Tiểu luận Phân tích tài chính công ty vinamilk của nhóm đầu tư trường

Công ty Vinamilk với sản phẩm đa dạng, có lợi thế về hệ thống phân phối rộng khắp, do đó ngành hàng sữa tươi - tiệt trùng được dự báo vẫn sẽ được người tiêu dùng tin tưởng trong thời gian tới. Tuy vậy, Vinamilk cũng sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Dutch Lady, Netslé, Mộc Châu và HanoiMilk. • Số liệu khảo sát cho thấy, số người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục chọn mua sữa tươi - tiệt trùng của Vinamilk cao nhất, chẳng hạn sữa tươi 100% nguyên chất có đường của Vinamilk là 26,5%. Đối với Dutch Lady, có 15,3% số người tiêu dùng trả lời sẽ sử dụng sữa tiệt trùng 100% nguyên chất có đường trong thời gian tới; 10,9% chọn sử dụng sữa có đường. Đối với các sản phẩm sữa chua ăn, Vinamilk chiếm vị trí gần như độc tôn. Với lợi thế phong phú về chủng loại, có thị trường rộng lớn, sữa chua Vinamilk là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Dự định tiêu dùng ngành hàng sữa trong tương lai chủ yếu tập trung vào các sản phẩm sữa chua của Vinamilk. Có 72,1% người tiêu dùng cho biết sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk có đường; 23,8% cho biết sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk trái cây; 20,0% sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk dâu.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tài chính công ty vinamilk của nhóm đầu tư trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành viên nhóm: Võ Thi Hồng Diễm-DT1 Bùi Thị Thùy Vân-DT2 Lê Hải Châu – DT3 Nguyễn Thanh Phong –DT3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Lĩnh vực hoạt động : Thực Phẩm - Giải Khát Địa chỉ : 184-186-188 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại : 84-8-39304860 Fax : 84-8-39304880 Địa chỉ trên MaroStores : Website : www.vinamilk.com.vn GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY. Lịch sử hình thành. 1976: Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico 1978: Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công tyđược đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. v 1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. v 1991: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam. v 1992: Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. 1994: Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. 1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. 2003: Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. * Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. * Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. * Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. F Mang dáng dấp của công ty nhà nước từ năm 1976 đến đầu năm 2003 mới chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Vinamilk ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành vẫn còn theo cơ chế xin cho. Tuy nhiên, khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần ta nhận thấy sự năng động trong hoạt động kinh doanh của Vinamilk bằng việc thâu tóm công ty cổ phần sữa Sài Gòn giúp tăng vốn điều lệ công ty, liên doanh với SABMILLER. Năm 2006 cùng việc niêm yết trên sàn chứng khoán Vinmilk cho thấy quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh từ việc huy động do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu. Như vậy, qua 33 năm hình thành và phát triển những nấc thang qua từng năm cho thấy sự mở rộng quy mô và vững vàng thương hiệu của Vinamilk Những sản phẩm của Vinamilk: Sữa đặc (Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam) Sữa bột (Dielac), Ridielac ...dành cho trẻ em, bà mẹ và người lớn tuổi. Bột dinh dưỡng. Sữa tươi, đặc biệt là Công ty đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm SỮA TƯƠI 100% rất được ưa chuộng. Kem, sữa chua (Sữa chua ăn, Sữa chua uống, Sữa chua men sống - PROBI), Phô–mai (nhãn hiệu BÒ ĐEO NƠ). Sữa đậu nành, nước giải khát (nước ép trái cây: Đào ép, Cam ép, Táo ép...). Mang nhãn hiệu VFresh. Cà phê hòa tan, cà phê rang xay mang nhãn hiệu CAFE MOMENT. Nước uống đóng chai mang nhãn hiệu ICY. Bia Zorok (liên doanh). F Vinamilk tiếp tục chiến lược đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc xây dựng hệ thống sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi. Ngoài ra, công ty xác định đa dạng hóa sản phẩm để tận dụng công nghệ thiết bị sẵn có, tận dụng hệ thống phân phối để phát triển, tiến tới trở thành một tập đoàn thực phẩm tại Việt Nam. F Mặc khác, Vinamilk tuy phát huy những tác dụng của việc kinh doanh đa ngành nghề nhưng vẫn hường vào dòng sản phầm chủ đạo là sản xuất và kinh doanh sữa. Điều này cho thấy sự ổn định hoạt động và chiến lược của công ty. Những ngành nghề kinh doanh của Vinamilk: Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa khác; Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên liệu. Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; Kinh doanh kho bãi, bến bãi; Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; Bốc xếp hàng hoá; Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang– xay– phin – hoà tan; Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa. Phòng khám đa khoa. Dòng sản phẩm nổi tiếng của công ty: ü Sữa đặc chiếm 34% doanh thu: là dòng chiếm sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu trong nước của công ty. ü Sữa tươi chiếm 26% doanh thu: năm 2007 sữa tươi đạt mức tăng trưởng 18%, chiếm khoảng 26% doanh thu và có tỷ trọng đóng góp cao thứ nhì vào doanh thu so với tất cả các dòng sản phẩm của công ty. Sữa tươi Vinamilk chiếm 35% thị phần. ü Sữa bột và ngũ cốc ăn liền chiếm 24% doanh thu năm 2007 của Vinamilk. Vinamilk là một trong 3 công ty dẫn đầu thị trương Việt Nam về doanh số sữa bột, trong đó Vinamilk chiếm 14% thị phần. ü Sữa chua chiếm 10% doanh thu: trong đó sữa chua uống chiếm 26% thị phần và sữa chua ăn chiếm 96% thị phần. F Vinamilk kinh doanh đa ngành đa nghề như vậy giúp cho công ty dễ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước không chỉ sữa mà còn có các mặt hàng thiết yếu khác. Hệ thống phân phối: gồm lợi thế kinh tế hẹp và lợi thế kinh tế rộng. Lợi thế kinh tế hẹp: Vinamilk sở hữu một hệ thống phân phối sỉ gồm 220 nhà phân phối độc lập có mặt tại 64 tỉnh thành trên toàn quốc. Các đơn vị phân phối này phục vụ hơn 140.