MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG 5
1. Lịch sử hình thành và phát triển. 5
2. Tình hình phát triển của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long. 5
2.1. Điểm mạnh (Strengths). 5
2.2. Điểm yếu (Weaknesses). 6
2.3. Cơ hội (Opportunities). 7
2.4. Thách thức (Threats). 8
II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 10
1. Phân tích bảng cân đối kế toán. 10
1.1. Phân tích tài sản. 10
1.2. Phân tích nguồn vốn. 11
2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. 12
2.1. Doanh thu. 12
2.2. Chi phí 13
2.3. Lợi nhuận sau thuế. 14
3. Phân tích chỉ số tài chính. 14
3.1. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: 14
3.2. Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn: 17
3.3. Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: 20
3.4. Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: 23
3.5. Nhóm tỷ số về giá trị thị trường. 29
III. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ Z 33
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
MỞ ĐẦU
Tín dụng là lĩnh vực kinh doanh chính mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và cũng tiềm nhiều rủi ro nếu như ngân hàng câp tín dụng không đúng đối tượng. Vì vậy việc thẩm định tín dụng trước khi thực hiện cấp tín dụng cũng là một công việc vô cùng quan trọng giúp ngân hàng vừa loại trừ bớt những khách hàng xấu vừa có những biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro trong cho vay.
Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long là một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thực phẩm Việt Nam. Chính vì vậy, đứng dưới góc độ một ngân hàng thì công ty là một khách hàng đầy tiềm năng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra khi xem xét cấp tín dụng cho công ty là: Liệu tình hình tài chính của công ty có tốt như vẻ ngoài của nó? Có những nguy cơ tiềm ẩn gì đối với công ty trong tương lai? Với ngành thực phẩm nói chung cũng như công ty CP đồ hộp Hạ Long nói riêng, việc cấp tín dụng có an toàn hay không? Bài phân tích này sẽ làm sáng tỏ điều đó thông qua hai mô hình được sử dụng phổ biến trong phân tích tín dụng công ty: Mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z. Tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng nhóm phân tích hi vọng những thông tin phân tích dưới đây có thể cho người đọc – dưới góc độ một ngân hàng một cái nhìn đầy đủ nhất có thể về tình tình tài chính của công ty CP đồ hộp Hạ Long, qua đó quyết định chính sách tín dụng đối với công ty này một cách phù hợp nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Lan – giảng viên bộ môn tín dụng ngân hàng đã giúp đỡ chúng em hoàn thành tiểu luận này.
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4792 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích tín dụng công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long Canfoco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
----------O0O---------
BÀI TẬP NHÓM
Môn: Tín dụng ngân hàng
Đề tài: Phân tích tín dụng công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long Canfoco
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lan
Hà Nội, tháng 10/2011
DANH SÁCH NHÓM 16
Nguyễn Thị Thu Hiền
0853010036
Tạ Thị Lan Hương
0853030075
Vũ Thị Lịch
0853010052
Nguyễn Thị Bích Liên
0853030090
Vũ Thị Ly
0853030102
Hoàng Thị Mai Trang
0853030178
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Tín dụng là lĩnh vực kinh doanh chính mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và cũng tiềm nhiều rủi ro nếu như ngân hàng câp tín dụng không đúng đối tượng. Vì vậy việc thẩm định tín dụng trước khi thực hiện cấp tín dụng cũng là một công việc vô cùng quan trọng giúp ngân hàng vừa loại trừ bớt những khách hàng xấu vừa có những biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro trong cho vay.
Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long là một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thực phẩm Việt Nam. Chính vì vậy, đứng dưới góc độ một ngân hàng thì công ty là một khách hàng đầy tiềm năng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra khi xem xét cấp tín dụng cho công ty là: Liệu tình hình tài chính của công ty có tốt như vẻ ngoài của nó? Có những nguy cơ tiềm ẩn gì đối với công ty trong tương lai? Với ngành thực phẩm nói chung cũng như công ty CP đồ hộp Hạ Long nói riêng, việc cấp tín dụng có an toàn hay không? Bài phân tích này sẽ làm sáng tỏ điều đó thông qua hai mô hình được sử dụng phổ biến trong phân tích tín dụng công ty: Mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z. Tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng nhóm phân tích hi vọng những thông tin phân tích dưới đây có thể cho người đọc – dưới góc độ một ngân hàng một cái nhìn đầy đủ nhất có thể về tình tình tài chính của công ty CP đồ hộp Hạ Long, qua đó quyết định chính sách tín dụng đối với công ty này một cách phù hợp nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Lan – giảng viên bộ môn tín dụng ngân hàng đã giúp đỡ chúng em hoàn thành tiểu luận này.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập năm 1957, Nhà máy Cá hộp Hạ Long được coi là một trong những đơn vị sản xuất đồ hộp thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của đất nước, nhà máy cá hộp Hạ Long đó đã trở thành Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Halong Canfoco), một trong những công ty đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán với hơn 1.000 lao động, 8 nhà máy chế biến và 4 chi nhánh tiêu thụ trên toàn quốc.
Sản phẩm của Công ty hiện có mặt khắp các tỉnh thành và được xuất khẩu gần khắp mọi châu lục, từ EU, châu Á, đến Trung Đông, châu Phi...
Halong Canfoco là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP) và hiện đang dành được vị thế của mình trong thị trường thủy sản.
Lĩnh vực kinh doanh:Cá hộp, thịt hộp, rau quả hộp, xúc xích tiệt trùng đến những sản phẩm đông lạnh nổi tiếng như chả giò hay nem hải sản. Halong Canfoco cũng là một trong những cơ sở đầu tiên tại Việt Nam sản xuất các mặt hàng đặc biệt như viên nang dầu cá, gelatin, agar-agar.
2. Tình hình phát triển của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
2.1. Điểm mạnh (Strengths)
Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long là đơn vị có truyền thống lâu năm, được thành lập vào năm 1957, nhà máy Cá hộp Hạ Long ( tiền thân của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long ngày nay) được coi là một trong những nhà máy sản xuất đồ hộp thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam. Tính đền thời điểm hiện nay công ty đã có 54 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển sản phẩm
Công ty xây dựng một mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm rộng khắp trên toàn quốc, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Hiện nay, trụ sở chính của công ty được đóng tại Hải Phòng, ngoài ra còn có các chi nhánh khác ở các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Trụ sở chính, và nhà máy sản xuất của công ty đóng tại Hải Phòng là một lợi thế lớn mà đồ hộp Hạ Long có được so với các đối thủ cạnh tranh khác. Với vị trí thông thương quốc tế, cảng Hải Phòng rất thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm của công ty ra thị trường thế giới, mặt khác nơi đây cũng tạo thuận lợi cho công ty cho việc tìm kiếm các nhà cung cấp các nguyên liệu như cá, tôm, hải sản khác…
Ngoài ra các sản phẩm của công rất đa dạng va phong phú, đáp ứng được mọi nhu cầu đông đảo người tiêu dùng, đây cũng là biện pháp giúp công ty giảm thiểu được rủi ro. Nhiều sản phẩm đồ hộp như thịt, cá, rau, hoa quả, các loại sản phẩm thủy sản đông lạnh, các chế phẩm từ rong biển như Agar, algenat natri... nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và chen chân ra thị trường nước ngoài. Trong đó có không ít các sản phẩm được huy chương vàng như pate gan lợn, cá thu Philê sốt cà chua, thịt gà hầm nguyên xương, cá ngừ ngâm dầu thực vật, Agar, bột cá chăn nuôi hạng 1, thịt lợn hấp...
