Tiểu luận Phân tích triển vọng công ty

Về công tác nhân lực, những năm qua đã tuyển chọn trên 50 con, em cán bộ công ty và học sinh giỏi qua các kỳ thi tuyển về công nghệ sữa làm nòng cốt lực lượng kế thừa trong tương lai gửi đào tạo ở nước ngoài. Hơn 100 cán bộ khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày trong nước; 12 người theo học các lớp đào tạo giám đốc; 15 cán bộ được đào tạo Lý luận chính trị cao cấp; 9 cán bộ theo các lớp đào tạo cán bộ Công đoàn. Thực hiện nâng lương, nâng bậc đúng niên hạn cho CBCNV. Bổ nhiệm 7 giám đốc điều hành, 15 giám đốc đơn vị và 17 giám đốc chuyên ngành nhà máy, Xí nghiệp, Chi nhánh; 12 giám đốc các Phòng, Trung tâm . Hàng năm thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 20.3%; tổ chức trên 2.000 lao động tham quan trong và ngoài nước; 10 đợt khám sức khoẻ định kỳ cho tất cả người lao động trong công ty ; tham gia thành phố 5 đợt Hội thao; 2 đợt Hội diễn văn nghệ; các chế độ bảo hiểm Y tế, bảo hiểm xã hội, học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn được đảm bảo đầy đủ .

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích triển vọng công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, việc tận dụng các nguồn cung cấp giá rẻ hay trả chậm đều trở nên hết sức quý giá để cân bằng nhu cầu tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần tránh những khoản tiền bỏ vào việc dự trữ nguyên liệu mà chúng không có khả năng chuyển hóa thành thành phẩm có thể bán được trong thời gian ngắn nhất. - Một khi đã tạo được nhu cầu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường, doanh nghiệp sẽ có được nguồn thu nhập ổn định và ngày càng gia tăng để bước vào giai đoạn phát triển mới.  Giai đoạn tăng trưởng: Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 5 - Đây có thể được xem là giai đoạn doanh nghiệp đã và đang dành thị phần; thu về những gì đã mất và gặt hái thành quả của mình. Mức lợi nhuận ổn định và tăng trưởng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn mới. - Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần lập kế hoạch tài chính thận trọng để cân đối các nguồn vốn sẵn có, bao gồm nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận, nguồn vốn vay và các nguồn vốn khác từ việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu. Tuy nhiên, thị trường không thể phát triển mãi, bởi sẽ có lúc nhu cầu đạt đến mức bão hòa để chuyển sang một giai đoạn mới trong vòng đời của doanh nghiệp.  Giai đoạn bão hoà: - Doanh thu các dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đến lúc ổn định tại một mức mà các sản phẩm cạnh tranh của đối thủ có thể chia sẻ hoặc thay thế được. - Nhưng tình huống có thể xấu hơn khiến cho doanh thu bắt đầu giảm sút, đặc biệt là đối với các sản phẩm mau chóng trở nên lạc hậu và lỗi thời trước khi chúng được đem ra bán. - Do vậy, doanh nghiệp nên có những chiến lược mới trong giai đoạn này như có nên duy trì sản phẩm hiện hữu hay không; hay là phải thay thế sản phẩm mới...  Giai đoạn suy thoái: - Đây thực sự là thời gian đáng sợ đối với doanh nghiệp. Doanh thu giảm sút dần cho đến khi lợi nhuận không còn. Ở thời gian đầu của giai đoạn suy thoái, mức lợi nhuận vẫn có thể duy trì để hoàn trả các khoản nợ vay hoặc dùng để chia lại cổ tức cho cổ đông. Song tình trạng này sẽ không kéo dài khi lợi nhuận dần dần bị co hẹp đến khi biến mất. Đặc biệt, thời điểm trên có khả năng sẽ xuất hiện nhanh hơn dự kiến nếu thị trường có biến động lớn hoặc doanh nghiệp để khách hàng truyền thống rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. - Do vậy, các nhà quản trị cần cân nhắc cẩn trọng để lựa chọn các chính sách phù hợp trong giai đoạn suy thoái, việc quyết định này hoặc giúp doanh nghiệp duy trì, vượt qua giai đoạn khó khăn hoặc làm cho doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Năng lực quản trị: Một doanh nghiệp không thể tạo ra giá trị gia tăng nếu người lãnh đạo thiếu năng lực, cũng như doanh nghiệp nào có năng lực quản lý tốt hơn thì khả năng cạnh tranh và hội nhập sẽ tốt hơn. Điều này đòi hỏi người điều hành phải có: - Năng lực khống chế, điều phối sản phẩm và thị trường. - Năng lực bồi dưỡng, quản lý thuộc cấp cao. - Năng lực phối hợp, giao tiếp với chủ công ty, nhân viên dưới quyền và khách hàng. Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 6 - Năng lực chấp hành, chỉ huy công việc; tích cực học tập cầu tiến. - Đạo đức nghề nghiệp tốt. - Ngoài ra, một nhà quản trị cần am hiểu về lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp, có thời gian gắn bó càng dài thì họ càng nắm bắt được doanh nghiệp cần gì, muốn gì và ngành này đang gặp khó khăn như thế nào?...nói một cách khác thì không ai hiểu rõ về doanh nghiệp và ngành bằng họ. Khi đó, nhà quản trị sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, dễ dàng ứng phó với những khó khăn xảy ra khi nền kinh tế suy thoái, hoặc những thông tin bất lợi cho ngành cũng như doanh nghiệp. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển mà doanh nghiệp sẽ có những chiến lược phù hợp. Giai đoạn khởi sự: KHỞI ĐẦU DOANH NGHIỆP Rủi ro kinh doanh Rất cao Rủi ro tài chính Rất thấp Nguồn tài trợ Vốn mạo hiểm Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả cổ tức = 0 Triển vọng tăng trưởng tương lai Rất cao Tỷ số giá thu nhập (P/E) Rất cao Thu nhập trên mỗi cổ phân (EPS) Danh nghĩa hoặc âm Giá cổ phần Tăng nhanh hoặc biến động cao + Giai đoạn này dòng tiền vào không chỉ thấp mà còn chậm trong khi dòng tiền ra tương đối cao vì bao gồm nhiều chí phí như: chi phí nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới… + Các nhà đầu tư mạo hiểm sẵn sàng đầu tư vốn vào các doanh nghiệp mới khởi sự. Họ chấp nhận các rủi ro cao là do họ quan tâm đến lãi vốn hơn là cổ tức. Và họ cho rằng các doanh nghiệp mới khởi sự thường có dòng tiền âm trong giai đoạn phát triển sản phẩm và thường khuyến khích lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. + Chiến lược trong giai đoạn này:  Bất kì một khoản gia tăng nợ vay dù nhỏ cũng dẫn đến tình trạng khó khăn tài chính (nếu hoàn toàn không có nợ vay thì càng tốt).  Chính sách không chi trả cổ tức. Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 7 Giai đoạn tăng trưởng: DOANH NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG Rủi ro kinh doanh Cao Rủi ro tài chính Thấp Nguồn tài trợ Các nhà đầu tư vốn cổ phần tăng trưởng Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả danh nghĩa Triển vọng tăng trưởng tương lai Cao Tỷ số giá thu nhập (P/E) Cao Thu nhập trên mỗi cổ phân (EPS) Thấp Giá cổ phần Tăng nhưng dễ biến động + Giai đoạn chuyển tiếp từ khởi sự sang tăng trưởng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược thay đổi và sự thay đổi này luôn bao hàm với rủi ro cao. + Ngoài ra, giai đoạn này có sự chuyển hoá giữa các nhà đầu tư vốn mạo hiểm sang các nhà đầu tư vốn cổ phần mới - là người sẵn sàng không chỉ mua lại toàn bộ các nguồn vốn mạo hiểm ban đầu mà còn cung cấp các nguồn vốn mới cần thiết trong suốt thời kỳ tăng trưởng nhanh. + Chiến lược tài chính để thu hút vốn đầu tư bằng cách:  Phát hành đầu tiên ra công chúng: nên nhấn mạnh đến triển vọng tăng trưởng cao trong tương lai, công bố rõ ràng chiến lược tài chính thích hợp vì điều này sẽ tạo niềm tin cho cổ đông.  Đối với doanh nghiệp đã IPO: có thể phát hành chứng chỉ đặc quyền mua cổ phần dành cho các cổ đông hiện hữu để không làm loãng giá và giảm quyền lợi của họ.  Chia nhỏ cổ phần để dễ tiếp cận hơn với nhà đầu tư, nếu nhu cầu về cổ phần này gia tăng thì làm cho giá cổ phần tăng cao.  Nếu doanh nghiệp tăng trưởng cao: để thuận tiện cho việc tài trợ trong tương lai thì doanh nghiệp nên chi trả tỷ lệ cổ tức thấp (tỷ lệ cổ tức hợp lý) và tăng cao tỷ lệ lợi nhuận giữ lại. Giai đoạn bão hoà: DOANH NGHIỆP BẢO HOÀ Rủi ro kinh doanh Trung bình Rủi ro tài chính Trung bình Nguồn tài trợ Lợi nhuận giữ lại cộng nợ vay Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 8 Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả cao Triển vọng tăng trưởng tương lai Trung bình đến thấp Tỷ số giá thu nhập (P/E) Trung bình Thu nhập trên mỗi cổ phân (EPS) Cao Giá cổ phần Ổn định trên thực tế với biến động thấp + Chiến lược trong giai đoạn này:  Nếu trước đây doanh nghiệp nhắm vào tăng trưởng và chiếm giữ thị phần thì nay tập trung nhiều hơn vào việc duy trì mức lợi nhuận tốt nhất mà doanh nghiệp hiện đang đạt được.  Doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào các lĩnh vực khác với hy vọng triển khai các cơ hội tăng trưởng và các lợi thế cạnh tranh lâu dài.  Nếu doanh nghiệp phân phối cổ tức cao thì điều này báo hiệu rằng triển vọng tăng trưởng tương lai không còn cao như trong quá khứ. Nếu chia cổ tức thấp thì sẽ khó huy động vốn cho các nhu cầu đầu tư kế tiếp vì cổ đông cho rằng doanh nghiệp đang trong giai đoạn bão hoà thì việc gia tăng lợi nhuận sẽ rất khó khăn. Do vậy, việc cần thiết nhất trong giai đoạn này là bổ sung tỷ lệ tài trợ nợ hợp lý cho nhu cầu đầu tư.  Hoặc có thể chi trả cổ tức bằng tiền mặt, hoặc mua lại cổ phần… Giai đoạn suy thoái: DOANH NGHIỆP SUY THOÁI Rủi ro kinh doanh Thấp Rủi ro tài chính Cao Nguồn tài trợ Nợ Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả toàn bộ Triển vọng tăng trưởng tương lai Âm Tỷ số giá thu nhập (P/E) Thấp Thu nhập trên mỗi cổ phân (EPS) Thấp và giảm dần Giá cổ phần Giảm và tăng trong biến động + Trong giai đoạn này, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể giảm sút và kéo theo giá cổ phần trên thị trường giảm theo. + Để duy trì hoặc tránh được cái chết thì doanh nghiệp: Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 9  Gia tăng tỷ lệ nợ dựa trên những tài sản cuối cùng của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có được tấm chắn thuế nhưng đi kèm là rủi ro kiệt quệ tài chính, hoặc có tiền mặt để chi trả cổ tức tạo niềm tin cho cổ đông (hiệu ứng tâm lý), hoặc có thể đầu tư vào các lĩnh vực tài chính khác có rủi ro cao hơn (đánh cược giữa sống hoặc chết).  Hợp nhất hoặc sáp nhập với một số đối thủ cạnh tranh của mình, điều này làm giảm quyền lợi của chủ doanh nghiệp.  Nếu gia tăng tỷ lệ nợ, hợp nhất hoặc sáp nhập vẫn chưa đủ nguồn vốn thì doanh nghiệp phải phát hành thêm vốn cổ phần. Nhưng doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy thoái nên phải phát hành cổ phần đặc quyền cho các cổ đông hiện hữu với chiết khấu cao (thường thì chiến lược này được xem là thất bại vì niềm tin của cổ đông đang mất dần).  Doanh nghiệp có thể sử dụng các chiến lược khác như tái cấu trúc chi phí bằng cách cắt giảm thích hợp các chi phí cố định không cần thiết. Các yếu tố khác: + Trình độ công nghệ: Công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng so với trình độ chung của ngành trong nước và so với nước ngoài như thế nào (ví dụ so với thang đo của quốc tế thì trình độ công nghệ này đang ở mức nào…)? Nếu doanh nghiệp phân phối thì khả năng mở rộng hệ thống phân phối cả chiều rộng và chiều sâu? Nếu quy định của ngành thay đổi về tiêu chuẩn phân phối nâng cao hơn thì doanh nghiệp có khả năng đầu tư thêm không? + Trình độ nhân lực: Ngoài năng lực quản trị của người điều hành cần phải có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao và đây cũng được xem như là yếu tố quyết định năng suất lao động của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai. + Thương hiệu: Thương hiệu là giá trị không nhìn thấy nhưng một thương hiệu mạnh là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội kinh doanh lớn. Uy tín thương hiệu giúp khách hàng tin tưởng và gắn bó hơn. + Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh: Sản phẩm còn non trẻ hay đã có thương hiệu trên thị trường? Sản phẩm có được đầu tư theo xu hướng phát triển chung của thế giới đối với sản phẩm đó hay không, hay đã lạc hậu và ai cũng sản xuất được? Nhóm sản phẩm chủ lực đóng góp vào tỷ trọng doanh thu có đáng kể không? + Thị trường: Thị phần của doanh nghiệp có đáng kể không? Thị trường có còn nhiều tiềm năng chưa khai phá không hay phải sáng tạo ra sản phẩm mới lạ để tạo nhu cầu mới cho thị trường?… Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 10 + Tiềm lực tài chính: Quy mô vốn và tổng tài sản của doanh nghiệp có lớn hay không? Khả năng tăng vốn trong trung hạn có thực hiện được hay không? Có xu hướng minh bạch hóa tài chính hay không (trở thành công ty đại chúng…) để tăng khả năng huy động vốn và thu hút nhà đầu tư. Khả năng đi vay? Khả năng tích lũy và tái đầu tư, đầu tư mở rộng? Khả năng liên doanh, liên kết để tăng tiềm lực tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh…? 