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Công ty còn bán hàng trực tiếp đến các siêu thị, văn phòng, nhà máy và tại các điểm tư vấn dinh dưỡng của công ty. Và để hổ trợ mạng lưới phân phối của mình, Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẳng, Thành Phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Vinamilk có những chiến lược marketing trải rộng. Công ty quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông và thông qua các phương tiện cộng đồng như tài trợ các chương trình trò chơi giải trí trên truyền hình, tặng học bổng cho các học sinh giỏi, tài trợ cho người nghèo. Lợi thế kinh tế rộng: Vinamilk đã tạo một thương hiệu cho riêng mình trên thị trường. Ta thấy rằng hơn 33 năm hoạt động và phát triển, các sản phẩm của công ty như sữa Ông Thọ, sữa ngôi sao Phương Nam, Dielac, Sữa chua Vinamilk và các sản phẩm khác đã trở thành những nhãn hiệu quá quen thuộc trong thị trường nội địa. Chất lượng sản phẩm và uy tín đã làm nên một thương hiệu riêng. Vì vậy Vinamilk đã nhận được những danh hiệu cao quý của chính phủ: Huân chương lao động hạng II năm 1991. Huân chương lao động hạng I năm 1996. Anh hùng lao động năm 2000. Huân chương lao động hạng III năm 2005. “siêu cúp” hàng VN chất lượng cao và uy tín năm 2006 do hiệp hội sở hữu tri tuệ và doanh nghiệp vừa và nhỏ VN. Top 10 hàng VN chất lượng cao 1995 -2007. Top 10 hàng tiêu dùng Việt Nam từ 1995-2004( bạn đọc báo Đại Đoàn Kết bình chọn). Cúp vàng thương hiệu chứng khoáng uy tín và công ty cổ phần hàng đầu VN( năm 2008 do UBCKNN-ngân hàng nhà nước hội kinh doanh CK- CTCK và thương mại công nghiệp VN và Cty Văn hóa thăng long. Năng lực quản lí của Ban quản trị: Sơ đồ quản lí của công ty: Năng lực quản lí của ban quản trị: Vinamilk trở thàn một trong những công ty hàng đầu Việt Nam hiện nay không phải chỉ dựa vào thiên thời địa lợi nhân hòa mà còn phục thuộc vào rất nhiều về những nhà đứng đầu. Nói cách khác sự tồn tại của công ty phụ thuộc vào cách thức quản lí, tầm nhìn, chiến lược do ban lãnh đạo đề ra. Bà MAI KIỀU LIÊN: Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Sinh năm 1953, là một nữ doanh nhân Việt Nam, Khởi nghiệp với tấm bằng kỹ sư công nghệ chế biến sữa từ năm 1976, qua nhiều năm bà đã vươn lên để trở thành người lãnh đạo cao nhất của Vinamilk, đóng góp rất lớn trong việc xây dựng Công ty Sữa Việt Nam có được vị thế như hiện nay Bà từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Tiểu sử Bà sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Paris, Pháp; nguyên quán: Thị xã Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang, là người dân tộc Kinh. 1976: tốt nghiệp Trường Đại học Công nghệ Chế biến sữa tại Moskva, Liên Xô. 8/1976 – 8/1980: Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam). 8/1980 – 2/1982: Kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1. 2/1982 – 9/1983: Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1. 9/1983 - 6/1984, bà đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad, Liên Xô. 7/1984 – 11/1992: Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam. 12/1992 - nay: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. 1996 - 2001: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII [1] 11/2003 - nay: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam nhiệm kỳ lần thứ 1 (2010 - 2015) Danh hiệu Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2001) Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2006) F Gắn bó cùng những thay đổi và phát triển của Vinamilk hơn ai hết bà Mai Kiều Liên hiểu công ty, hiểu được những ưu và khuyết điểm của Vinamilk. Từ đó có những chiếc lược phát triển phù hợp cho tình hình của công ty. Tuy Vinamilk bắt nguồn là công ty nhà nước nhưng bà Mai Kiều Liên với và khả năng nắm bắt những cơ hội, điều đó t thấy ở chổ có sự tham gia của hai thành viên của hội đồng quản trị đặc biệt là ông Dominic Scriven – Giám đốc Dragon Capital. Với một chủ tich hội đồng quản trị tài năng và đầy kinh nghiệm như bà Mai Kiều Liên là một lợi thế mạnh của Vinamilk. BÀ NGÔ THỊ THU TRANG, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH CỦA VINAMILK Gia nhập Vinamilk từ năm 1985, bà Ngô Thị Thu Trang đi từ một chuyên gia kế toán lên vị trí kế toán trưởng (năm 1998). Đến năm 2005, sau khi Vinamilk cổ phần hóa, bà Trang nắm giữ vị trí Phó Tổng giám đốc tài chính. Và thành tựu lớn nhất của bà ở vị trí này chính là tái cấu trúc hệ thống tài chính của Vinamilk, phù hợp với bước ngoặt lớn của Công ty là cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán . Tiểu sử Bà sinh ngày 20 tháng 4 năm 1963 , quê quán Hạnh Thông Xã – Gia Định-Bình Dương là người dân tộc kinh. Trinhg độ chuyên môn: thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh Quá trình công tác: Từ năm 1985-1994: chuyên viên phòng kế toán thống kê sữa Việt Nam Từ 01/1995-12/1997: phó phòng, quyền trưởng phòng kế toán thống kê công ty sữa Việt Nam Từ 01/1998-02/1998: trưởng phòng kế toán công ty sữa Việt Nam Từ 02/19980-03/2005 : kế toán trưởng công ty sữa Việt Nam Từ 03/2007 đến nay: phó tổng giám đốc công ty sữa Việt Nam Chức vụ hiện nay: Thành viên HĐQT công ty sữa Việt Nam Phó tổng giám đốc công ty sữa Việt Nam Số cổ phần nắm giữ: 6.810 cổ phần cá nhân F Ta thấy rằng, trong nhiều năm liền bà làm bên phòng kế toán, bà đã am hiểu rất rỏ về tình hình tài chính, hoạt động của công ty. Nên sau khi công ty cổ phần hóa bà đã chủ chương thay đổi toàn bộ hệ thống quản lý tài chính Phân tích ngành sữa ở Việt Nam: Vai trò ngành sữa đối với nền kinh tế, xã hội . Về mặt kinh tế. Do phù hợp với nhiều lứa tuổi, sữa chua ăn và sữa tươi - tiệt trùng là hai ngành hàng có số người sử dụng cao nhất, lần lượt là 89,1% và 87,1%. Đây cũng là hai sản phẩm được những người nội trợ lựa chọn nhiều nhất so với các nhóm khác, chiếm lần lượt là 22,9% và 22,1% số người trả lời, và ít có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong việc sử dụng sản phẩm sữa này. - Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã  có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân. Nhìn vào biểu đồ ta thấy  tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.