Công ty đang tích cực đầu tư mở rộng nhà xưởng, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến trang thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Không chỉ có một bề dày truyền thống, công ty không ngừng kiện toàn bộ máy lãnh đạo, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, nâng cao tay nghề cho công nhân
Là một đơn vị có nhiều sản phẩm đạt các giải thưởng, huy chương tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, hăng năm công ty đều đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn.
2.2. Điểm yếu (Weaknesses)
Bên cạnh những điểm mạnh công ty còn tồn tại một số yếu điểm:
Đội ngũ công nhân của nhà máy còn mang nặng tính sản xuất truyền thống, chưa được đào tạo nhiều về trình độ, vì vậy công ty phải thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo ngắn hạn về trình độ cho công nhân nhà máy, để họ có thể theo kịp được với quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm áp dụng theo chuẩn quốc tế, và hệ thống máy móc hiện đại không ngừng được cải tiến
Hoạt động marketing của công ty chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của nó. Rất nhiều các phương tiện quảng cáo hữu hiệu như TV, radio... chưa được sử dụng có hiệu quả. Công ty nên xây dựng các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại để giới thiệu sản phẩm và đưa sản phẩm của mình đến gần với công chúng hơn
Vấn đề về nguồn cung rất quan trọng đối với công ty, không những công ty phải đảm bảo về số lượng mà cần quan tâm đặc biệt tới yếu tố chất lượng sản phẩm. ngày 10/8/2009 trong lần kiểm tra đột xuất của chi cục thú y TPHCM đối với công ty TNHH một thành viên Hạ Long(công ty con của đồ hộp Hạ Long), đã phát hiện lô hàng heo sữa đông lạnh không ghi rõ nhãn mác bằng tiếng Việt, mà ghi bằng chữ Trung Quốc, lô đùi gà đã nhiễm khuẩn. Sự kiện này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của công ty, mà còn làm mất lòng tin của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm của công ty. Qua sự kiện này, công ty nên có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm nguồn cung.
2.3. Cơ hội (Opportunities)
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, lớn mạnh. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và thu nhập sau thuế của người dân ngày càng cao, Việt Nam hiện là một thị trường hấp dẫn cho các nhà sản xuất Thực phẩm và Đồ uống. Ngoài ra, ngành dịch vụ du lịch và một lượng lớn dân số di cư sang Việt Nam cũng là nguyên chính tác động mạnh mẽ và tích cực đối với sự phát triển của ngành này. Hơn nữa, cuộc sống bận rộn cùng với lối sống hiện đại ở các thành phố lớn dẫn đến nhu cầu về các loại thực phẩm chế biến sẵn ngày càng gia tăng. Đây là cơ hội lớn để Halong Coanfoco đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị phần của mình, tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm hàng đầu tại Việt nam.
Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Halong Canfoco nói riêng có điều kiện hội nhập và phát triển. Nếu như đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, với lợi thế về giá thành của mình, doanh nghiệp sẽ có điều kiện đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra các thị trường tiềm năng trên toàn thế giới.
Việt Nam là một nước chú trọng đến sản xuất nông nghiệp, với hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này. Do vậy, lượng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp khá phong phú và ổn định. Đặc biệt, đất nước ta có bờ biển dài hơn 3000km, thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Chính vì vậy, công ty không phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, tránh được một loạt các rủi ro có liên quan như rủi ro chính trị, rủi ro tỷ giá...
2.4. Thách thức (Threats)
Trong những năm vừa qua, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chế biến trong nước đã tăng mạnh làm tăng thêm tính cạnh tranh của các nhà cung cấp chế biến thực phẩm trên thị trường nội địa. Mặt khác hàng hóa nhập khẩu cùng chủng loại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà sản xuất trong nước nói chung và Halong Canfoco nói riêng. Đặc biệt, với một số nước xuất khẩu được ưu đãi về thuế nhập khẩu, sản phẩm của họ có giá cả cạnh tranh hơn so với công ty, dẫn đến nguy cơ giảm sản lượng xuất khẩu. Đây là một thách thức không nhỏ đối với công ty.
Tính cạch tranh càng cao, càng có nhiều nhà cung cấp sản phẩm, thì chất lượng sản phẩm trở thành một trong những yếu tố tiên quyết quyết định thành công của doanh nghiệp. Đặc biệt, với những công ty sản xuất thực phẩm như Halong Canfoco, thì yếu tố chất lượng luôn được ưu tiên hàng đầu. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn HACCP (hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm) trở thành mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Có thể nói,đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế trở thành một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp.
Mặt khác, công nghệ luôn luôn biến đổi và được cải tiến không ngừng. Để có thể phát triển bền vững, lâu dài và mở rộng thị trường của mình, mỗi doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư vào khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa máy móc, nhà xưởng. Vấn đề này đòi hỏi một lượng vốn không hề nhỏ và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Halong Canfoco. Doanh nghiệp cần phải xác định chiến lược rõ ràng để có thể đáp ứng nhu cầu cải tiến công nghệ, đồng thời vẫn có đủ nguồn lực cho những mục tiêu khác. Vào năm 2012, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát triển sẽ cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chế biến thực phẩm nói riêng, giá nguyên liệu sẽ tăng.