4. Các phương pháp phân tích triển vọng: 4.1 Mô hình dự phóng từ các mức độ bình quân  Dự phóng từ số bình quân trượt (di động): Phương pháp số bình quân di động là một trong những phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, hay nói cách khác, mô hình hoá sự phát triển thực tế của hiện tượng nghiên cứu dưới dạng dãy các số bình quân di động. Phương pháp bình quân di động còn được sử dụng trong dự phóng thống kê. Trên cơ sở xây dựng một dãy số bình quân di động, người ta xây dựng mô hình dự phóng. Mô hình dự phóng là: ŷn+1 = M n Khoảng dự phóng sẽ được xác định theo công thức sau: ŷn+L ± 1 1t S k  (2.1) Trong đó t là giá trị tra trong bảng tiêu chuẩn t- Student với (k-1) bậc tự do và xác suất tin cậy (1-α). Độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh được tính theo công thức sau: S = 2( ) 1 i iy M k    (2.2)  Mô hình dự phóng dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau qua các năm (dãy số thời gian có dạng gần giống như cấp số công): 1y i i y y     xấp xỉ nhau (i= z  n). Mô hình dự phóng theo phương trình: n LY   = ny + .y L (2.3) Trong đó: n LY   : Mức độ dự đoán ở thời gian (n+L) Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 11 ny : Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian y : Lượng tăng, giảm tuyệt đối bình quân L: Tầm xa của dự đoán ( L=1,2,3,…năm) Trong đó: 1 1 ( )i i y y y n     ( 2, )i n = 1 1 ny y n   Mô hình dự phóng dựa vào tốc độ phát triển bình quân: Thường áp dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số biến động theo thời gian có tộc độ phát triển ( hoặc tốc độ tăng, giảm) từng kỳ gần nhau (dãy số thời gian có dạng gần như cấp số nhân). Có hai mô hình dự đoán: * Dự đoán mức độ hàng năm: (có thể dùng để dự phóng trong dài hạn). - Phương pháp này được áp dụng khi tốc độ phát triển hoàn toàn xấp xỉ nhau. - Mô hình dự đoán: n LY   = ny .  L t (2.4) n LY   : Mức độ dự đoán ở thời gian (n+L) ny : Mức độ được dùng làm kỳ gốc để ngoại suy L: Tầm xa của dự đoán ( L=1,2,3,…năm) t : Tốc độ phát triển bình quân hàng năm 1 1 n n y t y  Dự đoán mức độ của khoảng thời gian dưới 1 năm (quý, tháng- dự phóng ngắn hạn) ij jY y     1i r t S  (2.5) Trong đó: ijY  : Là mức độ của hiện tượng ở thời gian j (j=1-m) của năm i 1 n j ij i y Y   - Tổng các mức độ của thời gian j của năm i (i=1…n) Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 12 1 1 n n y t y  : Tốc độ phát triển bình quân hàng Sr= 1 + ( t ) + (t ) 2 + ( t )3 +…+ ( t )n-1 n: có thể là số năm hoặc số lượng mức độ của từng năm. 4.2. Mô hình dự phóng theo phương trình hồi quy (dự phóng dựa vào xu thế): Từ xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu ta xác định được phương trình hồi quy lý thuyết, đó là phương trình phù hợp với xu hướng và đặc điểm biến động của hiện tượng nghiên cứu, từ đó có thể ngoại suy hàm xu thế để xác định mức độ phát triển trong tương lai. Mô hình hồi quy theo thời gian Mô hình dự phóngtheo phương trình hồi quy đường thẳng: Y  = a+ bt (2.6) Trong đó: a,b là những tham số quy định vị trí của đường hồi quy Từ phương trình này, bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hoặc thông qua việc đặt thứ tự thời gian (t) trong dãy số để tính các tham số a,b. Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho t khác 0 ( t  0), ta có các công thức tính tham số sau: 2 2 .yt y t a t t    b= .y a t Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho t khác 0 ( t =0), ta có các công thức tính tham số sau: y a y n    2 .y t b t   Số liệu dự phóng (Y  ) và số liệu thực tế yi có sự chênh lệch là do có sai số trong dự đoán. + Sai số dự phóng là sự chênh lệch giữa mức độ thực tế và mức độ tính toán theo mô hình dự phóng. + Sai số dự phóng phụ thuộc vào 03 yếu tố: độ biến thiên của tiêu thức trong thời kỳ trước, độ dài của thời gian của thời kỳ trước và độ dài của thời kỳ dự đoán. + Vấn đề quan trọng nhất trong dự phóng bằng ngoại suy hàm xu thế là lựa chọn hàm xu thế, xác định sai số dự đoán và khoảng dự đoán: - Công thức tính sai số chuẩn ( y ) Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 13 2 i y y y n p          Trong đó: Y  : Giá trị tính toán theo hàm xu thế n: Số các mức độ trong dãy số p: Số các tham số cần tìm trong mô hình xu thế n-p: Số bậc tự do Công thức này được dùng để lựa chọn dạng hàm xu thế (so sánh các sai số chuẩn tính được) sai số nào nhỏ nhất chứng tỏ rằng hàm tương ứng với sai số sẽ xấp xỉ tốt nhất và được lựa chọn làm hàm xu thế để dự đoán. Thông thường để việc dự đoán được tiến hành đơn giản ta vẫn chọn hàm xu thế làm hàm tuyến tính. - Công thức tính sai số dự phóng: 2 2 1 3( 2 1) 1 ( 1) L p y n S n n n        Trong đó: N: Số lương các mức độ L: Tầm xa của dự phóng Sau đó xác định khoảng dự đoán theo công thức sau;  pn Ly t S  t - là giá trị theo bảng của tiêu chuẩn t-Student với (n-2) bậc tự do và xác suất tin cậy (t- ). II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG Phân tích triển vọng của công ty là bước cuối cùng trong quy trình phân tích báo cáo tài chính của công ty. Mục tiêu chính của phần này là chúng ta phải dựa vào chuỗi dữ liệu lịch sử của công ty nhằm đưa ra những dự phóng từ đó nhận định trong tương lai. Dự phóng này chủ yếu là xây dựng các báo cáo: Kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo cân đối kế toán, báo cáo dòng tiền cho những năm tới. Bởi lẽ, các tài liệu này thể hiện mục tiêu tài chính cần đạt được trong tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng chuỗi dữ liệu lịch sử chúng ta phải luôn luôn cẩn thận bởi lịch sử không phải bao giờ cũng lặp lại trong tương lai. Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 14 Bên cạnh đó, các báo cáo đều được xây dựng trên vô số các giả định tùy thuộc vào quan điểm của nhà quản lý và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tạm thời (chính sách khấu hao, các khoản chi phí được vốn hóa, các doanh thu chi phí khác (không phải đến từ hoạt động kinh doanh chính của công ty),..) đòi hỏi nhà phân tích phải điều chỉnh sao cho đưa ra được những con số dự phóng hợp lý phản ánh khả năng sinh lợi, khả năng hoạt động, …đúng bản chất của công ty trong tương lai. 2.1 Căn cứ và quy trình dự phóng Báo cáo tài chính. 