(theo www.saga.vn) Về mặt xã hội: Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành  ngữ  “ăn no mặc ấm”  là ước mơ của nhiều người thì hôm nay, nhưng trong thời đại ngày nay lại là “ăn ngon mặc đẹp” .. Trong thời đại ngày nay sữa không còn là mặt hàng xa xỉ phẩm nữa mà nó đã trở thành một mặt hàng thiết yếu cho mọi người. Nó là thức uống đem đến dinh dưỡng cao cho mọi đối tượng, … Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi – sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. FTheo Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, sữa tươi là sản phẩm tốt cho cơ thể. Ba ly mỗi ngày giúp bạn bổ sung đầy đủ lượng canxi và các khoáng chất. Mặc khác việc phát triển ngành sữa góp phần giúp cho người dân có công ăn việc làm, giảm bớt thời gian nhàn rỗi của người nông dân, góp phần xóa đối giảm nghèo ở các vùng sâu. F Việc xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk ở những khu vực vùng sâu và việc nhà nước kêu gọi người dân nuôi bò sữa đã góp phần giảm thất nghiệp, tăng công ăn việc làm cho người nông dân. Ta thấy, từ xưa người nông dân chỉ biết “con trâu đi trước cái cày theo sau” thì bây giờ họ đã có thêm công việc giảm bớt thời gian nhàn rỗi, nuôi bò sữa tăng thêm thu nhập năng cao mức sống. Vị trí ngành: Trong vài năm trở lại đây, sữa là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói ở Việt Nam. Mức tăng trưởng hàng năm trong các năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 43,2%, 26,4% và 25,6%. Sữa nước (bao gồm sữa tươi và sữa tiệt trùng), cùng với sữa chua ăn và sữa chua uống là các ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn, đều có tốc độ tăng trưởng mạnh và khá ổn định. .(theo www.saga.vn) F Trước năm 1970, khái niệm về sữa rất xa lạ với đất nước Việt Nam. Nhưng đến ngày nay, ngành sữa có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với đời sống của người dân bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và trí tuệ của thế hệ tương lai của đất nước Mục tiêu của ngành sữa Việt Nam: Mục tiêu phát triển của ngành sữa cho đến năm 2025 là đạt 1.500-1.550 triệu lít sữa thanh trùng; 200-220 triệu lít sữa chua; 410-430 triệu hộp sữa đặc có đường; 160-170 ngàn tấn sữa bột các loại (quy sữa tươi là khoảng 3,3-3,5 tỷ lít)… Cho nên, việc quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến sữa đã được Bộ Công Thương đề ra như sau: Trong giai đoạn từ 2011-2015, doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng và đầu tư mới tăng công suất tinh luyện thêm 1.000 tấn/ngày. Như vậy trong giai đoạn này, chỉ cần đầu tư mới thêm 2 dây chuyền tinh luyện với công suất từ 400-600 tấn/ngày là đủ. Trong giai đoạn từ 2016-2020, tổng công suất yêu cầu tăng thêm khoảng 2.000 tấn/ngày. Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm, cần đầu tư mới và mở rộng 3 nhà máy với công suất từ 600-800 tấn/ngày. Trong giai đoạn 2012-2025, các doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng tăng công suất các nhà máy tinh luyện thêm 1.400 tấn/ngày, đưa tổng công suất các nhà máy tinh luyện dầu lên 2.411 ngàn tấn/năm. Mức huy động công suất đạt khoảng 80%. Đối với việc sản xuất bao bì phục vụ ngành sữa, sẽ tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm bao bì, nhằm cung cấp khoảng 65% nhu cầu bao bì kim loại cho ngành sữa vào năm 2020. Đồng thời, đối với thiết bị phục vụ ngành sữa, toàn ngành sẽ từng bước nâng cao năng lực ngành phụ trợ nhằm đủ khả năng thiết kế, lựa chọn thiết bị, lắp đặt hệ thống để đến năm 2020 có thể đáp ứng được khoảng 30% máy móc thiết bị chế biến sữa, trong đó có thể lắp ráp chế tạo được khoảng 20% giá trị các thiết bị chính như thiết bị đồng hóa, chuẩn hóa, tiệt trùng, thiết bị chiết rót, bao gói thành phẩm… Yếu tố quan trọng thứ ba trong quy hoạch phát triển ngành sữa là việc quy hoạch phát triển đàn bò nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất sữa. Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, đến năm 2020, số lượng bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con và đến năm 2025, số lượng bò sữa sẽ đạt 601.436 con. Bên cạnh đó, dự kiến sản lượng sữa đến năm 2020 sẽ đạt 934,5 ngàn tấn và đến năm 2025 đạt sẽ đạt 1.344,7 ngàn tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù tốc độ phát triển đàn bò sữa ở nước ta hiện vẫn đang ở mức khá cao nhưng theo dự báo, đến năm 2020, tổng sản lượng sữa bò nước ta mới đáp ứng được 35-36% và năm 2025 mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu trong nước. Do đó, các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.(theo F Qua mục tiêu cho thấy ngành sữa nhận được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của chính sách tăng trưởng kinh tế - xã hội hiện nay. Việc đề ra chiến lược cố gắn tăng lượng sữa tươi hạn chế việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu cho thấy một định hướng dài hạn cho việc phát triển ngành sữa. Nguyên vật liệu: Nguồn nguyên liệu: Trong nước: Báo cáo ngành sữa Việt Nam cho thấy sản lượng sữa bò tươi của cả nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 28% tổng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất sữa. Sản lượng bò sữa Việt Nam hiện nay: Theo số liệu năm 2008, cả nước có 19.639 hộ chăn nuôi bò sữa, tập trung ở các tỉnh phía Nam (có 12.626 hộ, chiếm 64,3%). Quy mô chăn nuôi trung bình cả nước là 5,3 con/ hộ, trong đó quy mô chăn nuôi trung bình ở phía Bắc là 3,7 con/ hộ và quy mô chăn nuôi của nông hộ ở phía Nam là 6,3con/ hộ. Tuy nhiên, do các hộ chăn nuôi có quy mô trang trại trên 500 con/trại tập trung ở các tỉnh phía Bắc nên quy mô thực tế của các hộ chăn nuôi của khu vực này chủ yếu là 1-3 con, rất ít hộ gia đình có quy mô lớn hơn 20 con/ hộ. Theo số liệu thống kê chưa chính thức, số lượng bò sữa cả nước năm 2009 là 114.461 con (tăng 6% so với năm 2008). Sản lượng sữa trong nước sản xuất ước tính 278.190 tấn (tăng 6,1% so với năm 2008). Sau khi trừ lượng sữa cho bê uống, thì lượng sữa hàng hóa ước khoảng 250.000 tấn/năm. Nhìn chung, phát triển chăn nuôi bò sữa (CNBS) tại Việt Nam vẫn đang phát triển chậm và mang nhiều yếu tố chưa bền vững, chưa khai thác hết tiềm năng mặc dù được sự quan tâm của nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ trên cơ sở tận dụng các nguồn lực sẵn có (nguồn lao động dôi dư, nhàn rỗi tại nông thôn, nguồn thức ăn thô xanh tận dụng từ đất dư thừa, bờ bãi…) là mô hình phổ biến của CNBS nông hộ hiện nay.