II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
1. Phân tích bảng cân đối kế toán.
1.1. Phân tích tài sản
2008
2009
2010
Tài sản ngắn hạn
111,758,839,968
119,906,228,480
132,663,835,540
Tài sản dài hạn
44,740,901,216
45,348,716,270
64,226,032,703
Tài sản
156,499,741,184
165,254,944,750
196,889,868,243
Tốc độ tăng trưởng
20.52%
5.30%
16.07%
Từ năm 08-09 TSNH của công ty tăng hơn 8 tỷ tương ứng với 7%, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng 59%, các khoản phải thu tăng 22%, tài sản ngắn hạn khác tăng 27%, và một sự giảm đặc biệt trong các khoản đầu tư tài chính lên tới 116%. Từ 09-10 TSNH tăng 10%, DN tiếp tục giảm các khoản đầu tư tài chính 25%, hàng tồn kho giảm 29%, bán chịu hàng hóa nhiều hơn làm các khoản phải thu tăng 47%; TSNH khác cũng tăng 47%, kết quả là TSNH tăng 10%. Các khoản phải thu trong năm 2010 tăng đáng kể do DN tăng bán hàng theo phương thức trả chậm, doanh thu tăng kéo theo các khoản phải thu của khách hàng tăng. Tuy nhiên, khoản phải thu của khách hàng tăng cũng có thể bị đánh giá không tốt vì chiếm dụng vốn, khả năng thu hồi nợ của DN kém, DN nên có những biện pháp thu hồi nợ hiệu quả.
Từ năm 08-09, TSDH chỉ tăng 1%, thứ nhất là do cty không đầu tư thêm nhiều TSCĐ, các TSDH khác giảm 24%; từ 09-10 cty đầu tư thêm nhiều TSCĐ tăng 29%, tương ứng trên 18 tỷ VND.
Với sự tăng của TSNH và TSDH thì, năm 08, Tổng TS của cty tăng 20.52%, năm 09 Tổng TS của cty tăng 5.03% và năm 2010, Tổng TS của cty tăng 16.07%.
Tỷ lệ kết cấu tài sản
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. TSNH/TTS
71.41%
72.56%
67.38%
2. TSDH/TTS
28.59%
27.44%
32.62%
3. Tiền/TTS
2.983%
6.914%
5.690%
4. Các khoản ĐTTC NH/TTS
3.990%
1.748%
1.177%
5. Các khoản Phải thu NH/TTS
14.70%
17.93%
28.29%
6. Hàng tồn kho/TTS
49.06%
45.08%
29.38%
7. TSCĐ/TTS
27.44%
27.17%
32.20%
Trong năm 08, TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong số TTS, mà chủ yếu là do DN tích trữ hàng tồn kho nhiều, còn TSDH thì chủ yếu vẫn là đầu tư cho TSCĐ. Từ năm 08-09 kết cấu tài sản của DN không có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 09-10 DN đã đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, vì vậy TSCĐ tăng từ 27.17% lên 32.2%, đồng thời DN cũng giảm tích trữ hàng tồn kho từ 45.08% xuống còn 29.38%. DN đang thu hồi các khoản đầu tư TC nhằm dồn vốn vào đầu tư cho mua sắm trang thiết bị trong năm 2010.
1.2. Phân tích nguồn vốn
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Nợ phải trả
77,209,864,558
79,587,065,974
102,940,553,847
Nguồn vốn chủ sở hữu
79,018,590,911
85,667,878,776
93,949,314,396
Tổng nguồn vốn
156,228,455,469
165,254,944,750
196,889,868,243
Tốc độ tăng trưởng
20.38%
5.46%
16.07%
Năm 08-09, Nợ phải trả của DN tăng 3% nhưng đến năm 2010, nợ phải trả tăng 23% trong đó nợ dài hạn tăng 42%, điều này chứng tỏ DN đã vay thêm nợ dài hạn để mua TSCĐ. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 8% trong năm 08-09, và 9% trong năm 09-10, do LN để lại tăng. Điều này chứng tỏ kết quả sản xuất kinh doanh của DN trong năm qua có hiệu quả nên đã mang lại lợi nhuận cho DN.
Tỷ lệ kết cấu nguồn vốn
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
1. Nợ phải trả/Tổng NV
49.42%
48.16%
52.28%
2. VCSH/Tổng NV
50.58%
51.84%
47.72%
3. Nợ ngắn hạn/Tổng NV
40.52%
41.93%
43.31%
4. Nợ dài hạn/Tổng NV
8.898%
6.227%
8.976%
5. Nguồn vốn KD/Tổng NV
46.83%
46.16%
40.00%
6. LN chưa phân phối/Tổng NV
3.746%
5.683%
7.716%
Từ năm 09-10 nợ dài hạn tăng cả về số tuyệt đối và tỷ lệ trong tổng nguồn vốn chứng tỏ DN huy động vốn vay để mua tài sản cố định. Lợi nhuận chưa phân phối tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng chứng tỏ tài sản cố định DN đầu tư thêm phục vụ có hiệu quả cho sản xuất.
2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
2.1. Doanh thu
2008
2009
2010
Doanh thu
418.973.927.855
415. 974. 854. 886
535. 377. 477. 496
Tốc độ tăng trưởng
35,29%
-0,72%
28,7%
Qua bảng trên ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của công ty từ năm 2008 đến năm 2010 là không ổn định. Năm 2008, doanh thu đạt 418, 973 tỷ đồng, tăng 35, 29% so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2009, doanh thu đạt 415,974 tỷ đồng, giảm 0,72% so với cùng kì năm 2008, doanh thu giảm mạnh thậm chí còn dưới 0% vào năm 2009, là do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế vào năm 2008. Tuy nhiên vào năm 2010 do sự chỉ đạo của ban quản trị, tổng doanh thu đạt: 535,377 tỷ đồng, bằng 28,7% so với cùng kỳ năm 2009, doanh thu đã có xu hướng tăng trở lại.
2.2. Chi phí
2008
2009
2010
Giá vốn hàng bán
348.858.658.665
345.017.995.652
437 788 425 030
Chi phí bán hàng
27.477.508.519
32.289.611.166
42 778 471 304
Chi phí quản lí DN
18.030.175.858
21.380.416.010
27 302 314 883
Tổng chi phí chính
394.366.343.042
398.688.022.828
507.869.211.217
Tốc độ tăng trưởng chi phí
33,26%
1,10%
27,39%
Qua bảng trên ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng chi phí của doanh nghiệp qua các năm là không đồng đều, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2009 và dần tăng lên vào năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng không đều là do vào năm 2008, 2009, 2010 tình hình dịch bệnh, đặc biệt là cúm AH5N1 sau đó là cúm AH1N1 liên tục diễn ra và rất phức tạp. Dẫn đến nhu cầu về nguyên liệu sản xuất các sản phẩm thực phẩm là không cao, dẫn đến chi phí giá vốn hàng bán giảm dần. Đồng thời vào năm 2009 do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng không nhiều nên tổng mức tăng chi phí là rất thấp chỉ 1,10% .