2.1.1 Căn cứ dự phóng báo cáo tài chính. Kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước và những ý kiến rút ra qua phân tích đánh giá môi trường kinh doanh vi mô, vĩ mô, đặc điểm riêng của công ty rút ra điểm mạnh điểm yếu từ đó gợi lên phương hướng và biện pháp nhằm khai thác điểm mạnh, tiềm năng và khắc phục điểm yếu. Các chiến lược hay định hướng tài chính của doanh nghiệp. Do đó, khi lập dự phóng báo cáo tài chính hàng năm phải dựa trên cơ sở chiến lược của doanh nghiệp như: chiến lược đầu tư, phân phối, tài trợ.. Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp, và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Cần nắm vững các chính sách kinh tế-tài chính của Nhà nước, các luật thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn...Và những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự biến động của lãi suất, của thị trường chứng khoán, sự phát triển của các công ty cho thuê tài chính...những yếu tố trên đều liên quan đến việc dự báo tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, căn cứ chủ yếu để dự báo tài chính là kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước. Những ý kiến rút ra qua phân tích đánh giá tình hình và kết quả tài chính kỳ trước cho thấy những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó gợi lên phương hướng và biện pháp nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng và điều chỉnh khắc phục những điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Kế hoạch tài chính là việc cụ thể hóa tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, khi lập tài chính hằng năm cần ohair trên cơ sở xem xét các chiến lược tài chính của doanh nghiệp như là: chiến lược đầu tư, chiến lược huy động vốn, chiến lược về cổ tức... Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 15 2.1.2 Quy trình dự phóng. Quy trình dự phóng có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo dự thảo, giai đoạn hoàn chỉnh dự thảo. GIAI ĐOẠN NỘI DUNG 1. Chuẩn bị Thu tập thông tin và phân tích thông tin. Những thông tin cần thu thập có thể chia làm 2 loại:  Thông tin về các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.  Thông tin về các nhân tố bên trong doanh nghiệp. => Thông tin sau khi thu thập cần phải tiến hành xử lý, chọn lọc, phân tích. 2. Soạn thảo dự báo Trên cơ sở tài liệu thông tin, sử dụng những phương pháp nhất định tiến hành và xác định dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 3. Hoàn chỉnh kế hoạch Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu. Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động. 2.2 Dự phóng báo cáo tài chính mô hính tăng trưởng % doanh thu. Bước 1. Dự báo doanh thu. Dự phóng doanh thu là vấn đề phức tạp do doanh thu của 1 doanh nghiệp chịu sự tác động của một loạt các yếu tố: triển vọng của nền kinh tế, thị phần và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chính sách giá cả của doanh nghiệp, chính sách Marketing và chính sách tín dụng thương mại với khách hàng, yếu tố lạm phát. Việc dự phóng doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong thời kỳ trước đó, thông thường xem xét doanh thu trong khoảng từ 3-5 năm trước đó. Cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đó, trên cơ sở đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu. Để dự báo doanh thu cho 1 năm nào đó trong tương lai, cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu như trên. Tính toán, xem xét tốc độ tăng trưởng của thời kỳ đã qua và dự kiến cho kỳ sắp tới cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp. Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 16 Bước 2. Dự báo sơ bộ kết quả kinh doanh. Dự kiến tỷ lệ các chi phí trên doanh thu: xác định tỷ lệ chi phí trên doanh thu của kỳ trước, từ đó có thể diều chỉnh thích hợp dự kiến cho kỳ này. Xuất phát từ chính sách cổ tức của công ty để dự kiến cổ tức 1 cổ phần cho kỳ này và số lợi nhuận sau thuế dành chi trả cổ tức. Trên cơ sở xác định các yếu tố trên, dự kiến sơ bộ được Bảng kết quả hoạt động kinh doanh. Bước 3. Dự báo sơ bộ bảng cân đối kế toán (giai đoạn 1). Dự kiến nhu cầu tài sản tăng thêm: phương pháp dự báo Bảng cần đối kế toán theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu dựa trên cơ sở nguyên lý mối liên hệ giữa doanh thu và tài sản: - Để tăng doanh thu đòi hỏi phải gia tăng tài sản tương ứng tạo ra nền tảng cho việc tăng doanh thu. - Tài sản lưu động nhìn chung thay đổi tương ứng với doanh thu: khi có sự biến động về doanh thu thì thông thường lập tức kéo theo sự biến động vốn bằng tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho. - Tài sản cố định sẽ không nhất thiết phải thay đổi tương ứng với tốc độ tăng doanh thu (đặc biệt là khi công ty hoạt động chưa huy động tối đa công suất năng lực sản xuất hiện có). Dự báo về nguồn tài trợ và cân đối với nhu cầu: Khi tài sản tăng lên thì nợ và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Số tài sản tăng thêm sẽ được tài trợ bằng những phương thức nhất định. Trước hết, số vốn thiếu hụt sẽ được bù đắp bởi các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản phải trả khác phát sinh tự động có tính chất chu kỳ. - Lợi nhuận để lại sẽ tăng nhưng không cùng tỷ lệ tăng như doanh thu: mỗi một mức mới của lợi nhuận để lại sẽ được thành mức cũ + mức tăng thêm của lợi nhuận để lại, và mức mới lợi nhuận để lại đó phải được tính toán thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Nếu vẫn chưa đủ, số vốn thiếu hụt đó sẽ được tài trợ bởi nguồn vốn bên ngoài bằng cách vay vốn hoặc phát hành thêm cổ phiếu thường bán ra công chúng...tùy thuộc vào các chiến lược tài trợ của các doanh nghiệp. Bước 4. Dự báo tạo lập nguồn tài trợ bổ sung và dự báo bảng cân đối kế toán (giai đoạn 2). Khi xuất hiện dấu hiệu nhu cầu vốn tăng thêm, để đi đến quyết định tài trợ, nhà quản lý tài chính cần phải xem xét một số các yếu tố nhất định như: - Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 17 - Sự tác động của các khoản vay ngắn hạn đến hệ số thanh toán hiện thời. - Tình hình của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. - Những ràng buộc bởi các chủ nợ hiện hành. Trên cơ sở đó cân nhắc toàn bộ các yếu tố sẽ quyết định cách thức huy động nguồn tài trợ đáp ứng nhu cầu số vốn tăng thêm. Bước 5. Điều chỉnh những khoản có liên quan bởi ảnh hưởng của việc bổ sung nguồn tài trợ và hoàn thiện việc dự báo. Khi sử dụng nguồn tài trợ được bổ sung từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc tăng thêm tài sản mới => cần tính đến tác động của nó đến các khoản có liên quan, từ đó có sự điều chỉnh thích hợp đối với bảng kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Những điều chỉnh có thể xảy ra là: - Tăng thêm vốn vay => tăng lãi vay phải trả => lợi nhuận trước thuế và thuế TNDN => lợi nhuận sau thuế. - Phát hành thêm cổ phần bán ra => cổ tức => lợi nhuận giữ lại đầu tư. 2.3 Phân tích dự phóng. Sau khi hoàn thành được bản dự thảo các báo cáo tài chính, cần tiến hành phân tích đánh giá các hệ số tài chính quan trọng nhằm xem xét việc dự báo có đáp ứng được các mục tiêu tài chính đã đề ra hay không. Nếu chưa thật phù hợp thì cần phải thay đổi một số yếu tố của bản dự thảo để điều chỉnh sao cho đạt được các mục tiêu đã đề ra một cách phù hợp như: - Xem xét khả năng giảm chi phí SXKD. - Xem xét kỹ hơn việc cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng từ đó có thể rút ngắn kỳ thu tiền. - Khả năng tăng thêm vòng quay hàng tồn kho... Từ đó cần xem xét các tác động của những thay đổi đến bảng dự báo về báo cáo tài chính. 