(theo Hiện nay, bước đầu tại Việt Nam đã xuất hiện những trang trại CNBS quy mô lớn với hàng ngàn con, chuồng trại xây dựng hiện đại, công nghệ chăn nuôi tiên tiến. Những mô hình này sẽ là động lực chính để thúc đẩy ngành CNBS tại Việt Nam phát triển theo chiều hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn Nhập khẩu: Dù đã tăng 1,5 lần so với quy hoạch nhưng ngành sữa vẫn phải nhập tới 80% tổng nhu cầu về nguyên liệu. Đó là kết luận mới đây của Bộ Công Thương sau khi kiểm tra quy hoạch công nghiệp sữa. Phụ thuộc phần lớn “đầu vào” từ bên ngoài, dễ hiểu vì sao thị trường sữa trong nước có thể bị ảnh hưởng tức thì và trực tiếp mỗi khi nguyên liệu sữa thế giới biến động về giá hay chất lượng Theo Bộ Công thương, việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước đạt thấp do cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Dễ thấy nhất là bởi trình độ và quy mô chăn nuôi bò sữa của nước ta còn thấp. Chăn nuôi theo quy mô quá nhỏ theo hộ nông dân nên năng suất và chất lượng đều chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, vì chăn nuôi bò vắt sữa manh mún quy mô hộ nông dân nên việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn trong khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất sữa luôn là vấn đề quan tâm của xã hội. F Ta thấy rằng trên 80% nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu từ ngước ngoài là một điểm yếu của ngành sữa. Không làm chủ được nguồn nguyên liệu sản xuất đồng nghĩa với việc sẽ có những biến động về giá khó kiểm soát. Chịu sự tác động của tỷ giá hối đoái trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầy biến động là một nguy cơ tiềm tàng, khó khăn trong việc kinh hoạch định chính sách kinh doanh. Do vậy, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước sẽ tạo điều kiên tăng trưởng mạnh hơn cho ngành sữa. Ta thấy được vai trò to lớn của nguồn nguyên liệu đối với ngành này. Năng lực sản xuất: Theo “Báo cáo ngành sữa Việt Nam” do Viện Chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp công bố: Sản lượng sữa bò nguyên liệu hiện nay chỉ đảm bảo được khoảng 28% tổng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất sữa. Chính sự thiếu hụt nguyên liệu này, cộng thêm chi phí để đầu tư cho dây chuyền sản xuất sữa tươi cao đã khiến nhiều nhà sản xuất dùng sữa bột làm giải pháp.(theo Trên thị trường hiện tại, một trong những nhãn hàng cung cấp sữa tươi 100% thiên nhiên uy tín nhất có thể kể đến Vinamilk. Vinamilk hiện thu mua khoảng 60% sữa bò tươi nguyên liệu sản xuất trong nước, dẫn đầu trong các doanh nghiệp chế biến sữa. Còn lại là các doanh nghiệp, cơ sở chế biến khác thu mua và người nông dân tiêu thụ tại chỗ…  Trong năm 2009, tổng sản lượng thu mua của Vinamilk đạt 115,2 triệu lít với cam kết đảm bảo chất lượng cao nhất của thương hiệu sữa tươi 100% nguyên chất. F Nhìn chung nguồn lực thì dồi giàu ( người nông dân tham gia chăn nuôi bò rất đông) nhưng chất lượng thì không đạt vì đa phần hộ gia đình chăn nuôi thủ công, nên sữa không đạt chất lượng, nên đó cũng là một trong những lý do tại sao lượng sữa bò nguyên liệu chỉ đáp ứng được 28% tổng nhu cầu của các doanh nghiệp. Lợi thế: Nghành sữa là một ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nghành sữa khá cao trong khu vực. Ngành sữa là ngành ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế. Năng lực thương lượng của người mua sữa thấp nên nhà sản xuất có thể chuyển những bất lợi từ nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Sự cạnh tranh của ngành: Vì sao sữa ngoại được ưa chuộng: Sở dĩ sữa ngoại chiếm thị phần mạnh vì các hãng sữa ngoại biết cách làm thị trường, biết cách làm quảng cáo tiếp thị, thu hút sự quan tâm và tạo niềm tin cho người tiêu dùng bằng những chiêu thức, hình ảnh mang tính khoa học. Cụ thể là các nhãn sữa ngoại đã chi khoảng 30 triệu USD cho quảng cáo trên truyền hình trong năm 2008 và chi phí lớn hơn (khoảng 60 - 70 triệu USD) cho các hoạt động PR, hội thảo khoa học, hoa hồng tiếp thị… Nhờ dám chi mạnh cho các chiêu thức kinh doanh này, mà một hộp sữa bột dán thêm nhãn “vàng”, thay đổi bao bì hay bổ sung thêm một chất "hoang tưởng" nào đó trị giá chỉ vài ngàn đồng là có thể bán với giá tăng từ 100 - 250% so với sữa cùng công thức cơ bản. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người lao động mất việc làm và nhiều gia đình đang phải thắt chặt chi tiêu, các hãng sữa nhập vẫn tin tưởng vào khả năng tăng trưởng 2009 này trên 10% Bởi lẽ họ biết cha mẹ có thể nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn các khoản mua sắm giải trí, nhưng không thể nào nhịn sữa cho con. Và họ tin sữa mắc ngoại nhập chất lượng và an toàn. Vì các công ty đã sử dụng các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn trên mạng, trên các báo và trong các hội thảo về những nguy cơ có thể xảy ra khi đổi sữa cho trẻ như trẻ biếng ăn, bị tiêu chảy, bị rối loạn tiêu hoá… Hiện nay, các hãng sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa nhập ngoại theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam và cam kết CEPT/AFTA của khu vực Asean và cam kết với tổ chức thương mại thế giới WTO. Triển vọng và tốc độ tăng trưởng: Ngành sữa là ngành đang trong giai đoạn phát triển, hiện nay nhu càu về sữa ngày càng tăng và sản phẩm sữa trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày, với công nghệ hiện đại, hệ thống kenh phân phối hiệu quả và giá cả hợp lý thì ngành sữa sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam hiện đang ở mức rất thấp (11,2 kg/người/năm so với mức bình quân 