2.3. Lợi nhuận sau thuế
2008
2009
2010
Lợi nhuận
12.052.735.634
12.391.599.045
15. 191. 442. 277
Tốc độ tăng trưởng
19,91%
2,81%
22,59%
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm mạnh vào năm 2009 và được hồi phục vào năm 2010, thậm chí vượt cả năm 2008. Nguyên nhân là do, năm 2009 doanh thu của doanh nghiệp giảm mạnh -0,72%, nên thu nhập sau thuế của doanh nghiệp giảm mạnh so với năm 2008, tuy nhiên do chi phí của doanh nghiệp tăng nhẹ là 1,10%; nên lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn ở mức dương. Lợi nhuận đã được tăng mạnh vào năm 2010 giúp cho doanh nghiệp có khả năng phát triển hơn.
3. Phân tích chỉ số tài chính
3.1. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán:
Các tỷ số này đo lường khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty. Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền,các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ(tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả người cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác…
Khả năng thanh toán chung.
Khả năng thanh toán chung= TS lưu động / Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán chung là thước đo khả năng có thể trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng chỉ ra quy mô, phạm vi mà yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản có thểchuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả tiền. Khi giá trị của tỷ số này giảm có nghĩa khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng.Ngược lại khi tỷ số này tăng báo hiệu khả năng trả nợ của doanh nghiệp tăng,là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nếu tỷ số này ở mức quá cao có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động thể hiện doanh nghiệp còn có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay các khoản nợ phải đòi quá nhiều. Nói chung, tỷ số khả năng thanh toán chung ở mức 1-2 là vừa. Thông thường tỷ số này bằng 2 được coi là hợp lý, được các chủ nợ chấp nhận.
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh=TSLĐ-hàng tồn kho / Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ của doanh nghiệp. Tỷ số này là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn so với khả năng thanh toán chung. Nếu tỷ số này >=1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, còn nếu tỷ số này <1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời(tỷ lệ tiền mặt)=Tiền và CK ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngay lập tức. Chỉ tiêu này khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Thực tế cho thấy nếu tỷ số này >=0,5 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối tốt và nếu tỷ số này<0,5 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán ngay. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao thì phản ánh tình trạng vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm và giảm hiệu quả sự dụng vốn, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp.
Ta xét các tỷ số này diễn biến qua 3 năm của công ty:
Chỉ tiêu cụ thể
Khả năng thanh toán
chung
Khả năng thanh toán
nhanh
Khả năng thanh toán
tức thời
2008
2009
2010
2008
2009
2010
2008
2009
2010
Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
1,765
1,734
1,556
0,552
0,657
0,877
0,172
0,207
0,159
Ngành
-
-
1,59
-
-
0,98
-
-
0,61
Nhìn bảng ta thấy: tỷ số về khả năng thanh toán chung của công ty đều là lớn hơn 1 nhưng đang giảm dần qua các năm. Do nợ ngắn hạn của công ty tăng dần qua các năm 63,309; 69,141; 85,268.Tuy nhiên thì chỉ số này cũng khá gần với chỉ số ngành là 1,59.Khả năng thanh toán chung của công ty đang nằm ở trong mức an toàn.
Ngoài ra thì các tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty hiện nay mặc dù được cải thiện qua 3 năm nhưng đều nhỏ hơn 1 , điều này cho thấy khả năng trả các khoản ngắn hạn của công ty không được đảm bảo.Ta thấy chỉ số ngành 0,98<1, nguyên nhân chủ yếu cuộc khủng hoảng tài chính 2009 nên việc sử dụng những sản phẩm chế biến cũng đã giảm nhiều.
Đồng thời ta cũng thấy rằng tỷ số khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp và giảm nhiều trong năm 2010 do các khoản phải thu trong năm 2010 tăng gần gấp đôi từ 29,631(2009) lên 55,695. Chỉ số thanh toán tức thời của công ty là rất thấp so với ngành nên công ty cần cải thiện chỉ số của mình.
Mặc dù khả năng thanh toán nhanh cũng như tực thời của công ty thấp nhưng một phần do đặc điểm của ngành chế biến thì hàng tồn kho là rất cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm khi gặp biến động bất ngờ.
Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty.
2008
2009
2010
EBIT(triệu VNĐ)
14476
16169
19833
Lãi vay phải trả (triệu VNĐ)
4532
3422
4720
HS thanh toán lãi vay
3.19
4.72
4.2
Hệ số thanh toán lãi vay = EBIT/Lãi vay phải trả
Qua bảng trên ta thấy, hệ số thanh toán lãi vay của công ty trong 3 năm khá cao và không có nhiều biến động. Năm 2009, hệ số này tăng do EBIT tăng trong khi chi phí lãi vay giảm do trong năm này công ty không mở rộng việc vay vốn ngân hàng đầu tư vào sản xuất kinh doanh nữa. Tới năm 2010, hệ số này giảm nhẹ xuống 4.2 do chi phí lãi vãy tăng khá mạnh vì thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trước đó, doanh nghiệp mở rộng vay vốn đầu tư sản xuất. Như vậy, hệ số thanh toán lãi vay của công ty cao thể hiện khả năng chi trả lãi cho ngân hàng là khá lớn; tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá khả năng trả lãi là khá hạn chế vì EBIT không phải là nguồn duy nhất để trả lãi. Hơn nữa, chỉ số này chưa đề cập đến việc thanh toán các khoản cố định khác như trả nợ gốc, chi phí trả cổ tức ưu đãi.
3.2. Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn:
Khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp thường được đánh giá thông qua việc phân tích nhóm các tỷ số về cơ cấu tài chính. Nhóm tỷ số này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Chúng được dùng để đo lường vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản( Hệ số nợ)= Nợ / Tổng tài sản
Trong đó, tổng số nợ gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Còn tổng tài sản có bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định hay là tổng toàn bộ kinh phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phần bên trái của Bảng cân đối kế toán. Đối với chủ nợ, với mục tiêu là an toàn cho các khoản vay, tức là phải đảm bảo thu hồi cả gốc và lãi vay đúng hạn, thì họ mong muỗn tỷ số này ở mức vừa phải, bởi vì ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản thì các khoản nợ của họ vẫn sẽ được đảm bảo.
Đối với chủ doanh nghiệp, họ lại mong muốn hệ số nợ cao vì doanh nghiệp được sử dụng một lượng tài sản mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó nhử một chính sách để gia tăng lợi nhuận. Trong điều kiện kinh doanh bình thường, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thu nhập trước thuế và lãi vay đạt được lớn hơn lãi vay phải trả thì việc tăng thêm hệ số nợ sẽ làm tăng thêm lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu hệ số nợ quá cao thì doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, điều này làm tăng nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Ngoài ra khi hệ số nợ cao, trong trường hợp kém hiệu quả thì doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng bị giảm sút nhanh chóng bởi vì khi đó doanh nghiệp phải sử dụng một phần lợi nhuận làm ra để bù đắp lãi vay phải trả.