2.4 Đưa thêm kịch bản. Cần đưa ra những kịch bản với tốc độ tăng trưởng doanh thu khác nhau và phân tích đánh giá xem xét nó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của công ty. Mô hình dự báo sẽ được thay thế bằng những biến số khác nhau, từ đó xem xét ảnh hưởng của nó đến kế hoạch hoạt động đã lựa chọn cũng như tình hình tài chính của công ty như thế nào: đánh giá ảnh hưởng của nó đến chính sách cổ tức và cơ cấu nguồn vốn của công ty. Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 18 2.5 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu tài trợ: Giữa tăng trưởng và nhu cầu tài trợ có mối tương quan chặt chẽ. Khi xem xét mối quan hệ này cần chú ý một số điểm sau:  Tăng trưởng và kế hoạch tài trợ: Thông thường nếu tăng trưởng với tốc độ thấp thì doanh nghiệp không phải huy động thêm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Khi tốc độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu tài trợ bổ sung càng lớn và đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động vốn từ nguông tài trợ bên ngoài. Do đó, cần phải có phân tích một cách thận trọng khi đưa ra quyết định lựa chọn nguồn tài trợ.  Chính sách cổ tức và chính sách tài trợ: Chính sách cổ tức ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài: nếu hệ số chi trả cổ tức cao thì lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư sẽ nhỏ và do vậy nhu cầu vốn huy động từ bên ngoài càng lớn. Do vậy, khi có nhu cầu đầu tư lớn, có thể điều chỉnh giảm hệ số chi trả cổ tức để tăng thêm lợi nhuận giữ lại cho đầu tư. Tuy nhiên, để đi đến quyết định thì nhà quản lý cần phải cân nhắc tác động của quyết định đến giá cổ phiếu trên thị trường.  Hàm lượng vốn: Để đánh giá khái quát mức độ cần thiết sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp người ta có thể sử dụng chỉ tiêu hàm lượng vốn. Chỉ tiêu này có thể xác định bằng cách lấy ”giá trị tổng tài sản /tổng doanh thu”. Chỉ tiêu hàm lượng vốn cho biết để có được 1 đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng tài sản hay đồng vốn. Yếu tố hàm lượng vốn tác động chủ yếu đến nhu cầu vốn cho một đơn vị doanh thu gia tăng. Nếu hàm lượng vốn thấp, thì doanh thu tăng nhanh cũng chưa cần huy động vốn từ bên ngoài.  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong phương trình xác định nhu cầu vốn tăng thêm. Nếu chỉ số này đạt được ở mức cao thì có thể giảm bớt được nhu cầu vốn tăng thêm trong khi các yếu tố khác không thay đổi. Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 19 Đôi khi có những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, nhưng do đạt được tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu ở mức cao và các yếu tố khác không thay đổi, công ty vẫn không cần tài trợ từ bên ngoài. 3. Ứng dụng phân tích triển vọng vào mô hình định giá thu nhập giòn lại - Phân tích triển vọng là nội dung trọng tâm trong phân tích chứng khoán. - Mô hình định giá thu nhập còn lại được xác định giá trị cổ phần tại thời điểm t là tổng giá trị sổ sách hiện tại cộng với giá của tất cả các giá trị thu nhập còn lại kì vọng có được trong tương lai: Trong đó: Bt: Giá trị sổ sách cuối kì t REt + n : Thu nhập còn lại trong kì t + n r : Chi phí sử dụng vốn Thu nhập còn lại tại thời điểm t bằng lợi nhuận sau thuế của kì trừ đi khoản chi trả cho giá trị sổ sách đầu kì đó REt= EARNt– (r x Bt-1) (1) - Quy trình định giá phải ước lượng lợi nhuận sau thuế trong tương lai và giá trị sổ sách của vốn cổ phần. Ước lượng 6 thông số cơ bản trong mô hình định giá đơn giản:  Tăng trưởng về doanh thu  Biên lợi nhuận ròng (Lợi nhuận ròng / doanh thu)  Vòng quay vốn luân chuyển (Doanh thu / vốn luân chuyển)  Vòng quay tài sản cố định (Doanh thu / Tài sản cố định)  Đòn bẩy tài chính (Tài sản hoạt động / Vốn chủ sở hữu)  Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu Định giá vốn cổ phần phục thuộc vào quy trình dự phóng. Khi định giá cần kiểm tra độ nhạy của các giá trị giá cổ phần ước tính một cách cẩn thận so với những giả định cơ bản trong dự phóng này. Một cách tính khác của thu nhập còn lại: REt= (ROEt – r) x Bt-1 (2) Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 20 Từ (1) và (2) ROEt= EARNt/ Bt-1 - Nhấn mạnh giá cổ phiếu chỉ bị tác động khi ROE khác r. - Theo các nghiên cứu của một số chuyên gia tại Hoa Kì thì: + ROE có xu hướng quay trở lại mức cân bằng dài hạn và tỷ lệ quay lại mức cân bằng dài hạn của các doanh nghiệp có TSSL thấp thường lớn hơn các doanh nghiệp có TSSL cao, ngoài ra tỷ lệ này thường xảy ra ở các doanh ngiệp có ROE cao nhất hoặc thấp nhất lại cao hơn các doanh nghiệp có ROE trung bình. + Việc quay lại diễn ra không hoàn toàn có thể là do 2 nhân tố: chênh lệch rủi ro được phản ánh ở chênh lệch chi phí vốn hoặc mức độ bảo thủ lớn hơn (ít hơn) trong các chính sách kế toán. + ROE được xem là nhân tố thúc đẩy giá trị vì nó tác động trực tiếp lên giá cổ phẩn. + ROE được chia tách thành TSSL trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản – đây cũng là những nhân tố thúc đẩy giá trị. Chúng ta cần chú ý: xem xét đến các kiểu quay và vị trí của các nhân tố thúc đẩy; đặc điểm của ngành vì các ngành khác nhau có TSSL và hiệu suất sử dụng tài sản là khác nhau. + Kì dự phóng không cần quá dài vì ROE sẽ có xu hướng tiệm cận với chí phí vốn trong thời gian ngắn và các giá trị khi ước lượng sẽ mất dần độ tin cậy. III. Bài tập thực hành Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 