62 kg/người/năm của Châu Á và 96 kg/người/năm của thế giới). Cùng với việc thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên hàng năm và thói quen tiêu thụ sữa được hình thành, thị trường sữa Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng khá tốt trong tương lai. Đề cập tới triển vọng tiêu dùng ngành hàng sữa, không thể không nhắc đến vấn đề melamine và giá sữa. Có đến 91,2% những người được hỏi cho biết sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm khác thay thế nếu biết chắc rằng loại sữa đang sử dụng bị nhiễm melamine và 65,9% người chọn cách hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa. Theo Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường sữa từ năm 2000 đến 2009 đạt hơn 9% một năm; mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng 7,85% mỗi năm, từ gần 9 lít năm 2000 lên gần 15 lít năm 2008.Thị trường sữa Việt Nam có khả năng duy trì mức tăng trưởng bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2008-2010. Phân tích hoạt động kinh doanh của Vinamilk: Phân tích lợi thế kinh thế: Lợi thế hẹp: Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty trải rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ các tỉnh thành đến những quận huyện vùng sâu duyên hải, miền núi. Hệ thống phân phối của Công ty thông qua các kênh chủ yếu sau: Kênh Truyền thống: đây là kênh phân phối chủ lực, hiện đang phân phối hơn 90% sản lượng của Công ty. Kênh Truyền thống được thực hiện thông qua các Nhà phân phối đến các điểm bán lẻ trên cả nước. Hiện nay Công ty có 220 Nhà phân phối với hơn 90.000 điểm bán lẻ có mặt trên khắp 64/64 tỉnh thành trong cả nước. Kênh Hiện đại: thông qua các Siêu thị, khối Văn phòng, Xí nghiệp, khối Phục vụ. Hệ thống các cửa hàng Giới thiệu sản phẩm của Công ty: đến nay Công ty đã phát triển được 16 Cửa hàng Giới thiệu sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng,… Ngoài thị trường trong nước, Công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến một số nước trên thế giới trong nhiều năm qua. Hiện nay Công ty có các nhà phân phối chính thức trên thị trường quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Thái Lan và đang trong giai đoạn thiết lập hệ thống phân phối chính thức các sản phẩm của Công ty ở thị trường Campuchia và một số nước lân cận trong Khu vực. Lợi thế rộng:(xây dựng thương hiệu): Thương hiệu là yếu tố tiên quyết để Vinamilk tồn tại và phát triển. Do vậy, Vinamilk đã và đang đầu tư xây dựng thương hiệu để giữ được vị trí của mình trên thị trường: - Công ty tập trung cho việc chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận, từ bộ phận marketing, quản lý thương hiệu đến chiến lược phân phối. - Các bộ phận thiết kế, nghiên cứu và phát triển cũng như bán hàng, sản xuất, tiếp thị… đều nhất quán trong chính sách xây dựng thương hiệu, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện chính sách phát triển thương hiệu. - Tất cả nhãn hiệu của Vinamilk đều có nhân sự chịu trách nhiệm quản lý để theo dõi. - Công ty tăng cường việc sử dụng các Công ty tư vấn, Công ty PR… - Công ty cũng đầu tư mạnh cho công tác đào tạo kiến thức về quản trị thương hiệu cho những vị trí này (tham gia các khoá đào tạo về quảng cáo, thương hiệu của Vietnam Marcom, thuê chuyên gia Thụy Ðiển, Singapore huấn luyện riêng…). - Khẩu hiệu “Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk” đã và đang trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng trong nước. Hoạt động Marketing mạnh mẽ thông qua các chương trình quảng cáo truyền hình, tham gia hội chợ Hàng Việt Nam Chất lượng cao, tổ chức sự kiện và thực hiện tài trợ chính cho các Cúp bóng đá Thiếu niên nhi đồng hàng năm; tài trợ chương trình giải trí nổi tiếng khác trên TV… Qua đó hình ảnh và thương hiệu của Vinamilk được biết đến rộng rãi và trở thành thương hiệu được ưa thích nhất trên thị trường. Vinamilk còn tham gia vào các hoạt động mang tính cộng đồng: Tài trợ 750 triệu đồng cho quỹ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”, Hàng ngàn suất học bổng cho học sinh giỏi các trường trên cả nước. Thực hiện nhiều chương trình tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho khách hàng, hoàn thành các chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho bà mẹ mang thai và trẻ em trên truyền hình Khám sức khoẻ cho học sinh ở nhiều tỉnh thành. Cấp phát sữa miễn phí cho các em suy dinh dưỡng độ 2. Ủng hộ 500 triệu đồng cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Phụng dưỡng 18 Mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa tình thương trị giá 1,1 tỷ đồng; Tặng Mặt trận tổ quốc TP HCM 120 triệu đồng xây dựng 20 căn nhà tình thương; Đầu tư 2 tỷ đồng mỗi năm cho Chương trình “Phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia”… Phân tích hoạt động kinh doanh: Các nhóm sản phẩm của công ty: Các nhóm sản phẩm chính - Sữa đặc, sữa vỉ - Sữa tươi, sữa chua uống, su su - Sữa bột, bột dinh dưỡng - Bảo quản lạnh (kem, sữa chua, phô mai, bánh flan) - Giải khát (đậu nành, nước trái cây, trà, nước tinh khiết) - Thực phẩm (bánh quy, chocolate) - Cà phê (1) Nhóm sữa đặc: Đây là nhóm sản phẩm truyền thống của Vinamilk với các nhãn hiệu như: Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam, sữa đặc chocolate, sữa đặc cà phê Moka, .v.v Sữa đặc được chia thành hai dạng: sữa hộp và sữa vỉ 50g để thuận tiện cho người tiêu dùng. Nhóm sữa tươi – Sữa chua uống: Sữa tươi tiệt trùng của Vinamilk được sản xuất từ sữa bò tươi nguyên chất, được xử lý bằng phương pháp tiệt trùng UHT và không sử dụng chất bảo quản. Nhãn hiệu: sữa tươi tiệt trùng Vinamilk, Milk, Smart; Flex Sữa chua uống Yomilk Sữa chua uống tiệt trùng được chế biến từ sữa bò tươi nguyên chất, được bổ sung thêm canxi, vitamin C hoặc chất xơ hòa tan chiết xuất từ thực vật nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nhãn hiệu: Yomilk, YaO Sữa chua kem Susu Nhóm sữa bột – bột dinh dưỡng: Sữa bột: Bao gồm các dòng sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em, sữa bột dành cho bà mẹ trong giai đoạn mang thai và cho con bú, sữa bột canxi, và sữa bột dinh dưỡng đặc