Về mặt lý thuyết, tỷ số này biến động từ 0 tới 1, nhưng thông thường nó dao động quanh giá trị 0,5 vì nó chịu sự điều chỉnh từ hai phía: chủ nợ và doanh nghiệp.
Hệ số tự chủ tài chính
Hệ số tự chủ tài chính=Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tự tài trợ của nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số cơ cấu vốn tự có của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, do đó khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ít chịu sức ép của các khoản vay nợ. Các chủ nợ thường quan tâm đến nhưng doanh nghiệp có hệ số cơ cấu vốn chủ sở hữu để đảm bảo khoản vay trả đúng hạn, đó là dấu hiệu an toàn khi quyết định cho doanh nghiệp vay.Tuy nhiên, đối với chủ doanh nghiệp, do tâm lý muốn chiếm dụng vốn kinh doanh của người khác nên họ thường mong muốn hệ số này thấp. Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý với chi phí vốn thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích giữa chủ sở hữu với người cho vay.
Chỉ tiêu cụ thể
Công ty Đồ hộp Hạ Long
Chỉ số ngành
2008
2009
2010
Hệ số nợ
49,34%
48,07%
52,28%
48,05%
Hệ số tự chủ tài chính
50,34%
51,68%
47,72%
45,56%
Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long đảm bảo phần vốn góp của chủ sở hữu so với phần tài trợ của các chủ nợ tương đối đồng đều qua các năm. Điều đó thể hiện doanh nghiệp không có tiềm ẩn rủi ro trong khả năng thanh toán đồng thời gánh nặng nợ gần như không tăng.
Hệ số nợ của công ty từ năm 2008 đến năm 2009 không biến động rõ rệt lắm, tuy nhiên có sự gia tăng vào năm 2010( từ 48,07% năm 2009 đến 52,28% năm 2010) hay nói cách khác hệ số tự chủ tài chính giảm từ 51,68% xuống 47,72%. Sự gia tăng này la do tổng nợ của doanh nghiệp gia tăng từ 79587 triệu ( năm 2009) lên 102940 triệu năm 2010
Qua đây có thể thấy rằng công ty có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ở mức xấp xỉ và lớn hơn 50%(năm 2010), chứng tỏ rằng công ty đã tận dụng được các tác dụng tích cực của đòn bẩy tài chính. Hệ số tự chủ tài chính của công ty cũng ở mức cao, hai tỷ số này của công ty đều ở mức cao hơn trung bình ngành, thể hiện công ty đảm bảo khả năng thanh toán, thu hút được các nhà đầu tư.
3.3. Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động:
Nhóm tỷ số này dùng để đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của tổng tài sản mà còn chú trọng tới từng bộ phận cấu thành nên tổng tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời tỷ số này còn cho biết về sự tương quan giữa mức độ sử dụng tài sản này với mức độ hoạt động được đo bằng doanh số bán .
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động= Doanh thu / TSLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu đông tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
Trong quá tình hoạt động, những tài sản lưu động vận động không ngừng. Việc đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Hệ số này thấp có thể do hoạt động của công ty không hiệu quả, tiền tồn quỹ nhiều hoặc các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán ngắn hạn không hiệu quả.
Các chỉ tiêu cụ thể
Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
ngành
2008
2009
2010
Doanh thu thuần (triệu VNĐ)
418974
415974
535377
TSLĐ ( triệu VNĐ)
102809
115833
126285
Hiệu suất sử dụng TSLĐ
4,075
3,591
4,239
4,02
Nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty đồ hộp Hạ Long có hiệu suất sử dụng TSLĐ bình quân cao hơn trung bình ngành,phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng TSLĐ ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiện, năm 2009, hệ số này giảm mạnh từ 4,075 xuống 3,591. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, dẫn đến doanh thu không những không tăng mà còn giảm (chỉ bằng 99,28 % so với năm 2008). Năm 2010 có hiệu suất cao nhất là 4,293 tức là 1 đơn vị giá trị TSLĐ tạo ra 4,293 đơn vị giá trị doanh thu thuần, cho thấy TSLĐ được sử dụng có hiệu quả, đồng thời cũng cho thấy tốc độ luân chuyển TSLĐ lớn, góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho hoạt động của công ty. Hơn nữa TSLĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên việc sử dụng hiệu quả TSLĐ góp phần không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Qua đây có thể thấy công ty duy trì một hiệu suất sử dụng TSLĐ tương đối tốt.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định= Doanh thu thuần/ TSCĐ
Tỷ số này còn được gọi là mức quay vòng của tài sản cố định, phản ánh tình hình quay vòng của tài sản cố định, và là một chỉ tiêu ước lượng hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Như vậy, tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu suất sử dụng cao. Ngược lại, nếu vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp không mạnh. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại.
Các chỉ tiêu cụ thể
Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
Ngành
2008
2009
2010
Doanh thu thuần
( triệu VNĐ)
418974
415974
535377
TSCĐ( triệu VNĐ)
36691
43923
54147
Hiệu suất sử dụngTSCĐ
11,419
9,471
9,887
10,01
Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty đồ hộp Hạ Long qua các năm đều xấp xỉ với trung bình ngành. Năm 2008, con số này là khá cao, chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ của công ty đồ hộp Hạ Long khá tốt. Tuy nhiên, đến năm 2009, hiệu suất sử dụng TSCĐ đã giảm 17,06% ( từ 11,419 xuống 9,471) do doanh thu giảm. Năm 2010, mặc dù doanh thu tăng khá cao, nhưng tài sản cố định cũng tăng mạnh, nên hiệu suất chỉ tăng nhẹ so với năm 2009. So với trung bình ngành, con số này là tương đương, có thể nói doanh nghiệp có chính sách quản lý TSCĐ tương đối hiệu quả..
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho= Doanh thu thuần / Hàng tồn kho
Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu, là chỉ tiêu phản ánh năng lực tiêu thụ hàng hoá và tốc độ vòng quay hàng tồn trữ, đồng thời để ước lượng hiệu suất quản lý hàng tồn trữ của doanh nghiệp và là căn cứ để người quản lý tài chính biết được doanh nghiệp bỏ vốn vào lượng trữ hàng quá nhiều hay không. Do đó, nhìn chung hàng tồn kho lưu thông càng nhanh càng tốt. Nếu mức quay vòng hàng tồn kho quá thấp, chứng tỏ lượng hàng tồn quá mức, sản phẩm bị tích đọng hoặc tiêu thụ không tốt sẽ là một biểu hiện xấu trong kinh doanh. Vì hàng tồn trữ còn trực tiếp liên quan đến năng lực thu lợi của doanh nghiệp. Cho nên trong trường hợp lợi nhuận lớn hơn không, số lần quay vòng hàng tồn kho nhiều chứng tỏ hàng lớn trữ chỉ chiếm dụng số vốn nhỏ, thời gian trữ hàng ngắn, hàng tiêu thụ nhanh, thu lợi sẽ càng nhiều.