21 PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK 3.1. Giới thiệu công ty Vinamilk Công ty cổ phần sữa Việt Nam được thành lập trên quyết định số 155/2003QD-BCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam. - Tên giao dịch: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY. - Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM ngày 28/12/2005 Tiền thân là công ty Sữa, Café Miền Nam thuộc Tổng Công Ty Thực phẩm, với 6 đơn vị trực thuộc là: Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy Sữa Trường Thọ, Nhà máy Sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa & Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico Một năm sau đó (1978) Công ty được chuyển cho Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp sữa Café và Bánh kẹo I và đến năm 1992 được đổi tên thành Công ty sữa Việt Nam thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nghiệp nhẹ. Tháng 3 năm 1992 , chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1994,xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội, Năm Năm 1976 có tên là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm Thống Nhất Dielac Trường Thọ Năm 1982 chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo Bích Chi Lubico Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 22 1996 liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường miền trung Việt Nam. Tháng 11 Năm 2003 đánh dấu mốc quan trọng là chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Sau đó Công ty thực hiện việc mua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài gòn, tăng vốn điều lệ đăng ký của công ty lên con số 1.590 tỷ đồng. Năm 2004 mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ lên 1,590 tỷ đồng. Năm 2005 mua số cổ phần còn lại của đối tác lien doanh trong Công Ty Liên Doanh sữa Bình Định ( sau đổi tên thành nhà máy sữa Bình Định) khánh thành nhà máy sữa Nghệ An, lien doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập công ty TNHH Liên doanh SABMiller Việt Nam. Sản phẩm đầu tiên của công ty mang thương hiệu Zorok được đưa thị trường. Năm 2006 Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM ngày 19/01/2006, trong đó vốn do Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ. Năm 2007 mua cổ phần chi phối 55% của công ty sữa Lam Sơn. Công ty đã đạt được rất nhiều doanh hiệu cao quý: Huân chương lao động Hạng II (1991- do Chủ tịch nước trao tặng), Huân chương lao động Hạng I (1996- do Chủ tịch nước trao tặng), Anh Hùng Lao động (2000- do Chủ tịch nước trao tặng), Huân chương Độc lập Hạng III (2005- do Chủ tịch nước trao tặng), “siêu cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín năm 2006 do Hiệp hội sở hữu trí tuệ & Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao “ ( từ 1995 đến nay), “Cúp vàng- Thương hiệu chứng khoán uy tín “ và Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam “ ( năm 2008 do UBCKNN- ngân hàng nhà nước hội kinh doanh Chứng Khoán – Công ty Chứng Khoán và Thương mại Công nghiệp Việt Nam Va Công ty Văn Hóa Thăng Long). 3.2. Các yếu tố tác động đến triển vọng Công ty 3.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài Các yếu tố chính trị, pháp lý Môi trường chính trị tương đối ổn định: thị trường tiêu thụ sữa ổn định, TSCĐ được đảm bảo không bị mất mát hư hại do chiến tranh, nhân lực ổn định. Sản xuất trong điều kiện tốt từ đó làm tăng năng suất & chất lựơng sản phẩm Nhà nước thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ: khuyến khích chăn nuôi và chế biến bò sữa cho nông dân, tạo điều kiện cung cấp nguyên liệu đầu vào lớn, chính sách của chính phủ trong việc chăm lo sức khỏe, chống suy dinh dưỡng, khuyến khích dùng sữa để cải Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 23 thiện sức khỏe, vóc dáng, trí tuệ đặc biệt là trẻ em & người già. Nhà nước tạo điều kiện phát triển ngành sữa nhằm đáp ứng nhu cầu người dân. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý, chính sách để giảm chi phí sản xuất, đầu tư: thuế nhập khẩu sữa bột ở mức 10-15%, thuế nhập khẩu sữa tươi tăng 20% làm hàng rào ngăn cản hàng nhập khẩu nước ngòi vào thị trường Việt Nam, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh của Vinamilk Các yếu tố kinh tế Tăng trưởng GDP năm 2013 tăng 5.42% so với năm 2012 nên hi vọng trong năm 2014 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực giúp cho Vinamilk có niềm tin hơn về thị trường để có kế hoạch sản xuất tốt hơn. Thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ giúp tăng cao nhu cầu sử dụng sữa. Vinamilk định vị công ty rất tốt để hưởng lợi từ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu mới nổi ở Việt Nam, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người thấp. Mặc dù, tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam đang tăng dần, hiện ở mức 16kg/người/năm nhưng vẫn thấp hơn các nước trong khu vực như Thái Lan (40kg), Trung Quốc (30kg) và Philippines (20kg). Sản lượng sữa chỉ mới đáp ứng 30% nhu cầu nội địa, tạo cơ hội cho ngành sữa phát triển lâu dài trong thời gian tới. Các yếu tố xã hội Nhu cầu sũa của người dân tăng cao, thói quen tiêu thụ sữa được hình thành sẽ tăng nhu cầu tiêu thụ sữa, mở rộng phân khúc thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Cơ cầu dân số trẻ với số dân hơn 80 triệu dân, đây là thị trường tiềm năng Các yếu tố tự nhiên Việt Nam có môi trường thuận lợi để chăn nuôi bò sữa và ngành nông nghiệp này đang được quan tâm & tạo điều kiện để phát triển. Đây là cơ hội để Vinamilk phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và chất lượng, chủ động giảm được sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu Cạnh tranh trong ngành Tốc độ tăng trưởng của ngành cao có khả năng thu hút nhiều công ty gia nhập ngành làm tăng sức cạnh tranh về giá và thị phần. Các đối thủ chính của Vinamilk Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 24 Nguồn: phòng Marketing công ty Vinamik 3.2.2. Phân tích vị thế canh tranh và môi trường bên trong công ty Vinamilk là doanh nghiệp Sữa hàng đầu tại Việt Nam: Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, được người tiêu dùng tín nhiệm và liên tiếp được bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao 8 năm liền 1997-2004. Doanh thu nội địa tăng trung bình hàng năm khoảng 20% - 25%. Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Một trong những thành công của Vinamilk là đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn, người có nhu cầu đặc biệt. - Trong ngành sữa Việt Nam, thị phần hiện tại của Công ty là hơn 50%, tốc độ tăng trưởng doanh số, LNTT và vốn chủ sở hữu bình quân trong 5 năm gần nhất lần lượt là 31%, 31% và 28%. Tổng kết năm 2013, Tổng Doanh thu của VNM đạt 31.586 tỷ đồng, tăng 16,55% so với năm 2012. LNTT và LNST đều vượt mức kế hoạch cả năm, với LNTT đạt 8010 tỷ đồng, hoàn thành 102% kế hoạch và tăng 16%yoy; LNST đạt 6534 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch, tăng 12%yoy. Trong năm 2013, Công ty đã khánh thành hai nhà máy sản xuất sữa bột và sữa nước (nhà máy sữa bột công suất thiết kế 54.000 tấn sữa/năm và nhà máy sữa nước công suất 400 triệu lít sữa/năm), qua đó, Công ty sẽ có thêm điều kiện mở rộng thị trường quốc tế khi nguồn cung sản phẩm tăng lên, hướng tới mục tiêu đạt doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2017 và lọt vào top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới. - Tổng kết năm 2013, Tổng Doanh thu của VNM đạt 31.586 tỷ đồng, hoàn thành 97% kế hoạch doanh thu cả năm, và tăng 16,55% so với năm 2012. Mặc dù tổng doanh thu không thực hiện được 100% kế hoạch nhưng LNTT và LNST đều vượt mức kế hoạch cả năm, với LNTT đạt 8010 tỷ đồng, hoàn thành 102% kế hoạch và tăng 16%; LNST đạt 6534 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch, tăng 12%. VNM tiếp tục vai trò Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 25 dẫn dắt thị trường sữa và nước giải khát tại Việt Nam với việc đưa ra 21 sản phẩm mới cho thị trường nội địa và 3 sản phẩm mới cho thị trường xuất khẩu trong năm 2013. - Trong năm 2014, VNM đang tiến hành triển khai xây dựng thêm 4 trang trại mới với vốn đầu tư khoảng 3000 tỷ tại Tây Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa 2 và Thống Nhất Thanh Hóa, bên cạnh đó, Công ty cũng nhập khoảng 5000 con bò mang thai từ Úc, Mỹ, New Zealand. Công nghệ: Với 15 nhà máy chế biến sữa với dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ từ các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan...đã được lắp đặt bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ đã cho ra đời trên 300 chủng loại sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời với việc trao quyền tự chủ trong sản xuất cho các nhà máy thành viên đã phát huy năng lực, trí tuệ từ cơ sở chứng tỏ hiệu quả rất lớn trong thời kỳ đổi mới. Để đẩy mạnh tăng trưởng, công ty chọn hướng đón đầu áp dụng công nghệ mới, lắp đặt các thiết bị máy móc chế biến hiện đại, tăng công suất chế biến và mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nội địa...với tổng vốn đầu tư 5 năm 2005 – 2010 là 4.469 tỷ đồng. Tháng 8/2013 Công ty xây dựng Nhà máy đóng gói sữa nước do Tập đoàn Tetra Park ( Thủy Điển cung cấp) trị giá 2,400 tỷ đồng với diện tích 20ha ở KCN Mỹ Phước 2 với năng suất 400 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn đầu, và đạt năng suất 800 triệu lít sữa/ năm trong giai đoạn sau. Cùng với hệ thống Robot máy vô thùng tự động cho sữ tiệt trùng bịch giấy, áp dụng công nghệ và RoBot của Mỹ và Nhật Bản, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đồng đều với năng suất 12,000 bịch/ giờ (tương đương năng suất của 6 Công nhân lành nghề), điều này giúp giảm chi phí Quản lý, chi phí đào tạo đang kể.. Thực hiện có hiệu quả các chứng chỉ ISO và HACCP, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại tất cả các cơ sở chế biến; phối hợp với địa phương cải thiện môi trường tự nhiên làm cơ sở thêm Xanh-Sạch-Đẹp. năm 2008-2009 các nhà máy sữa: Thống Nhất, Trường Thọ, Sài gòn được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen “ Doanh nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ môi trường. Công ty đã khai thông được cửa ngõ hướng tới các thị trường giàu tiềm năng lớn Bắc Mỹ, Trung đông, Khu vực châu Á, châu Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Nga, Đức, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Trung Nhà cung cấp Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 26 Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế giới. Đây chính là một trong những nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty Vinamilk. Hoogwegt International đóng vai trò quan trên thị trường sữa thế giới và được đánh giá là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Hoogwegt có khả năng đưa ra những thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm sữa và khuynh hướng của thị trường sữa ngày nay. Hoogwegt duy trì các mối quan hệ với các nhà sản xuất hàng đầu và tăng cường mối quan hệ này thông qua các buổi hội thảo phát triển sản phẩm mới hơn là đưa ra các yêu cầu với đối tác. Vinamilk và các công ty nổi tiếng trên toàn thế giới đếu có mối quan hệ chặt chẽ với Hoogwegt. Ngoài Perstima Bình Dương, Việt Nam, chúng tôi có các mối quan hệ lâu bền với các nhà cung cấp khác trong hơn 10 năm qua. Để tự chủ hơn về nguồn nguyên liệu công ty đang tập trung xây dựng và phát triền các trang trại bò sữa Tuyên Quang, Trang trại bò sữa Nghệ An, Trang trại bò sữa Thanh Hóa, Trang trại bò sữa Bình Định, Trang trại bò sữa Lâm Đồng. với mục tiêu năm 2017 có thể cung cấp 40% nguyên liệu cho công ty Tổng đàn của các trang trại quy mô công nghiệp của VNM tính đến tháng 1 /2014 (gồm 5 trang trại: Tuyên Quang, Nghệ An, Bình Định, Thanh Hóa, Lâm Đồng đang hoạt động hiệu quả và cung cấp sữa hàng ngày cho các NM sản xuất). Gần 9.000 con (tỷ lệ vắt sữa 50%) năng suất bình quân 24 lít/ con với tổng sản lượng gần 110 tấn sữa/ ngày. Tổng đàn của các hộ dân giao sữa cho Vinamilk đến cuối tháng 1 /2014: 65.000 con với sản lượng bình quân 430 tấn sữa/ngày. Tổng sản lượng thu mua trên bình quân: 540 tấn/ ngày được đưa vào sản xuất tại các nhà máy của Công Ty trên toàn quốc -đây cũng là lượng sữa tươi nguyên liệu đưa vào chế biến lớn nhất tại Việt Nam. Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 27 Kế hoạch dự án năm 2014:- Đang tiến hành các bước triển khai xây dựng thêm 4 trang trại mới với vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ tại Tây Ninh, Hà Tĩnh , Thanh Hóa 2 và Thống Nhất Thanh Hóa với qui mô khoảng 36.000 con. - Mở rộng các trang trại hiện hữu, xây dựng hệ thống làm mát cho các trang trại thuộc khu vực thời tiết nắng nóng. - Nhập khoảng 5000 con bò mang thai từ Australia, Mỹ, NewZiland nhằm tăng đàn cho các trang trại và cung cấp bò giống cho dân vảo những năm tiếp theo Về công tác nhân lực, những năm qua đã tuyển chọn trên 50 con, em cán bộ công ty và học sinh giỏi qua các kỳ thi tuyển về công nghệ sữa làm nòng cốt lực lượng kế thừa trong tương lai gửi đào tạo ở nước ngoài. Hơn 100 cán bộ khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày trong nước; 12 người theo học các lớp đào tạo giám đốc; 15 cán bộ được đào tạo Lý luận chính trị cao cấp; 9 cán bộ theo các lớp đào tạo cán bộ Công đoàn. Thực hiện nâng lương, nâng bậc đúng niên hạn cho CBCNV. Bổ nhiệm 7 giám đốc điều hành, 15 giám đốc đơn vị và 17 giám đốc chuyên ngành nhà máy, Xí nghiệp, Chi nhánh; 12 giám đốc các Phòng, Trung tâm . Hàng năm thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 20.3%; tổ chức trên 2.000 lao động tham quan trong và ngoài nước; 10 đợt khám sức khoẻ định kỳ cho tất cả người lao động trong công ty ; tham gia thành phố 5 đợt Hội thao; 2 đợt Hội diễn văn nghệ; các chế độ bảo hiểm Y tế, bảo hiểm xã hội, học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn được đảm bảo đầy đủ . 3.3 Phân tích triển vọng File Excel Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 28 Mục lục PHÂN TÍCH TRIỂN VỌ NG CÔNG TY...........................................................................................1 I. Lý thuyết cơ bản phân tích triển vọng ...........................................................................................2 1. Khái niệm phân tích triển vọng:....................................................................................................2 2. Ý nghĩa phân tích triển vọng doanh nghiệp: ..................................................................................2 2.1 Đối với doanh nghiệp: ......................................................................................................2 2.1 Đối với nhà đầu tư: ..........................................................................................................3 3. Mục tiêu phân tích triển vọng doanh nghiệp: ................................................................................3 3.1. Mục tiêu: .................................................................................................................................3 3.2. Các yếu tố tác động..............................................................................................................3 a. Các yếu tố bên ngoài: ...........................................................................................................3 b. Các yếu tố bên trong: ...........................................................................................................4 4. Các phương pháp phân tích triển vọng: ......................................................................................10 4.1 Mô hình dự phóng từ các mức độ bình quân ..............................................................................10 Dự phóng từ số bình quân trượt (di động):..................................................................................10 Mô hình dự phóng dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: ..............................................10 Mô hình dự phóng dựa vào tốc độ phát triển bình quân: ..............................................................11 4.2. Mô hình dự phóng theo phương trình hồi quy (dự phóng dựa vào xu thế): ..................................12 Mô hình hồi quy theo thời gian...................................................................................................12 II. NỘ I DUNG PHÂN TÍCH TRIỂN VỌ NG ..................................................................................13 2.1 Căn cứ và quy trình dự phóng Báo cáo tài chính. .......................................................................14 2.1.1 Căn cứ dự phóng báo cáo tài chính. ....................................................................................14 2.1.2 Quy trình dự phóng. ..........................................................................................................15 2.2 Dự phóng báo cáo tài chính mô hính tăng trưởng % doanh thu....................................................15 Bước 1. Dự báo doanh thu..........................................................................................................15 Bước 2. Dự báo sơ bộ kết quả kinh doanh. ..................................................................................16 Bước 3. Dự báo sơ bộ bảng cân đối kế toán (giai đoạn 1). ............................................................16 Bước 4. Dự báo tạo lập nguồn tài trợ bổ sung và dự báo bảng cân đối kế toán (giai đoạn 2)............16 Bước 5. Điều chỉnh những khoản có liên quan bởi ảnh hưởng của việc bổ sung nguồn tài trợ và hoàn thiện việc dự báo. ......................................................................................................................17 2.3 Phân tích dự phóng. .................................................................................................................17 2.4 Đưa thêm kịch bản. ..............................................................................................................17 Nhóm 4 lớp TCDN Đêm 4- K22 29 2.5 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu tài trợ: ...................................................................18  Tăng trưởng và kế hoạch tài trợ:..........................................................................................18  Chính sách cổ tức và chính sách tài trợ: ...............................................................................18  Hàm lượng vốn: .................................................................................................................18  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: ...........................................................................18 3. Ứng dụng phân tích triển vọng vào mô hình định giá thu nhập giòn lại.........................................19 III. Bài tập thực hành .....................................................................................................................20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphantichtrienvong_717.pdf
Luận văn liên quan