biệt dành cho người lớn tuối. Các nhãn hiệu: Dielac Mama, Dielac 1,2,3 Dielac Canxi Premier 2400, DielacSURE, Dielac Star … Bột dinh dưỡng Bao gồm các sản phẩm bột dinh dưỡng truyền thống Ridielac, Ri-Advance và bột ăn dặm cao cấp bổ sung các dưỡng chất. Nhóm hàng đông lạnh (sữa chua, fromage, bánh flan. Kem) Sữa chua Sữa chua Vinamilk được làm từ men vi sinh sống, có lợi cho ruột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sữa chua Vinamilk được chia làm các nhóm sản phẩm sữa chua truyền thống, sữa chua bổ sung thêm canxi, chất xơ và ít béo, và sữa chua kefir không đường với men kefir. Nhãn hiệu: sữa chua Vinamilk, Vinamilk Plus, Kefir Bánh Flan Bánh Flan làm từ sữa…và được chế biến trên dây chuyền kỹ thuật hiện đại. Kem Kem Vinamilk bao gồm kem sữa tươi đóng trong bao bì hộp 1 lít hoặc 450ml dành cho gia đình, kem ly và kem cây mang nhãn hiệu Dinno dành cho thiếu nhi. Nhãn hiệu: Familia, Dinno. Fromage Phô mai Bò Đeo Nơ được chế biến trên dây chuyền của Pháp, với hai loại: phô mai hộp 140 gr và phô mai vỉ. Nhóm giải khát: Sữa đậu nành Sữa đậu nành được chiết xuất từ đậu nành chọn lọc nên không có cholesterol, được đóng trong bao bì hộp, bịch giấy và chai nhựa. Nhãn hiệu: Soya Milk, Soybe Nước ép trái cây: Nước trái cây Fresh của Vinamilk có hàm lượng vitamin cao với các hương vị như Cam, Đào, Táo, Ổi, Mãng cầu, Nho, Bưởi, Dứa, Cam, Dâu, Cà rốt … Nước tinh khiết Vi@qua Hiện đã có Vi@qua chai 500ml và bình lớn 19 lít. Trà hoà tan Cooltea Trà Cooltea với các hương vị trái cây tự nhiên: chanh, đào, dưa gang, me. Cooltea được đóng gói 20g phù hợp với 1 lần uống Nhóm thực phẩm: Bánh quy dinh dưỡng Vinamilk được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về dinh dưỡng, được nghiên cứu, phát triển dưới sự giám sát của Trung tâm Nghiên Cứu Phát Triển Sản phẩm Vinamilk. Café: Bao gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan. Nhãn hiệu: Moment, True Coffee, Kolac Nguyên vật liệu. Nguồn cung cấp - Các nguyên vật liệu sử dụng trong nước như sữa bò tươi, đường tinh luyện, dầu thực vật, đậu nành hạt, café hạt… Vinamilk là doanh nghiệp đi đầu cả nước trong việc tập trung phát triển đàn bò sữa nhiều năm qua. Không chỉ lo con giống, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân chăn nuôi bò sữa, Vinamilk còn xây dựng hệ thống đại lý thu, mua với công nghệ hiện đại nhằm bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Hiện nay, Vinamilk đã thu mua khoảng 60% sản lượng sữa sản xuất trong cả nước. Để tăng nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước ngày 25/09/2009 Vinamilk tổ chức Lễ Khánh Thành trang trại bò sữa Nghệ An hiện đại nhất Việt Nam đặt tại xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là trạng trại bò sữa thứ 4 của Vinamilk được hình thành sau trang trại Tuyên Quang, Lâm Đồng và Thanh Hóa. Để góp phần vào khai thác tiềm năng và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh, Công Ty CP Sữa Việt Nam đã đầu tư xây dựng một trang trại chăn nuôi bò sữa hiện đại bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á với vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Trang trại bò sữa Nghệ An có quy mô chăn nuôi là 3.000 con với 1.500 vắt sữa, cung cấp mỗi ngày 30 tấn sữa cho nhà máy chế biến sữa của Vinamilk tại Nghệ An. Việc hình thành trang trại bò sữa Nghệ An sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trang trại cũng đã ký hợp đồng và hỗ trợ cho các hộ nông dân trồng cỏ cung cấp cho trang trại (như hỗ trợ giống cỏ, phân bón, công làm đất thông qua tín dụng.(theo www.vinamilk.com.vn) - Nguyên liệu nhập khẩu: sữa bột, dầu bơ… và nguồn sữa bột nhập khẩu của Vinamilk chủ yếu từ Newzealand Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty: Stt Nguyên liệu Nhà cung cấp Hoogwegt 1 Bột sữa các loại Newzealand Milk Products Olam International Ltd. 2 Sữa tươi Trung tâm giống bò sữa Tuyên Quang Hộ nông dân Công ty Thực phẩm công nghệ Tp.HCM Công ty Đường Biên Hòa 3 Đường Cty LD Mía đường Nghệ An Cty Mía đường Bourbon – Tây Ninh Olam International Ltd. Itochu Corporation 4 Thiếc các loại Titan Steel Co. Công ty Perstima Bình Dương Sự ổn định của nguồn cung cấp: Đối với vấn đề phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, Vinamilk đã có chủ trương đẩy mạnh xây dựng, cải tạo vùng chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2012 lượng sữa tươi cung cấp từ trang trại của công ty và thu mua từ nông dân sẽ đạt 240 triệu lít. Riêng năm 2010, với những lo lắng về sự bất ổn của giá nguyên vật liệu (sữa nguyên liệu, đường…), công ty cho biết đã chốt được giá ở mức phải chăng, và nguồn nguyên vật liệu cho năm 2010 xem như tạm ổn. Sau khi định hình, trang trại sẽ xây dựng hệ thống các trang trại chăn nuôi bò sữa vệ tinh thông qua việc cung cấp con giống, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Hình thức này sẽ hình thành một vùng sản xuất nguyên liệu sữa  tươi đạt chuẩn quốc tế và đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm Đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu sữa bò tươi: Hiện Vinamilk có 5 trang trại lớn chủ chốt trên các miền đất nước như: Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và Lâm Đồng. Đây là những trang trại trọng điểm của Vinamilk với tổng số đàn bò hiện khoảng 3.600 con. Để đáp ứng mục tiêu 40% nguồn nguyên liệu, dự kiến Vinamilk sẽ nâng tổng số đàn bò ở các trang trại  đạt mức 10.000 con. Và hiện nay, với lượng sữa thu mua hàng ngày của Vinamilk trên cả nước trung bình 330 tấn/ngày. Từ năm 2007, sản phẩm sữa tươi nguyên chất 100% đã được người tiêu dùng tin cậy, và càng ngày nhu cầu của thị trường đối với dòng sản phẩm này càng cao. Năm 2010, Vinamilk dự kiến sản lượng sữa thu mua được khoảng 140 triệu lít sữa tươi. Tuy nhiên, với sản lượng sữa thu mua này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu sữa nguyên liệu Công ty đã đầu tư hệ thống kiểm tra chất lượng sữa bò tươi và xây dựng một đội ngũ Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm (KCS) làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng ngay từ khâu đầu vào của nguyên liệu. Công ty