Các chỉ tiêu cụ thể
Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
Ngành
2008
2009
2010
Gía vốn hàng bán
( triệu VNĐ)
348859
345018
437788
Hàng tồn kho( triệu VNĐ)
62586
75639
66173
Vòng quay hàng tồn kho
5,574
4,561
6,616
5,56
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy công ty đồ hộp Hạ Long có vòng quay hàng tồn kho cao hơn trung bình ngành. Tuy nhiên, đây là đặc trưng của ngành sản xuất đồ hộp, phải lưu trữ lượng hàng lớn. Lượng hàng tồn kho năm 2010 đã giảm đáng kể so với năm 2009. Nhưng giá vốn hàng bán năm 2010 lại tăng nhanh, công ty mở rộng sản xuất nên vòng quay hàng tồn kho vẫn tăng. Công ty có số lần quay vòng hàng tồn kho cao chứng tỏ hàng dự trữ chỉ chiếm dụng số vốn nhỏ, thời gian trữ hàng ngắn, hàng tiêu thụ nhanh, thu lợi sẽ càng nhiều, làm tăng năng lực thu lợi của công ty.
3.4. Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi:
Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp đó. Lợi nhuận là một trong những mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hay xấu thì có thể sẽ đưa tới những kết luận sai lầm. Để khắc phục khuyết điểm này, các nhà phân tích thường bổ sung thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh.
Hệ số doanh lợi doanh thu
Hệ số doanh lợi doanh thu=LN sau thuế/ Doanh thu thuần
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.Hệ số doanh lợi doanh thu phản ánh một đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nói cách khác nó là thước đo năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận.
Sự biến động về hệ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Nếu chỉ số này ở mức thấp cho thấy lợi nhuận mang lại từ một đồng doanh thu là thấp. Nếu tình trạng này kép dài, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Do vậy, trong tình hình này, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Hệ số doanh lợi doanh thu càng cao thì càng tốt, nó phản ánh xu hướng kinh doanh phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện này doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng nguồn vốn cho tái sản xuất.
2008
2009
2010
Ngành (2010)
DT thuần
418.974
415.975
535.377
LN sau thuế
12.053
12.392
15.191
Doanh lợi DT
2,88%
2,98%
2,84%
5%
Ta thấy công ty có mức doanh lợi doanh thu tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn sự gia tăng của doanh thu thuần. Doanh thu năm 2009 giảm 0,72%, năm 2010 tăng 28,7%, trong khi đó, LN sau thuế năm 2009 tăng 2,81% , năm 2010 tăng 22,59%. Điều này chứng tỏ,công ty kinh doanh ngày càng hiệu quả. Có thể thấy, hệ số doanh lợi doanh thu của công ty vẫn khá ổn định trong những năm qua. Do đó, các nhà lãnh đạo cần đưa ra những biện pháp hợp lý hơn nữa để cải thiện tình hình tài chính của công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hệ số doanh lợi tài sản: ROA.
Tổng số tài sản mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng chủ yếu được hình thành từ hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Vì vậy, kết quả hoạt động sau khi hoàn trả phần lãi vay sẽ mang lại cho chủ sở hữu một khoản thu nhập nhất định. Mối quan hệ giữa thu nhập của chủ sở hữu và người cho vay với tổng tài sản được đưa vào sử dụng gọi là hệ số doanh lợi tài sản.
Hệ số doanh lợi tài sản: ROA= LN sau thuế/ Tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh mức sinh lợi của cả vốn chủy sở hữu và vốn vay. Hệ số này còn được gọi là tỷ số hoàn vốn đầu tư, nó cho biết khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tạo ra thu nhập nghĩa là khả năng tạo ra LN sau thuế là bao nhiêu từ một đồng tài sản bỏ ra. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Có thể mô tả sự thay đổi ROA công ty qua bảng sau:
2007
2008
2009
2010
Ngành (2010)
Tài sản
124.390
156.500
165.255
196.890
TS trung bình
140.445
160.878
181.073
ROA
8,58%
7,70%
8,39%
10%
Ta nhận thấy, công ty Đồ hộp Hạ Long có ROA giảm vào năm 2009 và tăng trong năm 2010.
-Nguyên nhân ROA năm 2009 giảm vì LN sau thuế 2009 tăng 2,81% trong khi tổng TS tăng 14,55%. Năm 2009 tổng TS tăng nhanh bởi vì công ty có nhiều HĐ được thực hiện và đến hạn được thanh toán làm tiền,các khoản phải thu tăng lên, đồng thời công ty cũng đã đầu tư thêm vào TSCĐ.
-Năm 2010, ROA đạt mức cao vì LN sau thuế tăng mạnh (22,59%) trong khi tổng TS chỉ tăng 12,55%. Tổng TS tăng do các loại TS ngắn hạn đều tăng, đặc biệt là các khoản phải thu ngắn hạn tăng gấp 4 lần do công ty năm 2010 tiêu thụ được nhiều sản phẩm trên thị trường.
- So sánh với chỉ tiêu ROA của ngành chế biến thực phẩm vào khoảng 10,2% thì công ty có mức sinh lợi trên tổng tài sản còn thấp, điều này phản ánh khả năng sinh lãi trên tổng TS của công ty còn yếu kém. Vì vậy công ty cần nâng cao những chính sách về quản lý tài chính để sử dụng TS hiệu quả hơn.
Hệ số doanh lợi VCSH
So với người cho vay thì việc bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu mang tính mạo hiểm hơn nhưng lại có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn. Họ thường dùng chỉ tiêu ROE làm thước đo mức doanh lợi trên vốn đầu tư của chủ sở hữu.
ROE= LN sau thuế/ Vốn CSH
Hệ số này còn được gọi là hệ số hoàn vốn đầu tư, nó cho biết khi doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn tự có vào kinh doanh thì sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn, giúp doanh nghiệp tìm được nguồn vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp mình. Ngược lại, nếu tỷ số này thấp và dưới mức của tỷ số sinh lời cần thiết trên thị trường thì doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư. Chúng ta có thể xem Xét sự thay đổi của ROE của công ty qua bảng sau:
2007
2008
2009
2010
Ngành (2010)
VCSH
79.798
79.019
85.552
93.949
VCSH trung bình
79.409
82.286
89.751
ROE
15,18%
15,06%
16,93%
16%
Cũng giống như ROA, doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE của công ty đồ hộp Hạ Long cũng thay đổi không ổn định.
