong gia công nóng, môi trường có nhiệt độ khá cao
Tiếng ồn và rung động trong quá trình gia công
Phương pháp hàn và cắt kim loại:
Hàn hồ quang có nhiệt độ cao và bức xạ nhiệt mạnh
Có nhiều khí độc sinh ra khi cháy que hàn như khí CO2, F, bụi mangan, bụi oxit kẽm,rất có hại cho người lao động
4.Những biện pháp phòng tránh tác hại nghề nghiệp tại phân xưởng chế tạo phôi
4.1.Biện pháp hiện thời
Biện pháp kỹ thuật công nghệ:
Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất
Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị định kì
Biện pháp kỹ thuật vệ sinh:
Cải thiện các hệ thống thông gió, chiếu sáng, hút bụi và thường xuyên vệ sinh nhà xưởng cũng như chỗ làm việc của từng người lao động trong xưởng để cải thiện điều kiện làm việc
Biện pháp phòng hộ cá nhân:
Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng hộ cá nhân, các thiết bị che chắn trong xưởng phù hợp cho từng công việc và hướng dẫn người lao động sử dụng đúng cách
Biện pháp tổ chức lao động khoa học:
Phân công lao động hợp lí phù hợp với điều kiện tâm, sinh lí, trình độ tay nghề của người công nhân
Hướng dẫn, đào tạo công nhân sử dụng thành thạo các công cụ máy móc, quy trình sản xuất mới
Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe
Tổ chức khám tuyển định kì sức khỏe cho người lao động để phát hiện kịp thời những người mắc bệnh và không sắp xếp vị trí lao động cho những người đó vào các vị trí bất lợi về sức khỏe
Theo dõi sức khỏe cho người lao động thường xuyên và liên tục
Tiến hành giám định khả năng lao động và hướng dẫn tập luyện, phục hồi khả năng lao động của những người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người lao động
4.2.Biện pháp tương lai
Thay thế con người bằng rô-bốt trong những công việc độc hại, nặng nhọc ở trong phân xưởng
Áp dụng dây chuyền sản xuất tự động hóa trong toàn bộ quá trình sản xuất chế tạo, người công nhân chỉ tham gia ở đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất.
5.Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề
Giúp cho người lao động nhận thức được những tác hại nghề nghiệp và sự ảnh hưởng của nó đến mình như thế nào, như vậy họ cũng sẽ ý thức được việc trang bị các bảo hộ lao động cần thiết trong công việc của mình
Giảm thiểu số người mắc các bệnh nghề nghiệp
Thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Nâng cao năng suất lao động
Trả lời câu hỏi:
Trong cơ khí thường mắc những bệnh nghề nghiệp gì?
Trả lời: Trong cơ khí thường mắc các bệnh bụi phổi, phế quản nghề nghiệp, bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, bệnh da nghề nghiệp
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong ngành hàn?
Trả lời: Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong ngành hàn: bệnh phế quản nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp
Những hạn chế bảo hộ lao động trong chế tạo phôi?
Trả lời: Những hạn chế bảo hộ lao động trong chế tạo phôi:
Ý thức của người công nhân khi làm việc
Công tác quản lí các trang thiết bị bảo hộ lao động còn yếu, chưa nhanh chóng bổ xung các trang thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn khi sử dụng
Những biện pháp bảo hộ lao động trong chế tạo phôi?
Trả lời: Những biện pháp bảo hộ lao động trong chế tạo phôi:
Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng hộ cá nhân như gang tay, quần áo, mặt nạ hàn,
Hướng dẫn công nhân sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động
Xây dựng nội quy bảo hộ lao động trong nhà xưởng
Trong quy trình chế tạo phôi có những hạn chế và bất cập gì?
Trả lời: Trong quy trình chế tạo phôi có những hạn chế và bất cập:
Môi trường làm việc có nhiều tia bức xạ, nhiệt độ khá cao, tiếng ồn và rung động của máy
Người công nhân trực tiếp tham gia quá trình chế tạo phôi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_phan_tich_tac_hai_nghe_nghiep_va_bien_phap_phong_t.doc