cũng tổ chức tập huấn cho đội ngũ nhân viên này về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (tập huấn về HACCP), giúp thông tin tư vấn kịp thời cho nông dân về chất lượng sữa Giải pháp công nghệ: Thay đổi quy trình phân phối: Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam đang ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship Management-CRM) của SAP. Đây là dự án giai đoạn hai trong việc triển khai ERP của công ty này. Sau tám tháng, dự án ERP giai đoạn hai đã được nghiệm thu phần lõi (SAP CRM) sau khi triển khai đến hơn 40 nhà phân phối và dự kiến tất cả các nhà phân phối khác sẽ được tích hợp vào hệ thống này. Trước khi có hệ thống SAP CRM, thông tin phân phối của Vinamilk chủ yếu được tập hợp theo dạng thủ công giữa công ty và các đại lý. Hiện nay, hệ thống thông tin báo cáo và ra quyết định phục vụ ban lãnh đạo (Business Intelligence-BI) được thiết lập ở trung tâm chính để quản lý kênh phân phối bán hàng và các chương trình khuyến mại. Các nhà phân phối có thể kết nối trực tiếp vào hệ thống qua đường truyền Internet sử dụng chương trình SAP, hoặc kết nối theo hình thức offline sử dụng phần mềm Solomon của Microsoft. Riêng các đại lý sử dụng phần mềm được FPT phát triển cho PDA để ghi nhận các giao dịch. Các nhân viên bán hàng sử dụng PDA kết nối với hệ thống tại nhà phân phối để cập nhật thông tin. Chương trình đã giúp CRM hóa hệ thống kênh phân phối của công ty qua các phần mềm ứng dụng. Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống.Vinamilk cũng quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối. Trong khi đó, đối tượng quan trọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.(theo Áp dụng vào kỷ thuật chăn nuôi và quản lý chất lượng sữa: Mỗi cô bò còn được gắn hai con chíp điện tử để có thể phát hiện khi nào chúng động dục, ốm đau hoặc tự động ngắt van nếu khi vắt sữa nhưng chất lượng không đạt chuẩn vi sinh. Trang trại cách ly hoàn toàn với khu dân cư, không khí rất trong lành, đang nuôi khoảng 1.000 con bò cho vắt sữa được nuôi trong nhiều khu trại đồng nhất với mái che cao, có hệ thống bể uống tự động và cả những nơi giúp cho bò… gãi ngứa. Áp dụng việc vắt sữa tự động với công nghệ “siêu sạch” - Đó là mỗi chú bò được gắn hai chíp điện tử, thông qua chiếc chíp này có thể cho biết bò cho được bao nhiêu sữa, và chất lượng như thế nào. Trong quá trình vắt toàn bộ nguồn sữa được chảy qua hệ thống quản lý, nếu phát hiện sữa nhiễm vi sinh lập tức van tự động sẽ tự đóng lại và đẩy vòi sữa ra ngoài. Mục tiêu đặc ra cho hoạt động kinh doanh: Đẩy mạnh xây dựng và cải tạo vùng chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2012 lượng sữa tươi nguyên liệu trong nước cho sản xuất đạt 240 triệu lít, Vinamilk đã cho các nhà đầu tư đến dự ĐHĐCĐ cái nhìn dài hạn về tiềm năng phát triển lâu dài của công ty. F Về lượng sữa tươi công ty hiện tại phát triển thành công 5 trang trại lớn trong cả nước và mới đây công ty đã nhập thêm l 371 bò giống từ New Zealand loại thuần chủng và cải thiện kỷ thuật công nghệ…Dưới sự đầu tư ấy thì mục tiêu mà công ty đưa ra là rất khả thi. Căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại và dự kiến tình hình thị trường trong thời gian tới, công ty đã lập chiến lược kinh doanh giai đoạn 2010–2012 với những dự kiến về mức doanh thu, lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng khả quan. (theowww.vnecono.vn.) F Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động sau khủng hoảng, Vinamilk vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, so với năm 2008 tổng doanh thu tăng 29%, LNTT tăng gần gấp đôi và LNST tăng 90%. Và ta thấy nhu cầu về sữa của người dân ngày càng tăng đồng thời thương hiệu Vinamilk đã trở thành quen thuộc với người tiêu dùng nên mục tiêu về doanh thu là rất khả quan. Công ty đang đẩy mạnh mảng hàng nước giải khát có lợi cho sức khỏe và dự án quy hoạch lại quy mô sản xuất Miền Nam. Nhà máy sản xuất nước giải khát tại Bình Dương của công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2010 . F Là khá tiềm năng, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của công ty cũng như xu thế tiêu dùng hiện nay. Xét về chiến lược kinh doanh dài hạn, công ty có kế hoạch đầu tư vào một số dự án như Nhà máy Mega Bình Dương (2011 - 2012), Nhà máy Sữa bột Dielac 2 (2010 - 2013), xây dựng văn phòng Hà Nội và các chi nhánh… với khả năng thu hồi vốn trong vòng 5 năm, và chủ yếu phục vụ hoạt động kinh doanh chính của công ty. (theo www.vnecono.vn.) Bằng nền tảng của việc giải pháp công nghệ, nắm bắt xu hướng của thị trường những mục tiêu của Vinamilk trong ngắn hạn và dài hạn đều là những mục tiêu khả thi. Vị thế của Công ty trong ngành: Trong những năm qua, mặc dù cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực của mình, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài, doanh thu nội địa tăng trung bình hang năm khỏang 20% - 25%. Theo kết quả bình chọn100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (Do Báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức), Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng20 – 25%%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao 1995-2004 và Top 10 hàng VN chất lượng cao 1995 -2007. Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt. Phân khúc và Đối thủ cạnh tranh: Công ty Vinamilk với sản phẩm đa dạng, có lợi thế về hệ thống phân phối rộng khắp, do đó ngành hàng sữa tươi - tiệt trùng được dự báo vẫn sẽ được người tiêu dùng tin tưởng trong thời gian tới. Tuy vậy, Vinamilk cũng sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Dutch Lady, Netslé, Mộc Châu và HanoiMilk. Số liệu khảo sát cho thấy, số người tiêu dùng cho biết sẽ tiếp tục chọn mua sữa tươi - tiệt trùng của Vinamilk cao nhất, chẳng hạn sữa tươi 100% nguyên chất có đường của Vinamilk là 26,5%. Đối với Dutch Lady, có 15,3% số người tiêu dùng trả lời sẽ sử dụng sữa tiệt trùng 100% nguyên chất có đường trong thời gian tới; 10,9% chọn sử dụng sữa có đường. Đối với các sản phẩm sữa chua ăn, Vinamilk chiếm vị trí gần như độc tôn. Với lợi thế phong phú về chủng loại, có thị trường rộng lớn, sữa chua Vinamilk là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Dự định tiêu dùng ngành hàng sữa trong tương lai chủ yếu tập trung vào các sản phẩm sữa chua của Vinamilk. Có 72,1% người tiêu dùng cho biết sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk có đường; 23,8% cho biết sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk trái cây; 20,0% sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk dâu. Sữa chua uống Dutch Lady và Vinamilk có tỷ lệ người tiêu dùng dự định lựa chọn trong thời gian tới khá cao. Có 12,4% người tiêu dùng cho biết sẽ sử dụng sản phẩm sữa chua uống Yomost của Dutch Lady. Trong khi đó, sản phẩm sữa chua uống của Vinamilk cũng có tỷ lệ khá cao với 8,5% người tiêu dùng cho biết sử dụng sản phẩm sữa chua uống vị trái cây tổng hợp. Điều này cho thấy, Dutch Lady đang duy trì được sự cạnh tranh cần thiết với Vinamilk trong phân khúc thị trường sữa chua Những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Vinamilk so với các doanh nghiệp khác trong ngành: - Thương hiệu Vinamilk đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng; - Các sản phẩm của Vinamilk đa dạng, nhiều chủng loại, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều độ tuổi khác nhau; - Vinamilk hoạt động sản xuất quy mô lớn với hệ thống các Nhà máy Sữa trên khắp cả nước; - Công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Rủi ro trong kinh doanh: Ngành sữa là ngành có tiềm năng phát triển trong nền kinh tế hiện nay nhưng kèm theo đó nó mang tính rủi ro cao Việt nam nói chung và Vinamilk nói riêng. Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO: khi tham gia vào WTO thị trường sữa rất năng động, các công ty nước ngoài ồ ạt tham gia vào thị trường Việt Nam đe dọa sự phát triển của Vinamilk. Rủi ro tự thị trường xuất khẩu không ổn định: hơn 90% doanh thu từ xuất khẩu của công ty là từ Iraq nhưng tình hình chiến sự tại đây đã làm ảnh hưởng xấu đến doanh thu. Và hiện tại công ty đã mở rộng thị trường qua các nước úc, Mỹ, Canada, Thái lan và các nước khác. Rủi ro tiền tệ: khoảng 50% nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu. Vì vậy, đồng ngoại tệ tăng giá so với nội tệ sẽ ảnh hưởng bất lợi đến giá thành sản phẩm. Rủi ro từ các dự án đang tiến triển và các dự án sắp tới: ngoài rủi ro nêu trên, lợi nhuận của Vinamilk còn có thể bị ảnh hưởng bởi sự thành công hay thất bại của các dự án đang tiến triển và các dự án sắp tới. Bảng cáo bạch từ năm 2007-2009: Dựa vào bảng lưu chuyển tiền tệ, ngân lưu hoạt động đầu tư trong năm 2008 là -540208, dòng tiền đi ra chứng tỏ công ty đã có tăng trưởng Doanh thu năm 2008 tăng 25,93% so với năm 2007 là, lợi nhuận thuần tăng 29,9%. Trong năm 2009, ngân lưu hoạt động đầu tư là -2495196, chứng tỏ công ty cũng tăng trưởng nhiều. Doanh thu năm 2009 tăng 29,13% so với năm 2008, lợi nhuận tăng đến 90,25%. Ta có thể thấy rỏ vấn đề này hơn dựa vào tỷ suất sinh lợi trên doanh thu. Đối với năm 2007, tỷ suất này là 14,43%, đến năm 2008 thì tỷ suất này 14,77% và đến năm 2009 thì tỷ suất này đạt 23,9%. Vấn đề đặt ra là công ty tăng trưởng bền vững hay không? Trong năm 2008, lãi ròng 1.251.554, thặng dư vốn 1.064.948, tiền thu từ phát hành cổ phần là 0, và chi cổ tức là -680.733. Tổng của các khoản mục này là 1.635.769, con số này lớn hơn hoạt động đầu tư, như vậy công ty tăng trưởng bền vững. Đối với năm 2009, lãi ròng 2.381.145, thặng dư vốn là 0, tiền thu từ phát hành cổ phiếu 3646 chi cổ tức là -351.281. Tổng của các khoản mục này là 2.033.510 như vậy vẫn nhỏ hơn ngân lưu hoạt động đầu tư trong năm là -2.495.196, nên công ty tăng trưởng có rủi ro nhất định Vấn đề đặt tiếp theo là cơ cấu tăng trưởng của doanh nghiệp do đâu, do trực tiếp hay do đầu tư dài hạn từ các năm trước? Trong năm 2007, đầu tư dài hạn là 445.554, đến năm 2008 đầu tư dài hạn là 647.899 như vậy đầu tư dài hạn đã tăng 202.345, con số này tương đương với 37,5% của ngân lưu hoạt động đầu tư, nên trong năm 2008 tăng trưởng của công ty là do trực tiếp. Trong năm 2009, đầu tư dài hạn là 153.282, tăng 801.181 so với năm 2008, tương đương với 32,1% của ngân lưu hoạt động đầu tư trong năm, nên năm 2009 tăng trưởng cũng do trực tiếp. Trong năm 2007 nợ phải trả là 1.045.107, đến năm 2008 nợ phải trả đạt 1.121.759 như vậy đã tăng 76.652 hay 7,33% so với năm 2007, trong khi vốn chủ sở hữu trong năm 2008 là 4.763.337, tăng 10.37% so với năm 2007. Ta thấy tốc độ tăng nợ phải trả nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, như vậy công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính. Đối với năm 2009, nợ phải trả là 1.785.571, tăng 663.812 hay 59,2% so với năm 2008. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng, đạt 6.644.612, đã tăng 1.881.275 hay 39,5% so với năm 2008. Ta thấy tốc độ tăng nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, như vậy trong năm 2009 công ty sử dụng đòn bẩy tài chính. Tiếp theo, ta xem khả năng sinh lợi của công ty trong những năm qua như thế nào? Trong năm 2008, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của công ty là 21,275. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) là 71,4%. Như vậy, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty là 21,27% trong khi đó tỷ suất sinh lợi trên vố cổ phần là 71,4%, điều này cho thấy trong năm 2008, công ty đã sử dụng vốn vay hiệu quả nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Trong năm 2009, tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn tài sản (ROA) lá 28,2%. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ( ROE) là 67,78%. Ta thấy ROA bằng 28,2% trong khi đó ROE bằng 67,78% như vậy công ty sử dung nguồn vốn vay có hiệu quả. Nhưng nếu xét riêng ROE của năm 2008 và 2009 thì ta thấy ROE trong năm 2009 đã giảm 71,4% xuống còn 67,78%, do nguồn vốn cổ phần đã tăng đáng kể. Năm 2008, vốn cổ phần chỉ có 1.752.575 nhưng đến năm 2009, vốn cổ phần của công ty đã lên đến 3.512.653, tức là tăng 100,4%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận phân tích tài chính công ty vinamilk của nhóm đầu tư trường dhkttphcm.doc
Luận văn liên quan