-ROE năm 2008 tăng so với năm 2007, tuy nhiên, năm 2009, chỉ số này đã giảm nhẹ. Nguyên nhân là vì năm 2009, LN sau thế tăng 2,81% trong khi VCSH tăng 3,62 % do quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng. Đến năm 2010, cũng do sự gia tăng của quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính và đặc biệt là LN sau thuế chưa phân phối tăng mạnh làm VCSH tăng 9,07 trong khi LN tăng với tốc độ rất cao (22,59%) làm cho ROE tăng lên.
-Xét chỉ tiêu ROE trong toàn ngành chế biến thực phẩm là 16%, ta thấy năm 2008, 2009, công ty chưa đáp ứng được mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trung bình ngành. Xong trong năm 2010, do doanh thu, lợi nhuận tăng cao làm ROE cao hơn TB của ngành. Đây là tín hiệu về tình hình kinh doanh tốt của công ty, khả năng sinh lời trên VCSH tăng. Tuy nhiên, công ty cũng cần tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế nhằm cải thiện mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, đáp ứng yêu cầu của các cổ đông.
*Phân tích doanh lợi tài sản và doanh lợi vốn chủ sử hữu bằng phương pháp phân tích Dupont
Để hiểu rõ hơn sự thay đổi của các tỷ số ROA và ROE trong 3 năm qua ta cần tiến hành phân tích Dupont để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của nó.
Phương pháp phân tích Dupont là một phương pháp hiệu quả trong phân tích các chỉ tiêu ROA và ROE bằng cách phân tích các tỷ số này thành các tỷ số thành phần doanh lợi doanh thu(PM), hiệu suất sử dụng tài sản (AU) và hệ số nhân vốn chủ sở hữu( EM).
ROE = TNST / VCSH = (TNST / DT) x (DT/TS) x (TS / VCSH)
à ROE = PM x AU x EM
Việc phân tích các chỉ tiêu ROA, ROE của hai công ty trong 3 năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Các chỉ tiêu
Công ty CP đồ hộp Hạ Long
2008
2009
2010
ROE
15,18%
15,06%
16,93%
ROA
8,58%
7,7%
8,39%
PM
2,88%
2,98%
2,84%
AU
2,983
2,586
2,957
EM
1,769
1,955
2,018
Từ bảng thống kê trên ta nhận thấy ROE của công ty đồ hộp Hạ Long năm 2010 đạt mức 16,93%, cao nhất trong 3 năm, tăng so với năm 2009 là 12,39%.
- Năm 2009 mặc dù LN sau thuế và VCSH của công ty đều tăng nhưng ROE vẫn giảm hơn 0,78% so với 2008 do VCSH tăng nhanh hơn tốc độ tăng của LN sau thuế. Thêm nữa, có thể thấy rõ hơn nguyên nhân làm giảm ROE của công ty là do hiệu suất sử dụng TS (AU) giảm mạnh 13,33% chứng tỏ công ty đã đầu tư TS của mình vào KD không hiệu quả. Trong khi doanh lợi doanh thu và hệ số nhân VCSH chỉ tăng 3,55% và 10,54%.
-Năm 2010, có thể thấy rằng mức sinh lời của công ty tăng lên do việc quản lý chi phí (thể hiện ở PM) chỉ giảm 4,75%và quản lý tài sản (thể hiện ở AU) tăng 14,35% và hệ số nhân tăng 3,19%. Như vậy, nguyên nhân sâu xa làm ROE tăng trong năm 2010 là doanh thu, LN tăng mạnh trong khi tổng TS chỉ tăng 12,55% và VCSH tăng làm giảm ROE nhưng với tốc độ chậm hơn (9,07%).
3.5. Nhóm tỷ số về giá trị thị trường
Hệ số P/E
Tỷ số P/E = Giá thị trường một cổ phiếu /Thu nhập bình quân trên một cổ phần
Ta có:
Chỉ số
2008
2009
2010
Ngành (2010)
Giá thị trường
21.500/cp
11.500/cp
23.800/cp
EPS
2411/cp
2478/cp
3038/cp
P/E
8,92
4,64
7,8
8,66
Ta có thể thấy, ngoại trừ năm 2009, hệ số P/E của công ty là tương đối hấp dẫn các nhà đầu tư. Năm 2008, giá thị trường của cổ phiếu CAN tương đối cao, dẫn đến hệ số P/E khá cao. tuy nhiên, năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, giá thị trường của cổ phiếu giảm mạnh, kéo theo sự sụt giảm đáng kể của hệ số này. Đây cũng là tình trạng chung của thi trường chứng khoán Việt Nam khi đó. Sang năm 2010, thị giá cổ phiếu đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hệ số P/E vẫn thấp hơn so với trung bình ngành. Thông thường, tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặc giá trị trường của cổ phiếu thấp. Với công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, lý do giải thích thỏa đáng chính là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty cao ( tăng từ 2478 VND/ CP năm 2009 lên 3038VND/ CP năm 2010, trong khi con số này gần như không đổi giữa hai năm 2008 và 2009). Điều này khiến cho cổ phiếu của công ty càng trở lên hấp dẫn các nhà đầu tư.
Chỉ tiêu EPS
Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập trên một cổ phiếu và được tính bằng công thức:
EPS=(LN sau thuế - Cổ tức trả CP ưu đãi)/Bình quân tổng số cổ phần
Ta có bảng sau: (Tổng số cổ phần:5.000.000)
Chỉ số
2008
2009
2010
Ngành
LN sau thuế (triệu VND)
12053
12392
15191
Cổ tức CP ưu đãi
0
0
0
EPS (VND/1CP)
2411
2478
3038
3285
Nhận xét: Thu nhập trên mỗi cổ phần tăng lên trong 3 năm liền do LN sau thuế của công ty luôn tăng trưởng mạnh. Đây là một tín hiệu tốt cho các cổ đông khi thu nhập liên tục tăng lên trên mỗi cổ phiếu, điều này làm cho CP của công ty càng trở lên hấp dẫn, công ty càng dễ huy động vốn. Tuy nhiên, lợi nhuận trên cổ phần vẫn ở mức thấp so với trung bình ngành, do vậy, công ty cần đẩy mạnh sản xuất tăng lợi nhuân để tăng EPS. Từ đó, tính hấp dẫn của CP trên thị trường cũng được cải thiện.
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Nó đưa ra tín hiệu mà các nhà đầu tư dành cho doanh nghiệp.
Công thức tính như sau:
P/B = Giá thị trường/giá trị ghi sổ
Áp dụng vào công ty đồ hộp Hạ Long ta có bảng tính toán như sau:
( tổng số cổ phần:5.000.000)
Chỉ số
2008
2009
2010
Ngành (2010)
Giá thị trường
21.500/cp
11.500/cp
23.800/cp
Giá ghi sổ
15.803,8/cp
17.110,4/cp
18.789,8/cp
P/B
1,36
0,67
1,27
1,05
Từ bảng tính toán ở trên có thể thấy rằng , chỉ số P/B của doanh nghiệp đều lớn hơn 1 và cao hơn mức trung bình của ngành, ngoại trừ năm 2009, điều này cho thấy rằng cổ phiếu của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long khá hấp dẫn nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp làm ăn tốt, thu nhập trên tài sản cao.P/B của doanh nghiệp vào năm 2009 thấp hơn 1, nguyên ở đây là do năm 2009 là năm Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, và đồ hộp Hạ Long cũng không nằm trong ngoại lệ đó, giá cổ phiếu của công ty vào năm 2009 rớt xuống chỉ còn 11.500/cp, trong khi con số này vào năm 2008 là 21.500, tuy nhiên công ty có sự phục hồi đáng kể vào năm 2010, giá cổ phiếu công ty năm 2010 là 23.800/cp. Qua đó có thể thấ được rằng, trong vòng 3 năm chỉ số P/B của doanh nghiệp luôn ở mức hấp dẫn được nhà đầu tư, năm 2009 tuy có hơi thấp nhưng đó cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp khi chịu ảnh hưởng của cuôc khủng hoảng kinh tế.
III. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ Z
Các nhà đầu tư thường xem xét hệ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage) để đánh giá tình hình nợ nần của doanh nghiệp từ đó quyết định mức độ khi đầu tư vào doanh nghiệp đó. Tuy nhiên có một chỉ số có thể giúp các nhà đâu tư đánh giá tốt rủi ro hơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần. Đó chính là hệ số nguy cơ phá sản, hay còn gọi là Z score do nhà kinh tế học Hoa Kỳ Eward I.Altman, giảng viên trường đại học New York thiết lập. Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chứ không áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay các công ty đầu tư tài chính. Ở Hoa Kỳ, chỉ số Z score đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần. Có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z score trước ngà sập tiệm một năm, nhưng tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng 2 năm
Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long là doanh nghiệp đã được cổ phần hóa, vì vậy công thức tính Z score được áp dụng như sau :
Z score= 1, 2*X1+1,4*X2+3,3*X3+0,64*X4+1,0*X5
Trong đó :
X1= tỷ số “ Vốn lưu động / Tổng tài sản” ( Working Capitals / Total Asset)
X2= tỷ số “ Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản” (Retain Earnings/Total Assets)
X3= tỷ số “ EBIT ( Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) / Tổng tài sản” (EBIT/Total Assets)
X4= tỷ số “Giá trị thị trường của VCSH ( Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành) / Giá trị sổ sách của nợ” (Market Values of Total Equity/ Book Values of total Liabilities)
X5=tỷ số “ Hiệu quả sử dụng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản” (Sales/ Total Assets)
Sau khi đã tính toán được Z, các nhà đầu tư sẽ đối chiếu với bảng sau :
Z > 2,99
Doanh nghiệp đang ở mức độ an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
1,8<Z < 2,99
Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
Z < 1,8
Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao
Áp dụng với công ty Cổ phần đồ hộp Hạ long ta tính được hệ số Z của công ty trong 3 năm gần đây, thể hiện qua bảng sau đây :
Tỷ số
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
X1
0,310
0,306
0,241
X2
0,037
0,0507
0,077
X3
0,121
0,119
0,125
X4
1,391
0,722
1,156
X5
2,677
2,517
2,709
Z
4,392
3,818
4,258
Qua bảng tính toán ở trên ta có thể thấy rằng, cả 3 năm 2008, 2009, 2010 hệ số Z của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long đều lớn hơn 2,99 doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơ phá sản, trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010, chỉ số Z của doanh nghiệp đều trên mức 4, chỉ có năm 2009 chỉ số Z của doanh nghiệp thấp hơn 2 năm còn lại, điều này có thể lý giải nguyên nhân ở đây là do năm 2009 nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng, ảnh hưởng của cuôc khủng hoảng kinh tế thế giới, giá cổ phiếu của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long vào năm 2009 rớt xuống chỉ còn ở mức 11.500 VND/cổ phiếu, trong khi đó con số này vào năm 2008 và 2010 là 21500, 23800.
Từ những phân tích ở trên, có thể đưa ra kết luận rằng công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long ở mức an toàn, năm 2009 hệ số Z của doanh nghiệp tuy có thấp hơn so với 2 năm còn lại, nhưng đây là tình trạng chung của nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.
KẾT LUẬN
Bài phân tích tập trung vào phân tích tín dụng của công ty CP đồ hộp Hạ Long thông qua hai mô hình: Mô hình cổ điển và mô hình điểm số Z nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về tình hình tài chính của công ty, và quan trọng hơn là khả năng vay vốn của công ty trong tương lai. Thông qua hai mô hình trên, ta có thể đi đến kết luận rằng tình hình tài chính của công ty đồ hộp Hạ Long là tương đối vững mạnh, là một khách hàng lớn và có độ rủi ro thấp thể hiện qua một số kết luận được rút ra như sau:
Công ty là một DN đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm đông lạnh và đang có rất nhiều lợi thế hơn so với những điểm yếu; quan trọng hơn là cơ hội phát triển đối với công ty nói riêng và ngành thực phẩm Việt Nam nói chung là rất lớn, tuy nhiên thì thách thức cũng không nhỏ trong quá trình hội nhập của đất nước.
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty nhìn chung đã tăng lên trong những năm gần đây, tuy nhiên tốc độ tăng là rất chênh lệch giữa các năm. Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, năm 2009 các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn chưa tốt và hiêu quả nên chi phí, lợi nhuận tăng rất ít, doanh thu thậm chí giảm nhẹ. Tuy nhiên năm 2010 và đầu năm 2011, công ty đã có sự phục hồi trở lại.
Dựa vào mô hình điểm số Z, công ty có điểm số rất cao thể hiện độ an toàn và đáng tin cậy của công ty trong việc cấp tín dụng của ngân hàng. Tuy năm 2009 có giảm nhẹ nhưng chỉ số này vẫn ở mức ngân hàng có thể cấp tín dụng mà không lo về khả năng vỡ nợ của công ty trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “tín dụng ngân hàng” (TS Hồ Diệu – NXB thống kê)
Giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp”
Giáo trình “Phân tích hoạt động doanh nghiệp” (Nguyễn Tấn Bình – NXB Thống kê – 06/2005)
Giáo trình “Quản trị tài chính doanh nghiệp” (Nguyễn Hải Sản – NXB Thống kê)
Các website:
https://www.vndirect.com.vn/portal/online/web/analysis/ListSectorView-6868- 1304685383004e928942fc012419b51f23d507511cde6.shtml
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tín dụng công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long Canfoco.doc